Đối tƣợng đƣợc lựa chọn vào điều tra là 200 trẻ từ 12-18 tuổi hiện đang lao động kiếm sống trên đƣờng phố Hà Nội. Sau khi tiến hành điều tra thực tế, chúng tôi thu đƣợc cơ cấu mẫu nhƣ sau:
Cơ cấu mẫu điều tra
Tuổi Giới Trình độ học vấn Nghề 12-15 16-18 Nam Nữ Cấp I Cấp II Cấp III Đánh giầy Bán báo Thu nhặt phế liệu Bán hàng rong 29,5 70,5 55,5 44,5 19,5 78 3,0 43,5 14,0 14,5 28,0 2.2. Tiến trình thực hiện: 2.2.1.Điều tra thử:
Sau khi xây dựng bảng hỏi chúng tôi tiến hành điều tra thử trên mƣời trẻ lao động sau đó chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của đề tài đồng thời phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu để các em dễ hiểu và trả lời.
2.2.2. Điều tra chính thức:
Từ kết quả của phiếu thử chúng tôi hoàn thiện bộ câu hỏi và tiến hành điều tra chính thức trên 200 trẻ hiện đang lao động kiếm sống trên địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi gặp phải những khó khăn: chúng tôi chỉ có thể gặp trẻ ở nhà trọ vào buổi tối bởi ban ngày các em còn phải đi làm. Trong khi đó có nhiều chủ trọ do sợ bị lộ việc khai báo số trẻ em hiện đang trọ ở nhà mình
nên không cho chúng tôi đƣợc gặp trẻ: các cô muốn gặp chúng nó mai ra đường mà gặp,( Một chủ nhà trọ ở phố Trần Quý Cáp nói).
Và một khó khăn chúng tôi cần lƣu tâm đối với các bạn trẻ về kinh nghiệm làm việc với trẻ và chủ trọ là không nên hứa với họ những việc mà chúng ta không thể thực hiện.
Mặt khác, một số em chƣa biết đọc, biết viết, một số em tự ti, không muốn giao tiếp và chia sẻ do đó không ít trƣờng hợp chúng tôi phải tiếp cận nhiều lần.
2.2.3 Xử lý và phân tích kết quả điều tra:
Số phiếu hỏi thu đƣợc qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS tính theo phần trăm và điểm trung bình. Kết quả so sánh thu đƣợc từ phƣơng pháp Independent Samples Test.
Các kết quả điều tra thu đƣợc từ các phƣơng pháp đƣợc dùng để đối chứng và bổ sung cho kết quả trên.
2.2.4. Viết báo cáo:
Từ những kết quả trên chúng tôi phân tích, tổng hợp, khái quát đƣa ra các kết luận và khuyến nghị, đề xuất đối với vấn đề trẻ em lao động trên đƣờng phố.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA TRẺ LAO ĐỘNG TRÊN ĐƢỜNG PHỐ:
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố chúng tôi quan tâm tới một số đặc điểm liên quan đến hoàn cảnh xã hội của trẻ nhƣ quê quán, công việc kiếm sống, thời gian lao động tại Hà Nội, thu nhập của trẻ, hoàn cảnh cha mẹ, kinh tế gia đình.
Trong 200 trẻ điều tra phần đông đến từ các vùng quê thuần tuý nông nghiệp, kinh tế kếm phát triển: (81%) các em đến từ Thanh Hoá, Nam Định, Nam Hà, Hà Tây. Số ít đến từ Thái Bình, Hƣng Yên và một số tỉnh khác.
Đa số trẻ kiếm sống bằng các công việc nhƣ đánh giầy( 43,5%), bán báo (14%), thu nhặt phế liệu (14,5%), bán hàng rong (28%).
Hầu hết (91%) trẻ ra Hà Nội kiếm sống từ 1- 4 năm trong đó 59% trẻ ra Hà Nội đƣợc 2 năm.
Ở Hà Nội, 30,5% trẻ sống cùng bạn bè trong các nhà trọ, 12,5% sống cùng bố mẹ ( đây là những trẻ ra Hà Nội lao động kiếm sống cùng với bố mẹ. Cả gia đình thuê nhà trọ để ở hoặc cắm lều ở bãi Phúc Tân, Phúc Xá…), 14% sống cùng ngƣời cùng làng xóm, 2% sống cùng anh chị ruột, 44% sống cùng ngƣời thân và bạn bè.
Tại Hà Nội 83% trẻ ở nhà trọ, 6,5% sống ở nhà ngƣời quen, 0,5% trẻ ở ngoài đƣờng, 5% sống trong nhà tình thƣơng, số ít sống ở nơi khác.
Về hoàn cảnh gia đình : 82% cha mẹ trẻ sống chung, 13,5% trẻ có cha mẹ ly dị và cha hoặc mẹ mất.
Thu nhập trung bình của trẻ 15. 000 – 20.000 một ngày (60%), 86,5% trẻ tiêu khoảng từ 5000 – 10000 một ngày, trong đó 44% tiêu hết 10.000 một ngày.
Qua nghiên cứu thực tế trên cho thấy trẻ lao động phần lớn xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp thuần tuý. Nhiều trẻ sống trong gia đình không hoàn
thiện nhƣ cha mẹ ly hôn, bố hay mẹ mất thậm chí có trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ phải sống với bà nhƣ M 14 tuổi quê Thái Bình. Các em phải sống chật chội trong các nhà trọ nơi mà môi trƣờng vệ sinh không đảm bảo. Bản thân các em không nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng từ phía gia đình và xã hội. Những đặc điểm xã hội này có ảnh hƣởng không nhỏ tới các đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố.
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG TRÊN ĐƢỜNG PHỐ:
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi thiếu niên và đặc trƣng hoạt hoạt động lao động trên đƣờng phố của trẻ, chúng tôi tìm hiểu một số nội dung sau khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đƣờng phố:
1. Động cơ khiến trẻ ra thành phố lao động
2. Nhu cầu của trẻ: Nhu cầu tự lập, nhu cầu nghề, nhu cầu thành ngƣời lớn, nhu cầu học tập.
3. Nhận thức của trẻ: Nhận thức về gia đình, về bạn bè, về công việc hiện tại, hiểu biết về Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em, Luật lao động.
4. Tình cảm của trẻ: Tình cảm đối với bạn bè, đối với gia đình.
5. Kỹ năng của trẻ: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng chủ động trong giao tiếp, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng tự kiềm chế xúc cảm.
6. Mong muốn của trẻ lao động.
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy trẻ lao động trên đƣờng phố có một số đặc điểm tâm lý sau:
TT Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động
1. Động cơ chủ yếu thúc đẩy trẻ em ra thành phố lao động là do kinh tế gia đình khó khăn. Việc trẻ ra thành phố còn bị tác động bởi các động cơ đƣợc học nghề, tự nuôi thân, để có thêm nhiều bạn mới hay do không cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng trong gia đình.
2. Nhu cầu nghề ở trẻ lao động trên đƣờng phố phát triển sớm hơn so với trẻ bình thƣờng.
3. Trẻ lao động trên đƣờng phố nỗ lực tìm kiếm sự tự lập. Nhu cầu này ở trẻ trở nên cấp bách hơn so với trẻ khác cùng độ tuổi.
4. Trẻ lao động trên đƣờng phố có nhu cầu học tập.Mặc dù một số trẻ nghỉ học để đi làm, kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhƣng hầu hết các em đều hối tiếc, khát khao đƣợc đi học giống nhƣ trẻ khác cùng tuổi.
5. Trẻ có nhu cầu “đƣợc trở thành ngƣời lớn”.
6. Trong nhận thức của trẻ, công việc hiện tại mang tính chất tạm thời bấp bênh nên đa số các em có mong muốn tìm công việc khác hoặc đi học nghề để có công việc khác ổn định hơn.
7. Các em thiếu kiến thức về Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em, Luật lao động.
8. Trẻ lao động trên đƣờng phố có mặc cảm về bản thân. Các em thƣờng có tâm trạng cô đơn, tự ti, thiếu niềm tin vào cuộc sống.
9. Trẻ lao động có sự bất ổn về cảm xúc. Các em có cảm giác không an toàn khi sống ở Hà Nội.
10. Tuy sống xa gia đình nhƣng trẻ vẫn quan tâm, lo lắng cho gia đình. Đây cũng là lý do khiến trẻ ở lại thành phố kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
11. Tình bạn của các em thắm thiết thể hiện ở việc thƣờng xuyên giúp nhau khi bị bắt nạt, có chuyện buồn hay khi không có tiền ăn, tiền trọ.
12. Trẻ lao động trên đƣờng phố có biểu hiện rối nhiễu hành vi.
13. Trẻ thiếu các kỹ năng : kỹ năng hợp tác, kỹ năng chủ động trong giao tiếp, kỹ năng tự kiềm chế xúc cảm.
14. Đa số trẻ mong muốn đƣợc học nghề, đƣợc tiếp tục học văn hoá, đƣợc sống gần cha mẹ. Sau đây chúng tôi phân tích cụ thể các kết quả thu đƣợc:
3.2.1. Động cơ khiến trẻ ra thành phố lao động kiếm sống:
Nhƣ chúng ta đã biết động cơ là “cái cớ” thúc đẩy hoạt động. Khi trẻ tham gia vào hoạt động lao động trên đƣờng phố sẽ làm hình thành những đặc điểm tâm lý tƣơng ứng (đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động đó). Vì vậy việc nghiên cứu động cơ thúc đẩy trẻ nông thôn ra thành phố lao động sẽ góp phần làm rõ nguyên nhân của hiện tƣợng này. Tìm hiểu động cơ khiến trẻ ra Hà Nội kiếm sống chúng tôi thu đƣợc bảng số liệu:
Bảng 2: Động cơ thúc đẩy trẻ ra thành phố kiếm sống
TT Động cơ khiến trẻ ra Hà Nội kiếm sống Đúng % Đúng một phần% Không đúng% Điểm trung bình Thứ bậc STD
1. Gia đình em khó khăn nên em muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình
79,5 15 5,5 1,74 1 0,55
2. Em muốn thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình
7,0 18,5 74,5 0,32 10 0,60
3. Em không muốn chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau
26 24,5 49,5 0,77 7 0,84
4. Em muốn kiếm tiền chi theo ý mình 13 39 48 0,65 8 0,70
5. Vì bạn bè rủ đi 12,5 28,5 59 0,54 9 0,71
6. Vì bị đối xử không tốt trong gia đình 4,0 16,5 79,5 0,25 11 0,52
7. Muốn có thêm nhiều bạn mới 27 47 26 1,01 4 0,73
8. Để đƣợc làm ngƣời lớn 23,5 35 41,5 0,82 6 0,79
9. Để đƣợc học nghề 57 29,5 13,5 1,44 2 0,72
10. Để tìm cơ hội tiến thân 33,5 33 33,5 1,00 5 0,82
Bảng 2 cho thấy phần lớn trẻ em ra thành phố lao động vì động cơ kinh tế (gia đình em khó khăn nên em muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình). Với lý do này 94,5% trẻ trả lời hoàn toàn đúng và đúng một phần, trong đó 79,5% em trả lời đúng hoàn toàn. Thật vậy, đa số các em ra đi từ những vùng nông thôn thuần nông nghèo khó nhƣ Thanh Hoá, Hƣng Yên, Nam Định.… Báo cáo phân tích kết quả khảo sát trẻ em lang thang tại Hà Nội năm 1999 của Uỷ Ban Bảo vệ và chăm sóc Trẻ em thành phố cho thấy 72,7% và 80,2% cha mẹ các em làm nông nghiệp, thu nhập của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào đồng ruộng nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Thanh Niên năm 1999, các gia đình có trẻ ra đi đều nói rằng họ rơi vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn (2107/4558 gia đình, chiếm 46,2%), nợ nần chồng chất , trong khi đó những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống luôn đƣợc đặt ra nhƣ thuốc men chữa trị bệnh, các chi phí cho những việc quan trọng nhƣ tang lễ, cƣới hỏi, v.v khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sống còn cơ bản của gia đình họ. Khảo sát tại xã Quảng Thái, xã Quảng Hải thuộc huyện Quảng Xƣơng Thanh Hoá, hoặc xã Nhuế Dƣơng thuộc huyện Châu Giang, Hƣng Yên... cho thấy một số gia đình có đời sống rất khó khăn, có gia đình thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 50.000đ/ tháng. Điều này đƣợc thể hiện rõ hơn khi chúng ta thấy lý do em ra Hà Nội để tự nuôi thân đứng hàng thứ ba (71,9% em trả lời hoàn toàn đúng và đúng một phần). Gia đình khó khăn không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của trẻ nhƣ ăn, mặc, học hành nên các em sớm có ý thức trách nhiệm với cha mẹ bằng cách ra thành phố kiếm tiền nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu lý do khiến trẻ hài lòng với công việc hiện tại. Kết quả là 71% các em hài lòng vì lý do "em kiếm được tiền về giúp gia đình".
Nhƣ vậy ta thấy việc trẻ ra thành phố lao động truớc tiên có sự thúc đẩy của động cơ kinh tế - để kiếm tiền giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn nhƣng cũng thể hiện đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên đó là các em đang muốn khẳng định chính mình. Trƣớc cuộc sống nghèo khó và sự vất vả lo toan của cha mẹ, các em
đã ý thức trách nhiệm của mình là một thành viên trong gia đình, từ đó sớm hình thành đức tính hy sinh, mong muốn chia sẻ bớt gánh nặng gia đình qua việc ra thành phố lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình. H,17 tuổi tâm sự “Em ra Hà Nội kiếm sống vì gia đình đang cần em. Em không đi học để các em em được đi học và em hoàn thành vai trò của mọt ngừơi chị”. Điều này chứng tỏ rằng trẻ đã ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm đối với gia đình. Việc kiếm tiền tự nuôi sống bản thân của trẻ là nhằm minh chứng cho sự trƣởng thành mà các em mong muốn đƣợc thừa nhận.
Động cơ ra Hà Nội để đƣợc học nghề đứng hàng thứ hai trong đó 86,5% trẻ trả lời đúng và đúng một phần. Cuộc sống ở quê khó khăn, những chi phí thiết yếu cho cuộc sống gia đình của trẻ còn thiếu thốn cùng với điều kiện khó khăn nhất định về ngành nghề ở nông thôn và quan niệm của không ít bậc cha mẹ cho rằng làm ruộng không cần học cao, mà ở độ tuổi thiếu niên đầu thanh niên ( 12-18) là lứa tuổi bắt đầu định hình cho tƣơng lai sau này với những ứơc mơ hoài bão. Do vậy các em ra thành phố lao động với mong muốn tìm một nghề để có thể tự lập trong cuộc sống.
Động cơ muốn có thêm nhiều bạn mới đứng hàng thứ tƣ. Lứa tuổi thiếu niên các em vƣơn mạnh tới giao tiếp với các bạn cùng tuổi bởi trong quan hệ này trẻ đƣợc thừa nhận và tôn trọng, đƣợc bình đẳng tham gia quyết định mọi việc mà những việc này các em khó có đƣợc trong quan hệ với ngƣời lớn. Sống trong môi trƣờng nông thôn các hoạt động văn hoá xã hội hạn chế, trẻ ít có cơ hội giao tiếp, quan hệ xã hội bị thu hẹp trong khi cuộc sống ở thành phố thì náo nhiệt. Do đó trẻ ra thành phố lao động không chỉ với mục tiêu mƣu sinh mà còn hy vọng nhu cầu giao lƣu xã hội đặc biệt là nhu cầu giao lƣu với các bạn cùng trang lứa của các em sẽ đƣợc đáp ứng. Sở dĩ nhƣ vậy, bởi thông qua giao lƣu, qua những hoạt động chung mà biểu tƣợng về nhân cách của trẻ đƣợc phong phú thêm. Đây cũng là nguồn gốc cho sự nảy sinh những hứng thú mới trong cuộc sống, góp phần cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Tiếp đó là động cơ "để tìm cơ hội tiến thân". Trong quan niệm của trẻ dƣờng nhƣ ngƣời thành phố không phải làm gì cả, suốt ngày đƣợc ăn sung mặc sƣớng và cuộc sống ở đây lúc nào cũng hơn ở quê mặc dù còn nhiều bất lợi. Hơn nữa dƣờng nhƣ ở đó có mọi cơ hội để thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình. Điều này cho thấy lực hút của cuộc sống thành phố rất lớn đối với trẻ. Việc ra thành phố lao động của trẻ nhằm tìm kiếm sự phát triển cho cá nhân, tạo dựng nền tảng cho sự ổn định trong tƣơng lai, giúp các em đạt đƣợc lòng mong muốn trở thành ngƣời lớn. Ở độ tuổi thiếu niên trẻ muốn khẳng định chính mình, muốn đƣợc bƣớc vào “thế giới của ngƣời lớn”. Việc thoát ly ra khỏi gia đình tự kiếm sống chính là tìm kiếm sự độc lập, tự chủ cho chính bản thân và chứng minh sự trƣởng thành của cá nhân, để đƣợc thừa nhận nhƣ “ngƣời lớn”, đƣợc ngƣời lớn tôn trọng. Do vậy mà động cơ “đƣợc làm ngƣời lớn” đứng hàng thứ sáu.
Đây là đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên. Các em bắt đầu xuất hiện sự