Đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu ở môi trường sinh viên trong các nhà trường trong và ngoài quân đội; đối tượng nghiên cứu là học viên, sinh viên với số lượng không nhỏ. Đề tài cung cấp những số liệu khoa học cụ thể về nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên, học viên hiện nay trong lĩnh vực HMTN, từ đó giúp cho mỗi sinh viên hiểu rõ hơn lợi ích cũng như vai trò của mình đối với cộng đồng; đồng thời đề tài chỉ ra những yếu tố tích cực, yếu tố cản trở đến công tác vận động tuyên truyền, đến sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên, học viên trong và ngoài quân đội.Kết quả nghiên cứu, các nội dung được đề cập, phân tích và kết luận trong đề tài là những căn cứ khoa học và thực tế góp phần để các tổ chức, cơ quan và đơn vị có liên quan về lĩnh vực vận động tuyên truyền HMTN đề ra chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi cho sinh viên, học viên trong và ngoài quân đội về HMTN, phòng tránh những hậu quả do thiếu kiến thức hiểu biết về HMTN, nâng cao chất lượng nguồn máu hiến an toàn phục vụ cấp cứu và điều trị.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài.
Phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta đã và đang được sự quantâm sâu sắc của toàn xã hội Cuộc vận động hiến máu tình nguyện đang đượctiến hành mạnh mẽ, thông tin về hiến máu tình nguyện đang từng ngày đượcchuyển tới nhiều người trong xã hội giúp thay đổi nhận thức, thái độ và hành
vi về tình nguyện hiến máu cứu người[18]
Kể từ năm 1993 cho đến may, saugần 20 năm phát động và thực hiệncuộc vận động hiến máu tình nguyện trong cả nước, chúng ta đã thu đượcnhiều kết quả rất khích lệ[18], nhiều người trong xã hội đã có nhận thức cao vàthái độ tích cực trong việc đi hiến máu, đồng thời vận động nhiều người kháccùng tham gia hiến máu.Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, cuộcvận động hiến máu tình nguyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều vấn đềcần được quan tâm, đó là lực lượng hiến máu tình nguyện hiện nay vẫn chủ yếu
là sinh viên, ít các đối tượng ngoài sinh viên, việc hiến máu bị phụ thuộc nhấtđịnh đến niên khoá học, nguồn máu hiến tự nguyện phục vụ cho người bệnhgặp rất nhiều khó khăn vào dịp nghỉ hè, nghỉ lễ và tết cuối năm[19] Chính vìnhững hạn chếđó màtrong những năm qua đã có một số công trình nghiêncứukhảo sát về nhận thứccủa người dân nói chung và thanh niên nói riêng vềhiến máu tình nguyện,điển hình như một số tác giả nghiên cứu của viện Huyếthọctruyền máu Trung ương và Viện Trung ương Huế, các nghiên cứunhằmđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành
vi của mọi người trong xã hội nhằm phát triển rộng nguồn người hiến máu antoàn chất lượng hiệu quả Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyênbiệt về việc khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viêntrong và ngoài quân đội đối với hoạt động hiến máu tình nguyện, mặc dù hiệnnay lực lương sinh viên trên khắp cả nước đang là lực lượng hiến máu tự
Trang 2nguyện chủ yếu[18] [19], chính vì cái chủ yếu này mà chúng ta cần phải quantâm, chú trọng phát triểnmột cách có hiệu quả nhất, do đóviệc khảo sát vềthực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của các sinh viên trong và ngoài quânđội hiện nay về hiến máu tình nguyện là điều rất cần thiết để phục vụ cho việcđẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về hoạt động này trong các nhàtrường trong và ngoài quân đội.
Để có những căn cứ thực tế đầy đủ làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động vận động hiến máu tình nguyện trong những năm qua và xây dựng chương trình hành động trong những năm tới đối với công tác vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài:
“ Khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện của sinh
viên trong và ngoài quân đội năm 2012-2013”.
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
1 Đánh giá thực trạng về nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viêntrong và ngoài quân đội về hiến máu tình nguyện
2 Khảo sátmột số yếu tố tác động cản trở tới sự thay đổi nhận thức,thái
độ, hành vi của sinh viên trong và ngoài quân đội về HMTN và hiệu quả củacác kênh thông tin tuyên truyền chính trong thời gian qua
Từ kết quả thu được của 2 mục tiêu, đề tài nghiên cứu sẽ giúp đánh giáhiệu quả của công tác tuyên truyền về hiến máu tình nguyện trong thời gianqua, đồng thời đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành, các nhàtrường nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về hiến máu tìnhnguyện của sinh viên trong và ngoài quân đội
Trang 33 Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên học viên thuộc các nhà trường, học viện trong và ngoài quân đội thuộc địa bàn Hà Nội Tuổi đời từ 18 đến 25,không phân biệt nam/ nữ, hợp tác tham gia nghiên cứu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên, học viên trong và ngoài quân đội
về hiến máu tình nguyện trên địa bàn Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Từ 09/2012 đến 04/2013.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh và phân tích.
4.2 Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại một số học viện nhà trường trong và ngoài quân đội có tổ chức hiến máu trong thời gian nghiên cứu.
4.3.Phương phápnghiên cứu cụ thể:
4.3.1 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu câu hỏi (Angket):
Khảo sát bằng phương pháp phiếu câu hỏi đối với sinh viên, học viên tạicác trường trong và ngoài quân đội nhằm thu thập thông tin theo yêu cầu vàmục tiêu của đề tài Phiếu câu hỏi được thiết kế trước dựa trên các nội dung
cơ bản nhất về mặt nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện,chúng tôi tiến hành phát phiếu và hướng dẫn các sinh viên trả lời, sinh viênkhông cần ghi tên vào phiếu
Tổng hợp phiếu câu hỏi, loại bỏ các phiếu trả lời không đủ nội dung,hoặc chưa trả lời; xử lý số liệu, chấm điểm từng nhóm câu hỏi để đánh giámức độ nhận thức, thái độ và hành vi
Trang 44.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài Dữ liệuthứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các bài báo cáo và những côngtrình nghiên cứu trước đây, các tài liệu sẵn có được đăng trên tạp chí, interner
4.3.3 Phương pháp xử lý số liệu:
Để xử lý số liệu nhằmđưa ra những kết luận chính xác, khách quan cho
đề tài nghiên cứu, chúng tôisử dụng phương pháp thống kê toán học tính tỷ lệphần trăm, ngoài ra để tăng độ tin cậy và chính xác trong nghiên cứu chúngtôi sử dụng phương pháp kiểmđịnh thống kê trong toán học mà cụ thể là test
χ2đểđánh giá sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ
Trang 5PHẦNNỘI DUNG NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan lịch sử phát triển về truyền máu và vận động hiến máu
1.1.1 Lịch sử về truyền máu
- Năm 1429, trị liệu truyền máu cho giáo hoàng trong giới đườngnhưng thất bại Năm 1818, James Blunded thành công truyền máu từ ngườisang người Thực hành truyền máu bắt đầu từ đây nhưng lại có nhiều lời đồnđại Năm 1870, rủi ro nhiễm trùng trong truyền máu, Pasteurs and Lister pháthiện các vi khuẩn dẫn đầu trong việc đổi mới điều trị[26]
- Năm 1900, từ những rủi ro do không phù hợp nhóm máu, LansteinerWiener đã phát hiện hệ nhóm máu A, B, O, AB và Rh Năm 1944, truyền máutoàn phần không còn phù hợp, Cohn đã sản xuất ra nhiều chế phẩm máu khácnhau Năm 1960 lưu trữ máu trong chai được thay thế bằng túi Plastic[26]
- Năm 1970, phát hiện vius lây truyền qua đường truyền máu HBV.Năm 1985 vius suy giảm miễn dịch HIV1 Năm 1987, thay đổi công nghệ sảnxuất thành phần máu và kỹ thuật xét nghiệm giảm nguy cơ lây nhiễm HIVđược phát hiện Năm 1988 đến năm 1990 ngân hàng máu tiêu chuẩn GMP(Good Manufacturing Practice) và TGA (Therapeutic Good Administration)của Australia được thiết lập Rất nhiều trung tâm, ngân hàng máu trên toànthế giới ra đời, nhiều sản phẩm máu được sản xuất bằng máy tự động[26]
1.1.2 Lịch sử phát triển vận động hiến máu tại Việt Nam
Phong trào hiến máu tình nguyện phát triển trên toàn quốc từ năm
1993 Tổng kết năm 1998, lượng máu thu gom chỉ chiếm 14% nhu cầu cảnước Năm 2006, cả nước thu gom được 420.668 đơn vị máu, máu từ ngườicho tình nguyện 59% và đáp ứng 30% nhu cầu điều trị Năm 2007, lượng máugom được là 580.000 đơn vị máu trên cả nước và vận động 1,8-2 triệu dân
Trang 6đăng ký hiến máu Năm 2008, tỷ lệ thu gom máu tình nguyện của 4 trung tâmlớn: Hà Nội, Huế, Chợ Rẫy, Cần Thơ chiếm 80%[14].
1.2 Phong trào vận động hiến máu tình nguyện ở nước ta hiện nay
Trong những năm gần đây, công tác hiến máu tình nguyện ở nước ta đã
có những chuyển biến tích cực và rõ rệt, góp phần tích cực vào việc nâng caochất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Theo báo cáo của Ban chỉđạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện giai đoạn 2008-2011, Ban chỉđạo các cấp đã tiếp tục được kiện toàn, củng cố; đặc biệt là việc thành lập Banchỉ đạo cấp huyện, cấp xã và Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các
cơ quan, trường học, doanh nghiệp ở một số địa phương đã có tác dụng tíchcực đối với phong trào vận động hiến máu tình nguyện ở nước ta [19]
Trong giai đoạn 2008-2011, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được2.571.685 đơn vị máu toàn phần (tương đương 692.412 lít máu) Số đơn vịmáu thu được hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Năm 2008
là 518.325 đơn vị (đạt 107% kế hoạch); năm 2011 là 776.427 đơn vị (đạt103% kế hoạch) [15] Số đơn vị máu tiếp nhận do kết quả của cuộc vận độngtăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trung bình năm là13,5% do tăng nhanh số người hiến máu tình nguyện; số đơn vị máu củangười hiến máu tình nguyện ngày càng chiếm ưu thế, từ 71,6% (năm 2008)lên 84,2% (năm 2010) và 88,5% (năm 2011)
Trong 2 năm 2010 và năm 2011, Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia cuộcvận động đã xét tặng các danh hiệu, tôn vinh cho 2.031 cá nhân, gia đình và tậpthể có thành tích hiến máu tình nguyện Trong số 202 tấm gương tiêu biểu đượctôn vinh, có 46 người hiến máu từ 21-50 lần, 4 người hiến máu trên 50 lần
Tuy nhiên, Ban chỉ đạo quốc gia cũng cho biết, số lượng máu tiếp nhậnhàng năm theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mớichỉ đáp ứng từ 30-40% nhu cầu cấp cứu và điều trị Theo Ban chỉ đạo hiếnmáu quốc gia, mục tiêu chung giai đoạn 2012-2015 là nâng cao nhận thức của
Trang 7người dân về lợi ích của hiến máu tình nguyện cứu người và an toàn truyềnmáu; tăng dần số lượng người có đủ sức khỏe tham gia hiến máu tại cơ sở vàcộng đồng, từng bước đảm bảo cung cấp máu phục vụ cho cấp cứu và điều trịbệnh nhân; đến năm 2015 phấn đấu đạt tỷ lệ 100% máu tiếp nhận từ nguồnngười hiến máu tình nguyện; có tối thiểu 1% dân số toàn quốc tham gia hiếnmáu, xóa bỏ tình trạng cho máu lấy tiền tại các bệnh viện và đến năm 2020đạt 2% dân số tham gia hiến máu tình nguyện.
Đối với quân đội, do tính đặc thù của hoạt động quân sự là lao động đặcbiệt và luôn phải ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, nên trong những nămtrước đây, công tác tổ chức vận động hiến máu tình nguyện tại các đơn vị cũngnhư trong các học viện nhà trường chưa thực hiện thường xuyên Tham gia vàophong trào chung của cả nước, đáp ứng tình hình thiếu nguồn máu phục vụđiều trị với nhu cầu tăng dần cũng như cân đối với nhiệm vụ thực tế của từngđơn vị, hiện nay công tác vận động hiến máu tình nguyện trong quân đội đãđược Bộ Quốc phòng quan tâm chỉ đạo, từng bước triển khai và phát triển, phùhợp với đặc điểm, nhiệm vụ ccủa các đơn vị; một số bệnh viện quân đội đã tổchức vận động hiến máu tình nguyện tại các học viện, nhà trường và một sốđơn vị quân đội [19] Nhìn chung, phong trào vận động hiến máu tình nguyệnđược lãnh đạo, chỉ huy các cấp của Bộ Quốc phòng, các học viện, nhà trường,
và đơn vị quân đội ủng hộ, hưởng ứng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi chocông tác vận động hiến máu tình nguyện Lượng máu tiếp nhận được từ hiếnmáu tự nguyện nhân đạo đã góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu nguồn máuphục vụ điều trị tại một số bệnh viện quân đội hiện nay, nhất là các bệnh việnlớn
Nhờ sự quan tâm sự chỉ đạo, định hướng của Bộ Quốc phòng, của CụcQuân y, của lãnh đạo chỉ huy các cấp và các cơ quan liên quan, trong 2 nămqua, hoạt động hiến máu tình nguyện trong quân đội đã có những bước tiến
bộ đáng kể, nhận thức của cán bộ, chiến sỹ, học viên quân đội được nâng cao
Trang 8Nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các học viện, nhà trường quân đội đãquan tâm và tích cực nhiệt tình hưởng ứng
1.3 Tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo của người tham gia hiến máu
Theo những quy định hiện hành của ngành Y tế nước ta, người tham giahiến máu cần có các tiêu chuẩn và điều kiện đảm bảo như sau:
- Có độ tuổitừ 18-55 đối với nữ, 18-60 tuổi đối với nam
- Thực sự tình nguyện hiến máu để cứu chữa người bệnh
- Cân nặng >45kg đối với cả nam và nữ
- Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng
- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnhkhác lây nhiễm qua đường máu
- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 3 tháng đối với cả nam và nữ
* Tiêu chuẩn và điều kiện người không nên tham gia hiến máu:
- Những người không nên hiến máu là những ngườiđã nhiễm hoặc đãthực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV
- Những người đã nhiễm viêm gan B, C và các vius, vi khuẩn lây quađường máu
- Những người có các bệnh mạn tính: bệnh về tim mạch, huyết áp, hôhấp, bệnh lý nặng của dạ dày, ruột…
1.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh hiến máu theo chỉ dẫn của ngành y tế là không có hại đối với sức khỏe
Hiến máu theo hướng dẫn của Bác sỹ là không có hại đối với sức khỏe.Đây là điều đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và thực tiễn [22]
1.4.1 Cơ sở khoa học
Máu là tổ chức dạng lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồmnhiều thành phần có nhiệm vụ khác nhau Thành phần hữu hình là các tế bàomáu: Hồng cầu chứa huyết sắc tổ tạo cho máu mầu đỏ và vận chuyển oxy;Bạch cầu tạo khả năng bảo vệ cơ thể; Tiểu cầu tham gia vào quá trình cầm-
Trang 9đông máu giúp chống chảy máu Các tế bào máu có thời gian sống khác nhau
và được bổ sung thường xuyên (đời sống của hồng cầu là 100-120 ngày, bạchcầu là 10-12 giờ và tiểu cầu là 9-12 ngày) Thành phần lỏng của máu là huyếttương chứa huyết thanh, các kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinhdưỡng
Theo các tài liệu y khoa và các kết quả nghiên cứu khoa học, khi ngườihiến máu thực hiện mỗi lần hiến với số lượng dưới 1/10 tổng lượng máu trong
cơ thể thì không có hại đến sức khỏe Các tài liệu và công trình nghiên cứukhoa học đều chứng minh rằng sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổichút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường và không hề gâyảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể
1.4.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn có hàng triệu người trên thế giới đã thực hiện hiến máu và hiếnmáu nhiều lần nhưng sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt và khả năng lao động hoàntoàn bình thường Trên thế giới, đã có những tấm gương người hiến máu rấtnhiều lần (400 lần) Ở Việt Nam, theo các báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạohiến máu quốc gia, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sứckhỏe hoàn toàn tốt [22]
Như vậy, người có sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đườngmáu, đạt tiêu chuẩn, điều kiện hiến máu thì có thể thực hiện hiến máu nhânđạo và có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm mà không có ảnh hưởng đếnsức khoẻ Thực hiện tốt việc hiến máu tự nguyện là hành vi tốt đẹp, nhân vănkhông có ảnh hưởng sức khoẻ bản thân, nhưng đã thực hiện tốt hành độngnhân đạo là bảo đảm cung cấp nguồn máu chất lượng tốt, an toàn để phục vụcứu giúp người bệnh [22]
Trang 101.5 Khái quát về nhận thức, thái độ và hành vi ở người hiến máu
1.5.1 Khái niệm về nhận thức, thái độ và hành vi
a Khái niệm về nhận thức
Nhận thức là “ quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vàotrong bộ óc con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thựctiễn” [20][23] Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh độngđến tư duy trìu tượng, và từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn Con đường nhậnthức được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đếncao, từ cụ thể đến trìu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong[21] [23], Cụ thể là:
- Nhận thức cảm tính (còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầutiên của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan
để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy Nhận thức cảm tính gồm cáchình thức cảm giác, tri giác và biểu tượng Đặc điểm của giai đoạn này là:Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức, phảnánh bề ngoài, phản ánh cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và khôngbản chất [20]
- Nhận thức lý tính (còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánhgián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức nhưkhái niệm, phán đoán, suy luận Đặc điểm giai đoạn này là nhận thức gián tiếpđối với sự vật hiện tượng, là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật hiệntượng [21]
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn
có mối quan hệ chặc chẽ với nhau Không có nhận thức cảm tính thì không cónhận thức lý tính; không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bảnchất thật sự của sự vật Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhậnđược do đó thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đíchcủa nhận thức [23]
Trang 11b Khái niệm về thái độ
Từ khi khái niệm thái độ được ra đời đầu tiên từ năm 1918, cùng với rấtnhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ, thì đồng thời cũng xuất hiện nhữngđịnh nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ Các nhà tâm ý họcViệt Nam cho rằng: “ Thái độ là bộ phận cấu thành, đồng thời là một thuộctính cơ bản của ý thức” hay “ thái độ về mặt cấu trúc bao gồm cả mặt nhậnthức, mặt xúc cảm và mặt hành vi” [20]
Theo Từ điển tiếng Việt, thái độ được định nghĩa là: “ Cách nhìn nhận,hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tìnhhuống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ,tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó” [7]
c Khái niệm về hành vi
Tâm lý học Mácxít coi con người là một chủ thể tích cực chứ không phải
là một các thể thích nghi thụ động với môi trường Hành vi của con người baogiờ cũng có mục đích Hành vi đó không chỉ đảm bảo cho con người tồn tại
mà còn đảm bảo cho con người phát triển Như vậy, “ hành vi bao gồm mộtchuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục đích
để thỏa mãn nhu cầu con người ” [20] [23]
Sự hợp hay không hợp chuẩn của hành vi con người không phải do cácnhận- phán xét mà phải xem hành vi có được môi trường xã hội chấp nhậnhay không.Những cá nhân nào có hành vi khác với chuẩn mực xã hội đặt ra,với những yêu cầu được hướng dẫn thì coi là hành vi lệch chuẩn Những cánhân có hành vi sai lệch do không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai cácchuẩn mực đạo đức nên có hành vi không phù hợp với chuẩn mực chung củacộng đồng, nguyên nhân do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu saichuẩn mực [8],[25], [26]
Trang 121.5.2 Khái quát về nhận thức, thái độ và hành vi ở người hiến máu
Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của con người nói chung
và người hiến máu nói riêng có liên quan mật thiết với môi trường sống (tựnhiên và xã hội) Đó là mối quan hệ tác động và chi phối lẫn nhau được thểhiện rất đa dạng Hiểu biết sâu sắc về vấn đề này để vận dụng trong việc vậnđộng hiến máu, tuyển chọn và chăm sóc người hiến máu, tổ chức thu gom tiếpnhận máu là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của người làm côngtác truyền máu Do tính chất trừu tượng và đa dạng của nhận thức, thái độ,hành vi và mối quan hệ với môi trường sống của người nên đây cũng là mộtnội dung khó nhất, phức tạp nhất trong đào tạo cán bộ truyền máu hiện nay[15]
a.Các lý do để cá nhân hiến máu
Có nhiều lý do để cá nhân đi hiến máu Theo kết quả một số nghiên cứuthì đa số người tự nguyện hiến máu với lý do là mong muốn làm một việcviệc nhân đạo, nhân văn để cứu chữa người bệnh đang cần máu; ngoài ra còn
có các lý do như: đi để được kiểm tra sức khỏe, hoặc để được nhận tiền vàquà cùng giấy chứng nhận, hoặc đi hiến máu cho người thân đang cần có máu
để truyền; và đi hiến máu để mong giảm cân hoặc ngược lại để tăng cân [15]
b.Thế nào là người có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện?
Người có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện là người nêu được
sự cần thiết, ý nghĩa của hiến máu tình nguyện và hiểu được hiến máu theohướng dẫn của ngành y tế là không có hại tới sức khỏe, trình bày được tiêuchuẩn, điều kiện của người hiến máu an toàn; phải là người biết cách tự rènluyện nâng cao sức khỏe để có thể tiếp tục hiến máu một cách an toàn [15]
c Thế nào là người có thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện?
Người có thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện là người hoàn toàn
tự nguyện hiến máu cứu người, trung thực, sẵn sàng phối hợp với trung tâmtruyền máu và tuyên truyền viên, nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của
Trang 13cán bộ y tế và tuyên truyền viên, cởi mở, tôn trọng mọi người tại điểm hiếnmáu, có trách nhiệm với người bệnh nhận máu [15].
d Thế nào là người có hành vi phù hợp về hiến máu tình nguyện?
Người có hành vi phù hợp về hiến máu tình nguyện là người chỉ hiếnmáu khi mình có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sức khỏe và nhất định không hiếnmáu nếu thấy mình không đủ điều kiện để hiến máu an toàn Ngoài ra cầnphải tự rèn luyện nâng cao sức khỏe để hiến máu nhắc lại an toàn, có tinh thầnvận động ủng hộ bạn bè người thân hiến máu tình nguyện [15]
1.6 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến máu:
Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa thái độ, nhận thức và hành vi
của người hiến máu tình nguyện
Theo Sơ đồ 1, nhận thức, thái độ và hành vi của một người về hiến máutình nguyện có liên quan mật thiết với nhau và chịu sự ảnh hưởng rất lớn củamôi trường sống, trong đó nhận thức đóng vai trò quyết định đến thái độ vàhành vi của đối tượng về hiến máu tình nguyện Vì vậy muốn thay đổi nhậnthức về hiến máu tình nguyện thì trước hết phải bằng những hoạt động cụ thểtác động vào các giác quan như thị giác (quan trọng nhất), thính giác, xúc
Nhận thức
Nhận thức
Môitrường XH
Môitrường XH
Trang 14giác, vị giác và khứu giác của mỗi người Hoạt động thực tế (hành vi về hiếnmáu tình nguyện) có vai trò kiểm định để củng cố nhận thức, không thể cónhận thức đầy đủ khi chưa có hoạt động trải nghiệm thực tế [4], [15].
Dưới tác động của môi trường sống thì một người có nhận thức đầy đủ
có thể hiến máu hoặc không hiến máu (mặc dù họ có thể có đủ hoặc không đủtiêu chuẩn, điều kiện sức khỏe) Ngược lại, một người nhận thức không đầy
đủ thì dưới tác động của môi trường sống họ có thể không hiến máu hoặc cóhiến máu (mặc dù họ có thể có đủ hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện sứckhỏe) Như vậy, môi trường sống trong những điều kiện nhất định có vai tròquyết định đến việc chuyển đổi hành vi của đối tượng vận động hiến máu.Can thiệp chuyển đổi hành vi thông qua thay đổi môi trường sống được gọi làcan thiệp trực tiếp, còn nếu can thiệp thông qua thay đổi nhận thức thì đượcgọi là can thiệp gián tiếp [15]
1.7 Mục đích, nội dung của công tác vận động hiến máu tình nguyện
1.7.1 Mục đích
Mục đích của phong trào vận động hiến máu tình nguyện đó là tạo đượcnhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện và đề ra đượccác giải pháp can thiệp đúng đắn để giáo dục nhận thức, chuyển đổi hành viphù hợp về hiến máu tình nguyện cho mọi người trong xã hội [15]
1.7.2 Nội dung
Nội dung chủ yếu của vận động hiến máu tình nguyện là truyền tải cáckiến thức cơ bản và cần thiết về hiến máu tình nguyện, chia sẻ thông tin, tìnhcảm, thái độ giữa tuyên truyền viên với mọi người trong xã hội, qua đó tạo cơhội điều kiện tốt nhất để mỗi người trong xã hội có thể thay đổi nhận thức,thái độ và hành vi cho phù hợp trong việc hiến máu tự nguyện [15], [18]
Trang 15Chia sẻ thông tin Kết quả
Tạo điều kiện,
Cơ hội tốt nhất
Sơ đồ 2- Qui trình vận động hiến máu tình nguyện
1.8 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi thái độ và hành vi ở người đã có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện
Một người có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện nhưng chưachắc họ sẽ có thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp Sau đây là các yếu tố tácđộng tới thái độ và hành vi của người đã có nhận thức đầy đủ:
1.8.1 Các yếu tố liên quan trực tiếp tới nhân viên y tế và tuyên truyền viên:
Thái độ của đối tượng đối với hiến máu tình nguyện được thể hiện trướchết là với nhân viên y tế và tuyên truyền viên, sau đó là thái độ với ngườibệnh cần được truyền máu và các đối tượng khác [15] Như vậy, để đối tượng
có thái độ đúng đắn thì trước hết người làm công tác truyền máu và ngườituyên truyền viên phải có thái độ đúng đắn với họ và đối với người bệnh cầntruyền máu Kỹ năng giao tiếp của nhân viên truyền máu và tuyên truyền viênvới đối tượng mà không tốt sẽ tạo cho đối tượng những thái độ không tốt vàhành vi không phù hợp mặc dù họ đã có nhận thức đầy đủ [15], [18] Ngoài
ra, việc tổ chức và sắp xếp các quy trình làm việc tại các điểm hiến máu cũngcần phải hợp lý và đảm bảo tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng để tạo thái
Đối tượng
Hiến máu
Hiến máu
Không hiến máu Không hiến máu
Trang 161.8.2 Các yếu tố không thuộc về tuyên truyền viên và nhân viên y tế
Các yếu tố tích cực như: Có sự ủng hộ của những người xung quanh, sựtrân trọng và quan tâm của xã hội, tình trạng sức khỏe cho phép, chất lượngphục vụ tại điểm tổ chức hiến máu đảm bảo tin cậy, lời mời tham gia hiếmmáu có thông báo hoặc thư mời rõ ràng, …
Các yếu tố cản trở như: các yếu tố ngược lại với các yếu tố tích cực, bảnthân đối tượng được nghe và chứng kiến những thông tin sai lệch về hiến máutình nguyện [15]
1.8.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới duy trì hành vi hiến máu nhắc lại
Các yếu tố tích cực như: Ấn tượng tốt đẹp khi hiến máu, sức khỏe saukhi hiến máu hoàn toàn bình thường, các điều kiện cá nhân cho phép, thườngxuyên tiếp xúc với các thông tin tích cực, có sự ủng hộ động viên của nhữngngười xung quanh, được tư vấn sức khỏe sau khi hiến máu, có thư mời thôngbáo rõ ràng, điểm tổ chức hiến máu thuận lợi, hấp dẫn tin cậy,…[15]
Ngược lại với các yếu tố tích cực sẽ là các yếu tố cản trở hành vi hiếnmáu tình nguyện nhắc lại
1.9 Một số nguy cơ ở người không có nhận thức đầy đủ, thái độ không đúng đắn nhưng vẫn tham gia hiến máu.
Người hiến máu không thực hiện đúng theo chỉ dẫn của cán bộ nhân viên
y tế khi tham gia hiến máu tình nguyện nên có thể có hại tới sức khỏe Mộtngười khi biết mình có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nhưng lại cố ýche giấu để được hiến máu dẫn đến lây bệnh cho nhân viên y tế, cho ngườinhận máu [15] Người hiến máu khi đã hiến máu ít nhất một lần hoặc nhìnthấy những người xung quanh hiến máu, họ cho rằng việc hiến máu là không
có hại tới sức khỏe nên họ không thực hiện theo các hướng dẫn khi hiến máu
và sau hiến máu, như trường hợp có người mới hiến được một thời gian ngắnhai tuần, ba tuần,1 tháng đã đi hiến máu, do vậy chất lượng máu hiến sẽkhông đảm bảo và thậm chí lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ
Trang 171.10 Một số kết quả nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực của đề tài
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân,
Bạch Quốc Khánh, Nguyễn Anh Trí : “ Khảo sát nhận thức, thái độ và hành
vi về hiến máu tình nguyện của thanh niên tại Hà Nội, Bắc Giang và Vĩnh Phúc năm 2007”[16].
Khảo sát ở 1011 thanh niên của Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Giang chomột số kết quả sau: Nhận thức về hiến máu tình nguyện của thanh niên cònchưa tốt; tỷ lệ người có nhận thức đầy đủ chỉ chiếm 22,0%; đa số là nhận thứchạn chế (48,4%) và vẫn còn 28,8% có nhận thức kém về hiến máu tìnhnguyện Thanh niên Hà Nội có nhận thức tốt hơn thanh niên Vĩnh Phúc vàBắc Giang
Hầu hết thanh niên có thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện(78,4%), chỉ có 17% nhận thức chưa đúng đắn, và 4,6% có thái độ tiêu cực
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận,
Cù Thị Lan Anh, Nguyễn Anh Trí : “ Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ
và hành vi về hiến máu tình nguyện của cán bộ chiến sỹ tại một số đơn vịquân đội năm 2007” [8]
Nghiên cứu trên 383 đối tượng là cán bộ, chiến sỹ một số đơn vị quânđội đóng quân tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn Bằng sử dụngbảng hỏi phát vấn ở các đối tượng đã tham gia hiến máu tình nguyện thu đượcmột số kết quả sau: Có 56,2% có nhận thức đầy đủ, 43,8% nhận thức hạn chế,97,6% sẵn sàng hiến máu tình nguyện, 68,9% sẵn sàng ủng hộ người thântham gia hiến máu, 10,4% hiến máu vì cho rằng theo chỉ tiêu đơn vị đượcgiao
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Duy Ngọc,
Triệu Thị Biển, Nguyễn Anh Trí: “ Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của người hiến máu về hiến thành phần máu tại hà nội năm 2011” [9].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 342 người hiến máu tạiViện Huyết học- Truyền máu trung ương và các điểm hiến máu lưu động củaviện thu được một số kết quả 28,6% người hiến máu có nhận thức đầy đủ vềthành phần máu và hiến máu thành phần; 74,5% người hiến máu sẵn sàng
Trang 18hiến thành phần máu; 39% người đã từng hiến thành phần máu, trong đó sinhviên là chủ yếu (54,8%).
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Nhữ, Ngô Mạnh Quân,Nguyễn Xuân Thái, Chử Nhất Hợp, Triệu Thị Biển, Phạm Tuấn Dương,
Nguyễn Anh Trí: “ Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của người hiến máu tại một số huyện vùng sâu, vùng xa” năm 2011 [5]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 571 người hiến máu hoặc đăng ký hiếnmáu dự bị, với các kết quả thu được 34,9% nhận thức đầy đủ và 65,1% nhậnthức chưa đầy đủ, có 95% người đã từng hiến máu ủng hộ người thân hiếnmáu, 21,7% số người đã từng hiến máu có bạn bè người thân đã từng hiếnmáu
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Phước Hạnh, Võ Thị Thu Ba, Trần Thị Hân, Hoàng Thị Kim Cúc :“ Nhận thức, thái
độ, hành vi về hiến máu tình nguyện của nhân viên y tế tại TP Hồ chí Minh năm 2012” [2].
Nghiên cứu ngẫu nhiên 393 người hiến máu tình nguyện tại các điểmhiến máu của bệnh viện Truyền máu huyết học thu được một số kết quảnghiên cứu: Tỷ lệ nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện chưa thực sự cao(42,6%), tỷ lệ đối tương tham gia nghiên cứu có thái độ tích cực về hiến máuchiếm 98,2%
- Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Thị Như Minh, Nguyễn DuyThăng: “ Kiến thức, thái độ và hành vi và những yếu tố liên quan đến hiếnmáu của người hiến máu tình nguyện tại tỉnh thừa thiên huế” năm 2011 [4]
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 người hiến máu tự nguyện, tuổi từ
18 đến 60 sinh sống tại 3 huyện ( Hương Thủy, Phú Vang và Phong Điền)thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tỷ lệngười hiến máu tự nguyện có kiến thức tốt, thái độ đúng đắn, và hành vi đúngvới hiến máu nhân đạo lần lượt là 71,3%; 66,0%; và 62,3% Có sự liên quangiữa tuổi và nghề nghiệp của người hiến máu với thái độ và hành vi hiến máunhân đạo
Trang 19độ kỷ luật nghiêm ngặt của quân đội Sinh viên các trường ngoài quân đội cócuộc sống học tập với các chế độ thỏa mái hơn môi trường quân sự
Trong đề tài nghiên cứu này, p được chọn là tỷ lệ ước tính số đối tượng
có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện Đặt p = 0,5 , mức ý nghĩathống kê α = 0,05 (Z= 1,96), chọn sai số cho phép nằm trong khoảng +3% Thay vào công thức ta tính được : n= 1067
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần chọn là 1067 Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu 1505 sinh viên bao gồm cả trong và ngoài quân đội.
2.2.2.Phương pháp chọn mẫu :
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản các sinh viên, học viên tại các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội có tổ chức hiến máu trong thời gian nghiên cứu.
Trang 202.3 Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu:
Nhằm khảo sát thực trạng của sinh viên trong và ngoài quân đội về hiếnmáu tình nguyện, chúng tôi tiến hành sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu câu hỏi:
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập những thông tin về thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong và ngoài quân đội về hiến máu tình nguyện
2.3.1.1 Cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu câu hỏi (bảng hỏi):
Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của
đề tài, chúng tôi xây dựng bảng hỏi kèm theo các đáp án trả lời theo nguyêntắc rõ ràng, dễ hiểu Nội dung câu hỏi bao quát được nội dung theo cấu trúcnghiên cứu, chúng tôi thiết kế câu hỏi nhằm đánh giá được thực trạng nhậnthức, thái độ và hành vi của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện vàkhảo sát được các kênh thông tin chuyển tải tới đối tượng cụ thể:
Mặt nhận thức gồm 3 câu hỏi : Câu hỏi 1, câu hỏi 2, câu hỏi 3
Mặt thái độ gồm 7 câu hỏi: Câu hỏi 4, câu hỏi 5, câu hỏi 6, câu hỏi 12,câu hoi 13, câu hỏi 17, câu hỏi 18
Mặt hành vi gồm 3 câu hỏi: Câu hỏi 7, câu hỏi 8, câu hỏi 19
Các câu hỏi đánh giá lý do hiến máu, không hiến máu và tác động vàhiệu quả các kênh thông tin tuyên truyền gồm7 câu: Câu hỏi 9, Câu hỏi 10,câu hỏi 11, câu hỏi 14, câu hỏi 15, câu hỏi 16, câu hỏi 21
Bước 2: Tiến hành điều tra thử:
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thử trên 100 sinh viên đang học tạitrường Học viện Bưu chính viễn thông ở khu vực Hà Đông- Hà Nội
Mục đích: Tìm hiểu sơ bộ nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về
hiến máu tình nguyện Đồng thời biết được những điểm được và chưa được
Trang 21để tiến hành chỉnh sửa phiếu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để nhằm đạtđược kết quả tốt nhất cho đề tài.
Bước 3: Phát phiếu điều tra:
Chúng tôi thực hiện phát phiếu với số lượng trên 2000 phiếu, sau đósàng lọc loại bỏ phiếu không hợp lệ trong tổng phiếu thu về thì có 1505 đạttiêu chuẩn nghiên cứu.Tiến hành xử lý phiếu và phân tích kết quả trong quátrình nghiên cứu
2.3.1.2 Phương pháp đánh giá kết quả:
Chúng tôi xử lý kết quả theo hướng thống kê số lượng kết quả thuđược, sau đó tính tỷ lệ % số đối tượng lựa chọn đáp án trên các câu hỏi Vềđánh giá mức độ nhận thức, thái độ và hành vi, chúng tôi tính tỷ lệ riêng củanhóm đối tượng đã từng hiến máu và nhóm đối tượng chưa hiến máu bao giờ,
từ đó so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm này Về tác động truyền tải các kênhthông tin về hiến máu tình nguyện, chúng tôi tính tỷ lệ riêng 2 nhóm đốitượng sinh viên quân đội ( SVQĐ) và nhóm đối tượng sinh viên ngoài quânđội ( SVNQĐ) để từ đó so sánh sự khác biệt về mức độ tiếp cận các kênhthông tin, và hiệu quả tuyên truyền các kênh thông tin tới các nhóm đốitượng
Cách đánh giá mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của chúng tôi dựavào kết quả cácđápán trả lời của đối tượng nghiên cứu trên từng nhóm câu hỏi
về nhận thức, thái độ và hành vi, cụ thể:
a.Đánh giá về mức độ nhận thức:
+ Trả lời đúng hết các ý trong các câu hỏi về nhận thức và nêuđược ýnghĩa của việc hiến máu tình nguyện thì đối tượng được đánh giá là có nhậnthức đầy đủ
+ Trả lời sai từ 1 đến 2 ý trong các câu hỏi hoặc không nêu được ýnghĩa của hiến máu tình nguyện thì đối tượng được đánh giá là nhận thức hạnchế
Trang 22+ Trả lời sai từ 3 ý trở lên trong các câu các câu hỏi thì đối tượng đượcđánh giá là nhận thức kém
b.Đánh giá về thái độ:
+ Nếu đối tượng sẵn sàng tự nguyện hiến máu (hoặc có ý định hiếnmáu tiếp ở người đã hiến máu) và trả lời đúng các câu còn lại, thực hiện đúngtheo chỉ dẫn của bác sĩ sau hiến máu thì được đánh giá là có thái độ đúng đắn
+ Nếu đối tượng không sẵn sàng tự nguyện hiến máu (hoặc không có ýđịnh hiến máu nhắc lại) hoặc trả lời sai các câu còn lại thì được đánh giá làthái độ chưa đúng đắn
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thuận lợi chúng tôi cónghiêncứu và phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài,dữ liệu thứ cấp đượcthu thập từ các nguồn chính sau: Các bài báo cáo và những công trình nghiêncứu trước đây, các tài liệu sẵn có được đăng trên tạp chí, interner
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu:
Sau khi thu được kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp xử
lý nhập số liệu bằng phần mềm thống kê toán họcEPI INFO 6.04để đưa ranhững kết quả chính xác, khách quan cho đề tài nghiên cứu Ngoài ra để tăng
độ tin cậy và chính xác trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương phápkiểmđịnh thống kê trong toán học mà cụ thể là test χ2đểđánh giá sự khác biệtgiữa 2 tỷ lệ, Nếuχ2< 3,84 thì cho p > 0,05, và nếuχ2 ≥ 3,84 thì cho p < 0,05
Trang 23Chương3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1: Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo đơn vị
Quân đội
Học viện biên phòng 325 21,6
Ngoài quân đội
Tổng cộng số sinh viên ngoài quân đội 750 49,8
Nhận xét:Số phiếu câu hỏi thu đượcđạt tiêu chuẩn đối tượng nghiên cứu là
1505 phiếu, trong đóSinh viên quân đội (SVQĐ) là 755 sinh viên (chiếm50,2%); Sinh viên ngoài quân đội (SVNQĐ) là 750 sinh viên (chiếm 49,8%).Như vậy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là sinh viên, học viêntrong và ngoài quânđội là tương đương
Bảng 3.2: Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu
Trang 24Nhận xét: Nhóm SVQĐ có tỷ lệ 100% là nam giới; Nhóm SVNQĐ: nam
giới chiếm tỷ lệ 57,9%, nữ giới chiếm 42,1%
Bảng 3.3:Đặc điểm về số lần HM ở đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:Tỷ lệđối tượng nghiên cứu chưa từng HMlà 58,3%, có 41,7%
số đối tượng đã từng HM từ 1 lần trở lên.Trong đó, tỷ lệSVQĐ chưa từng HMlà46,6% thấp hơn nhómSVNQĐ (70,1%); Số SVQĐ đã từng hiến máu từ 1lần trở lên chiếm tỷ lệ53,4% cao hơn ởSVNQĐ ( tỷ lệ là 30,0%).Sự khác biệtcóý nghĩa thống kê với p< 0,05
3.2.Kết quả khảo sát nhận thức về hiến máu tình nguyện
3.2.1 Kết quả trả lời các câu hỏi về nhận thức:
Bảng 3.4:Kết quả trả lời các câu hỏivềnhận thức
Trang 25Nội dung kiến thức SL % Trả lời câu hỏi 1:“Ai là người có thể hiến máu được”
Người khỏe mạnh tuổi từ 18-60 đối với nam, 18-55 với nữ 1181 78,5
Trả lời câu hỏi 2:“ Hiến máu có hại tới sức khỏe không”
Không có hại nếu theo chỉ dẫn của bác sĩ 909 60,4
Trả lời câu hỏi 3: “ Hiến máu tình nguyện có ý nghĩa gì”
Để có nguồn máu dự trữ máu an toàn trong điều trị 1437 95,5Bệnh viện không phải mua máu, tăng thu nhập cho bệnh viện 68 4,5
Nhận xét:Đa số đối tượng trả lời đúng về tiêu chuẩn của người tham gia hiến
máu Có 32 ý kiến trả lời sai, trong đó có 19 ý kiến (chiếm 1,3%) cho rằngngười mang virus viêm gan A,B vẫn có thể hiến máu được
Có 60,4%đối tượngcho rằng hiến máu theo chỉ dẫn của bác sĩ là không có hạitới sức khỏe và 37,9% không biết có hại tới sức khỏe hay không Tỷ lệ số đốitượng cho rằng hiến máu chắc chắn có hại tới sức khỏe là 1,6%
Có 4,5%đối tượngcòn nhận thức sai về ý nghĩahiến máu tình nguyện
3.2.2 Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.5: Kết quảđánh giá mứcđộ nhận thức
HM
Chưa từng HM
Tổng cộng p
Trang 26Mức độ nhận thức
(n=627) (n= 878) (n= 1505)
Đầy đủ 292 46,6 359 40,9 651 43,2 <0,05Hạn chế 310 49,4 457 52,1 767 51,0 >0,05
Nhận xét:Tỷ lệ đối tượng có nhận thức đầy đủ là 43,2% , hạn chế là 51,0%,
nhận thức kém là 5,8%
Biểu đồ 3.1.So sánh mức độ nhận thứcở 2 nhóm đã HM và chưa HM
Nhận xét:Tỷ lệ nhận thức đầyđủở nhómđã từng HM (46,6%) cao hơn nhóm
chưa từng HM (49,9%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Trang 273.3.Kết quả khảo sát thái độ về hiến máu tình nguyện
3.3.1 Kết quả trả lời các câu hỏi về thái độ:
Bảng 3.6:Kết quả trả lời các câu hỏi về thái độ
Chung cho các đối tượng (n = 1505)
Cần thiết phải khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe trước
Chỉ cần xét nghiệm máu là đủ, không cần thông tin khác 176 11,7
Thái độ ở đối tượng đã tham gia hiến máu(n =627)
Thực hiện
theo hướng
dẫn của bác sĩ
sau hiến máu
Làm việc nhẹ nhàng 2 -3 ngày đầu 556 88,6
Nhận xét: Số đối tượngcó tinh thần sẵn sàng HMTNchiếm tỷ lệ78,1%,
còn lại 21,9% là chưa sẵn sàng tự nguyện hiến máu Có 88,3%đối tượng cóthái độ khai báo một cách trung thực về tình trạng sức khỏe trước khi thamgia hiến máu Trong 627 sinh viên đã từng hiến máu thì có 5,9 % không có ýđịnh hiến máu tiếp; và có 4,3% sau hiến máu chưa thực hiện tốt theo chỉ dẫncủa bác sĩ sau hiến máu
3.3.2 Kết quả đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.7 : Kết quảđánh giá thái độởđối tượng nghiên cứu