bài này có cả phần kế hoạch và nội dung viết đầy đủ , tỉ mỉ rất hay.bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 9,10,11,12 mầm non rất hay và đầy đủ cả kế hoạchbài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 9,10,11,12 mầm non rất hay và đầy đủ cả kế hoạchbài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 9,10,11,12 mầm non rất hay và đầy đủ cả kế hoạchbài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 9,10,11,12 mầm non rất hay và đầy đủ cả kế hoạch
Trang 1PHẦN I
Ngày 15 tháng 7 năm 2014
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ và tên: Phạm Thị Thanh Mai
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Môn: Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3
Tổ: Ban giám hiệu
Trường mẫu giáo Măng Non
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Trường mẫu giáo Măng Non đóng trên địa bàn xã Ea Bhốk, trường có
12 lớp; trong đó có 05 lớp lá, 04 lớp chồi, 02 lớp chồi, 01 nhóm trẻ
- Tổng số trẻ huy động đầu năm là 417 cháu; Trong đó nữ: 193 cháu, dântộc: 196 cháu, nữ dân tộc: 98 cháu
- Bình quân số trẻ lớp mẫu giáo là 35 cháu/lớp Lớp học được phân công
02 giáo viên đứng lớp đối với lớp bán trú, 01 giáo viên đối với lớp học 2buổi/ngày không ăn trưa
- Tổng số cán bộ, giáo viên: 26 đ/c ; trong đó
+ Cán bộ quản lý: 03 đ/c
+ Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy: 23đ/c
- Trình độ chuyên môn:
+ Cán bộ quản lý: 03 đ/c đạt trên chuẩn
+ Giáo viên đứng lớp: 23/23 giáo viên đạt chuẩn; trong đó có10 giáo viênđạt trên chuẩn và 05 giáo viên đang theo học trên chuẩn
1 Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục, các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự đôn đốc của Ban giám hiệu nhà trường.Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, năng động sáng tạo trong giảng dạy.Phần đa giáo viên có chí hướng vươn lên tự học, tự rèn để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ
2 Khó khăn: Ngoài những thuận lợi trên, trường còn có những khó khăn như
sau: trường có quá nhiều điểm trường, lại nằm rải rác ở các thôn, buôn xa vớiphân hiệu trường chính, số trẻ dân tộc thiểu số chiếm gần 2/3 số cháu toàntrường, nên việc tiếp thu bài học còn chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạtđộng dạy và học Một số giáo viên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưachịu khó học hỏi, chưa thật sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy
Với số tiết học Bồi dưỡng thường xuyên trong năm học quá nhiều, nênviệc tự học cũng gặp nhiều khó khăn
II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:
1 Về kiến thức:
Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhậtkiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức
Trang 2nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục mầm non và nhữngnâng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, yêu cầunhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục mầm non của địa phương, yêucầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viêntrong đơn vị
Nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển giáodục, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dụcthuộc chương trình giáo dục mầm non
Bồi dưỡng thường xuyên mục đích làm cho đội ngũ giáo viên mầm nonluôn đạt chuẩn theo quy định và nâng cao nhận thức, phấn đấu thực hiện tốt nộidung và nhiệm vụ được giao
2 Về kỹ năng: Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo
viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức;quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòngGiáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo
3 Về thái độ: Giúp giáo viên có ý thức tự học tự rèn, có thái độ kết hợp với tập
thể, tổ, nhóm của nhà trường, liên trường hoặc cụm
+ Tập trung nghiên cứu tài liệu, thảo luận bàn bạc giữa các tổ, nhóm.+ Nghiêm túc thực hiện thời gian học tập theo đúng kế hoạch đề ra
III/ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG:
1 Bảo đảm tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều được tham gia học Bồidưỡng thường xuyên Nội dung bồi dưỡng phải bám sát chương trình; thực hiệnđúng Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, phát huy vai trònòng cốt của nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên theo cáchình thức tự học của giáo viên, học tập theo nhóm, kết hợp với các sinh hoạt tậpthể về tổ chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường
3 BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiếnthức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáoviên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáoviên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng dạy
và học
4 Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạngInternet)
IV/ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG:
*/ Thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học:
1 Văn bản thực hiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định và hướng dẫn bao gồm các nội dung bồi Từ tháng 30 tiết
Trang 3dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo
dục của các cấp học, chương trình sách giáo khoa,
kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc
chương trình giáo dục theo từng cấp học
7/2014đến tháng6/2015
*/ Nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương:
1 - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả
nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện)
+ Chỉ thị nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT đối với ngành
+ Hướng dẫn thực hiện Chuẩn hiệu trưởng, đánh
giá cấp phó và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non;
+ Hướng dẫn một số nghiệp vụ trong hồ sơ phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (theo Thông
tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm
2013);
+ Hướng tổ chức thực hiện Chuẩn phát triển trẻ 5
tuổi;
+ Đảm bảo quản lý an toàn cho trẻ trong các cơ sở
giáo giáo dục mầm non;
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện
Chương trình giáo dục mầm non;
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển ngôn
ngữ;
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi, thực
hiện Chương trình giáo dục mầm non
- Nội dung học chương trình hè
- Phương hướng nhiệm vụ năm học
Từ tháng8/2014đến tháng6/2015
20 tiết
10 tiết
*/ Phát triển nghề nghiệp:
Trang 4STT NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THỜI GIAN TIẾT SỐ
Mô
đun
09
Môi trường giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi
1 Những đặc thù của môi trường GD trẻ 3 - 6
15 tiết
Mô
đun
10
Tư vấn về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
1 Vai trò của tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
15 tiết
Mô
đun
11
Phương pháp tư vấn về chăm sóc, giáo dục
mầm non cho các bậc cha mẹ có con từ 3 - 36
tháng
1 Vai trò của gia đình trong việc GD trẻ 3 - 36
tháng;
2 Mục tiêu tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 36 tháng;
3 Nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 36 tháng;
4 Phương pháp tư vấn về chăm sóc, giáo dục
mầm non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 36 tháng;
5 Thực hành tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 36 tháng
Từ tháng01/2015đến tháng02/2015
15 tiết
Mô
đun
12
Phương pháp tư vấn về chăm sóc giáo dục
mầm non cho các bậc cha mẹ có con từ 3 - 6 tuổi
1 Vai trò của gia đình trong việc GD trẻ 3 - 6
tuổi;
2 Mục tiêu tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 6 tuổi;
3 Nội dung tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 6 tuổi;
Từ tháng3/2015đến tháng4/2015
15 tiết
Trang 54 Phương pháp tư vấn về chăm sóc, giáo dục
mầm non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 6 tuổi;
5 Thực hành tư vấn về chăm sóc, giáo dục mầm
non cho các bậc cha mẹ có con 3 - 6 tuổi
Người lập kế hoạch
Trần Thị Liên
Trang 6Ngày 20 tháng 7 năm 2014
PHẦN II
TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2014 - 2015
A NỘI DUNG 1:
MÔ ĐUN QL1 XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
I/ MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Phân tích được khái niệm: việc học, sự khác biệt cá nhân, giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm và lập kế hoạch giáo dục dựa trên quan điểm tiếp cậnnày nghĩa là gì?
2 Kỹ năng: Hướng dẫn và hỗ trợ giáo viện thực hiện chương trình giáo dục
mầm non dựa trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả,đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ
3 Thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Tôn trọng sự khác biệt của giáo viên và của trẻ
- Tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
II/ NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
2 Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm là:
- Việc học sẽ thuận lợi hơn khi chúng ta xây dựng nó trên cơ sở những gìchúng ta đã biết hoặc có thể làm
- Việc học có thể diễn ra khi chúng ta tự làm việc gì đó và có thể diễn rakhi chúng ta tương tác với người khác
- Tất cả trẻ em sinh ra đều có khả năng học tập
Trang 7- Học là một mặt của sự phát triển.
2 Những cơ hội cho trẻ học tập:
Câu hỏi: Hãy hoàn thiện câu sau: “ Trẻ có thể học khi trẻ đang ” Hãy thảo
luận với người khác và liệt kê ra các thời điểm hoặc các cách khác nhau mà trẻ
em có thể học, xem anh/chị có thể xác định được bao nhiêu cách
Ví dụ: Trẻ em có thể học khi chúng chơi
Trả lời: Việc học của trẻ diễn ra khi Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè
và với thế giới xung quanh
- Trẻ khám phá và tìm tòi
- Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan (sờ, ngửi, nếm…)
- Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau
- Quan sát và lắng nghe
- Khi bắt chước và thực hành
- Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn
- Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất
- Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng
- Khi nói chuyện
- Khi nhớ mọi thứ
- Khi liên hệ với những hiểu biết đang có hoặc với cách thức đang thựchiện điều gì đó
- Khi giải quyết một vấn đề nào đó
- Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sóc
3 Vui chơi:
- Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hổ trợ cho việc học của trẻ
- Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ
- Mắc lỗi, thất bại và luyện tập
- Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề
- Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo
- Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp
- Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội
- Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của ngườikhác
Trang 8- Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng.
- Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe
- Trẻ học nhiều thứ, theo nhiều cách khác nhau
4 Học tập và vui chơi:
• Thông điệp:
- Học là mang lại sự thay đổi đối với những gì trẻ biết và có thể làm
- Trẻ có thể học theo nhiều cách khác nhau
- Vui chơi là cách thức quan trọng để trẻ học
- Trẻ học qua tương tác với bạn bè
5 Giáo dục lâqý trẻ làm trung tâm: “Mỗi chúng ta là sự khác biệt”
- Có những thứ chúng ta thích làm và có những thứ nhiều người chúng takhông thích làm
- Có những thứ chúng ta làm tốt và có những thứ chúng ta lại thấy rấtkhó “Với trẻ em cũng vậy”
6 Trẻ em và việc học tập:
Câu hỏi: Từ nội dung bài viết chúng ta đã đọc và những gì chúng ta vừa đề cập,
theo các anh/chị những thông điệp chính về trẻ em và việc học của trẻ gửi đếnchúng ta là gì?
Trả lời: Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt là:
- Khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý
- Trẻ em có hoàn cảnh gia đình và văn hóa khác nhau
- Văn hóa và tôn giáo
- Hoàn cảnh gia đình: điều kiện vật chất, kinh tế
- Môi trường sống (Thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miềnnúi )
- Dân tộc
- Mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng
- Mỗi đứa trẻ đều có thể thành công
- Những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dàiđến cuộc đời sau này của trẻ
7 Hoạt động trải nghiệm cần phù hợp với trẻ:
- Những trải nghiệm trong những năm đầu đời, nên phù hợp với mức độphát triển của trẻ phải được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ đã biết, có thể làm
Trang 9- Điều này có nghĩa là chúng ta phải thận trọng để không cố gắng dạy chotrẻ những gì quá khó đối với trẻ để có thê hiểu hoặc làm.
Ví dụ: Cố gắng dạy trẻ thêm 2 chữ số, trước khi trẻ hiểu về số lượng và ý nghĩa
của con số
- Cố gắng dạy một đứa trẻ viết trước khi trẻ có thể tạo được các nét thẳng,nét xiên, trước khi trẻ biết cầm và sử dụng bút chì, và nhận ra được các con chữtrong bảng chữ cái
- Mong đợi một đứa trẻ hợp tác tốt với trẻ khác khi trẻ đó vẫn còn hạn chế
về kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt
8 Hỗ trợ trẻ học tập:
Câu hỏi: Nếu chúng ta định nâng cao chất lượng học tập kết quả giáo dục trẻ
thì những vấn đề quan trọng mà nhà quản lý và giáo viên cần phải hiểu và làmgì?
Trả lời: Để hỗ trợ trẻ học tập, chúng ta cần:
- Hiểu cách nào trẻ học tốt nhất;
- Phải hiểu năng lực, sở thích và nhu cầu của từng trẻ;
- Tôn trọng sự đa dạng của từng trẻ và gia đình trẻ;
“Một bí quyết trong giáo dục là tôn trọng trẻ”, (Ralph Waldo Emerson)
- Chấp nhận sự khác biệt;
- Hỗ trợ cho mỗi trẻ để học tập và thành công;
- Biết cách cá thể hóa việc dạy và học;
“Con đường duy nhất để dạy một đứa trẻ là phải hiểu rõ về trẻ Chỉ bằng cáchhiểu rõ trẻ thì ta mới có được sự tác động thích hợp đối với chúng”
9 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cầm bảo đảm:
- Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu,đánh giá đúng và được tôn trong
- Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
- Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cảthông qua vui chơi
10 Vai trò của giáo viên khi trẻ hoạt động:
- Trong khi trẻ hoạt động, vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng
- Giáo viên cần di chuyển xung quanh các góc hoạt động của trẻ thật hợp
lý để:
+ Quan sát;
+ Lắng nghe;
Trang 10+ Trò chuyện với trẻ;
+ Đôi khi tham gia hoạt động cùng trẻ
11 Học bằng chơi, chơi mà học: Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn
hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú, đang thực hiện bằng cách:
- Đặt những câu hỏi mang tính tư duy;
- Giáo viên nên suy nghĩ thận trọng về những gì mình nói và làm
- Một số thì có thể đã được lập kế hoạch trước, nhưng phần lớn sự tươngtác mà giáo viên thực hiện với trẻ sẽ mang tính tình thế và trong khi đáp lạinhững gì trẻ đang nói hoặc đang làm
13 Tìm hiểu vốn kinh nghiệm của trẻ:
Câu hỏi thảo luận: Giáo viên có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu xem trẻ đã biết
những gì và mở rộng việc học cho trẻ?
Trả lời:
- Con thấy con cá này thế nào?
- Làm sao con cá bơi được?
- Làm thế nào con câu được con cá?
- Con cá nào to hơn?
- Con có con cá nào giống con cá này không?
- Làm thế nào con cá bắt được vào dây câu?
- Con có nhiều cá trong giỏ thế Cái giỏ có nặng không?
14 Phát triển tư duy và việc học của trẻ:
a Có thể đặt câu hỏi để phát triển tư duy của trẻ:
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả các con cá đều bơi ở giữa bể Làm thếnào để con có thể bắt được chúng?
Trang 11- Cô cứ băn khoăn là khi trời tối thì liệu con cá nó có đi ngủ không nhỉ.Con nghĩ sao?
- Làm thế nào để chúng ta tìm ra ai đã là người bắt hết các con cua?
b Khi trẻ vui chơi, giáo viên có thể phát triển tư duy và việc học của trẻ bằng cách:
- Khuyến khích trẻ thiết lập mối quan hệ với những gì trẻ đã biết và cóthể làm hoặc với những kinh nghiệm có sự tương đồng
- Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm
- Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng
- Sử dụng các tình huống có vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quátrình chơi để khuyến khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết
- Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập, kết quả mong đợi
- Điều đó cũng thuận lợi hơn cho GV khi tham gia vào chơi cùng với trẻ
15 Khi nào giáo viên tác động: GV cần suy nghĩ, cẩn trọng về quyết định khi
nào thì tham gia vào hoạt động của trẻ, khi nào thì không nên quấy rầy trẻ
16 Chiến lược giúp trẻ phát triển kỹ năng và thành công trong học tập:
- Tìm hiểu năng lực, hứng thú và nhu cầu của trẻ
Ví dụ: Quan sát, tương tác với trẻ, sử dụng hội thoại và đặt câu hỏi để tìm thông
tin để giúp trẻ thể hiện, phân loại những gì chúng biết và hiểu
- Thiết kế hoạt động mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệmcủa trẻ
- Điều chỉnh nội dụng cho phù hợp với mức độ phát triển và nhu cầu khácnhau của trẻ
- Giáo viên cần phải hiểu biết các nội dung học tập và các thuật ngữ chínhxác để hướng dẫn
- Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thông qua các hoạt động trảinghiệm
- Đưa trẻ đến các góc học tập, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành,
Trang 12- Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ được lựa chọn và tham gia các hoạt độngmang tính tưởng tượng và sáng tạo
- Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát vàđưa ra các ý kiến
- Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn củagiáo viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch
- Cung cấp cho trẻ địa điểm hoạt động và đầy đủ phương tiện hoạt động
- Cần tận dụng nguồn vật liệu có sẵn ở địa phương
- Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập, như:Lời nói và chỉ dẫn của giáo viên cần rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, giúptrẻ thực hiện thao tác, hành động tự lực và sáng tạo
17 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ
- Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau, gồm cả hoạtđộng vui chơi
- Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ, xây dựng dựatrên những gì trẻ đã biết và có thẻ làm.18 Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻlàm trung tâm:
Câu hỏi: Với tư cách là nhà quản lý, anh/chị muốn trẻ sẽ được làm gì và muốn
giáo viên sẽ làm gì khi thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Mỗi nhóm hãythảo luận và liệt kê những đặc điểm quan trọng này của giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm?
Trả lời:
*/ Với trẻ:
- Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia vào các hoạt động khác nhau
- Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn
- Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề
- Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau
- Cho trẻ thời gian để học
- Trẻ được vui chơi và có nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo,giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè
*/ Với giáo viên:
- Giáo viên xác định được thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và
kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ
- Giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học, diễn đạtnhững gì trẻ biết và hiểu
- Giáo viên trò chuyện với trẻ, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp
Trang 13- Giáo viên sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin và để giúp trẻ diễnđạt, bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu.
- Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn luôn tư duy linh hoạt và học tậpkhông ngừng
- Sự tương tác tích cực giữa Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng
19 Vai trò của nhà quản lý:
Câu hỏi: Nhà quản lý có thể làm gì để hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?
Trả lời:
*/ Nhà quản lí cần hiểu rõ quan niệm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó:
- Thay đổi về mặt nhận thức của bản thân và của giáo viên
- Nhìn nhận đúng, sâu sắc chương trình giáo dục, theo quan điểm giáo dụclấy trẻ làm trung tâm
*/ Nhà quản lí cần hỗ trợ giáo viên:
● Về tinh thần:
- Lắng nghe ý kiến của giáo viên, tư vấn, cho lời khuyên kịp thời;
- Dành thời gian trò chuyên, chia sẻ với giáo viên;
- Không áp đặt, ra lệnh;
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, được đánh giá, chia sẻ; + Khuyến khích sự sáng tạo, tích cực, chủ động của giáo viên
● Về chuyên môn:
+ Lên kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, với tinh thần
“lấy người học làm trung tâm”;
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên thảo luận, chia sẻthông tin, kinh nghiệm;
+ Kiểm tra, dự giờ, trao đổi, tư vấn, ra quyết định
20 Kết luận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu,đánh giá đúng và được tôn trọng
- Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công
- Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, kể cảthông qua vui chơi
21 Thiết kê môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Môi trường xã hội và Môi trường vật chất
- Môi trường bên trong và ngoài lớp học
22 Môi trường giáo dục:
- Cách thức mà môi trường giáo dục trong trường Mầm non được thiết kế,sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến:
+ Việc học của trẻ;
+ Cách học của trẻ;
+ Cách mà giáo viên dạy
- Môi trường GD có sự ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập củatrẻ, ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không
Trang 1422 Môi trường bên trongvà ngoài lớp học điều rất quan trọng: Chúng cung
cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ
*/ Trong lớp:
- Khoảng không gian thường xuyên bị giới hạn, nhưng giúp trẻ dễ tậptrung hơn
- Việc học thường xuyên diễn ra một cách hàn lâm hơn, hệ thống hơn
- Thường bao gồm các trò chơi xây dựng, lắp ghép cũng như hoạt độngnghệ thuật hay các hoạt động phát triển vận động tinh
*/ Ngoài trời:
● Trẻ được tự do hơn để:
- Khám phá;
- Sử dụng các giác quan;
- Hòa mình vào thế giới tự nhiên;
- Có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô
23 Môi trường vật chất:
- Không gian và đồ dùng: Các góc, các khu vực khác nhau cho các loạihoạt động khác nhau
- Vật liệu và phương tiện:
+ Các loại đồ chơi, nguyên vật liệu và phương tiện để trẻ làm hoặc đểthao tác với đồ chơi
+ Để kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi, họctập của trẻ
24 Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Phong phú các góc hoạt động trong nhà và ngoài trời
- Nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo
- Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ có thể:+ Chủ động
+ Trò chuyện và chia sẻ ý kiến
25 Sự đa dạng của các góc hoạt động:
Câu hỏi: Ý nghĩa của sự đa dạng các góc cho trẻ hoạt động trong cùng một thời
- Trẻ có thể thực hiện theo hứng thú của mình
- Tất cả trẻ không phải làm cùng một thứ trong cùng một thời điểm
Trang 15- Giáo viên có thể sử dụng các góc chơi, để hỗ trợ cho kế hoạch dạy học.
- Giáo viên có thể hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ
26 Thiết kế môi trường:
- Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động được duy trìthường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại
- Cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này
- Cũng rất quan trọng việc sắp xếp phải rất linh hoạt, để có thể sắp xếp lại
27 Khi thiết kế các góc hoạt động cần:
- Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xahoạt động động)
- Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng
- Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời
- Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hayngoài trời, đều phải hạn chế tối đa sự cản trở Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển
dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạmvào đồ vật
- Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc
- Các góc phải được bày biện hấp dẫn
- Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trongnhững không gian nhỏ
- Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng, cố định, vì nó cóthể sẽ làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị Vì vậy sẽ hạn chế việchọc và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này
28 Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động hợp lý:
- Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia vàlàm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ
- Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định, tùy vào hứng thú và khảnăng của trẻ
- Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần
- Được bày biện một cách hấp dẫn
- Sắp đặt hợp lý và thuận tiện
- Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
- Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu
- Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địaphương) của trẻ trong trường và của cộng đồng
- Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó
29 Thực tế môi trường hoạt động ngoài trời: Nhiều trường mầm non, môi
trường hoạt động ngoài trời không được thiết kế hay sắp xếp tốt, để hỗ trợ việchọc của trẻ và thường xuyên không được tận dụng, để hỗ trợ việc học và sự pháttriển của trẻ, ngoài sự phát triển thể chất của trẻ.Tại sao lại như vây?
III/ CẦN ĐÁNH GIÁ CAO MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1 Cải thiện môi trường hoạt động:
a Tình huống 1:
Trang 16- Một giáo viên phàn nàn “Thật là khó để hướng dẫn trẻ chơi mà học, làmthế nào để tôi hướng dẫn được?”
- Anh/chị có lời khuyên gì cho giáo viên này?
• Giải quyết tình huống: Giúp trẻ tham gia vào các góc hoạt động.
+ Cho trẻ lựa chọn góc mà trẻ muốn chơi hoặc thu hút trẻ vào các góckhác nhau
- Vì sao?
• Giải quyết tình huống: Sử dụng các góc hoạt động trong các thời điểm khác
nhau trong ngày
+ Thỉnh thoảng giáo viên sẽ dạy cả lớp và trẻ sẽ không chơi ở các góc.+ Các góc hoạt động thì luôn ở đó, nhưng trẻ thì không phải lúc nào cũng
- Vậy nên làm như thế nào?
• Giải quyết tình huống: Hỗ trợ giáo viên sử dụng môi trường giáo dục hợp lý.
+ Khen ngợi, động viên cô giáo đó cố gắng
+ Khuyến khích và cho phép giáo viên đó tổ chức nhiều hoạt động ngoàitrời, thậm chí là cả trò chơi đóng vai ở ngoài trời
+ Gợi ý một số cách chia trẻ thành các nhóm và kiểm soát chúng
+ Gợi ý phân công nhiệm vụ giữa các giáo viên phụ trách lớp
+ Gợi ý sắp xếp lại các góc trong lớp để lấy không gian cho trẻ chơi
2 Môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà anh/chị học được về môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm là gì?
Trả lời: Là môi trường giáo dục mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ
sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc chơi
- Phong phú các góc học tập trong lớp và ngoài trời
Trang 17- Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiềucách sáng tạo khác nhau.
- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương
- Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động
- Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy
- Trẻ có thể chủ động, tích cực
- Vui chơi
- Trò chuyện và chia sẻ ý tưởng
IV/ LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
1 Lập kế hoạch giáo dục:
Việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn vàtiến bộ hơn, nếu việc kế hoạch của giáo viên được thực hiện tốt Quá trình phát triển chương trình giáo dục đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch - Thực hiện - Đánh giá - Điều chỉnh - Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo, để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ
a Nhiệm vụ 1: Khi lập kế hoạch giáo viên thường gặp phải những khó khăn gì?
Vì sao?
b Nhiệm vụ 2: Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì loại kế hoạch
nào trong các loại kế hoạch: năm, tháng, tuần, ngày là quan trọng hơn? (kếhoạch nào thể hiện rõ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hơn?) Tại sao?
2 Kế hoạchngày và kế hoạch tuần rất quan trọng, bởi vì:
- Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp
- Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ, để có biện pháp giáodục có hiệu quả
- Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ
- Kế hoạch càng ngắn hạn, càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đếnđứa trẻ
- Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ
- Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn, sẽ cho giáo viên tốt hơn, đểđạt mục tiêu đặt ra
V/ CBQL CÓ THỂ GIÚP NHƯ THẾ NÀO? CBQL có thể làm gì để giúp giáo
viên lập kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?
1 Nhà quản lý cần:
● Thay đổi nhận thức về việc lập kế hoạch:
- Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần phù hợp với trẻ;
- Hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch ngày và kế hoạch tuần;
- Biết cách tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, theo tinh thần lấytrẻ làm trung tâm;
- Cho giáo viên nhiều quyền tự chủ hơn trong khi lập kế hoạch
● Nắm vững chương trình giáo dục mầm non, để phát triển chương trình theoquan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Nắm vững tình hình thực tế của các lớp trong trường;
- Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của trường, lớp, địa phương;
Trang 18- Năng lực và trình độ của giáo viên trong từng nhóm, lớp;
- Đối tượng trẻ trong từng nhóm, lớp (độ tuổi, tình trạng giáo dục )
● Hỗ trợ giáo viên trong công tác lập kế hoạch:
- Khuyến khích GV lập kế hoạch dựa trên việc quan sát, hiểu biết về trẻ;
- Giúp giáo viên xác định mục tiêu khả thi;
- Khuyến khích giáo viên xác định mục tiêu cho nhóm và cho từng cánhân trẻ;
- Gợi ý giáo viên lập kế hoạch cho từng cá nhận trẻ, cũng như cả nhóm trẻtrong mỗi tuần;
- Khuyến khích giáo viên thực hiện việc đánh giá và sau đó lên kế hoachcho ngày hôm sau;
- Khuyến khích giáo viên lập kế hoạch cho mục tiêu phát triển các lĩnhvực và các nội dung cho từng tuần;
- Tôn trọng ý kiến của giáo viên, những hiểu biết về trẻ trong lớp của họ;
- Hỗ trợ cho giáo viên khi gặp khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Tổ chức các buổi thảo luận trao đổi, chia sẻ giữa các GV trong trường;
- Cung cấp cho giáo viên tài liệu, những kinh nghiệm tốt của đồng nghiệp
● Luôn nhớ rằng: Kế hoạch là không cố định, mà nó cần linh hoạt để đáp ứngnhu cầu và hứng thú học tập của trẻ
2 Lập kếhoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
● Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì:
- Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch, mà giáo viên cần giảiquyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra;
- Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi,nên không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nộidung khác;
- Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng, từng trẻ trong lớp được hỗ trợ đểphát triển;
- Việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được
“học bằng chơi, chơi mà học”
3 Lập kế hoach:
● Cần phải có suy nghĩ trước và bao gồm các quyết định về:
- Mục tiêu và kết quả mong đợi với việc học của trẻ;
- Các trải nghiệm và các cơ hội hỗ trợ những kết quả mong đợi đó;
- Vật liệu và đồ dùng;
- Địa điểm và thời gian cho trẻ trải nghiệm;
- Vai trò của giáo viên - họ sẽ làm gì và nói gì
● Nếu một hoạt động không đi theo kế hoạch hoặc nó không diễn ra, giáo viên
có thể đánh giá xem liệu hoạt động đó có phù hợp với trẻ không và có thể tìmkiếm các cơ hội khác để đạt được hoạt động học tập như đã kỳ vọng cho trẻ
4 Kết luận:
- Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyênsuốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non, để
Trang 19đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả, có chấtlượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này
- Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả cácyếu tố của quá trình giáo dục Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương phápgiáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch,xây dựng môi trường giáo dục… Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ, cũngnhư từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn Để tạo cơ hội cho trẻ được học tậptrong điều kiện cụ thể, nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực
- Thực tiễn giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay đòi hỏi nhà quản lícần hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấytrẻ làm trung tâm, trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viênMầm non Việc hỗ trợ chuyên môn của nhà quản lí cần rất cụ thể, sát thực, linhhoạt, không áp đặt Cần khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, tôn trọng giáoviên (bởi giáo viên là người hiểu trẻ rõ nhất )
5 Kế hoạch hành động cá nhân:
● Thực tế giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường anh/chị làm việc/ làm với,hãy chỉ ra:
- Một điều gì đó mà anh/chị có thể làm để cải thiện;
- Môi trường hoạt động trong lớp;
- Môi trường hoạt động ngoài trời;
- Một điều gì đó mà anh/chị có thể làm để giúp giáo viên thực hiện giáodục lấy trẻ làm trung tâm và làm thế nào anh/chị có thể thực hiện điều này
****************************************************************
Ngày 27 tháng 7 năm 2014
MÔ ĐUN QL2 THU HÚT CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
(Dành cho cán bộ quản lý)
I/ MỤC TIÊU CỤ THỂ
1 Kiến thức: Xác định được cơ sở pháp lí, nội dung, cách thức chỉ đạo tổ chức
thực hiện công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻmầm non
2 Kỹ năng:
- Biết lựa chọn các nội dung, áp dụng cách thức phù hợp với từng đốitượng, cha mẹ và cộng đồng để thu hút họ vào quá trình Chăm sóc - Giáo dục trẻMầm non
- Có kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thu hút cha mẹ và cộngđồng tham gia Chăm sóc - Giáo dục trẻ, phù hợp với từng đối tượng cụ thể vàđiều kiện thực tế
3 Thái độ:
Trang 20- Tích cực tham gia các hoạt động và mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm vớiđồng nghiệp ở lớp tập huấn.
- Có ý thức cập nhật thông tin để nâng cao hiệu quả công tác thu hút cha
mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
II/ CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TÁC THU HÚT CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
Thông điệp: Muốn trẻ phát triển tốt thì cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình với nhà trường và cộng đồng
1 Tìm hiểu ý nghĩa của các văn bản pháp quy:
- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án ”Phát triển giáo dụcMầm non giai đoạn 2006 - 2015”
- Quyết định số 239/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề
án phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi Giai đoạn 2010 - 2015
- Điều lệ trường Mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT)
Câu hỏi: Theo anh/chị những văn bản pháp quy chúng ta vừa tìm hiểu có ý
nghĩa như thế nào đối với cán bộ và giáo viên các cơ sở giáo dục Mầm non?
Trả lời:
*/ Ý nghĩa của các văn bản pháp quy:
- Đồng thời đây cũng là chìa khóa để hiệu trưởng, cán bộ giáo viên có thể
sử dụng trong quá trình tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chính quyền, các banngành, gia đình thực hiện sự phối kết hợp giữa nhà trường - gia đình và cộngđồng trong tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
- Cán bộ quản lý và giáo viên cần phải hiểu và nắm vững ý nghĩa của cácvăn bản, để làm tốt công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc -giáo dục trẻ
Trang 21Câu hỏi: Các nhóm cộng đồng trong huyện, làng của anh/chị bao gồm những tổ
chức nào?
Trả lời: Cộng đồng bao gồm các tổ chức khác nhau:
- Các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như: Đảng ủy, Ủy ban nhân
dân, Hội Phụ nữ, Ban đại diện phụ huynh, Hội đồng giáo dục, Trung tâm y tế,
Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, HộiNgười cao tuổi, Hội Nông dân,
- Các cơ quan, đơn vị kinh tế - văn hóa, lực lượng vũ trang, các trườnghọc Trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở sản xuất như hợp tác xã, cơ sở dịchvụ,…
3 Chia sẻ kinh nghiệm:
Câu hỏi: Anh/chị hãy giải thích sự hợp tác, phối hợp trong giáo dục mầm non
có nghĩa là gì?
Trả lời:
- Hợp tác/phối hợp có nghĩa là: cùng nhau làm việc và chia sẻ thông tin,
vì một mục đích chung chăm sóc - giáo dục trẻ Mầm non
- Sự hợp tác/phối hợp trong giáo dục Mầm non có hai chiều: Cha mẹ/cộngđồng - Trường mầm non
+ Cha mẹ/cộng đồng: Đóng góp, tham gia vào các hoạt động, hợp tác vàchia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ, chia sẻ thông tin cho nhà trường
+ Nhà trường: Tạo điều kiện cho cha mẹ và cộng đồng có cơ hội phối hợpvới nhà trường; chia sẻ thông tin, tư vấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ nănggiáo dục trẻ cho cha mẹ/cộng đồng
III/ ÍCH LỢI CỦA VIỆC PHỐI KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON
+ Ta có các nhóm đối tượng được hưởng lợi từ sự phối kết hợp có hiệuquả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
+ Thảo luận, xác định những lợi ích cho một trong những nhóm đối tượngsau đây:
- Cha mẹ
- Trẻ em
- Nhà trường/giáo viên
- Cộng đồng
1 Đối với cha mẹ:
- Học các kĩ năng làm cha mẹ, kĩ năng nuôi dạy con cái qua cách giáoviên dạy dỗ trẻ, đặc biệt cha mẹ có cơ hội học hỏi lẫn nhau
- Được tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, được góp ý vớinhà trường về nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia kiểm tra/giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường
- Được chia sẻ các thông tin về sự tiến bộ, phát triển của mỗi trẻ, về sứckhỏe và dinh dưỡng cũng như cách thức đáp ứng nhu cầu cho trẻ
Trang 22- Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong chăm sóc giáo dụctrẻ Mầm non.
- Tăng dần sự tin tưởng vào nhà trường, giáo viên và tin rằng con cái họ
sẽ được an toàn, được tôn trọng và được học tập
- An tâm tham gia lao động sản xuất, công tác xã hội
- Học được cách hỗ trợ trẻ học ở nhà
2 Đối với trẻ em:
- Nhận được sự giáo dục phù hợp đặc điểm cá nhân, được hưởng sự quantâm, giáo dục thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội
- Có cách tiếp cận tích cực với nhà trường (thích đi học, thích giao tiếp,mạnh dạn, tự tin, )
- Cảm nhận môi trường lớp học gần gũi với gia đình, có cảm giác an toàn
- Tự tin vào giá trị của bản thân
- Nâng cao hơn kết quả học tập và phát triển
3 Đối với nhà trường/giáo viên:
- Nhà trường/giáo viên có cơ hội tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân của trẻ, nềntảng gia đình, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng, nên có phương pháp giáodục và cách tiếp cận phù hợp hơn
- Nhà trường/g iáo viên có cơ hội tìm hiểu về cá nhân mỗi đứa trẻ
- Nhà trường/giáo viên được cha mẹ/cộng đồng hỗ trợ, chia sẻ, cảmthông, tin tưởng hơn
- Nhà trường/giáo viên ngày càng có kinh nghiệm trong công tác thu hútcha mẹ và cộng đồng Có cơ sở để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạchchăm sóc giáo dục
4 Đối với cộng đồng:
- Tạo ra mối liên kết giữa các lực lượng trong cộng đồng
- Có môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển văn hóa cộng đồng, ansinh xã hội
- Có cơ hội nâng cao được nhận thức về giáo dục mầm non
- Cộng đồng có cơ hội tham gia hoạt động của nhà trường, chia sẻ kinhnghiệm nuôi dạy trẻ và tin tưởng vào nhà trường hơn
Câu hỏi: Hãy chia sẻ những hoạt động mà trường anh/chị đã thu hút cha mẹ và
cộng đồng tham gia?
Trả lời: Cha mẹ và cộng đồngtham gia vào hoạt động của nhà trường:
- Hỗ trợ trường/lớp ngày công lao động: nấu ăn, dọn vệ sinh phòng lớp,
sân trường, làm vườn trồng rau, sữa chữa nhỏ, tham gia làm đồ dùng đồ chơicùng giáo viên, trang trí lớp học
- Tham gia tổ chức các buổi lễ của lớp/trường; tham gia biểu diễn vănnghệ nhân ngày lễ hội của thầy/cô và trẻ
- Hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ đi thực tế, đi tham quan
- Đóng góp, thu gom các vật liệu phế thải để giáo viên và trẻ sử dụng làm
đồ dùng đồ chơi,…
Trang 23- Phụ huynh có các chuyên môn khác nhau có thể chia sẻ nghề nghiệp của
mình với trẻ: Kể chuyện, đọc thơ, tập kịch,…
- Với vùng dân tộc thiểu số, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ và giáo viên trongviệc giúp trẻ học tiếng việt (dịch cho trẻ hiểu nghĩa, tạo cơ hội cho trẻ được sửdụng tiếng việt tại gia đình và cộng đồng…) Giúp cán bộ quản lý và giáo viênmầm non học tiếng dân tộc, làm quen với phong tục tập quán tại địa phương…
5 Huy động sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng:
Câu hỏi thảo luận: Anh/chị hãy lưu ý đến các hoạt động mà cha mẹ đã tham
gia và cho biết: Trẻ em được lợi gì qua những hoạt động đó?
Trả lời: Trẻ em được lợi
- Trẻ rất hào hứng, phấn khởi được tham gia và quan sát các hoạt độngcủa phụ huynh
- Trẻ học về các giá trị truyền thống và lễ hội
- Trẻ học về cách giao tiếp trong cộng đồng
- Trẻ có cơ hội để trang trí và học về nấu ăn
6 Khó khăn trong phối hợp với cha mẹ và cộng đồng:
Câu hỏi: Với cương vị là hiệu trưởng trường mầm non, anh/chị hãy chia sẻ về
những khó khăn trong công tác phối kết hợp với cha mẹ và cộng đồng?
Trả lời: Khó khăn trong công tác phối kết hợp
*/ Một số cha mẹ:
- Chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của Giáo dục mầm non vàgiáo dục gia đình
- Thiếu thời gian chăm sóc con
- Không quan tâm con, ỷ lại nhà trường và cô giáo (việc gì cũng nhờ cô)
- Có những kỳ vọng quá cao đối với con
- Cảm thấy xấu hổ hoặc không tự tin, luôn thụ động
- Không nói/đọc được tiếng việt
- Sĩ số lớp đông
- Giáo viên rất bận, không có thời gian,…
- Nhà xa trường/lớp nên xong việc muốn nhanh chóng về nhà
- Ngại giao tiếp, thiếu tự tin, còn thụ động, thực hiện nhiệm vụ được phâncông
- Giáo viên mầm non người kinh còn hạn chế về tiếng dân tộc thiểu số(không biết hoặc biết rất ít)
*/ Cán bộ quản lí một số trường mầm non:
Trang 24- Chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác thu hút cha mẹ
và cộng đồng (có việc cần thì huy động cha mẹ/cộng đồng, không có việc thìhầu như không để ý…)
- Chưa thật sâu sát với tình hình cụ thể của các lớp, của giáo viên
- Còn thụ động làm việc theo sự chỉ đạo của cấp trên
*/ Tại một số địa phương
- Lãnh đạo ban ngành còn chưa hiểu nhiều về giáo dục mầm non
- Vai trò của Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non còn bị xem nhẹ,lãnh đạo chính quyền tự mình quyết định phần lớn những vấn đề liên quan đếngiáo dục mầm non của địa phương
- Các tổ chức xã hội chỉ quan tâm đến giáo dục mầm non theo phong trào
7 Ngày hội sách của trường:
Câu hỏi: Anh/chị hãy xác định:
- Giáo viên đã có những phương pháp nào để nhận được sự hợp tác củacha mẹ trong hoạt động này?
- Trẻ em được hưởng lợi gì qua những hoạt động đó?
Trả lời:
*/ Những phương pháp nhận được sự hợp tác của cha mẹ:
- Tìm hiểu năng lực của các bậc cha mẹ để lựa chọn người có khả năngphù hợp
- Gặp gỡ cha mẹ trao đổi về ý tưởng tổ chức ngày hội sách, nêu những nộidung mà cha mẹ có thể tham gia
- Khuyến khích cha mẹ tham gia (đề cao năng lực của cha mẹ)
- Tìm hiểu khó khăn của cha mẹ, chấp nhận các điều kiện của phụ huynh:gặp ngoài giờ, gặp nhiều lần để trao đổi
- Cảm ơn cha mẹ vì sự tham gia có hiệu quả
- Nêu mong muốn được tiếp tục hợp tác với cha mẹ
*/ Trẻ em được hưởng lợi qua những hoạt động đó là: Trẻ rất hứng thú, phấn
khởi tham gia cùng cha mẹ làm sách, trưng bày sách, phát triển lòng tự tin, tínhhợp tác cùng nhau hoàn thành công việc được giao…
8 Xây dựng mối quan hệ tốt với cha mẹ và cộng đồng:
Câu hỏi: Làm thế nào để có mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng?
Trả lời: Để xây dựng được mối quan hệ tốt với cha mẹ và cộng đồng cần:
- Có thái độ thân thiện, cởi mở
- Tỏ thái độ tôn trọng, không phân biệt, không kì thị và định kiến
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, thông cảm với lo lắng của cha mẹ
và cộng đồng, cùng nhau hợp tác giải quyết khó khăn
- Thông tin rõ ràng, mạch lạc, cụ thể, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu
- Mềm dẻo, linh hoạt và kiên trì trong giao tiếp
9 Nhà trường có trách nhiệm chia sẻ thông tin cho cha mẹ và cộng đồng: Câu hỏi: Theo anh/chị nhà trường cần cung cấp cho cha mẹ những thông tin gì? Trả lời: Thông tin cần cung cấp cho cha mẹ
Trang 25- Vai trò, ý nghĩa của trường Mầm non.
- Sự phát triển của trẻ
- Tầm quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục và phát triển của trẻ
- Kĩ năng làm cha mẹ: những kĩ năng dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh,chăm sóc sức khỏe,…
- Cách giáo dục con cái ở nhà
- Cách sử dụng môi trường và đồ dùng gia đình để giáo dục trẻ
- Làm thế nào để sử dụng các từ giúp con hiểu được ý nghĩa của thế giớixung quanh
- Kĩ năng hỗ trợ trẻ học ở nhà (kể chuyện, vẽ, cắt, dán, làm đồ chơi,…)
10 Cách thức nhà trường thông tin cho cha mẹ:
a Nhiệm vụ 1: Có những cách nào để giúp cha mẹ biết về giá trị của trường
mầm non?
*/ Tài liệu thông tin:
- Tuyên truyền về trách nhiệm và tình yêu của mỗi người chúng ta đối vớitrẻ: chúng ta làm mọi việc vì đứa trẻ và vì tương lai của chúng
- Làm phim, đĩa CD/ DVD về lớp mẫu giáo gửi cho cha mẹ
- Làm một cuốn sách có ảnh của trẻ em chơi trong các hoạt động khácnhau và ở phía dưới ghi chú đơn giản về những gì đang diễn ra
- Thông báo về các hoạt động mà phụ huynh đã hỗ trợ nhà trường
- Khuyến khích các bậc cha mẹ giúp đỡ các hoạt động của nhà trường
*/ Trong các cuộc họp và khi trò chuyện với phụ huynh hãy:
- Nói về những lợi ích của trường mầm non và cách trẻ học ở trường
- Nói với cha mẹ về những gì trẻ em đã tham gia và học ở trường
- Tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo, hội chợ để nâng cao nhận thức vềgiáo dục mầm non
- Yêu cầu ban phụ huynh và lãnh đạo cộng đồng nêu những mong muốn
mà họ cần biết về trường mầm non
- Phối kết hợp với các tổ chức ban ngành (đoàn thanh niên, ban dân vận,mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh ), nhất là với cán bộ phụ nữ thôn bản, xã trongtuyên truyền về giáo dục mầm non
b Nhiệm vụ 2: Có những cách nào để giúp cha mẹ học được kiến thức và kĩ
năng nuôi dạy con tốt?
*/ Giúp cha mẹ học kỹ năng nuôi dạy con tốt:
- Tổ chức một cuộc họp trao đổi thông tin, mời giảng viên về giảng
- Tổ chức hội thảo, khóa đào tạo, hội chợ để nâng cao nhận thức về họctập cho gia đình và các chương trình cung cấp thông tin nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ Mầm non
- Yêu cầu ban phụ huynh và lãnh đạo cộng đồng nêu những thông tin họmuốn biết thêm
- Sử dụng phương tiện truyền thông, công cộng như loa đài và thông báocông khai
Trang 26- Giải thích cho cha mẹ về tầm quan trọng của việc đọc và nói chuyện vớicon cái hàng ngày.
- Cung cấp cho các bậc cha mẹ một số cách giúp con học ở nhà: sử dụngmôi trường ở nhà và đồ dùng hàng ngày để giáo dục trẻ, sử dụng các từ để giúpcon của họ hiểu ý nghĩa của thế giới xunh quanh
- Giới thiệu phương pháp học toán học hoặc học ngôn ngữ cho cha mẹdạy con ở nhà
- Giới thiệu cho cha mẹ các dịch vụ hỗ trợ nuôi dạy con: các trang web,các sự kiện, các cơ quan hỗ trợ
- Phối kết hợp với các tổ chức ban ngành (đoàn thanh niên, ban dân vận,mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh ), nhất là với cán bộ phụ nữ thôn bản, xã trongtuyên truyền về giáo dục mầm non
IV/ CÁCH THỨC HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU HÚT CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ
Thảo luận nhóm chia sẻ kinh nghiệm:
+ Nhiệm vụ 1: Hiệu trưởng cần làm gì để có thể quảng bá hình ảnh của
trường?
+ Nhiệm vụ 2: Để khắc phục tình trạng chung, giáo viên mầm non thiếu
kiến thức và kỹ năng làm việc với cha mẹ và cộng đồng, anh / chị hãy chia sẻkinh nghiệm về cách thức hỗ trợ giáo viên mầm non, nhằm giúp họ làm tốtnhiệm vụ thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ?
+ Nhiệm vụ 3: Để kiểm tra đánh giá kết quả công tác thu hút cha mẹ và
cộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ của cán bộ giáo viên, hiệu trưởngphải làm như thế nào?
1 Nhiệm vụ chủ yếu của hiệu trưởng: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Quảng bá hình ảnh của nhà trường
- Bồi dưỡng, hỗ trợ đội ngũ giáo viên về kiến thức và kĩ năng làm việc vớicha mẹ, cộng đồng
- Phối kết hợp với Ban đại diện phụ huynh
- Phối kết hợp với các cấp quản lí giáo dục (Sở/ Phòng)
- Tham mưu lãnh đạo chính quyền, phối kết hợp các ban ngành, tổ chức
xã hội địa phương
- Kiểm tra đánh giá kết quả thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chămsóc giáo dục trẻ của cán bộ giáo viên
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thu hút cha mẹ vàcộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ
2 Ghi nhớ:
- Các mối quan hệ đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa khi dựa trên cơ
sở tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng
Trang 27- Cha mẹ và cộng đồng có khả năng tham gia nhiều hơn với trường Mầmnon nếu họ cảm thấy đóng góp của họ được đánh giá, được tôn trọng và họ luônđược chào đón ở trường.
- Để có cách tiếp cận phù hợp, nhà trường cần tìm hiểu các nền văn hóakhác nhau - giá trị và niềm tin, cách sống, ngôn ngữ, truyền thống của gia đìnhtrẻ và cộng đồng
- Luôn đảm bảo rằng cha mẹ và cộng đồng không bị phân biệt, phán xét,định kiến; không bị phân biệt giới tính, độ tuổi, khả năng, tình trạng kinh tế,thành phần gia đình, lối sống, dân tộc, ngôn ngữ, sức khỏe,
3 Kết luận: Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính
xã hội hoá cao Để tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhàtrường, gia đình và xã hội phải có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phươngpháp, biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ Điều đó được thực hiện phụ thuộc vàohiệu quả công tác thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia vào các hoạt động củanhà trường
4 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này nhà trường cần:
- Tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào hoạtđộng của trường
- Có mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với giađình và cộng đồng trong giáo dục trẻ
- Tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những hỗ trợphù hợp
- Thực hiện sự hợp tác với cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dụctrẻ dưới nhiều hình thức và phương pháp phong phú, linh hoạt
- Người cán bộ quản lí cần căn cứ vào thực tế của trường, của địa phươngmình để xây dựng kế hoạch phối kết hợp phù hợp với từng đối tượng, nhằm thuhút cha mẹ và cộng đồng tham gia có hiệu quả vào công tác chăm sóc GD trẻ
****************************************************************
Ngày 01 tháng 02 năm 2015
MÔ ĐUN QL 3 CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ
VÀ TRẺ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(Dành cho cán bộ quản lý)
I/ MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
1 Kiến thức
- Sự đa dạng của trẻ em, lợi ích và thách thức
- Trẻ dân tộc thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn; các lĩnh vực cần hỗ trợ
- Biện pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ
2 Kĩ năng
- Nhận diện sự đa dạng
Trang 28- Xác định trẻ dân tộc thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn.
- Lựa chọn và áp dụng các biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp với trẻ
và địa phương
3 Thái độ
- Tôn trọng sự đa dạng của trẻ em
- Có hành vi ứng xử phù hợp trong quá trình tổ chức chăm sóc GD trẻ
- Tạo điều kiện hỗ trợ trẻ dân tộc thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn
II/ CÁC NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
1 Tôn trọng sự khác biệt trong trườnglớp học dadạng:
a Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng:
+ Tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng trong giáo dục và dạy học làm cho
- Các mục tiêu học tập và phát triển của trẻ em dễ dàng đạt được
- Giáo viên và gia đình có lợi
+ Sự đa dạng làm cho xã hội của chúng ta giàu có hơn, phong phú hơn
- Không kì vọng và yêu cầu mọi người là phải giống nhau
- Kết nối tích cực với những người khác
- Không phân biệt hoặc cản trở
- Cố gắng hiểu về người khác và cuộc sống của họ
- Nhìn ra và trân trọng những mặt mạnh, ưu điểm của người khác; đồngthời, tạo cơ hội phát huy những mặt mạnh của người khác
2 Biểu hiện của sự đa dạng trong trường học và cộng đồng:
Thảo luận nhóm:
- Kể tên những nhóm trẻ trong trường học hoặc quận/huyện của mình thểhiện sự đa dạng
- Chia sẻ với các nhóm khác
*/ Sự đa dạng của trẻ em:
+ Các yếu tố đa dạng dẫn đến tình trạng trẻ em phát triển với tốc độ khácnhau trong các lĩnh vực:
- Thể chất;
- Ngôn ngữ;
- Nhận thức;
- Tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ;
- Khả năng thực hiện nhiệm vụ: độc lập - cần hỗ trợ
+ Cần tạo điều kiện cho mỗi trẻ có thể học tập, thành công và có tiến bộ.+ Khi hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập cần chú ý đến sự khác nhautrong tốc độ phát triển của trẻ để sao cho không hạn chế sự phát triển của từngtrẻ, vì việc tổ chức các hoạt động có thể là quá dễ hoặc quá khó với trẻ
Trang 29+ Mỗi trẻ đều có những khác biệt về hoàn cảnh gia đình, môi trường sốngcũng như những kinh nghiệm thực tế Điều này có nghĩa khi giáo dục, giáo viêncần phải cân nhắc đến sự khác nhau về kinh nghiệm của trẻ và hướng tới hòahợp sự khác nhau đó ở trẻ
+ Cán bộ quản lí cần hiểu rõ sự đa dạng trong sự phát triển của trẻ, sự hỗtrợ từ gia đình và cộng đồng Nhờ đó, chúng ta có thể chuẩn bị các hoạt độnghọc tập phù hợp hơn với các mức độ phát triển khác nhau của trẻ, và thúc đẩy sựphát triển của trẻ trong nhiều lĩnh vực
+ Chúng ta có thể sử dụng các kĩ năng và biện pháp đơn giản để hiểu rõ
sự đa dạng trong lớp học và đáp ứng đúng mức, nhu cầu của trẻ em bằng cáchtạo cho trẻ cơ hội học tập theo khả năng, với sự tự tin và thành công
+ Sự tham gia của cha mẹ trẻ trong quá trình giáo dục là rất quan trọng.Giáo viên và cha mẹ có thể học lẫn nhau rất nhiều Khi giáo viên và cha mẹcùng phối hợp, trẻ sẽ là người được hưởng lợi nhất, kể cả những em dễ bị thiếuhụt trong sự phát triển và học tập
3 Lợi ích, thách thức của trường/lớp học đa dạng:
a Lợi ích của trường/lớp học đa dạng là gì? (Đối với trẻ và với Giáo viên
-CBQL - Nhà trường và cộng đồng)
*/ Đối với trẻ:
- Được trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau
- Được chia sẻ, học hỏi nhiều kinh nghiệm phong phú, đa dạng từ bạn bè
- Có cơ hội học hỏi nhiều cách tương tác trong nhóm bạn bè là cơ sở đểtrẻ tham gia vào cuộc sống xã hội sau này
- Là môi trường hòa nhập tích cực cho trẻ khuyết tật
- Là môi trường để trẻ rèn luyện các tình cảm, kỹ năng xã hội tích cựcnhư: yêu thương, cảm thông, chia sẻ, bao dung
*/ Đối với Giáo viên - Cán bộ quản lý - Nhà trường:
- Có thể tạo dựng môi trường xã hội đa dạng, sinh động trong trường học
- Có thể tạo ra được nhiều tình huống giáo dục phong phú trong trường
- Có cơ hội để trải nghiệm, rèn luyện các năng lực sư phạm của giáo viên
- Giúp phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong công việc khi tiếp cận vớinhiều đối tượng trẻ và gia đình khác nhau
*/ Đối với cộng đồng:
- Nâng cao hiểu biết về sự đa dạng
- Tôn trọng sự đa dạng
- Nâng cao trình độ dân trí cho tất cả mọi người
b Thách thức/khó khăn của trường/lớp học đa dạng là gì? (Đối với trẻ và
với Giáo viên - Cán bộ quản lý - Nhà trường và cộng đồng)
*/ Đối với trẻ:
- Cảm thấy khó thích nghi trong môi trường nhiều khác biệt
- Có nguy cơ bị ức hiếp, kỳ thị bởi những khác biệt với bạn bè
- Dễ nảy sinh tự ti mặc cảm
- Khó được đáp ứng một cách đầy đủ phù hợp các nhu cầu cá nhân
Trang 30*/ Đối với giáo viên, Cán bộ quản lý:
- Vất vả hơn vì phải quan tâm và đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của trẻtrong trường
- Khó có thể công bằng với tất cả các giáo viên, các lớp
- Ứng phó với nhiều tình huống nảy sinh từ sự khác biệt của nhiều trẻtrong trường
- Phải phối hợp với các ban ngành khác trong cộng đồng, trong quá trìnhchăm sóc giáo dục
*/ Đối với cộng đồng: Mọi người không chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt
4 Tôn trọng sự khác biệt trong trường học:
- Tôn trọng sự khác biệt trong trường học, là một điều vô cùng quantrọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ và của giáo dục mầm non
- Trong mỗi lớp học, mỗi trẻ đều có hoàn cảnh gia đình và đặc điểm cánhân khác nhau, làm nên sự đa dạng của một lớp học
- Sự đa dạng này đem lại rất nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng nảy sinhrất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
- Cô giáo mầm non cần phải hiểu sâu sắc điều này để có biện pháp chămsóc giáo dục trẻ cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của từng trẻ, giúptrẻ phát triển tốt nhất
5 Giới thiệu về trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
+ Ở Việt Nam có 24,19% trên tổng số trẻ em thuộc diện bị thiếu hụt
*/ Trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt:
+ Khi chỉ đạt ở mức từ 10% đến 25% ở ít nhất trong một lĩnh vực pháttriển
+ Ở Việt Nam có 50,68% trong tổng số trẻ em thuộc diện bị thiếu hụt và
có nguy cơ thiếu hụt
+ Có đến 50,68% trẻ 5 tuổi (hơn một nửa trẻ em) được đánh giá là trẻthiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt trong một hay nhiều lĩnh vực
a Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu hụt:
- Có mẹ là người chỉ học hết tiểu học hoặc thấp hơn
- Từ gia đình nghèo
- Từ nhóm dân tộc thiểu số
- Là các bé trai
- Từ một tôn giáo nào đó - vùng núi phía bắc hoặc tây nguyên
- Không học ở trường bán trú - chỉ đi học một buổi một ngày
- Là người nói ngôn ngữ khác tiếng việt (đơn ngữ hoặc song ngữ với tiếngviệt)
- Là trẻ không đến trường đều đặn
Trang 31b Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
*/ Trẻ có hoàn cảnh khó khăn bao gồm những trẻ:
- Khuyết tật/chậm phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngônngữ, học tập
- Có vấn đề về sức khỏe như: bị nhiễm chất độc hóa học, HIV, tim bẩmsinh, ung thư,…
- Có hoàn cảnh gia đình éo le: con nhà nghèo, trình độ văn hóa thấp, mẹchỉ học hết tiểu học hoặc thấp hơn, bố mẹ li hôn, đi tù, nghiện ma túy, nhiễmHIV, bố mẹ bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị khuyết tật, bố mẹ đơn thân, mồcôi, không nơi nương tựa
- Bị xâm hại hoặc bị bỏ rơi
- Con nhà vạn chài, sống ở vùng sông nước
- Sống ở vùng hẻo lánh, xa trường học
c Thảo luận nhóm:
Câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến trẻ em vùng dân tộc thiểu số và trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn dễ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt trong sự pháttriển và học tập?
Trả lời: Nguyên nhân khiến trẻ em vùng dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn dễ bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt trong sự phát triển vàhọc tập là:
+ Do mọi điều kiện cần thiết, cho sự phát triển đều không được đáp ứng,
cụ thể là:
- Bản thân trẻ có những khiếm khuyết, khó khăn Ví dụ: Thể chất yếu,khuyết tật, không biết tiếng việt…
- Điều kiện gia đình:
- Không được chăm sóc đầy đủ, khoa học do điều kiện kinh tế khó khăn,trình độ của cha mẹ thấp
- Không được đi học, do cha mẹ kém nhận thức về giá trị của GDMN
- Phải tham gia lao động từ sớm
+ Hoàn cảnh xã hội và điều kiện vùng miền:
- Bị kì thị, xa lánh hoặc cô lập, khó hòa nhập vào các hoạt động chung Vídụ: Trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV
- Môi trường học tập không tương xứng với khả năng và văn hóa dân tộccủa trẻ
- Trường học xa nhà, đường đi lại khó khăn…
6 Thực trạng chắmóc và giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
a Thực hiện chắmóc và giáo dục:
Câu hỏi: Nêu các chính sách hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn?
Trả lời: Các chính sách
*/ Quốc tế: Công ước quốc tế về quyền trẻ em (điều 18,23); Tuyên bố thế giới
về giáo dục cho mọi người; Tuyên bố Salamanca (1994)…
Trang 32*/ Quốc gia:
- Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em (2004)
- Hiến pháp CNXHCNVN năm 1992
- Luật Giáo dục năm 1998, sửa đổi năm 2005
- Quyết định 23 (2006) của Bộ GD&ĐT về giáo dục hòa nhập
- Luật Người khuyết tật (2011) của chính phủ nước CHXHCNVN
- Thông tư số 17/2009 của BGD&ĐT ngày 25/7/2009
- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 phê duyệt Đề án Phổ cậpGiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015
- Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 về một số chính sáchphát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015
- Chính sách chăm sóc giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số: Quyết định
số 2133/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề ánPhát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015
- Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày19/1/2012 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với trẻ em, học sinh, sinh viêncác dân tộc rất ít người
- Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV kí ngày11/3/2013, có hiệu lực từ 25/4/2013 hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa chotrẻ em mẫu giáo…
*/ Địa phương: Miễn giảm các khoản đóng góp, hỗ trợ thêm tiền ăn trưa,…
b Định kiến, kì thị:
*/ Những dấu hiệu để nhận biết sự định kiến/ kì thị?
- Là khi ai đó nghĩ người khác xấu vì lí do nào đó, điều đó không có thật
- Cách nhìn nhận tạo ra những rào cản đối với việc học của trẻ
- Sự kì thị có liên quan đến giới tính (ví dụ: quan niệm nữ thường khônggiỏi khoa học)
- Khả năng (ví dụ: quan niệm trẻ khuyết tật không thể chơi các môn thểthao)
- Nguồn gốc xuất thân (ví dụ: nông thôn chậm chạp)
- Hoàn cảnh sống (ví dụ: có bố đi tù thì chắc cũng hư)…
- Có thể vô tình được thể hiện trong chương trình học tập và các tài liệudạy học
- Trẻ đường phố: là những kẻ móc túi hoặc trộm cắp
- Trẻ em lao động sớm: là những người nghèo khổ
- Định kiến trong quá trình tổ chức hoạt động; ví dụ: Giáo viên quan niệmmột số trò chơi hoặc hoạt động chỉ dành cho bé trai hoặc bé gái
- Là CBQL cần lưu ý cho giáo viên tạo cơ hội cho tất cả trẻ em nhằm giúpcác em học tập tốt nhất bằng khả năng của mình
*/ những vấn đề nào có liên quan đến định kiến và kì thị?
• Ức hiếp, bắt nạt:
- Một dạng hành vi hung hãn có chủ ý và làm tổn thương người khác
Trang 33- Nếu không có sự giúp đỡ, những trẻ bị ức hiếp, bắt nạt thường khó cóthể tự bảo vệ mình.
- Bị đe dọa
- Ức hiếp về thể chất như bị bạn hoặc giáo viên đánh
- Ức hiếp về trí tuệ; ví dụ: những ý kiến của trẻ không được quan tâmhoặc không được coi trọng
- Ức hiếp về tinh thần: do trẻ bị buộc phải đánh giá thấp bản thân mình, bịquấy rối, bị chế giễu ở trường
- Ức hiếp bằng lời: bị gọi bằng một biệt hiệu mang tính kì thị, bị xúcphạm, thường xuyên bị trêu chọc, chế giễu,…
- Bị từ chối khi tham gia vào trò chơi một cách có chủ ý…
• Những ảnh hưởng:
- Không kể/ hia sẻ với ai vì lo sợ bị bắt nạt, ức hiếp nhiều hơn
- Việc học tập và sự tham gia của trẻ trong lớp học
- Sự phát triển nhân cách của trẻ
7 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Câu hỏi: Vận dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, CBQL có thể
làm gì để mỗi cá nhân trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn đều có
cơ hội thành công?
Trả lời: Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu,
đánh giá đúng và được tôn trong
- Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
- Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, kể cảthông qua vui chơi
- Tin tưởng rằng tất cả trẻ em đều có khả năng, có thể tạo cơ hội để pháthuy tiềm năng của trẻ
- Nhận biết, cố gắng vượt qua những rào cản đối với sự tham gia của trẻ
- Nhận ra và đáp ứng một cách trân trọng sự khác biệt về đặc điểm, nềntảng văn hóa của trẻ và gia đình trẻ
- Không kì vọng tất cả các trẻ như nhau
- Nhận ra mỗi trẻ có cách thức và tốc độ học tập, phát triển riêng
- Đáp ứng kịp thời những hứng thú, khả năng, kĩ năng và hiểu biết của trẻ
- Dạy trẻ dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết, đã làm và có thể làm
- Hỗ trợ theo hướng mở rộng, thay đổi và cá thể hóa đối với những khókhăn cụ thể của trẻ
- Tạo nhiều cơ hội phong phú và lặp lại cho trẻ được luyện tập, vốn hiểubiết và kĩ năng
- Nhận ra và nói với từng trẻ về những điều trẻ làm tốt mỗi ngày
8 Hỗ trợ trẻ dân tộc thiểu số: Những lĩnh vực cần tập trung phát triển.
- Phát triển giao tiếp và hiểu biết chung
- Phát triển ngôn ngữ và nhận thức
- Phát triển tình cảm
- Năng lực xã hội
Trang 34- Thể chất và sức khỏe.
Câu hỏi: Những trở ngại khi thu hút trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến trường? Trả lời: Hầu hết trẻ sống ở khu vực núi cao, hẻo lánh nên khoảng cách từ nhà
đến trường quá xa
- Đường đến trường khó khăn, nguy hiểm
- Thiếu trường lớp, thiếu giáo viên
- Một số trường chỉ áp dụng được chương trình giáo dục 26 tuần
- Cha mẹ, bản thân trẻ chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của việc đếntrường
- Cha mẹ trẻ chưa tạo điều kiện cho trẻ đến trường
- Cha mẹ chưa quan tâm đến việc đi học của con em mình
- Đãi ngộ giáo viên còn chưa thỏa đáng khi thực hiện công tác thu hút trẻđến trường
- Môi trường học tập chưa phù hợp với khả năng của trẻ và văn hóa địaphương
- Vốn ngôn ngữ tiếng việt của trẻ hạn chế làm trẻ không thích đến trường
9 Thu hút trẻ dân tộc thiểu số tới trường:
• Cán bộ quản lý có thể tác động gì tới cha mẹ trẻ dân tộc thiểu số để đưatrẻ tới trường?
• Phòng giáo dục và Sở giáo dục có thể làm gì để hỗ trợ hiệu trưởngtrường thu hút trẻ dân tộc thiểu số tới trường?
• Cán bộ quản lý có thể tác động gì tời chính quyền địa phương và cộngđồng để thu hút trẻ dân tộc thiểu số tới trường?
a Những hỗ trợ cho giáo viên:
- Chào đón, chấp nhận trẻ và gia đình trẻ dân tộc thiểu số
- Cảm thông, động viên, khuyến khích và khen thưởng
- Khuyến khích GV thử nghiệm những ý tưởng mới trong dạy học cho trẻ
- Họp định kì để trao đổi về những thành công và những khó khăn và đểnhận ra những cách thức vượt qua khó khăn đó
- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn
- Tạo mối quan hệ tốt với địa phương và cộng đồng, thông qua nhữnghoạt động cụ thể (nhà trường hỗ trợ tổ chức văn nghệ, viết vẽ trang trí khẩu hiệu,panô cho các lễ hội của địa phương…)
- Xin ý kiến tư vấn, giúp đỡ của các thành viên trong cộng đồng hoặcchính quyền địa phương
Trang 35- Không nên hạn chế việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ, sẽ hỗ trợ cho sự phát triển tiếng việt duy trì ngôn ngữ thứ nhất, không ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ thứ hai
Hiện nay, những lợi ích xã hội và cá nhân của việc học song ngữ đãđược thừa nhận rộng rãi Ví dụ: duy trì ngôn ngữ thứ nhất trong khi tiếp, nhậnngôn ngữ thứ hai hỗ trợ cho sự phát triển nhận thức liên tục của trẻ
- Năng lực của ngôn ngữ thứ hai, thường phản ảnh được năng lực củangôn ngữ thứ nhất
Câu hỏi 2: Cán bộ quản lý có thể gợi ý cho giáo viên những gì để hỗ trợ trẻ dân
tộc thiểu số?
Trả lời: Biện pháp phát triển tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số:
- Thực hiện chương trình tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số
- Sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ để hỗ trợ trẻ học tiếng việt, nhất là giai đoạnđầu khi trẻ mới làm quen với tiếng việt
- Cung cấp nguồn ngữ liệu (sách, truyện) song ngữ (Tiếng việt và tiếng
- Chăm sóc: sức khỏe thể chất, chế độ dinh dưỡng, khám chữa bệnh,…
- Giáo dục: các mặt phát triển, khắc phục những khó khăn, phát huynhững điểm mạnh
- Hòa nhập xã hội: được chấp nhận, được đối xử bình đẳng, không miệtthị, định kiến và xa lánh,…
Thảo luận nhóm: Với tư cách là nhà quản lý.
1 Anh/chị nên làm gì để hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn và cha mẹ trẻ?
*/ Hỗ trợ trực tiếp đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
- Tin tưởng là trẻ có hoàn cảnh khó khăn có thể học được, có quyền đượchọc tập như các trẻ em khác
- Sẵn sàng đón nhận trẻ và cha mẹ trẻ đến trường
Trang 36- Làm gương trong việc ứng xử bình đẳng, tránh định kiến, miệt thị trẻ vàgia đình của trẻ.
- Phát hiện và huy động trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng đếntrường
- Rà soát, phát hiện và lập hồ sơ cá nhân cho một số trường hợp trẻ cóhoàn cảnh khó khăn cụ thể
*/ Hỗ trợ trẻ trực tiếp đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn và cha mẹ:
- Chủ động tìm hiểu những chính sách, quy định liên quan đến chăm sóc,giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo quyền lợi cho trẻ (ví dụ: trợ cấphàng tháng cho trẻ khuyết tật, đảm bảo bữa ăn trưa cho trẻ nghèo,…)
- Thực hiện miễn giảm các khoản đóng góp cho trẻ có hoàn cảnh khókhăn
- Tổ chức các đợt quyên góp hỗ trợ về tài chính, quần áo, đồ dùng học tập,dịch vụ khám chữa bệnh, tình nguyện viên,… cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Tạo dựng môi trường học đường dễ tiếp cận với mọi trẻ em (trẻ đi xelăn, trẻ khiếm thị dễ dàng đi lại trong lớp/trường,…)
- Tạo dựng môi trường học đường thân thiện với mọi trẻ em (trẻ không bịđịnh kiến, trêu chọc,…)
- Tổ chức hội thảo về vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻcũng như việc hợp tác với trường mầm non
- Tạo ra cơ hội chia sẻ giữa cha mẹ có cùng hoàn cảnh khó khăn và sựthông cảm từ các phụ huynh khác
- Tạo ra các cơ hội, trong đó cha mẹ có thể tham gia vào các hoạt độngnhà trường
- Tư vấn cho cha mẹ về nhu cầu của trẻ và gia đình
- Đến thăm gia đình trẻ: Khuyến khích chia sẻ khó khăn với gia đình
- Cung cấp thông tin cho cha mẹ về các chính sách hỗ trợ của Chính phủcho trẻ khó khăn
2 Anh/chị có thể làm gì để hỗ trợ các giáo viên giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong lớp của mình?
a Hỗ trợ các giáo viên:
- Đảm bảo rằng giáo viên nhận thức về việc chấp nhận, tiếp nhận và vaitrò của mình trong thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Thông cảm với hoàn cảnh của họ
- Tin rằng trẻ có thể phát triển tốt hơn nếu đi học
- Đối xử với trẻ công bằng không phân biệt, không kỳ thị
- Làm gương cho những trẻ khác, trong việc đối xử với trẻ có hoàn cảnhkhó khăn
- Đảm bảo giáo viên giao tiếp với cha mẹ
Trang 37b Các hoạt động hỗ trợ cho giáo viên dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
- Trò chuyện với GV về những khó khăn mà họ gặp phải, những tâm tưnguyện vọng của GV và trao đổi những cách thức có thể giúp đỡ cho GV
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn định kì cho giáo viên về chăm sóc, giáodục cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm giữa những giáoviên dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ
- Phân công GV hợp lí, để phụ trách lớp có trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời những khó khăn của giáo viên khidạy học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Dành một khoảng thời gian nào đó vào lớp để trực tiếp giúp đỡ GV
- Tuyển dụng thêm giáo viên hỗ trợ cho lớp đó
- Cố gắng tìm kiếm các tình nguyện viên phù hợp: Từ hội phụ nữ, các tổchức xã hội,…
- Đề xuất và động giáo dục cho trẻ…
- Có những hình thức tham mưu cho các cấp quản lí, (Sở, Phòng giáo dục)
về chính sách ưu đãi cho giáo viên,…
- Cố gắng tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiệnhoạt động viên, thi đua
- Khen thưởng cho giáo viên dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn
c Huy động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và cộng đồng:
- Huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội, vào các hoạt động giáodục của nhà trường
- Phát hiện, rà soát trẻ có hoàn cảnh khó khăn
- Huy động trẻ có hoàn cảnh khó khăn đi học
- Tổ chức các hoạt động giao lưu
- Huy động sự hỗ trợ về nhân lực và nguồn lực từ cộng đồng
- Tình nguyện viên
- Trao tặng học bổng cho giáo viên
- Có phương tiện đồ dùng, thiết bị đặc thù với nhu cầu của trẻ (quần áo,
đồ dùng học tập, xe lăn,…)
- Huy động sự phối hợp trong quản lí, giám sát việc thực hiện chính sách
và chăm sóc giáo dục cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn
d Hỗ trợ cha mẹ:
+ Đối với cha mẹ trẻ bình thường
- Hiểu về mối quan tâm của cha mẹ
- Giải thích vấn đề một cách công bằng, không định kiến
- Tạo tình huống để họ quan sát được những lợi ích, khi các trẻ em họctập cùng nhau
- Giúp họ hiểu rằng, tách biệt trẻ em không giải quyết được vấn đề
+ Đối với cha mẹ trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Trang 38- Hiểu hoàn cảnh của trẻ.
- Duy trì mối quan hệ với cha mẹ
- Tập trung vào giáo dục của trẻ
- Hỗ trợ, động viên và thành thật với cha mẹ
- Cán bộ quản lý cần phải thực sự tôn trọng năng lực, khả năng khác nhaucủa trẻ và sự khác biệt trong cuộc sống gia đình của trẻ
- Cán bộ quản lý cần tác động và có những biện pháp hỗ trợ cho nhiều lựclượng khác nhau cùng tham gia vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Đó là: trẻdân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình, giáo viên, các cấp quản
lí cao hơn, chính quyền địa phương và cộng đồng…
****************************************************************
Ngày 28 tháng 02 năm 2015
MÔ ĐUN QL4
TỔ CHỨC BỮA ĂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO
TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON (Dành cho cán bộ quản lý)
I/ MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
1 Kiến thức: Học viên hiểu và trình bày được.
- Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ vànguồn gốc của các chất dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mầm non
- Yêu cầu cơ bản về tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
2 Kỹ năng: Xây dựng được kế hoạch, đưa ra các biện pháp tổ chức bữa ăn và
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non phù hợp với địa phương
3 Thái độ: Tích cực tìm nguồn lực để không ngừng nâng cao chất lượng bữa ăn
cho trẻ tại trường mầm non
II/ NỘI DUNG CHÍNH
1 Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ:
Dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻKhi trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng Khi trẻ bị thiếu hoặc thừa DD có thểdẫn đến
Trang 39*/ Sức khỏe - Thể chất:
- Tăng trưởng thể chất như mong
muốn: Chiều cao và cân nặng phát
- Tỉnh táo, thái độ vui vẻ hơn
- Khả năng tập trung cao hơn
- Kết quả học tập tốt hơn
- Tích cực tham gia các hoạt động
- Kiểm soát được hành vi tốt hơn
- Giảm thiểu rối nhiễu trí tuệ do thiếu
vi chất dinh dưỡng
*/ Sức khỏe - Thể chất:
- Suy dinh dưỡng, chậm lớn
- Cơ thể phát triển không cân đối
- Nguy cơ béo phì cao hơn
- Dễ mắc bệnh hơn
- Khi bị bệnh lâu hồi phục hơn
- Tham gia các hoạt động thể chất kémhơn
- Kiểm soát hành vi kém hơn
- Dễ bị rối nhiễu trí tuệ do thiếu vichất dinh dưỡng
2 Nhiên cứu về nhu cầu của cha mẹ (Viện khoa học Giáo dục năm 2011):
3 Tầm quan trọng của dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ:
- Mỗi chất dinh dưỡng đều có những vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa trẻ, mỗi loại thực phẩm chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định Vìvậy, khi sử dụng nhiều loại thực phẩm cho các bữa ăn của trẻ sẽ giúp cho cơ thểtrẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng - giúp trẻ phát triển tốt
- Khi lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể dưới mức nhu cầu dinh dưỡngcần thiết, không những gây ra thiếu năng lượng mà còn kèm theo thiếu nhiềuchất dinh dưỡng khác
- Ở trẻ em, sự rối loạn về phát triển thể chất, trí tuệ là biểu hiện thườnggặp của thiếu năng lượng
- Khi thừa năng lượng, khả năng thích ứng của cơ thể rất nhỏ, nên nănglượng dự trữ của cơ thể dưới dạng tổ chức mỡ tăng lên rất nhanh đưa đến tìnhtrạng thừa cân - béo phì
- Trẻ em cần được cung cấp nhiều loại thức ăn, để có đủ chất dinh dưỡnggiúp cho cơ thể:
+ Phát triển khỏe mạnh
+ Hoạt động hiệu quả
Trang 404 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ: Khi nói đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thì
chúng ta sẽ phải quan tâm đến:
1 Số lượng bữa ăn trong ngày theo độ tuổi
2 Năng lượng của khẩu phần ăn/ngày theo độ tuổi
3 Sự cân đối và đa dạng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo lứa tuổiNhóm tuổi Chế độ ăn bữa ăn/ngàySố lượng Nhu cầu nănglượng/ngày
Nhu cầnnăng lượng tạitrường / ngày
6 - 12 tháng Bú mẹ + ăn bột Bú mẹ + 3 bữa 710 Kcal
385-497 Kcal708-826 Kcal
12 - 18 tháng Ăn cháo+bú mẹ 3 bữa chính
3 bữa phụ36-72 tháng Cơm thường 2-3 bữa chính
3 bữa phụ
1470 Kcal 735 -882 Kcal
- Từ 24 tháng tuổi trở đi trẻ có thể ăn cơm thường, nên có 3 bữa chính và
3 bữa phụ mỗi ngày
- Một nữa nhu cầu năng lượng của trẻ trong một ngày, liên quan tới bữa
ăn trong thời gian trẻ học ở trường (đối với trẻ học bán trú)
Nhóm tuổi
Nhu cầu Protein Nhu cầu năng
lượng Lipid/
năng lượng tổng số (%)
Nhu cầu năng lượng Glucid/ năng lượng tổng số (%)
g/ ngày
Yêu cầuProtein độngvật (%)
- Từ 36 tháng tuổi trẻ cần 29 gram protein mỗi ngày (Chất đạm động vậtcần chiếm trên 50%) Năng lượng cung cấp cho cả ngày từ chất béo chiếm 20 -25% và từ glucid là 55 - 65%