Vận tải đường biển, xét dưới góc độ của một cán bộ phụ trách công tác xuất nhập khẩu hay các sỹ quan quản lý trên tàu, làm những công việc liên quan tới công tác xuất nhập khẩu hàng hoá
Trang 1MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI LUẬN 6
XNK: xuất nhậu khẩu 6
L/C : Letter of credit ( thư tín dụng) 6
B/L: Bill of Lading (vận tải đơn) 6
M/R : Mate’s Receipt ( biên lai thuyền phó) 6
D/O : Deliver of Order (lệnh giao hàng) 6
NOR: Notice of Readiness (thông báo sẵn sàng) 6
LỜI CẢM ƠN 7
8
Tp HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2011 9
Nguyễn Tấn Tài 9
CHƯƠNG I 10
KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 10
I.1 Khái quát chung về vận tải đường biển 10
I.1.1 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của vận tải đường biển 10
I.1.2 Tác dụng của vận tải đường biển trong buôn bán quốc tế 10
I.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật của vận tải bằng đường biển 11
I.2 Định nghĩa và phân loại các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 11
I.2.1 Định nghĩa 11
I.2.2 Phân loại 11
I.2.2.1 Chứng từ hải quan 11
I.2.2.2 Chứng từ liên quan đến tàu 11
CHƯƠNG II 13
NỘI DUNG CÁC LOẠI CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 13
II.1 Chứng từ hải quan 13
II.1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 13
II.1.1.1 Khái niệm 13
II.1.1.2 Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 14
II.1.1.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 14
II.1.2 Giấy phép xuất nhập khẩu (Export/ Import Licence) 15
II.1.2.1 Khái niệm 15
II.1.2.2 Nội dung 15
II.1.2.3 Những thủ tục xin và cấp giấy phép xuất nhập khẩu 15
Trang 2II.1.2.4 Các cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu 16
II.1.3 Hợp đồng ngoại thương 17
II.1.3.1 Khái niệm 17
II.1.3.2 Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương 17
II.1.3.3 Phân loại hợp đồng ngoại thương 17
II.1.3.4 Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và tính hiệu lực của hợp đồng ngoại thương 17
II.1.3.5 Hình thức, nội dung của một hợp đồng ngoại thương 18
II.1.3.6 Quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương 19
II.1.4 Tờ khai hải quan( Entry – Carnet – Customs Declaration) 20
II.1.4.1 Khái niệm 20
II.1.4.2 Nội dung và cách ghi tờ khai hải quan 20
II.1.4.3 Thời điểm đăng ký tờ khai 26
II.2 Chứng từ liên quan đến tàu 27
II.2.1 Hợp đồng vận chuyển 27
II.2.1.1 Khái niệm 27
II.2.1.2.1 Hợp dồng thuê tàu chợ (Liner Service C/P) 28
II.2.1.2.1.1 Khái niệm 28
II.2.1.2.1.3 Nội dung của hợp đồng thuê tàu chợ (Liner services) 29
II.2.1.2.1.4 Phương thức và các bước lập hợp đồng thuê tàu chợ 31
II.2.1.2.2 Hợp dồng thuê tàu chuyến (Voyage C/P) 32
II.2.1.2.2.1 Khái niệm 32
II.2.1.2.2.2 Đặc điểm 32
II.2.1.2.2.3 Phân loại 33
II.2.1.2.2.4 Nội dung của Voyage C/P 34
II.1.2.2.5 Phương thức và các bước lập hợp đồng thuê tàu chuyến 39
II.2.2 Danh mục hàng hóa (Cargo List) 39
II.2.2.1 Khái niệm 39
II.2.2.2 Mục đích 39
II.2.2.3 Nội dung của Cargo list 40
II.2.3 Sơ đồ chất xếp hàng hóa (Cargo Stowage Plan) 40
II.2.3.1 Khái niệm 40
II.2.3.3 Nội dung của một sơ đồ chất xếp hàng hóa 40
II.2.3.4 Những lưu ý chung khi lập sơ đồ hàng hóa 41
Trang 3II.2.4.1 Khái niệm 42
II.2.4.2 Mục đích của NOR 42
II.2.4.3 Những điều kiện của tàu trước khi trao NOR 42
II.2.4.4 Trao và nhận thông báo sẵn sàng (NOR) 43
II.2.4.5 Nội dung của một bản “Thông báo sẵn sàng” (NOR) 44
II.2.5 Phiếu kiểm đếm(Tally sheet) 44
II.2.5.1 Khái niệm 44
II.2.5.2 Nội dung 44
II.2.5.3 Yêu cầu việc kiểm đếm 45
II.2.6 Biên lai thuyền phó(Mate’s Receipt) 45
II.2.6.1 Khái niệm 45
II.2.6.2 Mục đích 46
II.2.6.3 Nội dung 46
II.2.6.4 Những lưu ý khi cấp và ký “Biên lai thuyền phó” 47
II.2.7 Vận tải đơn (Bill of Lading – B/L) 48
II.2.7.1 Khái niệm 48
II.2.7.2 Chức năng của vận đơn 48
II.2.7.3 Phân loại vận đơn đường biển 49
II.2.7.3.1 Căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn 49
II.2.7.3.2 Căn cứ vào cách phê chú của thuyền trưởng trên B/L 50
II.2.7.3.3 Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn, thời gian bốc xếp hàng, và tình trạng xếp dỡ hàng hóa 50
II.2.7.3.4 Căn cứ vào phương thức vận vận chuyển hàng hóa 51
II.2.7.3.5 Căn cứ vào bên lập B/L và phương thức gửi hàng 51
II.2.7.3.6 Căn cứ vào giá trị sử dụng và lưu thông 52
II.2.7.3.7 Căn cứ vào phương thức thuê tàu chuyên chở 52
II.2.7.3.8 Các loại khác 53
II.2.7.4 Nội dung của vận đơn 53
II.2.7.5 Quy tắc quốc tế về điều chỉnh vận đơn 54
II.2.7.6 Những chú ý khi ký và sử dụng vận đơn 54
II.2.8 Phiếu vận chuyển 59
II.2.8.1 Khái niệm 59
II.2.8.2 Nội dung 59
II.2.9 Lược khai hàng hóa (Cargo Manifest) 60
Trang 4II.2.9.1 Khái niệm 60
II.2.9.2 Phân loại 60
II.2.9.3 Nội dung 61
II.2.9.4 Ý nghĩa, mục đích 62
II.2.10 Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng (Cargo Outurn Report – COR) 63 II.2.10.1 Khái niệm 63
II.2.10.2 Mục đích 63
II.2.10.3 Nội dung của biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng 63
II.2.11 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report On Receipt Of Cargo) .64
II.2.11.1 Khái niệm 64
II.2.11.2 Mục đích 64
II.2.11.3 Nội dung của biên bản kết toán nhận hàng với tàu 64
II.3 Các chứng từ khác 65
II.3.1 Biên lai giám định (Số lượng, phẩm chất, tổn thất) 65
II.3.1.1 Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality) 65
II.3.1.1.1 Khái niệm 65
II.3.1.1.2 Nội dung 66
II.3.1.2 Biên bản giám định số lượng, tổn thất (Survey report of quantity/loss) 66
II.3.1.2.1 Khái niệm 66
II.3.1.2.2 Nội dung 67
II.3.2.Thư dự kháng (Letter of Reservation) 68
II.3.2.1 Khái niệm 68
II.3.2.2 Mục đích 68
II.3.2.3 Nội dung 69
II.3.3 Thư khiếu nại 69
II.3.3.1 Khái niệm 69
II.3.3.2 Nội dung của thư khiếu nại 70
II.3.3.3 Đối tượng và hồ sơ khiếu nại 70
Khiếu nại người chuyên chở 70
QUY TRÌNH CHUNG SỬ DỤNG CÁC CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 72
III.1 Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển 72
III.1.1 Khái niệm về giao nhận hàng hóa 72
Trang 5III.1.3 Vai trò của giao nhận hàng hóa 73
III.2 Người giao nhận 73
III.2.1 Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận 73
III.2.2 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận 74
III.2.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 75
III.3 Quy trình chung sử dụng các loại chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 76
III.3.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển 76
III.3.2 Nhiệm vụ của các bên tham gia trong quá trình giao nhận 77
III.3.2.1 Nhiệm vụ của cảng 77
III.3.2.2 Nhiệm vụ của chủ hàng 77
III.3.2.3 Nhiệm vụ của người chuyên chở (hãng tàu) 77
III.3.2.4 Nhiệm vụ của hải quan 78
III.3.3 Quy trình chung sử dụng các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 78
III.3.3.1 Đối với hàng xuất khẩu 78
III.3.3.1.1 Yêu cầu 78
III.3.3.1.2 Trình tự công việc 79
III.3.3.2 Đối với hàng nhập khẩu 83
KẾT LUẬN 87
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH CHỨNG TỪ MINH HỌA 88
CÁC CHỨNG TỪ HẢI QUAN 88
CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN TÀU 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 119
Trang 6CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI LUẬN
− XNK: xuất nhậu khẩu
− L/C : Letter of credit ( thư tín dụng)
− B/L: Bill of Lading (vận tải đơn)
− M/R : Mate’s Receipt ( biên lai thuyền phó)
− D/O : Deliver of Order (lệnh giao hàng)
− NOR: Notice of Readiness (thông báo sẵn sàng)
− COR: Cargo Outurn Report (biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng)
− ROROC: Report On Receipt Of Cargo (biên bản kế toán nhận hàng với tàu)
− SO : Shipowner (chủ tàu)
− CR: Charterer (người thuê tàu)
− C/P: Charter Party (hợp đồng vận tải)
− CFS: Container Freight Station (Nơi thu gom hàng lẻ để đóng vào container)
− ICD: Inland Container Depot (cảng nội địa)
− FCL: Full container Loaded (gửi hàng nguyên)
− LCL: Less Container Loaded (gửi hang lẻ)
− NOA: Notice of Arrival (thông báo tàu đến)
− CFR: Cost and Freight (Tiền hàng cộng cước hay tiền hàng và cước)
− CY: Container Yard (bãi chứa container)
Trang 7 LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc khóa học tại trường Đại học Giao Thông Vận Tải T.P Hồ Chí Minh, đây không phải là một thời gian dài để làm nên một kỳ tích to lớn, nhưng cũng không quá ngắn để một sinh viên như em không tìm được những thành công nhất định cho riêng mình Em được các thầy cô trong trường trao dồi kiến thức quan trọng về công việc, những kinh nghiệm quý báu để làm nền tảng cho bước tiến vào cuộc sống
và công việc tương lai sau này Đặc biệt trong giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp, em còn nhận được động lực to lớn từ rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân,
tổ chức và gia đình Em nghĩ mình sẽ cố gắng rất nhiều trong cuộc sống vì đó có thể là hành động tốt nhất để đền đáp những sự giúp đỡ tận tình này
Trước tiên, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Giao Thông Vận Tải T.P Hồ Chí Minh, đặc biệt là các giảng viên của Khoa Hàng Hải, các thầy cô bộ môn trong trường vì sự tận tình, nhiệt huyết đã tận tâm dạy dỗ em trong suốt 5 năm học qua, về những kiến thức chuyên môn, chia sẻ những kinh nghiệm sống cũng như trong công việc, giúp em trưởng thành hơn với một nền tảng kiến thức sâu rộng và một tư duy tích cực
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Giám Định Phương Bắc, các anh chị trong công ty đã cung cấp cho em nguồn tài liệu quý báu, giúp em một phần không nhỏ để hoàn thành bài luận văn này
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Tuấn đã hướng dẫn, động viên và chỉ bảo tận tình cho em, giúp em hoàn thành bài luận tốt nghiệp này
Cuối cùng, em xin kính chúc Ban giám hiệu, quý thầy cô trong trường, Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Giám Định Phương Bắc cùng thầy Nguyễn Ngọc Tuấn lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Tấn Tài
Trang 8Trong buôn bán ngoại thương, vận tải đường biển đảm nhận vận chuyển hơn 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu Vận tải đường biển là phương thức vận tải
có từ hàng trăm năm nay và nó đã trở thành một yếu tố không thể tách rời trong buôn bán quốc tế Đối với Việt Nam, vận tải đường biển còn có ý nghĩa quan trọng hơn Là một quốc gia có 3260 km chiều dài bờ biển, lại nằm trên tuyến đường hàng hải quốc
tế, nên hầu hết các loại hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như hàng hoá quá cảnh qua Việt Nam đều chủ yếu thông qua các cảng biển
Vận tải đường biển, xét dưới góc độ của một cán bộ phụ trách công tác xuất nhập khẩu hay các sỹ quan quản lý trên tàu, làm những công việc liên quan tới công tác xuất nhập khẩu hàng hoá như thuê tàu gửi hàng xuất khẩu, nhận hàng nhập khẩu với người chuyên chở, lập biên lai, ký vận đơn, lập sơ đồ hàng hóa … Do vậy, việc sử dụng các chứng từ vận tải trở nên rất quan trọng đối với cán bộ ngoại thương Chứng từ vận tải không những được sử dụng để giao nhận hàng hoá mà còn được dùng để thanh toán với ngân hàng, làm thủ tục hải quan cho hàng hoá,… Hơn nữa chứng từ vận tải còn được dùng làm phương tiện để mua bán hàng hoá khi hàng hoá còn đang ở trong hành trình trên biển
Chứng từ vận tải đường biển rất đa dạng và phức tạp Hiện nay trên thế giới chưa
có những mẫu chứng từ thống nhất và đang tồn tại cùng một lúc nhiều nguồn luật điều chỉnh các chứng từ đó Chính vì vậy, trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều tranh chấp liên quan đến các loại chứng từ vận tải Do đó, việc nghiên cứu nội dung, mục đích và quy trình sử dụng của các loại chứng từ vận tải đường biển có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho người sử dụng có thể hạn chế những tranh chấp mà con giúp cho
họ có thể sử dụng chúng để tiến hành giao nhận hàng hóa tải các cảng biển một cách chính xác, nhanh chóng, đồng thời cung cấp cho những cán bộ ngoại thương những kiến thức pháp lý cần thiết để có thể sử dụng chứng từ vận tải sao cho có hiệu quả nhất
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với những kiến thức đã
được học, em chọn đề tài: "Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển" cho
khoá luận tốt nghiệp của mình
Trang 9• Phân tích nội dung của một số loại chứng từ vận tải đường biển chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng hải
• Phân tích vai trò và tác dụng, mục đích của chứng từ vận tải đường biển; trang bị kiến thức cho các sĩ quan quản lý trên tàu trong việc sử dụng chứng từ vận tải hàng hóa bằng đường biển
• Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuât nhập khẩu tại cảng biển.Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài luận được chia thành ba chương:
Chương I: Khái quát về chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Chương II: Nội dung các chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Chương III: Quy trình chung sử dụng các chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè có quan tâm đến đề tài này để khoá luận được hoàn chỉnh hơn
Tp HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2011Nguyễn Tấn Tài
Trang 10CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN I.1 Khái quát chung về vận tải đường biển
I.1.1 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của vận tải đường biển
* Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế
* Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông
tự nhiên
* Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác
* Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp
Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên
- Tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng
I.1.2 Tác dụng của vận tải đường biển trong buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế
Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
Trang 11I.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật của vận tải bằng đường biển
Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tầu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển
Phương tiện vận chuyển
- Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tầu biển, tầu biển có hai loại: tầu buôn và tầu quân sự
- Tầu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải Tầu chở hàng là một loại tầu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tầu buôn
I.2 Định nghĩa và phân loại các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
I.2.1 Định nghĩa
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là các loại chứng từ dùng cho vận tải đường biển, được lập ra trong suốt quá trình từ khi hàng hóa bắt đầu được giao xuống tàu, sau đó được vận chuyển trên tàu đến cảng dỡ và giao cho người nhận hàng
ở cảng dỡ
I.2.2 Phân loại
I.2.2.1 Chứng từ hải quan
Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo qui định của Hải quan liên quan đến công tác xuất nhập khẩu, người chủ hàng phải xuất trình cho cơ quan Hải quan khi hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia
Chứng từ hải quan xác nhận hàng hóa có thể xuất khẩu hay nhập khẩu, đồng thời cũng làm căn cứ để tính thuế hải quan cho loại hàng hóa đó
Trong số các chứng từ hải quan, thường gặp các loại chứng từ sau:
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
− Giấy phép xuất nhập khẩu
Trang 12Chứng từ liên quan đến tàu là những giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các giấy tờ liên quan đến giao nhận hàng hóa (giữa tàu và người giao nhận hàng hay giữa tàu và cảng).
Là các loại chứng từ do chủ hàng, người vận chuyển hoặc cơ quan thứ ba (đại
lý, công ty giám định) lập ra hoặc xác nhận trong quá trình nhận hàng hóa xuống tàu hay dỡ hàng hóa từ tàu, nhằm đảm bảo an toàn cho tàu, tính nguyên vẹn của lô hàng cũng như quyền lợi và trách nhiệm của chủ hàng, của người chuyên chở trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa
Các loại chứng từ liên quan đến tàu bao gồm các loại sau đây:
− Hợp đồng vận chuyển (Charter Party)
− Danh mục hàng hóa (Cargo List)
− Sơ đồ hàng hóa (Cargo Plan)
− Thông báo sẳn sàng (Notice of Readiness – NOR)
− Phiếu kiểm đếm (Tally sheet)
− Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt)
− Vận tải đơn (Bill of Lading – B/L)
− Phiếu vận chuyển
− Lược khai hàng hóa (Cargo Manifest)
− Biên lai xác nhận hàng hóa hư hỏng (Cargo Outurn Report – COR)
− Biên bản kế toán nhận hàng với tàu (Report On Receipt Of Cargo)
− Các chứng từ khác:
♦ Biên lai giám định(Số lượng, phẩm chất, tổn thất
♦ Thư dự kháng (Letter of Reservation)
♦ Thư khiếu nại
Trang 13CHƯƠNG II
NỘI DUNG CÁC LOẠI CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
II.1 Chứng từ hải quan
II.1.1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
II.1.1.1 Khái niệm
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy chứng nhận được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp, được ghi trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh do người thành lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc
Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc
Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK loại 7 chữ
số do Bộ Thương mại cấp Hiện giờ tất cả các doanh gnhiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn ) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp
Mục đích Nhằm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật
Trang 14kế hoạch ở cấp huyện - đối với hộ kinh doanh
Lệ phí và
Thời hạn
• Hộ kinh doanh: 30.000 VND
• Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: 100.000 VND
• Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: 200.000 VND
II.1.1.2 Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân
- Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân,
Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân
- Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh
- Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần
- Vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân
- Vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định
- Ngành, nghề kinh doanh
II.1.1.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trang 15- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
-Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32,
33 và 34 của Luật này;
- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định
II.1.2 Giấy phép xuất nhập khẩu (Export/ Import Licence)
II.1.2.1 Khái niệm
Là chứng từ do Bộ Thương mại cấp, Bộ quản lý chuyên ngành cho phép chủ hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu một số lô hàng nhất định, có cùng tên hàng,
từ một nước nhất định, qua một cửa khẩu nhất định, trong cùng một thời gian nhất định
II.1.2.2 Nội dung
Giấy phép xuất nhập khẩu được dùng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng đều bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên và địa chỉ của người bán (hoặc người mua)
- Tên và địa chỉ của người xin xuất nhập khẩu
- Số hiệu và ngày tháng hợp đồng
- Tên của cửa khẩu giao nhận
- Phương tiện vận tải
- Tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, số lượng hoặc trọng lượng
- Giá đơn vị và tổng trị giá
- Thời hạn hiệu lực của giấy phép
II.1.2.3 Những thủ tục xin và cấp giấy phép xuất nhập khẩu
- Hồ sơ xin cấp giấy phép:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân xin phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải có đơn, hoặc công hàm (đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài) ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung bằng tiếng Việt Nam
- Giấy tờ kèm theo đơn, công hàm:
+ Bản kê chi tiết hàng hoá xuất (nhập) khẩu:2 bản chính
+ Vận tải đơn (bản photocopy): 2 bản
Trang 16- Ngoài ram, đối với tài sản di chuyển và tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Giấy tờ chứng minh là tài sản di chuyển hoặc thừa kế: 1 bản sao
có công chứng, có bản chỉnh để đối chiếu
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép tới cư trú tại
II.1.2.4 Các cơ quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu
Bộ ngoại thương
- Bộ Ngoại thương quy định việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với:
- Các loại hàng hoá và dịch vụ quy định trong Điều 2 và Điều 3 bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 128-HĐBT ngày 30-4-1985 của Hội đồng
Bộ trưởng, trong phạm vi được phép kinh doanh của các tổ chức xuất nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, phù hợp với kế hoạch Nhà nước cấp Trung ương, địa phương, ngành hoặc các tổ chức đã được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, kể cả các loại hàng hoá xuất khẩu có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức nói trên như: hàng mẫu, hàng tham dự hội chợ, hàng triển lãm, hàng quảng cáo
- Các loại hàng nhập khẩu bằng nguồn ngoại tệ vay nợ, viện trợ
- Hàng quá cảnh
Tổng cục hải quan
Tổng cục Hải quan quy định việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với:
- Các loại hàng hoá và vật phẩm (kể cả văn hoá phẩm) xuất khẩu, nhập khẩu không ghi trong kế hoạch Nhà nước cấp Trung ương, địa phương, các ngành
và các tổ chức được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, của các cơ quan, đoàn thể hoặc thuộc sở hữu tư nhân trong nước và nước ngoài, xuất khẩu hay nhập khẩu dưới các hình thức như: hành lý, quà biếu, tài sản di chuyển, hàng tiếp tế; các loại hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo, hàng triển lãm của nước ngoài gửi vào Việt Nam; hàng trao đổi của nhân dân trong khu vực biên giới giữa Việt Nam và nước ngoài, hàng của các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam (trước đây thường gọi là hàng phi mậu dịch);
- Hàng tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu và hàng mượn đường đi qua Việt Nam
Trang 17II.1.3 Hợp đồng ngoại thương
II.1.3.1 Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế, về bản chất
là sự thoả thuận là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong
đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hoá cho các bên mua; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận hàng
II.1.3.2 Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
o Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là bên mua và bên bán ở các nước khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh đăng ký ở các nước khác nhau
o Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là ngoại tệ của quốc gia này hay quốc gia khác hoặc của cả hai nước
o Hàng hoá – đối tượng mua bán của hợp đồng ngoại thương phải được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng Ngày nay, do sự xuất hiện các đặc khu kinh tế, khu chế xuất… nên biên giới ở đây được hiểu là biến giới hải quan
II.1.3.3 Phân loại hợp đồng ngoại thương
- Theo thời gian hợp đồng: hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu
II.1.3.4 Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và tính hiệu lực của hợp đồng ngoại
thương
Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và tính hiệu lực của hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật sau:
− Luật thương mại Việt Nam năm 2005;
− Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ “ Quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài”, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2006;
Trang 18− Các Nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
− Ngoài những văn bản pháp luật trong nước nêu trên, hợp đồng ngoại thương có thể dẫn chiếu áp dụng các công ước quốc tế ( như Công ước Vienna – 1980) hoặc các tập quán quốc tế (như Incoterms), nhưng các điều qui định trong văn bản đó không trái với pháp luật Việt Nam nếu Việt Nam chưa phải là thành viên của công ước quốc tế hoặc Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa tham gia điều ước quốc tế đó
II.1.3.5 Hình thức, nội dung của một hợp đồng ngoại thương
Hình thức của một hợp đồng ngoại thương
o Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (thường gọi là Công ước Vienna 1980): hợp đồng ngoại thương bao gồm hình thức văn bản hoặc bằng bất kì hình thức nào
o Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: hợp đồng ngoại thương phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Nội dung của hợp đồng ngoại thương
Nội dung, cơ cấu của một hợp đồng ngoại thương bao gồm:
− Tên thương nhân;
− Địa chỉ kinh doanh;
− Điện thoại, fax, email…
− Họ tên, chức vụ, người đại diện
− Số tài khoản và tên ngân hàng nơi thương nhân mở tài khoản
Bên mua:
− Tên thương nhân;
− Địa chỉ kinh doanh;
− Điện thoại, fax, email…
− Họ tên, chức vụ, người đại diện
− Số tài khoản và tên ngân hàng nơi thương nhân mở tài khoản.Sau đó có câu dẫn nhập trước khi vào phần nội dung các điều khoản, điều kiện của hợp đồng
Trang 191 Điều kiện tên hàng (Commodity)
2 Điều kiện quy cách phẩm chất (Specification/Quality)
3 Điều kiện số luợng (Quantity)
4 Điều kiện giao hàng ( Shipment/Delivery)
5 Điều kiện giá cả (Price)
6 Điều kiện thanh tóan (Payment)
7 Điều kiện bao bì (Packing) – Ký mã hiệu (Marking)
8 Bảo hiểm (Insurance)
9 Điều kiện bảo hành (Warranty)
10 Điều kiện khiếu nại (Claim)
11 Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
12 Bất khả kháng (Force majeure)
13 Trọng tài (Arbitration)
14 Các điều kiện khác (Other terms and conditions)
Ngoài các điều khoản trên, tùy theo tính chất hàng hóa và tùy thuộc vào quan
hệ giữa người mua và người bán, hai bên mua bán thỏa thuận thêm các điều khoản khác cho hợp đồng chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn
d) Phần cuối hợp đồng gồm có:
Ngôn ngữ thành lập hợp đồng
Số lượng bản gốc hợp đồng
Địa điểm thành lập hợp đồng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Chữ ký của hai bên
II.1.3.6 Quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương
Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
− Xin giấy phép nhập khẩu
− Mở L/C và thông báo cho người xuất khẩu
− Đôn đốc bên bàn giao hàng
− Thuê phương tiện vận tải
− Mua bảo hiểm
− Nhận bộ chứng từ và lệnh giao hàng
− Làm thủ tục hải quan: khai báo và nộp tờ khai hải quan, bộ chứng từ kê khai Hải quan, trình tự làm thủ tục Hải quan (Đăng ký tờ khai hải quan, kiểm hóa, tính thuế)
− Nhận hàng
− Khiếu nại
− Thanh lý hợp đồng
Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
− Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của nhà nước
− Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán
− Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
− Kiểm tra hàng xuất khẩu
Trang 20− Làm thủ tục hải quan.
− Thuê phương tiện vận tải
− Giao hàng cho người vận tải
− Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu
− Lập bộ chứng từ thanh toán
− Khiếu nại
− Thanh lý hợp đồng
II.1.4 Tờ khai hải quan( Entry – Carnet – Customs Declaration)
II.1.4.1 Khái niệm
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan Hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia
Tờ khai hải quan là một chứng từ pháp lý bắt buộc dùng để kê khai cho đối tượng làm thủ tục hải quan, được làm theo mẫu thông nhất do Tổng cục Hải quan quy định
Theo điều lệ Hải quan Việt Nam tờ khai hải quan phải được nộp cho cơ quan Hải quan ngay sau khi hàng đến cửa khẩu: tờ khai hải quan phải được đính kèm với giấy xuất nhập khẩu, bảng kê chi tiết hàng hoá, vận đơn (bản sao) đối với hàng nhập khẩu (theo nghị định số 16/1999/ND-CP ngày 27 tháng 03 năm 1999)
II.1.4.2 Nội dung và cách ghi tờ khai hải quan
Đối với hàng hoá xuất khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo quy định của Điều
35 Luật Hải quan, người khai hải quan được nộp tờ lược khai hải quan để thông quan, sau đó nộp tờ khai chính thức và chứng từ kèm theo tờ khai trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ lược khai
Tờ lược khai hải quan có các nội dung sau: tên, địa chỉ người xuất khẩu hàng hoá; những thông tin sơ bộ về tên hàng, lượng hàng; cửa khẩu xuất; thời gian phương tiện vận tải vận chuyển lô hàng xuất khẩu, cụ thể như sau:
Phần 1: Người xuất khẩu – mã số
- Ghi tên đầy đủ và địa chỉ của doanh nghiệp cá nhân xuất khẩu, kể cả số điện thoại và fax
- Ðối với tờ khai xuất khẩu : ghi mã số đăng ký của doanh nghiệp xuất khẩu do Cục hải quan tỉnh, TP cấp Nếu người xuất khẩu là cá nhân thì không phải điền vào ô mã số
Trang 21Ðối với tờ khai xuất khẩu : không phải điền vào ô mã số
Phần 4: Phương tiện vận tải
Ghi loại hình phương tiện vận tải ( hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt) chở hàng nhập khẩu từ nước ngoài tới Việt Nam hoặc chở hàng từ Việt Nam ra nước ngoài
Phần 5: Tên, số hiệu phương tiện
Ghi tên tàu thuỷ, số chuyến bay, số hiệu phương tiện vận tải đường sắt chở hàng nhập khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài Không phải ghi tiêu thức này nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ
Phần 6: Ngày khởi hành/ ngày đến
Ghi ngày phương tiện vận tải khởi hành đối với hàng xuất khẩu, ngày phương tiện vận tải đến đối với hàng nhập khẩu
Phần 7: Số vận tải đơn
Ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn ( B/L) hoặc chứng từ vận tải có giá trị thay thế B/L, có giá trị nhận hàng từ người vận tải Không sử dụng tiêu thức này nếu là tờ khai hàng xuất khẩu
Phần 8: Cảng, địa điểm bốc hàng
- Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải, áp mã hoá cảng phù hợp với ISO ( LOCODE) Trường hợp địa điểm bốc hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì chỉ ghi danh vào tiêu thức này
- Ðối với tờ khai nhập khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm bốc hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có)
Phần 9: Cảng, địa điểm dỡ hàng
Trang 22- Ðối với tờ khai hàng nhập khẩu: ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng được
dỡ khỏi phương tiện vận tải Áp dụng mã hoá cảng phù hợp với ISO (LOCODE) Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì ghi địa danh vào tiêu thức này
- Ðối với tờ khai hàng xuất khẩu thì ghi tên cảng, địa điểm dỡ hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có)
Phần 10: Số giấy phép/ ngày cấp/ ngày hết hạn
Ghi số văn bản hợp đồng cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch XNK của
Bộ Thương mại, của Bộ ngành chức năng khác (nếu có), ngày ban hành và thời hạn có hiệu lực của văn bản đó Áp dụng mã chuẩn trong ISO khi ghi thời hạn ( năm- tháng- ngày)
Phần 11: Số hợp đồng/ ngày ký
Ghi số và ngày ký hợp đồng ngoại thương của lô hàng xuất khẩu/ nhập khẩu ( hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý bán hàng )
Phần: Hải quan cửa khẩu
Ghi tên đơn vị hải quan cửa khẩu và tên đơn vị hải quan tỉnh, TP ( TD: Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1, Cục hải quan thành phố HCM) nơi chủ hàng sẽ đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tuc hải quan cho lô hàng
Phần 12: Loại hình
Ðánh dấu vào ô thích hợp với loại hình: xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, đầu tư, gia công…
TD: Nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất thì đánh dấu vào các ô nhập khẩu
và TN-TX Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng gia công thì đánh dấu vào các
ô : nhập khẩu và gia công
Ô trống sử dụng khi có hướng dẫn của Tổng cục hải quan
Phần 13: Nước xuất khẩu
Ghi tên nước mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam ( nơi mà hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt nam) Áp dụng mã nước ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng nhập khẩu
Chú ý: không ghi tên nước mà hàng hoá trung chuyển qua đó
Phần 14: Nước nhập khẩu
Ghi tên nơi hàng hoá được nhập khẩu vào ( nơi hàng hoá sẽ được chuyển đến theo thoả thuận giữa người bán với người mua và vì mục đích đó mà hàng hoá xuất khẩu được bốc lên phương tiện vận tải tại Việt Nam) Áp dụng mã nước cấp ISO trong tiêu thức này đối với tờ khai hàng xuất khẩu
Chú ý: Không ghi tên nước hàng hoá trung chuyển qua đó
Trang 23Ghi rõ điều kiện địa điểm giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận ( TD: CIF Hồ Chí Minh.
Phần 16: Số lượng mặt hàng
Ghi tổng số các mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo
Phần 17: Phương thức thanh toán
Ghi rõ phương thức thanh toán cho lô hàng đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương ( TD: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng…)
Phần 18: Nguyên tệ thanh toán
Ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO ( TD: đồng Pranc Pháp là FRF; đồng đôla Mỹ là USD…)
Phần 19: Tỷ giá tính thuế
Ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế ( theo quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam
Phần 20: Tên hàng
- Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, LC, hoá đơn…
- Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
+ Trên tờ khai hải quan chính: Ghi tên gọi khái quát chung của lô hàng
và theo phụ lục tờ khai hoặc chỉ ghi theo phụ lục tờ khai
+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên từng mặt hàng
- Ðối với hàng xuất khẩu, tiêu thức này có thể không ghi
- Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
+ Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì+ Trên phụ lục tờ khai: ghi tên nước xuất xứ từng mặt hàng
Phần 23: Lượng và đơn vị tính
Trang 24- Ghi số lượng của từng mặt hàng xuất/ nhập khẩu ( theo mục tên hàng ở tiêu thức 23) và đơn vị tính của loại hàng hoá đó ( TD: mét, kg…) đã thoả thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đo lường chuẩn mực mà Nhà nước Việt Nam đã công nhận)
- Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
+ Trên tờ khai hải quan chính: Không ghi gì+ Trên phụ lục tờ khai: Ghi số lượng và đơn vị tính của từng mặt hàng
Phần 24: Ðơn giá ngoại tệ
Ghi giá của 1 đơn vị hàng hoá ( theo đơn vị tính ở tiêu thức 26) bằng loại tiền tệ dã ghi ở tiêu thức 21 (nguyên tệ), căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương, hoá đơn, L/C
Hợp đồng mua bán theo phương thức trả tiền chậm; giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng mua bán gồm cả lãi suất phải trả thì thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng mua bán
Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
- Trên phụ lục tờ khai: ghi giá của một đơn vị hàng hóa bằng ngoại tệÐơn giá hàng gia công XK gồm nguyên liệu + nhân công
Phần 25: Trị giá nguyên tệ
Ghi giá bằng nguyên tệ của từng mặt hàng XNK, là kết quả của phép nhân ( x) giữa lượng ( tiêu thức 26) và đơn giá của nguyên tệ ( tiêu thức 27) : lượng x đơn giá nguyên tệ+ trị giá nguyên tệ
Trong trường hợp lô hàng có từ hai mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
- Trên tờ khai hải quan chính: khi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai bảo tên phụ lục tờ khai
- Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng
Phần 26: Loại thuế - mã số tính thuế
Các loại thuế phụ thu mà hàng hóa xuất nhập khẩu phải chịu đã được ghi sẵn trong tờ khai hải quan Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để ghi
mã số tương ứng với tính chất, cấu tạo và công dụng của từng mặt hàng ở tiêu thức 23 theo từng loại thuế phụ thu
Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
Trang 25- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên
Phần 28: Ðơn giá tính thuế ( VNÐ)
Ghi giá ở một đơn vị hàng hoá ở tiêu thức 26 tính bằng đồng Việt Nam, dùng để tính thuế Chỉ ghi khi tính thuế xuất khẩu nhập khẩu Việc xác định đơn giá tính thuế căn cứ vào các quy định của các văn bản pháp qui do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực tại thời điểm mở tờ khai hải quan ( Hiện là thông tư 82/1997/ TT- BTC và Quyết định 590 A/1998/QÐ-BTC)
Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi các tiêu thức này như sau:
- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên
Phần 29: Trị giá tính thuế
Ðối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam Công thức tính: trị giá tính thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu = lượng ( tiêu thức 30) x đơn giá tính thuế ( tiêu thức 31)
Ðối với thuế giá trị gia tăng ( GTGT) và thuế TTÐB: trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB là tổng của trị giá tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp
cả từng mặt hàng Công thức tính: Trị giá tính thuế GTGT hoặc TTÐB = Trị giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu phải nộp ( ở tiêu thức 34)
Ðối với phụ thu: là trị giá tính thuế xuất khẩu nhập khẩu
Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:
- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên
- Trên tờ khai hải quan chính: không ghi gì
- Trên phụ lục tờ khai : ghi như hướng dẫn ở trên
Trang 26 Phần 33: Chủ hàng hoặc người được ủy quyền cam đoan và ký tên
Chủ hàng/ người được ủy quyền làm thủ tục hải quan ghi ngày khai báo,
ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu chịu trách nhiệm về nội dung khai báo và kết quả tính thuế có liên quan đến khai báo trên tờ khai chính và phụ lục tờ khai ( nếu có) Chủ hàng là cá nhân ghi rõ số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư và giấy đăng ký kinh doanh
Hàng có thuế được áp dụng chính sách thuế có hiệu lực tại thời điểm đăng ký và nộp tờ lược khai hải quan
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp khẩn cấp khác tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan
II.1.4.3 Thời điểm đăng ký tờ khai
• Đối với hàng xuất khẩu:
Người làm thủ tục hải quan chỉ được đăng ký tờ khai hải quan khi đã tập kết đủ hàng, trừ những lô hàng có khối lượng lớn, hoặc trường hợp đặc biệt không thể tập kết một lúc tại một địa điểm để làm thủ tục
• Đối với hàng xuất khẩu:
− Khi hàng nhập khẩu về đến cửa khẩu dỡ hàng
− Hàng thuộc diện miễn thế, hàng không có thuế, hàng có thuế suất bằng không theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp được phép khai báo, đăng ký tờ khai hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu 7 ngày, với điều kiện khi có thay đổi về chính sách mặt hàng, chính sách
Trang 27quy định đó kể từ ngày Hải quan làm thủ tục cho phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa đó nhập cảnh và đóng dấu xác nhận lên tờ khai lược hàng hóa.
II.2 Chứng từ liên quan đến tàu
II.2.1 Hợp đồng vận chuyển
II.2.1.1 Khái niệm
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Charter Party – C/P) là một văn bản có tính pháp lý trong đó thể hiện sự cam kết, thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển liên quan đến việc cho thuê, thuê một con tàu hoặc thuê toàn bộ dung tích chứa hàng hoặc một phần dung tích chứa hàng theo những điều khoản và điều kiện ghi trong hợp đồng
Theo Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển , 1978: “ Hợp đồng vận tải đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước” ( Điều 1 khoản 6)
Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam : “ Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được ký kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển
mà theo đó người vận chuyển thu tiền cước và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá
từ cảng bốc hàng đến cảng đích Nó được ký kết theo các hình thức, do các bên thoả thuận và là cơ sở xác định quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển” (Điều 70)
Trước đây, hợp đồng đã từng được thể hiện dưới hình thức lời nói, song tình trạng lời nói gió bay, đã nảy sinh nhiều tranh chấp nên ngày nay, người ta không sử dụng hình thức này nữa, mà chỉ sử dụng hình thức văn bản chữ viết, đôi khi còn được yêu cầu đóng dấu của cơ quan pháp luật có thẩm quyền
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa băng đường biển (còn gọi là hợp đồng thuê tàu) điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu và chủ tàu Trong thực tế, chủ tàu có thể là người chuyên chở thực sự hoặc có thể là chủ tàu danh nghĩa và người thuê tàu có thể
là chủ hàng, người xuất nhập khẩu có hàng hóa chuyên chở hoặc chủ tàu khác
Trang 28II.2.1.2 Phân loại hợp đồng vận chuyển
II.2.1.2.1 Hợp dồng thuê tàu chợ (Liner Service C/P)
II.2.1.2.1.1 Khái niệm
Hợp đồng thuê tàu chợ (Booking Shipping Space): Trong ngoại thương, việc vận chuyển hàng hoá bằng tàu chợ không có hợp đồng, nếu hiểu hợp đồng là kết quả đàm phán, được ghi thành văn bản , có chữ ký của người thuê chở và người chuyên chở Bằng chứng của hợp đồng chỉ có đơn xin lưu khoang tàu chợ (Booking note) và vận đơn (Bill of Lading- B/L) mà thôi
Người gửi hàng gửi cho hãng tàu chợ một đơn lưu khoang (Booking note), để xin lưu khoang tàu chở hàng của mình Đơn lưu khoang, thường là mẫu in sẵn của hãng tàu, được phát cho người thuê tàu điền khai Nội dung chủ yếu của đơn lưu khoang này bao gồm: Tên chủ tàu, tên người thuê tàu, tên hàng, số lượng, dung tích hàng, tên tàu, thời gian bốc hàng, cảng xếp hàng/ dỡ hàng, giá cước,… Các điều khoản
và điều kiện khác theo vận đơn của hãng tàu Đơn lưu khoang, khi hai bên đồng ý ký thì trở thành hợp đồng vận tải sơ bộ có giá trị ràng buộc hai bên Sau khi hàng hoá được xếp xuống tàu, người chuyên chở (Thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng một vận đơn đường biển (B/L) Mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến việc chuyên chở, tổn thất hàng hoá đều được giải quyết theo các điều đã ghi sẵn trong vận đơn chỉ do người chuyên chở lập và in Tuy nhiên, người chuyên chở cũng soạn thảo các điều khoản trong vận đơn theo các công ước quốc tế điều chỉnh vận đơn đã được nhiều quốc gia tham gia và phê chuẩn Như vậy vận đơn được hiểu là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng tàu chợ Ngoài chức năng là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, vận đơn còn thực hiện chức năng là biên lai nhận hàng của người chuyên chở và chức năng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn thuộc về ai
Thông thường, sau khi người thuê tàu trả tiền cước vào tài khoản của người chuyên chở, đại lý hãng tàu chợ mới trao bộ vận đơn gốc (Original Bill of Lading) cho người thuê tàu để đi thanh toán tiền hàng
Một người khai thác dịch vụ tàu chợ thì có tàu riêng để khai thác hoặc có thể thuê một con tàu khác để khai thác dịch vụ tàu chợ
Trang 29II.2.1.2.1.2 Đặc điểm
1 Lịch trình tàu chạy Cố định (Container ship), được thông báo trước
thông qua website, magazine, offer,…
2 Tuyến đường Cố định (Cảng khởi hành, cảng ghé, cảng đích
5 Có thể chờ hàng Không, dù không đủ hàng vẫn chạy
II.2.1.2.1.3 Nội dung của hợp đồng thuê tàu chợ (Liner services)
Cho đến nay, chưa có một mẫu vận đơn đường biển thống nhất trong chuyên chở đường biển quốc tế Mỗi hãng tàu, chủ tàu, người chuyên chở đều soạn một loại vận đơn có những nội dung và hình thức riêng Vận đơn (Bill of Lading) dành cho phương thức thuê tàu chợ thường có 2 mặt:
- Phần ghi ở mặt trước bao gồm số vận đơn, người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ thông báo, chủ tàu, cờ tàu, tên tàu, cảng xếp hàng, cảng chuyển tải, nơi giao hàng Tiếp theo là thông tin về hàng hóa gồm tên hàng, ký mã hiệu, cách đóng gói và
mô tả hàng hóa, số kiện, trọng lượng toàn bộ hay thể tích Ngoài ra còn có cước phí và chi phí, số vận đơn gốc, thời gian và địa điểm cấp vận đợn Cuối cùng là chữ ký của người chuyên chở có thể là thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở
- Phần ghi ở mặt sau của vận đơn bao gồm các điều khoản in sẵn gồm:
+ Các định nghĩa:"Người chuyên chở "," các thương nhân", "hàng hoá", ví dụ trên vận đơn của hãng tàu HEUNG-A SHIPPING CO ,LTD viết "Carrier " means Heung - A Sipping Co , Ltd, and the Vessel and/or her owner
+ Điều khoản tối cao qui định căn cứ pháp lý chủ đạo để phát hành vận đơn Thông thường, khi quy định nguyên tắc chủ đạo và nội dung cơ bản của vận đơn các công ty vận tải thường dựa trên các bộ luật điều chỉnh vận đơn mà công ty đó đóng trụ
sở và có địa chỉ đăng ký kinh doanh, các công ước quốc tế điều chỉnh vận đơn như : Quy tắc Hague Rules 1924, Quy tắc Hague - Visby 1968, Quy tắc Hamburg 1978 + Điều khoản tài phán:
Trang 30Trong các vận đơn người ta thường quy định, các tranh chấp phát sinh theo vận đơn, sẽ được đưa ra Toà hoặc Trọng tài được chỉ định ở trong vận đơn để xét xử theo quy tắc và thủ tục của Toà hoặc Trọng tài đó và luật áp dụng sẽ là luật của nước đó, trừ phi có thoả thuận khác Các công ty vận tải thường chỉ định các Trọng tài hoặc Tòa
án tại nơi mà các công ty này có trụ sở đăng ký kinh doanh, vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí cho đi lại, ăn ở, liên lạc khi phải theo các vụ kiện cáo, tranh chấp, cũng như dễ giành cảm tình của người xét xử
+ Phạm vi trách nhiệm theo vận đơn:
Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, người chuyên chở có thể chỉ chịu trách về hàng hoá từ cảng xếp hàng, đến cảng dỡ hàng và không chịu trách nhiệm về bất cứ mất mát, hư hỏng và tổn thất, đối với hàng hoá trong thời gian trước khi xếp hàng và sau khi dỡ hàng qua lan can tàu, hoặc người chuyên chở chịu trách nhiệm đối hàng hoá, từ khi nhận hàng của người gửi hàng đến khi giao hàng cho ngưòi nhận hàng, hoặc đại diện của người nhận hàng tại cảng dỡ hàng phụ thuộc vào người chuyên chở áp dụng theo quy tắc Hague Rules 1924 hay Hamburg 1978, hoặc luật quốc gia mà vận đơn áp dụng
+ Thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại : “Mọi thông báo về mất mát, tổn thất phải làm bằng văn bản, gửi cho người chuyên chở tại cảng dỡ hàng hoặc nơi giao hàng tại thời điểm giao hàng tại cảng đích Nếu hàng hoá tổn thất hoặc mất mát không rõ ràng thì văn bản phải được gửi đến cho người chuyên chở trong vòng 3 ngày kể từ khi giao xong hàng tại cảng đích, ngoài thời hạn trên, người chuyên chở được xem như là
đã giao hàng đúng như miêu tả trong vận đơn Người chuyên chở được giải phóng mọi trách nhiệm đối với mất mát, tổn thất, trường hợp không giao hàng , mất hàng , chậm giao hàng , nếu văn bản khiếu nại, kiện không được gửi tới người chuyên chở trong vòng một năm” (Điều 25 vận đơn HEUNG- A Shipping Co, LTD)
+ Cước phí và phụ phí: “Cước phí được tính dựa trên tính chất, khối lượng, dung tích, trị giá của hàng hoá đã được khai báo bởi người gửi hàng tại thời điểm nhận hàng Tuy nhiên, người chuyên chở có thể, tại bất kỳ thời điểm nào, có thể mở các kiện hàng, container để kiểm tra tính xác thực của khối lượng, kích thước, trị giá … của hàng hóa Cước phí coi là thu nhập của người chuyên chở và không trả lại mặc dù tàu, hàng có mất hay không, dù hành trình bị huỷ bỏ Người gửi hàng có thể lấy lại tiền cước và phí nếu hàng hoá bị cấm xuất, nhập khẩu do quyết định của cơ quan nhà
Trang 31nước có thẩm quyền Người chuyên chở có thể tái chế, đóng gói lại …để bảo vệ hàng hoá theo ý của mình với chi phí của người gửi hàng khi thấy cần thiết” (Điều 24 vận đơn HEUNG – A Shipping Co , LTD)
+ Giao hàng, người chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm giữ vận đơn
+ Hàng trên boong : Theo quy định của điều này nếu hàng được xếp trên boong thì phải được phép của Thuyền trưởng và phải được ghi chú vào vận đơn, và người chuyên chở không chịu trách nhiệm với những tổn thất xảy ra đối với chúng Hiện nay chủ yếu chuyên chở tàu chợ là sử dụng container nên người chuyên chở có thể xếp container trên boong mà không cần bất cứ một thông báo nào cho người gửi hàng vì xếp container trên boong là tập quán hàng hải và bản chất của container được xem như
là một phương tiện vận chuyển hàng hoá
+ Giới hạn trách nhiệm: Theo hoá đơn thương mại, nếu khai báo trị giá và được thuyền trưởng ghi vào vận đơn, nếu không thì tuân theo luật điều chỉnh vận đơn
Trên vận đơn còn thể hiện nhiều điều khoản khác như: Tổn thất chung, hàng nặng, hàng thực vật và xúc vật sống, hàng giá trị cao, hàng nguy hiểm, hai tàu đâm va cùng
có lỗi … mà muốn tìm hiểu kỹ thì phải xem xét từng vận đơn cụ thể khi thuê chở
II.2.1.2.1.4 Phương thức và các bước lập hợp đồng thuê tàu chợ
Chủ hàng (shipper) trực tiếp/thông qua môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) dành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác
Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết
để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi
Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tàu
Quy trình khai thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể sau:
− Chủ hàng (shipper) thông qua môi giới (broker), nhờ broker tìm tàu, hỏi tàu để vận chuyển cho mình
− Broker chào hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note)
− Broker với chủ tàu (SO) thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển
− Broker thông báo cho shipper kết quả lưu cước với chủ tàu
− Shipper đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu
− Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, SO hay đại diện của SO sẽ cấp cho shipper một bộ vận đơn theo yêu cầu của shipper
Trang 32II.2.1.2.2 Hợp dồng thuê tàu chuyến (Voyage C/P)
II.2.1.2.2.1 Khái niệm
Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong đó người vận chuyển cam kết chuyên chở hàng hóa từ một cảng hoặc nhiều cảng, đến giao cho người nhận hàng ở một hay nhiều cảng khác, còn người thuê tàu cam kết giao hàng cho tàu và trả cước phí theo mức hai bên đã thỏa thuận
Hợp đồng khai thác tàu chuyến có thể là hợp đồng thuê cả tàu hoặc chỉ một phần con tàu, nhằm đáp ứng yêu cầu bất thường của khách hàng
Một người khai thác dịch vụ tàu chuyến thì có tàu riêng để khai thác hoặc một tàu chợ có thể được cho thuê để khai thác tàu chuyến (trường hợp thừa tàu)
Phân chia trách nhiệm liên quan đến chi phí trong Voyage C/P:
1 Running expenses:chi phí chạy tàu
(lương của thủy thủ đoàn, dự trữ,
lương thực)
Thanh toán tiền thuê tàu
2 Voyage expenses: chi phí chuyến
đi (port charges, light dues, special
voyage insurance, bunker fuel
supply,…)
Trả chi phí xếp dỡ hàng hóa (trừ C/P có liner hoặc gross terms – SO trả)
Tùy vào điều khoản hợp đông
3 Dispatch: thưởng cho CR nếu thời
gian xếp dỡ ở cảng nhanh hơn thời
gian quy định theo C/P
Demurrage: trả tiền phạt nếu thời gian ở cảng bị kéo dài so với hợp đồng, hiện nay trong các Voyage C/P hoặc Fixture Note, các bên có thể thỏa thuận chọn CQD (Customary Quick Dispatch)
II.2.1.2.2.2 Đặc điểm
1 Lịch trình tàu chạy Không cố định, theo thỏa thuận của SO & CR
2 Tuyến
đường(Cảng khởi hành, cảng ghé, cảng đích)
Thay đổi theo từng hợp đồng, theo thỏa thuận giữa Shipowner (SO) & Chaterer (CR)
3 Chủ hàng, khối Ít, nhiều (thường là 1 loại hàng, 1 tàu, 1 chủ
Trang 33lượng hàng trên một chủ
hàng; đôi khi có nhiều loại hàng, nhiều chủ hàng khác nhau)
4 Cước Theo W (nặng), M (nhẹ), Ad valorem (theo giá
trị hàng) hoặc theo Lumpsum và có thể thay đổi
5 Có thể chờ hàng Được (căn cứ vào điều khoản hợp đồng)
6 Chứng từ vận tải Bill of Lading (B/L), Voyage C/P
II.2.1.2.2.3 Phân loại
+ Chuyến đơn (Single Voyage):
Là hợp đồng chỉ áp dụng cho một chuyến đơn lẻ từ một cảng này đến một cảng khác, sau khi trả xong là kết thúc hợp đồng
+ Hợp đồng thuê tàu chuyến khứ hồi (Round Voyage C/P):
Hợp đồng này chỉ áp dụng cho việc chuyên chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác, sau đó lại lấy hàng ở cảng vừa trả hay cảng gần đó để quay
về cảng xuất phát
+ Hợp đồng chuyến liên tục (Consecutive Voyage):
Hợp đồng thuê tàu này dùng để chở hàng nhiều chuyến trên cùng một tuyến đường cố định (hàng một chiều) nhưng lịch tàu không cố định như tàu chợ (Liner) vì người thuê tàu có một khối lượng hàng lớn không muốn ký hợp đồng theo từng chuyến Những dạng hợp đồng như vậy trong khai thác tàu gọi
là Contract of Afreightment – C.O.A
C.O.A thường có đặc điểm sau:
- Khối lượng hàng lớn (một loại hàng nào đó hoặc hàng bách hóa)
- Cho một thời gian nhất định
- Cùng một điều khoản và điều kiện
Loại hợp đồng này thông thường chỉ ra tuyến đường mà hàng hóa sẽ được vận chuyển còn khối lượng hàng có thể được điều chỉnh trong quá trình vận chuyển
Ví dụ: Một chào hàng (offer) cho một C.O.A như sau:
− GEARLESS VESSELS WORKABLE (không cần cẩu)
− BEST OFFERS INVITED (chào hàng đáng tin cậy)
+ Hợp đồng chuyến bao (Lumpsum Voyage):
Trang 34Là loại hợp đồng thuê cả tàu, trả tiền cước khống (dead freight) dù không sử dụng hết trọng tải, không tính theo đơn vị hàng hóa.
II.2.1.2.2.4 Nội dung của Voyage C/P
Nhằm đơn giản hóa và rút ngắn thời gian đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên thường dựa vào các hợp đồng mẫu (Standard C/P) Các hợp đồng mẫu này thường do các luật hàng hải, các tổ chức hàng hải quốc gia và quốc tế soạn thảo Hợp đồng mẫu
có nhiều loại khác nhau nhưng chúng có thể phân chia thành 2 loại chính sau:
Loại tổng hợp: là loại dùng thuê tàu chuyến để chuyên chở hàng bách hóa
Mẫu được dùng phổ biến đối với loại này là:
− “ GENCON” Uniform General Charter do Tổ chức BIMCO (The Baltic International Maritime Conference) soạn thảo
1922, đã sửa đổi năm 1976,1994
− NUVOY – 84 Universal Voyage Charter Party
Loại chuyên dụng: là loại hợp đồng dùng để chuyên chở một loại hàng nhất
định và trên một tuyến đường nhất định:
− POLCOAL – VOY 1971: dùng để thuê tàu chở than xuất khẩu
từ Ba Lan đi các nước
− RUSSWOOD 1933: dùng để thuê tàu chở gỗ từ Liên Xô cũ đến các nước Châu Âu
− CEMENCO 1922: dùng cho vận chuyển xi măng
− SOVORECON và ORECON 1950: dùng vận chuyển quặng
− CUBASUGAR: dùng cho chở đường từ CuBa
− STANDARD TIME CHARTER PARTY FOR CONTAINER VESSELS, CODE NAME (BOXTIME 2004): dùng cho tàu chở container
− TANKER VOYAGE CHARTER PARTY (OMVOY 2001): dùng cho tàu chở dầu; GASVOY 2005 (tàu ga)
Mặc dù có nhiều mẫu hợp đông thuê tàu chuyến nhưng nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê tàu chuyến thường gồm các yếu tố sau đây:
1) Địa điểm ký hợp đồng (Place Where Contract made): rất quan trọng vì căn cứ vào đó sẽ xác định địa điểm và luật xét xử
Trang 356) Vị trí hiện tại của tàu: vị trí tàu tại thời điểm hợp đồng cũng được đưa vào kèm theo cả ngày dự định đến cảng xếp.
7) Hàng hóa: tên hàng và quy cách (in bulk of bagsged), hệ số chất xếp, số lượng hàng (tối thiểu hay tối đa hay khoảng …)
8) Cảng xếp/Cảng dỡ: ghi rõ tên cảng xếp, cảng dỡ hoặc vùng cảng xếp, hoặc vùng cảng dỡ
+ Cảng/cầu an toàn (Safe port/berth): một cảng và cầu được gọi là an toàn nếu như tàu có thể tới, lưu lại, làm hàng và rời một cách an toàn Trong thời gian tàu cập cầu, buộc phao tàu phải luôn, luôn nổi An toàn
ở đây là về cả chính trị lẫn hàng hải và an ninh
9) LAY/CAN: khoảng thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng xếp để nhận hàng cũng như han cuối cùng mà hợp đồng có thể bị hủy bỏ
LAY có nghĩa là thời gian làm hàng không bắt đầu trước (laytime not commence before)
CAN có nghĩa là ngày hủy bỏ hợp đông (Cancelling date) Thuật ngữ Laytime có 2 nghĩa:
− Ngày mà tàu phải đến cảng xếp hàng và sẵn sàng làm hàng
− Số ngày quy định để xếp hàng hoặc dỡ hàng
10) Cước phí (Freight): số và đơn vị tiền tệ thanh toán cước, người thừa
hưởng tiền cước và địa chỉ, thời hạn thanh toán cước, rủi ro về việc mất cước trong chuyến đi
11) Xếp dỡ (Cargo Handling): điều khoản nói lên bên nào, chủ tàu hay người
thuê tàu, chịu trách nhiệm chi phí xếp, dỡ
12) Chi phí làm ngoài giờ (overtime): điều khoản quy định bên nào sẽ trả
tiền làm ngoài giờ
13) Thời hạn làm hàng (laytime/laydays): quy định thời gian cho phép người
thuê tàu, tiến hành công tác xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu Nếu công việc xếp dỡ hoàn thành vượt quá thời gian cho phép, người thuê tàu
sẽ bị phạt xếp dỡ chậm (demrrage) Ngược lại, nếu hoàn thành sớm thì người thuê tàu được thưởng xếp dỡ nhanh (despatch)
- Thời gian xếp dỡ có thể ấn định cụ thể một số ngày hay một số giờ nhất định (Fixed laydays)
- Thời gian xếp dỡ có thể được xác định gián tiếp thông qua mức xếp dỡ trong hợp đồng Mức xếp dỡ có thể quy định trung bình
Trang 36cho cả tàu trong một ngày hoặc mỗi hầm tàu trong một ngày làm việc.
- Thời gian xếp dỡ còn phụ thuộc vào khái niệm ngày, giờ theo tập quán hàng hải quốc tế:
+ Ngày, ngày liên tục (Day, running days, consecutive days): là những ngày hay những ngày liên tục theo lịch tính liên tục 24h, bắt đầu từ lúc làm hàng không phải chỉ bao gồm có ngày làm việc
mà bao gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ+ Ngày làm việc (Working days): là những ngày làm việc bình thường của cảng không kể chủ nhật và các ngày lễ Tính là 24h từ nữa đêm hôm trước đến nữa đêm hôm sau cho dù công việc xếp
dỡ có tiến hành hết 24h hay không
+ Ngày làm việc 24h (Working days of 24 consecutive hours): cứ
đủ 24h làm việc thì tính một ngày cho dù mất nhiều ngày mới đủ 24h
+ Ngày làm việc thời tiết cho phép ( Weather working days): là những ngày làm việc bình thường của cảng nhưng những ngày làm việc thời tiết xấu cản trở việc làm hàng bình thường thì không được tính vào thời gian quy định làm hàng
Ví dụ:
LDG RATE: - 1000 MT PWWD SHEXUU (Per weather working day, Sundays, holidays excepted
unless used)
- 250 MT/ HATCH/ DAY (Per hatch per day)
- 1000 MT PWWD SHINC (Per working weather working day, Sundays, holidays included)
- 8 WWD SHEXEIU (Working day, Sunday, holidays excepted even if used)
− Thời điểm để bắt đầu tính thời gian xếp dỡ căn cứ vào ngày giờ thuyền trưởng trao thông báo sẵn sàng làm hàng (NOR – Notice of Readiness)
14) Thưởng phạt: điều khoản này phải ghi rõ số tiền phạt trên một ngày đối
với việc làm hàng chậm và tiền thưởng trên một ngày đối với việc làm hàng nhanh so với quy định Thông thường mức thưởng bằng 1/2 mức phạt Cũng cần quy định rõ thưởng phạt toàn bộ thời gian tiết kiệm hay toàn bộ thời gian làm việc tiết kiệm được
Trang 37Trừ khi trong hợp đồng thuê tàu có những quy định khác đi, thì thời gian tính phạt làm hàng chậm được tính liên tục từ khi hết thời hạn làm hàng quy định cho đến khi kết thúc làm hàng kể cả ngày lễ, chủ nhật và thời tiết xấu:
“ Once on demurruge always on demurrage”
Ví dụ:
- DEM / DES USD 3000 DAILY OR PRORATA / HD WTS
BENDS
- USD 3000 / HD LTS BENDS.
- ONCE ON DEMURRAGE ALWAYS ON DEMURRAGE
15) Đại lý (Agent): bên nào sẽ chỉ định và chịu chi phí đại lý
16) Shifting: ai sẽ chịu chi phí di chuyển tàu giữa các cầu (nếu có) và thời
gian di chuyển có tính vào thời gian làm hàng hay không
17) Các trường hợp ngoại lệ (Exceptions): nói về quyền của các bên tham
gia hợp đồng trong trường hợp không có khả năng thực hiện hợp đồng
Ví dụ như những trường hợp bất khả kháng (Force Majeure), thiên tai (Act of God), …
18) Trệch đường: nói lên quyền của tàu đi trệch hướng thông thường để cứu
người và tài sản trên biển
19) Lưu giữ hàng: chủ tàu có quyền lưu giữ hàng để đòi tiền cước, tiền phạt,
tiền cước khống (dead freight), tiền phạt do lưu giữ tàu lâu (detention).20) Tổn thất chung: chỉ ra tổn thất chung nếu có sẽ được giải quyết theo luật
nào, ở đâu Ví dụ như đề “ as per York-Antwerp Rules 1974”
21) Phân xử tranh chấp: trong hợp đồng cần quy định rõ khi xảy ra tranh
chấp thì sẽ được phân xử ở đâu và luật nước nào sẽ áp dụng, nhiều khi còn quy định thời hạn chậm nhất phải hoàn thành các thủ tục để đưa ra tranh chấp kể từ khi kết thúc dỡ hàng
22) Bill of lading: điều khoản này chỉ rõ cách thức vận đơn được soạn thảo
và người được phép ký Nhiều khi còn có những điều khoản bảo vệ quyền lợi chủ tàu khi có sự chênh lệch tiền cước giữa hợp đồng và vận đơn
23) Hoa hồng môi giới (Commission/Brokerage): điều khoản này chỉ ra số
tiền hoa hồng (thường là phần trăm trên tổng số cước) và người thừa hưởng
24) Đình công (Strikes): nêu lên rủi ro và trách nhiệm của các bên tham gia
hợp đồng khi có đình công, bãi công xảy ra: “ Cả người thuê tàu và chủ tàu không chịu trách nhiệm đối với hậu quả do đình công gây nên”
Trang 3825) Rủi ro chiến tranh (War risks): nếu có chiến tranh xảy ra và có thể đe
dọa tới tàu, hàng hóa và thuyền viên thì chủ tàu có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng
26) Điều khoản băng giá (Ice Clause): tùy theo và tuyến đường tàu đi mà
điều khoản này có thể đưa vào hợp đồng hay không Cho phép chủ tàu dùng mọi biện pháp để tránh tổn thất cho tàu, hàng hóa do ảnh hưởng của băng giá: “ Nếu đang trên đường đến cảng mà thấy cảng bị đóng băng thì có quyền không vào cảng Nếu đang xếp hàng mà có nguy cơ bị đóng băng thì có quyền chạy tàu khỏi cảng”
27) Các điều khoản phụ thêm (Additional Clause): các điều khoản này có thể
đưa thêm vào hợp đồng tùy theo loại hàng chuyên chở, vùng hoạt động của tàu
a) Yêu cầu về cảng xếp dỡ (Orders for loading/discharging Ports): người thuê tàu có quyền lựa chọn một hoặc nhiều cảng trong khu vực
và quy định này chậm nhất họ phải thông báo cảng đầu tiên và tiếp theo cho việc xếp dỡ hàng
b) Chuyển tải: điều khoản này nếu được đưa vào thì tối thiểu phải có các nội dung sau:
+ Chi phí chuyển tải
+ Chi phí thuê xà lan và công nhân
+ Mớn nước tàu cần đạt được sau khi chuyển tải
+ Các vấn đề đâm va
+ Trách nhiệm về hư hỏng đối với tàu mẹ và sà lan
+ Thời gian chuyển tải cho phép
+ Ảnh hưởng của sóng, thời tiết đến chuyển tải
+ Trả phí bảo hiểm thêm do rủi ro chuyển tải
+ Rủi ro ô nhiểm trong chuyển tải
c) Kiểm đếm hàng: trách nhiệm của các bên trong việc thanh toán tiền kiểm đếm
d) Thuế, lệ phí ( Dues & Taxes): quy định trách nhiệm thanh toán thuế,
lệ phí đối với tàu và hàng hóa
e) Chăm sóc hàng, chuẩn bị thiết bị làm hàng: quy định này phụ thuộc nhiều vào hàng hóa
f) Hư hỏng do công nhân ( Stevedore damage):
g) Hàng trên boong (deck cargo): phải quy định trách nhiệm bên nào trong việc (cung cấp vật liệu chằng buộc; tổn thất, hư hỏng hàng trên
Trang 3928) Chữ ký (Signature):
II.1.2.2.5 Phương thức và các bước lập hợp đồng thuê tàu chuyến
Chủ tàu (Shipowner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác
Quy trình thuê tàu chuyến được thực hiện như sau:
− CR trực tiếp/thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu
− Broker chào hỏi tàu Trên cơ sở những thông tin về hàng hóa do CR cung cấp, Broker sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hóa
− Broker đàm phán với SO tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ…
− CR với SO ký hợp đồng: trước khi ký hợp đồng, CR phải rà soát lại toàn
bộ các điều khoản của hợp đồng Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung thêm các đều khoản thỏa thuận cho phù hợp với phạm vi thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung
− Thực hiện hợp đồng: sau khi được ký kết, C/P sẽ được thực hiện; CR vận chuyển hàng hóa ra cảng để xếp lên tàu, khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, SO hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho CR
II.2.2 Danh mục hàng hóa (Cargo List)
II.2.2.1 Khái niệm
Danh mục hàng hóa là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng mà trước khi xếp hàng lên tàu, chủ hàng phải lập và xuất trình cho đại diện người vận chuyển về những hàng hóa mà mình cần gửi
Trang 40II.2.2.3 Nội dung của Cargo list
Hiện nay, hầu hết các công ty vận tải và tàu biển đều có các mẫu danh mục hàng hóa thuộc đặc thù riêng của mỗi công ty, nhưng chúng đều có các nội dung cơ bản sau đây:
− Khối lượng hàng hóa (M3)
− Trọng lượng hàng hóa (Kg net, Kg gross)
− Chữ ký của người lập danh mục hàng hóa (Shipper)
II.2.3 Sơ đồ chất xếp hàng hóa (Cargo Stowage Plan)
II.2.3.1 Khái niệm
Sơ đồ chất xếp hàng hóa là bản vẽ mặt cắt của con tàu trên đó ghi rõ tên tàu, số chuyến đi, cảng xếp, cảng dỡ, vị trí xếp hàng ở từng hầm, tên hàng, trọng lượng, số thứ
tự B/L có liên quan đến hàng hóa xếp ở từng vị trí Là sơ đồ bố trí hàng hoá trên một con tàu, có tác dụng giúp nắm được vị trí, tạo thuận lợi cho việc làm hàng, giao nhận hàng an toàn, nhanh chóng, tránh nhầm lẫn
II.2.3.2 Mục đích
Sơ đồ xếp hàng do thuyền phó nhất lập, để bảo đảm độ ổn định, an toàn cho tàu
và hàng, đảm bảo tối đa trọng tải và dung tích tàu Sơ đồ xếp hàng có tác dụng giúp cho người làm công tác xếp dỡ lập kế hoạch xếp dỡ, giải phóng tàu Chủ hàng lập kế hoạch gửi hoặc nhận hàng sao cho chi phí thấp nhất Ngoài ra, sơ đồ xếp hàng còn là 1 trong những chứng từ quan trọng trong hồ sơ giám định, khiếu nại khi có tổn thất xảy ra
II.2.3.3 Nội dung của một sơ đồ chất xếp hàng hóa
Một sơ đồ chất xếp hàng hóa thường do Đại phó (Chief Officer) trên tàu lập, bao gồm các nội dung sau đây:
• Thông tin về hàng hóa, loại hàng chuyên chở