Đầu tiên, chúng em xin gửi đến Công ty MTV Dệt may 7 Xí nghiệp nhuộmin lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn quý Công ty đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập suốt thời gian vừa qua, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các anh chị em nhân viên và công nhân Công ty. Chúng em vô cùng biết ơn và sẽ cố gắng áp dụng vào cuộc sống những kiến thức đã học được từ quý Công ty. Chúng em cũng xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trường Đại học Bách Khoa, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Quá trình Thiết bị khoa Kỹ thuật Hóa học. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Sĩ Xuân Ân cùng sự hỗ trợ từ Bộ môn và nhà trường, đã giúp chúng em đã hoàn thành tốt đợt thực tập này.Qua bài báo cáo này rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý từ phía quý Công ty và quý thầy cô để chúng em được hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn
Trang 1Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Bách Khoa Khoa Kỹ thuật Hóa học
BỘ MÔN QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ
-BÁO CÁO THỰC TẬP
QUÁ TRÌNH & THIẾT BỊ
Đơn vị thực tập: CÔNG TY MTV DỆT MAY 7
(Từ ngày 03/07-03/08/2017)
CB.NM HD: Ngô Mạnh Hùng Thầy phụ trách: Nguyễn Sỹ Xuân Ân
SV:
MSSV:
Lớp:
Ngành:
Trang 2GVHD: Thầy Nguyễn Sĩ Xuân Ân Danh sách nhóm thực tập
Công ty MTV Dệt May 7
1.Thạch Thay 1513018
2.Định TrọngTrí 1513652
3.Huỳnh Thái Trung 1513714
4.Đoàn Văn Thủ 1513364
5.Trần Thuỷ Chi 1510291
6.Quỳnh Kim Chi 1510287
7.Phạm Quốc Cường 1510383
8.Nguyễn Quốc Cường 1510374
9.Nguyễn Quốc Cường 1510375
10.Lê Thị Ngọc Phương 1512577
11.Nguyễn Thị Kim Phượng 1512627
12.Lê Thị Hồng Phước 1512615
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
Ngày tháng năm 2017
Chữ ký xác nhận
Trang 4NHẬN XÉT CỦA THẦY (CÔ) HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2017
Chữ ký xác nhận
Trang 5NHẬN XÉT CỦA THẦY (CÔ) PHẢN BIỆN
Ngày tháng năm 2017
Chữ ký xác nhận
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi đến Công ty MTV Dệt may 7- Xí nghiệp nhuộm-in lời cảm ơn chân thành nhất Cảm ơn quý Công ty đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập suốt thời gian vừa qua, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc, các anh chị em nhân viên và công nhân Công ty Chúng em vô cùng biết ơn và sẽ
cố gắng áp dụng vào cuộc sống những kiến thức đã học được từ quý Công ty
Chúng em cũng xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trường Đại học Bách Khoa, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Quá trình & Thiết bị - khoa
Kỹ thuật Hóa học Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Sĩ Xuân Ân cùng
sự hỗ trợ từ Bộ môn và nhà trường, đã giúp chúng em đã hoàn thành tốt đợt thực tập này
Qua bài báo cáo này rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý từ phía quý
Công ty và quý thầy cô để chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày tháng 08 năm 2017Nhóm sinh viên thực tập
Trang 71 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7 10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 10
1.1.1 Quá trình hình thành 10
1.1.2 Quá trình phát triển 11
1.2 Quy trình sản xuất tại công ty 11
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty 12
1.4 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 12
1.4.1 Các quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 12
1.4.2 An toàn vệ sinh lao động 12
1.4.3 Trang thiết bị 13
1.4.4 An toàn máy móc 13
1.4.5 An toàn cháy nổ 13
1.4.6 Phòng cháy chữa cháy trong xưởng 13
1.5 Xử lý chất thải 14
1.5.1 Nước thải 14
1.5.2 Rác thải 16
1.5.3 Bụi, khí thải 16
2 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 17
2.1 Nguyên liệu vải 17
2.1.1 Sợi Cotton 17
2.1.2 Sợi PolyEster (PES) 18
2.1.3 Vải sợi pha 19
2.2 các nguyên liệu nhuộm chủ yếu 19
2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán 19
2.2.2 Thuốc nhuộm hoạt tính 19
2.3 Các chất trợ nhuộm 21
2.4 Khả năng thay thế nguyên liệu 21
2.4.1 Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton 21
2.4.2 Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE 21
2.5 Năng lượng 21
2.6 Sơ đồ bố trí thiết bị 23
2.7 Các loại mặt hàng, sản phẩm 24
3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 25
3.1 Quy trình công nghệ tiền xử lý vải 26
3.1.1 Kiểm tra, phân loại 26
3.1.2 Đốt lông 26
3.1.3 Nấu tẩy liên tục 27
3.2 Quy trình công nghệ nhuộm 29
3.2.1 sơ đồ công nghệ 29
3.3 Quy trình công nghệ in 32
3.4 Công nghệ hồ hoàn tất 32
4 MÁY – THIẾT BỊ 33
4.1 Máy đốt lông 33
4.1.1 Thông số kĩ thuật 33
4.1.2 Cấu tạo 34
4.1.3 công dụng 34
Trang 84.1.4 Sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục 34
4.2 Máy căng sấy định hình 34
4.2.1 Thông số kỹ thuật 34
4.2.2 Cấu tạo 37
4.2.3 Nguyên tắc hoạt động 38
4.2.4 Công dụng 39
4.2.5 Ưu điểm 39
4.2.6 Nhược điểm 39
4.2.7 Khắc phục nhược điểm 39
4.3 Dây chuyền nấu tẩy liên tục 39
4.3.1 Thông số kỹ thuật 39
4.3.2 Cấu tạo 40
4.3.3 Nguyên tắc hoạt động 42
4.3.4 Công dụng 42
4.3.5 Ưu điểm 43
4.3.6 Nhược điểm 43
4.4 Máy nhuộm cao áp Jet 43
4.4.1 Giới thiệu về máy Jet 43
4.4.2 Thông số kĩ thuật của máy Jet 44
4.4.3 Cấu tạo của máy jet 44
4.4.4 Nguyên tắc hoạt động của máy nhuộm Jet 48
4.5 Máy in 49
4.5.1 Thông số kỹ thuật 49
4.5.2 Cấu tạo 50
4.5.3 Nguyên lý hoạt động 51
4.5.4 Sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục 51
5 NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP 52
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Logo công ty 10
Hình 4.1 : Máy đốt lông 33
Hình 4.2: Tổng thể máy định hình – hồ mềm – căng sấy 35
Hình 4.3 : Trục ép 36 Hình 4.4: Bánh đè vải 36
Hình 4.5: Bánh xe chổi 36 Hình 4.6: Đường ray có ghim 37
Hình 4.7: Buồng sấy vải 37
Hình 4.8: Thùng tẩy, thùng rũ hồ 40
Hình 4.9: Thùng Giặt 41 Hình 4.10: Thùng hấp 41 Hình 4.11: Lô sấy 42 Hình 4.12: Máy nhuộm cao áp Jet 43 Hình 4.13: Cấu tạo máy Jet 44 Hình 4.14: Thân máy Jet 45 Hình 4.15: Trục Guồng 45 Hình 4.16: Cơ chế nước chảy trong họng Jet 46
Hình 4.17: Bơm tuần hoàn 47
Hình 4.18: Hệ thống trao đổi nhiệt 47
Hình 4.19: Máy in 49
Trang 10Từ những yêu cầu quan trọng và cần thiết trên mà Công Ty Dệt May 7 đã ra đời với mục đích là đáp ứng các nhu cầu cần thiết về may mặc của quân đội Ngoài ra để theo kịp với cơ chế thị trường trong thời đại mới, Công Ty Dệt May 7 đã không ngần ngại mở rộng các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình ra bên ngoài theo hướng thị trường hóa.
Công Ty Dệt May 7 đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên lĩnh vực cung ứng vải cho thị trường và hoạt động sản xuất hàng may mặc Công ty đã sản xuất
đa dạng những chủng loại vải như: vải kalicot, bạt oliver, bạt cotton, kate, vissco,… vàcác mặt hàng may mặc quân phục chuyên dùng của quân đội và các mặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài
Sau quá trình thực tập tại công ty, chúng em xin được phép viết bài báo cáo này nhằm giới thiệu về công ty, các hoạt động sản xuất cũng như các hoạt động kinh doanh, và trên cơ sở đó có thể đưa ra những nhận xét về tiềm năng và rút ra những kiến thức thực tế sau quá trình thực tập tại quý công ty
Trang 111 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY THNN MỘT THÀNH VIÊN DỆT
MAY 7 Viết tắt: CÔNG TY MTV DỆT MAY 7
Tên tiếng anh: TEXTILE AND GARMENT
COMPANY NO7 Viết tắt: DET MAY CO.LTD
Trụ sở giao dịch: 109A TRẦN VĂN DƯ, PHƯỜNG 13, QUẬN TÂN TPHCM Điện thoại: (08) 3842.5372 - QS: (069) 662.037
xí nghiệp nhuộm P7 và ngày 28/02 đã trở thành ngày truyền thống củacông ty
Trang 12 Ngày 02/01/1993, thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên- chủ nhiệm tổngcục hầu cần và trung ương Bùi Thanh Vân – tư lệnh quân khu 7 đã cắtbăng khánh thành đưa xí nghiệp chính thức vào hoạt động.
May 7 theo thông báo số 1119/DMDN ngày 13/03/1996 của Chính phủ
và quyết định số 493/QĐ ngày 18/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng và hoạt động ổn định cho đến nay
theo Quyết định số 2640/QĐ-BQP ngày 22/07/2010 của Bộ Quốc phòng
và hoạt động chính thức theo mô hình mới kể từ ngày 01/01/2011
1.1.2 Quá trình phát triển
Từ khi mới thành lập với nhiều điều kiện khó khăn, trải qua quá trình gần
20 năm xây dựng và trưởng thành, việc kinh doanh của công ty đã đạt đượchiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng từ 10%- 20%/ năm, hoàn thành tốt các chỉtiêu kinh tế (doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, nộp ngân sách quốc phòng hàng năm), giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động và có thu nhập ổn định
Đến này, Dệt may 7 không chỉ là Doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm dệt may cho lực lượng quốc phòng mà còn cung cấp các sản phẩm may mặc có uy tín ra thị trường
Thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tê, công ty đã xây dựng kế hoạchthực hiện và được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2008 trong mọimặt quản lí, điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
1.2 Quy trình sản xuất tại công ty:
Mua
dệt
nhuộm
inSợiVải thô Vải đã Vải thành
nhuộm phẩm
Trang 131.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty:
1.4 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
1.4.1 Các quy định về an toàn lao động (ATLĐ) và phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Theo điều luật lao động 95 và 96 người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động (BHLĐ), bảo đảm
an toàn lao động, vệ sinh an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động (NLĐ)
1.4.2 An toàn vệ sinh lao động:
An toàn vệ sinh có nhiệm vụ nhắc nhở và hướng dẫn mọi người trong
tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sảnxuất
An toàn vệ sinh viên giám sát và thực hiện nội quy an toàn vệ sinh
lao động, phá hiện các trường hợp mất an toàn, hướng dẫn cho công nhân mới
Doanh nghiệp quản lý hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh
Trang 141.4.3 Trang thiết bị:
Tẩy vải, giặt vải, nhuộm vải, in hoa
vải Quần áo lao động phổ thông, mũi vải, gang tay cao su, khẩu trang lọc bụi, ủng
cao su, xà phòng
Xếp vải, cắt vải, là quần áo, điều
khiển máy may, máy thùa khuyết,
đính cúc, vắt sổ
Mũ vải, quần áo lao động phổ thông, khẩu trang lọc bụi, giày vải mỏng đi trong nhà, xà phòng
Bảng 1: Thiết bị bảo hộ lao động:
1.4.4 An toàn máy móc:
Định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc, thiết bị (MMTB), nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn AT-VSLĐ
Có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của
MMTB trong doanh nghiệp
Phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh
ngừng hoạt động tại nơi làm việc hoặc MMTB có nguy cơ gây TNLĐ, bệnhnghề nghiệp cho tới khi nguy cơ được khắc phục
Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng
cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt, quy định những hành vi cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy nổ, quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện PCCC, quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy nổ xảy ra
Các biển báo nguy hiểm và biển báo cấm được đặt ở vị trí dễ quan sát
Trang 15 An toàn về điện nước khi chạy máy phải kiểm tra thiết bị trước.
Do làm việc trong môi trường hóa chất độc hải nên phải biết các yêu cầu an toàn khi làm việc với các loại hóa chất này
1.4.6 Phòng cháy chữa cháy trong xưởng:
Trong công ty có rất nhiều bình chữa cháy và biển báo PCCC được đặt
ở nơi dễ quan sát
Các thiết bị chữa cháy (bình co, bình bột…) phải được đặt nơi dễ
thấy, dễ sử dụng, dễ thao tác và luôn luôn duy trì ở trạng thái hoạt động tốt
1.5 Xử lý chất thải:
1.5.1 Nước thải:
Nguồn nước thải:
Tất cả các nước thải của công ty đều qua khu xử lý nước thải, trong đó những nguồn nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm, nhưng nước thải sau nhuộm-in lại gây ô nhiễm nghiêm trọng nếu không xử lý thì sẽ ảnh hưởng tới môi trường, con người
Các nguồn nước thải chủ yếu chứa thuốc nhuộm không được vải hấp thu,một số chất không tan tồn tại lơ lửng trong dung dịch, hồ trong quá trình
hồ hoàn tất và trong công nghiệp in-hoa, nước thải trong quá trình tẩy vải,giặt nóng-xả lạnh sau khi nhuộm
Trang 16Nước sau xử lý
Nước thải từ các xí nghiệp
Sơ đồ xử lý nước thải:
Lọc cơ học
Bể thu gomTháp giải nhiệt
Trang 171.5.2 Rác thải:
Do môi trường sinh hoạt nên ngoài nước thải còn có các loại rác trong sinh hoạt hằng ngày nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mọi người không thể làm việc, mất tập trung khi đó dễ gây tai nạn, hiệu suất làm việc không cao, do đó cần phải xử lý thật tốt Công ty đã xử lý rất tốt rác thải này và hằng ngày đều có xe chở rác đến thu gom
1.5.3 Bụi, khí thải:
Đã là khu công nghiệp, xí nghiệp thì không thể không có bụi và khí thải, công ty đã:
Trồng nhiều cây xanh để giảm lượng bụi
Nâng cao các ống khói lớn
Các sự cố thường gặp trong quá trình xử lý nước thải:
Cánh khuấy bị kẹt
Van vào nước thải bị nghẹt vải
1.6 Sơ đồ mặt bằng công ty:
Trang 182 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
2.1 Nguyên liệu vải
2.1.1.Sợi Cotton
Cấu tạo
Công thức chung của sợi cotton: [C6H7O2(OH)3]n
Mạch phân tử của sợi được tạo thành từ các gốc glucose, các gốc này liên kết với nhau bằng mối liên kết glucosid
Các phân tử cellucose trong sợi cotton liên kết với nhau bằng lực tương tác
Vander Waals và liên kết hydro
Thành phần hóa học của sợi bông:
Khối lượng riêng: 1.52 – 1.56 g/cm3
Ảnh hưởng nhiệt: Bị hóa vàng ở khoảng nhiệt độ 120oC và bị phá hủy ở 150oC
Tính hút ẩm: sợi cotton có độ hút ẩm cao và trương nở khi ngâm trong nước
Ánh sáng: sợi cotton dễ bị lão hóa dưới tác dụng của ánh sáng có các tia tử ngoại
và oxy không khí làm giảm tính chất cơ lý, giảm độ bền cơ học, giảm độ mềm mại…
Nhiệt độ: sợi cotton không bền nhiệt, độ bền của sợi phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian tác động
Tác dụng của nước: xơ sợi cotton không tan trong nước mà chỉ bị trương Dưới tác dụng của hơi nước trong thời gian dài thì độ bền cơ học của xơ cellulose giảm do bị thủy phân, đồng thời bị oxy hóa thành oxyt cellulose
Dung môi hữu cơ: sợi cotton không tan trong các dung môi thông thường như: alcol, ester, benzen…Chỉ bị hòa tan trong [Cu(NH3)n](OH)2
Trang 19 Tác dụng của acid: xơ sợi cotton kém bền với acid, nhất là với acid vô cơ
Nhưng trong ngành công nghiệp dệt, acid được sử dụng nhiều trong quá trình làm sạch, nhuộm…Vì vậy, cần phải chú ý tới nồng độ và thời gian sử dụng Ở nhiệt độ thấp, sợi cotton hòa tan vô hạn trong H2SO4 đậm đặc
Tác dụng của kiềm: sợi cotton tương đối bền trong dung dịch kiềm ở nồng độ loãng, nhưng ở nhiệt độ cao và có oxy không khí thì sợi cotton sẽ bị phân hủy Nếu sử dụng kiềm với nồng độ, thời gian và trong môi trường thích hợp sẽ làm tăng độ bóng mượt, làm cho sợi xốp, bóng và mềm mại hơn
Tác dụng của chất oxy hóa: các chất oxy hóa như H2O2, NaCl…Với nồng độ đậm đặc ở nhiệt độ cao có thể phá hủy cấu trúc sợi, làm giảm độ bền, độ ăn màu
do tạo thành oxyt cellulose
Tác dụng của chất khử: chất khử không ảnh hưởng nhiều đến xơ sợi
Tác dụng của vi sinh vật: nếu độ ẩm của xơ sợi vượt quá mức cho phép (78 – 80%) thì vi sinh vật sẽ xâm nhập và phát triển, có thể phá hủy cấu trúc sợi
2.1.2.Sợi PolyEster (PES)
Cấu Tạo
PES là loại xơ sợi tổng hợp mạch dị thể, được sản xuất từ nguyên liệu ban đầu
là hai loại monomer: acid terephthalic và ethylen glycol
Khối lượng riêng: 1.38 g/cm3
Tính hút ẩm: là sợi nhiệt dẻo nên không hút ẩm
Tính nhăn: rất ít nhăn
Phát sinh tĩnh điện
Có độ bền cao, không giảm bền khi ướt, có khả năng đàn hồi và phục hồi lớn
Xơ PE có cấu trúc chặt chẽ nên kém bền với ma sát
Tính chất hóa học
Ánh sáng: xơ sợi PE giảm bền dưới tác dụng của ánh sáng.
Nhiệt độ: xơ sợi PE tương đối bền với nhiệt độ Xơ sợi PE bị mất định hướng ở
2350C và bị phá hủy hoàn toàn ở 2850C
Tác dụng của nước: sợi PE là sợi kỵ nước.
Dưới tác dụng của acid: xơ sợi PE tương đối bền với acid loãng, nhưng kém
bền ở nồng độ cao
Dưới tác dụng của bazo: PE kém bền.
Tác dụng của dung môi: PE bền với các dung môi hữu cơ thông thường như:
benzen, aceton, rượu,…Nhưng nó không bền trong dung môi oxygen kiềm (ví dụ: nitro benzen)
Tác dụng của chất khử và chất oxy hóa: các chất khử và oxy hóa không làm ảnh
hưởng đến xơ sợ PE
Tác dụng của vi sinh vật: PE không chịu ảnh hưởng của vi sinh vật.
Trang 202.1.3 Vải sợi pha.
Vải sợi pha phổ biến nhất là vải sợi pha PE/cotton Tỉnh lệ pha trộn thông thường
là 65 – 67% sợi PE và từ 33-35% cotton hay visco hay lanh
2.2 Các nguyên liệu nhuộm chủ yếu :
2.2.1 Thuốc nhuộm phân tán:
Trong công nghiệp có một số xơ nhân tạo và xơ tổng hợp rất ít hút ẩm, rất khóthấm ướt, người ta gọi chúng là xơ ghét nước như: xơ acetate, triacetate, PA,PES, polyacrylonitrin
Vì vậy những xơ này hầu như không bắt màu bằng những thuốc nhuộm hòatan trong nước vẫn dùng để nhộm cotton và các xơ ưa nước khác Để nhuộmnhững xơ ưa ghét nước này người ta phải dùng một loại thuốc nhuộm riênggọi là thuốc nhuộm phân tán
Tất cả các thuốc nhuộm phân tán đều có đặc điểm chung là độ hòa tan trongnước của chúng rất nhỏ (không quá 0.1mg/l), được nghiền đến độ mịn rất cao(0.1-0.2µm) và được hòa vào dung dịch ở dạng huyền phù phân tán cao, ởdạng này khi nhuộm chúng sẽ bắt vào xơ
Tuy nhiên cùng một thuốc nhuộm phân tán nhưng nó sẽ bắt màu vào xơ nàytốt hơn xơ kia và cho độ bền màu cũng như ánh màu khác nhau Khi sử dụngchúng cần phải chú ý lời chỉ dẫn và phải thí nghiệm lại Một thuốc nhuộmphân tán tốt cần có độ bền màu với ánh sáng, gia công ướt và bền màu vớithăng hoa cao
Đặc điểm thứ hai của thuốc nhuộm phân tán là chúng có phân tử nhỏ, cũng vìthế nên chúng mới có khả năng khuyếch tán vào những xơ ghét nước và cócấu trúc chặt chẽ
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhuộm
Quá trình nhuộm xơ tổng hợp bằng thuốc nhuộm phân tán phụ thuộc vào nhiềuyếu tố:
Cấu trúc xơ
Kích thước của phân tử thuốc nhuộm
Các loại thuốc nhuộm phân tán sử dụng trong công ty:
Hiện nay, các loại thuốc nhuộm phân tán công ty đang sử dụng là:
2.2.2Thuốc nhuộm hoạt tính
Các mặt hàng thuốc nhuộm hoạt tính ngày nay được sản xuất rất đa dạng, baogồm những thuốc nhuộm hoạt tính để nhuộm cotton, hoạt tính phân tán để nhuộm
xơ polyamid và hoạt tính phức kim loại để nhuộm len, tơ tằm Thuốc nhuộm hoạt
Trang 21tính được sử dụng nhanh và rộng rãi trong công nghiệp dệt nhuộm như vậy là dochúng có những tính chất ưu việt dưới đây:
Có độ bền màu cao với gia công ướt ngang với độ bền màu của thuốc nhuộm hoạt tính
Có màu tươi không kém thuốc nhuộm acid và bazo
Giá thành rẻ và kỹ thuật nhuộm đơn giản
Tất cả thuốc nhuộm hoạt tính được sản xuất trên thế giới hiện nay có thể chialàm 13 nhóm theo cấu tạo hóa học
Khi nhuộm theo phương pháp gián đoạn, quá trình nhuộm được tiến hành làmhai bước:
Ở bước đầu, vải được nhuộm trong môi trường trung hòa, dung dịch chỉ chứathuốc nhuộm và chất điện ly giống như thuốc nhuộm trực tiếp ,nồng độ chấtđiện ly trong máng nhuộm phải lấy tới 30 g/l
Ở bước hai, thêm kiềm vào máng nhuộm, thường là Na2CO3 Tuy trongbước một thuốc nhuộm được phân tán đều trên xơ nhưng chúng chỉ được giữtrên xơ bằng lực liên kết VanderWaals và lực liên kết hydro Chỉ trong bướchai thuốc nhuộm mới được cố định trên sơ bằng mối liên kết hóa học
Tác dụng của chia 2 bước : đạt được độ bền màu cao mà còn giảm lượng thuốcnhuộm bị thủy phân, đồng thời tốc độ thuỷ phân của thuốc nhuộm nằm trên sơ sẽxảy ra chậm hơn so với khi nó nằm trong dung dịch
Khi nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính theo phương pháp liên tục, có thể thực hiệntheo phương pháp 1 máng và 2 máng (hay còn gọi là 1 pha và 2 pha)
Khi nhuộm theo phương pháp 1 máng thì dung dịch nhuộm chứa đồng thời thuốcnhuộm và tác nhân kiềm cũng như các phụ kiện khác Còn trong trường hợp thứ 2thì thuốc nhuộm được đưa vào 1 máng riêng, kiềm và hóa chất khác đưa vào mộtmáng riêng, để tránh thuốc nhuộm bị thủy phân khi có mặt kiềm Dù nhuộm theophương pháp nào thì sau khi ngấm ép và sấy khô vải cũng cần được hấp trong môitrường hơi bão hòa để tạo điều kiện cho thuốc nhuộm thực hiện liên kết hóa học vớixơ
Khuyết điểm của phương pháp nhuộm 2 máng là thuốc nhuộm dễ chuyển chỗtrong quá trình sấy trung gian trước khi ngấm dung dịch kiềm làm cho màu khóđều Để ngăn ngừa hiện tượng này người ta đưa thêm keo thích hợp vào dung dịchnhuộm Ngoài ra còn đưa thêm muối ăn vào máng chứa kiềm để ngăn ngừa thuốcnhuộm chuyển từ vải ra dung dịch
Các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng:
Hiện nay, các loại thuốc nhuộm hoạt tính công ty đang sử dụng là:
Solacion Red HE4G
Solacion Trg Blue HA
Rifalix Red 3BN
Trang 22Megafix Red 3ER
Hydrogen peoxyt (H2O2): được sử dụng để tẩy trắng xơ sợi vì sau khi tẩy vải
có độ trắng cao, đồng thời ít phân hủy xơ sợi
Acid acetic: đóng vai trò là chất trung hòa xơ sợi sau quá trình nấu tẩy, và cũng
là chất tạo môi trường acid để nhuộm cho vải PE
Na2SO4: là chất điện ly giúp cho thuốc nhuộm dễ gắn màu lên bề mặt xơ, ngoài ra nó còn tạo môi trường trung tính trong quá trình nhuộm
Na2CO3: là chất đệm pH, tạo môi trường kiềm giúp thuốc nhuộm tạo liên kết hóa học với sơ xợi
Clear NP: đây là chất hoạt động bề mặt không ion, có tác dụng tẩy các chất dầubám trên bề mặt xơ sợi
Texport – DA9: là chất bôi trơn giúp cho xơ trong quá trình nhuộm không bị gãy mặt
Tanapol DL 506: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm vải PE được đều màu hơn
Tanapol 083: là chất trợ giúp cho quá trình nhuộm sợi PE được đều màu hơn
Fix 300L: dùng để cầm màu cho vải cotton
Enzyme acid Biotouch C37: là chất cắt lông
Level DRL: chất làm đều màu cotton
2.4 Khả năng thay thế nguyên liệu
2.4.1 Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải cotton.
Để nhuộm cho vải cotton, ngoài thuốc nhuộm hoạt tính, chúng ta còn có thể sửdụng các loại thuốc nhuộm khác như thuốc nhuộm bazơ, thuốc nhuộm trực tiếp,thuốc nhuộm hoàn nguyên Tuy nhiên, công ty sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính vì
nó có nhiều ưu điểm hơn các loại thuốc nhuộm khác
2.4.2 Khả năng thay thế thuốc nhuộm cho vải PE
Để nhuộm cho vải PE, ngoài thuốc nhuộm phân tán, chúng ta còn có thể sử dụngthuốc nhuộm pigment
Thuốc nhuộm pigment: có khả năng nhuộm màu cao, bền màu, có khả năng phối
trộn với các loại pigment khác với bất kỳ tỉ lệ nào để mở rộng gam màu Tuy nhiên,
nó không bền màu với ma sát và làm cho vải bị cứng
2.5 Năng lượng
Nhà máy sử dụng hệ thống gia nhiệt bằng lò đốt tạo hơi và lò đốt dầu để cung cấp nhiệt cho các thiết bị sử dụng nhiệt năng như: máy định hình sấy căng vải,
Trang 23máy nhuộm Jet, Winch Ngoài ra, trong các thiết bị như máy đốt lông thì nhà máy
sử dụng khí gas là nguồn cung cấp năng lượng, tuy nhiên nguồn năng lượng chính
mà nhà máy sử dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất là hơi nước và dầu tải nhiệt được cung cấp từ lò đốt
Năng suất: 10 tấn hơi/h
Áp suất tối đa: 10 kg/cm2
Nhiệt độ buồng đốt: 700-800oC
Công suất: lò lớn :8 triệu kcal/h
lò nhỏ :1,6 triệu kcal/hNhiệt độ cao nhất cho phép của chất tải nhiệt : 230oC
Dầu được gia nhiệt sẽ theo ốngdẫn đi cung cấp nhiệt cho các máy căng , máy sấy vải
Tận dụng bơm dầu tuần hoàn cưỡng bức trong môi trường chất lỏng, sau khi đưa nhiệt năng đến các thiết bị cần cấp nhiệt sẽ quay trở về và được gia nhiệt lại
Trang 242.6 Sơ đồ bố trí thiết bị.
Trang 252.7 Các loại mặt hàng, sản phẩm
Công ty đã xây dựng thương hiệu dệt may 7 trên thị trường trong và ngoài quânđội, được đánh giá về mẫu mã và chất lượng với các mặt hàng vải quân phục như gabardine, tropical, xicaro…
Các mặt hàng quân phục sĩ quan chiến sĩ thường dùng như balo, giày… Sản xuất quân phục cho quân đội hoàng gia Campuchia theo chỉ lệnh của bộ tư lệnh quân khu 7(chương trình giúp bạn Campuchia) Các loại quần áo bảo hộ lao động, dân quân tự vệ, dự bị động viên, cung cấp cho dân quân tự vệ trên địa bàn
9 tỉnh thành của quân khu và tập đoàn cao su Việt Nam- đơn vị kết nghĩa của quân khu 7,các quân khu 9, quân khu 5
Đặc biệt là các sản phẩm in loáng cho bộ đội được in trên thiết bị in hiện đại trục lưới quay do Hà Lan sản xuất với chất lượng cao, mẫu mã đẹp
Sản xuất vải dệt kim,vải đan móc và vải không dệt khác Sản xuất hàng may sẵn, sản xuất thảm chăn đệm Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất các yên đệm in ấn
Sản xuất các cấu kiện kim loại,rèn dập ép và các cán kim loại Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu, sữa chữa máy móc , thiết bị sản xuất phân phối hơi nước, nước nóng điều hòa không khí và sản xuất nước
đá
Khai thác xử lý và cung cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải(không hoạt động tại trụ sở doanh nghiệp) Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng khí và các sản phẩm liên quan(trừ khí dầu
mỏ hóa lỏng LPG)
Bán buôn phế liệu phế thải và các hàng hóa khác chưa được phân vào đâu Bán
lẻ vải, len ,sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ Sản xuất may quân trang, quân phục cho Quân Đội nhân dân Việt Nam
Trang 26KCS THÀNH PHẨM
SẢN PHẨM