1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn luyện từ và câu

36 974 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Trong thực tế những năm đã từng đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy phân mônLuyện từ và câu với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trườngtiểu học, Luyện từ và câu có n

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triểngiáo dục Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hìnhthành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện Do đó Tiếng Việt làmôn học có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần tích cực vào rèn kĩ năng giao tiếp, làchìa khoá học tập để chiếm lĩnh tri thức loài người Tiếng Việt góp phần bồi dưỡngtâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học sinh Môn TiếngViệt giúp cho học sinh 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” Ngôn ngữ dưới dạng nói(ngôn bản) và dưới dạng viết (văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và pháttriển xã hội Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người

Các bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: Tậpđọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn Trong đó, phân môn Luyện từ

và câu là phân môn có tính chất khởi đầu của các phân môn khác Qua tiết Luyện từ

và câu học sinh có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động mọi sắcthái biểu cảm Nói và viết đó là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua

đó các em thực hiện quá trình tư duy- chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm,

quan điểm, giúp các em hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống Vấn đề đặt ra là

người giáo viên dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng cao chất lượng, đáp ứngđược khả năng tiếp thu bài của học sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện

từ và câu ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn

Trong thực tế những năm đã từng đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy phân mônLuyện từ và câu với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trườngtiểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực

sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập, là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từlàm phương tiện thể hiện Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người.Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này So sánh

có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu

tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh

Trang 2

động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộtâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ướt lệ,dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu

từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi So sánh giúpcác em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mangtri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêuquý tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh

Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trựcquan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế, phần lớn học sinh chỉmới biết một cách cụ thể nghĩa của từ nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rấtkhó khăn Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ, thực tế Điều

đó khiến tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào? Bằng cách nào để khơi gợi ở họcsinh hứng thú, say mê học tập môn Luyện từ và câu Vì thế đây là vấn đề tôi băn

khoăn, trăn trở, khiến tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu”

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính vừa là công cụ giúp họcsinh tiếp thu các môn học khác, là bước khởi động, là cánh cửa để dẫn dắt người họckhai thác những giá trị của câu, từ Đồng thời còn giúp học sinh có thể hình thành vàphát triển các kĩ năng giao tiếp trong môi trường hoạt động của các em Đó là kĩ năngnghe, nói, đọc, viết Ngôn ngữ gắn liền với tư duy nên thông qua việc dạy và họctiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó họcsinh biết phân biệt, biết cách so sánh hình ảnh trong thơ văn

Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên cóđược các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh ở lớp 3.Góp phần giúp học sinh lóp 3 học tốt hơn nữa phân môn Luyện từ và câu trongmôn Tiếng Việt Học sinh có hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu, từ đó giúpcác em học tốt các phân môn khác như phân môn Tập làm văn, Kể chuyện và biết

Trang 3

áp dụng vào thực tế cuộc sống.

Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các

vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơhoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung Các em sẽ gặp khókhăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh, tìm từ, đặt câu, phép nhânhóa vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật,hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau Bởi vậy câu văn của các em chỉmang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả

Điều cốt yếu với mọi tiết Luyện từ và câu là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩnăng tìm từ, dùng từ đặt câu cho học sinh Học sinh phải giải nghĩa được một số từngữ đơn giản, so sánh được các sự vật trong tranh hoặc bằng câu hỏi

Do đặc thù của lớp, nhà trường, địa phương hay gọi cách khác là vùng miền Đốitượng học sinh thuộc nhiều tỉnh thành, nhiều miền dẫn đến tiếng nói, phát âm, trìnhbày khác nhau Với lại đối tượng nhận thức của các em không đồng đều, thêm vào đócác em chưa thực sự quan tâm, yêu thích môn Luyện từ và câu hoặc chưa nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của môn học Đứng trước thực tế đó tôi nhận thấy nhiệm

vụ mỗi giáo viên chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư nguyệnvọng của từng đối tượng học sinh để vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nhằmmục đích cuối cùng là các em ngày càng yêu thích môn Luyện từ và câu, áp dụng làmbài tập tốt hơn, là cơ sở để học tốt các môn học khác

3. Đối tượng nghiên cứu.

Kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Biện pháp so sánh trong môn Luyện từ và câu lớp 3

Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk,năm học 2014 – 2015

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 4

- Phương pháp phân tích.

- Phương pháp trò chuyện với học sinh, giáo viên

- Phương pháp khảo nghiệm thực tiễn giảng dạy

II PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường Nhu cầunày đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình cấp Tiểu học mộtcách phù hợp

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sởban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”

Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương phápdạy học Tiếng Việt Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm,

từ vựng và ngữ pháp Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cơ cấu tổchức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ Môn Tiếng Việt làmột trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên phải thực hiện theonguyên tắc giáo dục học Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mụctiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình Như vậy mục tiêucủa việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta tronggiai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằmhình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ,năng động sáng tạo

Luyện từ và câu là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của mônTiếng Việt Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng họp

từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt Để làm được các bài tập không những họcsinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kĩnăng về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn

Phân môn Luyện từ và câu rèn cho học sinh sử dụng từ, sử dụng câu trong các

Trang 5

tình huống khác nhau trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạyhọc sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt Vì vậy Luyện từ và câu là phânmôn có tính khởi đầu, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.

Trong quá trình dạy một tiết Luyện từ và câu, để đạt mục tiêu đề ra ngoàiphương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực

tế Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiếnthức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết và cách diễn đạt câu văn cho họcsinh Học tốt Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác, đồng thờigiáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp,

kỹ năng sống và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếngViệt, hình thành nhân cách con người Việt Nam

- Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn lứa tuổi này các emkhông còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thật sự như ở các lớp học trước, quantrọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm vữngkiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị Đây là cơ sở giúp cho các

em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3

- Đa số các em có ý thức trong việc học, có chuẩn bị bài khá chu đáo trước khiđến lớp, một số em đã biết dùng từ đặt câu, diễn đạt tương đối lưu loát

- Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên việcđầu tư cho con cái học tập cũng có những thuận lợi nhất định

* Khó khăn:

Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi người giáoviên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống thực tế, người giáo

Trang 6

viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, biết gợi mở óc tò mò,khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em hiểu nghĩa từ, so sánh ngônngữ quả không dễ.

Các bài tập thường là những bài tập trừu tượng, giáo viên phải hướng dẫn mẫumột phần bài tập, học sinh phải biết tư duy để làm được các phần bài tập còn lại.Trong các môn tự nhiên, Toán được coi là môn học khó thì trong các môn xã hội thìphân môn Luyện từ và câu lại được coi là phân môn vừa khô vừa khó Đây là phânmôn cả người dạy và người học cảm thấy khó khăn khi truyền đạt cũng như khi lĩnhhội kiến thức

Trước tình trạng trên giáo viên phải kịp thời thức tỉnh, hình thành cho các embiết cách dùng từ đặt câu, hiểu nghĩa từ, tìm các từ so sánh

Thêm một thực tế nữa là các loại sách tham khảo tràn lan trên thị trường như: Đểhọc tốt phân môn Luyện từ và câu; Giúp em học giỏi Luyện từ và câu lớp 3; thế làcác em chỉ mất một khoản tiền không lớn là có thể ung dung chép vào vở nếu cần, màkhông phải mất quá nhiều thời gian và suy nghĩ đau đầu nữa Chứ các em có ngờ việclàm đó dẫn đến hậu quả lớn, nó làm cho não bộ của các em ít phát triển dần dần trởnên lười nhác

2.2. Thành công, hạn chế

*Thành công

Đa phần các em có khả năng nhận biết các kiểu câu đã học ở lóp 2, dùng từ đặtcâu, biết được những hình ảnh so sánh dựa vào tranh ảnh hoặc câu hỏi gợi ý ngày mộttiến bộ rõ rệt trong nhận thức, trong bài tập kể cả khi trình bày bằng lời

*Hạn chế

Các từ cần giải nghĩa đa số là từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải nghĩa.Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống nhau,khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng

Ranh giới giữa các cụm từ hoặc từ trong tiếng Việt không mang tính xác định,không dễ nhận biết nên các em còn thiếu tự tin khi học phân môn này

2.3. Mặt mạnh, mặt yếu

Trang 7

*Mặt mạnh

Một số em có năng khiếu về môn Tiếng Việt cho nên khi học các phân mônLuyện từ và câu, Chính tả, Tập đọc các em dễ dàng biết tìm từ so sánh, các sự vậtđược so sánh, nhân hóa; biết dùng từ đặt câu, viết đúng chính tả, diễn đạt tương đốitốt

Từ việc học yếu lại không được thầy cô quan tâm, uốn nắn kịp thời, không có cơhội được thể hiện trước lớp dẫn đến một số em buồn chán trong việc học dẫn đếnkhông hiểu, nghèo vốn từ

2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

*Nguyên nhân của thành công

- Giáo viên nhiệt tình và kiên trì rèn luyện, kết hợp giữa phương pháp và biệnpháp một cách nhuần nhuyễn, đổi mới phương pháp giảng dạy từ cũ sang mới

- Học sinh có một kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh tương đối vữngvàng, các em ngày càng ham học môn Luyện từ và câu

*Nguyên nhân hạn chế, yếu kém

- Một bộ phận học sinh lười học, đọc cho nên làm bài tập còn nhiều hạn chế vềcâu, từ, nghĩa của từ ;

- Ít chú trọng đến môn học;

- Ngại học Luyện từ và câu, làm bài tập thực hành

2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Đa số học sinh chăm ngoan, ý thức học tập tốt Qua tiết Luyện từ và câu, họcsinh có khả năng nắm vững được các kiến thức cơ bản của từng bài để từ đó các em

Trang 8

có thể phát triển theo hướng làm thêm được các bài tập nâng cao về đặc điểm của từ,

so sánh các sự vật, âm thanh,

Bên cạnh đó học sinh còn chưa xác định rõ được động cơ học tập, lười học, các

em ở lứa tuối này chưa có được vốn từ ngữ dồi dào, dùng từ thiếu chính xác Điềunày ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các mônhọc khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm cho các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhútnhát

Tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn Luyện từ và câu, rèn

kỹ năng nhận biết các biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài văn, bài thơ, nhận thấyhọc sinh có tiến bộ rõ rệt Bản thân các em cũng ý thức hơn khi làm bài dẫn đến bài ítmắc lỗi về dùng từ đặt câu, biết được những hình ảnh so sánh dựa vào tranh ảnh hoặccâu hỏi gợi ý, các em sử dụng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, tích cực hóa vốn từ,hình thành các kỹ năng ngôn ngữ, phân môn Luyện từ và câu không chỉ cung cấp chohọc sinh một số vốn từ đa dạng, phong phú mà còn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng

từ ngữ một cách thành thạo đạt hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp hàng ngày,bước đầu cung cấp cho học sinh một số kỹ năng sơ giản về từ vựng, ngữ pháp tiếngViệt

Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học Với mỗiloại bài tập, giáo viên nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức nhữnghình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh Bên cạnh đó, luôn độngviên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo Môn Luyện từ vàcâu với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng củng cố lýthuyết biết cách dùng từ so sánh, biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ và ở nhiều thểloại bài tập khác nhau Vì vậy, giáo viên không ngừng học hỏi, cải tiến phương phápdạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành nhữngbài tập một cách độc lập, sáng tạo

Trong việc rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứumục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học saocho phù họp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học

Trang 9

phân môn Luyện từ và câu chưa cao Một số bài trong chương trình đề ra chưa gầngũi với học sinh Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh khônghiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.

Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này Đa số các em đều cho rằngLuyện từ và câu là môn học khó Một số kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu, phần lýthuyết cũng không có, học sinh chỉ được hiểu qua những bài tập làm mẫu của giáoviên rồi cảm nhận và làm các bài tập còn lại vì thế học sinh thường ngại học phânmôn này

Chất lượng phân môn Luyện từ và câu đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết làmnhững bài tập có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý.Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bướcgiảng dạy đạt kết quả

3. Giải pháp, biện pháp

3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Tổ chức cho học sinh làm quen và tập diễn đạt giữa những điều nhỏ nhất trongtừng tiết học với cuộc sống, giao tiếp, đối nhân xử thế hàng ngày, đặc biệt nó có thểliên hệ với tính chất liên kết các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tậpviết, Tập làm văn, Điều này quả thật là có giá trị vô cùng lớn trong việc thông quahọc mà giáo dục được con người, hình thành nhân cách đúng với yêu cầu cấp báchcủa xã hội ngày nay Đồng thời còn hình thành và rèn luyện cho các em bốn kĩ năngnghe, nói, đọc, viết tốt tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt

Ngoài ra còn giúp các em trau dồi thêm vốn ngôn từ cho bản thân để vận dụngtrong giao tiếp hàng ngày, biết trình bày nội dung cần thiết trước tập thể Mà thiếtthực nhất vẫn là để làm được bài tập ở các dạng so sánh trong phân môn Luyện từ vàcâu rõ ràng, rành mạch, lôgic

3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

3.2.1. Nội dung

Nội dung chương trình: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kêphân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu

Trang 10

của chương trình sách giáo khoa lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy Kiến thức lýthuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân mônLuyện từ và câu Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8bài với các mô hình sau: Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật Mô hình 2: So sánh Sựvật - Con người Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động Mô hình 4: So sánh Âmthanh - Âm thanh Tác giả sách giáo khoa đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại vàphân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập.

3.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Tùy theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị và từng đối tượng học sinh, giáo viên

có thể áp dụng các biện pháp hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp với một số biệnpháp bổ trợ khác, về cơ bản tôi thấy có một số biện pháp sau:

3.2.2.1. Phân biệt kiểu so sánh phân môn Luyện từ và câu lớp 3:

Trong sách giáo khoa có ít bài tập sáng tạo, kiến thức còn mang tính trừu tượngnên giáo viên cần phải sưu tầm nhiều dạng bài sáng tạo và kiến thức cụ thể nói theotình huống Vì khi giáo viên đưa lệnh bài tập cần rõ ràng để học sinh hiểu được mụcđích yêu cầu của bài tập Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt người giáoviên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau như khi dạy bàiTập đọc: “Hai bàn tay em” (Trang 7- Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Tập I), trong bàinày có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú chotiết tiếp theo của môn Luyện từ và câu Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt làphân môn Luyện từ và câu, dạng bài tu từ so sánh học sinh cần nắm và làm theo cácyêu cầu sau: Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài sau đó mới làm bài Muốnhọc sinh của mình có một kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh vững vàng đòi hỏingười giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn các dạng bài tập về kiểu bài so sánhnhư:

Trang 11

(Huy Cận) “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

(Vũ Tú Nam)

“Cánh diều như dấu á

Ai vừa tung lên trời"

(Lương Vĩnh Phúc) “Ơ cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe”

“Cánh diều” so sánh với “dấu á”

“Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”

Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoađầu cành”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều

có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa(Cho học sinh quan sát tranh ảnh để các em dễ nhận thấy điếm giống nhau)

Trang 12

Hay vì sao nói “Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Mặt biển và tấm thảm đềuphẳng, êm và đẹp; Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.

(Giáo viên có thể giới thiệu hình ảnh “Cánh diều” và vẽ lên bảng “dấu á”) đểhọc sinh quan sát, so sánh

Trang 13

Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai.(Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn hoặc cho học sinh quan sáttranh).

Trang 14

b) Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con người.

* Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

(Hồ Chí Minh)

“Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”

(Võ Thanh An)Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưngcác em chưa giải thích được “Vì sao?” Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinhtìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: “Trẻ em” giống như

“búp trên cành” Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sốngnon tơ, chứa chan niềm hy vọng Bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như “quả ngọtchín rồi” đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đángnâng niu và trân trọng

Trang 15

b) Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động

*Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:

“Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất”

(Trần Đăng Khoa)Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó họcsinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau

Chẳng hạn: Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”

Trang 16

“Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời

Như tay ai vẫy

Hứng làn mưa rơi”

(Ngô Viết Dinh)Dạng bài tập yêu cầu học sinh tạo lập các hình ảnh, các câu thơ sử dụng biệnpháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn hoặc một phần do học sinh phải tựtạo lập

Hoạt động “vươn” của tàu lá cau giống hoạt động “vẫy” tay của con người

Trang 17

“Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân trên cỏ”

Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn” qua từ “như” Hoạt độngchạy của những chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn

tơ nhỏ Đó là miêu tả bằng cách so sánh Có thể miêu tả bằng cách so sánh như vậy vìchú gà con thường có lông màu vàng óng như tơ, thân hình lại tròn nên các chú chạygiống như những hòn tơ đang lăn

c) Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh

*Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn dướiđây:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(Nguyễn Trãi)Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất

Trang 18

và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ “như” Chẳng hạn:

“Tiếng suối” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”

Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh:Ngang bằng và không ngang bằng (hay còn gọi là so sánh hơn kém) So sánh ngangbằng dùng các từ so sánh: như, là, tựa, như thể

Ví dụ: “Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp lótrong cây”

Cũng có khi so sánh ngang bằng không dùng từ so sánh mà dùng dấu câu nhưdấu gạch ngang, dấu hai chấm

Ví dụ: “Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè, hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.”

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w