CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1 HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SXKD 2.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động quản trị mua hàng tron
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA
HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TỔNG HỢP VIỆT PHÚ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – 211207
GVHD : NGUYỄN THỊ THÙY SVTH : HUỲNH THỊ THU THẢO MSSV : 12000825
LỚP : ĐHQT8AQN KHÓA : 2012 - 2016
Quảng Ngãi, tháng 3 năm 2016
PHÂN HIỆU QUẢNG NGÃI
Trang 2
-0O0 -Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo thực tập này là tôi tự thu thập,trích dẫn Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 03 năm 2016
Tác giả Huỳnh Thị Thu Thảo
Trang 3Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm và lời chúc sức khỏe đến toànthể thầy cô giáo trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM PHÂNHIỆU QUẢNG NGÃI, đặc biệt là các thầy cô của Khoa Quản Trị KinhDoanh Những người đã hết lòng, tận tâm giảng dạy và truyền đạtkiến thức trong suốt những năm theo học tại trường Các thầy cônhững người đã trang bị những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
để làm hành trang cho em bước vào cuộc sống mai sau
Để hoàn thành đề tài này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thànhnhất tới Cô Giáo NGUYỄN THỊ THÙY đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn emhoàn thành đề tài một cách tốt nhất trong thời gian qua
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Công ty Cổ Phần Tổng HợpViệt Phú, các anh chị Phòng kinh doanh đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện tốtnhất để em hoàn thành báo cáo này Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anhNGUYỄN ĐỨC TÙNG hiện là Trưởng Phòng kinh doanh công ty đã tận tình giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty
Vì điều kiện hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế mà nộidung đề tài lại rộng, dù cho có rất nhiều cố gắng, đề tài không tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các quý thầycô
Một lần nữa cho em xin gửi lời cảm ơn đến toàn các thể thầy cô và chúc chocác thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục dạy dỗ thế hệ mai sau nên người
Trang 4Họ tên sinh thực tập: HUỲNH THỊ THU THẢO
Lớp: ĐHQT8AQN
Cán bộ hướng dẫn thực tập : NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Bộ phận: Trưởng Phòng Kinh Doanh – Công Ty Cổ Phần Tổng Hợp Việt Phú Sau thời gian sinh viên Huỳnh Thị Thu Thảo thực tập tại đơn vị chúng tôi có những nhận xét như sau:
1 Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan: (3 điểm)
2 Về đạo đức tác phong: (1 điểm)
3 Về năng lực chuyên môn: (6 điểm)
Quảng Ngãi , ngày… tháng……năm 20…
(Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 5
Quảng Ngãi, ngày… tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 6PHẢN BIỆN
Quảng Ngãi, ngày… tháng……năm 20… Giảng viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)
Trang 7Sơ đồ 2.1 Quy trình mua hàng trong doanh nghiệp 9
SƠ ĐỒ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi tiết tại Nhà máy bao bì Việt Phú 22
BẢNG 3.1- Trình độ và cơ cấu lao động tại Nhà máy 23
BẢNG 3.2- Tổng hợp báo cáo tài chính 2013 - 2014 24
BẢNG 3.3 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tổng hợp Việt Phú 2015 25
BẢNG 3.4 Tóm tắt doanh số mua vật tư, nguyên vật liệu ngành bao bì carton trong ba năm gần đây (ĐVT:VNĐ) 28
BẢNG 3.5 Danh sách một số nhà cung cấp Carton chủ lực được chọn mua của công ty Việt Phú trong thời gian qua: 31
SƠ ĐỒ 3.3 Quy trình mua hàng vật tư của Công ty CP Tổng Hợp Việt Phú 34
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường với những quy luật riêng đòi hỏi những nhà kinhdoanh, các doanh nghiệp phải nắm bắt vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt cáctriết lý, phương pháp, nghệ thuật quản trị kinh doanh thì mới có thể đứng vững tồn tại
và phát triển lâu dài Một trong những triết lý quản trị, phương pháp, nghệ thuật quảntrị kinh doanh đó là quản trị nguồn đầu vào của doanh nghiệp Việc quản trị mua hàng
là phần quan trọng tất yếu cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp và là điều kiệncần để góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Hoạt động mua hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, việc mua hàng nguyên vật liệu vật tư đầu vào cho doanhnghiệp góp phần làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp có được giảm xuống mứcthấp nhất hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động mua hàng Hơn nữa, quảntrị mua hàng tốt cũng tạo điều kiện góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng lợinhuận của doanh nghiệp
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú ” làm báo cáo thực tập thực tế của mình tại
công ty
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
về giá cả sản phẩm – một vấn đề mà mọi doanh nghiệp và cả người tiêu dùng đều quantâm
Đối với Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú bên cạnh việc xây dựng thươnghiệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm thì vấn đề làm sao để giảm được chi phí để cóthể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng vẫn đảm bảo là vô cùng cấp bách Xuất phát
từ tình hình đó, em quyết định chọn đề tài : “Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú ” để nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn công
tác mua hàng góp phần giảm thiểu được chi phí đầu vào cho doanh nghiệp Đồng thờiviệc nâng cao công tác quản trị mua hàng trong công ty cũng góp phần làm tăng lợinhuận trong doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển bền vững hơn trênthương trường
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhìn nhận tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnTổng hợp Việt Phú Phân tích thực trạng hoạt động mua hàng, đưa ra các vấn đề còntồn tại và nguyên nhân
Thông qua nghiên cứu đề tài này thấy rõ được tầm quan trọng của việc quản límua hàng Trong phạm vi báo cáo thực tập, chỉ đi vào nghiên cứu một số hoạch địnhquản lý mua hàng trong công ty, từ đó tìm ra những điểm yếu trong khâu quản trị muahàng tại công ty chủ yếu là nhà máy Carton Từ đó đề xuất một số kiến nghị hữu ích
Trang 11đến ban quản lý lãnh đạo nhằm hoàn thiện hơn cho công tác quản lí nguyên vật liệu tạicông ty, nâng cao công tác quản trị mua hàng cho doanh nghiệp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về các vấn đề lý luận, thực tiễn trong quản trị mua hàng tạicông ty sản xuất kinh doanh Cụ thể tại công ty thực tập là bộ phận vật tư – mua hàng
và các bộ phận phòng ban liên quan đến việc mua hàng
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Nhà máy sản xuất bao bì Việt Phú, địa chỉ lô 23, KCN Quảng Phú,P.Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Về thời gian: Các thông tin thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm
2015 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2015 tới tháng 3 năm 2016
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp định tính: là thu thập thông tin trong sách, báo, tài liệu liênquan Thu thập số liệu, nguồn dữ liệu tại công ty thực tập để phân tích làm rõ tình hìnhhoạt động và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải Hỏi ý kiến người có liênquan đến đề tài đang nghiên cứu trong công ty
1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài: “Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú ” bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị mua hàng trong doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị mua hàng tại Công ty Cổ phần Tổng hợpViệt Phú
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị mua hàng tại Công
ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú
Trang 12CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1 HOẠT ĐỘNG MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SXKD
2.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động quản trị mua hàng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằmtạo ra yếu tố đầu vào, yếu tố đầu vào là nguồn hàng một cách đầy đủ, kịp thời, đồng
bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của sản xuất, phù hợpvới yêu cầu của khách hàng và kế hoạch sản xuất bán ra của doanh nghiệp
Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngược với bán hàng.Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mộtcách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng là phủ nhậnhoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt nhất Thựcchất mua hàng biểu hiện mối quan hệ giữa người với người, doanh nghiệp với doanhghiệp
Mua hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ởchỗ: Các yếu tố đầu vào chính là hàng hoá, NVL của doanh nghiệp Mua hàng sẽ giúpcho doanh nghiệp có nguyên liệu để sản xuất sản phẩm từ đó bán ra thị trường Vớichức năng mua nguyên vật liệu sản xuất ra hàng hóa sau đó bán ra thị trường tiêu thụ,doanh nghiệp luôn muốn phấn đấu để mua được nguyên vật liệu với chi phí thấp nhất,đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng về phíamình Góp phần tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ côngnhân viên
2.1.2 Các phương pháp và quy tắc mua hàng trong doanh nghiệp SXKD
2.1.2.1 Các phương pháp mua hàng trong doanh nghiệp SXKD
(1) Căn cứ vào quy mô mua hàng
Mua hàng theo nhu cầu: Là hình thức mua hàng trong doanh nghiệp dịch vụ sản
xuất, trước khi xác định nhu cầu mua hàng cần phải đảm bảo thông tin chính xác trong
Trang 13báo cáo hàng tồn kho (độ chính xác 99%) thì mới có thể hoạch định chính xác lượngvật liệu cần cung ứng.
Lượng hàng thích hợp một lần mua = Lượng hàng theo nhu cầu + Tồn kho tối thiểu – (Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)
Ưu điểm: Cơ sở để xác định nhu cầu mua hàng đơn giản Nhu cầu mua hàngđược xác định xuất phát từ kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay của các bộ phậnphòng ban trong doanh nghiệp, lượng tồn kho được giảm thiểu ở mức thấp nhất Vìvậy, sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tiết kiệm được chi phí bảo quản, lưu giữhàng hoá và các chi phí khác Quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nêngiúp cho doanh nghiệp tránh đựơc những rủi ro do biến động về giá, tình hình cungcầu vật tư, , giảm thiểu những thiệt hại khách quan gây ra
Nhược điểm: Vì mua hàng theo nhu cầu nên hoạt động mua hàng sẽ chịu áp lực
rất lớn từ sản xuất, thời gian cung ứng, chủng loại hàng, , và chi phí mua hàng thườngcao, doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi, chiết khấu khi mua hàng
Mua hàng theo lô lớn: Mua hàng theo lô lớn là lượng hàng mua một lần nhiều
hơn nhu cầu cần thực tế của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Bởi vậy, biếtrằng tổng chi phí cho việc nhập hàng sẽ nhỏ nhất khi chi phí lưu trữ hàng hoá bằng vớichi phí mua hàng
Nếu gọi các thông số:
Q : Sản lượng hàng/01đơn hàng
Q* : Sản lượng hàng tối ưu/01đơn hàng
D : Nhu cầu hàng năm
S : Chi phí đặt hàng
H : Chi phí tồn trữ/01 đơn vị/01 năm
d : Nhu cầu ngày
L : Thời gian vận chuyển đơn hàng (Lead time)
TC : Chi phí tồn kho
Giả thiết Q không đổi và số lượng hàng hoá dự trữ trong kho bằng Q/2 thì ta
có: Q * =
Trang 14(2) Căn cứ vào hình thức mua
Tập trung thu mua: Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường có những bộ
phận chuyên trách thu mua theo nhóm hàng, mặt hàng
Mua theo ủy thác: Doanh nghiệp ủy thác cho một tổ chức kinh tế khác thực hiện
hoạt động mua nguyên vật liệu
Liên kết thu mua phân tán tiêu thụ: Các doanh nghiệp cùng liên kết với nhau
cùng thu mua chung một loại nguyên vật liệu vật tư, sau đó phân phối lại theo nhu cầu
mà các bên đã thỏa thuận
(3) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Mua thanh toán ngay: Theo phương thức này thì khi bên bán giao hàng đã
nghiệm thu đạt thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh toán cho bên bán
Mua hàng thanh toán có thời hạn: Sau khi bên bán giao hàng đã nghiệm thu đạt
thì hạn thanh toán sẽ được tính kể từ ngày nhận hàng đạt tương ứng với thời gian thỏathuận thanh toán của hai bên
Mua hàng trả thanh toán trước: Sau khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá với nhà
cung cấp thì doanh nghiệp phải trả cọc một khoản tiền, có thể là một phần giá trị lôhàng hay toàn bộ giá trị của lô hàng, đến thời hạn giao hàng bên bán sẽ tiến hành giaohàng cho bên mua
(4) Căn cứ theo nguồn hàng
Mua hàng sản xuất trong nước: Đây là hình thức mua mà mọi hoạt động mua
của doanh nghiệp được tiến hành trong phạm vi một quốc gia Nguồn hàng đó đượcsản xuất trong nước
Trang 15Mua hàng nước ngoài có đại lý phân phối trong nước: Đây là hình thức mua mà
mọi hoạt động mua của doanh nghiệp được tiến hành trong phạm vi một quốc gia.Nguồn hàng đó được sản xuất từ nước ngoài và được phân phối thông qua đại lý tạiquốc gia đó
Cùng với cách thức phân loại như trên còn có nhiều cách phân loại khác: phântheo mua hợp đồng, mua trực tiếp hay gián tiếp, mua theo hợp đồng hay mua theo đơnhàng, hay mua lẻ… Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng nêncác doanh nghiệp tuỳ vào thực trạng của mình trong từng thời điểm, từng giai đoạnnhất định để quyết định nên theo phương thức nào là thuận tiện và tốt nhất
2.1.2.2 Các quy tắc đảm bảo mua hàng có hiệu quả
Quy tắc mua hàng của nhiều nhà cung cấp: Doanh nghiệp nên lựa chọn cho
mình một số lượng nhà cung cấp nhất định Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phântán được rủi ro từ phía nhà cung cấp Nếu như doanh nghiệp chỉ mua hàng của mộtnhà cung cấp duy nhất hoặc một số ít thì rủi ro cho doanh nghiệp rất cao và rất khókhắc phục do nguyên nhân khách quan của nhà cung cấp: Thiếu nguyên vật liệu, côngnhân đình công,…Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc này các doanh nghiệp cần lưu ý
là trong số các nhà cung cấp của mình nên chọn ra một nhà cung cấp chính để xâydựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững và hỗ trợ lẫn nhau Ngược lại, doanhnghiệp cũng cần phải giúp đỡ nhà cung cấp khi họ gặp khó khăn
Quy tắc luôn giữ thế chủ động trước các nhà cung cấp: Người mua sẽ chủ động
thương lượng với người bán hàng với những điều kiện có lợi nhất khi mua hàng
Quy tắc đảm bảo “sự hợp lý ” trong tương quan quyền lợi giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp: Nếu doanh nghiệp khi mua hàng chấp nhận những điều kiện bất lợi
cho mình thì ảnh hưởng xấu đến hiệu quả mua hàng và có nguy cơ bị giảm đáng kể vềlợi nhuận kinh doanh Ngược lại nếu doanh nghiệp cố tình “ép ” nhà cung cấp để đạtđược lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích của nhà cung cấp thì dễ gặp trụctrặc trong việc thoả thuận và thực hiện hợp hợp đồng
Trang 162.2 VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP SXKD
2.2.1 Mục tiêu và vai trò của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp SXKD
2.2.1.1 Khái niệm về quản trị mua hàng
Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp sản xuất nhằm đáp ứngnhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước côngviệc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và kiểm tra việcgiao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định
2.2.1.2 Mục tiêu của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Mua hàng là khâu cơ bản của hoạt động kinh doanh và là điều kiện cần để hoạtđộng của doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để công tác quản trị mua hàng có hiệu quảthì mục tiêu cơ bản là đảm bảo chất lượng hàng mua với chi phí thấp nhất
Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp SXKD, hoạt động mua là hoạtđộng thứ nhất, có quan hệ hỗ trợ với các hoạt động khác:
Kết quả hoạt động mua đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp
Nội dung hoạt động mua phụ thuộc vào nhiệm vụ mục tiêu kinh doanh của doanhnghiệp
Khả năng thực hiện hoạt động mua phụ thuộc vào khả năng đảm bảo tài chínhcủa doanh nghiệp
Hoạt động mua có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp
Mục tiêu quan trọng trong quá trình mua hàng là mua đúng, đủ, kịp thời về sốlượng, chủng loại, chất lượng, thời gian và chi phí mua thấp nhất
Đảm bảo hàng mua phải đủ về số lượng, tránh tình trạng thừa hay thiếu dẫn đến
ứ đọng hàng hoá hay gián đoạn quá trình SXKD làm ảnh hưởng đến lưu thông hànghoá Đảm bảo hàng mua phải đúng chủng loại mong muốn và đảm bảo sự đồng bộ tất
cả các loại nguyên vật liệu vật tư cần mua Đúng chủng loại các yếu tố cần mua là yêucầu có tính bắt buộc Nếu lượng mua quá nhiều so với nhu cầu sử dụng thì sẽ gây ứ
Trang 17đọng vốn và còn làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên, do phải bỏ thêmchi phí phục vụ cho việc bảo quản các nguyên vật liệu, cho kho bãi của doanh nghiệp.Tất cả những điều này dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đảmbảo mua hàng với chi phí mua thấp nhất nhằm tạo những điều kiện thuận lợi góp phầnlàm giảm giá thành sản phẩm, để doanh nghiệp có thể cạnh tranh chiếm vị trí trên thịtrường
Vì vậy, khi xác định mục tiêu mua hàng cần đặt chúng trong các mục tiêu củadoanh nghiệp và tuỳ từng điều kiện sắp thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu mua hàng đảmbảo cho hoạt động mua hàng đóng góp việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanhnghiệp
2.2.2 Nội dung của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp SXKD
Để đảm bảo vật tư được cung ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vàtiết kiệm chi phí thì triển khai có hiệu quả hoạt động mua hàng, cần thực hiện tốt côngtác quản trị mua hàng Đây là một quá trình phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chukỳ
Sơ đồ 2.1 Quy trình mua hàng trong doanh nghiệp
2.2.2.1 Xác định nhu cầu mua hàng
Lượng mua hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ yêu cầusản xuất và dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành bình thường Do vậy, trướckhi mua hàng nhà quản trị muốn xác định được nhu cầu mua hàng của doanh nghiệptrong mỗi thời kỳ thì nhà quản trị phải làm rõ năm nội dung cơ bản:
Chủng loại nguyên vật liệu vật tư cần mua
Lượng nguyên vật liệu cần dùng và lượng nguyên vật liệu cần mua
Trang 18Tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu
Thời điểm cần nguyên vật liệu
Dự tính chi phí và khả năng tài chính để thực hiện mua nguyên vật liệu
Để xác định cụ thể từng loại hàng mua thì lựa chọn nhà cung cấp, phương thứcmua nhằm đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại hàng mua, thời gian mua đáp ứngkịp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cần phân biệt rõ lượng nguyên vật liệu cần dùng và lượng nguyên vật liệucần mua Lượng hàng hóa nguyên vật liệu cần dùng bao gồm lượng cần dùng để sảnxuất khối lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường và lượng cần dự trữ cuối kỳ
Lượng hàng hóa nguyên vật liệu vật tư cần mua được xác định theo công thức:
Vcm = Vcd + (Vd2 – Vd1)
Trong đó:
Vcm : Lượng hàng hoá vật tư thực mua vào trong toàn bộ kỳ SXKD
Vcd : Lượng hàng hóa vật tư cần dùng trong toàn bộ kỳ SXKD
Vd1 : Lượng dự trữ hàng hóa vật tư đầu kỳ
Vd2 : Lượng dự trữ hàng hóa vật tư cuối kỳ
Tiêu chuẩn chất lượng hàng mua thì xác định theo nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Yêu cầu về chất lượng:
Doanh nghiệp phải đưa ra mục tiêu chất lượng đối với hàng mua
Chất lượng tối ưu hàng hoá đáp ứng tốt nhất phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiếtkiệm chi phí
Thời gian mua phải đáp ứng đúng kịp thời theo hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Chi phí mua hàng phải phù hợp với chính sách mua hàng và khả năng tài chínhcủa doanh nghiệp
Việc xác định nhu cầu mua hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được lượng hàng tối ưu màdoanh nghiệp sẽ mua, từ đó mới có thể tìm và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
2.2.2.2 Tìm và lựa chọn nhà cung cấp
Để việc tìm và lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, doanh nghiệp cần phải xác địnhđược chính sách lựa chọn nhà cung cấp, chính sách này phải đảm bảo hai mục tiêu cơbản:
Trang 19Thỏa mãn được năm yêu cầu đặt ra cho quá trình mua hàng: Đúng đủ về loạihàng, số lượng, chất lượng, kịp thời và chi phí mua thấp.
An toàn cho sản xuất, nghĩa là bảo đảm sản xuất tiến hành liên tục, không bị giánđoạn do những trục trặc xảy ra từ phía nhà cung cấp
Việc lựa chọn các nhà cung cấp cần vận dụng một cách sáng tạo nguyên tắc
“Không nên chỉ có một nhà cung cấp” Có bốn loại chính sách lựa chọn nhà cung
cấp:
Mua hay tự chế tạo: Loại chính sách này chỉ giới hạn cho một số loại vật tư nhất
định như bán thành phẩm, dụng cụ, bộ phận chi tiết sản phẩm Tiêu chuẩn cơ bản chiphối sự lựa chọn trong loại chính sách này là khả năng đảm bảo hiệu quả kinh tế Nếuviệc tự chế tạo có khả năng bảo đảm được chất lượng, kỳ hạn và chi phí thấp hơn tìmmua trên thị trường, thì sự lựa chọn sẽ giành cho việc tự chế tạo và ngược lại Có 03 sựlựa chọn trong chính sách này là: Tìm mua trên thị trường; Tự chế tạo bằng thiết bị vàlao động của doanh nghiệp; Giao cho doanh nghiệp khác gia công
Mua của một hay của nhiều người: Doanh nghiệp phải có sự cân nhắc giữa việc
rải mua của một số nhà cung cấp hay chỉ tập trung mua của một nhà cung cấp Sự lựachọn mua này đều có lợi và bất lợi, tùy tính chất của loại nguyên liệu, lượng nguyênliệu cần mua thì doanh nghiệp cần có sự lựa chọn thích hợp Dưới đây là bảng tóm tắt những điểm có lợi và bất lợi của từng sự lựa chọn:
Điểm Một nhà cung cấp Nhiều nhà cung cấp
Có lợi - Thuận lợi về sự tập trung của
luồng tiền tệ đi ra từ doanh nghiệp
- Có khả năng giảm cước phí vận
tải nhờ nhà cung cấp gần, tận dụng
phương tiện vận tải
- Thuận lợi về quan hệ nếu thường
xuyên chỉ mua của một nhà cung
cấp nhất định
- Dễ theo dõi tiến độ thực hiện,
- Sử dụng ưu đãi về giá ứng với
lượng mua lớn
- Tạo nên sự cạnh tranh giữanhững nhà cung cấp để tìm ranhững điều kiện mua thuận lợinhất
- Có khả năng bảo đảm an toàn,phòng ngừa sự trục trặc từ nhàcung cấp gây gián đoạn trong cungứng
- Mở rộng các quan hệ kinh tế – xãhội
Bất lợi - Khó bảo đảm an toàn - Khó theo dõi tiến độ
Trang 20Mua trực tiếp hoặc mua qua trung gian: Việc mua hàng trực tiếp các loại nguyên
liệu từ chính nơi nó sản xuất ra thì doanh nghiệp có lợi thế khi mua hàng: giá ưu đãihơn, giảm thiểu chi phí mua, Việc mua hàng qua trung gian, như các đại lý phânphối, các hãng kinh doanh vật tư , tuy có làm tăng chi phí mua hàng, nhưng lại cầnthiết khi doanh nghiệp mua hàng với số lượng ít, nguyên vật liệu vật tư nhập khẩu,hoặc vị trí nhà cung cấp quá xa nơi sản xuất của doanh nghiệp,
Mua bán tương hỗ: Loại chính sách này được áp dụng một số doanh nghiệp cùng
tương hỗ qua lại với nhau trong mua bán hàng hoá vật tư Các tiêu chí để lựa chọn nhàcung cấp:
Vị thế và uy tín của nhà cung cấp so với các nhà cung cấp khác
Khả năng tài chính của các nhà cung cấp ở giai đoạn ổn định và phát triển vớitình hình tài chính lành mạnh
Uy tín của nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm, uy tín trong việc giao nhậnhàng hóa như: Đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng sản phẩm
Chính sách giá cả, chiết khấu, thanh toán và các dịch vụ sau bán hàng
Vị trí địa lý của nhà cung cấp thì cũng ảnh hưởng đến khả năng giao hàng
Tóm lại, doanh nghiệp phải nghiên cứu toàn diện và phân tích đánh giá các nhàcung cấp trước khi đưa ra quyết định chọn lựa nhà cung cấp trong việc cung ứng hànghoá cho doanh nghiệp
2.2.2.3 Thương lượng và đặt hàng
Sau khi có danh sách các nhà cung cấp đã chọn thì doanh nghiệp tiến hànhthương lượng và đặt hàng để ký kết hợp đồng mua bán Thương lượng giữa doanhnghiệp với nhà cung cấp gồm: Số lượng, loại hàng, chất lượng hàng, giá cả, hạn thanhtoán, thời gian và địa điểm giao hàng, các điều kiện khác và các biện pháp xử lý nếunhư vi phạm hợp đồng Sau khi hai bên đã thoả thuận và thống nhất các điều kiện bánthì doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng hay đơn đặt hàng bằng văn bản với cácnhà cung cấp Đây là cơ sở để các bên cùng thực hiện và khi xảy ra tranh chấp thì hợp
Trang 21đồng hay đơn đặt hàng này là bằng chứng để đưa ra pháp lý Hợp đồng hay đơn hàngphải được lập thành tối thiểu nhất là hai bản Hình thức chứng từ đặt hàng gồm:
Hợp đồng mua bán Nội dung của hợp đồng gồm:
Tên, địa chỉ của các bên mua / bán hoặc người đại diện cho các bên
Tên, số lượng, quy cách, phẩm chất của hàng hoá
Đơn giá và chính sách chiết khấu (nếu có)
Phương pháp và điều kiện giao nhận vận chuyển hàng
Phương thức và điều kiện thanh toán (hạn thanh toán, hình thức và phương thứcthanh toán, các điều kiện ưu đãi trong thanh toán (nếu có)
Đơn đặt hàng, nội dung gồm: Các thông tin bên mua, thông tin hàng hóa, cácthông tin liên quan khác, …
Hoá đơn bán hàng thì nội dung tương tự đơn đặt hàng
2.2.2.4 Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng
Việc giao nhận hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hay đơn đặt hàng Tuynhiên doanh nghiệp cần đôn đốc, hối thúc các nhà cung cấp nhanh chóng giao hàng đểtránh tình trạng hàng đến chậm làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Cần giám sát, theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng của nhà cung cấp thực hiệnđúng các điều kiện ghi trong hợp đồng hay đơn đặt hàng như: Hàng hoá nhập kho phảinghiệm thu đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng hàng và nhận đủ các chứng từ giaohàng thì tiến hành các thủ tục ký chứng từ nhập kho Nếu phát hiện hàng giao khôngphù hợp như hàng bị hỏng, bao bì bị bể thì từ chối nhận hàng, đồng thời lập biên bản
và báo ngay cho nhà cung cấp trả hoặc giao đổi lại hàng
2.2.2.5 Đánh giá kết quả mua hàng
Kết thúc quá trình mua nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánhgiá kết quả hoạt động mua Nội dung đánh giá là so sánh giữa thực tế mua với các yêucầu đặt ra cho quá trình mua, nếu kết quả không thỏa mãn được các yêu cầu thì cần ràxét tìm nguyên nhân khắc phục để đảm bảo quá trình mua tiếp theo đạt hiệu quả Việcđánh giá kết quả mua hàng cũng phải làm rõ trách nhiệm về ưu và nhược điểm từng bộphận có liên quan đến quá trình mua hàng
Trang 222.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG
2.3.1 Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới công tác quản trị mua hàng
Kế hoạch và tình hình tiêu thụ hàng hoá: Chiến lược kinh doanh có vai trò quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó chiến lược kinh doanh
có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua hàng, vì vậy quản trị mua hàng cũng phải phụthuộc vào chiến lược, tuỳ theo chiến lược trong từng giai đoạn mà các nhà quản trịmua hàng đưa ra kế hoạch mua hàng hợp lý
Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị
mua hàng vì để xây dựng nên một kế hoạch mua hàng hợp lý phải dựa trên kết quảkinh doanh
Các nguồn lực của doanh nghiệp gồm:
Vốn: Là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đặc biệt là trong mua hàng Đây là nhân tố quan trọng ảnh hởng đến công tácmua hàng của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Là tạo điều kiện tốt trong mua hàng bởi nếu doanh
nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thôngtin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được hàng nhanh hơn và tốt hơn
Nhân viên mua hàng: Mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của con
người Một nhân viên thu mua giỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Kiến thức hiểubiết về hàng hoá, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong thu mua, giao tiếp tốt,…
Năng lực của nhà quản trị mua hàng: Nhà quản trị có vai trò quyết định đến quá
trình mua hàng Nhà quản trị là người chỉ đạo cho nhân viên mua hàng, nên họ phảinắm rõ được về năng lực nhân viên, như khả năng làm việc đảm nhận việc mua hàng,
…
Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường: Nếu doanh nghiệp có vị thế, uy tín
trên thị trường thì việc đặt mua hàng sẽ dễ dàng hơn
Ngoài ra còn có các nhân tố khác như tình hình sản xuất kinh doanh, trình độtiến bộ khoa học kỹ thuật,…, đều có ảnh hưởng đến công tác mua hàng
Trang 232.3.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới công tác quản trị mua hàng
Nhà cung cấp: Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua
hàng của doanh nghiệp, vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp thì sẽ không đảmbảo khả năng mua hàng của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến mua hàng trong
doanh nghiệp ở cả mua và bán Sự cạnh tranh trên thị trường là sự cạnh tranh về giá,nếu nhà cung cấp nào đưa ra giá cả hay các điều khoản ưu đãi thì họ sẽ dễ dàng thu hútđược các doanh nghiệp quan tâm đến hàng của mình
Các cơ quan nhà nước: Mỗi doanh nghiệp đều có các cơ quan nhà nước, cơ
quan địa phương kiểm tra và giám sát các hoạt động có liên quan tới hoạt động kinhdoanh của mình Thông qua hệ thống cơ quan nhà nước, nhà quản trị sẽ tìm đượcnguồn cung ứng tốt đảm bảo được mục tiêu mua hàng của mình như: Thông qua các
cơ chế, chính sách thuế, …
Đó là một số các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ mua hàng của doanh nghiệp,
có những nhân tố chủ quan và khách quan thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh chínhsách mua hàng phù hợp
Trang 24CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP VIỆT PHÚ
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
3.1.1.1 Tên gọi và trụ sở của công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP VIỆT PHÚ
Tên giao dịch: VIET PHU GENERAL JOINT STOCK COMPANY
Viết tắt: VIET PHU JSC
Trụ sở: Lô 23, Khu công nghiệp Quảng Phú, phường Quảng Phú, Thành phốQuảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
cổ đông quyết định và được tiến hành đúng thủ tục theo quy định của pháp luật
Trang 253.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Năm 1995 Công ty Đường Quảng Ngãi đã xây dựng 1 phân xưởng sản xuất bao
bì thuộc công ty lấy tên là Phân xưởng Bao Bì Đến năm 2000 đổi tên và thành lậpNhà máy Bao bì thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hóa cácdoanh nghiệp Nhà nước Ngày 27/12/2002 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
ra quyết định số 5989/QĐ/BNN-TCCB "Về việc chuyển Nhà máy bao bì thuộc Công
ty Đường Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần bao bì Việt Phú" Công ty cổ phần bao
bì Việt Phú chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/02/2003 (Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh Công ty cổ phần bao bì Việt Phú số 340300010 do Sở Kế hoạch và đầu
tư Quảng Ngãi cấp, đến nay là 4300316347)
Xuất phát từ sự phát triển đa ngành nghề kinh doanh và nhiều Đơn vị thành viêncủa công ty được thành lập nên tên công ty đang sử dụng không còn phù hợp Vì vậy,tại Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2013 – 2017 ngày 06/4/2013 HĐQT công ty đềnghị Đại hội đồng cổ đông thay đổi tên công ty từ “Công ty Cổ phần bao bì Việt Phú”trở thành “Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú” Từ khi thành lập đến nay công ty đã
12 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và lần thay đổi gần nhất vàongày 15/01/2014
* Các đơn vị thành viên:
Trung Tâm Điều hành Công
ty cổ phần tổng hợp Việt
Phú
Lô B9-B10, Khu IVB1, Nam sông Trà Khúc, P.Trần Phú, TP.Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
055.3825813055.3811349Fax: 055.3810346
055.3811802Fax: 055.3723839
Cơ sở 2:
Nhà máy Nhựa cao cấp Việt
Phú
Lô C6-1, đường số 5, KCN Tịnh Phong, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 26055.3811802 Fax: 055.3810346
* Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh bao bì thùng carton, bao PP dệt tròn, bao HDPE, PE và cácbao bì khác
- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa tổng hợp cao cấp, nhựa thực phẩm
- Kinh doanh xuất, nhập khẩu trực tiếp vật tư và sản phẩm bao bì, in nhãn hiệutrên bao bì
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, nhà hàng, siêu thị bán lẻ
- Sản xuất kinh doanh gạch, ngói không nung cường độ cao các loại
- Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
Công ty đã trải qua hơn 13 năm hoạt động mặc dù đã gặp rất nhiều khó khăn trởngại trong hoạt động kinh doanh Với sự nổ lực không biết mệt mỏi của ban lãnh đạocông ty cộng với sự đoàn kết của toàn thể công nhân viên.Công ty đã từng bước khắcphục và vượt qua khó khăn tạo một thế đứng vững trên thị trường Cụ thể:
Vốn ban đầu của công ty: Hơn 6 tỷ đồng đến nay đã lên đến 19,8 tỷ đồng vàđang trên lộ trình phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ lên 31,8 tỷ đồng vào năm2016
Ban đầu sản phẩm của công ty chỉ chiếm lĩnh thị trường ở các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên, đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc và từng bướcxâm nhập thị trường quốc tế như Australia, JaPan, China, Korea, Nga…và các nướcthuộc EU Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong nền kinh tếcạnh tranh quyết liệt hiện nay, đòi hỏi sản phẩm phải ngày càng đạt chất lượng tốt hơn,hoàn thiện hơn nữa
Trang 273.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển
3.1.2.1 Nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Tổng hợp Việt Phú hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp của Nhànước, thực hiện theo các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của Nhà nước ViệtNam, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về phí, thuế
Công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, thường xuyên thu thập
ý kiến phản hồi từ khách hàng và các đối tác Công ty luôn có gắng vận dụng hết khảnăng của mình để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng cán bộquản lí có năng lực, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao; có chế độ đãi ngộ tốt dành chonhân viên, thực hiện tham gia đầy đủ bảo hiểm lao động, có mức lương, thưởng phùhợp, có trách nhiệm chi trả đầy đủ cổ tức và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cổ đông
3.1.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức, nhân sự của doanh nghiệp
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức và cơ cấu quản lý của Nhà máy
Trang 28SƠ ĐỒ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Tổng Hợp Việt Phú (2015)
( Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính) Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), được hộiđồng cổ đông bổ nhiệm, được ủy quyền quyết định mọi vấn đề của công ty HĐQT cóchức năng hoạch định các chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược đó.Giám đốc: Là người điều hành quyền lợi và nghĩ vụ của toàn công ty, chịu tráchnhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, là người đại diện choquyền lợi và nghĩ vụ của toàn công ty trước nhà nước và pháp luật
Phòng Tài chính - Kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh trong đơn vị, giám sát tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng cóhiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, các chỉtiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kếtquả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doah của công ty
Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu và giúp lãnh đạo thực hiện công tác tổchức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; đảm nhiệm công tác hành chính – tổng hợp, văn
Trang 29thư - lưu trữ; phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định hiện hành; quản lý công tác bảo
vệ và tổ xe
Phòng Kinh doanh: Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện; thiếtlập và giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối; thực hiệnhoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho công ty; phốihợp với các bộ phận liên quan nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho kháchhàng
Các nhà máy sản xuất: Là bộ phận lực lượng lao động sản xuất chính tạo ra sảnphẩm cho công ty Các bộ phận này chịu sự quản lý chặt chẽ của cấp quản lý Hiệncông ty có 2 nhà máy sản xuất chính là nhà máy sản xuất bao bì và nhà máy nhựa caocấp Tổ chức bộ máy chi tiết tại Nhà máy được trình bày như sơ đồ trên (Sơ đồ 3.2).Dưới Phó quản đốc phân xưởng là Tổ trưởng, cấp cuối là lực lượng lao động đông đảonhất công nhân
Phòng ĐĐSX-KCS: Có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo công ty vềviệc lựa chọn công nghệ kĩ thuật sản xuất, máy móc thiết bị chiều sâu của công ty.Đồng thời chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật và theo dõi, duy trì hệ thống quản trị chấtlượng của công ty…
Trang 30SƠ ĐỒ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi tiết tại Nhà máy bao bì Việt Phú
( Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính)
3.1.3.2 Tình hình nhân sự nhà máy
Tình hình nhân sự có sự thay đổi qua các năm nhất là chuyển biến trong năm
2014, công ty tiến hành tổ chức tái cơ cấu toàn diện, vì vậy công tác điều động, luânchuyển, bổ nhiệm nhân sự là nhiệm vụ hàng đầu nhằm cơ cấu lại tổ chức, bố trí nhân
sự hợp lí, gọn nhẹ, linh hoạt
Công ty đã chuyển toàn bộ lực lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại vănphòng công ty làm việc tại Trung tâm điều hành về làm việc, trực tiếp quản lý, điềuhành sản xuất tại Nhà máy sản xuất bao bì Việt Phú - khu công nghiệp Quảng Phú.Công ty đã điều động 37 lao động sang làm việc tại Công ty TNHH MTVBIGICO Chuyển giao 15 lao động sang làm việc tại Công ty SOTRAWA và Công tyTOBICO
Tổng số lao động định biên (đến ngày 01/01/2015): 263 người, trong đó 109 nữ
Trang 31hạn là 203 người, trong đó có 95 nữ Lao động ký hợp đồng lao động mùa vụ là 60người, trong đó có 14 nữ.
BẢNG 3.1- Trình độ và cơ cấu lao động tại Nhà máy
Chỉ tiêu Số lượng
Phân theo trình độ ĐH&CĐ TC Sơ cấp LĐPT
(Nguồn: Phòng TC-HC Công ty CP tổng hợp Việt Phú 1/2015)
Nhìn chung cán bộ công nhân viên của Nhà máy đều đã trải qua các trường lớpđào tạo, đã được học tập và thực tế về các lĩnh vực mình làm Số người đạt trình độ đạihọc, cao đẳng tăng qua mỗi năm Riêng năm 2015 số người có trình độ đại học và caođẳng chiếm 18,63% tổng nguồn nhân lực của công ty Đây là những cán bộ công nhânviên có trình độ cao, tầm hiểu biết rộng Tỉ lệ lao động của Nhà máy theo giới tính:Nam giới cao hơn nữ giới, nam chiếm 59%, nữ chiếm 41% Lực lượng lao động tuổiđời và tuổi nghề còn trẻ: cán bộ, kỹ sư đại học tuổi đời bình quân 34 tuổi Nhân viênvăn phòng tuổi đời bình quân 32 tuổi Công nhân trực tiếp sản xuất tuổi đời bình quân
33 tuổi
Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, tận tâm đặc biệt là Phòng Kinh doanh đảm bảocung cấp sản phẩm đúng tiến độ kế hoạch công ty đề ra.Với một đội ngũ cán bộ côngnhân viên trẻ có trình độ như vậy, đây là một lợi thế cho sự phát triển và tồn tại lâu dàicủa công ty
Trang 323.1.4 Các kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong trong 03 năm (2013, 2014, 2015)
3.1.4.1 Kết quả thẩm định báo cáo tài chính năm cuối 2014 đầu năm 2015
BẢNG 3.2- Tổng hợp báo cáo tài chính 2013 - 2014
A- Tài sản ngắn hạn 33.699.325.994 29.690.312.553
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 905.416.601 683.471.117
-IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 101.766.000 101.766.000
-TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 95.120.403.071 102.134.218.593
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2014 – Phòng TC-KT Công ty CP Tổng Hợp Việt
Tổng giá trị tài sản đầu năm 2015 giảm 7.013.815.522 so với đầu 2014, con số này giảm chủ yếu do tổng tài sản dài hạn giảm hơn 11 tỷ đồng Theo như nhận định ban đầu, trong 2 năm 2014 – 2015 công ty đã hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản đồng thời đã thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng với tổng giá trị
nguyên giá là 16.917.631.833 đồng thu hồi vốn kinh doanh Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng giảm qua các năm đúng bằng giá trị tổng tài sản Qua bảng trên
ta thấy, tổng nguồn vốn đầu 2015 giảm xuống chủ yếu là do sự sụt giảm lợi nhuận
Trang 33trong vốn chủ sở hữu và tổng nợ phải trả của công ty Điều đáng nói là đầu 2015, nợ ngắn hạn giảm gần 18 tỷ đồng trong khi đó nợ dài hạn lại tăng gần 12 tỷ đồng
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn/phải trả ngắn hạn là 0.88 lần, cho thấy công ty đanggặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sảnxuất kinh doanh Vốn chủ sở hữu đến ngày 01.01.2015 là 21.956.244.758 đồng trong
đó vốn điều lệ là 19,8 tỷ, chỉ tiêu này phản ánh được một phần vốn của cổ đông gópvào công ty đã được bảo toàn và phát triển
Tóm lại, qua bảng cân đối kế toán trên ta thấy rằng công ty đã thu hẹp quy mô
trong năm 2015 Tuy nhiên, đây chỉ mới là phân tích trên toàn tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản chỉ có thể nói lên rằng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong
năm mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân làm gia tăng vốn và hiệu quả của việc điều tiết quy mô kinh doanh trên là tốt hay xấu
3.1.4.2 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
BẢNG 3.3 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP
Tổng hợp Việt Phú 2015
TT CHỈ TIÊU
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
% CHÊNH LỆCH 2014/
2013
2015/ 2014
Trang 34-(Nguồn: Tự tổng hợp từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phòng TC-KT)
Doanh thu: Doanh thu là một trong những nhân tố giúp ta đánh giá được
phần nào tình hình kinh doanh của một công ty Qua bảng 3.2 ta thấy doanh thu củacông ty qua các năm giảm Năm 2014 giảm gần 27 tỷ đồng so với năm
2013 và năm 2015 giảm gần 50 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng-40.1% Doanh thu thuần của công ty cũng giảm tương ứng Các khoản giảm trừ củacông ty (giảm giá hàng bán, khuyến mại, còn giảm trừ do hàng bán bị trả lại) chiếm tỷ
lệ không đáng kể, nên giảm chủ yếu là do doanh thu giảm Điều này chứng tỏ khâubán hàng, marketing của công ty thời gian qua không hiệu quả Điều đáng nói ở đây đó
là một nguồn giảm doanh thu đáng kể từ các khách hàng lớn như các đơn đặt hàng củaCông ty CP Đường Quảng Ngãi Năm 2013, nhà máy Đường Quảng Ngãi đã thànhcông đầu tư dây chuyền máy móc tự sản xuất chai nhựa PET Chính vì vậy, những đơnđặt hàng trị giá hàng chục tỷ đồng từ các nhà máy nước khoáng Thạch Bích, Nhà máybia Dung Quất, … cũng không còn nữa, đây là một mất mát rất lớn cho nguồn bán racủa Việt Phú làm giảm mạnh doanh thu bán hàng
Giai đoạn 2013-2015 là một giai đoạn khó khăn đối với công ty, đặc biệt cuối 2013đầu 2014, giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục biến động sự cạnh tranh trên thịtrường diễn ra quyết liệt Các dự án đầu tư chưa đi vào hoạt động, các thủ tục pháp lí
về sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa hoàn thành, ngân hàng không tăng hạn mức tíndụng, thiếu vốn sản xuất, sản lượng đạt được thấp hơn so với kế hoạch Hội đồng quảntrị đã tổ chức triển khai không đầu tư dàng trải mà có lựa chọn, cụ thể không đầu tưvào hạng mục Trung tâm thương mại Ông Bố, quyết định bán 3 Nhà máy nhựa caocấp, nhựa thực phẩm và Nhà máy sản xuất gạch ngói không nung cường độ cao nhằmthu hồi vốn
Tóm lại, việc thu hẹp quy mô sản xuất cùng với việc sản phẩm đầu ra giảm làm chodoanh thu bán hàng 2015 giảm mạnh so với các năm trước Tuy nhiên, xét cho cùng