1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUÁ TRÌNH đổi mới QUẢN lý tài CHÍNH ở TỔNG CÔNG TY điện lực lào

125 384 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 538 KB

Nội dung

EOL đã và đang trở thành một ngành công nghiệp mũinhọn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng củaEOL đang

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC LÀO GIAI ĐOẠN 1995-2005 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Người thực hiện: Phetsamone PHONEVILAISACK Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn

Trang 2

Viêng chăn, tháng 7 năm 2007

Trang 3

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC LÀO GIAI ĐOẠN 1995-2005 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Người thực hiện: Phetsamone PHONEVILAISACK Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn

Trang 4

Viêng chăn, tháng 7 năm 2007

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG HÌNH iii

TÀI LIỆU THAM KHẢO iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Một số khái niệm về quản lý tài chính doanh nghiệp 3

1.1.2 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp 4

1.2 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước ở Lào 6

1.2.1 Quản lý, sử dụng vốn và tài sản 6

1.2.2 Cơ chế quản lý doanh thu và chi phí 17

1.2.3 Phân phối lợi nhuận và quàn lý các quỹ 24

1.3 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp 27

1.3.1 Trách nhiệm quản lý của chủ doanh nghiệp 27

1.3.2 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC LÀO 29

2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của Tổng công ty điện lực Lào 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty điện lực Lào 29

2.1.2 Cơ cấu, tổ chức của Tổng công ty điện lực Lào 31

2.2 Thực trạng quá trình đổi mới quản lý tài chính của Tổng công ty điện lực Lào giai đoạn 1995-2005 33

2.2.1 Quản lý, huy động và sử dụng vốn 33

2.2.2 Quản lý doanh thu và chi phí kinh doanh 41

2.2.3 Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ 48

2.2.4 Nộp ngân sách nhà nước 51

2.2.5 Chế độ thu nộp và cấp phát giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên 53

Trang 7

2.2.6 Công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán công trình hoàn

thành 55

2.2.7 Một số nhận xét về quản lý tài chính ở Tổng công ty điện lực Lào giai đoạn (1995-2005) Error! Bookmark not defined. 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của Tổng công ty điện lực Lào giai đoạn 1995-2005 55

2.3.1 Những kết quả đạt được 55

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 72

3.1 Phương hướng chủ yếu nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của Tổng công ty 72

3.1.1 Đổi mới toàn diện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của EOL theo hướng xây dựng Tổng công ty thành Tập đoàn Điện lực Lào 72

3.1.2 Kinh doanh đa ngành nghề như viễn thông, cơ khí, bất động sản và tăng cường mở rộng liên doanh, liên kết 76

3.1.3 Kết hợp đồng bộ việc hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh với xây dựng thị trường điện 77

3.1.4 Chú trọng việc huy động vốn đầu tư 78

3.1.5 Cải cách chính sách giá điện 78

3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Tổng công ty 79

3.2.1 Tăng cường phân cấp quản lý sản xuất kinh doanh 79

3.2.2 Những biện pháp tăng doanh thu 79

3.2.3 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành 81

3.2.4 Sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí trong đầu tư, theo dõi quản lý công nợ chặt chẽ 82

3.2.5 Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý tài chính 84

3.3 Một số kiến nghị 84

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 84

3.3.2 Kiến nghị với Bộ tài chính 87

KẾT LUẬN 89

Trang 9

DANH MỤC BẢNG HÌNH

Bảng 1 Tình hình phát triển vốn kinh doanh của Tổng công ty điệnlực Lào từ năm 1995- 2005 36Bảng 2 Tình hình vay vốn của Tổng công ty điện lực Lào từ năm1995-2005 37Bảng 3Tình hình quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ củaTổng công ty điện lực Lào từ năm 1995- 2005 38Bảng 4 Doanh thu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty điện lựcLào từ năm 1995- 2005 42Bảng 5 Chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng công ty điện lực Lào

từ năm 1995-2005 45Bảng 6 Giá thành KWh của Tổng công ty điện lực Lào từ năm2001-2005 46Bảng 7 Tình hình thực hiện lợi nhuận củaTổng công ty điện lựcLào từ năm 1995 - 2005 48Bảng 8 Thu nộp ngân sách của Tổng công ty điện lực Lào từ năm1995-2005 52Bảng 9 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh điện củaTổng công ty điện lực Lào từ năm 1995-2005 63Bảng 10 Năng suất của Tổng công ty điện lực Lào từ năm 1995-2005 64Bảng 11 Tổn thất của Tổng công ty điện lực Lào từ năm 1995-2005 65Bảng 12 Tình hình quản lý công nợ của Tổng công ty điện lực Lào

từ năm 1995-2005 66

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực Lào 32Hình 2 Giá trị đầu tư của các công trình điện của Tổng công ty điệnlực Lào từ năm 1995- 2005 58Hình 3 Mô hình quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận về sản xuấtkinh doanh điện của EOL 59

Trang 10

Hình 4 Doanh thu trên một kịp chi phí cho SX kinh doanh điện củaTổng công ty điện lực Lào từ năm 1995 – 2005 62

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.TS Mai Văn Bưu,TS Phan Kim Chiến (chủ biên) – Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Việt Nam

6 Các thông tư liên quan của Bộ tài chính

7 Tổng công ty Điện lực Lào – Báo cáo tổng kết và báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Lào các năm từ

1996 – 2005.

8 Tổng công ty Điện lực Lào – Báo cáo tổng kết công tác tài chính kế toán năm 1995 – 2005

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, trong mấythập kỷ qua ngành điện lực Lào đã có những đóng góp hết sức to lớncho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu vềđiện năng với chất lượng ngày càng cao cho sản xuất và sinh hoạt củanhân dân Được thành lập theo nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995của Thủ tướng chính phủ với nhiệm vụ là sản xuất, truyền tải, phânphối và phát triển hệ thống điện quốc gia, đến nay tổng công ty điệnlực Lào (EOL) không ngừng phát triển và đạt được những thành tựuhết sức to lớn EOL đã và đang trở thành một ngành công nghiệp mũinhọn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng củaEOL đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn, các chi phí đầuvào cho sản xuất điện như: giá các loại nhiên liệu than, dầu, khí liêntục tăng, sản lượng điện mua của các nhà máy điện ngoài EOL có giáđiện cao (giá mua của nhiều nhà máy còn cao hơn giá bán) ngày càngchiếm tỷ trọng lớn, năng suất lao động thấp, tình trạng thiếu vốn đầu

tư trầm trọng, chính sách giá điện còn nhiều bấp cập, chức năng kinhdoanh và thực hiện các nhiệm vụ công ích của EOL chưa được táchbạch rõ ràng Thực tế, những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến tài chính của EOL

Trước tình hình đó, để phát triển bền vững và trở thành một tậpđoàn kinh tế mạnh, Tổng công ty Điện lực Lào cần phải cải tiến và đổi

Trang 13

mới hoàn thiện một cách toàn diện, đặc biệt là việc hoàn thiện quản lýtài chính của EOL để đáp ứng với tình hình mới là một yêu cầu cấpthiết Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quá trình đổi mới quản

lý tài chính ở Tổng công ty Điện lực Lào giai đoạn 1995-2005 - Thựctrạng và giải pháp” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý tài chính doanhnghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Tổng công tyĐiện lực Lào giai đoạn (1995-2005)

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm nâng caohiệu quả quản lý tài chính của

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: luận văn lấy quá trình đổi mới quản lý tàichính của Tổng công ty Điện lực Lào làm đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: tập trung đi sâu nghiên cứu nội dung quản lýtài chính của Tổng công ty Điện lực Lào giai đoạn (1995-2005)

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sửkết hợp với phương pháp Lôgic, phương pháp phân tích tổng hợp,phương pháp so sánh và khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia

5 Kết cấu của luận văn:

Trang 14

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược chia thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Thực trạng quá trình đổi mới công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực Lào giai đoạn (1995-2005)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực Lào.

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.1.1 Một số khái niệm về quản lý tài chính doanh nghiệp.

Thực tế, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tàisản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinhdoanh

Xem xét hoạt động của doanh nghiệp, thì vấn đề quản lý có ý nghĩarất lớn đến sự tồn tại và phát triển của nó

Quản lý doanh nghiệp là sự tác động của chủ sở hữu đến các hoạtđộng của doanh nghiệp; thông qua hệ thống pháp luật, chính sách vàcác biện pháp nhằm làm cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ratrong quá trình kinh doanh

Theo các chuyên gia nghiên cứu tài chính thì tài chính doanhnghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động

và chuyển hoá các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạolập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới mục tiêu của doanhnghiệp Do vậy có thể hiểu: quản lý tài chính doanh nghiệp là tác độngcủa chủ sở hữu đến toàn bộ quá trình hoạt động của tài chính doanhnghiệp, thông qua hệ thống pháp luật, chính sách và biện pháp tàichính nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

Hiện nay, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp là những quyđịnh, quy chế của nhà nước, hình thức biểu hiện là những văn bảnpháp luật, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư Đối với các doanhnghiệp, quản lý tài chính còn thể hiện qua các quy chế, quy định ngoàitính đặc thù, cụ thể của doanh nghiệp và còn phải tuân theo các vănbản pháp quy của nhà nước có liên quan đến các hoạt động tài chínhdoanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp.

a Vai trò của tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành của

hệ thống tài chính quốc gia và là khâu cơ sở của hệ thống tài chínhtrong nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp có một số vai trò chủ yếusau:

- Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút cácnguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư kinh doanh củadoanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của quy luật cung cầurất mạnh Ở đâu, lĩnh vực nào có nhu cầu thì ở đó sẽ có nguồn cungcấp Vì vậy khi các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thì tất yếu thị trườngvốn sẽ được hình thành với những hình thức đa dạng của nó Đây làmôi trường hết sức thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động khai thác,thu hút các nguồn vốn trong xã hội, nhằm phục vụ các mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp Vấn đề là ở chỗ người quản lý phải xác địnhchính xác nhu cầu vốn, cân nhắc lựa chọn các hình thức, phương phápthích hợp để khai thác, thu hút vốn và huy động vốn cho có hiệu quả

Trang 17

- Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc sử dụng

và tiết kiệm vón một cách có hiệu quả

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được phản ánh bằng chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu tàichính bằng các số liệu kế toán và bảng cân đối kế toán Với đặc điểmnày, đòi hỏi người cán bộ quản lý tài chính phải có khả năng phântích, giám sát các hoạt động kinh doanh, điều chỉnh các quan hệ tỷ lệ,

dự báo chính xác những xu hướng phát triển để đảm bảo cho sản xuấtkinh doanh có hiệu quả cao, vốn kinh doanh được bảo toàn và tiếtkiệm

- Tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để kíchthích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tài chính doanh nghiệpđược mở ra trên phạm vi rộng lớn bao gồm các quan hệ với hệ thốngngân hàng thương mại, với các tổ chức tài chính trung gian khác, cácthành viên góp vốn đầu tư liên doanh, các khách hàng mua bán sảnphẩm dịch vụ và những quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.Nhà quản lý sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, lãi suất, giámua hoặc bán sản phẩm dịch vụ, tiền lương, tiền thưởng để kíchthích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích thu hútvốn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng tỏng hoạt đọng kinh doanh củadoanh nghiệp

- Tài chính của doanh nghiệp là một công cụ quan trọng để kiểmtra các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Trang 18

Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính

và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanhnghiệp có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt hoạt độngcủa doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại hay khó khănvướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra quyết định để điềuchỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh

b Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp.

Quản lý tài chính doanh nghiệp giữ một vị trí trọng yếu trong hoạtđộng quản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bạitrong hoạt động kinh doanh

- Quản lý tài chính là chức năng có tầm quan trọng nhất trong hoạtđộng của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt, manglại sự giàu có cho chủ sở hữu khi nó được quản lý tốt về mặt tài chính

Do vậy, cho dù ở quy mô nào, loại hình doanh nghiệp nào thì vai tròquản lý ở doanh nghiệp cũng luôn được chú trọng và đề cao

- Quản lý tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ quantrọng để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mọimục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh chỉ có thể được thựchiện trên cơ sở phát huy tốt các chức năng của tài chính doanh nghiệp

từ việc xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tàichính, tổ chức sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn đếnviệc theo dõi kiểm tra, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất kinhdoanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đều liên quan đến hoạtđộng tài chính doanh nghiệp

Trang 19

- Quản lý tài chính doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với công tácquản lý doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản lýdoanh nghiệp Hầu hết mọi quyết định quản lý khác đều dựa trênnhững kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạtđộng của doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp lớn, các quy định về tài chính thường doBan tài chính đưa ra Trong các doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệpđảm nhận luôn trách nhiệm quản lý hoạt động tài chính của doanhnghiệp Do đó, quản lý tài chính doanh nghiệp thường giữ vị trí quantrọng trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và thẩm quyền tài chính

ít khi được phân quyền hoặc uỷ quyền cho cấp dưới

1.2 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước ở Lào.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một hình thức sở hữu vốn nhấtđịnh, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau thì cũng có nhiềuhình thức sở hữu vốn khác nhau Bởi vậy trong việc quản lý, sử dụngvốn và tài sản ở mỗi doanh nghiệp cũng có những quy định khác nhau.Song do tính chất và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chủ yếutập trung đi vào nghiên cứu cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sảnthuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước

1.2.1 Quản lý, sử dụng vốn và tài sản.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cầnphải có các yếu tố: lao động, vốn và công nghệ

Trang 20

- Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng được sử dụng

để sản xuất hàng hoá dịch vụ Do vậy, việc quản lý vốn và sử dụngvốn sao cho có hiệu quả là hết sức cần thiết

- Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sảnhữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mụcđích sinh lời Tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tài sản cố định hữuhình, tài sản cố định vô hình, tài sản lưu động

+ Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu cóhình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một

hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết với nhau để thực hiệnđược một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và có thờigian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhưngvẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, như: nhà cửa, máy mócthiết bị, phương tiện vận tải

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình hài vậtchất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếpđến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lậpdoanh nghiệp, chi phí về quyền sử dụng đất, chi phí về bằng phátminh sáng chế, bản quyền tác giả, thương hiệu

+ Tài sản lưu động: là những tài sản chỉ tham gia vào một chu kỳsản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, chúng luônvận động và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh được tiến hành liên tục Tài sản lưu động gồm có: các loạivốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, nguyên vật liệu, hànghoá, sản phẩm

Trang 21

- Vốn của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả và vốnthuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải trả gồm:

+ Các khoản vay vốn ngắn hạn, vay dài hạn dưới mọi hình thức+ Các khoản nợ ngân sách nhà nước

+ Các khoản phải trả cho khách hàng

+ Các khoản nợ về tiền lương, tiền thưởng, tiền thanh toán về bảohiểm xã hội và các khoản phải trả phải nộp khác

+ Các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ

+ Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn

Vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp: là tổng số vốn do doanhnghiệp quản lý và sử dụng trừ đi các khoản phải trả, đó là vốn điều lệcủa doanh nghiệp

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là số vốn do tất cả các thành viênđóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp Đối với doanhnghiệp nhà nước, vốn điều lệ của doanh nghiệp là số vốn do ngân sáchnhà nước cấp và vốn tự bổ sung của doanh nghiệp, được ghi trongđiều lệ của doanh nghiệp

a Quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệpphải có trách nhiệm mở sổ và ghi chép đầy đủ số liệu vào sổ sách kế

Trang 22

toán, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có của doanhnghiệp theo đúng chế độ hạch toán kế toán thống kê hiện hành của nhànước, phản ánh trung thực kịp thời tình hình sử dụng, biến động củatài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn và quỹ để phục vụ kinhdoanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Trườnghợp sử dụng các loại vốn và quỹ khác mục đích sử dụng đã quy địnhcho các loại vốn và quỹ đó thì phải theo nguyên tắc hoàn trả các quỹđó

Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn

để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vàphát triển vốn, đồng thời chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảmvốn điều lệ của doanh nghiệp

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì hội đồng thành viên cóquyền quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty

- Đối với công ty cổ phần, hội đồng quản trị có quyền tăng hoặcgiảm vốn điều lệ của công ty

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, việc tăng giảm vốn do chủ doanhnghiệp quyết định, bằng cách tăng hoặc giảm bớt vốn đầu tư của mìnhvào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc tăng thêm hoặc giảm bớtvốn kinh doanh là do nhà nước quyết định

Việc tăng thêm vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là donhà nước có thể cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp đang hoạt độngkhi cần thiết, nhà nước bổ sung vốn cho doanh nghiệp có thể bằng

Trang 23

cách cấp vốn trực tiếp từ ngân sách, hoặc điều động từ doanh nghiệpkhác đến, hoặc do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.

Đối với các tổng công ty nhà nước, hội đồng quản trị tổng công tyđược quyền điều động tài sản thuộc sở hữu nhà nước ở các doanhnghiệp thành viên theo nguyên tắc

+ Để sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong tổng công tyquản lý và sử dụng

+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thành viên trong việc giao và nhận tài sản

+ Không để xảy ra tổn thất

+ Phương án điều động do HĐQT phê duyệt, tổng giám đốc quyếtđịnh việc điều động, thực hiện theo nguyên tắc ghi tăng hoặc giảmvốn

+ Doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo quy định

Để công tác quản lý và sử dụng vốn được chặt chẽ và có hiệu quả,đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản và

sử dụng tài sản của doanh nghiệp Quy định rõ trách nhiệm của từng

bộ phận cá nhân trong các trường hợp làm hư hỏng mất mát tài sản.Định kỳ và kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm

kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có, xác định chính xác số tài sản thừathiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất nguyên nhân và sử lý tráchnhiệm, đồng thời có căn cứ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp

*Quản lý công nợ

Trang 24

Doanh nghiệp phải mở sổ sách theo dõi chi tiết của tất cả cáckhoản công nợ phải thu, phải trả trong và ngoài doanh nghiệp Định

kỳ (tháng, quý), doanh nghiệp phải đối chiếu tổng hợp, phân tích tìnhhình công nợ phải thu, phải trả, đặc biệt là các khoản nợ đã quá hạn vàcác khoản nợ khó đòi, Các khoản nợ không thu hồi được cần xác định

rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý Nếu do chủquan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường, HĐQT hoặc tổnggiám đốc (đối với doanh nghiệp không có HĐQT) quyết định mức bồithường Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và mức bồi thường củađương sự, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính củadoanh nghiệp Trường hợp nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bùđắp thì phần thiếu hụt đựoc hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.Đồng thời doanh nghiệp phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán và đônđốc thường xuyên để thu hồi nợ Số tiền thu hồi được sau khi trừ chiphí thu nợ, được hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp

• Cho thuê, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản

• Cho thuê, thế chấp tài sản

Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức, cá nhân trong nướcthuê sử dụng các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình, đểnâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập nhưng phải theo dõi thu hồitài sản khi hết hạn cho thuê

Đối với tài sản cho thuê sử dụng, doanh nghiệp phải tính khấu haotheo chế độ quy định Doanh nghiệp được đem tài sản thuộc quyềnquản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo

Trang 25

lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định củapháp luật.

- Nhượng bán, thanh lý tài sản

Nhượng bán: Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản khôngcần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đíchkinh doanh có hiệu quả hơn

Thanh lý: Doanh nghiệp đựoc chủ động thanh lý những tài sản kémphẩm chất, bị hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹthuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả vàkhông thể nhượng bán nguyên trạng được

Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý nhượng bán tài sảnvới giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý(nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì do các tổ chức bảohiểm bồi thường cho doanh nghiệp theo hợp đồng bảo hiểm

- Giá trị tổn thất sau khi đã được bù đắp bằng các nguồn trên, nếuthiếu thì được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp

Trang 26

Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếuđược hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

- Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai, hoặc do nguyênnhân khách quan gây thiệt hại nghiêm trọng, doanh nghiệp không thể

tự khắc phục được thì HĐQT hoặc giám đốc (nếu doanh nghiệp không

có HĐQT) lập phương án xử lý tổn thất trình cơ quan tài chính Saukhi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quantài chính quyết định xử lý hoặc báo cáo thủ tướng quyết định Sau khi

xử lý tổn thất, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theoquyết định xử lý

• Định giá tài sản góp vốn và đánh giá lại tài sản

Tài sản góp vốn nếu không phải là tiền Lào, ngoại tệ tự do chuyểnđổi, vàng thì được định giá Những tài sản đem góp vốn khi thành lậpdoanh nghiệp thì các thành viên sáng lập là người định giá các tài sản

đó Trong quá trình hoạt động, HĐQT công ty cổ phần, hội đồngthành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là người định giá tài sản gópvốn

Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc đánh giá lại tài sản và hạchtoán tăng giảm phần vốn chênh lệch do đánh giá lại tài sản trong cáctrường hợp sau:

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền

- Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu doanhnghiệp

- Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần

Trang 27

Việc hạch toán tăng giảm vốn nhà nước phải được cơ quan tàichính phê duyệt.

b Huy động vốn và quản lý vốn trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

DNNN được vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và

cá nhân nước ngoài để phát triển kinh doanh, theo đúng các quy địnhtại quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo nghịđịnh số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ Trường hợpđặc biệt được nhà nước bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải do Thủtướng chính phủ quyết định Trường hợp không được thủ tướng chínhphủ cho phép thì tổ chức nào bảo lãnh, tổ chức đó chịu trách nhiệm vềkhoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng

đã ký

• Quản lý vốn trong hoạt động đầu tư

Đầu tư là dùng một khoản tiền vốn đã tích luỹ được hoặc đã huyđộng được đem sử dụng vào một việc nhất định để sau đó thu lại mộtkhoản tiền vốn có giá trị lớn hơn

- Các loại hình đầu tư

Trang 28

+ Đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính): là đầu tư bằng cách mua cácchứng chỉ có giá như: cổ phiếu, chứng khoán, trái khoán để hưởng lợitức.

+ Đầu tư trực tiếp là phương thức đầu tư trong đó người bỏ vốntrực tiếp quản lý kinh doanh Có hai hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư chuyển dịch là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn mualại một số cổ phần đủ lớn để nắm được quyền chi phối hoạt động củadoanh nghiệp

Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người ta tạo dựng lênnhững năng lực mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm mụcđích sinh lời như thiết lập và xây dựng cơ sở sản xuất mới hay mởrộng sản xuất sẵn có, mua sắm, đổi mới công nghệ

Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và đạt được mức sinh lời tối đa, đòihỏi các nhà đầu tư phải tiến hành xây dựng dự án đầu tư một cách có

hệ thống thực hiện đầy đủ các bước theo đúng quy chế quản lý đầu tư

và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999của chính phủ, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của chínhphủ và nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của chính phủ vềsửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.Tuỳ theo từng nguồn vốn đầu tư của dự án mà người ta có các quyđịnh về quản lý vốn đầu tư khác nhau

- Thẩm quyền quyết định đầu tư

Theo nghị định số 52/1999 NĐ-CP ngày 8/7/1999, nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày

Trang 29

30/1/2003 của chính phủ thì thẩm quyền quyết định đầu tư được quyđịnh như sau:

+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướngchính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do quốchội chủ trương đầu tư: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trongquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc uỷ quyền cho HĐQT tổngcông ty quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C phù hợp với quyhoạch được duyệt

+ Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển củadoanh nghiệp và các nguồn vốn khác thì Thủ tướng chính phủ quyếtđịnh đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủtrương đầu tư Các dự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư,doanh nghiệp tự thẩm định dự án và tự chịu trách nhiệm trước phápluật; dự án nhóm B, C phải phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự ánnhóm A trước khi quyết định đầu tư phải được thủ tướng chính phủcho phép đầu tư

+ Đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn mà không tách riêng cáchạng mục, hoặc phần việc của dự án thì dự án đó được quản lý theoquy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ lớn nhất trong tổng mức đầu tưcủa dự án

- Trách nhiệm trong việc quản lý vốn đầu tư

+ Đối với các dự án của doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tíndụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Trang 30

thì chủ đầu tư các dự án thuộc doanh nghiệp nhà nước chịu tráchnhiệm về hiệu quả đầu tư và trả nợ vốn vay đúng hạn, tổ chức cho vaychịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vàphương án cung ứng vốn, giám sát việc thực hiện vốn vay đúng mụcđích và thu hồi vốn vay.

+ Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước là các dự án có sử dụng một phần vốn hỗ trợ từ ngânsách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách, vốn do doanhnghiệp tích luỹ, vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển, quỹ đầu

tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, vốn khấu hao tàisản cố định và các khoản thu của nhà nước để lại cho doanh nghiệp đểđầu tư, thì các tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp và các tổ chức

hỗ trợ vốn cho dự án chịu trách nhiệm kiểm tra, việc thực hiện quyếtđịnh đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư

+ Đối với các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh

tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước thỉ chủ đầu tư là chủ sở hữuvốn đầu tư sẽ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh Việc kinhdoanh phải tuân theo đúng pháp luật của nhà nước

+ Trong một dự án đầu tư dù có sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốnkhác nhau thì chủ đầu tư là người có trách nhiệm toàn diện, liên tục vềquản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi chuẩn bị đầu tư, thựchiện đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trảvốn đầu tư

- Một số quy định về cấp phát và thanh toán vốn đầu tư

+ Điều kiện được cấp vốn tạm ứng

Trang 31

Đối với các dự án đầu tư thực hiện đấu thầu theo hợp đồng chìakhoá trao tay và các gói thầu xây lắp thực hiện theo hình thức đấu thầuthì cần có điều kiện như sau:

 Có văn bản hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền

 Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu

 Có giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu

Đối với mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị trongnước) thì điều kiện được cấp vốn là:

Có văn bản hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền(đối với phần tài sản thiết bị có tổ chức đấu thầu)

Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà cung cấp thiết bị, tàisản

Riêng đối với thiết bị nhập khẩu phải có văn bản phê duyệt hợpđồng của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành

Đối với mua sắm thiết bị: Mức vốn tạm ứng là số tiền mà chủ đầu

tư phải thanh toán cho nhà cung cấp đã được quy định trong hợp đồngkinh tế

+ Thu hồi tạm ứng:

Vốn tạm ứng cho các hợp đồng xây lắp, hợp đồng mua sắm thiết bịđược thu hồi dần hoặc được khấu trừ vào từng lần thanh toán khốilượng xây lắp, mua sắm thiết bị hoàn thành

+ Thanh quyết toán vốn đầu tư

Đối với hoạt động xây lắp, việc thanh toán vốn đầu tư được thựchiện theo tiến độ và giá trúng thầu hoặc giá dự toán chi tiết được duyệt

Trang 32

trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèmtheo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu và các phiếu giá,chứng từ thanh toán.

Đối với hoạt động mua sắm thiết bị tài sản, việc thanh toán vốn chokhối lượng máy móc thiết bị đã nhập cho chủ đầu tư hoặc đã lắp đặtxong và được nghiệm thu đưa vào sử dụng

Sau khi kết thúc dự án, việc thanh quyết toán vốn cho các gói thầukhông được vượt tổng dự toán đã được duyệt và phải quyết toán vốntheo đúng quy định của nhà nước

1.2.2 Cơ chế quản lý doanh thu và chi phí.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để xác định và quản lý đượcchặt chẽ, chính xác các khoản doanh thu và chi phí, yêu cầu doanhnghiệp phải ghi chép đầy đủ, trung thực về tất cả các khoản doanh thu

và phải tính đủ các khoản chi phí của doanh nghiệp Đồng thời, doanhnghiệp phải xây dựng và thường xuyên hoàn thiện hệ thống định mứckinh tế kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình

a Quản lý doanh thu.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinhdoanh và thu nhập từ hoạt động khác

• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:

Là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khitrừ đi khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu chứng từ hợplệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thuhay chưa thu được tiền) Doanh nghiệp chỉ được hạch toán giảm

Trang 33

doanh thu khi việc giảm giá hàng bán phát sinh sau khi đã phát hànhhoá đơn bán hàng Đối với trường hợp bán hàng theo khối lượng lớn,nếu giảm giá hàng bán cho người mua thì phải ghi rõ trên hoá đơnphát hành lần cuối cùng.

Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công khai các khoảngiảm giá hàng bán, giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định vàchịu trách nhiệm về các khoản giảm trừ nói trên

Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ

số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại kèm theo chứng từ nhậplại kho số hàng nói trên

- Doanh thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu từ các hoạtđộng xảy ra không thường xuyên như: thu từ nhượng bán vật tư, hànghoá tài sản dôi thừa, thiết bị máy móc đã phân bổ hết khấu hao hư

Trang 34

hỏng hoặc không cần sử udngj, các khoản phải trả nhưng không trảđược vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng thanh lý tàisản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, hoàn nhập khoản dựphòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đãtính vào chi phí của năm trước, hoàn nhập số dư chi phí trích trước vềbảo lãnh hàng hoá, sản phẩm công trình và hạng mục công trình khihết thời hạn bảo lãnh; chi phí trích trước về sửa chữa tài sản cố địnhlớn hơn số thực chi, thu về cho sử dụng hoặc chuyển nhượng sở hữutrí tuệ, thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, thu về chiết khấuthanh toán, các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)được nhà nước giảm cho doanh nghiệp.

Toàn bộ doanh thu phát sinh trong mỗi kỳ phải có hoá đơn, chứng

từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ vào trong sổ kế toán củadoanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành

b Quản lý chi phí

Xét từ góc độ của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm vàcác khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Để thựchiện các hoạt động kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra nhữngchi phí nhất định Chi phí hoạt động của một doanh nghiệp trong mộtthời kỳ bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tàichính và chi phí bất thường

• Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh

Trang 35

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đếnquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phínguyên, nhiên, vật liệu, khấu hao tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm

và các khoản chi phí khác Việc quản lý chi phí của doanh nghiệpphải được thực hện đúng theo quy định tại thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính

- Chi phí vật tư bao gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.+ Về mức tiêu hao vật tư

Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp phải căn cứ vào địnhmức vật tư do các cấp có thẩm quyền ban hành và tình hình cụ thể củadoanh nghiệp để xây dựng hệ thống định mức vật tư của doanh nghiệptrình HĐQT (đối với doanh nghiệp có HĐQT) phê duyệt và chịu tráchnhiệm về tính chính xác của định mức đó

Các loại vật tư sử dụng vào kinh doanh phải được quản lý chặt chẽtheo các định mức tiêu hao của doanh nghiệp trong các khâu dự trữ,cấp, phát và thanh quyết toán

Doanh nghiệp phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích thườngxuyên theo định kỳ về tình hình thực hiện định mức vật tư để có cácbiện pháp phù hợp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống định mứcban hành

+ Về giá vật tư

Mức giá vật tư được dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư làgiá thực tế bao gồm:

Trang 36

Giá vật tư mua ngoài: gồm giá mua ghi trên hoá đơn của người bán(nếu là vật tư nhập khẩu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền Lào theo tỷgiá thực tế hoặc tỷ giá dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Lào công bố tại thời điểm phátsinh cộng thuế nhập khẩu và các khoản phụ thu nếu có) cộng với chiphí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bảo quản, phí bảo hiểm, phí hao hụthợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi

Giá vật tư tự chế gồm: giá vật tư thực tế xuất kho đem gia côngcộng với chi phí gia công như: phí vận chuyển, phí bốc xếp, tiền trảcho người gia công

Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển,bảo quản, thu mua nói trên phải ghi trên hoá đơn theo chứng từ quyđịnh của Bộ Tài chính

Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình kinh doanh như:khuôn mẫu, dàn giáo, cân, giá đựng , doanh nghiệp căn cứ vào thờìgian sử dụng và giá trị của công cụ, dụng cụ để phân bổ dần vào cáckhoản mục chi phí trong các kỳ kinh doanh theo tiêu thức phù hợp.Giá vật tư tiêu hao thực tế được tính vào chi phí vật tư sau khi trừ

đi tiền đền bù của cá nhân hoặc tập thể gây ra tiêu hao vượt định mức

và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) và số tiền được giảm giá hàng mua(nếu có)

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp phải được huy động vào hoạtđộng kinh doanh và trích khấu hao theo quy định của nhà nước để thuhồi vốn Sau khi đã khấu hao hết nguyên giá mà tài sản cố định vẫn

Trang 37

còn sử dụng thì doanh nghiệp không phải trích khấu hao, nhưng phảiquản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.

Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưngchưa quyết toán giá trị công trình thì doanh nghiệp tạm ghi tăng giá trịtài sản cố định theo giá tạm tính để trích khấu hao, sau khi nghiệm thubàn giao quyết toán giá trị công trình, phải điều chỉnh giá trị tài sản cốđịnh theo giá trị quyết toán được duyệt

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương

Gồm: Các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cótính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp theo chế độ hiện hành

Tiền lương phải trả được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích,gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động

và đơn giá tiền lương đã được nhà nước quy định

Chi phí tiền ăn giữa ca phải chi cho người lao động tham gia vàohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đượctính trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo chế độ hiện hànhcủa nhà nước

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Là các khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thuê ngoài, chiphí điện nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hoá, tiền muabảo hiểm tài sản và các dịch vụ mua ngoài khác

Trang 38

Giá trị khối lượng xây lắp thanh toán cho nhà thầu phụ là chi phícủa nhà thầu chính.

Các khoản chi phí hoa hồng đại lý, uỷ thác phải thể hiện trong cáchợp đồng và có đủ chứng từ hợp pháp Chi phí hoa hồng môi giớidoanh nghiệp phải xây dựng định mức chi và quy chế quản lý chi tiêugắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại

Chi phí sửa chữa tài sản cố định nhằm mục đích khôi phục nănglực của tài sản thì tính vào chi phí kinh doanh trong năm theo số thựcchi Nếu chi phí sửa chữa phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổcho năm sau

- Chi phí bằng tiền khác:

Là các khoản chi phí nằm ngoài các khoản trên đây như: thuế mônbài, thuế sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, chi phí tiếptân khánh tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại

Các khoản tiếp tân khánh tiết, hội họp giao dịch đối ngoại và chiphí bằng tiền khác phải gắn với hoạt động kinh doanh Mức chi cụ thể

do giám đốc doanh nghiệp quyết định không vượt quá mức quy địnhtại khoản 11 phần III của thông tư 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành theo nghị định số 26/2001/NĐ-

CP ngày 4/6/2001 và nghị định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 củachính phủ đã quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanhnghiệp

Chi phí bảo hộ lao động doạnh nghiệp hạch toán vào chi phí theo

số thực chi trong phạm vi chế độ quy định hiện hành

Trang 39

Doanh nghiệp được trích trước khoản chi phí bảo hành vào chi phíđối với sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng cơ bản.

Khoản kinh phí quản lý tổng công ty là để chi tiêu cho bộ máyquản lý của Tổng công ty, cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoahọc Tổng giám đốc quyết định mức huy động của từng dơn vị thànhviên theo phương án HĐQT phê duyệt Các doanh nghiệp thành viênđược hạch toán vào chi phí theo số phải nộp

Doanh nghiệp được trích dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi,

dự phòng giảm giá hàng hoá vật tư tồn kho vào chi phí trong kỳ theoquy định hiện hành Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động đượcthực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước

Doanh nghiệp được thưởng năng suất lao động, thưởng sáng kiếncải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư và hạch toán vào chi phí kinh doanhtheo số thực chi nhưng không vượt quá hiệu quả đem lại từ các khoảnchi này, HĐQT hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không cóHĐQT) phải ban hành và công bố công khai các quy chế thưởng

Doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí các khoản chi chonghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chế thử sảnphẩm mới, chi sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp theo số thực chi, các khoản chi cho các trường, lớpđào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, chi cho cơ sở

y tế thuộc đối tượng là cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp

Những khoản chi về bảo vệ môi trường phát sinh trong kỳ mà quálớn và có tác dụng cho nhiều năm thì phải phân bổ dần cho các nămsau

Trang 40

Chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định.

Ngoài các khoản chi phí trên theo quy định hiện hành, doanhnghiệp được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau đây.Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, Luậtthuế, Luật môi trường

Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố địnhhữu hình và vô hình, chi ủng hộ các tổ chức xã hội

Chi phí đi công tác nước ngoài vượt mức quy định

Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như: chi sự nghiệp đãđược ngân sách nhà nước cấp Chi trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơbản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành, chưa đưa vào sử dụng.Các khoản chi phí sản xuất kinh doanh vượt mức quy định của Nhànước thì được bù đắp bằng quỹ khen thưởng và phúc lợi

- Chi phí hoạt động tài chính:

Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính rangoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn,tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

Chi phí liên doanh, liên kết là các khoản chi phí phát sinh liên quanđến các hoạt động liên doanh, liên kết (không thuộc chi phí của doanhnghiệp liên doanh liên kết)

Chi phí cho thuê tài sản

Chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, kể cả các khoản tổn thất trongđầu tư (nếu có); khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

Ngày đăng: 08/05/2016, 19:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w