Những hạn chế, bất cập còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 46)

d. Cơ cấu lao động bị thu hồi đất theo địa phương.

2.5.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thu hồi đất của người lao động vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần được quan tâm và sửa đổi, nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc ổn định việc làm và cuộc sống cho người lao động.

Các dự án thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp thường thu hút được rất nhiều dự án đầu tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ

USD và hàng trăm ngàn tỷ đồng. Hàng triệu lao động lẽ ra được giả quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Việc thu hồi đất chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lao động bị thiếu việc làm là do sự thất hứa của các chủ lao động trước và sau khi đầu tư tại địa phương khiến tỷ lệ sử dụng lao động rất thấp. Đồng thời, một bộ phận lớn người lao động không đáp ứng được yêu cầu tay nghề. Nhiều nơi có tới hàng ngàn lao động mất việc nhưng chỉ có 10 – 20 người đã qua đào tạo tay nghề. Bên cạnh đó, nhiều lao động cũng quá độ tuổi tuyển dụng (thường trên 35 tuổi – độ tuổi khó thích nghi với môi trường lao động mới) chiếm tỷ lệ cao.

Một trong những nguyên nhân thường gặp cũng là bởi người lao động sau khi bị thu hồi đất còn ỷ lại các chính sách của nhà nước, chỉ biết sống ỷ lại vào tiền đền bù đất mà chưa tự mình đi kiếm việc làm. Ngoài ra, việc tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động ở các địa phương còn hạn chế. Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính tạo việc làm cho khoảng 55.000 người/năm). Quỹ hỗ trợ việc làm cho người lao động được lập ra với ngân sách ban đầu là 50 tỷ cũng không đủ để đáp ứng như cầu hỗ trợ cho lao động cần việc làm.

Đồng thời, tuy nhiều biện pháp hỗ trợ được đề ra, nhưng hiệu quả thực tế vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất.

Trong khi đó khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn thấp, chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc. Đó là chưa kể một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề (chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông và 14% lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc học nghề trở lên). Nhiều địa phương có tới hàng nghìn lao động bị mất việc làm nhưng chỉ có 12 đến 20 người đã qua đào tạo.

Công tác đào tạo nghề cũng còn nhiều bất cập. Các ngành nghề đào tạo vẫn chưa đủ đa dạng để có thể đáp ứng được hết nhu cầu học nghề của người lao động cũng như nhu cầu cần lao động có khả năng tham gia vào quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Các ngành nghề hầu như phù hợp với nam giới nhiều hơn nữ giới.

Điều này khiến tỷ lệ lao động nữ giới được đào tạo nghề và có việc làm chỉ bằng một nửa so với số lượng lao động nam giới hiện này.

Nhiều trung tâm đào tạo nghề không chịu thường xuyên thay đổi nội dung đào tạo. Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các xưởng sản xuất liên tục đổi mới áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy, người lao động cần được đào tạo theo các trang thiết bị hiện đại mới có đủ trình độ để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này cũng một phần do các doanh nghiệp chưa thật sự để tâm đến việc đào tạo cho người lao động bị thu hồi đất. Nhiều doanh nghiệp không chịu thực hiện đúng cam kết trước khi nhận đất sản xuất kinh doanh và xây dựng.

Người lao động còn thiếu nhiều thông tin về việc làm, những tiêu chí cần thiết của các nhà tuyển dụng. Đồng thời, tâm lý tốn thời gian, ngại xa nhà vẫn còn tồn tại trong người lao động. Phần lớn họ chỉ biết nhìn đến mục đích trước mắt mà không thấy được ích lợi từ việc tham gia vào quá trình đào tạo nghề ở các trường học, trung tâm dạy nghề thường xuyên,…

Ngoài ra, việc sử dụng tiền đền bù cho người dân vẫn chưa hợp lý, gây ra bức xúc đối với người lao động. Theo quy định của Hà Nội về mức đền bù và hỗ trợ cho người lao động sau khi bị thu hồi đất bao gồm các khoản sau:

- Đơn giá đền bù:108 nghìn đồng/m2.

- Mức hỗ tợ chuyển đổi nghề nghiệp: 30 nghìn đồng/m2.

- Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 35 nghìn đồng/m2.

Mức bồi thường đất so với giá đất hiện nay trên thị trường là quá thấp. Bên cạnh đó, sau khi nhận liền một lúc một khoản tiền lớn hỗ trợ, phần lớn người lao động dùng số tiền đó vào việc sửa sang lại nhà cửa, mua sắm các vận dụng trong gia đình. Một số người dùng tiền đó để gửi tiết kiệm với mục đích sinh lời. Mặc dù biết hình thức này kém hiệu quả hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư vào kinh doanh nhưng họ vẫn lựa chọn bởi tâm lý lo sợ rủi ro, thất bại, đồng thời không có trình độ để tiến hành công việc kinh doanh. Thực tế, chỉ có một số ít người dùng số tiền đó đầu tư cho việc học hành, giúp tăng thu nhập cho tương lai. Chính vì nguyên do phần lớn người lao động chỉ biết sống ỷ lại vào số tiền được hỗ trợ đó, mà chỉ sau một thời gian, sau khi sử dụng hết số tiền được hỗ trợ mà không biết tự đi kiếm việc làm mới, họ trở thành những hộ gia đình nghèo, đời sống thu nhập trở nên khó khăn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội.

đáng kể, nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất chỉ tốt nghiệp cấp 1 vẫn còn nhiều, lao động có trình độ cao đẳng, đại học vẫn còn rất ít. Việc trình độ học vấn không cao khiến các doanh nghiệp dù muốn cũng không thể sử dụng những lao động này, bởi với tiến bộ khoa học, việc vận hành sử dụng các loại máy móc trang thiết bị tiên tiến sẽ gây khó khăn đối với những lao động không có tay nghề, không có trình độ.

Cuối cùng, việc chuyển dịch cơ cấu tuy đã có khởi sắc đáng kể, nhưng vẫn diễn ra chậm chạm, mang tính tự phát cao. Nhiều người lao động bị thu hồi đất chỉ biết trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nước mà không chủ động kiếm việc làm, nghiên cứu thị trường lao động. Nhiều lao động trẻ sợ vất vả,vẫn mang tâm lý thích ham chơi, hưởng thụ, còn những lao động có tuổi lại không đủ tình trạng sức khỏe để đáp ứng tốt được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Chính vì còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực nên chính quyền địa phương cần phải đề ra các chính sách nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc tạo việc làm cho những người lao động bị thu hồi đất, tránh tình trạng thừa lao động trên địa bàn thành phố trong khi các doanh nghiệp vẫn khát lao động lành nghề.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w