Góp phần quan trọng vào đó là đường lối chính sách huy động sựtham gia của các thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng và động lực cho tăng trưởng,
Trang 1BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP HỌC VIỆN”
THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Nhóm sinh viên thực hiện: 1.Phan Thị Thơ Nữ
2.Hồ Thị Quỳnh Như Nữ3.Bùi Anh Phương Nữ
5.Nguyễn Thị Mỹ Hạnh NữDân tộc : Kinh
Lớp : KHPT3 khoa: Kế hoạch phát triển
Năm thứ: 3 / số năm đào tạo: 4
Ngành học: kế hoạch phát triển
Người hướng dẫn: Th.s An Thị Xuân Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Trên thực tế đằng sau mỗi thành công của một bài nghiên cứu không thể nào khôngnhắc đến sự giúp đỡ từ phía các thầy cô giáo cũng như những chuyên gia có uy tín Trong suốt thời gian làm nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các chuyên gia kinh tế Bên cạnh đó là sự ủng hộ và động viên nhiệt tình cho đề tài nghiên cứu “ Giải pháp thúc đẩy phương thức đầu tư theo hình thức đối tác Công –Tư PPP ở Việt Nam”.
Để hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô Học viện Chính sách và Phát triển đã tổ chức ra một sân chơi khoa học bổ ích , giúp cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận với cách nghiên cứu khoa học Đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kế Hoạch Phát triển ( TS Lê Huy Đoàn, ThS Bùi Hoàng Mai… ) ; các thầy cô Khoa Quản lý đấu thầu ( Ths Nguyễn Thế Vinh,Ths An Thị Xuân Quỳnh… ) và TS Lê Văn Hinh- chuyên gia của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ths An Thị Xuân Quỳnh đã tận tâm hướng dẫn nhóm nghiên cứu qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu khoa học
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song
do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế vềkiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bảnthân nhóm nghiên cứu chưa thấy được Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý củaquý thầy cô giáo và những người quan tâm để tài được hoàn chỉnh hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong pháttriển kinh tế - xã hội Góp phần quan trọng vào đó là đường lối chính sách huy động sựtham gia của các thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng
và động lực cho tăng trưởng, nỗ lực xây dựng thể chế, cải cách hành chính và nâng caohiệu quả khu vực công… Trong bối cảnh ngân sách quốc gia của nước ta còn eo hẹp,nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA sụt giảm thì việc huy động sự tham gia củakhu vực tư nhân vào các dự án kết cấu hạ tầng là rất cần thiểt, mà phương thức đầu tưtheo hình thức đối tác công – tư ( PPP ) là một phương thức thích hợp đã được áp dụngở nhiều nước trên thế giới
Ở Việt Nam, phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) đãxuất hiện từ những năm 90 với các mô hình BOT, BTO, BT… Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện, phương thức này đang phải đối mặt với những khó khăn cả trên khíacạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý, chính sách và năng lực triển khai
Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, và yêu cầu của phát triển kinh tế xã
hội, chúng tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) ở Việt Nam” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương thức đầu tư theo hình
thức đối tác công – tư (PPP) trên thế giới và ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
trong việc vận dụng phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) và tìnhhình thực hiện ở việt nam
- Đề xuất các giải pháp: Đề tài thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp để thúc
đẩy phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) ở Việt Nam thông quaviệc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và tình hình vận dụngphương thức đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) của nước ta
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP)
Trang 4- Phạm vi nghiên cứu: hệ thống hóa các phương thức đầu tư theo hình thức
đối tác công – tư trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở thu thấp dữ liệu từ năm 1990đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận: phương pháp truyền thống, bao gồm tổng quan tài
liệu, tổng hợp, thống kê, so sánh, mô tả, lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát thực tiễnnắm bắt tình hình thông qua các cuộc làm việc, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhànước từ Trung ương và địa phương Cũng như lấy ý kiến đóng góp của các đối tác tưnhân để tim ra những giải pháp tốt nhất nhằm thúc đẩy phương thúc đẩy phương thứcđầu tư PPP tại Việt Nam
- Thông tin/ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm thông tin, dữ liệu thứ cấp, sơ cấp: sẽ được thu thập từ các cơ quan quản lý (Cục Quản lý đấu thầu,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các cơ quan thống kê (Tổng Cục thống kê), những bài phátbiểu của lãnh đạo các đơn vị liên quan ( Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Cục trưởng CụcQuản lý đấu thầu Lê Văn Tăng Đại diện ngân hàng nhà nước Việt Nam TS Lê VănHinh cùng một số đại diện các đối tác tư nhân khác.)
- Phương pháp phân tích thông tin/ dữ liệu đã thu thập đượctổng hợp và phân
tích những lý thuyết về phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) trênthế giới và ở Việt Nam
5 Kết cấu đề tài:
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công-tư
(PPP)
Chương 2: Thực tiễn ứng dụng phương thức đầu tư theo hình thức đối tác
công-tư (PPP) trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy phương thức đầu tư theo hình thức đối tác
công-tư (PPP) ở Việt Nam
Trang 5NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ THEO
HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG –TƯ(PPP) 1.1 Tổng quan về phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công-tư
1.1.1 Khái niệm về Đối tác công tư (Public Private Partnership-PPP)
Theo Luật Đầu tư công năm 2014 của Việt Nam thì “ Đầu tư theo hình thức đối
tác công - tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa Cơ quan Nhànước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vậnhành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”
Còn Trong cuốn sách “PPP: Hướng dẫn chính quyền địa phương” xuất bản
tháng 5/1999, Chính quyền bang British Columbia, Canada coi đối tác công tư là “sựphối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân nhằm mục đích cungcấp cơ sở hạ tầng công, các tiện nghi cho cộng đồng và các dịch vụ liên quan”(Ministry of Municipal Affair, 1999)
Trong khi đó, trong sổ tay hướng dẫn về PPP do Ngân hàng nhà phát triển châu Á (ADB) phát hành năm 2008 coi thuật ngữ “mối quan hệ đối tác nhà nước-tư
nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổchức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác”(ADB,2008)
Một số tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng PPP của Canada (Canadian Council for Public Private Partnership), Hội đồng quốc gia về PPP của Mỹ (National Council for Public Private Partnership) cũng đưa ra những khái niệm
riêng của mình về PPP Chẳng hạn như “PPP là một liên doanh hợp tác giữa khu vựccông và tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của cộng đồng thôngqua việc phân bố hợp lý nguồn lực, rủi ro và lợi ích”
Trang 61.1.2 Đặc điểm của phương thức đầu tư theo đối tác công- tư (PPP)
Đầu tiên là chia sẻ và phân bổ rủi ro (lợi ích) là vấn đề trung tâm và là đặc
điểm quan trọng nhất của mô hình PPP Có rất nhiều loại rủi ro và nguyên nhân dẫnđến chúng cũng vô cùng đa dạng Đầu tiên, rủi ro trong quá trình xây dựng do sự đổvỡ của nhà thầu, môi trường bị tàn phá Thứ hai là rủi ro về thị trường do nguyên nhâncầu không tương xứng, mức thuế sử dụng dịch vụ không thức tế Thứ ba là rủi ro về tàichính do sự thay đổi tỷgiá, lãi suất,thuế tăng lên, do lạm phát… Thứ tư là rủi ro trongqua trình vẫn hành và bảo trì do hợp đồng bị ngừng lại, những rủi ro về mặt khoa học,công nghệ hoặc lao động Cuối cùng là rủi ro về mặt pháp lý do những thay đổi của hệthống luật pháp hoặc do tình trạng vỡ nợ của nhà cung cấp
Thứ hai là mối quan hệ lâu dài giữa đối tác công với đối tác tư Như chúng ta
đã biết đặc trưng của dự án PPP là những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản cóquy mô vốn lớn và thời gian thực hiện kéo dài 5 năm đến 30 năm Chưa kể là đếnnhững sự cố bất khả kháng có thể xảy ra và làm cho dự án kéo dài hơn nữa
Thứ ba là các nội dung chính của dự án PPP bao gồm “thiết kế, xây dựng vận hành và bảo trì” gắn liền với nguồn tài chính từ đối tác tư nhân Và phần nguồn vốn
ngân sách của chính phủ sẽ được phục vụ cho các nội dung liên quan đến việc : giảiphóng mặt bằng, trả lương cho công nhân…
Cuối cùng là chủ thể tham gia PPP về đối tác công ở đây có thể là các bộ
ngành, chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp nhà nước Trong khi đó đối tác
tư nhân có thê là các doanh nghiệp, doanh nghiệp dự án hoặc các nhà đầu tư trongnước và nước ngoài
1.1.3. Vai trò của phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công-tư(PPP)
Vai trò quan trọng nhất khi áp dụng phương thức đầu tư theo hình thức đối táccông – tư (PPP) là tận dụng được lợi thế, điểm mạnh của cả khu vực công và khu vực
tư nhân, và điều đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên, nhà nước, khu vực tư nhân vàngười thụ hưởng sản phẩm dịch vụ của mối quan hệ hợp tác công-tư
Vai trò của PPP đối với Nhà nước và xã hội
Chia sẻ rủi ro Những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình triển khai dự án
như sự vỡ nợ của nhà thầu, môi trường bị tàn phá, rủi ro về thị trường, tài chính…
Trang 7Việc nhận diện và chuyển giao rủi ro từ đối tác công sang đối tác tư nhân ngày càngphát triển, với độ chính xác ngày càng cao và xu hướng dịch chuyển (rủi ro) sang khuvực tư nhân (Forward và Aldis, 2009) Xu hướng dịch chuyển này không có nghĩa làNhà nước đổ mọi rủi ro lên vai tư nhân mà nó được phân bổ theo nguyên tắc: rủi ro sẽđược phân chia cho bên nào có khả năng giải quyết tốt hơn, với chi phí thấp hơn Đốitác tư nhân sẽ gánh vác và xử lý rủi ro về tài chính, xây dựng và vận hành, trong khi
đó đối tác công (Nhà nước) sẽ gánh chịu trách nhiệm với rủi ro chính trị Với nhiềutrường hợp Nhà nước sẽ là bên có trách nhiệm giải quyết những rủi ro liên quan đếncộng đồng, môi trường hoặc bảo lãnh vay vốn do tiếng nói của Nhà nước “có trọnglượng” hơn đối với các đối tượng đó Ngược lại khu vực tư nhân ưu việt hơn trongviệc xử lý những rủi ro liên quan tới quản lý, sử dụng đồng vốn… Ngoài ra có thể kểđến một số vài trò quan trọng của việc áp dụng mô hình PPP đó là:
Cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp: theo các chuyên gia nghiên cứu thì chất
lượng các dự án áp dụng hình thức PPP thường tốt hơn so với các hình thức đấu thầutruyền thống do cơ chế PPP tận dụng được những lợi thế nhất của các bên, với Nhànước là chính sách và khả năng quản trị, bên tư nhân là các yếu tố kỹ thuật như thiết
kế, xây dựng, vận hành và quản lý
Không làm tăng nợ công Trong bối cảnh tình hình nợ cộng của Việt Nam
đang ở mức rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh Bên cạnh đó nhu cầu phát triển
cơ sỏ hạ tầng của Việt Nam đang rất lớn vậy nên việc ứng dụng phương thức đầu tưPPP ( hình thức huy động nguồn lực từ nhà nước và đối tác tư nhân không tại áp lụclên nợ nước ngoài ) là một những hướng phát triển bền vũng cho tương lai
Một số vai trò mà PPP mang lại như nâng cao khả năng quản lý công, tạo thêmdoanh thu, uy tín về mặt chính trị tốt hơn cho Nhà nước (một khi các công trình PPPđược tiến hành hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn, chất lượng tốt hơn, thời gian ngắn hơn vàít tham nhũng hơn )
Tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn cho cơ sở hạ tầng: Với cơ chế PPP, nhà nước
sẽ giảm gánh nặng phải tìm kiếm, săp xếp và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sáchcho cơ sở hạ tầng Bởi vậy Nhà nước có thể tiến hành nhiều dự án đầu tư hơn hoặctăng quy mô của các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Trang 8Góp phần vào việc minh bạch hóa hoạt động đầu tư công Đầu tư công vốn là
một mảng tồn tại nhiêù bất cập Với việc cho tư nhân tham gia sẽ giúp cho việc vậnhành dự án trỏ nên minh bạch hơn
Vai trò đối với đối tác tư nhân.
Tao ra sự ổn định và tăng trưởng cho khu vực tư nhân: Với việc tham gia vào
cơ chế PPP, khu vực tư nhân có được nhiều cơ hội đầu tư mang tính dài hạn hơn, ít rủi
do hơn với sự đảm bả của Nhà nước Từ đó, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho khuvực nhân, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp địa phương cũng như tạo ra nhiềucông ăn việc làm cho người lao động
Tiết kiệm chi phí: việc kết hợp hai khâu Thiết kế và xây dựng trong cùng một
hợp đồng, cơ chế PPP cho phép nhà thiết kế có tính sáng tạo cao hơn và cùng với nhàxây dựng thiết lập mối liên hệ gần gũi và sâu sắc hơn, tiết kiệm được nhiều chi phíđồng thời cũng giúp giảm thời gian quá trình xây dựng, để dịch vụ sớm được đưa vàosử dụng Hơn thế nữa, hầu hết các dự án PPP cần dịch vụ vận hành và bảo trì trongsuốt vòng đời của dự án, và việc này được giao cho khu vực tư nhân Do vậy, khu vực
tư nhân sẽ có động lực và các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trìtrong suốt vòng đời của công trình
1.1.4 Các mô hình đối tác công-tư (PPP) trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1 Lịch sử hình thành phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên thế giới.
Mô hình PPP đã được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vàothế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở NewYork cũng vào thế kỷ 19 Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thếgiới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển cơsở hạ tầng ở các nước phát triển
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng và triển khai
thành công dự án PPP Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX Vương quốc Anh đã cónhững bước đi ban đầu cho việc hình thành cơ chế PPP cho các dự án cung cấp dịch
vụ công và từ thập niên 80 đã áp dụng rộng rãi
Trang 9PPP tại Vương quốc Anh được hiểu theo nghĩa rất đơn giản và hiệu quả nhưsau: Khu vực công chỉ trả tiền nếu những yêu cầu dịch vụ được cung cấp, trả theo từngnăm Cũng theo Bộ Ngân khố Vương quốc Anh, PPP chiếm 11% trong tổng đầu tưcông ở Anh; môi trường và giao thông vận tải là 2 lĩnh vực áp dụng PPP nhiều nhất tạiVương quốc Anh hiện nay Đến nay tại Anh đã có 667 hợp đồng PPP đã được ký kếtvới giá trị vốn 56,6 tỷ bảng Anh và 590 dự án đang thực hiện.
Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên
1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới,trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ởcác nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ Con số nàybao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước Tổng mức đầu tư nêu trênchỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua Vớimức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPPchỉ chiếm khoảng 20% Đây là một con số khá khiêm tốn
1.1.4.2 Các mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên thế giới
Các mô hình PPP phân bổ trách nhiệm và rủi ro giữa các đối tác nhà nước và
tư nhân theo những cách khác nhau tùy theo tính chất của dự án, cơ cấu hợp đồng/thỏathuận được sử dụng cho các dự án:
• Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise)/cho thuê (Leasing)
- Mô hình nhượng quyền khai thác, theo nghĩa rộng, là một hình thức tổ chứcthực hiện PPP, trong đó khu vực nhà nước dựa trên các tài sản/cơ sở hạ tầng do nhànước xây dựng và sở hữu (sau đây gọi là tài sản/cơ sở hạ tầng sẵn có), nhượng lạiquyền khai thác, kinh doanh cho khu vực tư nhân Trong mô hình này, đối tác tư nhânđược lựa chọn sẽ được dành quyền vận hành và duy trì dịch vụ công Có hai hình thức
cụ thể đối với mô hình này, đó là: Nhượng quyền khai thác (Franchise) và cho thuê(Leasing)
+ Hình thức cho thuê (Leasing): Với hình thức này, Cơ quan nhà nước cho đối
tác tư nhân thuê tài sản/tiện ích/cơ sở hạ tầng sẵn có thuộc sở hữu của cơ quan nhànước, để thực hiện khai thác, vận hành, và cung cấp các dịch vụ công Theo thoả thuậncho thuê, đối tác tư nhân phải thanh toán tiền thuê cho cơ quan nhà nước một khoản cố
Trang 10định, không phụ thuộc vào khả năng thu phí từ người sử dụng Và do đó, đối tác tưnhân chịu hoàn toàn rủi ro kinh doanh
+ Hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise): Là hình thức PPP trong đó,
cơ quan nhà nước nhượng lại quyền vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ công chođối tác tư nhân dựa trên các tài sản/tiện ích/cơ sở hạ tầng sẵn có, thuộc quyền sở hữucủa khu vực nhà nước Nhưng khác với hình thức cho thuê, đối tác tư nhân phải trảmột khoản phí cố định theo thoả thuận cho cơ quan nhà nước, thì trong hình thứcnhượng quyền, đối tác tư nhân được phép thu phí từ người sử dụng dịch vụ và trả mộtkhoản phí cho cơ quan nhà nước theo tỷ lệ trên một đơn vị dịch vụ bán ra, đồng thờiđược phép giữ lại một phần doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ công Theo đó, vớihình thức nhượng quyền khai thác, rủi ro kinh doanh của khu vực tư nhân thường thấphơn so với hình thức cho thuê
• Mô hình hợp đồng dịch vụ/quản lý
- Hợp đồng dịch vụ: là hợp đồng thoả thuận giữa một cơ quan/ đơn vị thuộc
khu vực công (sau đây gọi là cơ quan nhà nước) có thẩm quyền với một đơn vị/công ty
tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước thuê đơn vị tư nhân thực hiện một hoặc một sốnhiệm vụ, dịch vụ cụ thể trong một thời gian nhất định
• Mô hình thiết kế xây dựng tài trợ vận hành (DBFO: Design Build Finance - Operate)
-Trong mô hình này đối tác tư nhân thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án
để cung cấp dịch vụ công, bao gồm: thiết kế (D), xây dựng (B), tài trợ (F) và vận hành
dự án (O) thông qua một hợp đồng dài hạn
Mô hình xây dựng- chuyển giao ( BT: Build-and-Transfer)
Là một thỏa thuận dưới dạng hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư sẽ cam kết về mặt tài chính và tiến hành xây dựng cơsở kết cấu hạ tầng Sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao nó cho cơ quan chính phủ hoặccác đơn vị chính quyền địa phương có liên quan Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhàđầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán chonhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT Hình thức hợp đồng này có thể được sửdụng trong việc xây dựng bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng, kể cả các cơ sở hạ tầng trọng
Trang 11điểm và có tính chất quan trọng Vì lý do bảo mật hoặc chiến lược, hợp đồng BT phảiđược điều hành trực tiếp của Chính phủ.
Mô hình xây dựng- cho thuê- chuyển giao (BLT: Build-Lease-and-Transfer)
Là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư Theo
đó nhà đầu tư chịu trách nhiệm về mặt tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng Khi hoànthành, cơ sở hạ tầng sẽ được chuyển giao qua cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan đơn
vị chính quyền địa phương liên quan dưới dạng một thỏa thuận cho thuê trong khoảngthời gian cố định Sau thời gian này, quyền sở hữu của cơ sở hạ tầng tự động đượcchuyển sang cơ quan chính phủ, đơn vị chính quyền địa phương có liên quan
Mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Transfer)
Build-Operate-and-Là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư Theo đó, nhà đầucam kết xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành quản lý, kinh doanh và bảo trì cơ sở hạ tầngtrong một thời hạn nhất định Trong khoảng thời gian đó thì nhà đầu tư được phép thuphí người sử dụng cơ sở hạ tầng với một mức phí phù hợp Các khoản phí không đượcvượt quá những đề xuất trong hồ sơ dự thầu hoặc trong hợp đồng nhằm cho phép nhàđầu tư thu hồi chi phí đầu tư, quản lý điều hành và bảo trì dự án Nhà đầu tư sẽ tiếnhành chuyển giao cơ sở hạ tầng cho cơ quan Chính phủ, đơn vị chính quyền địaphương có liên quan vào cuối của thời hạn qui định
Mô hình xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO: Build – Transfer – Operate)
Là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, sau khi xây dựng xong công trình Nhàđầu tư chuyển giao lại cho nhà nước, nhà nước dành cho nhà đầu tư quyền quản lýkhai thác sử dụng công trình đó trong một thời hạn nhất định; việc phân chia lợi íchcủa mỗi bên trong quá trình khai thác sử dụng công trình là một trong những nội dungchủ yếu của hợp đồng
Mô hình xây dựng- sở hữu- vận hành- chuyển giao ( BOOT: Operate-and-Transfer )
Trang 12Build-Own-Là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư Theo hợp đồng này,nhà đầu tư được ủy quyền tiến hành xây dựng, quản lý hoạt động và bảo trì cơ sở hạtầng trong một thời hạn nhất định trước khi chuyển giao Trong suốt thời gian quản lý
cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư có quyền sở hữu và có toàn quyền điều hành cơ sở hạ tầng vàdoanh thu tạo ra từ cơ sở hạ tầng để thu hồi các khoản chi phí tài chính và đầu tư, cùngcác khoản chi phí bảo trì và vận hành cơ sở hạ tầng
Mô hình xây dựng- sở hữu- vận hành ( BOO: Build-Own-and-Operate)
Là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu
tư chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng, sở hữu, điều hành và bảo trì cơ sở hạ tầng.Nhà đầu tư được phép thu hồi tổng mức đầu tư, chí phí điều hành và bảo trì cộng vớimột mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu phí, lệ phí, tiền thuê hay các chi phí từ ngườisử dụng cơ sở hạ tầng
Mô hình xây dựng- vận hành- chia sẻ- chuyển giao ( BOST: Share-Transfer)
Build-Operate-Là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu
tư chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng, điều hành và bảo trì, chia sẻ một phầndoanh thu và chuyển giao cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước quản lý vào cuối mộtkhoản thời gian nhất định được thể hiện trong hợp đồng Nhà đầu tư được phép thu hồichi phí đầu tư, điều hành và chi phí bảo dưỡng cộng với một mức lợi nhuận hợp lýbằng cách thu lệ phí cầu đường, phí, cho thuê hoặc các khoản thu khác từ người sửdụng cơ sở hạ tầng
Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành - chia sẻ - chuyển giao ( BOOST:
Build-Own-Operate-Share-Transfer )
Là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư Theo hợp đồngnày, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về mặt tài chính, xây dựng, sở hữu, điều hành hoạtđộng, bảo trì, chia sẻ một phần doanh thu và chuyển giao cơ sở hạ tầng vào cuối củamột thời hạn nhất định được thể hiện trong hợp đồng Nhà đầu tư được phép thu hồitổng chi phí đầu tư, vận hành và chi phí bảo trì, bảo dưỡng công trình cộng với mộtmức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu lệ phí cầu đường, phí, cho thuê hoặc các khoảnthu khác từ người sử dụng cơ sở hạ tầng
Trang 13Hình 1 : Mức độ tham gia của tư nhân trong các tổ chức thực hiện PPP
Kết luận : Chương 2 đi sâu phân tích các mô hình PPP trên thế giới và ở ViệtNam Thông qua việc nghiên cứu những ứng dụng của phương thức PPP tại một sốnước trên thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngoài ra, chươngnày còn đề cập đến tình hình thực hiện PPP ở Việt Nam và đưa ra những hạn chế cùngvới những nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế này
1.1.4.2 Các mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ở Việt Nam
Theo Nghị định số: 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công – tưcủa Chính phủ đã quy định các mô hình PPP như sau:
Mô hình xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư đượcquyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Mô hình xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( BTO)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyểngiao cho nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong mộtthời gian nhất định
Trang 14 Mô hình xây dựng – chuyển giao (BT)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quannhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án kháctheo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định15/2015/CĐ-CP
Mô hình xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sởhữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định
Mô hình xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ (BTL)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyểngiao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sởvận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước cóthẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tạiKhoản 2 Điều 14 Nghị định này
Mô hình xây dựng – thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư đượcquyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thờihạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhàđầu tư theo các điều kiện và quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạncung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền
Mô hình kinh doanh – quản lý (O&M)
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểkinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn
1994-2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết
Trang 15khoảng 6,7 tỉ đô la Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT và BOO chiếm tỷphần chủ yếu Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông Ngoài ra, cóthể kể đến nhiều dự án hợp tác công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên
1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiềunhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực hiện theo phương thức BOO.Về môhình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng
Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấpmới được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình đầu tưBOT, BT, BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới Nhưng số lượng dự
án cấp mới chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT là 11 dự
án, chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm
2009 không có dự án mới nào đầu tư theo hình thức BOT,BT,BTO và điều này là một
làm ba loại đó là nhóm A,B,C.(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
Bảng 1: Các loại dự án đầu tư công trình và tổng mức đầu tư
Trang 16STT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
QH11 của Quốc hội
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an
ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính
trị - xã hội quan trọng.
Không kể mức vốn
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác
dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng
khu nhà ở.
Trên 1.500 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở
điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật
điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị
y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn
thông.
Trên 1.000 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ,
thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ
sản.
Trên 700 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa
học và các dự án khác.
Trên 500 tỷ đồng
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác
dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng
khu nhà ở.
Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng
ĐẦU TƯ
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở
điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ
thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược,
thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,
Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
Trang 17STT LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
viễn thông.
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị
mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Từ 40 đến 700 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa
học và các dự án khác.
Từ 30 đến 500 tỷ đồng
III Nhóm C
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác
dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim,
khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) Các trường
phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng
khu nhà ở.
Dưới 75 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở
điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ
thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược,
thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,
viễn thông.
Dưới 50 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ,
thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ
sản.
Dưới 40 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng
khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa
học và các dự án khác.
Dưới 30 tỷ đồng
(Nguồn: Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009)
Nguyên tắc quản lý vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP
Nguyên tắc số 1: Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng
vốn đầu tư công Theo khoản 2 - Điều 33- Luật Đầu tư công thì việc quyết định chủtrương đầu tư đối với dự án theo hình thức đối tác công tư phải đảm bảo 3 nguyên tắc
cơ bản Đầu tiên là tuân thủ các điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình
Trang 18dự án Thứ hai là đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư công Thứ ba là tạo điềukiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chủ động quản lý , sử dụng phầnvốn góp của mình và dự án theo đúng mục tiêu đầu tư và cam kết với Nhà nước.
Nguyên tắc số 2: Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàquy hoạch phát triển ngành Để tránh tình trang xây dựng các dự án không đem lạinhiều lợi ích cho người dân cũng như trùng lặp giữa các quốc gia gây lãnh phí nguồnlực và hao tổn long tin của nhân dân
Nguyên tắc số 3 : Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản
lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.Ví dụnhư trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là giải quyết các vấn đề liên quan đếngiải phóng mặt bằng, chi trả lương cho công nhân… Về phần tổ chức cá nhân tham giađầu tư có trách nhiệm đảm bảo đủ số vốn đầu tư xây dựng cũng như có vai trò thamgia vào việc quẩn lý và sử dụng nguồn vốn đó
Nguyên tắc số 4: Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định
đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệuquả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí
Nguyên tắc số 5: Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Muốn làm được như vậy đầu tiên là phải xây dựng được khung pháp lý chặt chẽ Thêm vào đó cần có cơ quan thi hành và đảm bảo thực hiện một cách hiệu quả
Nguyên tắc số 6: Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư
theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cung cấpdịch vụ công
Quy trình lập kế hoạch, xác định phần vốn NN thực hiện dự án PPP quy định tại Dự thảo
Nghị định PPP
CQNNCTQ/ Nhà đầu tư lập ĐXDA (điều 15,16,21)
Thẩm định, phê duyệt ĐXDA, quyết định chủ trương đầu tư vốn Nhà nước tham gia thực
Trang 19hiện dự án ( Điều 17)
CQNNCTQ công bố dự án ( Điều 18 )
CQNNCTQ lập, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư Nhà nước tham gia thực hiện dự án trong
kế hoạch trung hạn 5 năm ( khoản 1 Điều 13 )
Thẩm định, phê duyệt BCNCKT, bao gồm xác định phần vốn đầu tư Nhà nước tham gia
thực hiện dự án ( Khoản 2 điều 12 )
Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn và BCNCKT được phê duyệt, CQNNCTQ lập vàtổng hợp kế hoạch vốn đầu tư Nhà nước tham gia thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công
hằng năm ( Khoản 2 điều 13)
Quy trình lập kế hoạch, xác định phần vốn của nhà nước thực hiện dự án PPPphải thông qua bảy bước cơ bản Đầu tiên là các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xétduyệt dự án đầu tư mà Nhà đầu tư lập đề xuất dự án cho phù hợp với các nguyên tắctính khả thi cũng như các quy hoạch tổng thể cả quốc gia và của vùng các ngành Bướctiếp theo là cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định phê duyệt các dự án này để đảm bảo
dự án PPP là phù hợp với chủ trương đầu tư của nhà nước, đảm bảo tính khả thi cho
dự án (Điều 17) Sau qua trình thẩm định phê duyệt dự án PPP, các dự án được duyệt
sẽ được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan nhànước có thẩm quyền, các nhà đầu tư đề xuất dự án, những người quan tâm có đầy đủthông tin về dự án PPP được phê duyệt này Giai đoạn tiếp theo, Cơ quan nhà nước cóthẩm quyền sẽ tiến hành lập, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm(khoản 1, điều 13) Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt
Trang 20báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm xác định phần vốn nhà nước tham gia thực hiện
dự án (khoản 2, điều 12) và giai đoạn cuối cùng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽcăn cứ vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt
để lập và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư nhà nước tham gia vào thực hiện dự án trong
kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm
Thẩm quyền phê duyệt
(Bảng 2 : Thẩm quyền phê duyệt các dự án các cấp)
Dự án
Thẩm quyền phê duyệt chủ
trương đầu tư vốn đầu tư Nhà nước tham gia thực hiện dự án ( khi phê duyệt ĐXDA)
Thẩm quyền xác định phần vốn đầu tư Nhà nước tham gia thực hiện Nhà nước tham gia thực hiện dự án ( khi phê duyệt BCNCKT)
Dự án quan trọng Quốc
Dự án nhóm A Thủ tướng chính phủ
Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh ( trừ dự án sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo do thủ tướng Chính phủ phê duyệt)
Dự án nhóm B, C Người đứng đầu các Bộ, cơ quan
trung ương
Mốc thời gian lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020
- 31/12/2014 : các Bộ, các ngành, địa phương lập, thẩm định kế hoạch đầu tưcông trung hạn 5 năm 2016 – 2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 30/4/1015 : Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính vàcác cơ quan liên quan thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tưtrung hạn
- 30/6/2015: Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ tàichính, địa phương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 báo cáo cấp
có thẩm quyền xem xét theo quy định của Luật Đầu tư công và gửi Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ tài chính
Trang 21- 31/7/2015: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tự chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ràsoát và tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 báo cáo Thủtướng Chính phủ.
1.2.1 Lựa chọn đề xuất dự án và nghiên cứu khả thi PPP
Thứ nhất cần phân tích sơ bộ về dự án, chứng minh rằng dự án là khả thi và
phù hợp với chính sách, sự cần thiết phải tiền hành phân tích và thiết kế sâu hơn vàsang lọc các tác động tiêu cực về môi trường và xã hội
Thứ hai cần tìm hiểu tính khả thi về mặt kĩ thuật dựa trên phân tích nhu cầu,thiết kế sơ bộ và dự thảo Thông số kĩ thuật đề ra
Thứ ba là xem xét về mặt pháp lý để xác định những quy định pháp lý có liênquan đến các thực thể kí hợp đồng và phê duyệt, các vấn đề về sử dụng đất và quyhoạch, các trở ngại về việc thu phí sử dụng và các hình thức hợp đồng PPP
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi về mặt tài chính, đặc biệt về mô hình tài chính dự án, cácphương án và phân tích độ nhạy và các chi phí vòng đời và rủi ro
Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập Nhà đầu tư tự chịu rủi ro khi lập đề xuất, nhàđầu tư có thể được trao quyền riêng trong khoảng thời gian xác định để xây dựng đềxuất dự án
Đánh giá đề xuất dự án: đề xuất dự án phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạchphát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tiếptheo đề xuất dự án phải phù hợp với lĩnh vực đầu tư Thứ ba đề xuất dự án có khảnăng thu hút và tiếp cận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý củanhà đầu tư Thứ tư là có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, đạt chất lượngđáp ứng nhu cầu người sử dụng thứ năm là có tổng mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên,
Trang 22trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và pháttriển nông thôn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cuối cùng là dự án có khả năng thu hồi vốn từ khoản thu của người sử dụng được ưutiên lựa chọn
Báo cáo nghiên cứu khả thi
Để xác định tính hiệu quả, cần xác định các yêu cầu về thu hồi đất và giảiphóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường và xã hội và xác định các yêu cầu hỗtrợ của Nhà nước bao gồm bảo lãnh và vốn hỗ trợ VGF Việc định lượng phí sử dụngcần thiết/phần thanh toán sẵn có từ ngân sách nhà nước giúp đảm bảo tính khả thi vềtài chính Cần báo cáo về tham vấn thị trường và sự quan tâm của thị trườn, trong đóđịnh nghĩa đầy đủvề tiêu chuẩn đầu ra và yêu cầu dịch vụ, đề xuất phân bổ rủi ro và dựthảo hợp đồng dự án Kế hoạch đấu thầu và tuyển chọn các tư vấn giao dịch, quản lý
và giám sát dự án, bao gồm Kế hoạch đầu thầu
- Đầu vào cố vấn:
+ Kỹ thuật :
Các nghiên cứu về nhu cầu
Khảo sát về tình trạng và địa chất
Thiết kế sơ bộ
Tiêu chuẩn kỹ thuật đầu ra và yêu cầu dịch vụ
Các chi phí về xây dựng, bảo trì và vận hành
Đánh giá các tác động về môi trường và xã hội
Mô hình tài chính của dòng tiền dự án
Mô hình dự thầu mô phỏng và cơ cấu tài chính
Phân tích lợi ích – chi phí về mặt kinh tế
Phân tích sự hỗ trợ của chính phủ về tài chính( bảo lãnh)
Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
Trang 23Nội dung thẩm định là sự cần thiết của việc thực hiện dự án, đánh giá các yếu
tố cơ bản của dự án và tính khả thi của dự án, hiệu quả của dự án Từ đó nêu lênphương án tài chính của dự án và các nội dung cần thiết khác
Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Tham vấn với các Bộ, ngành như Bộ tài chính, bộ Tư pháp, bộ Kế hoạch vàĐầu tư và các Bộ ngành có liên quan
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thứtrưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND Tỉnh
Cơ quan phê duyệt phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án là
Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chủ tịch UBND tỉnh
1.3 Khung pháp lý hiện hành về PPP ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Môi trường thể chế PPP ở Việt Nam
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh PPP: Trong thu hút vốn
đầu tư PPP; sự minh bạch và bình đẳng giữa các bên tham gia đóng vai trò hết sứcquan trọng Cùng với đó, môi trường pháp lý cần phải hạn chế tối đa những rủi ro liênquan đến các xung đột về lợi ích Để làm được điều này, khung pháp lý phải được thiết
kế đủ rộng để giúp nhà đầu tư tư nhân tránh các rủi ro như: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàmphán, rủi ro xây dựng, rủi ro đầu tư, rủi ro môi trường, rủi ro ngoại tệ,v.v… Hiện nay,trong khung pháp lý luật điều chỉnh PPP tại Việt Nam, văn bản có tính pháp lý caonhất là Luật Đấu thầu, Luật xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư LuậtĐầu tư quy định việc quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, bao gồmđầu tư, kinh doanh vốn của nhà nước vào tổ chức kinh tế, đầu tư của nhà nước vàohoạt động công ích, đầu tư bằng nguồn tín dụng phát triển Luật Đấu thầu quy định vềquy trình, thủ tục, các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tưvấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với các gói thầu của các dự án có vốn nhà nướcchi cho đầu tư phát triển, dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản Luật Ngânsách nhà nước quy định tổng thể về chi đầu tư phát triển, bao gồm xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ươngquản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tàichính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vựccần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi
Trang 24các dự án đầu tư có hoạt động xây dựng, bao gồm thẩm quyền lập và phê duyệt dự ánđầu tư xây dựng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày1/7/2014) và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2014), Đấuthầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, dạy nghề, y tế, thể thao, môitrường: được quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP; Đấu thầu cung cấp dịch vụ sựnghiệp công: được quy định tại Quyết định 39/2008/QĐ-TTg; Đấu thầu cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích: được quy định tại Quyết định 256/2006/QĐ-TTg,vv…
1.3.2.Khung pháp lý hiện hành về PPP ở Việt Nam
Trước đây, chúng ta mới chỉ có các quy định về đầu tư theo hình thức công tưdưới dạng các quy định về đầu tư theo hình thức công - tư dưới dạng các quy định vềBOT, BTO và BT và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm dự án PPP, Nghị định108/2009/NĐ-CP về BOT, BTO, BT Các văn bản này ra đời đã làm cho các nhà quảnlý, nhà đầu tư, cơ quan tư vấn lẫn lộn, gây khó khăn trong quá trình thực hiện Có ýkiến cho rằng PPP chính là BOT, BTO, BT; có ý kiến ngược lại thì không phải; cũng
có ý kiến cho rằng PPP chính là BOT, BTO, BT hiện đại…trước những nhận thứcthiếu nhất quán như vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quanđầu mối, tham mưu cho Chính phủ xây dựng khung chính sách về đầu tư nói chung vàđầu tư PPP nói riêng
Ngày 25/3/2015, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị giớithiệu Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối táccông tư (PPP) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư Đây được coi là khungpháp lý cơ bản cho việc triển khai các dự án PPP tại Việt Nam, mở ra một cách làmmới thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam
Trang 25(Hình 2: Sơ đồ khung pháp lý hiện hành về PPP ở Việt Nam)
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPPđược Chính phủ ban hành vào ngày 14/2/2015, có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 Nghịđịnh được xây dựng trên cơ sở khắc phục những hạn chế trong khung pháp lý trướcđây về PPP, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam cũng như theo thông lệquốc tế với mười nội dung cơ bản Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thihành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được Chính phủ ban hànhvào ngày 17/3/2015, có hiệu lực từ ngày 5/5/2015 gồm mười nội dung Đây là lần đầutiên việc hướng dẫn về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư được quy định tại cấpnghị định Điều đó góp phần xây dựng môi trường đầu tư công bằng, minh bạch vàhiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với các dự án PPP
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực
tư nhân là một kênh hiệu quả Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang triển khai kế hoạchxây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý rõ ràng, có hệ thống về đầu tư theo hình
Trang 26Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Nghị định hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các thông tư, văn bản hướng dẫnkhác có liên quan Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việcphát huy mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng ở Việt Nam
1.3.3. Ban chỉ đạo PPP ở Việt Nam
a Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo PPP có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiêncứu, chỉ đạo, triển khai thực hiện mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư BanChỉ đạo PPP có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủphương hướng, kế hoạch, giải pháp chiến lược thực hiện hiệu quả mô hình PPP; giúpThủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địaphương trong việc thực hiện thí điểm mô hình PPP Chỉ đạo các bộ, ngành có liênquan xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn việc triển khai thíđiểm mô hình PPP; xem xét, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm thống nhất quản lý
mô hình đầu tư có sự phối hợp giữa nhà nước và tư nhân hiện nay
b Thành phần Ban Chỉ đạo
(i) Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải.
(ii) Các Phó Trưởng ban:
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Phó Trưởng ban Thường trực;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính
(iii) Các Ủy viên là 01 Thứ trưởng (hoặc tương đương) thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
Trang 27- Bộ Công Thương;
- Bộ Y tế;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thư ký Ban Chỉ đạo: Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
c.Hoạt động của Ban Chỉ đạo
Ngày 11 tháng 12 năm 2012, Trưởng ban Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hìnhthức đối tác công – tư (PPP) đã ban hành Quyết định số 161/QĐ-BCĐPPP về Quy chếhoạt động của Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư Trước đó, Thủtướng Chính phủ đã ký Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về “Quy chế thí điểm đầu tư theohình thức đối tác công – tư” để thực hiện một số dự án, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện
cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và Quyếtđịnh số 1624/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo về đầu tưtheo hình thức đối tác công – tư (PPP)
Theo đó, Ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (sau đây gọitắt là Ban Chỉ đạo) là Tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Chính phủ, Thủtướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những công việcquan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai thực hiện mô hình đầu tư theo hìnhthức đối tác công - tư
Thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Quyết định số 1624/QĐ-TTg ngày 29tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo hoạt động theo cơ chế đềcao trách nhiệm của Trưởng ban Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các ủy viên BanChỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm Thư ký Ban Chỉ đạo là Cục trưởng CụcQuản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban Chỉđạo chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hợp và triển khai thực hiện đầu tư theo mô hìnhPPP trong phạm vi Bộ, cơ quan mình quản lý, theo dõi với sự hỗ trợ của đơn vị làmđầu mối thực hiện các nhiệm vụ PPP tại cơ quan mình Ý kiến tham gia của các thànhviên Ban chỉ đạo là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó đang
Trang 28công tác Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu củaTrưởng ban.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo PPP:
- Ban Chỉ đạo hoạt động theo cơ chế đề cao trách nhiệm của Trưởng ban
- Trưởng ban ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, chịu tráchnhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bố trí trong dự toán ngân sáchhàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; việc thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiệntheo quy định hiện hành
- Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu Thủ tướng Chính phủ; các PhóTrưởng Ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phâncông hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của Bộ, cơ quan mình
- Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
Kết luận chương: Chương 1 đã đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về
phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) như các khái niệm cơ bản,đặc điểm, vai trò và đặc biệt là khung pháp lý hiện hành về PPP ở Việt Nam
Trang 29CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ THEO
HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ (PPP) TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM2.1 Ứng dụng phương thức PPP tại một số nước trên thế giới
2.1.1 Ứng dụng phương thức PPP tại một số nước phát triển
Phương thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đã và đang trở nên phổ biến và đượctriển khai mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển Ởcác nước Anh, Hoa Kỳ, Australia, Pháp, Hàn Quốc mô hình PPP được sử dụng nhiềutrong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng
Tiên phong trong việc áp dụng mô hình PPP và đã có nhiều trải nghiệm đểthành công là vương quốc Anh Trong các dự án PPP giao thông đường bộ, vấn đềphân bố rủi ro được làm rõ ràng : Các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô sẽ đượcphân bổ cho chính phủ, là các rủi ro chịu tác động bởi chính trị, tình hình kinh tế vĩ
mô, luật pháp; Các rủi ro liên quan đến dự án sẽ được chuyển giao cho tư nhân như rủi
ro kỹ thuật, rủi ro quản lý Còn rủi ro nằm trong kiểm soát của hai bên ( rủi ro cung –cầu…) được chia sẻ giữa tư nhân và chính phủ Mục đích của thực hiện dự án PPP làtạo ra giá trị vượt trội so với hình thức đầu tư truyền thống Do đó, phương thức PPP
có hiệu quả cao, và có thể nói, Anh là quốc gia đứng đầu châu Âu về dự án PPP trongcung cấp dịch vụ công
Tại Mỹ, các chuyên gia nhận định mô hình PPP là một giải pháp quan trọng để
tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng sự phát triển của xã hội tương lai Để triền
khai hiệu quả mô hình PPP, Mỹ đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, về xây dựng cơ chế chính sách và luật pháp, chính quyền liên bang
một mặt chủ động xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và các công cụ điềuhành hướng dẫn triển khai mô hình này trên phạm vi toàn nước Mỹ, mặt khác phânquyền cho các bang tự quyết định việc tổ chức và triển khai mô hình PPP Hiện nay, ở
Mỹ đã có 36 bang ban hành luật và các cơ chế chính sách thực thi mô hình này, cácbang đi đầu trong triển khai mô hình này là Florida, California và Texas
Trang 30Thứ hai, xác định cụ thể các lĩnh vực và hình thức đầu tư Về lĩnh vực đầu tư,
hiện nay, tại Mỹ, PPP được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, nhàở, trường học và bệnh viện (chiếm từ 85% - 90%) Về các hình thức đầu tư, Mỹ chophép triển khai đa dạng các mô hình như: Thiết kế, xây dựng, tài trợ…
Thứ ba, các dự án PPP phải là trọng điểm, có lợi ích về kinh tế - xã hội lâu dài,
quá trình tổ chức triển khai chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng Trên thực tế,hầu hết các dự án PPP của Mỹ đều là những công trình lớn, quan trọng tác động lâudài đến đời sống – xã hội của Liên bang hoặc các bang
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự án PPP tại Mỹ, chính
quyền nước này một mặt khuyến khích các DN này tham gia nhằm thu hút vốn, côngnghệ, kinh nghiệm, nhưng một mặt khác cũng có những quy định mang tính đặc thùnhằm hạn chế rủi ro… Vì vậy, các dự án nước ngoài tham gia phải có sự phê chuẩn vàcấp phép của chính quyền Liên bang
Australia là nước có nhiều kinh nghiệm thành công về việc triển khai mô hình
PPP trong những năm qua Theo ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ thế giới IMF,năm 2013, Australia là 1 trong 10 nước có đầu tư PPP hiệu quả nhất trong tổng số gần
200 quốc gia và vùng lãnh thổ Cơ sở thành công của nước này là do:
Một là, chính phủ Australia đã xây dựng được khung chính sách vững chắc về
PPP; đặc biệt là về quy trình dự thầu đối với dự án PPP rất chặt chẽ, góp phần tối ưuhóa hiệu quả kinh tế cho các dự án
Hai là, khuyến khích cắt giảm chi phí đấu thầu Để tăng cường hiệu quả kinh
tế cho các dự án PPP, trước khí thực hiện bất kỳ 1 dự án PPP nào, Chính phủ Australiakhuyến khích các sáng kiến, để cắt giảm chi phí chuẩn bị đấu thầu dự án PPP, tiếtkiệm một khoản tiền không nhỏ cho dự án PPP (tiết kiệm từ 0,5% - 1,5% giá trị phí dựán)
Ba là, các dự án PPP của Australia đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định về thời
gian( thời gian dự thầu trung bình cho một dự án PPP về hạ tầng xã hội ở Australia là
17 tháng, thấp hơn nhiều so với ở Anh – 34tháng)
Trang 31Bốn là, quá trình thực hiện các dự án PPP tại nước này cũng được chuẩn hóa
thông qua hợp đồng và giảm số lượng tài liệu hồ sơ cần nộp khi tham gia đấu thầu các
dự án PPP
Năm là, để tối đa hóa hiệu quả dự án PPP, Australia cũng chuẩn bị nguồn dự
án PPP lớn; thực hiền bồi hoàn một số chi phí đấu thầu bên ngoài nhất định
Sáu là, rút ngắn danh sách nhà thầu trước khi thực hiện đấu thầu dự án PPP.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về dự án và mời gọi các nhà thầu kháctham gia
Một ví dụ điển hình cho sự thành công của việc áp dụng phương thức PPP tạiđất nước Australia là dự án bệnh viện Joondalup Dự án PPP này đi theo mô hìnhBOOT ( xây dựng – vận hành – sở hữu và chuyển giao), Tại thời điểm hợp đồng đượcký kết, chi phí vốn của khu vực tư nhân chiếm khoảng 40% chi phí do chính phủ đặt
ra Bệnh viện Joondalup theo hình thức hợp tác PPP được mở cửa vào năm 1998 với
365 giường bệnh (hiện tại đã tăng lên 379 giường), trong đó gần 60% là giường bệnhcông và có thể được chính phủ bồi hoàn Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, xâydựng và vận hành bệnh viện, giám sát đội ngũ nhân viên y tế và quản lý bệnh viện.Đối với các dịch vụ này,chính phủ trả cho đối tác tư nhân một khoản tiền định kỳ trongvòng 20 năm để trang trải chi phí vốn và mua sắm cơ bản cho bệnh viện Đối tác tưnhân cũng chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chữa bệnh như dịch vụ nội trú, chămsóc khẩn cấp, chăm sóc sức khỏe tinh thần và các dịch vụ ngoài điều trị khác
Các điều kiện, môi trường thực hiện dự án
Tại Australia, 75% chi phí của bệnh viện nằm ở chi phí lao động (vốn rất cao)
và gần như tất cả bệnh viện đều thuộc sở hữu chính phủ Các lao động trong bệnh việnđều là công chức và được trả lương cao trong suốt thời gian làm việc, do vậy việc thựchiện dự án PPP trong lĩnh vực y tế sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý chi phílao động Đối tác tư nhân mặc dù thuê lao động trong khu vực tư nhân nhưng vẫn phảiđảm bảo họ có mức lương tương đương với công chức làm trong các biện viện khác.Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải chịu trách nhiệm về chất lượng của dịch vụ y tế vìngười dân đồng nhất chất lượng của dịch vụ y tế với chất lượng của dịch vụ công Tuynhiên, việc thực hiện dự án gặp thuận lợi ở chỗ Australia có hệ thống giám sát tiêuchuẩn chất lượng của các bệnh viện tốt Hội đồng về Các tiêu chuẩn Y tế của Australia
Trang 32có trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cho tất cả các bệnh viện, nhờ vậy giúpcho khu vực công có thể giám sát được hoạt động của các bệnh viện công, tư nhâncũng như PPP Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân đối với các dịch vụ y tế rất lớn, dovậy cung cấp một khối lượng khách hàng ổn định cho bệnh viện.
Những ưu đãi mà Nhà nước dành cho chủ đầu tư và điều kiện thực hiện
Đối tác tư nhân được vận hành dự án trong vòng 20 năm Chính phủ cũng trảcho đối tác tư nhân một khoản tiền định kỳ hàng năm trong vòng 20 năm để trang trảichi phí vốn và mua sắm cơ bản cho bệnh viện Chính phủ cũng cam kết mua một khốilượng dịch vụ tối thiểu (mức cơ bản là lượng bệnh nhân cho 135 giường bệnh, tối đa là220) với một mức giá cố định Ngoài khối lượng dịch vụ định mức trên, khối lượngdịch vụ mà chính phủ mua thêm có thể được trả ở mức giá thấp hơn.Thành công của
dự án nằm ở chỗ khu vực công có sự hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân Khônggiống như các hình thức đối tác khác tại Australia, mô hình hợp tác PPP trong dự ánbệnh viện Joondalop Hospital coi khu vực tư nhân là nhà cung cấp dịch vụ y tế chữabệnh quan trọng Nhờ vậy, trong vòng một thập kỷ qua, các nhà đầu tư tư nhân đã thựchiện tốt các điều khoản hợp đồng Kết quả là, sau đó chính phủ quyết định tiếp tục đầu
tư mở rộng bệnh viện tại Joondalup Health Campus
2.1.2 Ứng dụng phương thức PPP tại các nước đang phát triển
Tại các quốc gia đang phát triển, mô hình PPP được áp dụng phổ biến cho cáclĩnh vực năng lượng và viễn thông Trong thời gian gần đây, tỷ phần của ngành giaothông vận tải có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn so với hai ngành trên Đứng đầutrong việc sử dụng mô hình PPP tại các nước đang phát triển là các nước Mỹ Latinh,với thời điểm đỉnh điểm chiếm đến 80% lượng vốn cam kết Đối với khu vực Đông Á
và Thái Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển
Nhận thức được các lợi ích của mô hình PPP, từ những năm 1990 đến nay, Ấn
Độ là 1 quốc gia châu Á đã áp dụng PPP rộng rãi cho các dự án phát triển cơ sở hạtầng Những kinh nghiệm từ thành công của Ấn Độ trong việc thực hiện PPP đối vớicác dự án cơ sở hạ tầng đó là:
Đầu tiên, chính phủ đưa ra các cam kết mạnh mẽ hỗ trợ chính trị - là yếu tố
quan trọng nhất tạo ra sự sáng tạo và vận hành hiệu quả của mô hình PPP trong pháttriển cơ sở hạ tầng, cụ thể là các dự án xây dựng cảng
Trang 33Thứ hai là sự minh bạch: rất quan trọng khi thiết kế hợp đồng PPP Điều này
giúp giảm thiểu sự tham nhũng trong các hợp đồng của khu vực nhà nước
Tiếp theo là sự nhất quán của chính sách, các quy định của chính phủ có tính
hiệu quả và linh hoạt
Cuối cùng là thiết kết hợp đồng một cách cẩn trọng, chú ý nhiều đến vấn đề
phân bổ rủi ro và thu hồi bù đắp cho chi phí Xác định rõ ràng vai trò của các bên thamgiá trong dự án PPP
Ngoài ra, về chính sách tài chính cho dự án PPP, chính phủ Ấn Độ trợ cấp chomột số dự án dựa trên rủi ro và lợi ích các giai đoạn khác nhau (xây dựng phát triển –vận hành) nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân
Tuy nhiên, không phải dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP) nào cũngthành công Sự thất bại của những dự án khi sử dụng mô hình này xuất phát từ nhiềunguyên nhân Tại Malaysia, một nghiên cứu vào năm 2006 của John và Sussman đãchỉ ra năm nguyên nhân dẫn đến thất bại của việc thực hiện các dự án PPP tại đất nướcnày đó là: Sự thiếu minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, khả năng hỗ trợ củachính phủ bị giới hạn, mức giá thu phí thấp, các chính sách của chính phủ chưa đồng
bộ, sự bất ổn về chính trị
2.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phương thức PPP tuy đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng vẫn còn nhiềuvấn đề tồn tại Từ những thực trạng ứng dụng và kinh nghiệm về sử dụng mô hình nàycủa các nước trên thế giới, có thể tóm gọn bài học cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đối với các cơ quan hoạch định chính sách cho mô hình PPP tại Việt
Nam: Cần sớm xây dựng ban hành pháp luật thống nhất hướng dẫn việc thực hiện dự
án PPP theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho địa phương để đảm bảo tính khả thi và sựlinh hoạt khi thực hiện các dự án PPP; tăng cường việc hướng dẫn định hướng cho cácđịa phương lựa chọn thực hiện dự án PPP Bên cạnh đó, lưu ý một số vấn đề như: tăngcường các biện pháp khuyến khích đầu tư, cam kết, đảm bảo của nhà nước, tạo linhhoạt cho quá trình đàm phán và thực hiện dự án; hoàn thiện các điều khoản quy địnhtrong quy trình triển khai PPP như quy định rõ về từng bước thực hiện, theo đó ghi rõ
Trang 34thời gian, trách nhiệm của từng cơ quan, từng bên và phương thức giải quyết vướngmắc trong quá trình đề xuất, đàm phán và triển khai dự án PPP.
Thứ hai, đối với các cơ quan quản lý về PPP: nghiên cứu, tham khảo kinh
nghiệm ( cả thành công và hạn chế) của các nước trong hoạch định cơ chế, chính sách
và trong thực tế triển khai dự án PPP Từ đó, thông qua hợp tác quốc tế để phối hợpđào tạo, huấn luyện, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp theo dõi, quản lý, xúc tiếncác dự án PPP ở trung ương và địa phương; về căn cứ khoa học để quyết định phương
án đầu tư, phương án chia sẻ lợi ích/rủi ro, cần có quy định bắt bược nghiên cứuchuyên sâu, phân tích, dự báo, lượng hóa các tác động khi thực hiện dự án PPP Trên
cơ sở đó quyết định cơ chế chia sẻ lợi ích/rủi ro, cơ chế xác định giá/phí dịch vụ,phương án quản lý, cơ chế giám sát và cơ chế ưu đãi phù hợp cho từng trường hợp đểvừa đảm bảo yêu cầu của nhà nước vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
2.2 Đánh giá việc thực hiện PPP ở Việt nam hiện nay
2.2.1 Tình hình thực hiện PPP ở Việt nam:
a Đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư BOT, BTO, BT
Tình hình thu hút đầu tư
Việt Nam có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng Chínhvì vậy, trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã thực thi rất nhiều những chính sách, giảipháp nhằm thu hút các nguồn đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ và đầu tư công màđiển hình là những chính sách BOT, BTO, BT và nhiều chính sách khác Tuy nhiên,những chính sách hiện hành chưa thực sự thu hút được các nguồn vốn từ tư nhân cũngnhư những nguồn vốn từ nước ngoài 20 năm thực hiện các dự án đầu tư theo hìnhthức BOT, BTO, BT song cho đến nay vẫn chưa có một báo cáo, một cơ chế cụ thểhay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào được chỉ định đánh giá, tổng kết đầy đủ
về tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo các hình thức này Trong một nỗ lực caonhất, năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh kiểm tra và tổng hợp sốliệu từ các địa phương và các bộ ngành về vấn đề này
Theo đó, tính tới thời điểm 31/12/2010 theo báo cáo từ 48 tỉnh, thành phố trựcthuộc TW và một số Bộ, có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và 02 Bộ có dự án đầu
tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT Tổng số dự án có tất cả 384 dự án đầu tư