1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến lược PR ngân hàng liên việt bank và sản phẩm tiền gửi

13 277 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 804 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM – DỊCH VỤ 2.1 Giới thiệu về LienVietBank 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt LienVietBank được th

Trang 1

CHIẾN DỊCH PR GIỚI THIỆU LIENVIETBANK VÀ

Tác giả: Nhóm GBs

Nguyễn Đôn Huế Trang Nguyễn Quốc Khánh Nguyễn Quý Đức

Lê Sỹ Sơn

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT VÀ CÁC SẢN

PHẨM – DỊCH VỤ 3

2.1 Giới thiệu về LienVietBank 3

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

2.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn 3

2.1.3 Giới thiệu logo và ý nghĩa logo 6

2.1.4 Website LienVietBank 7

Chương 3 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI VIỆT NAM 8

3.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại 8

3.2 Tình hình phát triển sản phẩm – dịch vụ tiền gửi tại Việt Nam 9

3.3 Tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm – dịch vụ tiền gửi 10

3.4 Vị thế của LienVietBank 11

3.4.1 Vị thế của LienVietBank so với các Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh 11

3.4.2 Vị thế của LienVietBank so với một số Ngân hàng TMCP khác 12

3.5 Phân tích SWOT của LienVietBank 13

CHƯƠNG 1.

Trang 3

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG LIÊN VIỆT VÀ

CÁC SẢN PHẨM – DỊCH VỤ

2.1 Giới thiệu về LienVietBank

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cổ đông sáng lập của LienVietBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Với

số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, LienVietBank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 4 tại Việt Nam

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietBank là các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited,…

LienVietBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh

2.1.2 Sứ mệnh và tầm nhìn

2.1.2.1 Sứ mệnh

• Đem lại lợi ích cao nhất cho LienVietBank, cổ đông và xã hội;

• Tham gia đóng góp vào sự lớn mạnh, an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam Chung sức, chung lòng với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ khắc phục khó khăn trước mắt, góp phần lâu dài vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước;

Trang 4

• Là người bạn đồng hành của khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn hợp lý Vì sự phát triển, tồn tại, vì chữ tín của khách hàng và Ngân hàng;

• Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ - nhân viên, cố vấn, cộng tác viên, liên lạc viên và Đại gia đình LienVietBank;

2.1.2.2 Tầm nhìn

• Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín trong hoạt động

• Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động, LienVietBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam

• Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

2.1.2.3 Chiến lược “Bán lẻ - dịch vụ, kết hợp với bán buôn và kinh doanh đa năng”

2.1.2.4 Giá trị cốt lõi

• Tất cả từ con người, vì con người – Khẳng định thương hiệu LienVietBank

• Một dự án tốt nếu không có con người phù hợp thì tốt nhất từ bỏ dự án đó

• Sáng tạo - Kết nối - Chia sẻ giá trị

• Đoàn kết - Kỷ cương là sức mạnh

• Mục tiêu đúng - Thực thi trúng

• Phát triển bền vững, nâng tầm không ngừng

• Rủi ro hoạt động lớn nhất là: "Không dám chấp nhận rủi ro"

2.1.2.5 Triết lý kinh doanh:

• Ngân hàng điện tử hướng tới khách hàng

• Mang sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến mọi tầng lớp xã hội

• An toàn – Hiệu quả - Thượng tôn pháp luật

• Ý tưởng mới, con người mới, hành động và sản phẩm mới

Trang 5

• Có chiến lược bài bản, khoa học, dài hạn, không chạy theo phong trào, không phát triển nóng

• Thực hiện chiến lược Đại dương xanh: Luôn tìm cho LienVietBank một đường đi riêng Sẵn sàng hoạt động kinh doanh với mọi áp lực cao nhưng chỉ có đối tác, không

có đối thủ

• Gắn xã hội trong kinh doanh: Môi trường văn hóa - chính trị: Đảng, đoàn thể tốt, chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ tốt; Cái “Chúng ta” phải đặt lên trước để hài hòa vĩnh cửu giữa cái “Tôi” và “Chúng ta”; Tư vấn được cho khách hàng, giúp được người khác là hạnh phúc

Trang 6

2.1.3 Giới thiệu logo và ý nghĩa logo

Thoi vàng và đồng tiền cổ hòa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc như hình với bóng thể hiện sự vận động phát triển; phản ánh quy luật giá cả xoay quanh giá trị, là biểu tượng cốt lõi trong hoạt động tài chính, ngân hàng

Thoi vàng cách điệu ôm lấy đồng tiền cổ thể hiện tinh thần đoàn kết chặt chẽ, sự ăn nên làm

ra từ một thương hiệu mới – Ngân hàng Liên Việt

Tỷ lệ cân đối giữa mảng đặc và rỗng của logo toát lên sự đều đặn, cân bằng Yếu tố hình tuy

là tĩnh, nhưng chứa đựng bên trong sức mạnh chuyển động không ngừng, sinh sôi, nảy nở vô hạn

Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietBank – Một nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG

Logo được cấu trúc bởi 3 màu sắc (màu trắng: rõ ràng, minh bạch; màu xanh: đoàn kết vững chắc; màu vàng nhũ đồng: hoàn thiện tinh tế) và 3 khối gắn kết giữa hình và chữ: thể hiện trí tuệ tập thể, liên kết sức mạnh Việt và phát triển vươn tới chân trời xa Sự kết hợp hài hòa 3 màu sắc, 3 khối, 3 cung bậc tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, và ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thể hiện sự LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN, đa dạng hóa, hội nhập và CÙNG BẠN LÀM GIÀU Logo LienVietBank là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, đẳng cấp, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng người

Trang 7

2.1.4 Website LienVietBank

Trang 8

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI VIỆT

NAM

3.1 Khái quát về Ngân hàng Thương Mại

Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước

Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội

Khác hẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung ương) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến

Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng

sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ

Trang 9

dự trữ của ngân hàng Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều

lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển

Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ

nợ khác)

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu Năm 2005-2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức này Tính đến 10/2010 Việt Nam đã có hơn 100 Ngân hàng thương mại hoạt động bao gồm các Ngân hàng nước ngoài và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

3.2 Tình hình phát triển sản phẩm – dịch vụ tiền gửi tại Việt Nam

Có thể nói thị trường Tài Chính – Ngân Hàng đã có nhiều đổi khác và hoạt động cạnh tranh tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước

Với đặc điểm và tình hình kinh tế của Việt Nam, trên thực tế các kênh đầu tư đã đa dạng và nền kinh tế cũng năng động hơn tuy nhiên thói quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng của người dân Việt Nam vẫn chưa phổ biến để thay thế thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông Do vậy ngân hàng khi muốn thu hút vốn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với yếu tố cạnh tranh chủ yếu là: uy tín thương hiệu và lãi suất

Tại Việt Nam phần lớn các sản phẩm – dịch vụ tiền gửi được phát triển và ngày càng đa dạng nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức…Có thể thấy với việc đầu tư công nghệ cũng như tăng thêm nhiều lợi ích cho khách hàng thì các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang đáp ứng được nhu cầu to lớn của khách hàng khi họ sử dụng tiền nhàn rỗi vào việc gửi Ngân hàng thay cho các kênh đầu tư khác

Một số sản phẩm tiền gửi tiêu biểu của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang triển khai:

Trang 10

TT Tên Ngân

Hàng Tên gọi sản phẩm – dịch vụ tiền gửi

Lãi suất (%/năm)

Ngày áp dụng

1 OCB OCB – Ngôi nhà hạnh phúc 11.20 01/09/2010

2 OceanBank An Tâm – Tích Lũy 9.20 - 11.20 27/09/2010

3 MaritimeBank Tiết kiệm lãi suất cao nhất 11.15 - 11.20 08/07/2010

4 ACB Tiết kiệm lãi suất thả nổi – Floating 9.90 - 11.20

5 HDB Tiết kiệm siêu lãi suất 9.00 - 11.10

6 PNB Tiết kiệm siêu lãi suất 11.00 - 11.20

7 VIB Tiết kiệm linh hoạt 11.20

8 SCB Kỳ hạn duy nhất – Lãi suất linh hoạt

mới

10.60 – 11.20

9 KienLongBank Tiết kiệm linh hoạt 11.20 25/09/2010

10 Sacombank Tiền gửi tuần năng động 9.50 – 11.20

Thị trường Ngân hàng tại Việt Nam đã có nhiều biến chuyển và có thể nhận thấy rõ các sản phẩm – dịch vụ tiền gửi rất đa dạng, phong phú Các Ngân hàng tập trung khai thác, phát triển cũng như bán chéo các sản phẩm khác nhau đã tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn

3.3 Tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm – dịch vụ tiền gửi

Thực tế cho thấy nguồn vốn thu hút từ thị trường 1 (vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư) rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Để đảm bảo hoạt động an toàn cũng như đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các Ngân hàng thương mại phải phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm – dịch vụ tiền gửi nhằm thu hút cũng như tạo cho khách hàng có cảm giác tiền gửi tiết kiệm là một kênh đầu tư hiệu quả

Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại tăng 10.82% trong khi đó dư nợ tín dụng ước tăng 10.52% Ngoài ra việc nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% đang là áp lực cấp bách nhất đối với các Ngân hàng, đảm bảo chỉ tiêu này các Ngân hàng thương mại phải tăng cường huy động vốn từ thị trường 1 Như vậy với việc duy trì tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn thì các Ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong việc cạnh tranh thu hút khách hàng

Trang 11

3.4 Vị thế của LienVietBank

3.4.1 Vị thế của LienVietBank so với các Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh

(bao gồm các Ngân hàng TMCP trong đó nhà nước có tỷ lệ nắm giữ cổ phần >50%)

Theo số liệu báo cáo tài chính của các Ngân hàng đến hết tháng 12/2009:

ĐVT: triệu đồng

(*)

MHB

Tổng tài sản 17,366,930 255,495,883 243,785,208 292,197,734 482,919,789 40,097,711 Huy động tiền gửi khách

hàng

7,302,477 169,071,562 148,530,242 187,280,394 349,644,191 14,907,351

Dư nợ cho vay 5,394,435 141,621,126 161,619,376 198,979,088 367,835,205 19,921,250 Lợi nhuận trước thuế TNDN 540,035 5,004,374 5,428,316 9,517,314 5,238,582 74,176 Vốn điều lệ 5,160,000 13,223,000 11,252,000 10,499,000 21,000,000 3000,000

Nguồn: báo cáo tài chính các Ngân hàng 2009

(*): Agribank chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 Số liệu trên đây tính đến quý

III/2009

Trang 12

Hình 1: Biểu đồ vị thế của LIENVIETBANK so với các NHTMQD hoặc NHTMCP trong đó

nhà nước có số cổ phẩn chiếm đa số

Qua bảng số liệu trên có thể thấy LVB về tiềm lực phát triển chưa lớn mạnh bằng các Ngân

hàng TMQD được nhà nước hậu thuẫn với nguồn vốn dồi dào và ổn định Lợi thế về thời gian

hiện diện trên thị trường cũng như các tiềm lực khác thì các Ngân hàng TMQD là đối thủ lớn

đối với LVB Trong tương lai gần để cạnh tranh với các Ngân hàng TMQD thì LVB có thể

tập trung vào chất lượng sản phẩm – dịch vụ cũng như Quản lý rủi ro chặt chẽ để có những

bước tăng trưởng vững bền và lâu dài

3.4.2 Vị thế của LienVietBank so với một số Ngân hàng TMCP khác

Theo số liệu báo cáo tài chính của các Ngân hàng đến hết tháng 12/2009:

ĐVT: triệu đồng

Tổng tài sản 17,366,930 7,269,755 15,816,724 12,686,000 54,492,474 167,881,04

7 104,060,455 Huy động tiền gửi khách hàng 7,302,477 3,514,340 10,809,530 10,046,000 30,113,315 86,919,196 60,516,273

Dư nợ cho vay 5,394,435 2,255,568 11,919,394 10,217,000 30,969,115 62,357,978 59,607,554

Trang 13

Lợi nhuận trước thuế TNDN 540,035 76,494 274,056 272,000 423,282 2,838,164 2,174,939 Vốn điều lệ 5,160,000 1,500,000 3,000,000 3,100,000 3,653,000 7,814,000 9,179,000

Nguồn: báo cáo tài chính các Ngân hàng 2009

Hình 2: Biểu đồ so sánh vị thế LVB so với các Ngân hàng TMCP khác

Trong khối Ngân hàng TMCP qua đánh giá các chỉ tiêu trên có thể thấy LVB có sự phát triển

nhanh chóng hơn về vốn và về lợi nhuận Mặc dù so với các Ngân hàng TMCP thuộc nhóm

trên (ACB, Sacombank, TCB,…) thì LVB ra đời muộn do đó uy tín thương hiệu cũng như

tổng tài sản còn có phần hạn chế hơn so với các Ngân hàng này

3.5 Phân tích SWOT của LienVietBank

Để xem thêm, vui lòng truy cập:

http://www.weshare.com.vn/vn/tai-lieu-theo-chuyen-nganh/pr -event/chien-luoc-pr-ngan-hang-lien-viet-bank-va-san-pham-tien-gui/41/1

Ngày đăng: 06/05/2016, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w