BÀI GIẢNG MÔN HỌC, CÔNG NGHỆ MAY 2, TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
144/24 Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Tel : 84.8.5120 254, Fax : 84.8.5120 786, Website : www.hutech.edu.vn
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH HỌC : CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG
BÀI GIẢNG
Môn Học : CÔNG NGHỆ MAY 2
Giảng viên chuẩn bị : GV NGUYỄN THỊ NGỌC QUYÊN
TP HỒ CHÍ MINH Ngày 01 tháng 12 năm 2005
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHDL KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc *******
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO : Kỹ Sư Công Nghệ May & Thiết Kế Thời Trang
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Tên học phần : Công nghệ may 2
2 Số đơn vị học trình : 3 ( 45 tiết )
3 Trình độ : sinh viên năm thứ 3
4 Phân bổ thời gian : lên lớp 100%
5 Điều kiện tiên quyết : sinh viên đã học xong môn học công nghệ may 1
6 Mục tiêu :
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về công nghệ may – cụ thể là công đọan chuẩn bị sản xuất mà sinh viên đã được giới thiệu ở phần công nghệ may 1 nhằm giúp sinh viên có khả năng thực hiện và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, năng suất liên quan trong thực tế sản xuất
- Bước đầu hình thành cho sinh viên quen dần với tác phong của nhân viên phụ trách kỹ thuật và năng suất tại 1 doanh nghiệp may
7 Mô tả vắn tắt nội dung :
Sinh viên được học chuyên sâu công tác chuẩn bị sản xuất đã được giới thiệu khái quát ở môn công nghệ may 1 và thực hiện luyện tập những nội dung sau :
- Nhảy cỡ vóc
- Ghép cỡ vóc + giác sơ đồ
- Tính định mức nguyên phụ liệu + cân đối nguyên phụ liệu
- Thiết kế dây chuyền may
Lập quy trình may
Lập sơ đồ nhánh cây
Lập quy trình công nghệ
Cân đối các vị trí làm việc ( ghép lao động )
Bố trí chuyền may
Thiết kế mặt bằng phân xưởng
8 Nhiệm vụ của sinh viên :
- Trước khi đến lớp : sinh viên đọc trước bài giảng và tài liệu tham khảo liên quan
đến môn học
- Vào lớp : nghe giảng, luyện tập theo đề bài giáo viên đưa ra
- Về nhà : làm bài tập ở nhà
9 Tài liệu học tập :
- Tài liệu chính : Bài giảng công nghệ may 2 của giáo viên phụ trách giảng dạy
Trang 3* Juki Coroporation – Sách hướng dẫn về quá trình phát triển công tác quản lý
* ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật – Công nghệ may
* ĐH Bách Khoa – Thiết kế dây chuyền may
* Công ty may Việt Tiến – Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
* Công ty may Sài Gòn 2 – Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
* Công ty may Nhà Bè – Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
10 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên :
- Thi cuối khóa và làm bài tập
11 Thang điểm : thang điểm 10 được phân bố như sau
- Thi viết : 80% số điểm
- Điểm bài tập : 20% số điểm
12 Nội dung chi tiết học phần :
Oân tập công nghệ may
Nhảy cỡ vóc + luyện tập
Ghép cỡ vóc + giác sơ đồ + luyện tập
Tính định mức nguyên phụ liệu + cân đối nguyên phụ liệu +
luyện tập
Thiết kế dây chuyền may
Lập quy trình may
Lập sơ đồ nhánh cây
Thiết kế dây chuyền công nghệ – cân đối lao động
Bố trí dây chuyền may
Thiết kế mặt bằng phân xưởng
Luyện tập thiết kế chuyền
235520
55
45 tiết
13 Ngày phê duyệt : 05/09/2005
14 Cấp phê duyệt :
Trang 4GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY
NỘI DUNG MÔN CÔNG NGHỆ MAY 2
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
VỀ THIẾT KẾ
Nhảy cỡ vóc Giác sơ đồ + Ghép tỷ lệ cỡ vóc
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
VỀ CÔNG NGHỆ
Tính định mức + Cân đối nguyên phụ liệu Thiết kế dây chuyền may
Trang 5CHƯƠNG I NHẢY CỠ VÓC
MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, Sinh viên có thể
- Thực hiện nhảy cỡ vóc tất cả các chủng loại sản phẩm
DÀN BÀI
I Khái niệm
II Cơ sở tiến hành nhảy mẫu
III Các bước tiến hành nhảy mẫu
IV Công thức tính cự ly dịch chuyển
V Luyện tập
Hình Nhảy cỡ vóc bằng hệ thống CAD/CAM
Trang 6I KHÁI NIỆM
- Từ cỡ vóc trung bình, tiến hành phóng to hay thu nhỏ các vóc còn lại theo đúng thông số kích thước và kiểu dáng mẫu ( nhảy cỡ vóc hay còn gọi là nhảy mẫu hoặc nhảy size )
II CƠ SỞ TIẾN HÀNH NHẢY MẪU
- Bảng thông số kích thước tất cả các cỡ vóc của mã hàng sẽ sản xuất
- Các điểm của mẫu cần dịch chuyển
- Cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển ở các điểm chuẩn
CỰ LY DỊCH CHUYỂN PHỤ THUỘC
- Sự biến thiên kích thước giữa các cỡ vóc khác nhau trong bảng thông số
- Cấu trúc chia cắt của thiết kế
- Di chuyển theo 2 trục chuẩn : Trục ngang –x (nhảy cỡ), trục dọc – y (nhảy vóc)
- 2 trục di chuyển trùng 2 trục chính của thiết kế
- Điểm di chuyển theo hướng dọc, ngang hoặc 2 hướng ( đường chéo hình chữ nhật)
III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NHẢY MẪU
- Phân tích bảng thông số, tính độ biến thiên thông số giữa các vóc
- Thiết kế bộ mẫu size trung bình và kiểm tra bộ mẫu vừa thiết kế
- Tìm cự ly & hướng dịch chuyển
- Nối các điểm dịch chuyển theo dáng của mẫu
- Kiểm tra lại thông số kích thước
- Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm bộ mẫu vừa ra
IV CÔNG THỨC TÍNH CỰ LY DỊCH CHUYỂN
Tuỳ thuộc vào công thức thiết kế
Trang 7Ví dụ : Áo sơ mi
- Vào cổ = Δ vòng cổ / 5 ( Công thức thiết kế vào cổ = 1 / 5 vòng cổ )
- Hạ cổ = Δ vòng cổ / 5
- Ngang vai = Δ rộng vai / 2
- Ngang ngực = Δ vòng ngực / 4
- Hạ vai = Δ rộng vai / 10
Ví dụ : Quần tây
- Ngang eo = Δ vòng eo / 4 ( Công thức thiết kế ngang eo eo = 1 / 4 vòng eo )
- Hạ đáy = Δ vòng mông / 4
- Ngang đáy = Δ vòng mông / 4
V LUYỆN TẬP :
1 Hãy thực hiện nhảy cỡ vóc sản phẩm quần short đồng phục học sinh cấp 1 :
Trang 8CHƯƠNG II GIÁC SƠ ĐỒ
MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, Sinh viên có thể
- Thực hiện ghép tỷ lệ cỡ vóc
- Thực hiện giác sơ đồ tất cả chủng loại sản phẩm đối với các kiểu nguyên liệu khác nhau, kiểu sơ đồ khác nhau
DÀN BÀI
I Khái niệm
II Các yêu cầu chung khi giác sơ đồ
III Hiệu suất giác sơ đồ
IV Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất giác sơ đồ
V Ghép tỷ lệ cỡ vóc
VI Ví dụ
VII Luyện tập
VIII Các hình thức giác sơ đồ
IX Dụng cụ, thiết bị giác sơ đồ
X Cơ sở để giác sơ đồ
XI Các bước tiến hành giác sơ đồ bằng tay
XII Giác sơ đồ vi tính
XIII Luyện tập
Trang 9Hình Bộ phận giác sơ đồ vi tính
I KHÁI NIỆM :
- Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho chi tiết của sản phẩm để sắp xếp lên một tờ giấy có khổ giấy tượng trưng cho khổ vải nhằm mục đích tiết kiệm nhiều nguyên liệu nhất
Trang 10II CÁC YÊU CẦU CHUNG KHI GSĐ
- Phù hợp tính chất nguyên phụ liệu
- Biết được định mức sơ đồ ban đầu
- Số lượng cỡ vóc, số lượng chi tiết trên sơ đồ
- Đảm bảo độ vuông góc của sơ đồ
- Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải từ 1cm – 2cm tuỳ biên vải
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như canh sợi, hướng sợi, chiều các chi tiết đối xứng
- Sơ đồ không có khoảng trống bất hợp lý
III HIỆU SUẤT GIÁC SƠ ĐỒ
- Hiệu suất giác sơ đồ ( phần trăm hữu ích ) là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích bộ mẫu với diện tích sơ đồ
- Công thức
100
x Ssd
Ssd
Sm Ssd
• PHƯƠNG PHÁP TÍNH DIỆN TÍCH BỘ MẪU :
a Đo bằng máy đo diện tích :
- Dùng máy rà quét trên bề mặt các chi tiết để tính diện tích của từng chi tiết rồi
cộng tổng diện tích các chi tiết để có được diện tích bộ mẫu
b Tính tóan hình học :
- Tính diện tích sử dụng của các chi tiết trên mặt phẳng bằng cách chia mẫu ra
nhiều hình nhỏ, áp dụng các công thức tính diện tích hình học để tính Sau đó cộng diện tích tòan bộ mẫu để có tổng diện tích sử dụng
c Cân khối lượng
Cân tính khối lượng suy ra diện tích bộ mẫu : tỷ lệ khối lượng các chi tiết với khối lượng bộ mẫu cũng bằng tỷ lệ giửa diện tích các chi tiết với diện tích bộ mẫu
1
2 1 2
1 2
1
M
M S S
S M
Trang 11M2 : khối lượng bộ mẫu
S1 : diện tích chi tiết đã được đem cân
S2 : diện tích bộ mẫu
- Điều kiện thực hiện : khối lượng riêng của bìa cứng sai biệt không đáng kể và cân được chọn phải có độ chính xác cao
IV CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT GIÁC SƠ ĐỒ
- Kiểu dáng của sản phẩm
- Số lượng cỡ vóc
- Tính chất vải
- Kinh nghiệm và trình độ của người giác sơ đồ
- Mặt bằng nhà xưởng
- Tâm sinh lý người giác sơ đồ
V GHÉP TỶ LỆ CỠ VÓC
1 KHÁI NIỆM :
- Chọn tất cả các chi tiết từ 2 cỡ vóc trở lên giác chung vào 1 sơ đồ sao cho tiết kiệm được nhiều nguyên liệu nhất
2 MỤC ĐÍCH :
- Tiết kiệm nguyên liệu
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm số sơ đồ phải giác
3 PHƯƠNG PHÁP GHÉP :
Có 2 phương pháp :
- Phương pháp trừ lùi
- Phương pháp tính bình quân gia quyền
a PHƯƠNG PHÁP TRỪ LÙI ( phương pháp tìm ước số chung nhỏ nhất )
- Từ mặt bằng giác sơ đồ thực tế, xác định số sản phẩm tối đa có thể giác
- Trong bảng tác nghiệp của mã hàng, chọn ghép các cỡ vóc có sản lượng cao nhất (số cỡ vóc này phải nhỏ hơn hoặc bằng số sản phẩm tối đa có thể giác )
- Lấy sản lượng của cỡ vóc có sản lượng thấp nhất trong số các cỡ vóc được chọn để làm số trừ ( ước số chung nhỏ nhất ) Các sản lượng của các cỡ vóc còn lại được xem là số bị trừ Sơ đồ thứ nhất sẽ là sơ đồ được ghép tất cả các cỡ vóc được chọn ra
- Số sản phẩm dư ra sau phép tính trừ sẽ được để lại cho các sơ đồ kế tiếp
- Quy trình cứ thế tiếp tục cho đến khi ta triệt tiêu tất cả sản lượng của mã hàng
- Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỷ lệ cỡ vóc mà mã hàng yêu cầu hay chưa
b PHƯƠNG PHÁP TÍNH BÌNH QUÂN GIA QUYỀN
- Từ mặt bằng và yêu cầu thực tế để xác định số sản phẩm tối đa có thể giác
- Kiểm tra xem số cỡ vóc trong bảng tỷ lệ cỡ vóc là số chẵn hay số lẻ
Trang 12Nếu là số chẵn thì ta tiến hành ghép lần lượt các cỡ vóc nhỏ nhất với các cỡ vóc
lớn nhất, rồi ghép các cỡ vóc trung bình lại với nhau để có những sơ đồ đầu tiên
Nếu là số lẽ thì ta cũng lần lượt ghép các cỡ vóc lớn nhất với các cỡ vóc nhỏ
nhất để có các sơ đồ đầu tiên, rồi xử lý sản lượng của cỡ vóc ở giữa theo số chẵn
để giải quyết hết sản lượng của cỡ vóc này
- Quan sát các sản lượng dư ra từ các sơ đồ đã ghép ở trên để lựa chọn số cỡ vóc
sẽ ghép cho các sơ đồ cuối sao cho số sơ đồ này là ít nhất, tiết kiệm được thời
gian, tiết kiệm được nguyên liệu và triệt tiêu được vải đầu tấm, đầu khúc
- Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỷ lệ cỡ vóc mà
mã hàng đã yêu cầu hay chưa
4 NGUYÊN TẮC GHÉP TỶ LỆ CỠ VÓC
- Ít sơ đồ nhất
- Phải có sơ đồ đầu khúc
VI VÍ DỤ :
Ghép tỷ lệ cỡ vóc mã hàng áo jacket HP-94136 theo bảng tỷ lệ cỡ vóc như sau
(giác tối đa 2 sản phẩm / sơ đồ )
a Giải cách 1 – theo phương pháp trừ lùi :
Xét màu Yellow :
Sơ đồ 3 S + XXL 96 sp ( dư 1 sp size S ) 48 lớp
966 sản phẩm
Xét màu Gray :
Sơ đồ 3 S + XXL 88 sp ( dư 1 sp size S ) 44 lớp
886 sản phẩm Vậy qua 6 sơ đồ của cả 3 màu, tổng số sản phẩm đã ghép là 966 + 886 = 1852 sp
Thực ra ở bài tóan này ta chỉ ghép tỷ lệ cỡ vóc 3 sơ đồ mà thôi, đó là :
Sơ đồ 1 M + L 1108 sp Với 554 lớp gồm 289 (Yellow) và 265 (gray)
Sơ đồ 2 S + XL 560 sp Với 280 lớp gồm 146 (Yellow) và 134 (gray)
Sơ đồ 3 S + XXL 184 sp Với 92 lớp gồm 48 (Yellow) và 44(gray)
b Giải cách 2 – theo phương pháp bình quân gia quyền :
Trang 13Đây là bảng tác nghiệp cỡ vóc của mã hàng có số cỡ vóc là số lẻ Ta tiến hành
184 + 560 + 556 + 548 + 4 = 1582 sản phẩm
VII LUYỆN TẬP :
1 Cho bảng tác nghiệp sau :
Hãy thực hiện ghép tỷ lệ cỡ vóc và tính số bàn cắt, số lớp vải cần trải cho mỗi sơ đồ
Biết 1 bàn trải vải tối đa là 60 lớp và số sản phẩm trên 1 sơ đồ không quá 4 size Ghép
bằng phương pháp trừ lùi
2 Cho bảng tác nghiệp sau :
Trang 14Hãy thực hiện ghép tỷ lệ cỡ vóc và tính số bàn cắt, số lớp vải cần trải cho mỗi sơ đồ Biết 1 bàn trải vải tối đa là 60 lớp và số sản phẩm trên 1 sơ đồ không quá 4 size Ghép bằng phương pháp bình quân gia quyền
VIII CÁC HÌNH THỨC GIÁC SƠ ĐỒ
1 Theo tỷ lệ :
- Sơ đồ gốc ( tỷ lệ 1:1 )
- Giác sơ đồ bằng mẫu thu nhỏ tỷ lệ 1/2, 1/5, 1/10, 1/20
2 Theo tính chất vải
- Vải trơn đồng màu ( uni ), hoa văn tự do
- Vải hoa văn 1 chiều hay có tuyết 1 chiều
- Vải hoa văn có chu kỳ
3 Theo cách xếp đặt chi tiết trên sơ đồ
- Sơ đồ bắt mép
- Sơ đồ giác bổ ngực
- Giác tay ke đỉnh
- Giác thân bán sườn
- Sơ đồ cụm : thẳng canh sợi, cùng chiều, chi tiết lắp ráp trên sản phẩm phải gần nhau
- Sơ đồ 1 chiều
- Sơ đồ 1 hướng
IX DỤNG CỤ, THIẾT BỊ GIÁC SƠ ĐỒ
- Bàn giác sơ đồ
- Giấy giác sơ đồ
- Các loại thước
- Các loai bút
- Kéo, kim ghim, vật nặng chặn sơ đồ, giấy cacbon
- Máy tính, sổ tay
X CƠ SỞ ĐỂ GIÁC SƠ ĐỒ : dựa vào
- Bảng thống kê chi tiết của sản phẩm
- Tác nghiệp giác sơ đồ
- Mẫu rập
Trang 15• Mẫu phiếu thống kê chi tiết
Hướng dẫn giác sơ đồ
Ngày …… tháng … năm
• Mẫu phiếu tác nghiệp giác sơ đồ
Công ty may : …
Xí nghiệp : …
BẢNG TÁC NGHIỆP GIÁC SƠ ĐỒ
Khách hàng : ……….Mã hàng : ……… Sản lượng :
………
Stt Tỷ lệ size / sơ đồ Khổ
vải Số sơ
đồ
Sản lượng /
sơ đồ
Định mức công ty
Định mức thực tế
Tên người giác
Ngày … tháng … năm …
TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN CBSX
Trang 16XI CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GSĐ BẰNG TAY
1 Chuẩn bị giấy giác sơ đồ
- Căn cứ vào bảng tác nghiệp giác sơ đồ để :
Xác định khổ giấy theo khổ vải sao cho khổ giấy lớn hơn khổ vải
Xác định lọai sơ đồ, số lượng, định mức sơ đồ để chuẩn bị giấy giác sơ đồ
- Trải giấy lên bàn giác sơ đồ sao cho :
Mỗi lần trải không quá 5 lơp giấy
Các lớp giấy được trải chồng khít lên nhau, giữa 2 lớp giấy là giấy than ( giấy cacbon )
- Vuốt phẳng mặt giấy và dùng kẹp giấy hoặc kim bấm kẹp các lớp giấy lại với nhau
2 Lấy dấu 2 đầu sơ đồ
- Dùng êke kẻ vuông góc ngang qua khổ giấy ở một đầu
Dựa vào định mức của Công ty để làm dấu tạm ở đầu còn lại bằng cây thước đặt ngang khổ sơ đồ ( sau khi giác xong mới kẻ đầu bàn )
3 Lấy dấu khổ sơ đồ
− Lấy một bên mép giấy làm chuẩn
Đặt thước đo vuông góc với mép chuẩn để lấy dấu khổ sơ đồ theo khổ vải
Lấy dấu từng đoạn 80-100cm teo chiều dài
Dùng thước kẻ nối thẳng các dấu đã lấy với nhau để tạo thành đường biên sơ đồ còn lại
4 Kiểm tra rập
− Kiểm tra tên chi tiết, ký hiệu, tên mã hàng đối chiếu với phiếu thống kê chi tiết
− Kiểm tra số lượng chi tiết, số lượng cỡ vóc đồng thời kiểm tra đối xứng của từng cặp chi tiết đối xứg
5 Giác sơ đồ
− Tất cả các mặt rập chi tiết có ký hiệu phải lật lên trên
− Sắp xếp các chi tiết rập vào trong khung sơ đồ, sao cho
Lớn trước, nhỏ sau
Đường canh sợi trên rập phải song song với đường biên sơ đồ
Chiều hướng của rập phải tuân thủ theo hướng dẫn của bảng thống kê chi tiết
Sơ đồ sau khi xếp xong tòan bộ các chi tiết phải kín và không được vượt quá định mức cho phép
− Kiểm tra lại số lượng chi tiết, các hướng và chiều canh sợi của từng chi tiết, chiều dài sơ đồ theo phiếu tác nghiệp giác sơ đồ
− Dùng viết vẽ sơ đồ theo hình các chi tiết rập đã đặt trên sơ đồ, sao cho
Đường canh sợi của chi tiết rập phải song song với biên sơ đồ
Đường vẽ phải sát mép rập
Vẽ và chấm đầy đủ các dấu dùi, dấu khoan theo như rập
Sau khi vẽ xong một chi tiết phải ghi ngay ký hiệu của chi tiết đó lên sơ đồ
Trang 17− Kiểm tra lại số lượng chi tiết của từng cỡ vóc từng lọai, hướng canh sợi, các chi tiết đối xứng
− Đo chiều dài sơ đồ để ghi số tiêu hao vào sơ đồ
− Ghi rõ vào sơ đồ các ký hiệu mã hàng và số lượng sản phẩm, khổ sơ đồ, ký hiệu vải, các đặc điểm của sơ đồ, tên người giác, ngày giác
− Ghi rõ chiều dài sơ đồ, định mức của sản phẩm trong sơ đồ, tên người giác vào phiếu tác nghiệp giác sơ đồ
6 Kiểm tra tiêu hao sơ đồ
− Sau khi giác đủ số sơ đồ theo phiếu tác nghiệp giác sơ đồ, cộng tất cả tiêu hao của từng sơ đồ và chia với tổng số sản phẩm lấy định mức bình quân và đối chiếu với định mức của khách hàng
− Nếu định mức bình quân tăng so với định mức khách hàng thì phải báo với cán bộ phụ trách để làm việc với khách hàng
7 Lưu trữ sơ đồ
− Mỗi lọai sơ đồ phải lưu trữ lại một bản cho đến khi đơn hàng đã sản xuất xong
XII GIÁC SƠ ĐỒ VI TÍNH
− Giác sơ đồ vi tính bằng phần mềm chuyên dùng như phần mền giác sơ đồ của hãng Accumark, Gerber
XIII LUYỆN TẬP
− Hãy thực hiện giác 1 sơ đồ 1 chiều, 1 sơ đồ 1 hướng theo rập , định mức và khổ vải cho sẵn
Trang 18CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ
LIỆU – CÂN ĐỐI NHU CẦU NGUYÊN PHỤ LIỆU
MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, Sinh viên có thể
- Tính được định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
- Thực hiện cân đối nhu cầu nguyên phụ liệu
DÀN BÀI
I Khái niệm định mức nguyên phụ liệu
II Các loại định mức
III Tính định mức nguyên liệu
IV Tính định mức tiêu hao phụ liệu
V Bảng định mức nguyên phụ liệu
VI Cân đối nhu cầu nguyên phụ liệu
I KHÁI NIỆM ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU :
- Là số nguyên phụ liệu cần thiết để tiến hành cắt may hoàn chỉnh 1 sản phẩm vóc trung bình đại diện cho các cỡ vóc của mã hàng nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu
II CÁC LỌAI ĐỊNH MỨC :
- Định mức kỹ thuật
- Định mức cấp phát
- Định mức tiêu chuẩn hóa chỉ đạo
III TÍNH ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU :
1 Phương pháp :
a Phương pháp thống kê :
- Sau khi làm xong 1 mã hàng, ta lưu lại định mức giác sơ đồ của mã hàng Dựa vào đó để xác định định mức của mã hàng có kết cấu tương đương
- Kinh nghiệm cho thấy : nếu giác cùng 1 cỡ trên 2 khổ vải chênh lệch nhau 1 cm thì chiều dài của sơ đồ có khổ vải nhỏ hơn sẽ dài hơn chiều dài sơ đồ của khổ lớn hơn từ 4 đến 5 cm
- Nếu giác sơ đồ trên cùng 1 khổ vải mà 2 cỡ liên tiếp nhau, thì sơ đồ cỡ lớn hơn sẽ có chiều dài lớn hơn 10 đến 15cm tùy theo độ chênh lệch cỡ nhiều hay ít
- Nếu áo sơ mi cỡ 39-40 là cỡ chuẩn và có hệ số là 1 thì các cỡ khác có hệ số đối với hệ số chuẩn như sau :
Cỡ 35-36 Có hệ số 0.93
Cỡ 37-38 Có hệ số 0.96
Trang 19Cỡ 39-40 Có hệ số 1
Cỡ 41-42 Có hệ số 1.03
Cỡ 43-44 Có hệ số 1.08
Cỡ 45-46 Có hệ số 1.12
Cỡ 47-48 Có hệ số 1.16
Cỡ 49-50 Có hệ số 1.19
- Từ hệ số này, ta tính tóan sẽ biết được mức tiêu hao nguyên liệu của từng cỡ vóc và lô hàng
b Phương pháp tính theo sơ đồ :
- Sơ đồ giác đã đạt yêu cầu thì số đo chiều dài thực tế của 1 sơ đồ sẽ là mức tiêu hao nguyên liệu
- Nhưng khi tính tiêu hao nguyên liệu cho trải vải phải cộng thêm tiêu hao đầu bàn khi trải vải
- Như vậy tiêu hao nguyên liệu cho 1 bàn trải vải được tính như sau :
Dbv = ( Dsd + Htv )n
Dbv : dài bàn vải
Dsd : dài sơ đồ
Htv : tiêu hao khi trải vải ( thường dao động từ 0,6 đến 1% )
- Tính định mức kỹ thuật :
m1 : Số lớp vải ứng với sơ đồ thứ 1
L1 : Chiều dài của sơ đồ thứ nhất
B1 : Hao phí đầu bàn
mn : Số lớp vải ứng với sơ đồ thứ n
Ln : Chiều dài của sơ đồ thứ n
A1 : Số lượng sản phẩm sơ đồ 1
An : Số lượng sản phẩm sơ đồ n
L1+B1 : Chiều dài bàn trải cho loại sơ đồ 1
m1(L1+B1) : Tiêu hao nguyên liệu cho sơ đồ 1
A1 + … +An : Số sản phẩm
- Thực tế, khi tính tiêu hao nguyên liệu cho phần trải vải, người ta còn tính thêm phần tiêu hao do thay thân, đổi màu khỏang 2 đến 2,5% chiều dài của bàn vải
- Đối với khách hàng thông thường khi tính định mức nguyên liệu, họ tính thêm phần trăm hao hụt là 3%
IV TÍNH ĐỊNH MỨC TIÊU HAO PHỤ LIỆU
ĐMkt = m1(L1+B1) + … + mn(Ln+B1)
A1+ … +An
Trang 20Các loại phụ liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc như : nút, chỉ, dây kéo, móc, khoen, nhãn, dây viền …
- Muốn tính định mức các lọai phụ liệu trong 1 sản phẩm phải phụ thuộc vào kết cấu của sản phẩm có bao nhiêu loại phụ liệu và số lượng từng loại phụ liệu
1 Đối với phụ liệu có đơn vị tính là chiếc, bộ, cặp ( nhãn, nút …) :
- Tính định mức bằng cách đếm số lượng từng lọai phụ liệu trên sản phẩm đó
2 Đối với phụ liệu có đơn vị tính là met, yard, inch ( như dây viền ), tính định mức bằng cách đo:
- Tính định mức bằng công thức :
D = chiều dài đo thực tế + đầu vào và đầu ra
Thường trong thực tế người ta chừa 5cm đầu vào và 5 cm đầu ra
3 Tính định mức chỉ may, chỉ vắt sổ … :
3.1 Phương pháp 1 Tính định mức chỉ theo phương pháp tính tiêu hao thực tế
a Tính cho 1 sản phẩm :
- Lấy 1 ống chỉ đã biết trước số m
- May 1 sản phẩm hòan tất
- Đo lại số chỉ dư để tính số m chỉ tiêu hao cho 1 sản phẩm
- Lưu ý : nếu sản phẩm sử dụng bao nhiêu lọai chỉ thì mỗi lọai chỉ sẽ lấy 1 ống chỉ để may
b Tính cho cả đơn hàng :
- May 1 sản phẩm cỡ nhỏ nhất và cỡ lớn nhất
- Gọi δm là số m chỉ tiêu hao chênh lệch giữa 2 cỡ liên tiếp nhau
Mn : số m chỉ tiêu hao cho cỡ lớn nhất M1 : số m chỉ tiêu hao cho cỡ nhỏ nhất
Trang 21n : là số lượng cỡ sản xuất
3.2 Phương pháp 2 Tính định mức chỉ theo chiều dài đường may chuẩn
- Khảo sát trên 1 m đường may của từng lọai máy
- Xem xét về độ dày nguyên liệu, mật độ mũi chỉ theo quy định
- Tháo cẩn thận ra và đo lại xem hết bao nhiêu m chỉ cho mỗi lọai đường may, ghi lại số m
- Chọn 1 sản phẩm size trung bình để tính định mức
- Xác định và liệt kê các đường may trên sản phẩm theo từng chủng loại thiết bị
- Vuốt thẳng các đường may khi đo hoặc đo cong theo đường may rồi cộng thêm phần dư chỉ đầu vào và đầu ra ( nếu máy không tự động cắt chỉ, ta cộng đầu vào và đầu ra khoảng 5cm cho mỗi đầu )
- Tiêu hao thực tế của đường may cố định ( theo tài liệu của Công Ty May Việt Tiến và Hiệp Hội May Mặc )
STT TÊN ĐƯỜNG MAY
CỐ ĐỊNH
SỐ LƯỢNG ĐƯỜNG MAY -
1
HỆ SỐ TIÊU HAO - 2
TIÊU HAO THỰC TẾ
6
Tổng tiêu hao thực tế các đường may cố định A = T1 + T2 + ……
- Tiêu hao thực tế các đường may chắp diễu ( theo tài liệu của Công Ty May Việt Tiến và Hiệp Hội May Mặc )
Trang 22STT TÊN ĐƯỜNG MAY CHIỀU DÀI
ĐƯỜNG MAY
-1
HỆ SỐ TIÊU HAO - 2
TIÊU HAO THỰC TẾ
1cm : 3.5-4mũi
1cm : 4.5-5mũi
1cm : 3.5-4mũi
1cm : 4.5-5mũi
1cm : 3.5-4mũi
1cm : 4.5-5mũi
0.41 0.127
0.43 0.133
0.53 0.163
0.47 0.145
0.56 0.176
0.6 m 0.14 m
0.67 0.127
0.77 0.178
0.76 0.144
0.765 0.1875
Tổng tiêu hao thực tế các đường may chắp diễu B = LT1 + LT2 + …
- ĐỊNH MỨC CHỈ KỸ THUẬT CỦA 1 SẢN PHẨM :
C = A + B
- Căn cứ tổng sản lượng mã hàng để tạm tính tổng số chỉ tiêu hao của mã
hàng đó, từ đó biết được tỷ lệ hao hụt cho phép
STT TỔNG SỐ CHỈ TIÊU HAO CHO 1 MÃ
Trang 23ĐỊNH MỨC CHỈ SẢN XUẤT CHO 1 SẢN PHẨM
D = C *( 100% + E %)
V BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU
XÍ NGHIỆP MAY ……
PHÒNG CBSX ……
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU
Khách hàng : ……… Mã hàng : ………
4 Cúc polyester 2 lỗ ( 11,5 mm ) 11 ( c )
5 Nhãn dệt Vicotex ( 6,5 x 1,4 cm ) 1 ( c )
6 Nhãn vóc + giặt ủi 1 ( c )
7 Nhãn giấy Vicotex 1 ( c )
10 Khoanh cổ giấy 1 ( c )
11 Bìa lưng BL5A (18,7 x 32,5 cm ) 1 ( c )
12 Bao nylon P.P ( in chữ Vicotex ) 1 ( c )
15 Nhãn cạnh hộp 1 ( c / hộp )
16 Thùng giấy TG3 (64 x 43 x 37 ) cm 20 ( sp / thùng )
17 Băng keo dán thùng 5,92 ( m )
18 Giấy chống ẩm ( khổ 0,9 m ) 0,2 ( Kg / thùng )
19 Đai nẹp nhựa ( 4 dây ) 7,7 ( m / thùng )
Định mức cấp phát : Nguyên liệu : +3%, Phụ liệu : +2%, Bao bì : +1%
Ngày …… Tháng …… Năm ……
Nhân viên CBSX
Trang 24VI CÂN ĐỐI NHU CẦU NGUYÊN PHỤ LIỆU
- Việc thực hiện cân đối nguyên phụ liệu phải căn cứ trên :
Số lượng nguyên phụ liệu thực tế nhập về
Tổng số lượng sản phẩm của mã hàng
Định mức nguyên phụ liệu
- Ví dụ mẫu cân đối nguyên phụ liệu :
CÔNG TY MAY …
XÍ NGHIỆP
BẢNG CÂN ĐỐI NHU CẦU NGUYÊN PHỤ LIỆU
MãÕ hàng : ……….Số lượng : ……… Khách hàng : ………… Hợp đồng : ………
Stt Tên vật tư ĐVT
List Thực
tế
Định mức
Sản lượng
Tổng tiêu hao Thừa Thiếu
GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP CÁN BỘ MẶT HÀNG
Trang 25- Ví dụ bảng cân đối nguyên phụ liệu :
SAI GON 3 GARMENT JOINT – STOCK COMPANY
PLANNING DEPT
BẢNG CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ LIỆU
CUSTOMER : MITSUBISHI ITEM : WOMEN’S SMART RELX STRAIGHT JEANS
QTY : 55.032 PCS
Nhận S
Ngày … tháng … năm
Trang 26CHƯƠNG IV THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
BÀI 1 LẬP QUY TRÌNH MAY
MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, Sinh viên có thể
- Lập quy trình may cho các chủng loại sản phẩm
- Biết cách đo thời gian làm việc
DÀN BÀI
I Khái niệm
II Tầm quan trọng của quy trình may
III Những yêu cầu đối với người lập bảng quy trình may
IV Nội dung của bảng quy trình may
V Phương pháp đo thời gian làm việc
I KHÁI NIỆM :
- Quy trình may sản phẩm của một mã hàng là bảng liệt kê các bước công việc cần thiết theo một thứ tự nhằm may hoàn chỉnh sản phẩm theo một diễn tiến hợp lý nhất cùng với các yếu tố sau :
Tên của bước công việc và thời gian định mức để thực hiện bước công việc này Dùng thiết bị gì để thực hiện công đoạn này : máy 1 kim, máy vắt sổ hoặc làm bằng tay
Bậc thợ sẽ đảm nhận các bứơc công việc
Ngoài ra, tuỳ theo đơn vị khác nhau mà có thêm một số yếu tố khác như : mức lương, hình vẽ cách lắp ráp và ký hiệu đường may, nối …
II TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY TRÌNH MAY :
- Cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập quy trình công nghệ may, vẽ sơ đồ nhánh cây
- Giúp chuyền trưởng chủ động trong khi điều hành công việc trong chuyền
III NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LẬP BẢNG QUY TRÌNH MAY
- Trong phân xưởng, trách nhiệm lập quy trình may thường được giao cho Nhân Viên Chuẩn Bị Sản Xuất Người thực hiện phải :
- Biết phân tích sản phẩm – cụ thể là phân tích xem sản phẩm được hoàn tất theo
thứ tự hoặc các bước công việc như thế nào
- Biết rõ trình độ tay nghề công nhân để bố trí các công đoạn cho bậc thợ hợp lý
- Nắm được thời gian hoàn thành một bước công việc ( Tđm ) để biết được thời
gian hoàn thành sản phẩm
Trang 27- Biết được tình trạng máy móc thiết bị để bố trí trên cơ sở khai thác hiệu quả tất
cả máy móc thiết bị sẵn có
IV NỘI DUNG CỦA BẢNG QUY TRÌNH MAY :
- Một bảng quy trình may cần có tối thiểu các nội dung sau :
Số thứ tự - Tên bước công việc - Bậc thợ - Thời gian - Thiết bị
Stt Tên bước công việc Bậc thợ Thời gian Thiết bị
- VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY ÁO SƠ MI
thợ
Thời gian
- s
Thiết bị
1 Ủi mồi bản + chân cổ keo mềm 3 36 Bàn ủi
4 May xung quanh lá hai + vẽ cổ để may 4 51 MB
5 Xén chung quanh lá hai + xén chân 3 14 Máy xén
Trang 28Stt Tên bước công việc Bậc
thợ
Thời gian
- s
Thiết bị
29 Cắt chỉ tổng hợp tay ngắn 2 90 Kéo
30 Thùa khuy chân cổ sau - 1 3 8 Máy thùa
37 Mí cổ quay đầu + cắt + gắn nhãn 4 91 MB
44 Cắt lược nhãn sườn + ghi số 3 11 Kéo
Trang 29- VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY QUẦN TÂY
thợ
Thời gian (s) Thiết bị
18 Diễu xung quanh lót túi sau 3 56 MB1K
22 May lược dây kéo vào baget 4 41 MB1K
28 Lược nhãn size vào nhãn chính 2 20 MB1K
29 Mí 4 cạnh nhãn đã lược vào lưng 3 47 MB1K
30 Gắn nhãn Made in Vn vào sườn 2 7 MB1K
31 May 1 đầu dây passant vào lưng 3 36 MB1K
32 Chần đầu dây passant còn lại vào lưng 3 48 MB1K
34 Vắt sổ sườn túi xéo 3 70 Vắt sổ 3C
Trang 30Stt Tên bước công việc Bậc
thợ
Thời gian
- s
Thiết bị
41 Diễu baget + khóa đáy trước 4 60 MB1K
44 Mí xung quanh lưng hoàn chỉnh 4 215 MB1K
- VÍ DỤ BẢNG QUY TRÌNH MAY QUẦN JEAN
thợ
Thời gian (s) Thiết bị
2 May túi đồng hồ vào thân trước phải 3 11 2K thắt nút
4 May đáp túi vào lót túi lớn 3 26 1K thắt nút
5 May đáy lót túi lớn và lót túi nhỏ 3 18 VS5C
6 May miệng túi ( lót túi nhỏ và ttrước ) 4 16 1K thắt nút
8 May chận 2 đầu của miệng túi 3 35 1K thắt nút
11 May dây kéo vào baget trái 3 9 1K thắt nút
12 May baget trái vào thân trước 3 19 1K thắt nút
14 May diễu baget phải + dây kéo +TT 4 8 2K thắt nút
15 May đường đáy thân trước 4 27 2K thắt nút
21 May túi sau vào thân sau 4 68 1K thắt nút
Trang 31Stt Tên bước công việc Bậc
thợ
Thời gian (s) Thiết bị
30 May passant quần vào lưng 4 70 Máy đính bọ
35 Dập đinh ri vê vào túi trước 3 31 Máy dập
V PHƯƠNG PHÁP ĐO THỜI GIAN LÀM VIỆC
1 Mục đích :
- Để xác định chính xác thời gian chế tạo từng bước công việc ( công đoạn) cho quy trình may, làm căn cứ để thiết kế chuyền may, phân công lao động và tính lương công nhân
- Xác định thời gian hoàn thành 1 sản phẩm
- Để hiểu được công suất của một nhà máy và vạch ra các kế hoạch nhằm đạt được một sản lượng theo mục tiêu thích hợp, phạm vi phân công lao động cần thiết và sản xuất tối ưu
- Để khảo sát trình độ kỹ xảo công nhân
- Xác định số thời gian sử dụng trong mỗi thành phần công việc để hỗ trợ cho việc cải tiến và tiêu chuẩn hóa
- Để dùng làm thước đo đánh giá các hoạt động
- Để vạch ra kế hoạch và ước tính khi thay đổi 1 sản phẩm
- Để có tiêu chuẩn đánh giá khi nhận các đơn đặt hàng, sử dụng việc nghiên cứu thời gian làm cơ sở cho việc ước tính chi phí và kiểm tra
- Để dùng làm cơ sở xác định chi phí của đơn vị sản phẩm và tiền lương
2 Dụng cụ để đo thời gian :
- Thời gian được đo bằng các phương pháp khác nhau và bằng nhiều công cụ khác nhau Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng đồng hồ bấm giờ
- Đồng hồ bấm giờ : lọai chỉ giây và lọai chỉ TMU
1 TMU = 0,00001 giờ ( đơn vị đo thời gian )
= 0,0006 phút
= 0,036 giây
1 giây = 27,8 TMU
1 phút = 1.667 TMU
Trang 321 giờ = 100.000TMU
3 Các loại thời gian :
- Thời gian trực tiếp sản xuất ( Tm) : là thời gian mà công nhân sử dụng máy móc
để thực hiện các bước công việc trong quá trình hoàn tất sản phẩm Ví dụ thời gian vận hành máy
- Thời gian phụ cho sản xuất ( Ta ) ( thời gian phục vụ sản xuất ) : là thời gian mà
người công nhân sử dụng các công cụ đơn giản, thô sơ bằng tay để thực hiện các bước công việc Ví dụ : cắt, gọt, đóng dấu, ủi các chi tiết, lộn cổ do công nhân làm và có liên quan trực tiếp đến sản xuất
• Hai loại thời gian trên gọi là thời gian cần có hay thời gian hữu ích
- Thời gian phụ ngoài sản xuất ( Tp ) ( thời gian không cần có hay thời gian vô ích )
là khoảng thời gian hao phí Ví dụ như có sự cố cúp điện, hư máy, ốm đau bất thường, vệ sinh cá nhân, giải lao
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc :
- Chất lượng nguyên liệu : màu sắc, hoa văn
- Cấp chất lượng của sản phẩm
- Độ phức tạp của các chi tiết sản phẩm
- Điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng
- Tâm sinh lý của người công nhân trong quá trình làm việc
- Cách bố trí, điều hành, tổ chức sản xuất trong xí nghiệp
- Tay nghề của công nhân trong chuyền
5 Các phương pháp đo thời gian làm việc :
Có nhiều phương pháp đo thời gian như :
- Sử dụng bảng tiêu chuẩn hóa thời gian
- Sử dụng bảng tập hợp thời gian
- Tính theo công thức
- Sử dụng đồng hồ bấm giờ
a Phương pháp 1 : sử dụng bảng tiêu chuẩn hóa thời gian
- Ở các nước tiên tiến, thời gian làm việc đã được tiêu chuẩn hóa Mỗi bước công việc được chia nhỏ thành nhiều thao tác Thời gian của mỗi thao tác được đo trong những điều kiện làm việc chuẩn do các công nhân làm việc với tốc độ trung bình Thời gian của bước công việc bằng tổng thời gian của các thao tác để hoàn chỉnh công việc đó
- Thời gian làm việc của mỗi thao tác sẽ được thống kê lại thành một bảng thời gian Mỗi thời gian tương ứng với thao tác khác nhau của công nhân đều được tiêu chuẩn hóa Các bảng này mang tính chất quốc gia
b Phương pháp 2 : sử dụng bảng tập hợp thời gian
- Đó là sự tập hợp các thời gian chế tạo ra từng công đoạn của mã hàng đã sản xuất, những thao tác này thường ghi điều kiện thiết bị và thời gian tiêu hao trong sản xuất Người ta thường gọi là bảng quy trình chuẩn Hiện nay có rất ít Công ty
Trang 33may có bảng quy trình chuẩn này, nếu có thì chủ yếu tập trung ở các Công ty lớn và đã qua thời gian dài sản xuất Điển hình như Công ty May Việt Tiến có quy trình chuẩn cho tất cả các chủng loại sản phẩm
- Trích quy trình chuẩn sơ mi của Công ty may Việt Tiến :
3 May nẹp khuy leuve hoàn chỉnh 2 mép 3 42
4 May kê nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép 3 78
5 May cặp nẹp khuy rời hoàn chỉnh 2 mép 3 84
6 May nẹp khuy leuve hoàn chỉnh 2 mép cự ly 1,5
11 Vắt sổ nẹp khuy hoặc nẹp nút 3 chỉ 1 thân 3 12
16 May lộn nẹp ve khuy ( nút ) + gắn dây khuy 3 96
………
………
- Để tìm thời gian cho các công đoạn khi vào mã hàng mới, ta tìm những công đoạn tương tự trong quy trình chuẩn để nghiên cứu rồi cộng thêm thời gian cho những công đoạn mới ( nếu công đoạn may khó hơn) hoặc trừ bớt ( nếu công đoạn may đơn giản ) Từ đó ta sẽ tính được tổng thời gian của mã hàng mới
c Phương pháp 3 : tính theo công thức
H : năng suất định mức ( sản phẩm / ngày ) ( bcv / ngày )
T : thời gian làm việc trong ngày ( s )
Tp : thời gian phụ ngoài sản xuất ( s )
Tđm : thời gian định mức cho một sản phẩm hay một bước công việc ( s )
Trang 34( Là lượng thời gian được quy định để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay một bước công việc )
Kz : hệ số sử dụng / ngày, thường dao động từ 0,6 đến 0,9
Tđm = Tm + Ta
Tm : thời gian chính sử dụng máy ( s )
Ta : thời gian phụ cho sản xuất làm bằng tay ( s )
Theo kinh nghiệm Ta = 3 đến 5 Tm
nk
lr
l : độ dài đường may ( cm )
r : mật độ mũi chỉ ( mũi / cm )
n : vận tốc máy ( vòng / phút )
k : hệ số sử dụng máy, thường từ 0,3 đến 0,6
d Phương pháp 4 : sử dụng đồng hồ bấm giờ
• Các yêu cầu đối với người bấm giờ :
- Phải có phương pháp làm việc khoa học, tính kiên nhẫn
- Phải biết những công việc mà mình sắp bấm giờ sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào thì việc bấm giờ mới chính xác và hiệu quả
- Phải nhanh nhẹn, có phản ứng nhạy bén đối với những sự việc xảy ra trong quá trình bấm giờ
- Phải có óc quan sát, phân tích, tổng hợp tốt để loại bỏ những thời gian ngoài sản xuất trong quá trình bấm giờ
- Tạo được mối thiện cảm đối với công nhân thì việc bấm giờ mới đạt hiệu quả cao
• Phương pháp bấm giờ cho đạt hiệu quả :
- Chuẩn bị dụng cụ : đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đeo tay, một bản vẽ ghi sẵn và có mô tả những phần cần ghi chú, giấy bút, máy tính
- Trước khi bấm giờ phải quan sát vị trí làm việc để tìm hiểu cách làm việc của công nhân và tìm hiểu điều kiện thiết bị của xí nghiệp
- Chuẩn bị sẵn một tờ giấy chia nhỏ bước công việc ra thành các thao tác
- Đo nhiều lần ( ít nhất 10 lần ), sau đó lấy trị số trung bình
- Đo cả lúc công nhân tháo dây cột bó sản phẩm ra
- Phải phân biệt các thời gian ngoài sản xuất, phụ sản xuất để loại bỏ thời gian ngoài sản xuất trong kết quả
- Phải tính riêng thời gian mang hàng đến và đi
- Tính riêng sự cố bất thường như cúp điện, hư máy
- Phải bấm giờ trong tư thế để dễ quan sát
• Quy trình thực hiện :
Trang 35- Giải thích cho công nhân biết rõ mục đích của việc nghiên cứu thời gian
- Xác định công việc ( công đoạn có liên quan )
- Xác định công nhân có liên quan với hệ thống lao động có phân công xác định người chịu trách nhiệm cho từng công đọan
- Chuẩn bị một bìa cứng có kẹp giấy và viết chì để ghi kết quả
- Người bấm giờ đứng chéo sau người công nhân để nhìn được hai tay của người công nhân theo một đường thẳng ngắn nhất Nên ghi lại điều kiện làm việc của công nhân trên mẫu giấy in sẵn bên cạnh các giá trị thời gian Vì điều kiện làm việc cũng giúp ta tìm được các điểm cần cải tiến
- Xác định các điểm mốc để bắt đầu và kết thúc một công đoạn
Trong hệ thống làm việc được phân chia một động tác được lập đi lập lại trong một thời gian được gọi là 1 chu kỳ Một chu kỳ gồm các động tác sau :
+ Động tác nhấc vật lên
+ Động tác may – là động tác chính
+ Động tác đặt xuống
- Ngay trước khi người công nhân bắt đầu động tác nhấc bán thành phẩm lên hãy bắt đầu bấm giờ và khi công nhân may xong đặt bán thành phẩm xuống thì bấm đồng hồ ngưng và lại thời gian vào mẫu giấy
- Nếu công nhân có động tác nào bất thường thì thời gian sẽ không được tính vào thời gian thực hiện và thường người ta không sử dụng kết quả khi có hoạt động bất thường
- Công việc có thể tạm chia thành 3 lọai động tác :
Đối với công đọan phức tạp thì người công nhân chịu trách nhiệm đồng thời một số công đọan hoặc chịu trách nhiệm đính nhiều lọai vật phụ vào quần áo thì có thể có 3 lọai động tác kết hợp với nhau hoặc động tác cầm lại ( động tác trung gian ) Bằng cách này, số lượng các thành phần công việc có thể tăng lên Các điểm kiểm tra chỉ ra điểm mà các thành phần công việc đã được phân chia Cần quan sát riêng cho từng thành phần công việc :
Chú ý 1 : nếu không thể quan sát 1 thành phần công việc nằm trong 1 chu kỳ thao tác nào đó trong 1 thời gian ngắn thì hãy quan sát tòan bộ chu kỳ họat động, coi đó là 1 đơn vị quan sát
Bắt đầu may sp tiếp theo
May Máy may ngừng chạy
Chỗ đặt Nhấc lên
Máy may bắt đầu chạy
Trang 36Chú ý 2 : Đối với 1 công việc có chu kỳ rất ngắn ( lót các miếng vải nhỏ) hoặc chu kỳ thao tác ngắn khi các thành phần công việc không thể tách bạch ra rõ ràng ( đính bọ thắt lưng …), hãy quan sát tòan bộ coi như là 1 đơn vị quan sát
Chú ý 3 : Nếu có 1 công đọan mà sự phân lọai động tác không rõ ràng ở chỗ động tác chuẩn bị của công việc giải tỏa không thể tách rời rõ rệt ra khỏi động tác chính, thì các điểm kiểm tra phải là các điểm có thể được phân chia rõ ràng mà không cần phải nhằm vào các cử động cấu thành
Trang 37
BÀI 2 LẬP SƠ ĐỒ NHÁNH CÂY
MỤC TIÊU :
Sau khi học xong bài này, Sinh viên có thể
- Biết cách phân tích sản phẩm và thể hiện được trình tự lắp ráp sản phẩm trên sơ đồ nhánh cây
DÀN BÀI
I Định nghĩa
II Mục đích
III Các ký hiệu sử dụng
IV Các biểu thị bảng phân tích công đoạn
V Đặc điểm của sơ đồ nhánh cây
VI Các loại sơ đồ nhánh cây
VII Cách thực hiện sơ đồ nhánh cây
VIII Các điểm cần cải tiến từ sơ đồ nhánh cây
I ĐỊNH NGHĨA :
- Sơ đồ nhánh cây có thể hình dung giống như một thân cây có nhiều nhánh, để thể hiện cách lắp ráp các chi tiết theo một thứ tự hợp lý để tạo thành sản phẩm Nó giúp bổ sung và hoàn chỉnh quy trình công nghệ may
- Công đoạn được dùng để chỉ đơn vị tối thiểu nhỏ nhất của công việc : ví dụ như công đoạn tra cổ, công đoạn dán túi
II MỤC ĐÍCH :
- Tránh sai sót trong quá trình thiết kế chuyền và bố trí mặt bằng phân xưởng
- Giúp việc phân thành cụm trong quy trình công nghệ được chính xác
- Sữa chữa bất hợp lý về thời gian hay đường đi của bán thành phẩm trong chuyền
- Giúp cho Tổ trưởng rải chuyền đạt hiệu quả cao ( trong sản xuất còn gọi là bố trí đường đi của bán thành phẩm theo dòng nước chảy ) Đặc biệt đối với hàng áo jacket, thì sơ đồ nhánh cây luôn phát huy tác dụng trong vấn đề rải chuyền hợp lý
III CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG :
Trang 38Ký hiệu Ý nghĩa
Đường đi của bán thành phẩm
Đường nối dọc của các bước công việc
Đường nối ngang thể hiện sự lắp ráp của các chi tiết hay cụm chi tiết
Công việc được làm trên máy MB 1 kim Công việc được may bằng máy chuyên dùng Công việc làm bằng tay
Công tác ủi ép Kiểm tra về số lượng Kiểm tra chất lượng cục bộ Bán thành phẩm
Thành phẩm Kiểm tra hoàn chỉnh
1 1, 2 các con số trong các vòng tròn cho biết thứ tự các bước công việc
IV CÁC BIỂU THỊ BẢNG PHÂN TÍCH CÔNG ĐOẠN :
Tên của mảnh may
Thời gian thực tế Tên công đoạn ( Bước công việc )
Ký hiệu thiết bị Ghi số thứ tự của bước công việc trong ô ký hiệu
Trang 39Ví dụ :
Nẹp khuy
30” May nẹp khuy
• Quy định cách vẽ :
1 Ghép một mảnh nhỏ với một mảnh lớn :
Mảnh may lớn Mảnh may nhỏ hơn
2 Ghép hai mảnh cùng cỡ
3 Ghép 3 mảnh cùng cỡ
2
Trang 404 Ghép hai mảnh may cùng cỡ với một mảnh nhỏ
V ĐẶC ĐIỂM CỦA SƠ ĐỒ NHÁNH CÂY :
- Có bao nhiêu bán thành phẩm thì có bấy nhiêu ký hiệu trường hợp số bán thành phẩm đối xứng quá nhiều, để đơn giản, người ta có thể chỉ liệt kê ½ số bán thành phẩm đã có nhưng phải có ghi chú để thống nhất giữa người viết và người đọc sơ đồ )
- Trình tự công việc diễn tiến từ nhỏ đến lớn
- Trong chừng mực có thể, sơ đồ luôn có 1 trục chính và các nhánh sơ đồ không cắt nhau
VI CÁC LOẠI SƠ ĐỒ NHÁNH CÂY :
1 Sơ đồ nhánh cây kiểu 1 :
- Vẽ từ trên xuống theo quá trình may của các chi tiết thành phẩm Ta có thể dựa vào bảng quy trình may để vẽ hoặc không cần bảng quy trình may