1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN: Kinh nghiệm dạy tiết luyện tập ôn tập môn Hóa học ở trường THPT có hiệu quả

20 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 164,5 KB
File đính kèm SKKN 2014 - 2015.rar (39 KB)

Nội dung

Thụng qua cỏc hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ụn tập học sinh tiờ́p tục được hỡnh thành và rốn luyện cỏc kĩ năng húa học cơ bản như kĩ năng giải thớch, vận dụng kiến thức, kĩ năn

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU

1 Lớ do chọn đề tài

Trong chơng trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong nhà trờng phổ thông Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc t duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy Vì vậy giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết nh cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học

Húa học là mụn khoa học thực nghiệm, do đú dạy và học húa học khụng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà cũn phải nõng cao tớnh thực tiễn của mụn học: rốn luyện cỏc kỹ năng, kỹ xảo thực hành, nõng cao khả năng vận dụng kiến thức húa học vào thực tiễn sản xuất Trong dạy học húa học, bài tập húa học là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng

cố khắc sõu những lớ thuyết đó học phỏt triển tư duy sỏng tạo của học sinh, nõng cao năng lực nhận thức Tiết luyện tập - ụn tập cú giỏ trị nhận thức to lớn và cú

ý nghĩa quan trọng trong việc hỡnh thành phương phỏp nhận thức và phỏt triển

tư duy cho học sinh Thụng qua cỏc hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ụn tập học sinh tiờ́p tục được hỡnh thành và rốn luyện cỏc kĩ năng húa học cơ bản như kĩ năng giải thớch, vận dụng kiến thức, kĩ năng tớnh toỏn, sử dụng ngụn ngữ húa học, … Khụng những thế, qua hoạt động tổng kết, hệ thống kiến thức mà học sinh phỏt triển được tư duy và phương phỏp nhận thức của mỡnh

Vỡ vậy việc nõng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy cỏc giờ học luyện tập, ụn tập là vụ cựng cần thiết Trờn cơ sở đú tụi đó chọn đề tài nghiờn cứu của

mỡnh là “Kinh nghiệm dạy tiết luyện tập - ụn tập mụn Húa học ở trường

THPT cú hiệu quả"

2 Mục đớch nghiờn cứu.

Thụng qua việc nghiờn cứu phương phỏp giảng dạy kiểu bài luyện tập, ụn tập, tụi xin được đề xuất một số ý kiến về việc chuẩn bị cho một giờ dạy luyện tập – ụn tập, và những chỳ ý khi giảng dạy kiểu bài luyện tập – ụn tập, từ đú gúp phần làm nõng cao hiệu quả giảng dạy, giỳp học sinh nắm vững kiến thức và cú hứng thỳ hơn với giờ học

3 Đối tượng, phạm vi.

Việc đổi mới phương phỏp được tiến hành đối với cỏc bài luyện tập, ụn tập thuộc phần phi kim lớp 11 ban cơ bản, gồm chương:

Chương 3: Nhúm cacbon - Silic

Trang 2

4 Kế hoạch nghiên cứu

Tháng 8-9/2014: nghiên cứu lí thuyết về phương pháp giảng dạy

Tháng 10-12/2014: áp dụng vào việc giảng dạy bài cụ thể thuộc chương

đã nêu

5 Các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Thu thập các ý kiến (phương pháp điều tra bằng trò chuyện)

+ Phương pháp quan sát (thái độ học sinh với môn học)

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích , tổng hợp…

- Phương pháp thống kê: tính %, điểm trung bình từng mục

Trang 3

Phần 2 NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỂN.

1 Cơ sở lí luận.

Mục tiêu của Giáo dục phổ thông theo luật giáo dục năm 2005:

“Điều 27 Mục tiêu của giáo dục phổ thông”

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS

3 Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

4 Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [1]

“Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh

có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 [2]

Trang 4

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là đổi mới PPDH

đã thực sự được chuẩn bị từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X, cho đến nay đã thực hiện được một số thành công mới:

Chú trọng tới vấn đề tăng cường hoạt động tích cực nhận thức của HS Khuyến khích sử dụng các PPDH tích cực trong hoạt động dạy học.

Đầu tư phương tiện dạy học hiện đại.

Nâng cao tính cơ bản, tính thực tiễn, tính hiện đại của chương trình học.

HS hoạt động độc lập, tích cực hơn và có khả năng làm việc theo nhóm cao hơn trước đây.

Từ các vấn đề mang tính pháp lý nêu trên Chi bộ, BGH nhà trường THPT Phan Châu Trinh đã chỉ đạo hoạt động hoạt động trong nhà trường theo đúng

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Từ đó chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao

Trong quá trình hơn 14 năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường THPT Phan Châu Trinh tôi nhận thấy tiết luyện tập – ôn tập hoá học là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy:

Tiết luyện tập - ôn tập là nguồn để rèn luyện, củng cố, kiểm tra các phương thức, kĩ năng cho học sinh

Tiết luyện tập - ôn tập có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh

Tiết luyện tập - ôn tập giúp cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế rõ ràng và có chiều sâu

Tiết luyện tập - ôn tập giúp giáo viên có nhiều thời gian rèn luyện nhân cách cho học sinh: Tính chủ động sáng tạo, tính cẩn thận kiên trì ý chí quyết tâm trong học tập

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1 Về phía giáo viên bộ môn.

Trong các giờ học luyện tập, ôn tập kiến thức PPDH còn nặng về thuyết trình, hoạt động của HS còn thụ động, ít hoạt động tư duy, chủ yếu là nghe giảng, ghi bài (hoặc đọc chép) khi làm bài tập hóa học và làm bài kiểm tra kỹ năng giải toán còn chậm không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đặc biệt là đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh Đại học hiện nay

Chủ yếu sử dụng các PPDH thụ động, Các PPDH thường dùng là thuyết trình (giảng giải), đàm thoại, thầy ra đề hướng dẫn trò làm từng bước giải chi tiết nên mất rất nhiều thời gian Có trình bày nêu vấn đề nhưng chưa giúp HS

Trang 5

giải quyết vấn đề mà mới chỉ là nêu vấn đề và chuyển tiếp vấn đề, chưa có chú ý hình thành từng bước năng lực tự giải quyết vấn đề từ thấp lên cao dần cho HS

Gắn việc giảng dạy với thực tiễn chưa đầy đủ HS đặc biệt lúng túng khi phải giải đáp, giải quyết những vấn đề thực tiễn (thuộc vận dụng kiến thức trong học tập hoặc trong đời sống sản xuất)

Trong giờ học, HS ít vận động đặc biệt là vận động tư duy dẫn đến HS thường chỉ chú ý tới việc tiếp thu rồi tái hiện lại những điều GV giảng hoặc đã viết sẵn trong sách giáo khoa nên có thể trả lời đúng các câu hỏi ở mức độ thấp nhất là những câu hỏi biết, trong khi đó lại lúng túng ở những câu hỏi ở mức độ cao hơn – những câu hỏi yêu cầu hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

Trong giờ luyện tập phần lý thuyết chưa được chú trọng, một số Giáo viên cho rằng thiếu thời gian, 45 phút không đủ để vừa củng cố lý thuyết, vừa làm bài tập

Giáo viên chủ yếu dùng bài tập định lượng, yêu cầu Học sinh tính toán vì Giáo viên quan niệm rằng làm bài tập tốt nghĩa là nắm chắc lý thuyết

Việc sử dụng một số PPDH tích cực còn ít, hoặc chưa thực sự hiệu quả dẫn đến việc giờ luyện tập chưa thực sự lối cuốn được học sinh Giờ luyện tập đôi khi trở thành giờ bài tập

2.2 Về phía học sinh:

Hóa học được xem là một trong những môn khoa học cơ bản quan trọng,

do đó nhiều HS có ý thức và chủ động học tập rất tốt; coi trọng và có sự tự giác chuẩn bị cho tiết luyện tập như: ôn tập lý thuyết, làm đủ các bài tập do GV chỉ định, một số HS khá giỏi - yêu thích bộ môn thường có ý thức khai thác thêm các dạng bài tập và cách giải mới

Tuy nhiên, cũng còn một phần không nhỏ các em chưa có ý thức chuẩn bị tốt cho tiết luyện tập, biểu hiện cụ thể như sau:

Học bài qua loa, dẫn đến chưa nắm vững lý thuyết trước khi bước vào tiết luyện tập;

Nhiều em chuẩn bị đầy đủ các bài tập do GV chỉ định, các em lại có thói quen là khi làm hết các bài tập thì đã thỏa mãn, nên ít kiểm tra lại lời giải xem

có sự sai sót gì không; ít đi sâu nghiên cứu cải tiến lời giải, trình bày lời giải và tìm thêm cách giải thích mới các hiện tượng hóa học, cách viết PTHH hay cách giải khác của bài toán;

Ngay trong tiết luyện tập tại lớp, đối với các em đã làm đầy đủ bài tập thì

ít quan tâm đến lời giải của bạn và hướng dẫn của GV, chủ quan cho rằng mình

đã hiểu và đã làm bài tập rồi;

Trang 6

Nhiều HS chỉ chăm chú ghi chép bài giải của bạn hoặc phần trình bày của

GV mà không hề chú ý đến phương pháp giải các dạng toán, cách chọn chất, cách viết PTHH, cách giải thích,…do đó, có trình trạng vở của các em ghi rất đầy đủ nhưng thực tế các em không hiểu bài

2.3 Đối với nhà trường

Được sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của sở Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ, Ban Giám Hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được hoàn thiện đa số các em học sinh trong trường đều chăm ngoan, ham học, có động cơ và thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức kỷ luật cao

Có giáo viên chuyên trách phòng thí nghiệm nên thuận lợi cho giáo viên trong việc tiến hành các thí nghiệm biểu diễn

Đội ngủ giáo viên Hóa có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết, tận tâm

Chất lượng đầu vào ở khối 10 thấp, nên việc áp dụng các PPDH tích cực còn khó khăn

Một số học sinh gặp khó khăn trong kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiển

II CÁC GIẢI PHÁP.

Trên cơ sở thực trạng giảng dạy qua nhiều năm các bài luyện tập – ôn tập như trên, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong giờ luyện tập – ôn tập như sau:

1 Khâu chuẩn bị bài của giáo viên

Khi chuẩn bị cho bài luyện tập, ôn tập ta cần tiến hành các bước sau:

1.1.Nghiên cứu tài liệu:

Giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và các bài học có liên quan đến bài luyện tập có trong sách giáo khoa, các sách tham khảo để xác định mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển và các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý

1.2 Xác định mục tiêu bài học.

Mục tiêu của bài học cần được xác định rõ ràng về chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo…cho từng đối tượng học sinh cụ thể

1.3 Lựa chọn các nội dung kiến thức cần hệ thống và các dạng bài tập vận dụng các kiến thức.

Trang 7

Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong sách giáo khoa nhưng giáo viên có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật thông tin và sắp xếp theo một logic chặt chẽ

Hệ thống các bài tập hóa học dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa chọn thêm cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ngoài những bài tập có trong sách giáo khoa

1.4 Lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học.

Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài luyện tập, ôn tập và khả năng nhận thức của học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học cho phù hợp

Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc học sinh bộc lộ được thực trạng kiến thức của mình Với các bài luyện tập cần làm rõ các khái niệm, các kiến thức gần nhau thì cần sử dụng phương pháp so sánh, lập bảng tổng kết thì giáo viên cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của bảng tổng kết hoặc khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức có thể sử dụng các sơ đồ, đồ thị, khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện

kĩ năng thực hành ta có thể sử dụng thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện trực quan khác nhau

1.5 Dự kiến tiến trình của bài luyện tập.

Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập giáo viên thiết kế các hoạt động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của giáo viên) và hoạt động học (hoạt động của học sinh), hình thức tổ chức giờ học và các phương tiện dạy học kèm theo Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự phát triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện theo mục tiêu đề ra

Bài luyện tập, ôn tập có thể trình bày theo hai phần (như sách giáo khoa)

hệ thống, tổng kết các kiến thức cần nắm vững và học sinh làm một loạt các bài tập để vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng

Giáo viên cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các vấn đề trong nội dung cần luyện tập và cho học sinh làm bài tập vận dụng kiến thức ngay sau đó chuyển sang vấn đề khác Giáo viên có thể trình bày nội dung các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức thì sẽ giúp học sinh dễ nhớ và có sự khái quát cao hơn Bảng tổng kết hoặc các sơ đồ cần rõ ràng, thông tin cần cô đọng, chính xác, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ Bài luyện tập được trình bày ở dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ giáo viên có thể sử dụng phần mềm powerpoint

để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn

1.6 Dự kiến phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau giờ luyện tập

Trang 8

Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu hoạt động kiểm tra đánh giá cuối giờ luyện tập và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động này Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kiểm tra nhanh 10 – 15 phút trả lời khoảng 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc 2 câu hỏi tự luận và cần chuẩn bị nhiều đề để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá

1.7 Dự kiến các yêu cầu về sự chuẩn bị của học sinh cho giờ luyện tập.

Giáo viên cần xác định các yêu cầu cụ thể về sự chuẩn bị của học sinh cho giờ luyện tập, ôn tập như xem lại nội dung các bài học, so sánh các khái niệm, lập bảng tổng kết, thiết lập các sơ đồ, giải một số dạng bài tập hóa học xác định

Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hiệu quả hơn

1.8 Thiết kế kế hoạch giờ học.

Giáo viên tiến hành thiết kế kế hoạch giờ học trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị theo hướng dạy học tích cực Dạy học tích cực chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tư giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

2 Trong giờ lên lớp.

Trong giờ luyện tập – ôn tập, giáo viên phải tổng kết, hệ thống lại nội dung lí thuyết cho HS Việc tổng kết không nhất thiết phải ở dạng thuyết trình, liệt kê mà có thể đưa ra dưới dạng bảng câm để HS tự hoàn thành, hoặc dạng câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ô chữ, hoặc tổng kết tính chất hóa học bằng bài tập dãy biến hóa,

Chọn lọc các dạng bài tập cơ bản, điển hình, tái hiện được đầy đủ lí thuyết cho học sinh, nhưng phải phù hợp về mặt thời gian

Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học, nhất là các bài tập thực nghiệm

để nâng cao hứng thú cho học sinh Ngoài ra có thể trình chiếu các thí nghiệm, học sinh quan sát hiện tượng, dự đoán các chất tham gia phản ứng,

Ví dụ:

Trong bài “Luyện tập về tính chất của cacbon – silic và hợp chất của chúng”, giáo viên có thể:

Hệ thống lí thuyết bằng các câu hỏi trắc nghiệm (sử dụng phần mềm violet)

Trên cơ sở các kiến thức lí thuyết đã tổng kết, Học sinh vận dụng để viết dãy phương trình phản ứng liên quan đến tính chất hóa học, điều chế cacbon – silic Thông qua phương trình phản ứng , Học sinh lại một lần nữa được khắc sâu hơn về nội dung kiến thức này

Trang 9

Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực nghiệm: dán nhãn cho các dd bị mất nhãn.

Trên cơ sở khắc sâu kiến thức, Học sinh về nhà tổng kết lại các kiến thức

cơ bản vào bảng câm.

(Tiến trình cụ thể của tiết học: xem phụ lục)

Thông qua việc đổi mới trong giờ luyện tập – ôn tập bằng cách đưa thêm bài tập trắc nghiệm, thực nghiệm vào trong giờ dạy, tôi nhận thấy học sinh cảm thấy hứng thú với giờ luyện tập hơn rất nhiều, đồng thời, nhờ việc tự tay làm thí nghiệm, các em có điều kiện khắc sâu kiến thức hơn, vì vậy, chất lượng và hiệu quả của giờ dạy được nâng cao

Giáo án đổi mới được tiến hành giảng dạy đối với các lớp 11B1,11B2 Kết quả cho thấy các em đều hào hứng với tiết học, nắm chắc các kiến thức đã được ôn tập Cụ thể, trong bài kiểm tra 15 phút lần 2,

Kết quả cụ thể:

Lớp kiểm chứng:

So sánh với các lớp 11B3, 11B4 chưa áp dụng thì lớp 11B1, 11B2 có điểm kiểm tra cao hơn Với kết quả như trên, một lần nữa có thể khẳng định đề tài có tính khả thi Không chỉ giới hạn trong chương Cacbon – Silic mà có thể áp dụng trong các bài luyện tập khác và các khối khác nhau

Trang 10

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1 Bài luyện tập - ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và

vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh

Vì vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kỹ năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh

Khi chuẩn bị bài Luyện tập - ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện

2 Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại tìm tòi, sử dụng bài tập hóa học

Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình

3 Cách trình bày các bài tổng kết:

Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần

ôn tập Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ

4 Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết.

Đưa ra một số câu hỏi chính, dạng bài tập cần luyện tập yêu cầu học sinh đọc, khái quát

Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết, chuẩn bị các nội dung cho các bảng tổng kết, sơ đồ

Sự chuẩn bị chu đáo của học sinh có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của giờ ôn tập

Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống kiến thức đã đựơc trình bày trong sách giáo khoa, giáo viên cần chuẩn bị thêm một số kiến thức để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang tính vận dụng sâu kiến thức trong các sách tham khảo, đề thi Olympic hóa học Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ

Ngày đăng: 06/05/2016, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w