Sau 22 năm, rừng sinh thái ngập mặnCần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học, và đã đượcUNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu tiên của
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Báo cáo chuyên đề:
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Trang 2MỤC LỤC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4
2 TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 6
2.1 Lịch sử hình thành 6
2.2 Đặc điểm tự nhiên 7
2.2.1 Vị trí địa lý 8
2.2.2 Đặc điểm địa hình 9
2.2.3 Thổ nhưỡng 10
2.2.4 Khí hậu 10
2.2.5 Thủy văn 12
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 13
2.3.1 Dân số 13
2.3.2 Hành chánh 13
2.3.3 Xã hội 13
2.3.4 Giao thông 14
2.3.5 Đặc điểm kinh tế 14
2.4 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật 17
2.4.1 Thực vật 17
2.4.2 Động vật 20
2.5 Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn Cần Giờ 21
2.5.1 Vai trò sinh thái 21
2.5.2 Vai trò kinh tế 22
2.5.3 Vai trò khác 22
3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 24
Trang 33.1 Ban quản lý 24
3.1.1 Vị trí 24
3.1.2 Mục đích 24
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 25
3.1.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý 25
3.1.5 Nguyên tắc quản lý 31
3.2 Công tác quản lý về Nhà nước ở rừng ngập mặn Cần Giờ 35
3.2.1 Về lĩnh vực tạo hành lang pháp lý 35
3.2.2 Về lĩnh vực xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư 35
3.2.3 Lĩnh vực chỉ đạo quản lý 36
3.3 Chính sách quản lý 37
3.3.1 Một số chính sách trong quá khứ và hiện tại 37
3.3.2 Một số chính sách quản lý rừng trong tương lai 43
4 KẾT LUẬN 48
5 KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4Mặc dù nghiên cứu hằng năm chỉ ra rằng sự biến mất của rừng ngập mặn đãgiảm xuống 0,7%/năm nhưng theo nguyên cứu nếu tiếp tục khai thác một cách ồ ạt,không có chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn một cách hợp lí thì sự biếnmất của các cánh rừng ngập mặn chỉ là vần đề thời gian.
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, 12 đầm phá Trong hệ đầm pháthì dải rừng ngập mặn có vai trò qua trọng về kinh tế cũng như xã hội đặc biệt làtrong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng vai trò của rừng ngậpmặn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Theo nguyên cứu, Việt Nam là một trongnhững quốc gia bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu ước tính đến năm 2100 ViệtNam có thể bị mất 12,2% diện tích đất do biến đồi khí hậu, thiệt hại về kinh tế có thểlên tới 17 tỉ USD ( theo công bố báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nôngnghiệp và an ninh lương thực do Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid) 9/12/2008,tại Hà Nội) Chính những dự đoán đáng báo động trên làm cho công tác bảo vệ vàphát triển rừng ngập mặn trở nên cấp bách hơn bao giờ hết
Trong những năm gần đây nhà nước ta nói chung, cũng như thành phố Hồ ChíMinh nói riêng đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển về số lượng cũngnhư chất lượng của rừng ngập mặn Một trong những thành quả đáng mừng cho việcban hành các chính sách phát triển rừng ngập mặn tại thành phố Hồ Chí Minh là khôiphục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ Trong kháng chiến chống Mĩ người Mỹ đã
Trang 5biến rừng ngập mặn Cần Giờ thành "sa mạc mặn" bằng địa từ hàng chục nghìn quảbom, đạn và hàng triệu lít hóa chất khai hoang Sau 22 năm, rừng sinh thái ngập mặnCần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học, và đã đượcUNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu tiên của thế giới vàcũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam Việc khôi phục đã khó, công tácquản lí, duy trì, phát triển còn khó hơn dây không phải là trách nhiệm của cá nhân hay
tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế để biết rõ hơn về những khókhăn, thuận lợi mà công tác quản lí rừng ngập mặn Cần giờ ở thành phố Hố Chí Minhnói riêng và rừng ngập mặn trên cả nước nói chung gặp phải, từ đó đề xuất các biệnpháp nhằm phát triển hơn nữa về quy mô cũng như chất lượng rừng ngặp mặn chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ hiện trạng quản lí tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ”.
Trang 62 TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
2.1 Lịch sử hình thành
Hình 2.1: Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ
Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300năm của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (tính từ năm 1698, khi Thốngsuất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam và cho lập phủ Gia Định)
Mảnh đất Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đikhai khẩn phương Nam Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đấtnước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàuchiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt độngcủa Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn cứ kháng chiến của Việt Minh,
Trang 7của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ…
Trước 30/4/1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòngcho con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào cảng Sài Gòn Sau ngày miền Namđược giải phóng, ngày 28/2/1978, Cần Giờ được sáp nhập vào thành phố Hồ ChíMinh
Trước chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vậtphong phú Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trởthành “vùng đất chết” Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh,
và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng CầnGiờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) vớinhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta đượckhoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và SinhQuyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của ViệtNam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới
Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đónggóp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dânCần Giờ Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quảnlý
Trang 82.2.1 Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành, nằm về phía Đông Nam của Thànhphố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 50km
Trang 9Hình 2.2: Bản đồ Ranh giới Huyện cần Giờ
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106O 46’12” đến 107O 00’50” Kinh độ Đông và
từ 10O 22’14” đến 10O 40’00” vĩ độ Bắc
Ranh giới:
Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu
Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An
Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TP HCM
Phía Nam giáp với Biển Đông
Chiều dài từ Bắc xuống Nam: 35km, từ Đông sang Tây: 30km
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ ChíMinh Đây là vùng đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông ĐồngNai, Sài Gòn, Vàm Cỏ
2.2.2 Đặc điểm địa hình
Rừng ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng,thấp dần từ Bắc xuống Nam Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5m -+0,5m Trên từng khu vực nhỏ địa hình thay đổi nhiều nhưng độ chênh lệch caokhông lớn trừ khu vực Giồng Chùa cao 10,2m ( nơi cao nhất của TP.HCM ) Dòng cátven biển Cần Giờ và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao từ 0 – 2m so với nướcbiển
Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia làm 5 dạng:
Bảng 2.1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ
2 Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm 1,6 – 2m
Trang 105 Dạng ngập theo chu kỳ ngày
(chế độ bán nhật triều, ngập 2 lần trong ngày)
0,0 – 0,5m
Nguồn: BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ
Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, tái sinh và sinh trưởng câyrừng ngập mặn Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quyluật sinh thái chặt chẽ
2.2.3 Thổ nhưỡng
Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông SàiGòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất Đất ở Cần Giờ đượccấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn
Trong đó, loại đất mặn phèn tiềm tàng chiếm trên diện tích lớn nhất với các yếu
tố hạn chế: lớp đất sâu chưa ổn định, đất chứa nhiều muối (NaCl), ở lớp đất sâu chứamột lượng đáng kể lưu huỳnh ở dạng khử
2.2.4 Khí hậu
Khí hậu Rừng Ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chưa chi phối củaqui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió hướng Tây Nam
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió hướng Đông Nam
Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình: 27OC
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 33,3OC
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 22,7OC
Trang 11- Biên độ dao động trong ngày: 3 – 7OC
- Biên độ nhiệt trong tháng: 4OCNhiệt độ huyện Cần Giờ khá cao nhưng ổn định Nhiệt độ giảm dần từ Bắcxuống Nam nhưng không đáng kể
Bảng 2.2: Nhiệt độ ở cần Giờ Đơn vị: OC
Lượng mưa
Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất TP Hồ Chí Minh (130 mm/tháng)
Bảng 2.3: Lượng mưa ở Cần Giờ Đơn vị: mm
Nguồn: Số liệu khí tượng của Trạm Lâm Viên
Trang 12Chịu ảnh hưởng bới 2 hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: xuất hiện tù tháng 5 – 10 ( trùng mùa mưa ) thườngđưa những cơn mưa vào nội địa
Gió mùa Đông Nam: xuất hiện từ tháng 11 – 4 năm sau (trùng mùakhô)
Nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc khí hậu biển, khí hậu ổn định, ít bị bão tố thiêntai
Độ ẩm không khí - Lượng bốc hơi
Độ ẩm cao hơn các nơi khác, trung bình từ 80 -85%
Lượng bốc hơi trung bình 1204mm/tháng
2.2.5 Thủy văn
Mạng lưới sông rạch
Hệ thống sông ngòi ở Huyện Cần Giờ chằng chịt, nguồn nước từ biển đưavào bởi hai cửa chính hình phễu là vịnh Đông tranh và vịnh Gành Rai, nguồn nước từsông đổ ra là nơi hội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyếnchính là sông Long Tàu và Soài Rạp; ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và cácsông phụ lưu
Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện
Chế độ thủy triều
Rừng Ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều không đều củaBiển Đông với biên độ lớn (3 – 4m) Hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trongngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân triều lệch rất xa
Đặc trưng dòng chảy
Trong một ngày nước lên 2 lần, xuống 2 lần tạo ra dòng chảy 2 chiều Các đặctrưng dòng chảy thay đổi theo thủy triều, nước lớn hay nước ròng, lung triều, chântriều hay đỉnh triều trong các kỳ triều khác nhau ( triều cường, triều trung hay triềukém ) và thay đổi theo mùa ( mùa khô hay mùa mưa ) và mang tính chu kỳ khá rõ nét
Trang 13 Độ mặn
Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫnvới nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết
Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Lý Nhơn thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 Đồng thời sẽ triểnkhai xây dựng nông thôn mới cho 3 xã còn lại, phấn đấu đến 2015 đạt 100% số xãnông thôn mới
Nhờ giao thông thuận lợi, du lịch phát triển theo nên người nông dân cũngđược hưởng lợi khi đưa được những sản phẩm nổi tiếng như: Khô cá dứa, mãng cầu,xoài, tôm, cá… ra tiêu thụ Chưa hết, một dự án xây cầu nối Nhà Bè và Cần Giờ thaycho bến phà Bình Khánh cũng đang được lên kế hoạch
Trang 14Chỉ tiêu huyện đặt ra trong thời kỳ 2011-2015 là đảm bảo tốc độ tăng trưởng từ13% trở lên hàng năm; tổng lượng du khách đến Cần Giờ từ 1,1-1,5 triệu lượt ngườivào năm 2015; giải quyết căn bản vấn đề ô nhiễm môi trường, mở rộng diện tích chephủ rừng và mảng xanh cảnh quan đô thị, nông thôn Riêng thu nhập bình quân đầungười có thể đạt 4.000 - 5.000 USD/người/năm với quy mô dân số đạt 120.000 ngườivào năm 2020.
2.3.4 Giao thông
Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh Tàu thuyền ngoàibiển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80 kmtheo đường sông
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đường bộ ở các
xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp phối sỏi
đỏ hoàn thành năm 1986 hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở rộng, trải nhựa, cầuDần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông tạo nhiều thuậnlợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó
có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái
2.3.5 Đặc điểm kinh tế
Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2012(theo giá trị gia tăng): ngành nông
- lâm - ngư nghiệp chiếm 43%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24% và ngànhdịch vụ chiếm 33% Tổng giá trị sản xuất ước đạt 4.735 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đókhu vực kinh tế nông nghiệp tăng 5,7%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,7%
và khu vực dịch vụ tăng 21,5%
Lâm nghiệp
Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học trong vùng lõi, các hộ sảnxuất dưới tán rừng, theo dõi cây Đước chết không rõ nguyên nhân và triển khai thựchiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học về rừng ngập mặn Cần Giờ
Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng;phát huy vai trò của Tổ tự quản trong phối hợp bảo vệ tài nguyên rừng, kịp thời pháthiện các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng Trong năm 2012,
Trang 15kiểm tra xử lý 62 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, so với năm trướcgiảm 05 vụ, trong đó vi phạm chặt phá, khai thác rừng trái phép là 36 vụ, tăng 13 vụ.
Thủy sản
Đến cuối năm 2012, toàn huyện có 15 trại hoạt động sản xuất, thuần dưỡnggiống thủy sản cung ứng trên 900 triệu con giống/năm Công tác bảo vệ nguồn lợithủy sản được thực hiện thường xuyên trong năm
Nghề đánh bắt xa bờ, mặc dù thời tiết trong năm 2012 diễn biến khá phức tạp,giá nhiên liệu tăng liên tục; song, ngư trường đánh bắt thuận lợi, hầu hết các phươngtiện đánh bắt hoạt động thường xuyên và có hiệu
Nghề đánh bắt ven bờ hiệu quả ổn định, có 14 phương tiện sau thời gian hoạtđộng có tích lũy đã đầu tư nâng cấp máy móc, công cụ khai thác và chuyển sang đánhbắt tuyến khơi Tính đến cuối năm 2012, toàn huyện có 33 phương tiện đánh bắt xa bờ
và 1.412 phương tiện đánh bắt ven bờ, so với năm 2011 tăng 10 phương tiện chủ yếuđánh bắt ven bờ
Nghề nuôi nghêu, so với mọi năm, năm 2012 mức độ thiệt hại về nghêu chếtgiảm đáng kể, ước lượng nghêu chết khoảng 1.221 tấn, bằng 47% so với năm trước
Nghề nuôi hàu tiếp tục phát triển mạnh về quy mô, diện tích, sản lượng thuhoạch trong năm 2012 tăng gấp 2,5 lần so với năm trước
Nghề nuôi tôm, sau 03 năm đầu tư đạt hiệu quả, nông dân có điều kiện tiếp tụcđầu tư thả nuôi Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước đãgiúp nông dân chuyển đổi mô hình đầu tư theo hướng thâm canh (nuôi công nghiệp vàbán công nghiệp)
Nông nghiệp
Cần Giờ đẩy mạnh công tác triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật, tiêuthụ sản phẩm, tham quan học tập mô hình nuôi, kết hợp với triển khai nhiều mô hìnhnuôi thí điểm để khuyến khích nông dân đầu tư đa dạng hóa vật nuôi, ứng dụng các
mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp
Tại Cần Giờ có 3 loại hình sản xuất nông nghiệp chính gồm trồng lúa, trồng cói
và cây ăn trái
Trang 16 Sản xuất lúa năm 2012 sản lượng thu hoạch tăng 16% , năng suất bìnhquân 2,6 tấn/ha.
Sản lượng cây ăn trái thu hoạch đạt khá, năng suất đạt 5 tấn/ha Chươngtrình khuyến nông, hỗ trợ xử lý sâu bệnh trên cây ăn trái (xoài) được triển khai rộngrãi, áp dụng thí điểm mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn GAP nhằm khuyến khíchnông dân nâng cao chất lượng cây ăn trái ở vùng quy hoạch
Cần Giờ có gần 100 ha cói có năng suất cao, chất lượng khá tốt Năngsuất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2 tấn cói khô/ha Tuy nhiên việc tiêu thụ sảnphẩm thường xuyên không ổn định làm cho các hộ trồng cói không yên tâm sản xuất
và đây cũng là nguyên nhân người dân không dám đầu tư mở rộng diện tích trồng cói
Nghề muối
Vụ muối năm 2012 có trên 1.532,2 ha đưa vào sản xuất, giảm 8,2 ha so với vụmuối năm trước Sản lượng muối thu hoạch đạt 48.111 tấn (5.384 tấn muối bạt), năngsuất thu hoạch bình quân đạt 31,4 tấn/ha, giảm 15,6 tấn/ha so với vụ muối năm trước.Sản lượng thu hoạch đạt thấp do mùa mưa đến sớm và kết thúc vụ muối sớm hơn mọinăm Tuy nhiên, thị trường giá muối tiêu thụ năm 2012 tăng mạnh nên thu nhập, đờisống của diêm dân vẫn được đảm bảo Hiện nay đã tiêu thụ 44.884 tấn muối
Du lịch
Huyện đã phê duyệt Đề án quy hoạch 08 điểm dừng chân phục vụ khai thácDLST trong phạm vi rừng phòng hộ và chấp thuận cho Ban Quản lý Rừng phòng hộCần Giờ liên kết với 01 đơn vị có chức năng để đầu tư khai thác tour, tuyến du lịchsinh thái sông Thị Vải - Núi Giồng Chùa
Tuy nhiên, du lịch ở huyện chưa có sự phát triển đáng kể, các sản phẩm du lịch
và loại hình vui chơi còn rất khiêm tốn, chủ yếu các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uốngchưa kích thích du khách chi tiêu từ các hoạt động dịch vụ du lịch
Thương mại – dịch vụ
Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn huyện có tổng số hộ kinh doanh cá thể là3.424 hộ, với tổng mức vốn đăng ký kinh doanh 121 tỷ đồng Có 136 doanh nghiệphoạt động, so với năm 2011 giảm 36 doanh nghiệp do giải thể, đóng cửa ngừng hoạtđộng
Trang 17Tổng doanh số bán ra ngành thương mại,dịch vụ tăng 22% so với năm 2011.Mạng lưới bán lẻ hàng hóa trong năm 2012 tiếp tục được mở rộng, đặc biệt các ngànhhàng kinh doanh vật tư nuôi thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng thuộc diện bình ổn…đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân; các loại hình kinh doanh dịch vụ
ăn uống tăng nhanh về quy mô doanh số
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 13% so với năm
2011 Năm 2012, mặc dù sản lượng muối khai thác giảm nhưng các phân xưởng may,sản xuất nước đá, hải sản khô hoạt động hết công xuất, sản lượng sản xuất đạt ngoài
dự kiến, góp phần tăng giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng như giátrị sản xuất toàn ngành
Chăn nuôi
Nghề chăn nuôi ở huyện chủ yếu chăn nuôi gia súc, phục vụ tiêu dùng ở địaphương và nuôi yến đang phát triển tập trung ở 02 xã phía bắc, góp phần tăng giá trịkinh tế vùng nông nghiệp; hiện có 156 nhà nuôi, sản lượng thu hoạch trong năm ướcđạt 1.400 kg
2.4 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật
Sau 30 năm khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ đã phục hồi được trên30.491 ha rừng, biến khu đất hoang hóa trơ trọi năm xưa thành cánh rừng bạt ngànxanh tốt, tạo nên cảnh quan tươi đẹp và môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài độngvật trên cạn, trên bầu trời (chim) và động vật đáy nền sinh sôi phát triển
2.4.1 Thực vật
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh tháitrung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn; giữa hệ sinh thái nướcngọt với hệ sinh thái nước mặn Rừng ngập mặn Cần Giờ nhân một lượng lớn phù sa
từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệthực vật nơi đây rất phong phú
Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học (GS-TS Hoàng Đức Đạt, Tiến sĩViên Ngọc Nam…1997) thì ở Cần Giờ có:
Trang 18 157 loài thực vật thuộc 76 họ, các họ chiếm ưu thế là Rhizophoraceae,Avicenniaceae, Sonnerratiaceae, Meliaceae và Palmae (Nam, Thụy-1997).
63 loài phiêu sinh thực vật
130 loài Tảo thuộc 3 ngành: Tảo khuê, Tảo giáp và Tảo lam
Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được chia theo 3 nhóm:
o Nhóm thực vật ngập mặn chủ yếu: 42 loài thuộc 36 chi, 24 họ
Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch đàn, keo lá tràm trồngtrên nền đất, dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ; đước được trồng thửnghiệm; chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chínhRừng Sác và những giồng cát ven biển
Trang 192.4.2 Động vật
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học,phong phú cả về chủng loài và số lượng loài Theo báo cáo của các nhà khoa học vềthành phần loài động như sau:
Trên 130 loài tảo (thuộc 3 ngành)
Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh: trên 100 loài động vậtđáy không xương sống (không kể động vật nguyên sinh) thuộc 44 họ:Cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết,…
Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ: cá Ngát, cá Bông Lau, cáDứa,…
Khu hệ lưỡng thê, bò sát: có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đànước, Hổ Mang chúa, trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà,…
Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ (trong đó có 51 loài chim nước):
Bồ nông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen,…
Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầyvòi đốm, Nhím,…
( Nguồn Hoàng Đức Đạt, 1997 )
Hình 2.3: Một số tài nguyên thực vật ở rừng ngập mặn Cần Giờ
Cây Bần Ổi
Trang 20Khôi phục Rừng ngập mặn Cần Giờ thành công đã đóng góp quan trọng chophát triển khoa học - công nghệ trong xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
dự trữ sinh quyển của Việt Nam trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thếgiới Vì vậy, ngày 21/01/2000 tổ chứcUNESCO đã công nhận rừng ngập mặn CầnGiờ là “ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” Đây là Khu dự trữ sinhquyển rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến tranh hóa học đầu tiên trên thế giới vàcũng là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam
2.5 Vai trò, chức năng của rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái,bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện:
2.5.1 Vai trò sinh thái
Rừng ngập mặn Cần giờ được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, gópphần điều hòa khí hậu trong vùng Các quần xã cây ngập mặn là một tác nhân làmcho khí hậu dịu mát hơn Cũng giống như các loài thực vật khác, cây ngập mặn và tảo,rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp Đây là “ lá phổi xanh ” của thành phố.
Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch lưu lượng nước của dòngchảy qua nó Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị, hoạt độngnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… thải vào sông rạch, hòa tan trong nước hoặc lắngxuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển Hệ rễ của cây rừnggóp phần vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, tạo điều kiện lắng đọngbùn, các vật chất lơ lửng và hấp thụ các chất này để tạo ra các hợp chất ít độc hại hơnđối với con người
Vì vậy, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận”
có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trongthượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn để ra biển Ðông
Ngoài ra, rừng ngập mặn Cần Giờ còn là “ bức tường xanh ” bảo vệ bờ biển
của sông, hạn chế xói mòn và tác hại của gió bão vào đất liền, có tác dụng trong việc
Trang 21mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ được đê điều đồng ruộng,nơi sống của người dân Cần Giờ và các vùng lân cận trước sự tàn phá của gió bão….
2.5.2 Vai trò kinh tế
Môi trường rừng ngập mặn còn là nơi người dân có thể hưởng lợi từ các hoạtđộng kinh tế như nuôi trồng, khai thác thủy sản để sử dụng trong nước và xuất khẩu.Rừng Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cáchẽm, cá đường, cá dứa, cá ngát, lịch củ, tôm thẻ, tôm sú, cua gạch soong, nghêu, sòhuyết… Ngoài ra, có thể thu nhập từ các nguồn khác như: nuôi ong lấy mật, số lượnglớn than củi…
Theo quan điểm sinh thái-kinh tế sẽ đảm bảo duy trì cân bằng về môi trường,khai thác nguồn lợi tự nhiên Cảnh quan được hình thành trong quá trình thực hiện dự
án sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệpkinh doanh du lịch, mà còn cho cộng đồng địa phương với những hoạt động dịch vụ đikèm Các loài thủy sinh vật và chim được bảo tồn để có điều kiện ngày càng phát triểndồi dào hơn, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong nuôi trồng và khai thác thủy sản
Rừng ngập mặn đã mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, vừa bảo tồn và phát triểnđược những tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng Tùy theo vị trí và địa hình,tính chất của đất mà trồng diện tích dải rừng cây ngập mặn phù hợp
Rừng Cần Giờ còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác như: Lịch sử, văn hóa,giáo dục, y tế,…
Trang 22Rừng Cần Giờ với cảnh quan tươi đẹp, không khí trong lành, mang đậm dấu ấnlịch sử, rất hấp dẫn du khách đến nghỉ ngơi, tham quan, học tập, nghiên cứu, thưởngngoạn phong cảnh và thưởng thức sản vật của rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng rất lớn với vai trò điều hòa nguồn nước.Mùa mưa, nước đã được trữ lại một phần ở đây Đến mùa kiệt, do hạn chế nước hồDầu Tiếng nên mực nước sông Đồng Nai xuống rất thấp, lúc đó nước từ trong rừngngập mặn ở cửa sông Đồng Nai chảy ra, ngăn nước mặn không vào quá sâu Khi xâydựng hồ Dầu Tiếng, người ta đã lo lắng việc xâm nhập mặn khi mùa kiệt tới, “uyhiếp” nguồn nước sinh hoạt của thành phố Nhưng giờ đây, điều đó đã không xảy ranhờ sự đóng góp không nhỏ của rừng ngập mặn Cần Giờ
Trang 233 CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
3.1 Ban quản lý
3.1.1 Vị trí
Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được thành lậptheo Quyết định số 5902/QĐ-UB-CNN ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Ủy ban nhândân thành phố Hồ Chí Minh
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ trực thuộc ủy ban nhân dân huyện CầnGiờ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhànước, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do UBND huyện CầnGiờ giao phó và chịu sự quản lý chuyên nghành của Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn
Ban Quản lý Rừng phòng hộ gồm có 100 người trong đố có trên 70% làmnhiệm vụ bảo vệ rừng trực tiếp tại 24 tiểu khu phân bố khắp rừng ngập mặn Ngoàilực lượng của Ban Quản lý còn có các đơn vị nhận khoán, đơn vị phối hợp trên địabàn huyện: Các đồn biên phòng, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, công an, Nôngtrường, Các công ty du lịch sinh thái,… Đặc biệt có trên 160 hộ dân nhận khoán bảo
vệ rừng Trong những năm qua, những thiệt hại tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ đãđược hạn chế thấp nhất
3.1.2 Mục đích
Phát huy tốt 3 chức năng của Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ:
- Chức năng bảo tồn: đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinhthái và cảnh quan
- Chức năng phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về sinh thái cũngnhư các giá trị văn hóa truyền thống
Trang 24- Chức năng hỗ trợ: tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát, giáodục và trao đổi thông tin giữa các địa phương, trong nước và quốc tế về bảo tồn vàphát triển bền vững.
- Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở,thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằmtạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân vàcán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng
- Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo
vệ, phát triển rừng phòng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự ánlâm – ngư – dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoahọc kỹ thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng
- Tăng cường công tác khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáodục, vận động nâng cao ý thức phát triển và bảo vệ rừng trong nhân dân
- Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹthuật và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hộicủa rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộcông nhân trực tiếp làm nghề rừng
3.1.4 Cơ cấu tổ chức, nội dung và công tác quản lý
Cơ cấu tổ chức
Trang 25SƠ ĐỒ QUẢN LÝ BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ
Hình 2.5: Sơ đồ quản lý Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
CÁC TRẠM KIỂM LÂM
CHI CỤC KIỂM LÂM
CHI CỤC KIỂM LÂM
PHÂN KHU, TIỂU KHU
PHÂN KHU, TIỂU KHU
UBND TP HỒ CHÍ MINH
UBND TP HỒ CHÍ MINH
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
UBND HUYỆN CẦN GIỜ
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG
HỘ CẦN GIỜ
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG
HỘ CẦN GIỜ
CHI CỤC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
CHI CỤC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HẠT KIỂM LÂM CẦN GIỜ
HẠT KIỂM LÂM CẦN GIỜ
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN BVR
ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN BVR
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
CÁC HỘ GIỮ RỪNG
Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp