d. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
3.3.5. Hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động bị thu hồi đất.
Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn, nhà nước cần chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời huy động nguồn vốn đầu tư một cách tích cực. Trong đó, nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công cuộc sở hữu Nhà nước để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Tiến hành đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ việc làm, không để vốn phải để nhàn rỗi trong quá trình chờ triển khai dự án hoặc dự án phải chờ vốn mới thực hiện được. Nhà nước cần quan tâm và ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, tiến hành hỗ trợ đối với các dự án, các hộ gia đình người lao động muốn tham gia tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo có chức năng, thẩm quyền các quận, huyện cần kết hợp với ngân hàng để tạo thuận lợi cho người
lao động bị thu hồi đất có thể được thuận tiện trong việc vay vốn sản xuất như các thủ tục xin vay vốn được tiến hành thuận tiện, lãi suất vay thấp, … đồng thời tiến hành sát sao để cho các nguồn vốn tránh bị dồn đọng, các dự án của người lao động đề ra khó thực hiện dễ dẫn đến việc khó có khả năng chi trả các khoản vay.
Theo dự kiến, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) sẽ đáp ứng được khoảng 16 -18% nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến đáp ứng khoảng 14 – 16% nhu cầu vốn đầu tư. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn chưa hỗ trợ được phần nào công tác tạo việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất. Chính vì vậy, nhà nước vẫn cần tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO và tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT để đẩy nhanh phát triển kết cầu hạ tầng. Việc huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, từ đó, giúp người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nói riêng có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn nữa.
KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, con người luôn là một thứ tài sản vô giá. Nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng là một vấn đề lớn. Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố con người. Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm cho người lao động trở thành một nhiệm vụ quan trọng cần được đặt lên hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã hội. Các chính sách được thể hiện trong quá trình hoạt định các chiến lược, đề ra các kế hoạch cụ thể, lấy lao động
làm vị trí trung tâm, hướng chủ yếu vào lợi ích và quyền lợi của người lao động. Đặc biệt, Hà Nội là một thành phố lớn của cả nước, là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội giao lưu buôn bán của cả nước. quá trình mở rộng thủ đô nhằm đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, xã hội khiến cho một lực lượng lớn lao động bị thu hồi đất trở nên không có việc làm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất là một vấn đề thiết yếu, cần được quan tâm, chú trọng; từ đó, góp phần ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người lao động bị thu hồi đất. Đồng thời, góp phần đề ra các giải pháp giúp cho Hà Nội có thể chuyển dịch được cơ cấu ngành kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế, sánh ngang tầm được với các nước trong khu vực.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và tập thể các bác, các chú tại sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt được bản báo cáo chuyên đề.