ĐỀ BÀI: Câu 1: Phân tích nội dung chế độ bảo hiểm thất nghiệp? Câu 2: Ông D sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 45% khả năng lao động đang nghỉ hưu ở quận D, thành phố H. Từ khi nghỉ hưu, ông D kí hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp ở gần nhà. Tháng 5/2014, do sức khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông D đã bị đột quỵ và qua đời. 1. Bằng các quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, anh/chị hãy giải quyết các quyền lợi cho ông D và gia đình ông. Biết rằng, ông D còn mẹ già hơn 80 tuổi và vợ hiện 60 tuổi sống phụ thuộc vào ông. 2. Giả sử ông D có con 25 tuổi, bị nhiễm HIV không còn khả năng lao động thì có được hưởng chế độ an sinh xã hội nào không?
Trang 1ĐỀ BÀI:
Câu 1: Phân tích nội dung chế độ bảo hiểm thất nghiệp?
Câu 2: Ông D sinh năm 1950, là thương binh suy giảm 45% khả năng lao động đang nghỉ hưu ở quận D, thành phố H Từ khi nghỉ hưu, ông D kí hợp đồng lao động trông xe với một doanh nghiệp ở gần nhà
Tháng 5/2014, do sức khỏe yếu lại có tiền sử bệnh huyết áp cao nên ông
D đã bị đột quỵ và qua đời.
1 Bằng các quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, anh/chị hãy giải quyết các quyền lợi cho ông D và gia đình ông Biết rằng, ông D còn
mẹ già hơn 80 tuổi và vợ hiện 60 tuổi sống phụ thuộc vào ông
2 Giả sử ông D có con 25 tuổi, bị nhiễm HIV không còn khả năng lao động thì có được hưởng chế độ an sinh xã hội nào không?
MỤC LỤC
Trang 2A PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 2
II Nội dung chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam 5
1 Bằng các quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành,
anh/chị hãy giải quyết các quyền lợi cho ông D và gia đình ông Biết
rằng, ông D còn mẹ già hơn 80 tuổi và vợ hiện 60 tuổi sống phụ thuộc
vào ông
11
2 Giả sử ông D có con 25 tuổi, bị nhiễm HIV không còn khả
năng lao động thì có được hưởng chế độ an sinh xã hội nào không?
16
MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề an sinh xã hội ngày càng được quan tâm và hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề này ngày càng được hoàn thiện Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới luôn quan tâm đến an sinh
xã hội, coi đó là vấn đề chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội Với bốn bộ
Trang 3phận cấu thành là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội,
an sinh xã hội Việt Nam đã góp phần bảo đảm phần nào cuộc sống của người dân khi bị tổn thất về thu nhập, sức khỏe do tai nạn, ốm đau Để hiểu hơn về an sinh
xã hội, em xin lựa chọn phân tích một trong những nội dung của bảo hiểm xã hội là chế độ bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết một tình huống cụ thể
NỘI DUNG
A PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
I Khái quát chung về bảo hiểm thất nghiệp
1 Khái niệm
Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ thu nhập của người lao động trong trường hợp bị mất việc làm Theo đó, những người lao động cùng đóng góp tài chính từ thu nhập của mình để bù đắp cho chi trả trợ cấp khi người tham gia rơi vào tình trang mất việc làm, mất nguồn thu nhập Ngoài việc chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp còn có các biện pháp hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp như học nghề, môi giới việc làm, tư vấn nghề nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp góp phần ổn định cuộc và hỗ trợ người lao động được học nghề, có cơ hội tìm kiếm việc làm; giảm gánh năng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp Khi xem xét khái niệm “bảo hiểm thất nghiệp”, ta có thể xem xét dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp nhằm
hỗ trợ người lao động bị mất việc làm, giúp ổn định tạm thời cuộc sống, học nghề
và tìm kiếm việc làm mới thông qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp và hỗ trợ từ phía Nhà nước
- Dưới góc độ pháp lí: Bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả trợ cấp
Trang 4thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc
Khác với chế độ bảo hiểm xã hội khác, bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có mục đích bảo vệ thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm mà còn có các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp người lao động trở lại thị trường lao động.Trên thế giới hiện nay đã có gần 70 quốc gia tham gia thực hiện bảo hiểm thất nghiệp Đây được đánh giá là một chế độ rất khó thực hiện trong hệ thống các chế độ bảo hiểm vì vậy cần có những bước đi thận trọng trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp
2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp
2.1 Đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Là một bộ phận của bảo hiểm xã hội, mục đích của bảo hiểm thất nghiệp là nhằm bảo vệ người lao động, đặc biệt là vấn đề thu nhập khi gặp rủi ro trong quan
hệ lao động Vì vậy, đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp cũng là thu nhập của người lao động còn đối tượng tham gia bảo hiểm là người lao động và người sử dụng lao động Về nguyên tắc, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng đối với mọi người lao động không phân biệt bất kể theo tiêu chí nào nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi người lao động Tuy nhiên việc xác định phạm vi áp dụng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào những điều kiện riêng với những tính toán về khả năng chi trả, khả năng tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.2 Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo khuyến cáo tại Công ước số 44 “Công ước về bảo đảm tiền trợ cấp cho người thất nghiệp không tự nguyện” của ILO thì một số điều kiện có thể được
hưởng bảo hiểm thất nghiệp là:
- Những người có khả năng lao động và sẵn sàng lao động những hiện tại không có việc làm;
- Có đăng ký tìm việc làm tại các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định;
Trang 5- Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có thời gian đóng góp đủ theo thời gian quy đinh;
- Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không nghi việc vì lí do kỷ luật;
- Có giấy chứng nhận mức lương thu nhập trước khi bị thất nghiệp
2.3 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đây được coi là yếu tố quan trọng trong việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp để từ đó thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động khi họ bị mất việc làm Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm thất nghiệp
và dùng để chi trả trợ cấp cho người lao động khi bị thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm đưa người lao động sớm trở lại thị trường lao động Đa số các nước trên thế giới đều quy định việc lập quỹ bảo hiểm thất nghiệp gồm 3 bên: người lao động – người sử dụng lao động – Nhà nước Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi quốc gia sẽ có quy định về mức độ đóng góp và phương thức đóng góp
2.4 Chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
- Thời gian hưởng trợ cấp: Theo khuyến cáo của ILO thì thời gian trợ cấp dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp
- Mức hưởng trợ cấp: Theo quy định tại Công ước quốc tế về bảo hiểm xã hội của ILO số 102 yêu cầu mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không thấp hơn 45% mức thu nhập trước khi mất việc làm Tuy nhiên kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp khó có thể đáp ứng đầy đủ và giải quyết được tình trạng khó khăn của người lao động bị thất nghiệp Bởi vì mức trợ cấp thường rất thấp chỉ có thể đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động
- Một số chế độ hỗ trợ trong bảo hiểm thất nghiệp: Nội dung của các biện pháp hỗ trợ bao gồm vấn đề đào tạo nghề và việc làm Cụ thể như biện pháp môi giới việc làm, tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ kinh phí cho người thất nghiệp, biện pháp
hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm, bảo hiểm y tế cho người thất nghiệp
II Nội dung chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Trang 61 Đối tượng tham gia
Theo quy định tại Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội năm 2008 thì: “Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối người lao động quy định tại khoản 3 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.” Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: người lao động và người sử dụng lao động
- Người lao động : Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2008 thì người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động Dựa vào quy định trên có thể thấy chỉ
những người lao động có việc làm ổn định theo hình thức hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp Người lao động thuộc khoản 3 điều 2 tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số những người thất nghiệp nhưng họ có nhu cầu và điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có thể đóng góp một phần nhất định trong việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp Do tính chất công việc không ổn định lại thường xuyên chịu tác động của nền kinh tế thị trường nên họ dễ bị mất việc làm hơn so với cán bộ, công chức nhà nước So sánh với đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội ở nước ta thì phạm vi áp dụng bảo hiểm thất nghiệp hẹp hơn, nhất là còn căn cứ vào quy mô sử dụng lao động của người sử dụng lao động
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định các trường hợp không thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: người được hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động ( Điều 1 Thông tư số 32/2010/TT – BLĐTBXH); trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; người lao động tạm hoãn thực
Trang 7hiện giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy địnhcủa pháp luật ( khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2012/NĐ – CP) Quy định này phù hợp với
giới hạn của ILO về khái niệm “người thất nghiêp”, theo đó không phải người nào không có việc làm cũng được xếp vào nhóm “người thất nghiệp”
Việc xác định đối tượng áp dụng như trên vào thời điểm xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp là phù hợp với thực tiễn và khả năng thực thi vào thời điểm
đó Bởi lẽ nền kinh tế của nước ta còn chưa phát triển do đó chưa đủ tiềm lực để
mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp Đồng thời đây là một chế độ mới mà ta đang bước đầu nghiên cứu, năng lực kiểm soát lực lượng lao động tự do làm việc chưa cao Do vậy việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở phạm vi hẹp trong giai đoạn tổ chức thực hiện là hết sức cần thiết, nó thỏa mãn hai điều kiện: kiểm soát được đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp và cơ bản đáp ứng nguyên tắc tổ chưc của bảo hiểm thất nghiệp “lấy thu bù chi” là chủ yếu
- Người sử dụng lao động : Theo quy định tại khoản 4 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội thì là người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có sử dụng từ mười lao động trở lên Như vậy, không phải mọi người sử dụng lao động đều thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định trên, số lượng các doanh nghiệp, đơn
vị được tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn khá hạn chế, ở mức chỉ với doanh nghiệp, đơn vị nào sử dụng từ 10 lao động trở lên Cách quy định như vậy nhìn chung không đảm bảo được số lượng doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp Có những đơn vị không sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì cũng không phải đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp Quy định này
đã tạo kẽ hở cho nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp Mặt khác quy định này chưa bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhất là khi họ đủ điều kiện đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sử dụng dưới 10 lao động, không thuộc diện đóng bảo hiểm thất nghiệp Xét trong mối tương quan với bảo hiểm xã hội, quy định về phạm vi các doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cần được mở rộng
Trang 82 Điều kiện hưởng
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phức tạp hơn so với chế độ bảo hiểm xã hội khác Cụ thể điều kiện hưởng được quy định tại điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và được hướng dẫn tại Điều 15 Nghị đinh số 127/2008/NĐ –
CP, điều 2 Thông tư số 32/2010/TT – BLĐTBXH và điều 2 Thông tư số 44/2013/TT – BLĐTBXH Theo đó, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp được xác đinh:
- Thứ nhất: Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai
tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Như vậy người lao động phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp một khoảng thời gian nhất định trước khi bị mất việc làm Quy định này nhằm buộc người lao động thực hiện nghĩa vụ của mình theo nguyên tắc có đóng góp mới được hưởng thụ Việc quy định như vậy nhằm mục đích vừa đảm bảo tính kinh tế vừa bảo đảm tính xã hội của bảo hiểm thất nghiệp Pháp luật nước ta đã quy định tương đối chặt chẽ về điều kiện đóng bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động phải thực hiện Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong vòng 24 tháng trước ngày người lao động bị mất việc họ mới chỉ đóng được 11 tháng bảo hiểm thất nghiệp mà không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì rất thiệt thòi cho người lao động Mặt khác, việc quy định một khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dài nhưng cùng được hưởng trợ cấp thất nghiệp như nhau là chưa phù hợp
- Thứ hai: Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội, thành phố trực thuộc Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Việc quy định như trên nhằm đảm bảo việc theo dõi, quản lý, kiểm soát
số người thất nghiệp để chi trả chính xác chế độ trợ cấp thất nghiệp
- Thứ ba: Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc
kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm Quy định này
Trang 9nhằm tiết kiệm tài chính đối với các trường hợp thất nghiệp ngắn ngày tái diễn gần nhau hoặc thất nghiệp chuyển tiếp giữa các quan hệ lao động
Có thể thấy điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp phức tạp hơn so với chế
độ bảo hiểm xã hội khác Sở dĩ như vậy vì ở nước ta ranh giới để phân định giữa người có việc làm, có thu nhập và không có thu nhập là không rõ ràng Trên thế giới nhiều quốc gia đã quy định về điều kiện kinh tế không có thu nhập trong tham gia hưởng trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, Việt Nam chưa thể quy định được điều này bởi những khó khăn về việc kiểm soát thu nhập Tương lai chúng ta cần quy định thêm điều này để đảm bảo ý nghĩa, mục đích của trợ cấp thất nghiệp
3 Chế độ hưởng
- Mức hưởng trợ cấp : Theo quy định tại khoản 1 điều 82 Luật bảo hiểm xã hội
2006, khoản 2 điều 16 Nghị định số 127/2008/NĐ – CP, khoản 1 Điều 3 Thông tư
số 32/2010/TT – BLĐTBXH thì: “Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sáu tháng liền kề để tính mức trợ cấp thất nghiệp là bình quân của sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.”
Việc xác định mức hưởng như trên là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay Đồng thời quy định này cũng phù hợp với khuyến nghị của ILO theo Công ước số 168
- Thời gian hướng trợ cấp : Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội Cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 3 Thông tư số 32/2010/TT – BLĐTBXH thì thời gian hưởng trợ cấp
Trang 10thất nghiệp là: Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên Việc quy định thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải đạt 2 mục
tiêu là đảm bảo trợ cấp thất nghiệp trong thời gian người lao động thất nghiệp và đảm bảo kích thích người lao động tích cực tìm kiếm việc làm mới Với quy định thời gian hưởng như trên có thể thấy là tương đối phù hợp với thực tiễn, tránh gánh nặng cho quỹ trong thời gian triển khai thực hiện và không gây ra hiện tượng ỷ lại vào trợ cấp
- Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp : Nhằm tạo điều kiện cho cơ quan lao
động có thẩm quyền có thể quản lí chặt chẽ số người hưởng trợ cấp thất nghiệp đồng thời nâng cao ý thức của họ trong việc tìm kiếm việc làm, tại Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2006, điều 22 Nghị định số 127/2008/NĐ – CP và khoản 4 điều 4 Thông tư 32/2010/TT – BLĐTBXH đã quy định các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp Theo đó, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp:
người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không trực tiếp thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định; hoặc người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp : theo quy định tại Điều 87 Luật bảo
hiểm xã hội, khoản 6 điều 3 Thông tư số 32/2010/TT – BLĐTBXH thì các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm: hết thời hạn hưởng theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; Có việc làm; Thực hiện nghĩa vụ quân sự; Được hưởng lương hưu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Sau hai lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng; Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện