- Trình bày được thực trạng của việc đổi mới phuơng pháp dạy học trongGDTX - Phân tích được thuận lợi và những khó khăn khi thực hiện đổi mới phương phápdạy học trong GDTX - Vận dụng và
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……… 1
1 Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng ……… ……… 1
2 Mục tiêu bồi dưỡng ……… 1
3 Phương pháp bồi dưỡng ………
1 4 Cấu trúc của nội dung bồi dưỡng ………
2 PHẦN NỘI DUNG ……… 3
CHƯƠNG 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRONG GDTX ……… 3
1.1 Thực trạng dạy học địa lí trong GDTX và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ……… 3
1.2 Những tiền đề cơ bản đối với việc đối mới phương pháp dạy học địa lí ………
4 1.2.1 Mục đích, nội dung chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới 4
1.2.2 Những thay đổi căn bản trong nhận thức, năng lực của giáo viên và học sinh 7
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học địa lí trong GDTX đã được tăng cường 8
1.2.4 Thế giới hiện đại đang biến đổi mạnh mẽ 8
CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI ……… 9
2.1 Định hướng chung và quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí ……… 9
2.2 Những định hướng cơ bản ……… 10
2.2.1 Tạo cho học viên một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động 10 2.2.2 Xác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học 10
2.2.3 Xây dựng môi trường dạy học thích hợp 11
2.2.4 Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 12
2.2.5 Đảm bảo điều kiện vật chật, thiết bị đồ dùng dạy học 12
2.2.6 Đổi mới về đánh giá kết quả học tập của học sinh 12
2.3 Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong GDTX ……… 13
2.3.1 Đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành quá trình dạy học 13
2.3.2 Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm và từng bước vững chắc 15
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRONG GDTX ……… 15
3.1 Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy địa lí ……….
… 15 3.1.1 Quan niệm về kiến thức cơ bản của bài dạy địa lí 15
3.1.2 Những lý do phải lựa chọn kiến thức cơ bản 16
3.1.3 Căn cứ để lựa chọn kiến thức cơ bản 17
3.1.4 Phương pháp lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy địa lí 18
3.2 Gắn kiến thức thực tế vào bài dạy địa lí ………
19 3.2.1 Quan niệm về kiến thức thực tế của bài dạy địa lí 19
3.2.2 Sự cần thiết phải gắn kiến thức thực tế vào bài dạy địa lí 19
3.2.3 Các nguyên tắc lựa chọn kiến thức thực tế 20
3.2.4 Phương pháp đưa kiến thức thực tế vào bài dạy địa lí 21
Trang 23.3 Đổi mới thiết kế bài dạy học địa lí
………21
3.3.1 Quan niệm về thiết kế bài dạy học 21
3.3.2 Ý nghĩa của việc đổi mới thiết kế bài dạy học 22
3.3.3 Những yêu cầu đối với việc đổi mới thiết kế bài dạy học 22
3.3.4 Các bước thiết kế bài dạy học địa lí 24
3.3.5 Trình bày bản thiết kế bài học địa lí 25
PHẦN KẾT LUẬN ……… 26
PHỤ LỤC ……… 27
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng
Trong thời đại ngày nay, khi trí tuệ trởthành một động lực chính đảm bảo sự phát triển bền vững thì giáo dục và đào tạođược coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi quốc gia Vấn đề đổi mới giáodục đã được xã hội quan tâm và ủng hộ vì nó đáp ứng được yêu cầu tất yếu của côngcuộc xây dựng đất nước trong bối cảnh thế giới và hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt vàđòi hỏi về chất lượng cao của nguồn nhân lực Người lao động phải có khả năng thíchứng, khả năng thu nhận và vận dung linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vàođiều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội
Đổi mới phương pháp dạy học là xu hướng tấtyếu của thế giới và ở Việt Nam, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cáchgiáo dục nói chung và GDTX nói riêng Mục tiêu, chương trình, nội dung dạy họcmới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy học và sử dụng những phuơng pháp dạyhọc mới Đổi mới phương pháp dạy học là sự cải tiến, nâng cao chất lượng phươngpháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạyhọc, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chếcủa phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học, là thay đổi phươngpháp đã và đang sử dụng bằng phuơng pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả dạy họccao hơn
Tôi lựa chọn Module 16, Đổi mới phương pháp dạy
học trong GDTX nhằm bồi dưỡng cho bản thân có cách nhìn tổng quan về đổi mới
phuơng pháp dạy học, góp phần làm cơ sở cho việc vận dựng sáng tạo, hiệu quả đổimới phuơng pháp dạy học vào môn Địa lý của ngành học GDTX
2 Mục tiêu bồi dưỡng
Sau khi tự bồi dưỡng Module này, bản thân người học có khảnăng:
- Hiểu được đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề tất yếu khách quan
- Trình bày được quan niệm về đổi mới phuơng pháp dạy học nói chung
- Hiểu được xu thế đổi mới phuơng pháp dạy học hiện nay nói chung và trong GDTXnói riêng
- Trình bày được thực trạng của việc đổi mới phuơng pháp dạy học trongGDTX
- Phân tích được thuận lợi và những khó khăn khi thực hiện đổi mới phương phápdạy học trong GDTX
- Vận dụng và để xuất những biện pháp để thực hiện đổi mới phương pháp dạy hocvào các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng
Trang 43 Phương pháp bồi dưỡng
- Tự học, tự nghiên cứu thông qua tài liệu bồi dưỡng thườngxuyên dành cho GDTX cấp GDTX, các tài liệu trên mạng và tham khảo nội dungmodule BDTX tương ứng của các trường
- Xây dựng cho bản thân một kế hoạch BDTX ngay từ đầu năm học và tiến hành theo
kế hoach: Nghiên cứu từ lí luận đổi mới phương pháp dạy học nói chung đến thựctiễn đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX
- Hoàn thiện nội dung BDTX cả về lí luận và thực tiễn
4 Cấu trúc của nội dung bồi dưỡng
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, phần nội dung bồi dưỡng bao gồm:CHƯƠNG 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC ĐỊA LÍ TRONG GDTX
1.2 Thực trạng dạy học địa lí trong GDTX và sự cần thiết phải đổi mới phươngpháp dạy học
1.2 Những tiền đề cơ bản đối với việc đối mới phương pháp dạy học địa lí
CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC ĐỊA LÍ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
2.1 Định hướng chung và quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí 2.2 Những định hướng cơ bản
2.3 Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong GDTX
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPTRONG ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRONG GDTX
3.1 Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy địa lí
3.2 Gắn kiến thức thực tế vào bài dạy địa lí
Trang 53.3 Đổi mới thiết kế bài dạy học địa lí PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC ĐỊA LÍ TRONG GDTX 1.1 Thực trạng dạy học địa lí trong GDTX và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ trên thế giới đang diễn ra mộtcách mạnh mẽ cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại hay còn gọi là cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ ba Đây là giai đoạn mới về chất trong sự phát triển củakhoa học và kỹ thuật, trong đó các phương tiện và đối tượng lao động, các nguồn laođộng, công nghệ, các phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xã hội đã biến đổi vềcăn bản Và tất nhiên nhu cầu của nền sản xuất xã hội đối với nguồn nhân lực, mộtlực lượng sản xuất chủ yếu và quan trọng nhất cũng đòi hỏi phải có nhiều biến đổi vềchất để thích ứng
Để đáp ứng những yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển ở nước ta trongtình hình mới hiện nay, nhiệm vụ của nhà trường là phải hình thành cho những thế hệhọc viên những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới mà Đảng
và Nhà nước đã nhấn mạnh “ cần phải có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình
độ văn hóa phổ thông, có hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có ócthẩm mỹ và kiến thức tốt ” để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Nhiệm vụ nêu trên được Luật giáo dục nước ta cụ thể hóa bằng mục tiêu củagiáo dục phổ thông là: “giúp học viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học viêntiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổquốc” Với nhiều biến đổi đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, khu vựccũng như ở trong nước, một lần nữa mục tiêu của nền giáo dục nước ta lại đượckhẳng định trong Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sảnViệt Nam sẽ diễn ra vào đầu quý II năm 2006 như sau: “Giáo dục phải nhằm đào tạonhững con người Việt Nam có lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất tốtđẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hộitrong kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc”
Trong hệ thống các môn học trong GDTX, do đặc điểm về nội dung môn học,môn Địa lí có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học viên một khối lượng tri thức phongphú cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, cả những kỹ năng kỹxảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, cũng như có khả năng to lớn trong việc bồidưỡng cho học viên thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn
Ngoài ra, cùng với các môn học khác, môn Địa lí còn góp phần hình thành chohọc viên nhân cách con người mới trong xã hội, ý thức trách nhiệm, tình yêu thiên
Trang 6nhiên, tình yêu con người, yêu quê hương và đất nước; phát triển ở học viên năng lực
tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học Chính vì vậy, Địa lí là một môn học không thểthiếu được trong hệ thống các môn học trong GDTX, để thực hiện được mục tiêuGDTX như đã nêu trên Nhưng có những thực tế là:
- Nhiều giáo viên lên lớp thường “dạy chay”, rất ít khi hoặc không sử dụng đồ dùng
và thiết bị dạy học, ngay cả khi có đồ dùng và thiết bị dạy học khá đầy đủ trong cáctiết học có nội dung về địa lí khu vực, quốc gia và địa phương Do đó quá trình rènluyện một số kỹ năng cơ bản cho học viên (kỹ năng bản đồ - lược đồ, kỹ năng biểu
đồ, kỹ năng sử dụng và phân tích số liệu thống kê ), cũng như việc tạo động cơ, gâyhứng thú, để kích thích và phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học viênkhông được giáo viên quan tâm một cách thích đáng Một số giáo viên khi chuẩn bịbài dạy địa lí, giáo án được thiết kế để lên lớp là giáo án cứng, không có sự phânnhánh để phù hợp với sự phân hóa của từng nhóm học viên có trình độ nhận thứckhác nhau trong một lớp học, vì thế dẫn đến tình trạng quá sức, chán nản đối vớinhững học viên yếu kém khi gặp những câu hỏi và bài tập quá khó hoặc nhàm chán ởnhững học viên khá giỏi khi gặp những câu hỏi và bài tập quá dễ
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu, dạy học theo lớp vẫn là hình thức phổbiến Các hình thức dạy học khác như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy họcngoài lớp còn ít được sử dụng hoặc chưa thực hiện và hiệu quả chưa cao
- Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, dẫn đến một thực tế cho thấy nhiều học viên
tỏ ra không quan tâm đến nội dung bài học trong các giờ học địa lí, ít chịu tráchnhiệm về việc học của bản thân mình và trở thành nguời học thụ động Trong suynghĩ của nhiều học sinh, môn Địa lí là môn học phụ, môn học của trí nhớ, môn họcthuộc lòng, chứ không phải là môn học của tư duy
Có thể nói, cách dạy và học địa lí như vậy đã làm hạn chế việc phát triển trí tuệcủa học sinh, làm cho học viên mất hứng thú khi học môn Địa lí Cho nên việc dạy vàhọc địa lí có khi trở thành gánh nặng của cả thầy và trò Nguyên nhân sâu xa của tìnhtrạng trên một phần do một bộ phận không nhỏ giáo viên địa lí chưa thực sự thấmnhuần bản chất, hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học địa lí; hiểu biết về
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đối mới phương pháp dạy học còn chưa sâu sắc.Mặt khác các điều kiện tạo nên tiền đề cho quá trình đổi mới phương pháp dạy họccũng còn phần nào chưa thực sự chín muồi và thiếu đồng bộ
Từ thực tiễn nêu trên của hoạt động dạy học địa lí trong GDTX, việc tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả các phương pháp dạy học địa lí đang nổi lên nhưmột vấn đề quan trọng và cấp bách nhất mà cải cách giáo dục bộ môn Địa lí trongGDTX phải được quan tâm giải quyết thỏa đáng
1.2 Những tiền đề cơ bản đối với việc đối mới phương pháp dạy học địa lí
1.2.1 Mục đích, nội dung chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới
* Đổi mới về mục đích, mục tiêu:
Trang 7Mục đích đặt ra hiện nay đối với dạy học địa lí trong GDTX là phải góp phầnhoàn thiện học vấn phổ thông cho học viên, đồng thời tạo điều kiện cho học viên cóthể tiếp tục học lên bậc cao hơn; củng cố và tiếp tục phát triển một số năng lực chủyếu của học viên đã được hình thành ở cấp Trung học cơ sở (năng lực hành động cóhiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân; năng lực hợp tác
và phối hợp hành động trong học tập và đời sống; năng lực sáng tạo và thích ứng vớinhững thay đổi trong cuộc sống; năng lực tự khẳng định bản thân), đáp ứng mục tiêuphát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước
Để đạt được mục đích như trên, nếu như trước đây mục tiêu chủ yếu của mônĐịa lí là nhằm vào việc cung cấp kiến thức thức khoa học cho học viên một cách có
hệ thống , chặt chẽ thì giờ dây mục tiêu của bộ môn còn nhằm vào việc hình thành vàrèn luyện cho học viên năng lực cần thiết của người lao động mới, để cho học viênnếu không có điều kiện học lên cao thì các em có thể đi vào cuộc sống lao động, thamgia có hiệu quả vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy phương pháp dạy họccũng cần phải đổi mới cho phù hợp để thực hiện được mục tiêu dạy học nêu trên
* Đổi mới về nội dung chương trình môn học Địa lí trung học phổ thông:
Sự thay đổi mục tiêu đã định hướng cho việc lựa chọn nội dung chương trìnhdạy học của môn Chương trình bộ môn Địa lí ở trong GDTX được đổi mới thể hiện
ở ba khía cạnh: số tuần học và số tiết học tăng lên, nội dung của các mảng kiến thức(địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí đại cương, địa lí cụ thể của Tổ quốc vàcác nước) được bổ sung, các thành phần trong hệ thống tri thức cũng thay đổi
- Toàn bộ chương trình môn Địa lí trong GDTX được phân phối giảng dạy trong 96tuần Nội dung giữa các mảng kiến thức của môn Địa lí trong chương trình mới ởtrong GDTX cũng khác nhiều so với chương trình hiện hành, nhất là ở lớp 10 và lớp
12 Nếu như trước đây trong các cấu trúc chương trình môn Địa lí trong GDTX dànhtoàn bộ cho mảng kiến thức địa lí kinh tế - xã hội (lớp 10 địa lí kinh tế - xã hội đạicương, lớp 11 địa lí kinh tế - xã hội thế giới và các nước, lớp 12 là những vấn đề địa
lí kinh tế - xã hội Việt Nam), thì ở chương trình mới này có cả mảng kiến thức địa lí
tự nhiên (một phần địa lí tự nhiên đại cương ở lớp 10, một phần địa lí tự nhiên ViệtNam ở lớp 12) Xét ở một khía cạnh khác, ba mảng kiến thức sẽ là: địa lí đại cương(lớp 10), địa lí thế giới (lớp 11), địa lí Việt Nam (lớp 12) Với cấu trúc như vậy củachương trình mới, rõ ràng nội dung của chương trình môn học được cân đối và hoànthiện hơn Điều đó làm cho các khối kiến thức hỗ trợ cho nhau và gắn chặt với nhauhơn, việc tiếp thu kiến thức bộ môn của học viên ở các khối lớp cũng thuận lợi hơn
- Giữa các thành phần trong hệ thống tri thức địa lí (kiến thức, kỹnăng - kỹ xảo địa lí) được cấu tạo ở trong GDTX cũng có những thay đổi theo hướngtăng cường và chú trọng nhiều hơn đến phần kỹ năng - kỹ xảo địa lí Vì thế số tiếtđược dành cho phần thực hành trong tổng số tiết thực học của môn học ở các lớp đềunhiều hơn và tăng lên đáng kể Cùng với việc tăng thêm số tiết cho phần thực hành
Trang 8trong chương trình, các loại kỹ năng địa lí được đưa vào chương trình thông qua cácbài thực hành cũng nhiều hơn, yêu cầu việc giảng dạy và rèn luyện đối với từng loại
kỹ năng địa lí cũng ở mức độ cao hơn so với chương trình cũ
* Đổi mới sách giáo khoa địa lí:
Sách giáo khoa là tài liệu thể hiện chương trình, là sự cụ thể hóa những quyđịnh của chương trình về mục tiêu môn học, về phạm vi, số lượng và mức độ của cácđơn vị nội dung kiến thức Quan niệm về dạy học như thế nào thì sẽ có định hướng vềphương pháp dạy học và có tài liệu giáo khoa tương ứng
Hiện nay theo quan niệm hiện đại coi dạy học là quá trình phát triển của bảnthân học sinh; quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn
mà còn là quá trình học viên tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với những kiếnthức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức của giáo viên Nếu như trước đâysách giáo khoa được coi là tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc giảng dạy và học tậptrong GDTX, trình bày các kiến thức có sẵn để học viên dựa vào đó mà trả lời cáccâu hỏi giáo viên nêu ra trên lớp, để ghi nhớ kiến thức phục vụ cho kiểm tra, thi cử.Hiện nay quan niệm sách giáo khoa còn có chức năng là phương tiện đắc lực cho việc
tổ chức hoạt động dạy học tích cực, nên được biên soạn theo những định hướng đổimới nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức cho học viên học tập một cách chủđộng, tự giác, tích cực và độc lập Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, sách giáo khoamới còn chú trọng thể hiện quá trình dẫn dắt đến kiến thức, cách thức làm việc, cáchình thức hoạt động để tự khám phá, lĩnh hội các kiến thức đó Những ý tưởng nhưvậy đã được thể hiện trong viết sách giáo khoa ở một số mặt chủ yếu sau đây:
- Trước hết, sự đổi mới sách giáo khoa thể hiện thông qua việc giảmthiểu kênh chữ, tăng cường kênh hình Trong tương quan giữa phần kênh hình vàkênh chữ, ở các sách giáo khoa hiện hành thì phần kênh chữ là chủ yếu, còn kênhhình chưa được coi trong đúng mức Kênh hình được đưa vào sách giáo khoa vớimục đích chủ yếu nhằm minh họa một cách đơn thuần cho phần kiến thức ở kênhchữ Trong sách giáo khoa hiện hành, phần kênh chữ được viết theo dạng mô tả, nộidung kiến thức từng bài được trình bày quá đầy đủ khiến cho giáo viên không cầnphải chuẩn bị trước, thậm chí giáo viên không có chuyên môn (giáo viên môn khác)cũng vẫn có thể dạy được Ngược lại trong sách giáo khoa mới, phần kênh hình nhưbản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và sơ đồ được đưa vào khá nhiều và tương đốiphong phú đa dạng
Trong sách giáo khoa mới, nội dung từng bài được trình bày bằng cách cungcấp thông tin qua cả kênh chữ và kênh hình Vì thế phần kênh hình không phải là cáchình ảnh minh họa đơn thuần, mà chính là những phần nội dung không thể thiếu cóchứa đựng tri thức trong đó được quyện chặt với kênh chữ Nhờ kênh hình, một mặthọc viên khai thác được tri thức và nắm chắc hơn các sự vật, hiện tượng địa lí, mặtkhác có thể rèn luyện được kỹ năng tư duy và kỹ năng địa lí Với vai trò của kênh
Trang 9hình như vậy, nên số lượng các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh và sơ đồ được đưavào sách giáo khoa mới khá nhiều so với sách giáo khoa trước đây.
- Một điểm mới nữa cũng khá rõ nét trong sách giáo khoa mới là cáctác giả viết sách đã đưa một số lượng lớn các câu hỏi và bài tập xen kẽ vào giữa bài,nhiều hơn so với dạng bài tập và câu hỏi ở cuối mỗi bài
- Những câu hỏi được đưa xen kẽ vào giữa bài có nhiều dạng: câuhỏi nhằm hướng dẫn, gợi ý học viên cách đạt tới kết quả trong hoạt động tự học của
cá nhân hay của nhóm, có câu hỏi nhằm mở rộng thêm vốn kiến thức của cá nhân họcviên trên nền tảng những kiến thức đã có, có câu hỏi tạo điều kiện cho học viên gắnkết kiến thức đã được học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống đang diễn rangoài đời, có câu hỏi chỉ nhằm gợi ý hoặc là các “lệnh” yêu cầu học viên phải thựchiện một chuỗi các thao tác tư duy kế tiếp nhau như quan sát, so sánh, tính toán, phântích để qua các hoạt động cụ thể , học viên có thể tự tìm tòi, khám phá và tìm cáchgiải thích các hiện tượng, sự vật địa lí Còn các câu hỏi và bài tập ở cuối mỗi bài cũngđược trình bày dưới những dạng khác nhau, có tác dụng giúp cho học viên củng cố và
hệ thống hóa kiến thức, cũng như để phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng địa lí.Như vậy, cũng như phần kênh hình, các câu hỏi và bài tập, nhất là những câu hỏi vàbài tập được đưa xen kẽ vào giữa bài cũng là một bộ phận hữu cơ cấu trúc nên sáchgiáo khoa mới
- Ngoài ra, một số những điểm mới khác trong sách giáo khoa mớicũng được các tác giả viết sách cố gắng thể hiện Sách giáo khoa mới bên cạnh việcđảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính phổ thông, cơ bản và đặc trưng của bộ mônĐịa lí, nội dung sách giáo khoa còn thể hiện tính hiện đại và cập nhật của khoa họcđịa lí, thực hiện tích hợp một số yêu cầu của giáo dục mang tính xã hội vào các bàihọc địa lí
Tóm lại, cùng với những đổi mới về chương trình bộ môn, sách giáo khoa mới đượctrình bày theo tinh thần tạo ra nhiều tình huống, thông tin đã được lựa chọn kỹ đểgiáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn học viên tập phân tích, xử lý chúng, tạo điều kiệncho học viên trong quá trình học tập, vừa tiếp nhận kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng.Sách giáo khoa địa lí GDTX mới là sách giáo khoa “mở”, nhiều nội dung của bàikhông được trình bày một cách trọn vẹn mà còn những phần để trống, dành cho sựtham gia bổ sung trực tiếp của học viên thông qua các hoạt động học tập đa dạngdưới sự hướng dẫn của giáo viên Do đó, buộc học viên phải suy nghĩ, phải làm việcthực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học Có thể nói,việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của sách giáo khoa mới, một mặtyêu cầu đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học địa lí, mặt khác lại định hướngcho việc đổi mới phương pháp dạy học và góp phần để giáo viên thực hiện thànhcông quá trình đổi mới này
1.2.2 Những thay đổi căn bản trong nhận thức, năng lực của giáo viên và học sinh
Trang 10Hiện nay một động lực cực kỳ quan trọng đối với việc đổi mới phươngpháp dạy học địa lí là đại đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ýnghĩa sống còn của việc đổi mới này Họ đều thấy rằng, một khi mục tiêu, nội dungchương trình và sách giáo khoa đã đổi thì việc đổi mới phương pháp dạy học là mộttất yếu và là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến sự thành bại của quá trình đổimới Bởi vì mặc dù mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới,nhưng việc dạy và học vẫn theo kiểu cũ thì không thể nói đến việc nâng cao chấtlượng và hiệu quả của việc học địa lí.
Cùng với nhiều thay đổi trong nhận thức, năng lực và trình độ nghiệp vụ củađội ngũ giáo viên địa lí cũng từng bước được nâng cao Trong những năm qua, nhờcác chương trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên phục vụ cho cải cách giáo dục, côngtác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cũng được tiến hành liên tục (đã trảiqua 3 chu kỳ), không những đã góp phần nâng cao đáng kể về nhận thức và trình độ
lý luận dạy học cho đội ngũ giáo viên mà còn có tác dụng tăng cường năng lực thựcthi các phương pháp dạy học tiên tiến của giáo viên địa lí trong thực tiễn dạy học ởcác trường trung học phổ thông
So với trước đây cũng như so với học viên trung học cơ sở, các đặc điểm tâmsinh lý và năng lực học tập của học viên ở trong GDTX đã có những thay đổi về chất
Do năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tư duy trừu tượng cao hơn,đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóangày càng được phát triển, nên các em học viên ở lứa tuổi này không thích chấp nhậnmột cách đơn giản những áp đặt của giáo viên Các em thích tranh luận, bày tỏ nhữngsuy nghĩ và ý kiến riêng của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn.Đây là một thuận lợi rất cơ bản cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học địa
lí theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học địa lí trong GDTX đã được tăng cường
So với trước đây, điều kiện vật chất phục vụ cho việc dạy học địa lí ở cáctrường trung học phổ thông hiện nay đã được cải thiện một cách đáng kể Trong cácgiờ học địa lí, hầu hết học viên đều có sách giáo khoa Hệ thống bản đồ treo tường đãphát triển và được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Một số tập bản đồ, atlát
và hệ thống vở bài tập địa lí phù hợp với nội dung môn học từng khối lớp đã đượcbiên soạn và xuất bản Hàng loạt sách giáo viên và sách tham khảo nhằm hướng dẫnphương pháp dạy học và mở rộng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa dành chogiáo viên được biên soạn Một số băng hình phục vụ bồi dưỡng giáo viên và phục vụdạy học địa lí đã được xây dựng Các thiết bị kỹ thuật hiện đại ngày càng được sửdụng nhiều hơn trong dạy học địa lí (như máy chiếu overhead, máy vi tính, phầnmềm dùng trong địa lí như Power Point, MapInfor, )
1.2.4 Thế giới hiện đại đang biến đổi mạnh mẽ
Trang 11Ngoài những tiền đề chủ quan nêu trên, chúng ta còn có những yếu tố kháchquan từ bên ngoài cũng tạo thuận lợi cho đổi mới phương pháp dạy học địa lí Đó làthế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ Trong thời đại của sự “bùng nổthông tin”, làm cho kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng (một số chuyên giaước tính hiện nay cứ 7 năm tổng số kiến thức mà chúng ta có thể tiếp nhận sẽ tăng lêngấp đôi) Thông tin không những ngày một nhiều hơn mà ngày càng dễ tiếp cận nhờ
có các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng tin học (như mạng internet, xa lộthông tin ) Trong điều kiện như vậy, nhà trường không thể tiếp tục duy trì chứcnăng ưu tiên là truyền đạt kiến thức và thông tin, mà phải tạo ra những cơ hội để pháttriển ở học viên khả năng tìm kiếm thông tin, quản lý thông tin, tổ chức thông tin vàkiến thức của mình Điều đó vừa là một trong những yêu cầu tất yếu đặt ra đối với sựđổi mới phương pháp dạy học địa lí, nhưng lại vừa là những điều kiện thuận lợi tạonên vận hội mới cho giáo dục địa lí ở trường trung học phổ thông thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học
Trang 12CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
2.1 Định hướng chung và quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí
Có thể nói định hướng xuyên suốt của việc đổi mới phương pháp dạy học làhướng tới hoạt động học tập chủ động, tích cực, chống lại thói quen học tập thụ độngcủa học sinh, “tạo bước chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng giáo dục theo hướngtiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục
vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Phấn đấu đưa nềngiáo dục của nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với cácnước phát triển trong khu vực” Định hướng này đã được ghi trong nhiều văn bảnpháp qui của Đảng và Nhà nước ta
Nghị quyết T.Ư 2 khóa VIII (12/1996) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phươngpháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duysáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phươngtiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tựnghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”
Từ tinh thần nghị quyết của Đảng đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục.Tại điều 24.2 Luật giáo dục có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được nêu trong nghị quyết củaĐảng và Luật Giáo dục được cụ thể hóa vào chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2001 - 2010 (ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm
2001 của Thủ tướng chính phủ) như sau: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạyhọc Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫnngười học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người họcphương pháp tự học; tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phântích tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tựchủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập ”
Như vậy, quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học địa lí sẽ là: đổi mới
và hiện đại hóa phương pháp dạy học, làm cho phương pháp dạy học địa lí tác độngmạnh mẽ đến học sinh, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sángtạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, kỹ năng vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, như tinh thần của LuậtGiáo dục đã nêu
Thấm nhuần về quan niệm đổi mới như trên, một mặt quá trình đổi mớiphương pháp dạy học địa lí chỉ thành công nếu chúng ta đẩy mạnh hiện đại hóaphương pháp dạy học địa lí, tổ chức dạy học địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng
Trang 13cường áp dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học hiện đại,kết hợp với việc cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo những địnhhướng mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học địa lí, làm chomôn địa lí có một vị trí xứng đáng trong hệ thống các môn học ở trường trung họcphổ thông Mặt khác việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổthông cần tập trung vào 4 hướng sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh
Trong đó hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của họcviên là cơ bản và chủ yếu nhất, nó sẽ chi phối đến 3 hướng sau:
2.2.2 Xác lập, khẳng định vai trò, chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học
Cụ thể là: người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt độnghọc tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; người thầy không còn là nguồncung cấp thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu trong giờ họcnhư trước đây, mà thầy giáo phải là người tổ chức, chỉ đạo và điều khiển quá trìnhhọc tập của học viên bằng việc thể hiện tốt vai trò thiết kế, ủy thác, điều khiển và thểchế hóa trong hoạt động dạy học của mình Trong đó:
- Thiết kế là lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục đích, nội dung, phươngpháp, phương tiện và hình thức dạy học Thông qua đó nêu ra được những tình huốngthích hợp để kích thích và tạo điều kiện cho học viên chủ động, tự giác và hợp táctrong hoạt động nhận thức
- Uỷ thác là thông qua đặt vấn đề nhận thức, tạo động cơ hứng thú biến ý đồ dạy củamình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò nhữngtình huống để trò hoạt động và thích nghi
- Điều khiển quá trình hoạt động học tập của học viên trên cơ sở thực hiện một hệthống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá (bao gồm cả sự động viên)
Trang 14- Thể chế hóa tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có,đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của học viên thành tri thức khoa học xã hội, hướngdẫn vận dụng và ghi nhớ.
2.2.3 Xây dựng môi trường dạy học thích hợp
Môi trường dạy học ảnh hưởng đến phương pháp dạy học và giữa chúng lại cótác động tương hỗ lẫn nhau Người dạy và người học đương nhiên bị ảnh hưởng bởimột tập hợp các yếu tố của môi trường Nhưng mặt khác người học và người dạy phải
tự thích nghi với môi trường dạy học Ảnh hưởng và thích nghi chính là hệ quả củaphương pháp sư phạm tương tác liên quan đến môi trường Chúng ta có thể hình dungmối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố của môi trường dạy học cũng như sựảnh hưởng và thích nghi giữa người dạy và người học đối với môi trường qua sơ đồdưới đây:
Hình 1: Mô hình dạy học theo quan điểm đổi mới 2.2.4 Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Về phương pháp dạy học, trong quá trình lên lớp giáo viên cần vận dụng mọiphương pháp dạy học hiện có một cách linh hoạt, từng bước vận dụng các phươngpháp dạy học hiện đại như phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy học nêu
và giải quyết vấn đề nhằm giúp học viên biết cách tự học, biết cách hợp tác trong tựhọc; tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa cóđược những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động
- Về tổ chức dạy học, cũng nên áp dụng các hình thức tổ chức dạyhọc một cách linh hoạt, tùy theo nội dung bài học và đối tượng học viên mà có sựphối hợp giữa các hình thức dạy học một cách hợp lý
CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ DẠY
Chủ thể nhận thức
Ò
MÔI TRƯỜNG Ảnh hưởng & thích nghi
Trang 152.2.5 Đảm bảo điều kiện vật chật, thiết bị đồ dùng dạy học
Điều kiện vật chất, các thiết bị đồ dùng dạy học không những là điều kiện, làthiết bị đồ dùng dạy học mà còn là phương tiện và nguồn tri thức quan trọng khôngthể thiếu được trong quá trình dạy học theo hướng tích cực và quá trình học tập củahọc sinh Thông qua hoạt động với các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, họcviên được tiếp cận với những hình ảnh mô phỏng thực tế, có tác dụng rèn luyện kỹnăng quan sát, thu thập và xử lý thông tin, hướng tới việc hình thành những năng lựccần thiết của người lao động mới, là điều rất cần để các em học viên bước vào đờisống sản xuất khi ra trường
Tuy nhiên các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học phải phù hợp với nộidung, phương pháp của chương trình và sách giáo khoa, có như vậy mới đem lại hiệuquả khi sử dụng Các thiết bị đồ dùng dạy học địa lí được sử dụng nhiều bao gồm:các loại mẫu vật, mô hình, bản đồ giáo khoa treo tường, átlát, sơ đồ, bảng biểu, tranhảnh; các thiết bị nghe nhìn; các sách bài tập, tài liệu tham khảo
2.2.6 Đổi mới về đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, làm cho khâu đánh giá cũng
có tác dụng kích thích tính chủ động sáng tạo trong học tập và phát huy năng lực tưduy ở học sinh, việc đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đánh giá phải toàn diện, khách quan, chính xác, công khai và kịpthời có tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy và học, động viên và khuyến khích được
sự cố gắng học tập của học sinh
- Qua đánh giá, phải phản ánh được kết quả học tập của học viên cả
về kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách khác Tuy nhiên cần tập trungtrọng tâm vào đánh giá về mặt kiến thức và kỹ năng, bằng cách bố trí hai yêu cầu nàytrong tất cả các lần thi và kiểm tra
- Để tạo nên sự thống nhất về đánh giá trong phạm vi cả nước, cũngnhư từng bước loại dần việc kiểm tra kiến thức theo kiểu ghi nhớ máy móc, cần xâydựng hệ thống chuẩn về kiến thức và kỹ năng của bộ môn để làm cơ sở cho việc đánhgiá
- Các bài thi và kiểm tra không chỉ để đánh giá về kiến thức, mà làmsao để học viên bộc lộ được các năng lực như: năng lực xử lý thông tin, năng lực giảiquyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua đó phân hóa được học sinh
- Kết hợp tốt các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: trắcnghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan
2.3 Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong GDTX
2.3.1 Đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành quá trình dạy học
Để đổi mới thành công phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổthông trong giai đoạn mới hiện nay, chúng ta cần phải đổi mới một cách toàn diện,
Trang 16đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học địa lí, hình thành
cơ chế phối hợp hoạt động đổi mới giữa ba chủ thể của quá trình đổi mới: Giáo viên Học viên - Cán bộ quản lý nhà trường Một liên kết cộng đồng trách nhiệm như vậy
-là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của quá trình đổi mới phương phápdạy học địa lí
Hình 2: " Tam giác" của quá trình đổi mới phương pháp dạy học địa lí
Những định hướng cơ bản đối với việc đổi mới đồng bộ các yếu tố khác nhau củaquá trình dạy học địa lí, đó cũng chính là biện pháp đổi mới, được tóm lược trongbảng dưới đây:
Bảng 1: Đổi mới toàn diện quá trình dạy học địa lí
Yếu tố
1 Mục
tiêu
Của GV - “Qua bài học này
giúp cho học viên hay trang
bị cho HV ”
- Của HV - “Sau bài học này, học viên phải ”
- Chỉ rõ sản phẩm mà HV cần phải đạt được sau bài học.
thường hiểu, ghi nhớ (nặng
về ghi nhớ máy móc), tái
- Các phương pháp truyền thống được sử dụng linh hoạt theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HV (thuyết trình
có sự tham gia tích cực của học sinh, đàm thoại gợi mở )
- Phương pháp giải quyết vấn
đề được sử dụng nhiều.
- Một số phương pháp dạy Tạo ra môi trường và
điều kiện thuận lợi để đổi mới PPDH Địa lí
NHÀ QUẢN LÍ
ĐỔI MỚI PPDH ĐỊA LÍ
Tăng cường năng
lực thiết kế, tổ chức
& đánh giá chất
lượng bài học theo
quan điểm đổi mới