Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 35)

d. Cơ cấu lao động bị thu hồi đất theo địa phương.

2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội.

người dân sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, trong khi đó, đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Năm 2007, trong tổng số 20.000 lao động bị thu hồi đất trên địa bàn, chỉ có chưa đầy 5.000 lao động có nhu cầu học nghề, chủ yếu là các nghề như lái xe, sửa chữa máy móc, cơ khí, hàn xì, may công nghiệp, thủ công...

Việc thu hồi đất còn khiến một lượng lớn lao động từ nông thôn đổ dồn về thành phố. Điều này làm các vấn đề xã hội ngày càng phát sinh do lực lượng lao động thất nghiệp nhiều khiến các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, những lao động có việc làm thường làm nhiều nghề nặng nhọc như khuân vác, thông cống, phụ xe, thợ hồ, xe ôm, bán hàng rong…

Có thể nói, các cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ lại chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Ở một số nơi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chưa mạnh, mới chỉ tập trung ở các làng nghề và giới hạn ở một số địa phương. Ngoài ra, các kênh thông tin tìm việc và giao dịch ở nhiều nơi còn chưa phát triển. Nhất là ở vùng nông thôn, người lao động thường tìm việc thông qua sự giới thiệu của người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen. Các thông tin giao dịch cũng như vai trò của các tổ chức việc làm rất mờ nhạt đối với khu vực nông thôn, và không tạo được sự quan tâm của số đông người lao động.

2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w