Mong muốn của trẻ lao động:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 86)

Phần lớn (83%) trẻ mong đƣợc về quê trong đó 80 % em mong về quê để sống gần gia đình và đƣợc giúp đỡ cha mẹ:

"Em mong về quê giúp bố mẹ những công việc khó khăn trong gia đình. Em mong về quê giúp được nhiều công việc tốt cho gia đình và xã hội".

"Em được trở về quê hương nơi em sinh ra và mai sau giúp ích cho xã hội, em mong mẹ em có tiền chữa bệnh, bố em có tiền để mua thuốc thang và em có một ngôi nhà để ở".

Mong muốn này thể hiện nhu cầu đƣợc trở thành ngƣời lớn của trẻ. Nó cũng thể hiện mong muốn khẳng định vai trò, vị trí tự lập trong gia đình và ngoài xã hội của các em.

Trẻ muốn về quê sống gần cha mẹ, vậy lý do gì khiến trẻ không về quê mà ở lại thành phố kiếm sống? Phần lớn trẻ khi đƣợc hỏi đều trả lời là do cuộc sống ở quê nhà nghèo đói, không có việc làm nên các em vẫn phải ở lại thành phố kiếm sống mặc dù các em muốn về quê sống trong tình yêu thƣơng của cha mẹ. Nhƣ vậy, chúng ta thấy ở trẻ có sự đấu tranh giữa các nhu cầu, động cơ. Trẻ có nhiều nhu cầu: nhu cầu vật chất nhƣ kiếm tiền nuôi thân và phụ gúp cha mẹ, nhu cầu sống gần cha mẹ .... Các em không thể thoả mãn cùng một lúc các nhu cầu này mà buộc phải có sự lựa chọn, ƣu tiên thoả mãn nhu cầu trƣớc mắt mà với trẻ đó là nhu cầu vật chất. Để thoả mãn nhu cầu này trẻ buộc phải hy sinh tình cảm riêng tƣ, chấp nhận ở lại thành phố kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.

Một số em (17%) chƣa muốn về quê trong đó 57,1% trẻ mong ở lại Hà Nội tiếp tục kiếm tiền, 42,9% trẻ mong có việc làm ở thành phố:

"Em không về quê vì người quê hay xì xào bâng khuâng" (H 17 tuổi, bán báo). Để tìm hiểu nguyện vọng của trẻ chúng tôi đƣa ra câu hỏi: Ba mong muốn lớn nhất của em hiện nay?. Kết quả điều tra cho thấy mong muốn lớn nhất của trẻ là tiếp tục đƣợc học văn hoá (97% trẻ): "em mong tiếp tục đƣợc học văn hoá và cấp trên giúp các em của em đƣợc đi học", (97%) trẻ mong có một công việc ổn định

"Giúp em học hết lớp 12 để sau này có việc ổn định và có mọi thứ mình muốn.

Mong muốn này cũng đƣợc xếp ở vị trí thứ nhất cùng với mong muốn đựơc đi học,

31% mong đƣợc học nghề ngoài ra các em còn mong kiếm đƣợc nhiều tiền.

Các em có những mong muốn thể hiện sự suy nghĩ "rất người lớn" nhƣ: "Ba mong muốn khôn lớn lên người, được sống như mọi người, sống và làm việc theo quy luật của cuộc sống", (T quê Hà Tây bán bƣu ảnh nói).

Gia đình đầm ấm, hạnh phúc không có khó khăn về vật chất là mong muốn của trẻ lao động:

"Em muốn về quê, gia đình đầm ấm, hạnh phúc không có những khó khăn trong cuộc sống và em sẽ được sự chăm sóc của gia đình".

"Em mong được về quê em sẽ được gặp bố mẹ và cấp trên giúp em về vật chất để em có cơ hội tiến thân lập nghiệp. Còn nếu ở lại Hà Nội em sẽ vững vàng trong cuộc sống".

Những ƣớc mơ của các em thật bình dị và đáng trân trọng và cũng thể hiện nhu cầu đƣợc làm ngƣời lớn, trở thành ngƣời có ích cho xã hội nhƣ: " Em mong mọi trẻ em trên thế giới sẽ không chịu thiệt thòi như mình và mọi trẻ em đều có tương lai tốt đẹp".

Tâm sự của H bán bánh rán: "Em mơ ước được làm cô giáo ở miền núi giúp đỡ các em nghèo khó hoặc trang điểm cô dâu làm đẹp cho ngừơi khác".

"Ngoan ngoãn với người lớn tuổi hơn mình, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ".

Và những mong muốn mà bất cứ ai đọc lên cũng thấy cảm động và day dứt:

"Em cần có nghị lực để giúp gia đình vì em cần kiếm tiền để các em của em được đi học và em hoàn thành vai trò là chị".

"Mong sao không còn trẻ lang thang trên đường phố và người dân thành phố không còn ghét những người lao động". (Tâm sự của hai em nữ trọ tại làng Hoàng Cầu).

Trẻ có mong muốn trên vì những mong muốn này là nhu cầu cơ bản của mỗi con ngƣời và là điều kiện cần thiết cho cuộc sống hiện tại của trẻ đồng thời các mong muốn này cũng phản ánh điều kiện sống thiếu thốn của trẻ lao động. Ngay các nhu cầu cơ bản trẻ còn chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ.

Bảng 20: Mong muốn của trẻ lao động

TT Mong muốn (%) Thứ bậc

1. Đƣợc học nghề 97 1

2. Có việc làm ổn định 42,9 5 3. Sống gần và giúp đỡ cha mẹ 80 3 4. Tiếp tục đƣợc học văn hoá 97 1

5 Kiếm đƣợc nhiều tiền 57,1 4

Do điều kiện sống của các em khác với trẻ bình thƣờng nên ta thấy trẻ lao động có mong muốn thật bình dị, không giống với trẻ em khác trong cùng độ tuổi nhƣ mong có một ngôi nhà để ở, có tiền để mua thuốc cho mẹ và chữa bệnh cho cha hay mơ ƣớc gia đình đoàn tụ, sống bên nhau hạnh phúc, đầm ấm và một nguyện vọng thiết tha ở trẻ lao động mà trẻ bình thƣờng không cần mơ bởi các em đã đƣợc đáp ứng đó là mong muốn đƣợc sống gần cha mẹ và mong muốn đƣợc tiếp tục đi học.

Quan hệ giữa các em trai và gái ở lứa tuổi thiếu niên có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trƣớc. Các em đã bắt đầu biểu hiện quan tâm ƣa thích nhau và đã xuất hiện mối tình đầu do đó một số trẻ lao động (17-18 tuổi) mong có "ngƣời yêu" và đƣợc xây dựng gia đình riêng: "Muốn có ngƣời yêu thƣơng mình và có một ngƣời chồng tốt" ( Q 17 tuổi, bán hàng rong).

Tâm sự của N 17 tuổi: "Em mong có cuộc sống bình yên, công việc ổn định để về quê xây dựng gia đình. Con gái thành phố mới lấy chồng muộn chứ như bọn em 17, 18 tuổi mà chưa có người yêu thì ế rồi. Những đứa con gái "đi chợ" như bọn em nhiều khi về quê người ta hay xì xào lắm nên bọn em thường quen với các bạn trai cùng lên Hà Nội kiếm sống. Bọn em thường "tranh thủ yêu" ở thành phố rồi vê quê thì cưới chứ chị bảo đến hết tuổi (19tuổi) về quê thì tìm hiểu ai".

Một em nam tâm sự: “Bọn em chỉ làm ở đây đến khoảng 19 tuổi là nhiều sau đó về quê lấy vợ. Hai vợ chồng cùng nhau làm ruộng. Lớn rồi ai lại đi đánh giầy".

Những lời tâm sự chân thành của các em khiến chúng tôi day dứt. Chúng ta phải làm gì để giải quyết vấn đề trẻ lao động?. Thật khó có thể nói rằng cần phải có bao nhiêu cuộc nghiên cứu về trẻ lao động thì mới là đầy đủ đối với việc tìm kiếm những giải pháp thực tiễn nhất. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ có thể góp một phần nhỏ nhằm giải quyết vấn đề này.

Kết luận và kiến nghị

1.Kết luận

Qua phân tích số liệu thu đƣợc từ điều tra khảo sát, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

1.Trẻ lao động phần lớn xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp thuần tuý. Bản thân các em không nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng từ phía gia đình và xã hội.

2.Việc ra thành phố lao động của trẻ đƣợc thúc đẩy bởi một loạt các động cơ trong đó động cơ chủ đạo là động cơ kinh tế (94,5% trẻ trả lời hoàn toàn đúng và đúng một phần gia đình khó khăn nên em phải kiếm tiền giúp gia đình). Tuy nhiên động cơ này không mang tính kinh tế đơn thuần mà còn chứa đựng ý nghĩa trách nhiệm xã hội của trẻ đối với gia đình. Bên cạnh đó một số trẻ bỏ nhà ra thành phố là do quan hệ trong gia đình không thuận lợi, không chịu đƣợc sự hắt hủi, sự "mắng chửi", "chê bai", bị "xúc phạm", của cha mẹ hay của những ngƣời thân, không cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng, sự tin tƣởng trong gia đình.

Việc trẻ ra thành phố còn bị tác động bởi các động cơ đƣợc học nghề, tự nuôi thân, để có thêm nhiều bạn mới....

3. Nhu cầu nghề là nhu cầu cấp bách của trẻ lao động có tác dụng thúc đẩy các em rời bỏ gia đình lên thành phố kiếm sống. Thái độ đối với nghề nghiệp tƣơng lai là một trong những biểu hiện đáng chú ý ở trẻ. Các em bắt đầu suy nghĩ đến nghề nghiệp một cách hiện thực, có tính đến khả năng của bản thân và hoàn cảnh của gia đình.

4. Trẻ có nhu cầu tự lập sớm. Phần lớn (76% ) trẻ lao động trên đƣờng phố thích cuộc sống tự lập. Các em nỗ lực tìm kiếm sự tự lập với mong muốn đƣợc tự mình giải quyết mọi công việc, muốn kiếm tiền chi theo ý mình, muốn không bị gia đình quản lý.

5. Nhu cầu tự khẳng định bản thân và nhu cầu thành ngƣời lớn, đƣợc ngƣời lớn tôn trọng là một trong những nét tâm lý điển hình ở trẻ lao động trên đƣờng phố.

Tuy muốn sống tự lập, muốn đƣợc coi là ngƣời lớn nhƣng trẻ hoàn toàn chƣa thoát khỏi sự kiểm soát và quản lý của bố mẹ. Đây cũng chính là đặc trƣng cơ bản của lứa tuổi dậy thì : mâu thuẫn giữa một bên là tính chất quá độ (không còn là trẻ con nữa, nhƣng chƣa phải là ngƣời lớn), với bên kia là ý thức về bản thân phát triển mạnh mẽ, các em cho rằng mình đã lớn.

6. Trẻ lao động trên đƣờng phố mong đƣợc đi học. Mặc dù một số trẻ quyết định nghỉ học để đi làm, kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhƣng hầu hết trẻ đều hối tiếc, khát khao đi học để đƣợc bằng chúng bằng bạn. Với một số trẻ, thì sự thiếu thốn lớn nhất ngoài việc đƣợc ăn uống đầy đủ là đƣợc học hành: "Em mong các em nghèo khó được đi học”.

7. Các em thiếu kiến thức chung về Luật BVCSTE, Luật lao động, Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống nên dễ mắc các thói hƣ tật xấu, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

8. Trong nhận thức của trẻ, cha mẹ các em luôn quan tâm lo lắng cho các em. Các em dƣờng nhƣ vẫn cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng chăm sóc của cha mẹ đối với mình. Kết quả điều tra thực tế cho thấy 84,5% trẻ cho rằng bố mẹ các em thƣờng xuyên quan tâm lo lắng cho các em khi em sống ở Hà Nội. Tuy nhiên các em cũng có nhận thức sai lệch về mối quan hệ trong gia đình.

9. Trẻ lao động trên đƣờng phố có nhiều mặc cảm về bản thân: tâm trạng cô đơn, tự ti, thiếu niềm tin vào cụôc sống. Các em luôn thấy bị coi thƣờng, bị xúc phạm, bị mọi ngƣời xa lánh, bị "mất thể diện trong xã hội, ít đƣợc sự thông cảm của ngƣời lớn nên các em thƣờng biểu lộ thái độ có tính chất tiêu cực, gây đụng độ với ngƣời xung quanh: "Em thấy một số người đối xử không mấy đồng cảm, khinh thường trẻ em lao động, lang thang, coi chúng em là kẻ thất học.

10. Trẻ lao động trên đƣờng phố sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhƣng các em vẫn luôn nhớ về cha mẹ và lo lắng đến cuộc sống

của gia đình mình (85,5% em thƣờng xuyên nghĩ tới bố mẹ, anh chị, 73,5% trẻ thƣờng xuyên liên lạc với gia đình). Đối với một số trẻ thì đây là lý do chính khiến chúng ở lại thành phố và làm việc hết sức mình: "Em muốn về quê, gia đình đầm ấm, hạnh phúc không có những khó khăn trong cuộc sống và em sẽ được sự chăm sóc của gia đình".

11. Tình bạn của trẻ lao động rất thắm thiết, thể hiện ở sự sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống và công việc, 78,5% em thƣờng tâm sự với bạn, 97,5% em trả lời thƣờng xuyên giúp đỡ bạn.

12. Trẻ lao động trên đƣờng phố có hiện tƣợng bất ổn trong cảm xúc. Sống trong môi trƣờng nhiều cạm bẫy, cám dỗ khiến trẻ luôn có cảm giác lo sợ, không thấy an toàn. Những lo sợ theo các em vào cả trong giấc mơ "Em ái ngại và lo sợ vì trong khi ngủ em hay mơ thấy mọi người lăng mạ, lạm dụng em". (Nữ 16 tuổi, bán báo tâm sự)

13. Có biểu hiện rối nhiễu hành vi ở một số trẻ. Hàng ngày trẻ phải kiếm sống trên đƣờng phố, tiếp xúc với mặt trái của xã hội: không có sự công bằng, bình đẳng, nhân ái nên trẻ chỉ còn cách thích ứng theo nó để tồn tại, lâu dần thành thói quen, thành phẩm chất, thành tính cách. Vì vậy trẻ “thờ ơ” với các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức trong khi đó lại nhanh chóng phát triển một nhân cách thích ứng đầy sai lệch.

14. Đa số trẻ có mong muốn đƣợc về quê đƣợc sống gần cha mẹ, mong đƣợc tiếp tục đi học "Em mong gia đình đầm ấm hạnh phúc, xum họp quây quần bên nhau, vì bất cứ một trẻ em nào cũng không muốn rời khỏi gia đình.

"Em mong tiếp tục được học văn hoá và cấp trên giúp các em em được đi học". Một số em khác mong đƣợc học nghề. Các em có những mơ ƣớc giầu tính nhân văn nhƣ: "Em mong trẻ em nghèo khó được đi học, không còn trẻ em lang thang trên đường phố" (Nữ 16 tuổi đổi dép).

"Em mơ ước được làm cô giáo ở miền núi giúp đỡ các em nghèo khó hoặc trang điểm cô dâu làm đẹp cho người khác" (P quê Nam Định nói).

Những em chƣa muốn về quê mong tìm đƣợc công việc ổn định ở Hà Nội hay mong "tiếp tục kiếm được nhiều tiền".

15. Các kỹ năng tự kiềm chế, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chủ động trong giao tiếp ứng xử đặc biệt kỹ năng giao tiếp ứng xử với bạn khác giới thiếu. Tuy nhiên các em có kỹ năng đồng cảm với những khó khăn mà ngƣời khác phải trải qua.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)