Những căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải (Trang 36 - 37)

Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản (bị vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại) khi việc vi phạm hội đủ các căn cứ mà pháp luật quy định, cụ thể là bên vi phạm có hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm là có lỗi, việc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm, giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại gây ra phải có mối quan hệ nhân quả.

Hành vi trái pháp luật ở đây là hành vi vi phạm hợp đồng (như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm các nguyên tắc thực hiện hợp đồng…) hạơc vi phạm các quy định của pháp luật

liên quan đến việc thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển giao nghĩa vụ do đó, nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện …).

Hành vi vi phạm hợp đồng phải là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng thể hiện ở sự cố ý hoặc vô ý trong việc vi phạm đó. Nếu vi phạm hợp đồng là hoàn toàn do nguyên nhân khách quan(không có lỗi) thì bên vi phạm không phải chiuk trách nhiệm pháp lý.

Việc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm. Phải là thiệt hại về chất và có thể tính toán được.

Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại khi hành vi vi phạm hợp đồng có quan hệ nhân quả với thiệt hại gây ra, nói cách khác giữa hành vi và hậu quả phải có mối liên hệ trực tiếp, tất yếu.

Bốn căn cứ trên đây là điều kiện đủ để làm phát sinh việc bồi thường thiệt hại. Đối với hình thức phạt vi vi phạm hợp đồng thì chỉ cần bên vi phạm có hàn vi trái pháp luật và có lỗi là đủ để phát sinh trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w