• Một số văn bản pháp lý quốc tế về khu DTSQ: Một trong những văn bản quan trọng của Chương trình MAB là bản ‘Chiến lược Seville cho các khu DTSQ’ nêu ra các định hướng chiến lược cơ bả
Trang 1SỔ TAY HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ
CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1: những khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ………3
Chương 2: thành lập khu dtsq………4
Chương 3: mạng lưới các khu dtsq của việt nam và cách tiếp cận ‘sliq’………6
Chương 4: quản lý khu dtsq………9
Một số kinh nghiệm quản lý khu dtsq trên thế giới ………13
Một số kinh nghiệm quản lý khu dtsq ở việt nam………14
Tài liệu tham khảo………19
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ GIẢI
THÍCH TỪ NGỮ
Sinh quyển: Sinh quyển là phần của trái đất có các sinh vật sinh
sống (biota) kể cả con người và các chất hữu cơ chưa phân huỷ
trong khí quyển thuỷ quyển và địa quyển (V.Vernadsky, 1929) Từ
những loài sinh vật sống dưới đáy biển sâu đến những loài sinh vật
trong không khí hoặc sâu trong lòng đất đều thuộc về sinh quyển
Như vậy, sinh quyển bao gồm cả các yếu tố hữu sinh và vô sinh,
là toàn bộ các hệ thống phức tạp tương tác, phụ thuộc lẫn nhau
Sự vận động của các thành phần trong sinh quyển theo cơ chế ‘hệ
thống’ và ‘tự điều chỉnh’ như một cơ thể sống
1 Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)
Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) là đại diện mẫu của các hệ sinh thái
điển hình trên trái đất (các loại rừng nhiệt đới, ôn đới, đồng cỏ, đất
ngập nước, rừng ngập mặn, ven biển, các đảo và quần đảo ) đáp ứng
các tiêu chí và được thế giới công nhận theo đề nghị của từng quốc
gia Khu dự trữ sinh quyển quốc tế là sáng kiến của UNESCO nhằm
xây dựng, duy trì và phát triển ‘mô hình mẫu’ trong việc kết hợp hài
hoà giữa con người và thiên nhiên Khu DTSQ cũng là mô hình cho
phát triển bền vững của địa phương, là nơi hội tụ những ý tưởng,
sáng kiến cho sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát
triển cho bảo tồn và bảo tồn để phát triển, là sự thay đổi quan niệm
về kinh tế thông thường sang nền kinh tế dựa vào bảo tồn
(conser-vation-baed economy) (Bouamrane, M (ed) 2007 Nguyễn Hoàng
Trí, 2006; Sustainable Development Office/Vie project/01/021/2006)
2 Quản lý khu DTSQ
Các khu DTSQ không trực tiếp quản lý về mặt lãnh thổ Công việc
quản lý các khu DTSQ là điều phối các hoạt động với sự tham gia của
cộng đồng người dân, là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên Các khu DTSQ được thế giới công nhận cũng có nghĩa
là việc quản lý phải tuân thủ hướng dẫn thực hiện của các công ước
quốc tế như đã cam kết Tất cả các vùng lõi của khu DTSQ đều là các
vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn nên nó phải tuân theo các qui định
của Chính phủ về quản lý các khu này Vùng đệm và vùng chuyển
tiếp nắm dưới sự quản lý trực tiếp của chinh quyển địa phương, do
cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định từ việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất đến việc thay đổi qui hoạch, kế hoach phát
triển kinh tế xã hội cho phù hợp với phát triển bền vững của địa
phương (UNESCO, 2005 UNESCO, 1996; UNESCO/MAB, 2011)
Công việc điều phối các khu DTSQ là dựa trên các mối quan hệ hành
chính và ngoài hệ thống hành chính tạo mối liên kết và hợp tác
trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, phát
triển bền vững, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên
cứu, giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hôị, du lịch sinh thái,
giáo dục và đào tạo Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên
sự phân vùng chức năng của các khu DTSQ
• Mạng lưới các khu DTSQ thế giới: Tính đến 5/2013 trên thế
giới có 610 khu DTSQ thuộc 117 quốc gia Tất cả các khu
Sinh quyển – là một hệ thống bao gồm tất cả các thành phần sống và không sống tương tác với nhau trên trái đất
Sự phân vùng và chức năng của một khu dự trữ sinh quyển điển hình
Mô hình tổ chức quản lý và ban quản lý của một khu dự trữ sinh quyển điển hình
Trang 4DTSQ này đều nằm trong một tổ chức ‘Mạng lưới quốc tế các khu DTSQ, viết tắt tiếng Anh là WNBR’, mạng lưới này được điều hành và chỉ đạo bởi một Ban Thư ký do Đại Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển bầu ra có nhiệm kỳ 4 năm Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển gọi tắt là ICC gồm 34 thành viên từ 34 quốc gia thành viên phân bố đều cho tất cả đại diện các vùng địa lý trên trái đất Đại diện của Việt Nam đã một lần được bầu làm phó chủ tịch Ban lãnh đạo ICC nhiệm kỳ 2008-2012 Nhiệm
vụ của Hội đồng điều phối là định hướng chiến lược phát triển của mạng lưới các khu DTSQ, chấp nhận các khu DTSQ mới, giám sát định kỳ các khu DTSQ cũ và xây dựng các mô hình phát triển khu DTSQ
• Mạng lưới các khu DTSQ khu vực: Dotính chất đặc thù của mỗi khu vực địa lý, các quốc gia
của mỗi khu vực lại lập ra một mạng lưới các khu DTSQ trong khu vực mình, chẳng hạn như: SeaBRnet – Mạng lưới các khu DTSQ khu vực Đông Nam Á; EABRnet – Mạng lưới các khu DTSQ khu vực Đông Bắc Á; SACAM – Mạng lưới các khu DTSQ Khu vực Nam Á
• Một số văn bản pháp lý quốc tế về khu DTSQ: Một trong những văn bản quan trọng của
Chương trình MAB là bản ‘Chiến lược Seville cho các khu DTSQ’ nêu ra các định hướng chiến lược cơ bản trong việc thành lập và quản lý các khu DTSQ, những hướng dẫn cơ bản để xây dựng cơ chế điều phối thích hợp các hoạt động trong khu DTSQ và xây dựng các chỉ số thích hợp nhằm đánh giá tính hiệu quả của khu DTSQ với 3 mục tiêu chính trong việc sử dụng các khu DTSQ: làm công cụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa, phát triển bền vững và thúc đẩy nghiên cứu khoa học, giáo dục, sự tham gia của cộng đồng, đồng thời hướng dẫn xây dựng các chỉ số đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động này trong khu DTSQ Tài liệu quan trọng thứ 2 mang tính định hướng của chương trình MAB và các khu DTSQ là bản
‘Khung pháp lý của mạng lưới các khu DTSQ’ Những hướng dẫn cụ thể về cấu trúc, chức năng
và các tiêu chí thành lập khu DTSQ được mô tả chi tiết để thực hiện trước và sau khi thành lập khu DTSQ, việc hình thành cơ chế và bộ máy các Ủy ban MAB quốc gia, quản lý các khu DTSQ cũng được hướng dẫn trong tài liệu này Tất cả các khu DTSQ đều phải tuân theo các thủ tục, hướng dẫn mà bản ‘Khung pháp lý’ nêu ra, kể cả những hoạt động trước mắt cũng như lâu dài Ngoài các tài liệu cơ sở pháp lý trên, gần đây UNESCO/MAB đã hướng dẫn các quốc gia thực hiện kế hoạch hành động Madrid và Tuyên bố Madrid (2008) trong bối cảnh biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và Thập kỷ giáo dục vì PTBV của UNESCO
CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP KHU DTSQ
Các tiêu chí trở thành khu DTSQ: Một khu vực đề xuất để UNESCO/MAB công nhận là một khu DTSQ
cần thỏa mãn các tiêu chí sau đây:
1 Đó phải là một khu vực bao gồm một phức hệ các hệ sinh thái đại diện cho các vùng địa lý sinh học kể cả sự tác động của con người
2 Là khu vực có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học
3 Cung cấp cơ hội và thể hiện những cách tiếp cận PTBV ở phạm vi vùng.
4 Phải có kích thước thích hợp để triển khai 3 chức năng của khu DTSQ (bảo tồn, phát triển và
hỗ trợ)
5 Có sự phân vùng thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu DTSQ, cụ thể
• Một hoặc nhiều vùng lõi được thể chế hóa để bảo tồn lâu dài, căn cứ vào mục tiêu bảo tồn của khu DTSQ, và kích thước đủ lớn để thực hiện những mục tiêu này;
• Một hoặc nhiều vùng đệm được thiết lập bao quanh tiếp giáp ngay vùng lõi, cho phép các hoạt động hỗ trợ công tác bảo tồn được thực hiện một cách hiệu quả;
• Vùng chuyển tiếp là vòng nằm ngoài cùng nhằm thúc đẩy và phát triển các hoạt động quản lý tài nguyên bền vững
Trang 56 Có sự tham gia của chính quyền địa phương, các cộng đồng người dân bản địa và các cá nhân quan tâm trong việc xây dựng và thực hiện các chức năng của khu DTSQ.
7 Ngoài ra, hồ sơ đề cử cần phải cung cấp các tài liệu liên quan đến các vấn đề sau đây:
- Cơ chế quản lý các hoạt động của con người trong vùng đệm
- Cơ chế chính sách hoặc kế hoạch quản lý khu DTSQ
- Kế hoạch thực hiện được các cấp chính quyền phê duyệt
- Các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo
Qui trình quốc tế: Để trở thành một khu DTSQ, mỗi quốc gia phải có bộ hồ sơ đề cử cho mỗi khu
DTSQ Bộ hồ sơ phải làm theo mẫu của Ban Thư ký MAB (bằng một trong 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha) lấy trên website của MAB/UNESCO Mẫu này có thể bổ sung, thay đổi theo từng năm và kèm theo là hạn nộp hồ sơ cũng được thông báo Hồ sơ của tất cả các quốc gia đều phải gửi về Ban Thư
ký MAB tại Paris (CH Pháp) đúng thời hạn Các hồ sơ hợp lệ sẽ được xem xét bởi một hội đồng tư vấn
mà các thành viên do Tổng Thư ký UNESCO lựa chọn, kết quả đánh giá được chuyển lên Ban lãnh đạo MAB (MAB Bureau), kết quả cuối cùng sẽ được phê chuẩn/biểu quyết tại cuộc họp Đại Hội đồng (ICC) diễn ra hàng năm
Thủ tục trong nước: Một địa điểm, khu vực mong muốn trở thành khu DTSQ phải có công văn của
UBND Tỉnh gửi UBQG UNESCO Việt Nam đề xuất những yêu cầu, mong muốn giúp đỡ, UBQG UNESCO
sẽ xem xét và thành lập đoàn chuyên gia đánh giá tính khả thi kiểm tra thực địa và hỗ trợ địa phương
về nâng cao năng lực, kỹ thuật xây dựng hồ sơ, các bước tiến hành
Hồ sơ đề cử khu DTSQ: Một hồ sơ đề cử khu DTSQ được xem là hợp lệ khi nó thực hiện đúng các bước
hướng dẫn và đúng thời hạn Một bộ hồ sơ sẽ bao gồm một bản giải trình và các tài liệu hỗ trợ Bản giải trình thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chí theo các đề mục đã được nêu ra, các thông tin càng chi tiết, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng đáp ứng càng cao Các tài liệu hỗ trợ bao gồm các bản đồ phân vùng, bản đồ chuyên đề, ảnh, sơ đồ, video clip, tài liệu thể hiện tính hợp pháp, khoa học vv
Các bước chuẩn bị Hồ sơ: Bộ hồ sơ đề cử là sự thể hiện trí tuệ tập thể của một địa phương, một quốc
gia, Thông thường mỗi địa phương phụ trách việc đề cử cần thành lập một ban điều hành với sự tham gia của các ban ngành, hiệp hội, đại diện cộng đồng, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các
cá nhân tự nguyện Việc thu thập thông tin sẽ bao gồm cả việc thu thập thông tin đã có và các số liệu khảo sát thực tế Bộ hồ sơ sẽ được đóng dấu, ký xác nhận và chuẩn y bởi các cấp quản lý, UBND tỉnh, thành phố UBQG MAB Việt Nam sẽ tiếp nhận, xem xét hồ sơ và đệ trình UNESCO/MAB quốc tế, đồng thời sẵn sàng trả lời những câu hỏi, giải thích những thắc mắc mà các bên liên quan, các cấp có thẩm quyền đặt ra
Thủ tục công nhận và cấp bằng: Bằng công nhận khu DTSQ sẽ do Tổng Thư ký UNESCO ký và trao tại
Hội nghị Đại hội đồng MAB-ICC, hoặc được gửi theo đường ngoại giao thông qua cơ quan Đại diện –Phái đoàn thường trực của mỗi quốc gia bên cạnh UNESCO
Trang 6CHƯƠNG 3: MẠNG LƯỚI CÁC KHU DTSQ CỦA VIỆT NAM VÀ CÁCH TIẾP CẬN ‘SLIQ’
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DTSQ THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM:
Thế giới
Khái niệm khu DTSQ do Chương trình Con người và Sinh quyển (Tên tiếng Anh là: Man and Biosphere Program; Viết tắt là: MAB) của tổ chức Văn hóa và Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) lần đầu tiên được đưa ra tại hội nghị khoa học ‘Sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên của Sinh quyển’ tổ chức tại Paris vào tháng 9 năm 1968 với sự tham gia của 236 đại biểu từ 63 nước và 88 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành khoa học khác nhau, các nhà quản lý và ngoại giao Sau này được gọi là “Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức với sự ủng hộ tích cực của Tổ chức Lương thực, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức bảo tồn và chương trình sinh học quốc tế thuộc Hội đồng Khoa học Quốc tế (IBP/ICSU)
Ý tưởng xây dựng khu DTSQ nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay là làm thế nào để có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lý luận vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về Con người và Sinh quyển (MAB), thể hiện phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản là ‘Con người là một phần của sinh quyển’, là ‘Công dân sinh thái’
Cụm từ “sinh quyển” hiện nay đã trở nên quen thuộc và đi vào đời sống quốc tế được sử dụng rộng rãi Tại hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972, cụm
từ ‘Hội nghị Sinh quyển’ thường được nhắc tới khi đánh giá các vấn đề môi trường một cách bao quát
và toàn diện do đó việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên phải đi đôi với phát triển kinh tế nâng cao mức sống người dân hơn là đối lập, cần khuyến khích những cách tiếp cận nghiên cứu và quản lý để đạt được mục tiêu này
Năm 1969, Ban Tư vấn Khoa học của Chương trình Con người và Sinh quyển đã đề xuất việc thành lập mạng lưới hợp tác trên toàn thế giới bao gồm cả các vườn quốc gia khu dự trữ sinh quyển và các hình thức bảo tồn khác phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như đẩy mạnh các công trình nghiên cứu giáo dục và đào tạo
Ý nghĩa biểu tượng (logo) của Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB)
Biểu tượng MAB có chữ a nhô cao của từ ‘ankh’ là kí hiệu của người Ai Cập cổ
đại Theo chữ tượng hình của Ai Cập thì ‘ankh’ tượng trưng cho sự sống lâu và
sinh lực, là một phần trong các cụm từ như ‘sức khoẻ’ và ‘hạnh phúc’ Hình dáng
của biểu tượng MAB tượng trưng cho vòng quay của cuộc sống vốn nhộn nhịp
và cùng tồn tại Hình dáng này cũng được hiểu như một cái nơ buộc lại các yếu
tố để hình thành nên cái chung bên cạnh sự kết hợp với hàng loạt các biểu
tượng có tính hệ thống khác Năm 2000, biểu tượng của MAB đã được thiết
kế bổ sung với hình chữ thập có dạng chiếc chìa khoá cùng với dải ruy băng
màu tượng trưng cho sự phân chia các hệ sinh thái của Trái đất Các màu trên biểu tượng có ý nghĩa như sau:
Màu xanh da trời tượng trưng cho nước, bao gồm nước ngọt và nước mặn ở trên đất liền và biển Màu xanh lá cây tượng trưng cho rừng, cây bụi và đồng cỏ
Màu trắng tượng trưng cho đỉnh núi phủ tuyết, nơi lưu giữ khối lượng lớn nước trên trái đất, sau đó
nó chuyển thành các dạng khí, lỏng… quay trở về đại dương
Màu đỏ tượng trưng cho sa mạc và những vùng đất đang rất cần nước
Tất cả những màu sắc xen lẫn nhau tượng trưng cho các hệ sinh thái đan xen trên trái đất Điều này
Trang 7thể hiện mục tiêu của MAB là trợ giúp để phát triển với những cách tiếp cận mới làm cho mọi người sống hài hoà với các hệ sinh thái trên trái đất thân yêu – ngôi nhà chung của toàn nhân loại
Vietnam:
Chỉ trong vòng 9 năm (2000-2009) Việt Nam đã gia nhập các hoạt động quốc tế trong Chương trình
‘Con người và Sinh quyển’ viết tắt là MAB của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) với sự đóng góp 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQ), đó là:
- Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh (khu DTSQ Cần Giờ); được thế giới công nhận ngày 21/01/2000; Tổng diện tích: 71.370 ha; dân số: 57.403 người
- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được thế giới được thế giới công nhận ngày: 29/06/2011; Tổng diện tích: 966,563ha; dân số: khoảng 170.500 người Khu DTSQ này được nâng cấp và đổi tên từ khu DTSQ Cát Tiên thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình phước, Lâm Đồng và Đắc Lắc;
- Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà (Khu DTSQ Cát Bà), TP Hải Phòng; được thế giới công nhận ngày 02/12/2004; Tổng diện tích 26.241 ha.; dân số: 10.673 người
- Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (Khu DTSQ Châu thổ sông Hồng), thuộc 5 huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình); Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (Tỉnh Ninh Bình); được thế giới công nhận ngày 02/12/2004; Tổng diện tích: 105.557 ha; 128.075 người
- Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (Tổng diện tích: 1 188 105 ha; dân số: 352 893 người), Tỉnh Kiên Giang
- Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An (Tổng diện tích: 1 303 278 ha; dân số: 473 822 người), Tỉnh Nghệ An
- Khu dự tữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, Tỉnh Quảng Nam, được thế giới công nhận ngày 26/05/2009; Tổng diện tích: 33 146 ha; dân số: 83 792người
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Tỉnh Cà Mau, được thế giới công nhận ngày 26/05/2009; Tổng diện tích: 371 506 ha; dân số: 170 321 người
Cách tiếp cận SLIQ trong quá trình thành lập và quản lý khu DTSQ:
Cách tiếp cận SLIQ lần đầu tiên được đưa ra bởi Nhóm chuyên gia MAB thuộc UBQG Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) áp dụng trong việc thiết kế thành lập và quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) tại Việt Nam Cách tiếp cận SLIQ xuất phát từ thực tế sinh động, trong thời gian qua vấn đề bảo tồn thiên nhiên mặc dù đã đạt được một số thành tích song ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa bảo tồn và phát triển, nhiều nơi càng có nhiều thành tích bảo tồn, đa dạng sinh học cao thì số hộ nghèo đói cũng càng cao, nhiều khi bảo tồn trở thành gánh nặng mà người dân không thấy được lợi ích của chúng Khái niệm
và phương châm phát triển khu DTSQ là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, mỗi khu DTSQ đều
có phân vùng chức năng thực hiện 3 chức năng bảo tồn, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục với sự tham gia của tất cả các ban ngành, người dân Cách tiếp cận SLIQ cũng xuất phát từ cơ sở lý luận về tư duy hệ thống, mỗi khu DTSQ là một hệ thống toàn cảnh với tất cả các thành phần tự nhiên
và nhân văn tác động qua lại lẫn nhau, nếu chỉ giải quyết những bất cập trước mắt thì sẽ thất bại trong điều hành toàn bộ hệ thống (John et al 1994; UNESCO 1996, 2005) Sự ra đời cách tiếp cận SLIQ vừa đáp ứng nhu cầu thực tế vừa đảm bảo tính lý luận, phương pháp luận khoa học Toàn bộ cách tiếp cận SLIQ dựa trên nguyên lý cơ bản là ‘bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn’ góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương đang tiến hành (SRV, 2004) Chỉ trong vòng một thập kỷ (2000-2010), Việt Nam đã đóng góp vào mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển toàn cầu 8 khu DTSQ từ Bắc tới Nam trên hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng, tiêu biểu của đất nước góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước Việc sử dụng cách tiếp cận SLIQ đã tạo ra cơ sở khoa học và phương pháp luận cho quá trình hình thành và phát triển các khu
Trang 8DTSQ ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện cách tiếp cận này đã mang lại một số kết quả bước đầu.
Tư duy hệ thống là một cách nhìn, cách suy nghĩ tổng thể theo quan điểm hệ thống với rất nhiều các
thành phần và các mối tác động qua lại giữa chúng với nhau và với môi trường xunh quanh, hay còn gọi là các quá trình động thái Bản thân mỗi khu DTSQ là một hệ thống với nhiều thành phần, nhiều mối quan hệ của các quá trình vận động của tự nhiên và con người Đây là cơ sở để hiểu và thực hiện qui hoạch cảnh quan, điều phối liên ngành và kinh tế chất lượng trong khu DTSQ
TƯ DUY HỆ THỐNG (S)
KINH TẾ CHẤT LLƯỢNG
(Q)
Hình 1: SLIQ như một ngôi nhà mà nền móng là tư duy hệ thống, các trụ cột chính là qui hoạch cảnh quan và điều phối liên ngành duy trì nóc nhà là nền kinh tế chất lượng, cơ sở cho phát triển bền vững
Qui hoạch cảnh quan được thực hiện dựa trên các nguyên lý cơ bản của sinh thái học cảnh quan và
sinh thái học hệ thống với sự phân vùng, quản lý sử dụng đất, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hợp lý trong một địa phương cụ thể Thực chất của qui hoạch cảnh quan chính là quản lý
sử dụng đất trên đất liền và quản lý sử dụng biển ở các khu DTSQ ven biển, biển và hải đảo Quá trình qui hoạch phải dựa trên những điều kiện cụ thể về địa chất, địa mạo, đất đai, thổ nhưỡng, các yếu tố sinh học, và các yếu tố nhân văn, truyền thống sử dụng và văn hóa sinh học Sự tham gia của người dân địa phương trong công tác qui hoạch là điều kiện sống còn để đảm bảo tính khả thi cho một bản qui hoạch cụ thể Qui hoạch cảnh quan thông qua cấu trúc 03 vùng bắt buộc (lõi, đệm, chuyển tiếp)
là đặc trưng riêng của các Khu DTSQ UNESCO
Điều phối liên ngành là sự thể hiện thực tiễn của sự kết nối các bên tham gia trong công tác quản lý
dựa trên các hệ thống chính sách hiện có Đó là cách tiếp cận hài hòa giữa chính sách từ trên xuống mang tính chỉ đạo, định hướng và sự tham gia của người dân địa phương từ dưới lên với những bất cập, bức xúc và truyền thống lâu đời của người dân Vai trò của các tổ chức dân sự, phi chính phủ cực
kỳ quan trọng trong quá trình này Đây chính là cầu nối giữa các bên tham gia, giữa chính phủ và người dân
Kinh tế chất lượng là sự tạo ra một nền kinh tế dựa trên bảo tồn (conservation-based economy), phù
hợp với xu thế kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đương đại, với các hoạt động đăng ký nhãn hiệu, tiếp thị và thúc đẩy sản phẩm chất lượng của địa phương dựa trên sự nổi tiếng, những giá trị toàn cầu mà công tác bảo tồn mang lại Đây chính là cơ sở nâng cao giá trị hàng hóa với các giá trị gia tăng trong chuỗi và tạo tiền đề sáng tạo những chuỗi hàng hóa mới mang hàm lượng trí tuệ cao hơn
Trong hầu hết các khu DTSQ của Việt Nam, cách tiếp cận SLIQ đã được áp dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý Khác với cách làm hiện thời, các hoạt động quản lý đều được giao cho các bộ, ban ngành chỉ đạo theo chiều dọc từ trên xuống dưới, các hoạt động phân
ra theo địa giới hành chính, các hệ thống tự nhiên và nhân văn đều bị chia cắt, phân khúc mỗi ngành một lĩnh vực, mỗi địa phương một khoảnh, tính toàn vẹn tổng thể hệ sinh thái bị phân mảnh, tạo ra nhiều ranh giới trong không gian nhân văn Hậu quả là vừa tạo ra sự chồng chéo trong một lĩnh vực này thì lại thiếu trong lĩnh vực khác, nhiều vấn đề cần sự nỗ lực của nhiều ban ngành, nhiều lực lượng xã hội, sự tham gia của người dân chỉ được thực hiện một cách hình thức Sự áp dụng SLIQ như một công cụ tạo ra bộ máy quản lý, điều hành thực tế giải quyết những vấn đề bức xúc trên Việc lựa chọn cấp tỉnh điều phối tất cả các hoạt động của khu DTSQ, trưởng ban quản lý khu DTSQ là đồng chí phó chủ tịch tỉnh hoặc thành phố đã tạo điều kiện cho việc áp dụng tư duy hệ thống trong phân vùng chức năng, điều phối các chính
Trang 9sách hiện hành, phát triển kinh tế chất lượng, qui hoạch cảnh quan trong qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phương, duy trì và tạo điều kiệncho nhiều bên tham gia, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ và người dân địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp, khu vực tư nhân
Qui hoạch cảnh quan được áp dụng trong phân vùng của các khu DTSQ, mỗi khu DTSQ có thể
có từ 2 vùng lõi trở lên, các vùng lõi này được kết nối đảm bảo tính liên tục và tổng thể hệ sinh thái thông qua các vùng đệm và vùng chuyển tiếp rộng lớn Sự nối kết 2 vùng lõi ở khu DTSQ Cát Bà tạo điều kiện cho việc duy trì nơi sống, kiếm ăn, sinh sản cho loài voọc quí hiếm mang tên địa phương voọc Cát Bà Sự kết nối giữa vùng lõi là khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm với phố
cổ Hội An – di sản văn hóa thế giới là sự nối kết giữa thiên nhiên và văn hóa Sự kết nối 3 vùng lõi cùng với các vùng đệm, chuyển tiếp của khu DTSQ Kiên Giang tạo nên một tổng thể hài hòa giữa các hệ sinh thái đặc trưng của vùng nhiệt đới có mặt ở Kiên Giang Sự kết nối của khu DTSQ liên tỉnh các vùng đất ngập nước ven biển Châu thổ sông Hồng tạo nên một hành lang sinh học duy trì sự kết nối sinh thái đảm báo tính hiệu quả bảo tồn các loài chim di cư tại khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam
Nền kinh tế chất lượng hay được gọi là nền kinh tế dựa trên bảo tồn đã bước đầu hình thành và phát huy tại các khu DTSQ Cát Bà với các sản phẩm mật ong, nhà hàng, khách sạn nhãn hiệu hàng hóa với biểu tượng voọc Cát Bà trên các sản phẩm địa phương đã theo chân du khách
đi tới các vùng, miền trong nước và quốc tế, hình ảnh voọc Cát Bà nổi tiếng đã đi vào tâm trí người dân như một thông điệp hình ảnh Việt Nam thân thiện với môi trường, mang tính nhân văn sâu sắc Kinh tế chất lượng cũng bắt đầu thể hiện tại các khu DTSQ sông Hồng, khu DTSQ Kiên Giang, và một số khu DTSQ khác
Bài học thành công chính là sự sáng tạo của mỗi địa phương trong việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý, sử dụng công cụ SLIQ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương Tuy nhiên, do cách
tư duy cũ và cách làm hiện nay, công cụ SLIQ đã gặp không ít khó khăn trong quá trình sử dụng, nhất
là đối với các khu DTSQ liên tỉnh, nhiều thành phần, ít kinh phí Nếu năng động của cán bộ là nhân
tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công thì sự trì trệ trong tư duy, ít hành động là lực kéo gây khó khăn trong điều hành các khu DTSQ
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ KHU DTSQ
Phân vùng và chức năng khu DTSQ: Về mặt không gian, mỗi khu dự trữ sinh quyển phải qui hoạch
thành ba vùng rõ rệt: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp Mỗi khu dự trữ sinh quyển có thể có một hoặc nhiều vùng lõi, đó là các khu vực dành riêng cho bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động giám sát, nghiên cứu, giáo dục tác động tối thiểu tới các hệ sinh thái Các vùng đệm thường bao quanh vùng lõi, phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững sinh thái như du lịch môi trường, giáo dục môi trường, vùng chuyển tiếp phía ngoài cùng thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, nông nghiệp bền vững, nơi gặp gỡ và cùng làm việc của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các thành phần kinh doanh, hoạt động văn hoá nhằm quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi Mặc dù được cấu trúc theo vòng đồng tâm nhưng kích thước và bố cục rất mềm dẻo và đa dạng tuỳ thuộc vào tình hình địa phương
Đó chính là điểm cốt lõi của khái niệm khu dự trữ sinh quyển
Sự khác nhau giữa khái niệm quản lý khu DTSQ và khu bảo tồn thiên nhiên:Sự khác nhau giữa các
khu dự trữ sinh quyển với các vườn quốc gia và khu bảo tồn khác ở chỗ các khu dự trữ sinh quyển không trực tiếp quản lý về mặt lãnh thổ Công việc quản lý các khu dự trữ sinh quyển là điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng địa phương, là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh quyển Các khu dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận cũng có nghĩa là việc quản lý phải tuân thủ hướng dẫn thực hiện của các công ước quốc tế như đã cam kết Hầu hết các vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển là các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn nên nó phải tuân theo các qui định của
Trang 10Chính phủ về quản lý các khu này Vùng đệm và vùng chuyển tiếp nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chinh quyển địa phương hoặc các đơn vị kinh tế - xã hội Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi qui hoạch, kế hoach phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với phát triển bền vững do cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định
Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý khu DTSQ: Công việc điều phối các khu dự trữ sinh quyển dựa trên
các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ thống hành chính tạo mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, phát triển bền vững, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu, giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hôị, du lịch sinh thái, giáo dục và đào tạo Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của các khu dự trữ sinh quyển:
Vùng lõi: Là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và giám sát các hệ sinh thái, các hoạt động nghiên cứu, giáo dục không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học có thể được tiến hành ở đây
Vùng đệm: Thường bao quanh các vùng lõi, các vùng đệm góp phần hạn chế tác động của con người tăng cường cho việc bảo tồn ở vùng lõi Các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo có thể triển khai ở đây Nâng cao mức sống người dân vùng đệm là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bảo tồn thành công ở vùng lõi
Vùng chuyển tiếp: Các mô hình phát triển kinh tế hợp tác để phát triển được khuyến khích với sự
tham gia của cán bộ quản lý, các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, văn hoá, xã hội, các nhà khoa học, tuyên truyền và giáo dục
Quản lý vùng lõi khu DTSQ: Mục tiêu: Mục tiêu quản lý vùng lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế
các hoạt động của con người Một số vùng lõi bảo tồn các loài động vật di cư hoặc kiếm ăn trong phạm vi rộng lớn (chim di cư, bò biển, rùa biển ) thì việc bảo tồn không chỉ giới hạn ở vùng lõi mà cần phối hợp chặt chẽ với vùng đệm và chuyển tiếp Các hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý hệ sinh thái có thể tiến hành ở mức độ nhất định
Các hoạt động cụ thể
Bước 1: Điều tra, lập danh mục và xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo tồn đa dạng sinh học
Danh mục các loài cần bảo vệ và hình thức bảo tồn
Danh mục tất cả các loài thực vật, động vật và môi trường sống của chúng
Danh mục các loài theo hệ thống phát sinh cho mục đích bảo tồn di sản thiên nhiên
Danh mục các địa danh, các hoạt động văn hoá, truyền thống cho mục đích bảo tồn di sản văn hoá và cảnh quan
Lịch sử, truyền thống, địa lý nhân văn của điạ phương
Những tác động trong quá khứ và hiện tại của con người
Bước 2: Đánh giá, điều chỉnh và bổ sung
Đánh giá cơ sở dữ liệu hiện có: tài liệu, báo cáo, bản đồ, ảnh cần được bổ sung, hoàn thiện Đánh giá di sản: xác định thứ tự ưu tiên trong bảo tồn
Di sản thiên nhiên: điều tra số lượng các loài, các hệ sinh thái và cảnh quan
Danh mục các loài cần bảo vệ ở mức địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế
Danh mục và tài liệu liên quan tới các loài trong sách đỏ Việt Nam
Danh mục các hệ sinh thái, vùng cho bảo tồn tự nhiên, bảo tồn loài
Di sản văn hoá, cảnh quan và lịch sử:
Lịch sử và cảnh quan: di tích lịch sử và văn hoá (Bộ Văn hoá và Thông tin), di sản quốc tế (UNESCO)