Cơ cấu theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)

Với mục đích chuyển dịch thành phần cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương từ đó đã giải quyết việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất theo hướng này:

- Khu vực công nghiệp: 52,5% - Khu vực dịch vụ: 41,4%

- Khu vực nông nghiệp 6,1%.

Biểu đồ 2.1.Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế.

Theo Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội.

Sau khi thu hồi đất, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi. Lực lượng lao động tham gia ngành nông nghiệp trước đây, do bị thu hồi đất đã không còn đất để sản xuất nên đã chuyển sang lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Điều này phù hợp với sự chuyển dịch kinh tế. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều khu công nghiệp , cụm công nghiệp, cụm làng nghề như KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Thạch Thất – Quốc Oai,… Trong đó, mỗi ha đất KCN Hà Nội bình quân tạo việc làm mới được cho 80 lao động, trong đó có khoảng 22 - 24 người lao động bị thu hồi đất; tạo gần 50 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.Mặc dù tình hình kinh tế suy giảm, nhưng số lao động bị thu hồi được được tạo việc làm trong các khu công nghiệp vẫn tăng 1,91 % so với năm 2008. Ngoài ra, một số người lao động đứng trước nguy cơ bị mất thu nhập, đã tự tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các công nghệ kĩ thuật ctieen tiến để làm tăng thêm thu nhập cho bản thân, gia đình, và xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w