Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 55 - 56)

Chính quyền địa phương cần chú trọng đến việc mở rộng cơ cấu các ngành nghề, phát triển dịch vụ kinh doanh vừa và nhỏ, mô hình kinh tế hộ gia đinh. Việc khuyến khích người lao động bị thu hồi đất tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu để người dân lao động tại chỗ, khai thác và huy động nguồn nhân lực một cách tối đa, tránh tình trạng người lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm, phải di cư qua các vùng khác để sinh sống, gây mất cân bằng cung – cầu giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Tuy nhiên, ngoài việc khuyến khích người lao động kinh doanh, sản xuất ngay tại địa phương, chính quyền cũng cần phải có sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, nhằm tránh tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không công bằng giữa các cơ sở sản xuất, dễ tạo sự rối loạn trong việc quản lý và sản xuất kinh tế.

Nhất là đối với nhóm dân cư làm nghề thủ công truyền thống, cần giúp họ thấy được ý nghĩa của việc nâng cao kiến thức, tay nghề, khả năng sáng tạo trong công việc. Từ đó, họ có thể có mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ ra nhiều nơi từ đó tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

Triển khai và phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao ở các làng nghề truyền thống như Gốm sứ Bát Tràng, may Cổ Nhuế, chế biến thực phẩm Xuân Đỉnh, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Vân Hà – Liên Hà, dệt ở Triểu Khúc, dệt lụa Vạn Phúc, lụa Cổ Đô (Ba Vì), nghề dệt xô màn ở Hòa Xá, nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức), các làng nghề chế biến nông sản. Cần phát triển các làng nghề này theo hướng

kết hợp với du lịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 55 - 56)