1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ án PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG HUYỆN....

47 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Trong đó việc thực hiện công tácphòng, chống tham nhũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, côngchức, nhân dân về tác hại của tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt đ

Trang 1

A.MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn Đề án

1.1.Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ăn sâu bám rễ trongmọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, nước giàu hay nghèo, pháttriển hay kém phát triển Một số nơi trên thế giới, tham nhũng làm suy kiệt cơthể xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị Phòng, chống tham nhũng làcông việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiêncủa nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế

Qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhữngthành tự to lớn về mọi mặt Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thốngchính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoànthiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo tiền đề quan trọng cho việc thựchiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Trong đó việc thực hiện công tácphòng, chống tham nhũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, côngchức, nhân dân về tác hại của tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng

đã đạt được những kết quả quan trọng, có những chuyển biến đáng ghi nhận trêncác phương diện xây dựng thể chế, công khai minh bạch trong hoạt động củacác cơ quan, tổ chức, đơn vị, xây dựng thục hiện tiêu chuẩn, chế độ định mức;kiểm soát hiệu quả hơn việc sử dụng tài sản công Việc tăng cường chỉ đạo,phát hiện, điều tra xử lý các vụ án tham nhũng lớn được công luận đồng tình ủng

hộ, qua đó đã có tác dụng răng đe, góp phần ngăn chặn các hành vi tham nhũng,bảo đảo duy trì trật tự, kỷ cương xã hội bước đầu củng cố niềm tin của nhân dânvào vai trò lãnh đạo của Đảng, nhà nước đối với công tác đấu tranh phòng,chống tham nhũng

Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác phòng chốngtham nhũng chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùitham nhũng Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầmtrọng hơn, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiềucấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội, là thách thức lớn đối với

Trang 2

sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Tham những đang trở thànhnguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị, sự tồn vong của chế độ, trật tự và antoàn xã hội, xói mòn các thể chế, các giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lýtrong xã hội và cản trở đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, cũngnhư là một trong những nguyên nhân tạo nên sự mất ổn định của đất nước chúng

ta Tham nhũng tồn tại dưới nhiều dạng hành vi khác nhau, tham nhũng đã lantràn khắp nơi: Giáo dục, y tế, công – nông nghiệp, thương mại, giao thông vậntải, tài nguyên, môi trường, thể thao văn hóa, thuế, hải quan, đầu tư, xây dựng

và bổ nhiệm cán bộ Bất cứ cá nhân hay tập thể, hễ có chức, có quyền, khimuốn, đều có thể lợi dụng chức vụ để trục lợi bất chính và để lại những hậuquả nặng nề cho xã hội Cùng với xu thế mở của và hội nhập quốc tế ngày càngsâu rộng cũng tạo cơ hội phát sinh những vụ việc tham nhũng ngày càng tinh

vi, khó phát hiện do có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức nước ngoài

Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh cáchoạt động phòng, chống tham nhũng, từ xây dựng và hoàn thiện chính sách,pháp luật đến việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đấu tranh, phòng, chốngtham nhũng Ban Chấp hành Trung ương khóa X, ngay đầu nhiệm kỳ đã banhành Nghị quyết Trung ương 3 về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quốc hộiban hành Luật phòng, chống tham nhũng; Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011-2015) Đảng ta khẳng định: Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; Nghị quyết Trung ương 4

(khóa XI) xác định: “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Kiện toàn và tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng Xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm”; Nhà nước ta phê chuẩn Công ước Liên Hiệp quốc về phòng, chống

tham nhũng; Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống thamnhũng đến năm 2020; ngoài ra, Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương và chínhquyền các địa phương đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật, chương

Trang 3

trình hành động để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, 1.2.Nam Đông là một huyện mền núi nằm về phía Tây - Nam của tỉnhThừa Thiên Huế; có diện tích tự nhiên là 647,8 km2 chiếm 12,87% diện tích tựnhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, dân số năm 2014 có 25.468 người, gồm hai dântộc Kinh và Cơ Tu cùng sinh sống, trong đó người người dân tộc thiểu số chiếm41%, mật độ dân số 38,7 người/km2 Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, thịtrấn Khe Tre là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện NamĐông, cách thành Phố Huế 50km Địa bàn huyện là một thung lũng phía Đôngdãy Trường Sơn, có chiều dài 37km, nơi rộng nhất là 27km, hẹp nhất là 14km.Phía Tây giáp huyện A Lưới, phía Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Nam giáptỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy NamĐông có các thác nước đẹp (thác Mơ, thác Trượt), lễ hội truyền thống (lễ hộiđâm trâu) và di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc (nhà Gươl ), di tích lịch sửkháng chiến (căn cứ địa của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế); có tài nguyên khoángsản (đá vôi, đá granit, đá pirit); Nam Đông là huyện đầu tiên của tỉnh ThừaThiên Huế được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới Với yếu

tố địa lý-kinh tế nêu trên, Nam Đông được đánh giá là một trong những huyện

có điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hóa với cáchuyện trong tỉnh, với các địa phương khác trong vùng và cả nước Thời gian qua,mặc dù trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và thách thức như thiên tai khắcnghiệt, một số dịch bệnh mới xuất hiện; tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, songnhờ sự nỗ lực phấn đấu, phát huy nội lực, đoàn kết nhất trí, kết hợp sức mạnh củatoàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện, đặc biệt có sự giúp đỡ của Trungương, của tỉnh, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, tình hình kinh tế-

xã hội huyện Nam Đông vẫn tạo được những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tếchuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư kiến cố vàtừng bước theo hướng đồng bộ; các ngành, lĩnh vực đều phát triển; văn hoá, xãhội có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, giảm hộ nghèo, bộ mặt nôngthôn có nhiều khởi sắc; quốc phòng, an ninh được giữ vững

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng sự

Trang 4

nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự sự ủng hộ của nhân dân trong quá trìnhtriển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa cùng với đấu tranh mạnh mẽ, xử

lý kiên quyết các hành vi tham nhũng về cả hành chính và hình sự nên tìnhhình tham nhũng trên địa bàn huyện đã có tác động tích cực, tạo ra chuyển biếnbước đầu trên một số lĩnh vực công tác, tham nhũng đã có bước được kiềmchế; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bước đầu đã thể hiện vaitrò trách nhiệm của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống thamnhũng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua còn bộc lộ hạnchế, yếu kém, đó là: tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp vớinhiều thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: đất đai,quản lý và sử dụng tài sản công, đầu tư xây dựng, giao dịch hành chính, tuyểndụng cán bộ công chức, viên chức vẫn còn diễn biến phức tạp, gây bức xúctrong nhân dân và doanh nghiệp,

Tình hình trên, nếu không được ngăn chặn, kìm chế kịp thời sẽ trực tiếptác động đến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội địa phương, làm giảmsút hình ảnh của địa phương trong con mắt của các nhà đầu tư muốn đầu tư làm

ăn tại huyện Nghiêm trọng hơn, nếu tham nhũng không được ngăn chặn sẽ làmsuy yếu bộ máy chính quyền, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

sẽ bị giảm sút, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết và

cấp bách trong nhiệm vụ phòng chống tham nhũng hiện nay, để thực hiện cóhiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về phòng,chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh ThừaThiên Huế Với những giải pháp tích cực, thiết thực mà đề án đưa ra sẽ giúp chocấp ủy và chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địaphương vận dụng để thực hiện có kết quả công tác phòng, chống tham nhũngtrong từng cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Trang 5

-Tổ chức thực hiện Đề án

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề án tập trung nghiên cứu việc triển khai, thực hiện công tác phòng,chống tham nhũng của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

3.2 Phạm vi nghiên cứu

-Không gian: Huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

-Thời gian: Đề án đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2011 -2014, đề xuất giải pháp đến 2020

4.Ý nghĩa của đề án

Với những giải pháp Đề án đưa ra sẽ góp phần giúp cho cấp ủy và chínhquyền, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương vận dụng đểthực hiện có kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong từng cơ quan, đơn

vị do mình quản lý, phụ trách

5.Kết cấu đề án

Trang 6

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung cơ bản của Đề án gồm 4 phần:

- Phần thứ nhất: Cơ sở lí luận, cơ sở chính trị - pháp lí và cơ sở thực tiễn

về công tác phòng chống tham nhũng ở Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phần thứ hai: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng ở Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới.

- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện Đề án

- Phần thứ 4: Dự kiến kết quả

Trang 7

B.NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng đã và đang xảy ra phổ biến trong xã hội, trởthành quốc nạn chung của các quốc gia, làm tổn hại đến chính phủ, làm mất uy tín của

cơ quan công quyền và có ảnh hưởng rất lớn đối với người nghèo

Theo Điều 1 của Pháp lệnh phòng chống tham nhũng số

03/1998/PL-UBTVQH10, ngày 26/02/1998: Tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể

và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức” [ , tr ]

CHÚ THÍCH THEO QUY ĐỊNH

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 qui định:“Tham nhũng là hành

vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi” [ , tr ] CHÚ THÍCH THEO QUY ĐỊNH

Theo từ điển Luật học Việt Nam năm 2006: “Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức” [ , tr ] CHÚ THÍCH THEO QUY ĐỊNH

Đây là một khái niệm tương đối bao quát, đủ để xác định bản chất củahành vi tham nhũng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay

1.1.2 Nguồn gốc tham nhũng

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hìnhthành nhà nước Có ý kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độctài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi cácchuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh

Trang 8

ra tham nhũng.

Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kémphát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp Tại các nước nàycon người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo đểtham nhũng Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quânđầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chínhtrường để làm lãnh đạo

Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tựnhiên của con người Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tưtưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta khônghoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ cáckhuyết tật tự nhiên của nó Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thểkhông thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thườnggọi là các căn bệnh xã hội Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phảithừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội Mọi thời đại, mọi hệ thốngchính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũngvới nhiều biến thái tinh vi Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc,người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên

ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để phân phối vật chất vàtinh thần một cách không bình đẳng

Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗithời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khácnhau Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa họcnhững nhân tố đó Dưới đây đưa ra những phân tích sơ bộ:

1.1.2.1 Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát.

Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tựkiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xã hội, dướimọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển Hệthống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng

Trang 9

trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hóa Tất cả những yếu tốnày giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại nhữngquốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tạinhững quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.

Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chínhtrị Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ aicũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng Để tham nhũng phải có quyềnhoặc quyền lực Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm

vụ ức chế hành vi tham nhũng

Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chínhtrị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạmdụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng Cùng vớitình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đờisống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phátsinh và phát triển

1.1.2.2 Về mặt kinh tế , Tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch

Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi thamnhũng sinh sôi nảy nở Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đangphát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trườngkinh tế minh bạch hơn Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch,việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thựchiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác

Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiềukhi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mócác quan hệ kinh tế - xã hội Đó là tình trạng thích hợp, là cơ hội vàng để cácquan tham dễ bề trục lợi

1.1.2.3 Về mặt Nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn

Chúng ta đã thấy tham nhũng phát triển cả về hình thức lẫn quy mô cùng

Trang 10

với sự phát triển của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tươngquan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển Quy mô tham nhũng lệ thuộcnhiều vào tính chất của thể chế nhà nước Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổChâu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, các quyền lực nhànước, quyền lực chính trị bị phân chia một các tùy tiện hoặc không được bảo vệ

và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng để mở đườngcho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội Các thể chế này không đủ năng lực để

tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thểquản lý xã hội hữu hiệu hơn Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ởnhững quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quáthấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiềungười phải tham nhũng để sống, để tồn tại

1.1.2.4 Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của tình trạng các quyền và lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa

Khi quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân bị hạn chế không được hợppháp hóa đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khátvọng thật ra là chính đáng của họ Điều nguy hiểm là ở chỗ tình trạng này sẽ tạo

ra sự nhập nhằng về nhận thức Việc thay thế các quy định của pháp luật bằngnhững thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc đạo đức xã hội khiến các nhómlợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trên cùng một cá nhân Nếu chúng ta tạocho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cánhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạocủa họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽsống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trong xã hội

1.1.2.5 Về mặt văn hóa xã hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chinh trị - xã hội.

Hệ thống xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đã đẩynhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo Chẳng hạn, việc trả công chủ yếukhông theo hình thức tiền lương mà dưới hình thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là

cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều

Trang 11

nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng lạikhông có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xóa đi ấy, dẫn đến kết quả làmột số người tìm đến những biện pháp phi pháp để giành lại những gì đã mất.Với cách nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị quan tham vừa làthủ phạm, vừa là nạn nhân của một hệ thống xã hội xa lạ với bản chất con người.Tham nhũng còn được hỗ trợ bởi những yếu tố tiêu cực trong nền văn hóa, chẳnghạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rõ nét tại nhiều nước Châu Á

1.1.2.6 Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân

Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trịcông cộng Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp lô gích Trên thực

tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một tìnhtrạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xã hội Tâm lý xem nhẹ, nếu khôngmuốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi cách tối thiểu hóakhông gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách nhiệm vềhành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tayhoặc ít nhất là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân

và giá trị tập thể còn dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa

là có sự kết cấu, đồng tình để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớnhơn Đó là gì nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? Còn nếu

cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của tập thể, họ sẽ

bị loại khỏi cuộc chơi Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có

sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơnnhiều nước khác

1.1.3 Các hình thức tham nhũng

1.1.3.1 Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế

Tham nhũng gắn với những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những hoạtđộng kinh tế, tài chính ở khu vực công như mua sắm công, xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sử dụng vốn ngân sách Ở những lĩnh vựcnày, tham nhũng thường là việc lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý, điều

Trang 12

hành, nhưng cũng có liên quan đến sự chi phối của yếu tố quyền lực, tạo nênnhiều cách “bòn rút” công quỹ, hệ quả của loại hình tham nhũng này thường làlàm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,hạn chế số lượng các dịch vụ công cộng được cung cấp, qua đó tác động nhiềumặt đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Tham nhũng xuất hiện dưới dạng lợi dụng sức mạnh “quyền lực” đểmưu toan lợi ích kinh tế cho cá nhân hoặc cho một nhóm người nhất định.Hành vi này thường xảy ra ở những cơ quan công quyền và được thực hiệnbởi những người nắm quyền lãnh đạo, điều hành các cơ quan công quyền,hoặc có ảnh hưởng quyết định đến các thiết chế vận hành của hệ thống.Thông thường, với loại hình tham nhũng này, cái mất trước mắt là thiệt hạikinh tế cho mục tiêu, chiến lược phát triển chung của cộng đồng, nhưngnguy hại hơn là làm mất lòng tin của người dân đối với bộ máy lãnh đạo,đối với chủ trương, đường lối của bộ máy Nhà nước và điều đó nếu để pháttriển rộng, thì nguy cơ mất ổn định xã hội là khá rõ ràng và định hướng xãhội chủ nghĩa có lẽ chỉ còn là ước nguyện xa vời

cử khi đã được đắc cử Có thể nói, về mặt chính trị xã hội, thiệt hại và nguyhại lại vô cùng lớn bởi loại hình tham nhũng này vô hình chung đang tiếp taytạo dựng một xã hội phe phái, cơ hội Điều này đồng nghĩa với việc hình thànhnhững mâu thuẫn xã hội, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn chính trị và rối ren hệthống chính trị xã hội và như vậy nhân tố tiêu cực sẽ chi phối, điều chỉnh cáchành vi xã hội

1.1.4 Đối tượng tham nhũng và các hành vi tham nhũng

Trang 13

1.1.4.1 Đối tượng tham nhũng

Theo quan điểm chung, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ,quyền hạn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, đơn vịkhác theo quy định của pháp luật

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định 04 nhóm người cóchức vụ, quyền hạn bao gồm:

a Cán bộ, công chức, viên chức;

b Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹquan, hạ sỹ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan đơn vị thuộc Công annhân dân;

c Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnhđạo, quản lý người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khithực hiện nhiệm vụ công vụ đó

Nhóm thứ nhất nêu tại điểm a là cán bộ, công chức, viên chức được quyđịnh cụ thể trong Luật cán bộ, công chức năm 2010 Đây là nhóm đối tượng chủyếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộcphạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng Đồng thời, cán bộ,công chức, viên chức cũng là nhóm đối tượng thường nắm giữ những vị trí,công việc liên quan đến vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúc trực tiếp, giải quyếtcông việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội để thực hiện hành vitham nhũng nên cần được thể chế hóa và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu nguy

cơ tham nhũng

Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm b lànhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực lượng vũtrang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công annhân dân

Nhóm thứ ba nêu tại điểm c có thể được chia thành hai loại: thứ nhất,những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó,

Trang 14

doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốnNhà nước; thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp củaNhà nước tại các doanh nghiệp khác.

Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d cũng đã được quy định làngười được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm

vụ, công vụ đó cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm

vi điều chỉnh của Luật Phòng chống tham nhũng

1.1.4.2 Các hành vi tham nhũng

Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người có chức vụ là người do bổnhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lươnghoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và cóquyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”

Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định bổ sung người có chức vụquyền hạn còn bao gồm: "Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ cóquyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”, nghĩa là khái niệm chức

vụ, quyền hạn được mở rộng không chỉ trong phạm vi thực hiện công vụ, màcòn cả trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được giao

Theo Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 thì các hành vi sauđây là hành vi tham nhũng: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ,quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hànhnhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì

vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởingười có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn

vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tàisản của Nhà nước vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ,công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành

vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

1.1.5 Nguyên nhân tham nhũng

Trang 15

Trong thời gian qua cuộc đấu tranh tham nhũng của Đảng và Nhân dân tadiễn ra rất quyết liệt và đã thu được kết quả bước đầu song đến nay có thể nói nạntham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một cách cơ bản Tình hình vẫn diễn ra phứctạp, có nơi có chiều hướng gia tăng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, có trườnghợp câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần tử thoái hoá biến chất trong các cơquan Nhà nước và ngoài xã hội, rất khó phát hiện làm cho cuộc đấu tranh chốngtham nhũng hết sức khó khăn Vậy do những nguyên nhân chủ yếu nào?

Nguyên nhân đầu tiên có tính sâu xa, bản chất là do chế độ người bóc lột

người sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ Nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ hại nhân mà ra, nó

do chế độ người bóc lột người mà ra” Một đặc điểm nổi bật của sự vận động xã

hội, khác với mọi sự vận động vật chất khác trong giới tự nhiên ở chỗ con ngườihành động đều tính đến lợi ích hoặc mục đích Mọi hành vi tham nhũng đều lànhằm thực hiện một mục đích tư lợi ích kỷ nào đó Bởi vậy chế độ tư hữu chính

là cơ sở tư tưởng của các hành vi tham nhũng Không có tư tưởng tư lợi ích kỷ

sẽ không có tham nhũng thiệt người lợi mình

Nguyên nhân thứ hai, do không ít cấp ủy, tổ chức đảng chính quyền vàngười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Năng lực và sức chiếnđấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt, yếu kém

Nguyên nhân thứ ba, do cơ chế chính sách về kinh tế - xã hội trên nhiềulĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, một số quy định thiếu nhất quán, thiếu chặt chẽ,vẫn còn tình trạng "Xin - cho"

Nguyên nhân thứ tư, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành,

kể cả cấp trung ương chưa chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sứcchiến đấu và thiếu kiên quyết phòng chống tham nhũng lãng phí mà còn kéo bèkéo cánh của các giới nắm giữ guồng máy quyền lực, họ bao che nhau, họ ủng

hộ và chạy tội cho nhau, đây là một thực tế đang sảy ra ở rất nhiều nước

Nguyên nhân thứ năm, bản chất của nền kinh tế thị trường, của việc tự dohoá cạnh tranh đã tạo ra

Trang 16

Nguyên nhân thứ sáu, nhiều nơi việc thực hiện, chấp hành các quy định vềphòng ngừa tham nhũng không nghiêm, còn mang tính chiếu lệ, hình thức Sựtham gia, giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, cácĐoàn thể và của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ

Nguyên nhân thứ bảy, do tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyêntrách về phòng chống tham nhũng chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý

1.1.6 Tác hại của tham nhũng

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của thamnhũng ở những điểm chính sau:

1.1.6.1 Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xóimòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựngđất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Tinh thần đổi mới đất nước một cách toàn diện đã mang đến cho đất nước

ta thế và lực mới Những điều chỉnh đúng đắn về chiến lược và sách lược đãphát huy tác dụng của nó và tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên,tình trạng tham nhũng lại là một trở lực lớn đối với quá trình này Quan điểm và

tư duy đổi mới cùng với cơ chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ thamnhũng làm cho méo mó Đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của

cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng Ngược lại, kẻ tham nhũnglại lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để doạdẫm, đòi hối lộ của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra Cơ chế, chính sách đãtrở thành công cụ để thực hiện những lợi ích cá nhân Trong lĩnh vực đầu tưnước ngoài, tham nhũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nếu chúng ta không cóbiện pháp kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi mặc dù Việt Nam được coi là quốc gia

ổn định, an toàn về chính trị, xã hội Nhìn vào những thành quả của việc đổi mới

có thể nhận thấy chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng luôn đúng đắn,kiên quyết và mạnh mẽ nhưng khi thực hiện thì bị cản trở rất nhiều do ngườithực hiện xuất phát từ mưu lợi cá nhân Mặc dù cải cách hành chính tiến bộ

Trang 17

bước đầu nhưng cho đến nay, cần thừa nhận rằng, tính phục vụ và tính công tâmnhìn chung vẫn còn là một điều xa lạ của nền hành chính nước ta

Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc mộtnhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạngxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàndân Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng Để nhân dânmất niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậmchí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng

1.1.6.2 Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể vàcủa công dân Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiềncủa, thời gian, công sức của nhân dân Hàng loạt vụ tham nhũng lớn, nghiêmtrọng đã bị phát hiện và Tòa án đưa ra xét xử như: vụ Dệt Nam Định; vụ Lã ThịKim Oanh, vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm; vụ án Huyền Như và đồngphạm; vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, vụ án xảy ra tại Ngân hàngNN&PTNT chi nhánh 7, TP HCM), vụ Vinasin, Vinaline… Giá trị tài sản bị thiệthại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng chục, hàngtrăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng Đó là những con số lớn và đáng lo ngại sovới số thu ngân sách hằng năm của nước ta Hậu quả của hành vi tham nhũngkhông chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bịbiến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểmhơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớntài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân Ở mức độ thấp hơn, việc một sốcán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công

vụ, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mấtrất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc củamình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờkhác

Trang 18

tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có

xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít có khả năng xảy ra thamnhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao Thậm chí, cả những lĩnhvực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật, nhưlĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật Hành vi tham nhũng xảy ra không

ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chínhsách; tham nhũng tiền, hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận ditích lịch sử, văn hoá, thi đua khen thưởng Thậm chí tham nhũng còn xảy ratrong các cơ quan bảo vệ pháp luật

Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bìnhthường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đó chính là biểu hiệncủa sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng Hơn thế, thamnhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi ngườithực hiện hành vi tham nhũng có khi là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống,nền tảng tinh thần cho xã hội

1.3 CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ:

Đề án được xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ các chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Nghị quyết củaHội đồng nhân dân tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh và của Huyện ủy, từ Nghịquyết của Đảng đến Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các văn bảncủa bộ, ngành Trung ương, của tỉnh và địa phương là khá toàn diện và tương đối

Trang 19

hoàn chỉnh, cụ thể là:

Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí

Qui định 115-QĐ/TW, ngày 7/12/2007 của Bộ Chính trị về những điềuđảng viên không được làm

Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Hội Nghị lần thứ Vban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lần thứ

IV Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)về một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay

Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lựcthi hành từ ngày 1/6/2006 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,chống tham nhũng Quốc hội thông qua ngày 04/8/2007 Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng Quốc hội thông quangày23/11/2012

Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định về

xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Nghị định số 211/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ quiđịnh về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ratham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

Nghị định 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ qui định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vaitrò, trách nhiệm của xã hội

Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ qui định chi tiết

Trang 20

một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng

Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27/10/2007 của Chính phủ qui định

về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tácđối với cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 158/2007/NĐ-CP,ngày 27/10/2007 của Chính phủ qui định về danh mụccác vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,công chức, viên chức

Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiếnlược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về ban hành Qui định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phươngtiện đi lại trong cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước

Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg, ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành Qui định về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặngcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và của cán bộ côngchức, viên chức

Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg, ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành Qui chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhànước theo phương thức tập trung

Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 26/10/2006 của Tỉnh ủyThừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí

Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 11/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnhThừa Thiên Huế thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng,

Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 02/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực

hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

Nghị quyết 5c/2007/NQ-HĐND, ngày 25/4/2007 của Hội đồng Nhân dân

Trang 21

tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kế hoạch số 12-KH/HU, ngày 25/10/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủythực hiện Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 02/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnhủy

1.3.CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1 Khái quát thực trạng về phòng, chống tham nhũng ở Thừa Thiên Huế

Trong thời gian qua, với quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền, sự

nỗ lực triển khai của các cấp, các ngành; sự tham gia của cả hệ thống chính trị

và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, công tác Phòng chống tham nhũng đã cónhững chuyển biến tích cực, tham nhũng đã có bước được kiềm chế Ý thức, vaitrò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan,đơn vị, địa phương trong công tác đấu tranh Phòng chống tham nhũng ngàycàng được nâng cao Phần lớn cán bộ, đảng viên đều giữ vững phẩm chất đạođức cách mạng, tiên phong gương mẫu trong Phòng chống tham nhũng tạo lòngtin vững chắc của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ở địa phương Tuy nhiên,tình hình tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp,diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đó là hiện tượng sự sa sút phẩm chất, nhũng nhiễu gâyphiền hà của một bộ phận cán bộ, công chức trong thi hành công vụ chậm đượckhắc phục; tình trạng tham nhũng “vặt”, chưa được quan tâm và xử lý đúngmức Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức xảy ra thamnhũng được thực hiện nhiêm túc Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ

án tham nhũng còn hạn chế “Có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, lạm dụng việcbồi thường, khắc phục hậu quả để xử lý hành chính Một số vụ việc có dấu hiệutham nhũng qua công tác thanh tra chậm được xem xét, kết luận" Những hạnchế, yếu kém trên được cho là đã gây tâm lý hoài nghi của một bộ phận nhândân đối với các cơ quan tư pháp, tính nghiêm minh của pháp luật và hiệu quảcủa cuộc đấu tranh chống tham nhũng

Để công tác lãnh đạo, chỉ đạo về Phòng chống tham nhũng đi vào thựcchất, sát với tình hình địa phương; trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, chương

Trang 22

trình công tác trọng tâm của Ban Chấp hành Trung ương, của Ban Chỉ đạoTrung ương và của Ban Nội chính Trung ương về PCTN, căn cứ Nghị quyết Hộinghị Trung ương 3 (khoá X) và Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày26/10/2006 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Tỉnh ủy đã cụ thể hóa, ban hành

nhiều văn bản để thực hiện: Xây dựng Kế hoạch 50-KH/TU ngày 02/10/2013của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa

XI) “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục về Phòng chống tham nhũng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Từ đầunăm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 154 lớp tuyên truyền với 11.724 cán

bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham gia, các đơn vị, địa phương đã pháthành 960 tài liệu, Sở Tư pháp đã phát hành 1.000 quyển sách và 13.000 tờ rơi

để tuyên truyền Công tác kê khai, công khai tài sản thu nhập của cán bộ, đảng

viên đã được các cấp ủy, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm

túc theo tinh thần Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 33-CT/TU củaBan Thường vụ Tỉnh ủy Trong năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 8.353 cán

bộ, công chức phải kê khai đã thực hiện kê khai và 73/73 cấp ủy, đơn vị đầumối đã hoàn thành việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập Bên cạnh đó,Tỉnh thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trình tựthủ tục, đơn giản hoá thủ tục hành chính Từ năm 2014 đến nay, các đơn vị, địaphương đã tiến hành rà soát 731 quy trình và bãi bỏ 49 thủ tục không còn phùhợp Nhờ làm tốt công tác cải cách hành chính, nên năm 2014, chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh PCI của Thừa Thiên Huế được xếp hạng 02 trên toàn quốc.Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đã mang lại hiệuquả trong việc phòng ngừa tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh Từ năm

2014 đến nay, đã chuyển đổi được 336 cán bộ, công chức trên các lĩnh vực

Trang 23

nhạy cảm như: Đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, ngân sách, tài sản nhànước, tuyển dụng cán bộ công chức, tài nguyên môi trường,…

Cùng với tăng cường các biện pháp quản lý để chủ động phòng ngừa thamnhũng, lãng phí, Tỉnh hết sức coi trọng chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra đểphát hiện và xử lý các hành vi vi phạm Trong năm 2014, ngành thanh tra đã tiếnhành 1.208 cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm về kinh tế 46,346 tỷ đồng

và 510.123m2 đất Chuyển 03 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua cơ quan điềutra công an tỉnh để xử lý Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ quanđiều tra, kiểm sát, toà án tăng cường phối hợp, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết

vụ án đúng thời gian luật định, đúng người, đúng tội Từ năm 2013 đến nay, cơquan công an đã khởi tố điều tra 05 vụ/05 bị can có dấu hiệu tham nhũng; tòa ánnhân dân các cấp đã đưa ra xét xử 05 vụ/05 bị cáo phạm tội tham nhũng Mặc dù,

có vụ án phức tạp, quá trình xảy ra trong thời gian dài gây khó khăn cho công tácđiều tra, truy tố, xét xử; nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, đồng bộ nên các vụ ánđược nhanh chóng đưa ra xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật như: Vụ TháiNgọc Hùng, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện PhongĐiền đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt trên 1,2 tỷ đồng,tòa đã tuyên phạt với mức án là 15 năm tù giam; vụ Lê Thị Châu, nguyên là PhóChủ tịch công đoàn ngành giáo dục tỉnh đã lợi dụng chức vụ được giao để chiếmđoạt trên 660 triệu đồng, tòa đã tuyên phạt với mức án là 16 năm tù giam,…

Trong quá trình thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, Tỉnh luôn gắnchặt công tác phòng chống tham nhũng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương

4 (khóa XI) và Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị nhằmnâng cao hiệu quả của việc Phòng chống tham nhũng Trong năm 2014, ThừaThiên Huế tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp đã được nêu trong Nghị quyếtTrung ương 4; đồng thời, đã thực hiện các giải pháp khắc phục yếu kém, khuyếtđiểm trong năm 2013, cụ thể: Đã xây dựng Kế hoạch số 32-KH/TU, ngày23/4/2014 để tập trung khắc phục 11 vấn đề lớn còn tồn tại bằng những giải pháp

có tính chất cơ bản; tập trung chỉ đạo khắc phục các vụ việc còn tồn tại, hạn chế

đã được kiểm điểm, phê bình như: Chỉ đạo xem xét, xử lý và giải quyết cơ bản

Ngày đăng: 06/05/2016, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 02/10/2013 về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “về việc tiếp tục thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí
1. Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần ba ngày 21/8/2006 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PCTN, lãng phí Khác
2. Kết luận số 21-KL/TƯ, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.3. Bộ luật Hình sự năm 1999 Khác
4. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007, năm 2012 Khác
5. Pháp lệnh phòng chống tham nhũng số 03/1998/PL-UBTVQH10, ngày 26/02/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Khác
6. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Chương trình hành động số 05-CTr/TU, ngày 26/10/2006 về thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Khác
8. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghị quyết 5c/2007/NQ- HĐND, ngày 25/4/2007 về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Khác
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Kế hoạch số 56/KH-UBND, ngày 11/8/2009 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng… Khác
10. Huyện ủy Nam Đông. Kế hoạch số 12-KH/HU, ngày 25/10/2013 về thực hiện Kế hoạch số 50-KH/TU, ngày 02/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w