1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập công ty găng tay cao su Nam Long

50 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập công ty găng tay cao su Nam Long. Thực tập Quá trình Thiết bị. Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Trung Ngôn. Bộ Môn: Quá trình Thiết bị. Khoa kỹ thuật Hóa học. Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong bộ môn Quá trình & Thiết bị, Khoa KTHH, trường ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh; đã tổ chức cho chúng em có đợt thực tập nhằm củng cố kiến thức đã học và có cơ hội va chạm thực tế

Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty TNHH Nam Long đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng em thực tập tại công ty Trong thời gian đầu, chúng em còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Lê Bạch Long - Giám Đốc Công Ty, anh Nguyễn Thế Anh - Trưởng phòng kỹ thuật, là người trực tiếp hướng dẫn chúng em tại nhà máy, cùng các anh Tổ trưởng các phân xưởng chúng em đã dần khắc phục và hiểu rõ hơn

về nhà máy Bên cạnh đó chúng em cũng xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Trung Ngôn - Giáo viên hướng dẫn đã giúp chúng em rất nhiều để hoàn thành tốt đợt thực tập này

Một lần nữa chúng em xin gửi lời cảm ơn chân tình đến toàn bộ cô chú, anh chị kỹ sư và công nhân làm việc tại nhà máy, những người luôn bận rộn với công việc sản xuất nhưng luôn hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của chúng em tận tình, đầy đủ

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nam Long, chúng em đã phần nào học hỏi được kinh nghiệm thực tế, hỗ trợ kiến thức cho chúng em sau khi ra trường, biết được quy mô tổ chức, quy trình vận hành nhà máy, tác phong công nghiệp trong nhà máy Chúng em còn nhận ra được những kiến thức cũng như kỹ năng mình còn thiếu để có thể kịp thời bổ sung trong thời gian học ở trường

Nhiều kiến thức có được ở công ty chắc chắn không thể có được qua sách vở đã học ở trường, nên chúng em càng trân trọng hơn sự giúp đỡ từ công ty

Thời gian thực tập không nhiều và vốn kiến thức hạn hẹp nên chắc chắn trong quá trình tìm hiểu về hoạt động công ty chúng em còn rất nhiều sai sót Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, cũng như lời phê bình của quý thầy cô và các anh chị trong công ty Đó

sẽ là những hành trang quý giá giúp chúng em hoàn thiện hơn sau này

Rất mong sự thông cảm các anh chị trong công ty và các thầy cô trong Khoa

Chúng em xin chân thành cám ơn!

Tp.HCM, ngày tháng năm 2015 Nhóm thực tập

Trang 2

Công ty TNHH Nam Long Trường ĐH Bách Khoa TPHCM

Khoa Kỹ Thuật Hoá Học Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Kính gửi:

- Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

- Ban Chủ Nhiệm Khoa Kỹ Thuật Hoá Học

Tôi tên là: Lê Bạch Long

Chức vụ: Giám Đốc Công ty TNHH Nam Long

Tôi xác nhận nhóm sinh viên đã thực tập tại công ty TNHH Nam Long từ ngày

01/07/2015 đến ngày 30/07/2015

Dưới đây là những nhận xét của tôi đối với nhóm sinh viên đã thực tập tại công ty chúng tôi trong thời gian trên:

Đồng Nai, ngày… tháng… năm 2015

Ký tên

Trang 3

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM LONG 5

1.1 Lịch sử thành lập và phát triển 5

1.2 Địa điểm xây dựng và bố trí mặt bằng 5

1.2.1 Địa điểm xây dựng 5

1.2.2 Sơ đồ mặt bằng: 6

1.3 Đặc điểm và nhiệm vụ tổng quát của công ty 7

1.3.1 Tình hình nhân sự 7

1.3.2 Mục tiêu 7

1.3.3 Nhiệm vụ 7

1.4 Sơ đồ bố trí nhân sự 8

1.4.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý 8

1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của khối văn phòng 8

1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất 10

1.5 An toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy 11

1.5.1 Nội quy công ty 11

1.5.2 An toàn lao động 11

1.5.3 Phòng cháy chữa cháy 12

1.5.4 Vệ sinh môi trường 13

1.6 Bảo quản, tồn trữ : 14

1.7 Các dạng năng lượng sử dụng 14

II TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 15

2.1 Mủ cao su ( Latex ) 15

2.1.1 Cao su thiên nhiên 15

2.1.2 Mủ cao su ( Latex ) 16

2.2 Chất lưu hóa 18

2.3 Chất ổn định 19

2.4 Chất xúc tiến 19

2.5 Chất tạo màu 20

2.6 Chất độn 20

III DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 21

Trang 4

IV QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 24

4.1 Phân xưởng phối liệu 24

4.1.1 Quá trình nghiền thuốc 24

4.1.2 Quá trình phối mủ 26

4.2 Phân xưởng sản xuất găng tay cao su 28

4.3 Phân xưởng lò hơi – lò dầu 30

4.4 Phân xưởng bao bì - đóng gói 30

V MÁY – THIẾT BỊ 31

5.1 Máy nghiền bi 31

5.2 Máy nghiền ngang 33

5.3 Bồn khuấy mủ 36

5.4 Bồn nhúng mủ 38

5.5 Lò rửa 39

5.6 Thiết bị sấy lồng 41

5.7 Lò hơi 44

VI SẢN PHẨM VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 46

VII NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 50

1 Nhận xét: 50

2 Đề nghị: 50

Trang 5

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM LONG

1.1 Lịch sử thành lập và phát triển

Công ty TNHH Nam Long là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 22/07/1998 theo giấy phép số 0253ĐN – GP/TLDN do UBND tỉnh Đồng Nai cấp

Tên công ty: Công ty TNHH Nam Long

Tên tiếng anh: Nam Long Co., LTD

Website: Http://namlong-gloves.com ĐT: (+84) 61.384.4469

Email: namlonggt@yahoo.com (+84)61.354.6027

1.2 Địa điểm xây dựng và bố trí mặt bằng

1.2.1 Địa điểm xây dựng Công ty TNHH Nam Long đặt tại ấp 3, Xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Mặt bằng công ty khoảng 10.000 m2 bao gồm các khu vực:

Trang 6

1.2.2 Sơ đồ mặt bằng:

Trang 7

1.3 Đặc điểm và nhiệm vụ tổng quát của công ty

1.3.1 Tình hình nhân sự Tổng cán bộ và công nhân có khoảng 100 người

Công nhân làm việc được trả theo sản phẩm và làm việc theo ca

- Lấy quan hệ sản xuất hàng hóa là mục tiêu hoạt động kinh doanh

- Nâng cao thu nhập cho nhân viên công ty

- Về nghĩa vụ đối với nhà nước: trên cơ sở kinh doanh có hiệu quả, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công ty đã hoạt động thuận lợi và nộp các khoản thuế cho cơ quan nhà nước theo đúng quy định

- Về kinh doanh: thực hiện các phương án về đầu tư và phát triển của công ty Chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 8

- Người hỗ trợ giám đốc trong kinh doanh và điều hành công ty

1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của khối văn phòng

1.4.2.1 Kế toán

- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty

Trang 9

- Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của nhà nước và Quy chế quản lí tài chính của công ty

- Kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt

- Phổ biến, hướng dẫn các Phòng chuyên môn thực hiện thủ tục tạm ứng, hoàn ứng và các thủ tục tài chính khác theo quy chế của quản lí tài chính, quy chế quản lí tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ

- Định kì đánh giá tình hình sử dụng tài sản của Công ty theo quy chế của Công ty

- Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để lập giá mua, giá bán vật tư hàng hóa trước khi trình giám đốc duyệt

- Thực hiện thủ tục mua sắm thiết bị sửa chữa tài sản theo đúng quy định của nhà nước và công ty

- Thực hiện việc kiểm kê định kì, xác định tài sản thừa, thiếu khi kết thúc thi công công trình đồng thời đề xuất với tổng giám đốc biện pháp xử lí

- Phân tích các thông tin kế toán theo yêu cầu lãnh đạo của Công ty

- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế đối với cơ quan thuế

- Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty

- Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng chế độ quy định nhà nước

1.4.2.2 Phòng kinh doanh

- Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những mối quan

hệ kinh doanh mới, bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác

- Hiểu rõ và thuộc tính năng, bi bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

- Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lí khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mẫu của các quy trình này

- Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ thông tin của khách hàng

- Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản Lập thủ tục ký kết hợp đồng

- Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hóa đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao

- Nhận và xử lí các khiếu nại của khách hàng, về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng,

Trang 10

- Cập nhật kiến thức công việc qua việc đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thu; duy trì các mối quan hệ khách hàng

- Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó

- Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kì (theo tháng hoặc theo quý)

- Quản lí, điều hành mọi hoạt động của kho hàng

- Thực hiện giám sát xuất kho, nhập kho

- Báo cáo cho cấp trên tiến độ thực hiện công việc

1.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất

1.4.3.1 Tổ trưởng sản xuất

- Tổ chức sản xuất từ khâu nguyên liệu đén khâu chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh

- Tiến hành tổ chức sản xuất trong phân xưởng theo ca

- Quản lí chặt chẽ, điều động sắp xếp một cách hợp lí lao động, quản lí vật tư, máy móc thiết bị và bão dưỡng theo định kỳ không để thất thoát nguyên vật liệu, nhiên liệu

- Kiểm tra chất lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt đủ điều kiện yêu cầu

- Tổ chức động viên thi đua giữa các công nhân lao động trong sản xuất, có hình thức kỷ luật, khen thưởng rõ rang, thực hiện tốt nội quy trong sản xuất

1.4.3.2 Tổ cơ điện

- Quan sát, theo dõi và sửa chữa các hệ thống cơ khí, điện của nhà máy

- Bảo dưỡng các thiết bị, máy móc cơ khí theo định kì

- Khắc phục sự cố liên quan tới máy móc, hệ thống điện kịp thời

1.4.3.3 Phân xưởng phối liệu

- Chịu trách nhiệm trong khâu đầu vào của nguyên liệu

- Phối trộn nguyên liệu theo đúng tỉ lệ, yêu cầu của sản phẩm để cung cấp cho các dây chuyền sản xuất phù hợp

1.4.3.4 Phân xưởng sản xuất găng tay

- Thực hiện dây chuyền công nghệ sản xuất găng tay cao su

- Phát hiện và khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng của sản phẩm

1.4.3.5 Phân xưởng lò hơi- lò dầu

- Duy trì hoạt động của 2 lò cung cấp chất tải nhiệt hơi và dầu

- Cung cấp chất tải nhiệt cho hoạt động sản xuất của dây chuyền công nghệ sản xuất găng tay cao su

- Kiểm tra, theo dõi, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống lò hơi, đường ống

- Khắc phục các sự cố kịp lúc

Trang 11

1.4.3.6 Bao bì - đóng gói

- Phân loại sản phẩm sau khi đã ra khỏi quy trình sản xuất

- Chịu trách nhiệm đóng gói sản phẩm găng tay cao su hoàn chỉnh

1.5 An toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy

1.5.1 Nội quy công ty

Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên của toàn công ty Giám đốc công ty TNHH Nam Long ra quyết định:

* Đối với khách: Khi liên hệ công tác phải xuất trình giấy tờ theo sự hướng dẫn của bảo vệ xí nghiệp Các phương tiện cá nhân tập thể khi ra vào xí nghiệp phải khai báo với xí nghiệp

* Đối với cán bộ công nhân viên:

+ Phải mặc đồng phục, quần áo bảo hộ lao động và mang bảng tên mã số trước khi bước vào cổng xí nghiệp

+ Không đùa giỡn trong khu vực sản xuất, nơi có bảng cấm

+ Không được ăn hoặc nấu trong giờ làm việc

+ Khi có sự cố phải cho máy móc ngừng làm việc, báo với người liên quan giải quyết

1.5.2 An toàn lao động

1.5.2.1 Phòng tránh tai nạn lao động

- Làm việc phải trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, giày dép Không vận hành máy khi uống rượu, khi trong người có chất kích thích, tâm trạng không ổn định

- Khi máy đang vạn hành không đưa tay chân vào các bộ phận chuyển động

- Không được làm rơi vải bán thành phẩm xuống đất, không được để lẫn tạp chất vào bán thành phẩm trong quá trình sản xuất

- Cuối ca phải vệ sinh, dọn dẹp và đặt đồ dung, vật dụng đúng vị trí

1.5.2.2 An toàn cho người lao động

Để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho công nhân, công ty đã thực hiện:

+ Có hệ thống thông gó cho phân xưỡng sản xuất, tăng cường các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân

+ Công nhận trước khi vào phân xưởng phải học nội quy an toàn và vận hành quy trình công nghệ

+ Công nhân làm việc ở vị trí nào phải thực hiên chức năng nhiệm vụ ở vị trí đó

1.5.2.3 An toàn thiết bị lao động

- Khi khởi động máy hải thao tác theo đúng quy trình công nghệ, trước khi sử dụng phải cẩn thận, hư hỏng phải báo cho tở kĩ thuật khắc phục

- Thiết bị phải kiểm tra theo định kì, kết thúc ca sản xuất phải vệ sinh máy móc thiết bị

- Trong quá trình sản xuất phải:

Trang 12

+ Đảm bảo đúng quy trình công nghệ trước khi đưa nguyên liệu vào máy

+ Chú ý tiếng ồn phát ra từ máy, nếu có biểu hiện thất thường lập tức ngưng máy và kiểm tra

1.5.2.4 An toàn khi sử dụng điện

- Không dung tay ướt đóng mở cầu dao

- Khi phát hiện có rò rỉ điện phải ngưng sản xuất, báo ngay cho tổ kĩ thuật biết

- Không dung tay nắm dây điện và dẫm lên dây điện

1.5.3 Phòng cháy chữa cháy

- Các nguyên liệu, nhiên liệu của nhà máy đều là chất dễ cháy nở Hơn nữa, trong nhà mấy luôn sử dụng các thiết bị ở nhiệt độ cao nên việc phong cháy chữa cháy là rất quan trọng/

- Nhận biết được tầm quan trọng đó nên công ty quy định bắt buộc mọi cán bộ công nhân viên trong nhà máy phải tuận thủ các nội quy về phòng cháy chữa cháy, đó là:

+ Thận trọng trong việc dùng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các hóa chất dễ cháy nổ… + Cấm sử dụng điện tùy ý, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện + Hàng hóa vật tư phải được xếp gon gàn, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra vào cứu chữa khi cần thiết

Trang 13

Thải Ra Môi trường

Bể keo tụ tạo bông

Trang 14

- Nước thải ra từ nhà máy được đưa vào bể điều hoà để ổn định pH (pH =9) bằng cách cho NaOH vào

- Tiếp theo, nước từ bể điều hòa phèn PAC (poly Aluminium Cloride) được bơm vào thiết bị trộn tĩnh để tạo hạt có kích thước lớn, kế tiếp ta bơm polymer anion vào bể tạo bông.(pH trong

bể tạo bông lúc này là 7,5)

- Sau đó, nước được đưa qua bể lắng lần 1 để lắng bớt cặn bẩn

- Tiếp theo, nước được đưa vào bể chứa vi sinh vật để vi sinh vật xử lý Gồm 2 bể, bể thứ nhất

là bể Anoxic (không sục ô-xi ) để xử lý Nitrat, bể thứ hai là bể Aerotank (có sục ô-xi ) để xử

lý COD và BOD

- Khi qua 2 bể xử lý vi sinh vật thì nước thải sẽ được đưa qua bể lắng lần 2

- Nước trong và đạt chuẩn sẽ được đưa qua bể khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường Còn bùn có chứa vi sinh vật sẽ được đưa về bể chứa vi sinh vật để sử dụng tiếp tục

1.5.4.2 Khí thải

- Trong phân xưởng lò hơi, khói lò của quá trình đốt củi được đi qua cyclone để lắng bụi lớn,

và tiếp tục qua bể nước để lắng bụi nhỏ hơn, sau đó khí được thải trực tiếp ra môi trường

- Phần lớn các khí thải trong nhà máy ít độc hại, mức độ ô nhiễm không đáng kể nên được thải trực tiếp ra môi trường

- Các phân xưởng sản xuất có trang bị hệ thống đường ống dẫn hơi nước bão hòa (được cấp

từ thiết bị lò hơi) để cung cấp nhiệt cho quá trình sấy và làm nóng nước

- Về nguồn nước Công ty sử dụng nguồn nước của Công ty cấp nước thải Đồng Nai phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt, xử lý hơi bụi, khí thải… Quá trình sản xuất gia công của công

ty là quá trình hở bình thường không đòi hỏi các điều kiện đặc biệt về nhiệt độ hay áp suất

Trang 15

II TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU Một sản phẩm gồm các thành phần nguyên liệu:

2.1.1 Cao su thiên nhiên

- Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao

su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae)

- Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên

ở thế kỷ 16 Nam Mỹ vẫn là nguồn chính của mủ cao su với số lượng rất hạn chế được sử dụng trong nhiều thế kỷ 19 Tại Singapore và Malaysia, sản xuất thương mại cao su đã được rất nhiều thúc đẩy bởi Sir Henry Nicholas Ridley, người từng là Giám đốc khoa học đầu tiên của Vườn Bách thảo Singapore 1888-1911 Ông phân phối hạt giống cao su cho nhiều người trồng và phát triển các kỹ thuật đầu tiên để khai thác mủ mà không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây.Henry Wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm Các cây con được gửi đến Colombo, Indonesia, và Singapore

- Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu hóa cao su được các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839 Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao

- Mủ cao su thiên nhiên là dạng nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm lượng phần khô từ 28%-40% Kích thước hạt cao su rất nhỏ, cỡ khoảng 0,05-3μm và có hình quả trứng

gà Trong 1 gam mủ cao su với hàm lượng phần khô 40% có 5000 hạt với đường kính trung bình 0,26μm, tất cả các hạt này đều ở trạng thái chuyển động Browner

Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren

Trang 16

- Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4

- Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4

- Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4

* Tính chất vật lý

- Ở nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể CSTN kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25°C CSTN tinh thể nóng chảy ở 40°C

 Khối lượng riêng: 913 kg/m³

 Nhiệt độ hóa thủy tinh (Tg): -70°C

 Hệ số dãn nở thể tích: 656.10−4 dm³/°C

 Nhiệt dẫn riêng: 0,14 w/m°K

 Nhiệt dung riêng: 1,88 kJ/kg°K

 Nửa chu kỳ kết tinh ở -25°C: 2÷4 giờ

2.1.2 Mủ cao su ( Latex )

- Latex hay latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại Theo nguyên tắc, ta có thể nói đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng Ở Việt Nam, latex còn được gọi là mủ cao su nước

- Latex cao su được chia làm 2 loại: Latex cao su thiên nhiên (NR) và Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber).Cao su tổng hợp có rất nhiều loại : Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethilene – Propilene copolimer (EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene (cao

su Neoprene viết tắt là CR); Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao su Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU); Polysilicone (cao su Silicone); … Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng Tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm hiện nay chủ yếu

dùng latex cao su tổng hợp SBR

Trang 17

- Latex cao su thiên nhiên (NR) (NR: Natural Rubber): Hay nói chính xác là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ Cấu tạo latex bao gồm:

 Pha phân tán: là các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim) Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính

ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân

tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%

 Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu

là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)

- Latex cao su tổng hợp SBR: Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer

là Styrene và Butadiene Chính vì thế cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ

lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi, …) thấp hơn Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn) Tuy nhiên,

do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ, …) tốt hơn.Latex cao su tổng hợp SBR có cấu tạo như sau:

 Pha phân tán: là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer

 Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương

Trang 18

2.2 Chất lưu hóa

- Lưu hóa là quá trình phản ứng hóa học mà qua đó cao su chuyển từ trạng thái mạch thẳng sang trạng thái không gian 3 chiều Ngay từ buổi đầu tiên, người ta dùng lưu huỳnh để khâu mạch cao su nên gọi là lưu hóa Ngoài lưu huỳnh còn có thể dùng một số chất khác để lưu hóa cao su như selen (Se), peroxit, nhựa lưu hóa, Sự lưu hóa đã làm cho cao su bền hơn, dai hơn và đưa cao su trở thành sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

- Lưu huỳnh (S) là chất lưu hóa (tạo liên kết ngang) chậm Khi tăng dần lượng S thì càng cần thời gian gia nhiệt kéo dài và làm giảm độ bền liên kết Tuy nhiên, một số chất hữu cơ như alinin và thiocarbanilit làm giảm thời gian lưu hóa và giảm bớt sự thoái biến oxy hóa của cao su trong quá trình lưu hóa, vì vậy cải thiện được các tính chất của cao su sản phẩm

Trang 19

2.3 Chất ổn định

Mủ cao su sau khi lấy ra được vài giờ nó sẽ tự động đặc lại do vậy để đảm bảo khỏi bị phân huỷ và để tránh bị rữa hay đông cứng lại thì người ta ổn định bằng cách cho thêm ammoniac (NH3) vào

2.4 Chất xúc tiến

- Chất xúc tiến được xem là một phụ gia không thể thiếu trong quá trình lưu hóa cao su.Chất xúc tiến được nhà sản xuất cao su cho vào sản phẩm nhằm để rút ngắn thời gian lưu hóa, giảm nhiệt độ lưu hóa, và góp phần làm tăng tính năng cơ lý của sản phẩm cao su

- Khi dùng các chất xúc tác hữu cơ lại đòi hỏi phải dùng chất hoạt hóa (xúc tiến) để làm tăng tính hiệu quả của chúng trên cơ sở làm tăng tốc độ lưu hóa, giảm nhiệt độ lưu hóa và cải thiện các tính chất cơ học của cao su lưu hóa Kẽm oxit (kẽm trắng) rất phổ biến và là chất hoạt hóa hiệu quả vì nó giảm liên kết ngang của S, đồng thời kích thích hình thành các liên kết C-C làm tăng sự ổn định nhiệt của cao su lưu hóa Các loại kẽm oxit siêu mịn được sử dụng phải có hàm lượng tối thiểu 99,5% ZnO và được xử lý để có diện tích bề mặt riêng lớn Ngoài làm hoạt hóa các quá trình lưu hóa S, kẽm oxit còn hoạt động như một chất tạo liên kết ngang đối với polyme chứa các nhóm carboxyl hoặc halogen (như cao su clopren, cao su brombutyl, cao su clobutyl, hoặc cao su nitril carboxyl hóa và cao su styren - butadien cacboxyl hóa)

- Thiazole là chất xúc tiến được sử dụng nhiều nhất Chất xúc tiến quan trọng nhất của nhóm này là MBT, xuất hiện vào năm 1930 và có tác động lớn lên ngành công nghiệp cao su Các chất khác trong nhóm thiazole như MBTS, và muối kẽm, zinc-2-mercaptobenzothiazole (ZMBT), thường được sử dụng trong công nghiệp latex cao su thiên nhiên MBT có tốc độ lưu hóa trung bình, dùng cho cao su có mô-đun tương đối thấp, trong cả NR và vật liệu đàn hồi tổng hợp Nó có khuynh hướng lưu hóa sớm trong gia công và tồn trữ hỗn hợp, đặc biệt là NR

- Dithiocarbamates thành phần hóa học là muối kim loại hoặc amine của dithiocarbamic acid Loại này là các chất xúc tiến cực mạnh, tạo nên vận tốc kết mạng nhanh Các chất phổ biến của loại này là zinc dimethyl dithiocarbamate (ZDMC) và zinc diethyl dithiocarbamate (ZDEC) Dithiocarbamates là các chất xúc tiến có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp khoảng 100 oC Dithiocarbamates có thể dùng kết hợp với thiazoles hoặc sulphenamides trong sản xuất tấm EPDM

- Thiurams các chất xúc tiến chính của loại này là tetramethyl thiuram disulphide (TMTD), tetraethyl thiuram disulphide (TETD) và tetramethyl thiuram monosulphide (TMTM) Trong đó, TMTD là chất được sử dụng rộng rãi nhất Loại này tạo nên vận tốc lưu hóa nhanh Các disulphide cũng có thể hoạt động như chất cho lưu huỳnh, được sử dụng trong các hệ kết mạng chứa ít hoặc không chứa lưu huỳnh Các monosulphide không thể hoạt động trong vai trò này nhưng có ưu điểm là tăng sự an toàn gia công

Trang 20

2.5 Chất tạo màu

Một số khoáng và hóa chất được bổ sung vào tổ hợp phối liệu cao su (không chứa muội than) để tạo màu cho cao su như titan đioxit, sắt oxit, kẽm oxit, litopon và một số thuốc nhuộm hữu cơ Titan đioxit được xem là chất tạo màu trắng hàng đầu, rất bền vững hóa học và giúp cao

su chống lại thoái biến của tia UV cao, giúp sản phẩm cao su bền màu

su lưu hóa

- Hiện nay, có hai loại chất độn gia cường thương mại chủ yếu là muội than và silic oxit Muội than là vật liệu có thể tạo ra tương tác hóa học bề mặt màng đặc trưng hữu cơ với elastomer Ngược lại, silic oxit là chất có tương tác hóa học bề mặt màng đặc trưng vô cơ với elastomer, vì vậy về mặt hóa hoc, chất độn silic oxit

có thể được xử lý với hợp chất silan để thành cao su Các chất độn này có sẵn với cỡ hạt sơ cấp

100 anstrom

- Các chất độn khoáng trơ chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp cao su là bột

đá, bột nhẹ, kaolanh, đất sét, talc, mica, và các loại khoáng khác như điatomit, felspat, nephelin xienit, thạch cao, pyrophylit, zeolit, v.v

Người ta còn dùng một số chất độn trong xử lý cao su với tác dụng làm chất hãm cháy, chất chống khói và một số chức năng khác (ví dụ, nhôm trihyđrat (ATH), kẽm borat, antimoni oxit, v.v )

Trang 21

III DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

Dây chuyền công nghệ sản xuất găng tay bằng khuôn nhôm: Đầu tiên là phân xưởng phối

nguyên liệu, thuốc (Chất lưu hóa: lưu huỳnh, Chất xúc tiến lưu hóa: ZMBT, LDA, Chất trợ xúc tiến: ZnO, Chất ổn định pH: NH3, Chất độn: CaCO3, H2O) được nghiền thô bằng máy nghiền bi sau đó đưa qua nghiền tinh bằng máy nghiền ngang, chất tạo màu (TiO2 và một số hợp chất hóa học màu xanh và hồng) cũng được nghiền thô và nghiền tinh, tiếp theo mủ Latex (nhập từ công ty

mủ Latex Đồng Nai ), chất tạo màu và thuốc được đưa vào bồn phối mủ để khuấy trộn đều, sau khi khuấy đều mủ phải được ủ khoảng 24 giờ trước khi đưa vào bồn nhúng mủ để sử dụng Kế tiếp là phân xưởng sản xuất găng tay đây là một dây chuyền hoạt động liên tục Dây chuyền bắt đầu từ khuôn găng tay được rửa sạch bằng nước rồi được nhúng qua dung dịch CaCl2 lần 1 và được quạt khô sau đó khuôn găng tay được nhúng qua mủ Latex lần 1 (màu mủ latex lần 1 quyết định màu của găng tay), tiếp theo được quạt khô rồi nhúng qua dung dịch CaCl2 lần 2, sau đó lại được quạt khô rồi nhúng mủ Latex lần 2, tiếp tục được quạt khô rồi đi tới quá trình se viền, sau khi se viền xong găng tay được ngâm qua nước nóng (45-60 oC) để loại bỏ bớt hoá chất (S, ZnO…), sau cùng là đi vào hầm sấy để thực hiện sấy lưu hoá, kết thúc hầm sấy sẽ có thiết bị phun nước để giải nhiệt và lột găng tay ra, khuôn găng tay lại bắt đầu một chu trình mới Sau đó găng tay được đưa vào sấy chín (bột CaCO3) để chống dính, định hình găng tay, tiếp theo là đến khâu rửa hoá chất (HCl, Javel, NH3, silicon, nước ), sau khi rửa hoá chất xong găng tay được đưa vào lồng sấy để sấy khô găng tay, cuối cùng găng tay được kiểm tra kỹ càng rồi đóng gói ta được găng tay thành phẩm

Dây chuyền công nghệ sản xuất găng tay bằng khuôn sứ: Đầu tiên ở phân xưởng phối liệu

thì cũng giống với dây chuyền sản xuất bằng khuôn nhôm Tiếp theo là phân xưởng sản xuất găng tay đây cũng là một dây chuyền hoạt động liên tục Trước tiên khuôn găng tay bằng sứ được rửa bằng nước rồi được quạt khô sau đó được nhúng qua dung dịch muối CaCl2 kế tiếp được sấy khô bề mặt rồi nhúng qua mủ Latex lần 1 được để khô bề mặt tự nhiên và nhúng qua mủ Latex lần 2, tiếp theo sấy khô bề mặt và nhúng qua mủ Latex lần 3 rồi lại được sấy khô bề mặt sau đó ngâm nước nóng để loại bỏ bớt hoá chất độc hại, cuối cùng đi vào hầm sấy để thực hiện sấy lưu hoá, sau khi sấy xong găng tay được lăn qua bột TALC ( để găng tay không bị dính) rồi được lột găng tay ra, khuôn găng tay lại bắt đầu chu trình mới, găng tay được đem đi sấy thành phẩm(định hình găng tay) trong quá trình sấy có xịt nước để rửa bớt bột Găng tay sau khi sấy xong đưa qua cắt viền rồi được chuyển qua phân xưởng bao bì – đóng gói (trước khi được đóng gói găng tay được kiểm tra rất kỹ càng) ta thu được găng tay thành phẩm

Trang 24

IV QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

4.1 Phân xưởng phối liệu

4.1.1 Quá trình nghiền thuốc

- Cân đúng số lượng NH3, nước (pH >9) và các hoá chất có trong đơn pha chế

- Kiểm tra hệ thống điện, mô-tơ, hộp số, máy nghiền bi

- Chuẩn bị màu và hoá chất nghiền màu

- Thời gian nghiền thô tối thiểu là 24 giờ sau đó ngưng lò

- Đối với quá trình nghiền màu cũng thực hiện tương tự, ứng với đơn công nghệ nghiền

và được thực hiện trong máy nghiền nhỏ hơn

4.1.1.2 Nghiền tinh hoá chất bằng máy nghiền ngang a) Chuẩn bị

- Dụng cụ, máy móc: 4 thùng nhựa sach rỗng, thiết bị khuấy, máy làm lạnh, máy nén khí

- Trước khi thực hiện quá trình nghiền tinh, thùng nghiền phải được làm lạnh bằng nước lạnh giải nhiệt ở nhiệt độ 10-15oC

Trang 25

- Đầu vô bơm màng được nối với đầu ra của thiết bị khuấy, có van khoá Ống ra hoá chất khỏi máy nghiền ngang cho vào thùng nhựa rỗng

- Cắm dây hơi vào bơm màng

- Khuấy đều hoá chất thô: cho tất cả hổn hợp thuốc nghiền vào thiết bị khuấy và mở công tắc khuấy

- Đối với bột đá, trước khi nghiền được cho vào thùng nhựa thêm nước và chất trợ nghiền rồi khuấy đều, sau đó mới đem nghiền

b) Quá trình nghiền

- Bật công tắc chính của tủ điện

- Mở van hơi vào máy bơm màng điều chỉnh tốc độ bơm hoá chất bằng van vặn ở mức nhỏ

- Khi thấy hoá chất chảy ở đầu ra của máy nghiền, bật công tắc khởi động máy nghiền và bắt đầu quá trình nghiền

- Điều chỉnh tốc độ dòng chảy của hoá chất ra ở mức vừa phải

- Khi toàn bộ hoá chất được nghiền hết ở lượt đầu tiên, ngưng máy, khoá van hơi, tháo ống nạp liệu ủa bơm màng Cho vào bình chứa hoá chất ra của máy nghiền ngàn vừa nghiền xong

- Nối ống đầu ra của máy nghiền ngang cho vào thùng nhựa sạch

- Mở van hơi khởi động lại máy nghiền, bắt đầu quá trình nghiền lần 2

- Lặp lại các bước cho tới khi độ nghiền đạt yêu cầu rồi tắt máy, vệ sinh

- Hoá chất nghiền sau khi nghiền được bảo quản trong thùng, đậy nắp ở nhiệt độ phòng

- Ủ khoảng 24 giờ, sau đó mới được sử dụng

- Bột đá sau khi được khuấy trộn đều được tiến hành như trên

Chú ý:

- Nhiệt độ nước giải nhiệt phải đạt 10 – 15oC

- Tuyệt đối không được khởi động máy nghiền không tải vì sẽ hao mòn thiết bị

- Vệ sinh máy sau mỗi lần nghiền

Ngày đăng: 05/05/2016, 08:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w