1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

bệnh giun xoắn ở dạ múi khế của gia súc nhai lại

34 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

bệnh giun xoắn ở dạ múi khế của gia súc nhai lại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÒNG QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌC

BÀI THI Môn: KÝ SINH TRÙNG THÚ Y Hình thức thi: VIẾT TIỂU LUẬN

Chủ đề:

“BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ

Ở GIA SÚC NHAI LẠI”

Giảng viên: GS TS Nguyễn Thị Kim Lan Học viên: Nguyễn Hữu Đạt

Lớp: Cao học Thú y K22

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015

Trang 2

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung Chăn nuôi vớinhiều phương thức phong phú, đa dạng đã góp phần giải quyết việc làm, nâng caothu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng

Bệnh giun xoăn dạ múi khế là bệnh phổ biến trên gia súc nhai lại không chỉ ởViệt Nam mà còn trên toàn thế giới Bệnh do nhiều loài giun tròn ký sinh ở dạ múikhế của gia súc nhai lại gây ra

Giun xoăn dạ múi khế ký sinh, hút máu của ký chủ, làm ký chủ mất máu dẫnđến thiếu máu nặng, không những vậy, chúng gây tổn thương niêm mạc dạ múi khế,gây hội chứng tiêu chảy Gia súc bị bệnh còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng vớicác bệnh khác và có thể gây chết nếu mắc bệnh nặng

Để làm sáng tỏ vấn đề này tôi thực hiện chuyên đề “ Bệnh giun xoăn dạ múikhế ở gia súc nhai lại”

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Đặc điểm sinh học của giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở gia súc nhai lại

1.1 Vị trí của giun xoăn dạ múi khế trong hệ thống phân loại động vật

Giun xoăn ký sinh chủ yếu ở dạ múi khế trâu, bò, dê, cừu gồm nhiều giốngloài

Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), giun xoăn dạ múikhế có trong phân loại động vật như sau:

Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873

Lớp Nematoda Rudolphi, 1808

Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942

Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913

Phân bộ Strongylata Railliet et Henry, 1913 Siêu họ Trichostrongyloidea Cram, 1927

Họ Trichostrongylidae Leiper, 1912

Trang 3

Phân họ Trichostrongylinae Leiper, 1905 Giống Trichostrongylus Looss, 1905 Loài T colubriformis (Giles, 1892) Loài T axei (Cobbold, 1879) Loài T probolurus (Railliet, 1896) Giống Ostertagia Ransom, 1907 Loài O ostertagi (Stiles, 1892) Loài O circumcincta (Stadelmann, 1894) Giống Marshallagia Orloff, 1933

Loài M marshalli (Ransom, 1907) Phân họ Haemonchinae Skrjabin et Schulz, 1952 Giống Haemonchus Cobbold, 1898

Loài H contortus (Rudolphi, 1803) Loài H similis (Travassos, 1914) Phân họ Cooperinae Skrjabin et Schikhobalova, 1952 Giống Cooperia Ransom, 1907

Loài C curticei (Giles, 1892) Loài C punctata (Linstow, 1906) Phân họ Nematodirinae Skrjabin et Orloff, 1934 Giống Nematodirus Ransom, 1907

Loài N oiratianus (Rajevskaia, 1929) Loài N skrjabini (Mizkewisch, 1929) Giống Mecistocirrus Railliet et Henry, 1912 Loài M digitatus (Linstow, 1906)

(Trích dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) []

Các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng, tập đoàn giun xoăn ờ

dạ dày(chủ yếu ở dạ múi khế) của trâu, bò và các thú nhai lại khác tương đối phongphú, gồm nhiều loài giun thuộc họ Trichostrongylidae Leiper, 1912 một trongnhững họ thuộc siêu họ Trichostrongylidae Cram, 1927 Đặc điểm chung nhất củanhững loài giun này là: Thân hình sợi chỉ to hoặc nhỏ Miệng ờ tận cùng đầu.Xoang miệng không có, ở một số giun có bao miệng nhỏ nhưng xoang miệng thểhiện rõ và có thể có răng ở ữên thành hoặc ở dưới đáy xoang Ở con đực túi sinhdục phát triển Đại đa số thuỳ bên lớn, thuỳ lưng thể hiện yếu hoặc không có Có haigai giao hợp, có hoặc không có lái Âm hộ của con cái nằm phía sau thân Giun cái

đẻ trứng theo phân ra ngoài (Skrjabin và cs, 1963 Riêng ở gia súc nhai lại Việt

Nam, nhiều tác giả đã xác định: Haemonchus contortus (H contortus), Haemonchus similis (H similis), Trichostrongylus axei (T axei), Trichostrongylus colubriformis (T colubriformis) và Mecistocirrus digitatus (M digitatus) là những

Trang 4

loài giun xoăn phổ biến ký sinh ờ dạ múi khế và gây tác hại nghiêm trọng cho giasúc nhai lại (Drozdz và cs, 1967; Phan Thế Việt và cs, 1977; TrịnhVăn Thịnh, 1978,1982; Nguyễn Thị Lê và cs, 1996; Nguyễn Văn Đức, 2000; Phạm Sỹ Lăng và cs,2002; Phan Địch Lân và cs, 2005; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008) (Dẫn theoNguyễn Thị Kim Lan, 2011)[].

1.2 Thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở gia súc nhai lại

Bệnh giun xoăn ở đường tiêu hóa của gia súc nhai lại do những loài giun

thuộc họ Trichostrongylidae gây ra Trong họ Trichostrongylidae có nhiều giống loài Thường thấy 7 giống phổ biến với trên 100 loài (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012):

Haemonchus Trâu, bò, dê, cừu Dạ múi khế, ruột non

Mesistocirrus Trâu, bò, dê, cừu, lợn Dạ múi khế, dạ dày lợn

Trichostrongylus Trâu, bò, dê, cừu Dạ múi khế, ruột non

Ostertagia Trâu, bò, dê, cừu Dạ múi khế

Marshallagia Trâu, bò, dê, cừu Dạ lá sách

Cooperia Trâu, bò, dê, cừu Dạ múi khế, ruột non

Nematodirus Trâu, bò, dê, cừu Ruột non

Gia súc nhai lại thường nhiễm hỗn hợp các giống này Trong đó có hai giống gây tác hại lớn là Haemonchus và Mesistocirrus.

1.3 Đặc điểm hình thái của một số loài giun xoăn chủ yếu ở dạ múi khế

1.3.1 Các loài thuộc giống Haemonchus

* Haemonchus contortus

Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996), loài Haemonchus contortus (Rudolphi,

1803) ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của bò, trâu, dê trên phạm vi toàn quốc và

phổ biến trên toàn cầu Tác giả đã mô tả hình thái H contortus (theo Kamenskii,

1929): giun đực dài 18,7 - 22,3 mm, rộng nhất 0,352 - 0,416 mm

Túi sinh dục có 3 thùy (hai thùy bên dài, thùy sau không đối xứng) Các sườnbên hướng về phía sau, các sườn bụng cong về phía trước Các sườn bên chung mộtgốc lớn, mút cuối có sự phân nhánh Gai sinh dục màu nâu, dài 0,448 – 0,544mm,phần đuôi thắt nhỏ nhanh và kết thúc bằng một phần đặc trưng như chiếc kim Gai

Trang 5

điều chỉnh dạng thuyện, dài 0,250 – 0,312mm, rộng 0,330 – 0,580mm, kích thước0,080 – 0,085mm x 0,040 – 0,045mm.

Giun cái dài 25,0 - 34,2mm, rộng nhất 0,588 - 0,739mm Lỗ sinh dục cáchmút đuôi 5,92 - 7,07mm Vùng âm môn có một van hình lưỡi cày, dài 0,750 -l,068mm, rộng 0,330 - 0,580mm Túi nhận tinh dài 0,80 - 1,16mm Buồng trứnguốn khúc hình may xo Trứng có vỏ mỏng, kích thước 0,080 - 0,085 X 0,040 -0,045mm

Đặc điểm hình thái cấu tạo cùa loài H contortus mà Nguyễn Thị Lê mô tả ở

trên phù hợp với sự mô tả của nhiều tác giả khác (Skrjabin và cs, 1963; Trịnh VănThịnh, 1978, 1982; Johannes Kaufmann, 1996; Urquharrt, 1996)

* Haemonchus similis

H similis thân nhỏ, màu vàng sẫm, gai cổ rất rõ, lỗ bài tiết ở phía trước cách

đầu 0,231 mm Túi miệng rất nhỏ có răng, quanh miệng có môi bao bọc, phần sauthực quản phình to (dài 1,260 - 1,407mm, rộng 0,105 - 0,126mm) Giun đực dài 8-

11 mm, rộng 0,232 - 0,265mm Túi đuôi chia thuỳ, thuỳ lưng không đối xứng, sườn

lưng ngoài nhỏ và dài, sườn hông trước thẳng, sườn hông giữa và sau cong

về phía lưng, chia làm 2 nhánh, đoạn cuối mỗi nhánh lại chia làm 2 nhánh nhỏ Cómột đôi gai giao hợp dài bằng nhau (0,370 - 0,420mm) và có móc nhỏ nhô ra, bánhlái gai giao hợp to, kitin hoá ờ phần giữa, dài 0,168mm Giun cái dài 12,500 - 2l,000mm, rộng 0,315 - 0,378mm Âm hộ cách đuôi 2,772 - 3,034mm Âm đạo dài,

tử cung uốn khúc Trứng hình bầu dục, kích thước 0,073 0,079 X 0,031 0,042mm (Nguyễn Thi Kim Lan và cs,1999) Vỏ trứng mỏng, có phôi bào (TrịnhVăn Thịnh, 1982)

-* Mecistocirrus digitatus:

Loài M digitatus (Linstow, 1906) được phát hiện ở nhiều tỉnh (Hà Nội, Hà

Tĩnh, Lâm Đồng) cùa Việt Nam và ờ nhiều nơi trên thế giói (châu Mỹ, SNG,Indonesia) Giun ký sinh ở dạ múi khế và dạ lá sách của trâu, bò, dê, cừu

Nguyễn Thị Lê (1996) đã mô tả: cơ thể giun mảnh, lớp biểu bì mỏng có vânngang Nang miệng nhỏ, có 6 núm cutin, trên có răng lớn

Trang 6

Con đực dài 17,8 27,8mm, rộng 0,35 0,51mm Thực quản dài 1,40 1,78mm, rộng 0,130 - 0,168mm Túi sinh dục có 3 thuỳ: 2 thùy bên lớn và dầy, thuỳlưng nhỏ nhưng đối xứng Túi sinh dục dài 0,80 - l,00mm, rộng 0,70 - 0,85mm Haigai sinh dục rất mành và dài, chiều dài 6,32 - 7,59mm

Con cái dài 22,3 39,2mm, rộng 0,46 0,64mm Thực quản dài 1,59 l,92mm, rộng 0,14 - 0,18mm Lỗ sinh dục dạng rãnh ngang, có cơ dày, cách mútđuôi 0,545 -0,743mm Đuôi hình nón, dài 0,170 - 0,248mm Trứng hình ô van, kíchthước 101 - 120x 51 -63 um

-1.3.2 Một số loài thuộc giống Trichostrongylus

* Trichostrongylns axei (Cobbold, 1879)

Được phát hiện ờ nhiều nơi trên thế giới Ở Việt Nam, các nhà khoa học đãtìm thấy loài giun này ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn Nhiều tác giả đã mô tà(theo Ransom, 1911): Giun đực dài 3,4 - 4,5mm, rộng nhất 0,05 - 0,07mm Sườnbụng bên cùa túi sinh dục mảnh Các sườn bụng sau, sườn bụng giữa và sườn bên

có độ dày như nhau Sườn lưng dài và mảnh, chia 2 nhánh ở cuối, mỗi nhánh lạichia thành 2 nhánh nhỏ Gai sinh dục màu vàng nâu, kích thước khác nhau (chiếcnhỏ dài 0,085 - 0,104mm, chiếc lớn dài 0,110 - 0,128mm) Mút cuối gai sinh dục cóhình tam giác Gai điều chỉnh dài 0,705 - 0,720mm Giun cái dài 4,6 - 5,5mm, rộng0,055 - 0,075mm Thực quàn dài 0,155 - 0,175mm Lỗ sinh dục cách mút đuôi0,800 -l,072mm Đuôi thẳng, hình nón, dài 0,06 - 0,09mm Nón sinh dục hẹp Kíchthước trứng 90 - 92 X 35 - 42(xm (Drozdz và cs, 1967; Phan Thế Việt, 1977;Nguyễn Thị Lê, 1996)

Theo Johannes Kauftnan (1996), T axei thấy phổ biến ờ khắp nơi trên thế

giới Giun đực dài 2,6 - 6mm; giun cái dài 3,5 - 8mm Trứng có kích thước 79 - 92 x

31 – 41mm

* Trichostrongylus colubriformis (Giles, 1892)

Theo nhiều tác giả thì loài giun này phổ biến ở bò, dê, cừu trên phạm vi toàncầu Ở nước ta, phát hiện giun ở dạ múi khế và ruột non bò, dê ở các tỉnh phía Bắc

Giun đực dài 4,0 - 6,0mm, rộng 0,078 - 0,095mm Túi sinh dục phát triểnnhưng không cân đối Các suờn bên chung một gốc lớn và mập hơn các sườn bụng

Trang 7

Sườn lưng gần cuối hơi phình ra Hai gai sinh dục dài bằng nhau, h.nh thuyền cong,dài 0,118 - 0,145mm, mút cuối có mấu hình tam giác Gai điều chỉnh dài 0,065 -0,078mm

Giun cái dài 5,0 - 6,0mm; rộng nhất ờ vùng lỗ sinh dục (0,080 - 0,100mm).Thực quản dài 0,648 - 0,730mm Lỗ bài tiết cách mút đầu 0,092 -0,129mm Lỗ sinhdục dạng rãnh dọc, có môi, cách mút đuôi 0,067 - 0,076mm Túi nhận tinh hình cầu,dài 0,375 - 0,500mm Trứng có kích thước 73 - 76 X 40 - 43nm (Nguyễn Thị Lê và

-1.3.3 Một số loài thuộc giống Ostertagia

* Loài O ostertagi (Stiles, 1892)

Con đực dài 6,5 - 7,5mm; rộng nhất 0,130mm Vòng thần kinh cách mút đầu0,265 - 0,280mm, lỗ bài tiết và các núm cổ 0,300 và 0,340mm, tương ứng Túi sinhdục nhỏ Các cặp sườn bên dày như nhau, chỉ có sườn bên truớc dày hơn một chút.Sườn lưng dài 0,050 - 0,060mm, cách gốc 0,035 - 0,045mm phân nhánh mảnh vàhẹp Hai gai sinh dục dài 0,220 - 0,230mm, mút cuối mặt trong có 2 răng mảnh Gaiđiều chỉnh hình ôvan, dài 0,040mm, rộng 0,014mm

Trang 8

Con cái dài 8,3 - 9,2mm; rộng 0,160mm Vòng thần kinh cách mút đầu 0,260

- 0,295mm Lỗ sinh đực cách mút đuôi 0,100 - 0,140mm Túi nhận tinh dạng chiếcbánh mì, dài 0,200 - 0,260mm; trứng dài 0,065 - 0,080mm, rộng 0,030 - 0,040mm

*Loài O circumcincta (Stadelmann, 1894)

Con đực dài 9,8 - 10,6mm; gai giao hợp dài 0,40 - 0,42mm, phần sau củamỗi gai cách 0,1 mm phân ra làm hai nhánh bằng nhau, ngoài ra còn có 3 chồi ngắn

ở gần chỗ phân nhánh; bánh lái trong suốt dài 0,070mm

Con cái dài 12 - 13,5mm; đuôi dài 0,18 - 0,19mm; âm hộ cách mút đuôi2,37mm; trứng dài 0,089 - 0,93mm và rộng 0,050mm

1.3.4 Một số loài thuộc giống Cooperia

Nhiều tác giả cho rằng, các loài thuộc giống Cooperia gây bệnh trên trâu, bò gồm: C laterouniformis, c pectinata, C oncophora, C punctata và c sumabada.

Các loài này xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, trong đó C punctata và c pectinata

thường phổ biến hơn ờ các vùng ôn đới và cận nhiệt đới ấm áp, còn C sumabada và

C oncophora phổ biến hơn ở vùng mát mẻ Hình thái cụ thể như sau:

* Loài C laterouniformis (Chen, 1937)

Ký sinh chủ yếu ở dạ múi khế và ruột non của trâu, bò Tại Việt Nam, bệnh

xuất hiện ở các vùng Bắc bộ và Hà Tĩnh Theo mô tả của Chen (1937), C laterouniformis cơ thể thẳng, con đực phần trước cơ thể cong hình lò xo, có đầu

phình Dọc cơ thể có nhiều tấm lược, phần trước cơ thể có 14 tấm, phần sau 22 tấm.Không có núm đuôi và núm bên

Con đực dài 4,8 - 5,5mm, rộng nhất 0,071mm Phình đầu dài 0,013mm, rộng0,028mm Túi sinh dục lớn, 2 thùy bên to, thùy lưng nhỏ 3 sườn bên có kích thướcnhư nhau và xuất phát từ 1 thân lớn Gai sinh dục kitin hóa mạnh, dài 0,138mm.Nón sinh dục lớn, phần bụng có 2 mấu bên, phần lưng kích thước như phần bụngnhưng trơn và không có mấu lồi

Con cái dài 5,5 - 6,5mm, rộng nhất 0,069mm Phình đầu dài 0,011mm, rộng0,023mm Thực quản dài 0,297mm, rộng 0,11 - 0,026mm V.ng thần kinhcách mút đầu 0,188mm Lỗ sinh dục dạng lưỡi liềm dọc và cách mút đuôi 0,20mm

Trang 9

Túi nhận tinh dài 0,30mm Đuôi dài 0,13mm Trứng có kích thước 0,073 x0,030mm.

*Loài C pectinata (Ransom, 1907)

Ký sinh ở dạ múi khế và một non của trâu, bò Bệnh được phát hiện trên toànthế giới Ở Việt Nam bệnh xuất hiện ở các tinh miền núi phía Bắc

Con đực dài 6,5 - 7,5mm, rộng nhất 0,130 - 0,160mm Phình đầu rộng0,032mm Thực quản dài 0,40mm Vòng thần kinh cách nút đầu 0,280mm Cácsườn bên trước và sườn bụng sau dày hơn các nhánh sườn còn lại Sườn lưng baogồm cả nhánh cuối dài 0,180mm Hai gai sinh dục dài 0,240 - 0,280mm

Con cái dài 7,5 9,0mm, rộng nhất 0,110 0,135mm Phình đầu rộng 0,035 0,050mm Thực quản dài 0,360 - 0,400mm Vòng thần kinh cách mút đầu0,250 - 0,280mm Phần sau cơ thể mành và thường bị cong ờ chỗ gập lại của buồngtrứng và tử cung Lỗ sinh dục cách mút đuôi 1,60 - 2,00mm Đuôi dài 0,175mm.Trứng có kích thước 0,070 - 0,080 x 0,036 - 0,042mm

-*Loài C punctata (Linstow, 1906)

Ký sinh ờ dạ múi khế và ruột non của bò Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới

Ở Việt Nam thấy tại các tỉnh phía Bắc và Lâm Đồng Loài này có phình đầu dài0,032 - 0,039mm Thực quản dài 0,260 - 0,360mm

Con đực dài 5,0 - 9,0mm, rộng nhất 0,080 - 0,140mm Sườn lưng mảnh, dài0,060 - 0,071, hình chữ Y Sườn bên sau mảnh hơn các sườn bên khác nhưng dài vàthẳng, sườn bên giữa và bên trước dài bằng nhau Gai sinh dục dài 0,125 -0,145mm, mút đuôi có hốc sau Có nón sinh dục

Con cái dài 5,7 - 10,0mm, chỗ rộng nhất 0,20mm Lỗ sinh dục có dạng rãnhdọc, cách mút đuôi 0,99 - l,50mm Từ cung ngắn và chứa ít trứng Từ sau vùng thắtlưng cơ thể hơi cong về mặt lưng, nhung từ lỗ huyệt cơ thể lại cong về mặt bụng.Đuôi dài 0,135- 0,260mm Túi nhận tinh dài 0,480mm

1.4 Vòng đời của giun xoăn dạ múi khế

1.4.1 Vòng đời của loài Haemonchus contortus

Vòng đời (chu kỳ sinh học hay chu kỳ phát triển) của giun H contortus đã

được nghiên cứu và có nhiều tác giả ghi nhận Dinaburg (1944), Silverman và

Trang 10

Campbell (1959) đã nghiên cứu sự phát triển của trứng và ấu trùng Haemonchns.

Crofton (1963) và Levine (1963) nghiên cứu về sinh thái của ấu trùng trên đồngcỏ

Skrjabin và cs (1963) cho biết: Giun cái đẻ trứng, trứng được bài xuất cùngphân ra môi trường bên ngoài Nhiệt độ cùa môi trường bên ngoài thích hợp cho

trứng phát triển tiếp tục là 20 - 30°C Trong phân, vào ngày thứ hai đã thấy có ấu

trùng giai đoạn I nở ra khỏi trứng Những ấu trùng này ăn phân và sống trong phânmột thời gian, nhưng không cảm nhiễm được cho súc vật Ở giai đoạn này, ấu trùngkém bền vững hơn ở các giai đoạn sau: chúng chết khi phơi khô ở nhiệt độ trên30°C Sự thay đổi về nóng và lạnh cũng làm cho ấu trùng bị chết Ở nhiệt độ 15 -

20°C, ấu trùng giai đoạn I chỉ sau 1 đêm đã ở giai đoạn tiềm sinh, kéo dài 12 - 15

giờ Trong thời gian này, ấu trùng lột xác, sau đó sống trở lại và chuyển vào giaiđoạn II

Ở giai đoạn II, ấu trùng mất đi khả năng ăn uống và cũng không thể ký sinhđược Qua một ngày sau, đôi khi chưa đến 1 ngày, ấu trùng lại trở lại ở giai đoạntiềm sinh lần thứ hai Trong thời gian này, ấu trùng lớn lên, nhưng tầng cutin baoquanh vẫn giữ nguyên và tạo thành nắp Sau khi hình thành nắp thì ấu trùng chuyểnvào giai đoạn III

Lúc này, ấu trùng đã có khả năng cảm nhiễm cho động vật Từ khi trứng rangoài đến giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm cần thời gian không dưới 4 - 5 ngày

Những ấu trùng cảm nhiễm được súc vật nhai lại nuốt cùng thức ăn và nước

uống vào dạ dày Ờ đây, chúng "vứt bỏ" vỏ và chuyển sang giai đoạn IV Thực hiện

xong một lần lột xác nữa, ấu trùng có khả năng ký sinh và hút máu ký chủ Sau 2 - 3

tuần, Haemonchus trở thành thành thục, con cái bắt đầu đẻ trứng.

Thời gian sống của Haemonchus trong cơ thể gia súc nhai lại chưa rõ, nhưng

người ta cho rằng, thời gian này không quá 1 năm Càng về sau, giun càng già vàmất đi khả năng tiếp tục ký sinh

Urquhart G M (1996) làm rõ thêm vòng đời của H contortus: Ấu trùng cảm

nhiễm vào ống tiêu hoá súc vật nhai lại thực hiện hai lần lột xác trong ống dẫntuyến Chi trước khi lột xác lần cuối chúng mới phát triển đến giai đoạn lấy máu ký

Trang 11

chủ từ những mao quàn ờ niêm mạc Khi trưởng thành, chúng di chuyển tự do trên

bề mặt niêm mạc Thời gian hoàn thành vòng đời ở dê, cừu là 2 - 3 tuần và ở đại giasúc là 4 tuần

Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008)

1.3.2 Vòng đời của một số loài thuộc giống Trichostrongylus

Các loài thuộc giống Trichostrongylus có vòng đời trực tiếp, không cần ký

chủ trung gian (nghĩa là không có sự thay đổi ký chủ) Trứng giun theo phân rangoài, gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ và ẩm độ), sau 20 - 24 giờ nở ra ấu trùng kỳ

I Ấu trùng này hình gậy thực quản hình ống và có ruột cấu tạo đơn giản, hoạt độngmạnh Chúng dùng các loại vi sinh vật ở xung quanh làm chất dinh dưỡng, sau 10-

30 giờ lột xác thành ấu trùng kỳ II to hơn ấu trùng kỳ I, cấu tạo tương đối giốngnhau Ấu trùng này hoạt động rất mạnh và cũng lấy vi sinh vật xung quanh nuôisống bản thân Sau 12-60 giờ thành ấu trùng kỳ III có sức gây nhiễm Trước khithành ấu trùng kỳ III, ấu trùng kỳ II không lột xác, màng bọc ngoài trờ thành màngngoài của ấu trùng kỳ III Lúc này ấu trùng kỳ III không thể lấy thức ăn ở bên ngoài

mà chi sống dựa vào thức ăn do ấu trùng kỳ II tích luỹ lại ở trong ruột

Khi gia súc nhai lại ăn cỏ, uống nước có ấu trùng gây nhiễm, vào đường tiêuhoá, ấu trùng mất màng ngoài, tiếp tục phát triển, lột xác thành ấu trùng kỳ IV, lạitiếp tục phát triển, lột xác thành ấu trùng kỳ V và phát triển thành giun trưởng thành(Skrjabin, 1963; Phạm Văn Khuê và cs, 1996)

1.3.3 Vòng đời của loai Mecistocirrus dỉgitatus

Nhiều tác giả cho rằng vòng đời của giun M.digitatus cơ bản giống vòng đời của H.contortus Hoàn thành vòng đời cần 59 - 82 ngày (Femando, 1965) Trứng

được bài xuất ra ngoài cùng với phân Ờ nhiệt độ 26 - 30°C, sau 24 - 84 giờ trứng

nở ra ấu trùng giai đoạn I Qua 3 ngày, ấu trùng lột xác lần đầu và biến thành ấu trùng giai đoạn II Sau 6 ngày kể từ khi trứng thải ra môi trường bên ngoài, ấu trùng lột xác lần thứ hai và trở thành ấu trùng giai đoạn III có sức cảm nhiễm Khi gia súc nuốt phải ấu trùng qua thức ăn hoặc nước uống sẽ mắc bệnh.

Tuổi thọ cùa giun là 9 -12 tháng (Phạm Văn Khuê và, 1996; Phan Địch Lân

và cs, 2005) Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan (2011)

Trang 12

1.3.4 Vòng đời của các loài thuộc giống Ostertagia

Theo Skrjabin K I và cs (1963), trứng Ostertagia thải ra môi trường bên

ngoài 16 - 32 phôi bào Khi có nhiệt độ thích hợp (24 - 30°C) và đủ độ ẩm ấu trùnggiai đoạn I phát triển nhanh chóng, ấu trùng này trong vòng một ngày chui ra khỏi

vỏ trứng Ờ môi trường bên ngoài, ấu trùng lột xác lần hai và sau 5 - 6 ngày đạt đếngiai đoạn cảm nhiễm Trâu, bò và loài nhai lại khác bị bệnh Ostertagiosis là do nuốt

phải ấu trùng cảm nhiễm cùa Ostertagia cùng với thức ăn hay nước uống Ấu trùng Ostertagia không di chuyển theo máu trong cơ thể động vật nhai lại, mà phát triển ờ

dạ múi khế Tại đây, chúng trải qua hai giai đoạn lột xác và sau 21-25 ngày

Ostertagia đạt đến giai đoạn trưởng thành Ấu trùng cảm nhiễm của một số loài Ostertagia, phát triển ờ trong niêm mạc hay dưới niêm mạc dạ múi khế.

Vòng đời phát triển của những loài giun này không cần vật chủ trung gian.Trứng sau khi được thải từ vật chủ ra môi trường ngoài, tiếp tục lột xác phát triểnđến giai đoạn gây nhiễm (ấu trùng giai đoạn III) và nhiễm trực tiếp vào vật chủ

(Abrams A (2007), Ezenwa V O (2008), người có thể nhiễm Ostertagia khi ăn

rau sống bón phân trâu bò (Nguyễn Phước Tương (2002) Dẫn theo Nguyễn ThịKim Lan (2008)

1.3.5 Vòng đời của cácc loài thuộc giống Cooperia

Vòng đời của các loài giun này giống nhau và cơ bản giống các loài giuntrên, nghĩa là đều phát triển trực tiếp, không có sự thay đổi ký chủ Hầu hết các giunnày trưởng thành và đẻ trứng sau khi nhiễm 3 tuần (Jorgen Hansen và cs, 1994).Đây là đặc điểm sinh học của nhiều loài giun tròn ký sinh, chúng gây nên bệnh gọi

là bệnh truyền trực tiếp (hoặc còn gọi là bệnh giun truyền qua đất) Cũng do đặcđiểm này mà giun xoăn dạ múi khế hoàn thành vòng đời rất dễ dàng và việc phòngtrừ bệnh gặp nhiều khó khăn, vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu tình hình dịch tễ củabệnh để có biện pháp tác động có hiệu quả

2 BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ

2.1 Đặc điểm dịch tễ

2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự xâm nhập và phát triển của giun xoăn dạ múi khế trong cơ thể ký chủ

Trang 13

- Loài, giống: Sức chống đỡ cùa các loài gia súc nhai lại khác nhau đổi với

cùng một loại ký sinh trùng do sự khác nhau về trạng thái sinh lý của cơ thể (ParMlle, 2006)

- Tuổi: Gia súc trưởng thành thường có sức miễn dịch cao hơn so với gia súc

non và gầy yếu Do gia súc non chưa phát dục đầy đủ, các chức năng sinh lý chưahoàn thiện, sức chống đỡ với bệnh kém

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) cho biết, bệnh giun xoăn dạ múi khế nhiễm ờ tất

cả mọi lứa tuổi của trâu, bò, dê, cừu, nhưng con non mắc bệnh nặng hơn Chúnggầy sút và suy yếu nhanh hơn, dẫn đến có tỳ lệ chết cao hơn

Theo Trịnh Vàn Thịnh và cs (1978), lứa tuổi của trâu, bò cảm nhiễm hai loài giun xoăn dạ múi khế như sau:

- Thời kỳ sinh dục: Trâu, bò cái có chửa hoặc đang cho con bú thường có sức

chống đỡ yếu hơn trâu, bò cái không chửa đẻ Houdijk và cs (2003), Terefe và cs(2005) cho biết: Gia súc cái thời kỳ mang thai và thời kỳ nuôi con làm tăng khả

năng sinh sàn ở giun cái H contortus và tàng nguy cơ lây nhiễm cho bê nghé.

- Cảm nhiễm nhiều bệnh cùng một lúc: Gia súc khi mắc một bệnh đã gây ảnh

hưởng tới sức khoẻ và sức sản xuất, nếu mắc thêm một bệnh khác thì bệnh càngnặng thêm

- Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc quản lý: Dinh dưỡng thiếu thốn, chuồng

chật chội, kém vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh giun xoăn dạmúi khế

Trang 14

Thói quen ăn uống trên đồng cỏ, bãi chăn cũng giúp cho sự xâm nhập củagiun xoăn dạ múi khế vào cơ thể ký chủ Mùa chăn ngoài đồng cỏ dài hay ngắncũng ảnh hường đến cường độ cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế Trái lại, dinhdưỡng đầy đủ có thể làm cho bệnh giun xoăn dạ múi khế phát nhẹ hay không phátđược, có thể làm cho tuổi thọ của giun xoăn dạ múi khế giảm, thậm chí bản thântrâu, bò có thể tống giun xoăn dạ múi khế ra ngoài

Tính miễn dịch tự nhiên của gia súc cũng như tính miễn dịch thu được đốivới bệnh ký sinh trùng thường thay đổi theo hoàn cảnh môi truờng Do đó cần phải

có các biện pháp chăn nuôi, phòng bệnh tốt, cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm tăngcường sức miễn dịch của cơ thể gia súc với bệnh

Giun xoăn dạ múi khế khi vào cơ thể ký chủ gặp phải hai loại tác động sau:

Một là, những tế bào di động cùa ký chủ tấn công ấu trùng và có thể tiêu diệt

chúng bằng cơ năng thực bào Nếu hiệu quà thực bào không đầy đủ thì sinh ranhững phản ứng tế bào Phản ứng thường thấy nhất là viêm và tăng sinh bạch cầuEosin Những phản ứng khác là: tổ chức bị biến đổi, các tế bào nhiễm trùng to lênhoặc phát triển quá mức gây thành những ung

Phản ứng biến thái cho thấy sự đáp ứng của cơ thể với kháng nguyên: Lấygiun trưởng thành chế kháng nguyên, cho vào nước sinh lý, thêm 0,5% clorofoc, lọcqua rây lọc, bỏ cặn Để nước sinh lý bốc hơi, lấy chất lắng cặn Pha loãng 1:10 Lấy0,2ml kháng nguyên tiêm dưới da gốc đuôi Sau 15-20 phút chỗ tiêm sưng, sau 2 -2,5 giờ đường kính chỗ tiêm sưng 2,0 - 3,6cm là dương tính, đường kính dưới 1cm

là âm tính

Hai là, kháng nguyên (bản thân giun) kích thích cơ thể sản sinh kháng thể,

có thể gây cho ký chủ tính miễn dịch, hoặc trạng thái quá mẫn

Hệ thống miễn dịch trong dạ dày và ruột gia súc bao gồm: Các tế bào thựcthể, các tế bào điều hoà miễn dịch, các tế bào đáp ứng miễn dịch Lympho được tạo

ra từ nhiều tổ chức khác nhau như: hạch hạnh nhân, mảng payer Mảng payer đóngvai trò quan trọng trong việc tổng hợp IgA và tiểu quần thể lympho B là nhữngthành phần quan trọng trong việc điều tiết IgA Các đại thực bào đóng vai trò hếtsức đặc biệt trong việc tạo ra miễn dịch đặc hiệu, nó tiếp nhận kháng nguyên, chia

Trang 15

cắt kháng nguyên thành siêu kháng nguyên, rồi trình diện cho các tế bào có thẩmquyền miễn dịch Các tế bào lympho B có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khángthể dịch thể Các tế bào lympho B sau khi nhận kháng nguyên chia ra làm hai nhóm:một nhóm tạo ra kháng thể đặc hiệu để kháng ký sinh trùng, một nhóm sẽ có vai trò

là các tế bào có "trí nhớ miễn dịch” để khi ký sinh trùng xâm nhập vào lần sau thìkháng thể được sinh ra nhanh hơn và nhiều hơn

Từ những yếu tố trên cho thấy, cường độ miễn dịch với bệnh không đồngđều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài gây bệnh, hình thức xâm nhập vào cơ thể

và tình trạng sức khoẻ của vật nuôi Vật nuôi trưởng thành khoẻ mạnh có đáp ứngmiễn dịch tốt hơn khi con non và ốm đau

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại cùa ẩu trùng giun xoăn dạ múi khế ở ngoại cảnh và nhiễm vào vật chủ

Bệnh giun xoăn dạ múi khế có liên quan tới điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa

vụ và tuổi con vật Nginyi J M (2001), Peter J.W và cs (2005), Lê Hữu Khương(2005), Muhammad F Q (2007) cho biết, bệnh giun xoăn thường thấy vào nhữngnăm mưa nhiều và súc vật chăn thà trên đồng cỏ ẩm ướt thì nhiễm nặng hơn súc vậtchăn thà trên đồng cỏ khô ráo

Theo tài liệu cùa Ulianov X D (1953) và Bogdanov A G (1956), gia súcmắc bệnh nhiều nhất vào mùa xuân, giảm dần vào các tháng mùa hè, rồi lại tăng lênvào mùa thu Súc vật tất cả các lứa tuổi đều nhiễm bệnh, nhưng cảm nhiễm nhiềuhơn ở gia súc non và duới 1 năm tuổi (Skrjabin và cs, 1963)

Dẫn liệu của Bexxonov A X (1958) cho thấy, ở trên đồng cỏ, trứng và ấu

trùng không cảm nhiễm của O ostertagi sẽ chết vào mùa đông, còn ấu trùng cảm

nhiễm của giun này sẽ sống đuợc qua mùa đông và vẫn giữ được hoạt tính Thời

gian duy trì khả năng sống cùa ấu trùng cảm nhiễm của O ostertagi trên đồng cỏ có

thể tới 1 năm

Skrjabin và cs (1963) cho biết: Ở giai đoạn III , ấu trùng có sức đề kháng đặc

biệt Chúng chết trong môi trường ẩm khi nhiệt độ 50°C và trong môi trường khô

khi 60°C Những ấu trùng này đặc biệt chịu được sự khô hạn Khi khô hạn, chúng

có thể ở trong trạng thái tiềm sinh trên 1 năm rưỡi Đối với các chất tiêu độc, ấu

Trang 16

trùng cũng rất bền vững: dung dịch creolin 2 - 3%, lizol và các chất khác không giếtđuợc ấu trùng Ấu trùng chết trong dung dịch axit cacbonic 5% không tinh khiết.

Vào mùa đông, ấu trùng ở trên đồng cỏ thường bị chết Mùa hè, ấu trùngcũng có thể bị chết dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao

Nếu vào thời gian ấu trùng chui ra khỏi phân, môi trường xung quanh phân

ẩm thì ấu trùng có khả năng bò lên phía trên theo vật ẩm đó Nếu phân ở trong cỏthì ấu trùng sẽ chuyển động theo những ngọn cỏ ở xung quanh Quá trình chuyểnđộng thẳng đứng theo ngọn cỏ xảy ra càng nhanh hơn nữa ờ những nơi đồng cỏthấp, trong các mùa vụ ẩm ướt, trong thời gian mưa nhiều, trong sương mù và khi

có nhiều sương xuống Để ấu trùng có thể bò theo ngọn cỏ không cần phải có lượng

ẩm nhiều, mà chỉ cần một lớp ẩm rất ít bọc trên cỏ cũng đã đủ cho ấu trùng chuyểnđộng Khi độ ẩm cao, ấu trùng không có khả năng bám vào cỏ mà rơi xuống cùngvới nước và được nước mang đến những nơi thấp hơn Bời vậy, tất cả những nơiđồng cỏ thấp, đầm lầy và các vũng đọng nước mưa là những nơi chính làm cho trâu,

bò, dê, cừu nhiễm Haemonchus.

Trong những điều kiện bất lợi (khô hoặc quá ướt) thì ấu trùng cảm nhiễmcuộn tròn lại Nếu ấu trùng bị khô (mặc dù trong thời gian dài) được làm ẩm ướt thìchỉ sau 20 - 30 phút, ấu trùng sẽ sống trở lại, duỗi thẳng và tiếp tục di chuyển theongọn cỏ Ấu trùng giai đoạn III, mặc dù không ăn uống gì, trong điều kiện môitrường ẩm vẫn có khả năng sống tới 3 - 4 tháng

Sousby (1982) cho rằng, nhìn chung, sự phát triển của các giun xoăn họ

Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ngoài ngoại cảnh) phụ thuộc vào

điều kiện khí hậu Ờ nước Anh, ấu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễmtrong 2 tuần, nhưng thường thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu Súc vật nhai lạinhiễm giun ở tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiễm nhiều và nặng hơn ờ nhữngtháng mùa hè ấm và ẩm

Để biết sự phân bố giun xoăn theo mùa, Wahab đã đếm số lượng trứng giun

ờ phân dê tại các trang trại ở Penang (Malaysia) Tác già thấy giun xuất hiện caođiểm ở những tháng có lượng mưa cao (những nhân tố khác như nhiệt độ, độ ẩmthay đổi rất ít trong suốt thời gian nghiên cứu) Môi trường nhiệt đới ẩm ở vùng này

Trang 17

rất thuận lợi cho sự phát triển của giun Trichostrongylus, Haemonchus và một số giun ký sinh ờ ruột (Oesophagostomum, Bunostomum) Trong đó, giống Haemonchus là phổ biến nhất ở cả hai trang trại (Wahab A Rahman, 1995).

Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh giun sán ờ gia súc nhai lại nhỏ, TeklyeBekele (1993) cho biết, giun tròn đuờng tiêu hoá, giun phổi và sán lá gan là nhữnggiun sán ký sinh chủ yếu ở gia súc nhai lại nhỏ tại những vùng sinh thái khác nhau ởvùng Saharao - Châu Phi

Vào mùa mưa, tỷ lệ lây nhiễm và tần số xuất hiện các loài H contortus, O columbianum, Trichostrongylus spp., Coopería spp thường cao trong năm Bệnh

giun xoăn trở nên nghiêm trọng ở những vùng ẩm, nửa ẩm và vùng trung du - miền

núi của châu Phi.

Theo Owen J (1989), tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ờ trâu bò cao nhất

vào tháng 8, các loài phát hiện chủ yếu thuộc giống Cooperia và Ostertagia.

Những nơi tập trung vật nuôi và các đồng cỏ là những nơi bị ô nhiễm mầmbệnh cao Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, chiến lược kiểm soát các loài giunđường ruột của súc vật nhai lại cần được tiến hành để bào vệ vật nuôi trong cáctháng mùa hè ẩm ướt; đồng thời tẩy giun cho những vật nuôi trường thành và dưới 1năm tuổi vào cuối mùa hè, đầu mùa đông để vật nuôi có thề không bị nhiễm giun,hoặc tỷ lệ nhiễm tối thiểu trong các tháng mùa đông và mùa hè (Joshi BÒ R., 1996)

Sau hàng loạt những nghiên cứu trên đồng cỏ về dịch tễ học, Joshi thấy rằng:

trong 18 loài giun được phát hiện thì loài Trichostrongylus spp và Ostertagia spp phổ biến nhất ở súc vật nhai lại chăn thả di trú theo mùa, còn loài Haemonchus spp.

phổ biến ở súc vật nhai lại chăn thả không di trú theo mùa Tỷ lệ nhiễm giun ở vậtnuôi di trú theo mùa cao hơn ở vật nuôi không di trú theo mùa, nhưng số lượngtrứng giun/g phân nhìn chung lại thấp hơn Số lượng trứng giun trong phân chỉ rarằng: giai đoạn truyền bệnh chủ yếu là từ tháng 4 - 1 0 (Joshi BÒ R., 1996)

Tiếp theo những công trình nghiên cứu trên, Joshi BÒ R., 1997 tiếp tụcnghiên cứu về dịch tễ học của sự lây nhiễm giun tròn đường ruột ở cừu và dê Tácgiả cho biết: Ở Nepal có khoảng 65% số cừu và 35% số dê được chăn thả cùng đàn

Chúng luôn được di chuyển nơi chăn thả theo mùa Về mùa đông và những tháng hè

Ngày đăng: 10/05/2016, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Văn Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạmúi khế trâu, bò ở hai huyện của tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị
Tác giả: Đào Văn Cường
Năm: 2011
2. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y, "NXB Nôngnghiệp
Tác giả: Phạm Văn Khuê, Phan Lục
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp"
Năm: 1996
3. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghịêp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ký sinh trùng thú y, NXB
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên
Nhà XB: NXB "Nông nghịêp
Năm: 1999
4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 2008
5. Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Đức (2010), “Tình hình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ớ trâu bò, sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ờ ngoại cảnh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVII, số 1/2010, tr. 62 - 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìnhhình nhiễm giun xoăn dạ múi khế ớ trâu bò, sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun ờ ngoạicảnh
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Đức
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dành cho đào tạo sau đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Lan (2011)", Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở giacầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dành cho đào tạo sau đạihọc)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2011
7. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (Giáo trình dành cho bậc đại học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Lan (2012)", Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y(Giáo trình dành cho bậc đại học)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2012
9. Johanes Kaufmann (1996), Parasitic infections of Domestic Animals: a diagnotic Basel manual, Boston, Berlin, Birkhauser.III. TÀI LIỆU TỪ INTERNET Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w