Tâm trạng của trẻ lao động trên đƣờng phố:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 70)

* Cảm nhận về sự an toàn:

Trong quá trình kiếm sống ở Hà Nội 84,5% trẻ thấy không an toàn: "Em luôn thấy lo sợ và không an toàn nhưng em cố gắng vượt qua. Ở đô thị luôn xuất hiện

những con nghiện hay ăn cắp ăn trộm nên đến với chúng em chỉ là tội lỗi” (X17 tuổi, bán báo). Báo cáo kết quả khảo sát trẻ em lang thang tại Hà Nội năm 1999 trẻ lao động bị doạ nạt chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,1%, tiếp theo là trẻ lao động bị cƣỡng đoạt tài sản với 23,7%, trẻ lao động đã bị đánh đập là 14,8%.

Vậy những lý do nào khiến các em lo sợ?

Kết quả điều tra thực tế cho thấy phần lớn các em sợ bị nhiễm các tệ nạn xã hội 113 trẻ (56,5%): "Tệ nạn xã hội ở rất nhiều ngõ ngách trên đường phố, nó có sức lôi cuốn và hấp dẫn những tâm hồn trẻ dại như chúng em. Nạn hiếp dâm và ma tuý làm em sợ" (Nữ thu mua phế liệu, 16 tuổi), "Ở đô thị em sợ các tệ nạn xã hội như ma tuý, HIV, AIDS sẽ xâm nhập vào em vì khi bị các tệ nạn này thì coi như hết đời, lúc đó em là một người vô dụng, người thừa của xã hội Việt nam nói riêng và thế giới nói chung" (M 17 tuổi, học hết lớp 10).

Tiếp đến trẻ sợ bị đánh đập, bị dụ dỗ lôi kéo. Tâm sự của một em nữ bán dép nhựa, 15 tuổi: "Em lo sợ bị tình dục, em không muốn làm khổ bố mẹ và không muốn ai bị cả".

Một số em khác sợ bị trấn lột. Tâm sự của H quê ở Nam Định: "Hôm em về qua đường vắng, ban ngày hẳn hoi mà mấy thằng nghiện trấn hết tiền của em. Em biết mình không đánh lại chúng nó nên em để cho chúng lấy. Thế mà nó còn không tha cho em. Nó đòi lột luôn quần dài mới em đang mặc. Em không chịu vì ai lại mặc quần đùi. Thế là chúng nó đánh em tím hết cả mặt. Bọn em sống xa người thân, giữa những người xa lạ nên hay bị bắt nạt, bị đánh đập và bị trấn tiền".

Sợ bị sa ngã hƣ hỏng cũng là điều khiến trẻ băn khoăn, trăn trở. Em T đánh giầy cho biết: "Em phải đi lang thang tiếp xúc với nhiều thành phần xấu nên rất sợ

sa ngã".

Ngoài ra các em còn sợ tai nạn giao thông, sợ những lời nói thô tục vì sợ bị tập nhiễm những lời nói không đẹp đó: "xung quanh mình toàn ngƣời ăn nói thô tục", hay sợ "đói khát ăn uống thất thƣờng, vệ sinh ăn uống không đảm bảo bị ốm đau thì khổ". Sống một mình ở thành phố trẻ sợ ốm đau không ai chăm sóc.

Nhƣ chúng ta đã biết, lứa tuổi thiếu niên các em rất nhạy cảm với việc lĩnh hội những chuẩn mực, những giá trị và phƣơng thức hành vi trong thế giới ngƣời lớn. Các hiện tƣợng tiêu cực nơi vƣờn hoa công viên tác động một cách tự phát vào đầu óc nhạy cảm và hiếu động của trẻ. Thông thƣờng những cái xấu lại đi theo đồng tiền để thoả mãn nhu cầu của đời sống nên có sức cuốn hút mạnh mẽ với mọi ngƣời, mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ lang thang trên đƣờng phố.

Thực tế cuộc sống cho thấy tệ nạn xã hội ngày một gia tăng gây bất ổn trong đời sống của ngƣời dân mà trẻ lao động lại sống một mình, hàng ngày phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, nơi trẻ kiếm sống là những hàng quán, vƣờn hoa công viên, nơi lui tới của nhiều loại ngƣời trong xã hội nên nhiều khi các em là nạn nhân của sự trấn lột, lừa đảo, đánh đập…. Điều này khiến các em luôn lo sợ bị lợi dụng và lôi kéo vào con đƣờng phạm pháp. Trẻ em bình thƣờng luôn có ngƣời thân ở bên cạnh vì vậy các em không có cảm giác sợ đói khát, ốm đau không có ngƣời chăm sóc. *Bất ổn về cảm xúc: Bảng 13: Sự bất ổn cảm xúc của trẻ TT Nội dung Đúng (%) Đúng một phần(%) Không đúng (%) Điểm TB

1. Tôi cảm thấy mình muốn khóc 23,5 44,5 32 0,92 2. Tôi hay nản lòng 27,5 30 42,5 0,85 3. Tôi cảm thấy buồn và chán 31,5 41,5 27 1,05 4. Tôi hay lo lắng những chuyện nhỏ

nhặt

24 28,5 47,5 0,77

không nói điều đó với ai

6. Nhiều khi bên ngoài tôi nói mạnh nhƣng bên trong thì không chắc chắn, không tự tin

30 46,5 23,5 1,07

7. Tôi sợ phải ngồi một mình 29 31 40 0,89 9. Tƣơng lai dƣờng nhƣ mờ mịt đối

với tôi

43 26,5 30,5 1,13

10. Tôi hay có những giấc mơ làm tôi sợ hãi, ác mộng

20,5 37 42,5 0,78

Để tìm hiểu hiện tƣợng "bất ổn" cảm xúc của trẻ, chúng tôi dùng thang Conners và kết quả thu đƣợc là: 73% cảm thấy buồn và chán, 72% trẻ nhận đúng và đúng một phần cảm thấy sợ nhƣng không dám nói với ai, 76,5% trẻ nói đúng và đúng một phần bề ngoài tỏ ra cứng rắn nhƣng bên trong mềm yếu, 57,5% thừa nhận đúng và đúng một phần thấy nản lòng, 60% trẻ nhận đúng và đúng một phần sợ ngồi một mình, 69,5 % thấy tƣơng lai mờ mịt, 57,5 % hay có những giấc mơ gây sợ hãi. Những sợ hãi theo các em cả vào trong giấc ngủ "Em ái ngại và lo sợ vì trong khi ngủ em hay mơ thấy mọi người lăng mạ, lạm dụng em" (Nữ 16 tuổi, bán báo).

Môi trƣờng sống đƣờng phố đầy sự nguy hiểm, cạm bẫy, lừa lọc, thiếu sự chăm sóc, che chở của gia đình, một thân một mình đối đầu với những nguy hiểm vì vậy các em thƣờng có cảm giác lo sợ và bất ổn. Hơn nữa độ tuổi này là thời kỳ biến động nhanh, đột ngột và có những đảo lộn cơ bản nên dễ có tình trạng mất cân đối, không bền vững các hiện tƣợng tâm lý đồng thời đây là thời kỳ chứa nhiều mâu thuẫn, xung khắc dẫn đến các hiện tƣợng tâm lý diễn biến theo hƣớng “nổ bùng” dễ đi đến cực đoan “quá trớn” do đó mà các em có sự bất ổn trong cảm xúc. Đây là đặc điểm tâm lý của trẻ lao động ít thấy ở trẻ bình thƣờng bởi trẻ bình thƣờng sống cùng cha mẹ, đƣợc sự quan tâm chăm sóc của gia đình, đƣợc sống trong “môi trƣờng lành mạnh”, xung quanh các em là bố mẹ bạn bè, thầy cô hơn

nữa các em không phải một mình kiếm sống xa nhà, không phải đối mặt với những vấn đề của trẻ lang thang nhƣ lo tiền ăn, tiền trọ, lo bị trấn lột, bị đánh đập … nên các em luôn có cảm giác an toàn, không gặp những cơn ác mộng và không có cảm giác “tƣơng lai mù mịt”.

Nhƣ chúng ta đã biết ở độ tuổi thiếu niên do tuyến nội tiết phát triển mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng) thƣờng dẫn đến rối loạn của hoạt động thần kinh. Trẻ dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng, thƣờng có những cơn xúc động mạnh cộng thêm những lo lắng ức chế trong cuộc sống hàng ngày, sự thiếu thốn tình cảm của ngƣời thân, lo đối mặt với cạm bẫy, lừa lọc nên 68% em thƣờng xuyên và thỉnh thoảng cảm thấy mình muốn khóc.

Ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa mong muốn có nghề nghiệp ổn định trong khi công việc hiện tại trẻ đang làm là công việc bấp bênh tạm thời, bị nhiều ngƣời coi thƣờng. Do trình độ học vấn thấp, thiếu vốn sống và vốn kinh nghiệm nên các em thấy dƣờng nhƣ “không có lối thoát” và không biết phải làm gì để thay đổi cuộc sống của mình. Trẻ thấy rằng công việc đánh giầy, bán báo không thể làm lâu dài. Vì vậy mà 57,5% trẻ thừa nhận đúng và đúng một phần thấy nản lòng, 69% thấy tƣơng lai dƣờng nhƣ mờ mịt đối với chúng.

Trẻ ra thành phố kiếm sống với mong muốn tìm cơ hội phát triển bản thân nhƣng không chuẩn bị trƣớc về mặt tâm lý, thiếu hiểu biết, vốn kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn trong công việc cũng nhƣ cuộc sống do đó các em thấy thất vọng, buồn chán. Kết quả nghiên cứu cho thấy 83% em cảm thấy buồn và chán. Để tồn tại nơi “đất khách quê ngƣời”, trẻ phải mạnh mẽ, tỏ ra có bản lĩnh để đáp ứng với đòi hỏi của công việc và môi trƣờng sống nhƣng thực chất bên trong các em luôn thấy lo lắng: lo không tìm đƣợc việc, bị trấn lột.... Vì vậy mà bên ngoài các em tỏ ra cứng rắn nhƣng bên trong thì không chắc chắn, tự tin: 76,5% trẻ nói đúng và đúng một phần bề ngoài tỏ ra cứng rắn nhƣng bên trong mềm yếu, 72% trẻ thừa nhận có nhiều thứ làm chúng sợ nhƣng không dám nói điều đó với ai.

Sử dụng kỹ thuật Independent Sampes Test để so sánh sự bất ổn về cảm xúc của nam và nữ chúng tôi và thu đƣợc p = 0,93. Nhƣ vậy p > 0,05 do đó không có sự khác biệt đáng kể về bất ổn cảm xúc giữa nam và nữ dƣới góc độ thống kê. (Xem phụ lục).

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)