* Nhận thức về gia đình của trẻ lao động trên đường phố
Bảng 8: Nhận thức về mối quan hệ trong gia đình của trẻ lao động trên đƣờng phố
T T Nội dung Đúng (%) Đúng một phần (%) Không đúng (%) Điểm TB Thứ bậc
1. Bố mẹ em chƣa thực sự quan tâm đến em
2. Em chƣa thực sự gắn bó với gia đình 9,5 23,5 67 0,43 4 3. Sự trách phạt trong gia đình em là không
công bằng
10 23 70 0,43 4
4. Cha mẹ em không để ý đến những hành vi tốt của em
10 27,5 62,5 0,47 3
5. Chuyện to tiếng xảy ra thƣờng xuyên trong gia đình em
15,0 31,5 53,5 0,62 2
6. Cha mẹ em hay chê trách phê phán em 16,5 33,5 50,0 0,66 1
Tóm lại, một số trẻ lao động trên đƣờng phố có nhận thức sai lệch về gia đình mà những nhận thức này do bầu không khí trong gia đình không hoà thuận, cha mẹ thƣờng xuyên to tiếng, thiếu sự quan tâm chăm sóc con cái khiến trẻ không cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng, tin tƣởng trong gia đình. Trẻ bình thƣờng đôi khi cũng giận dỗi cha mẹ nhƣng các em ít có mặc cảm về gia đình. Sự khác nhau trong nhận thức về mối quan hệ trong gia đình của trẻ lao động và trẻ em bình thƣờng có thể do đa số gia đình trẻ lang thang có kinh tế khó khăn, một trong những nguyên nhân của những sự cãi vã thƣờng xuyên trong gia đình, gia đình không hoàn thiện( cha mẹ ly hôn hoặc cha, mẹ nghiện hút…). Trình độ nhận thức của cha mẹ thấp nên cách giáo dục con cái bằng quyền uy, roi vọt, chửi bới, xua đuổi. Mặc dù trong suy nghĩ các ông bố, bà mẹ đều mong muốn con cái ngoan ngoãn, nên ngƣời, song trong quan niệm và cách nhìn nhận của họ đứa trẻ sinh ra chỉ cần cho ăn, cho mặc là đủ và đứa trẻ, bổn phận làm con phải biết phục tùng cha mẹ. Thậm chí một số cha mẹ có thái độ thờ ơ với cuộc sống lang thang của trẻ nên các em thấy chán nản và thƣờng mặc cảm với gia đình. Mặt khác trẻ lao động đã có đóng góp nhất định về kinh tế và vị trí của các em trong gia đình khác so với trẻ em bình thƣờng do đó trẻ lao động thƣờng có khả năng tự lập, ít gắn bó với gia đình. Cuộc sống tự do khi lang thang kiếm sống khiến trẻ nhạy cảm hơn với những trách phạt trong gia đình, dễ phật lòng mỗi khi bị trách phạt.
Để so sánh mặc cảm gia đình theo giới chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống kê Independent Sampes Test và thu đƣợc p = 0,62. Nhƣ vậy p > 0,05 do đó không có
sự khác biệt đáng kể trong nhận thức về gia đình giữa nam và nữ dƣới góc độ thống kê. (Xem phụ lục)
* Hiểu biết chung về Luật BVCSTE, Luật lao động, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
Tìm hiểu nhận thức của trẻ lao động về một số kiến thức chung, chúng tôi đánh giá mức độ tiếp cận của trẻ với Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em, Luật BVCSTE, Luật lao động. Kết quả điều tra cho thấy 58,5% trẻ có nghe nói về Công ứơc Quốc tế về quyền trẻ em, 50,5% đƣợc nghe nói về Luật BVCSTE, 49,2% chƣa từng đƣợc nghe nói về Luật lao động. Khi đƣợc hỏi HIV và AIDS gợi cho em điều gì?. T quê Hà Nam trả lời: "Em thấy cái chết đe doạ mình làm cho mình hết đời luôn".
Nhƣ vậy trẻ lao động có nhận thức về kiến thức chung thấp hơn trẻ bình thƣờng bởi trẻ bình thƣờng có cơ hội tiếp cận thông tin từ nhiều phía nhƣ sách báo ở trƣờng học, các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong khi cơ hội tiếp của trẻ lao động bị hạn chế hơn. Trẻ lao động chủ yếu dành thời gian cho việc lao động kiếm sống, hàng ngày các em lao động vất vả tối khuya mới về nên ít có thời gian tìm hiểu các kiến thức kể trên. Vả lại một số nhà trọ không có vô tuyến để xem và hiếm khi các em tìm đọc hoặc mua các sách báo phổ biến các kiến thức về quyền trẻ em, HIV- AIDS. Thậm chí một số trẻ còn chƣa nghe đến tên của Luật lao động hay Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em. B 17 tuổi tâm sự:
"HIV và AIDS gợi cho em thấy cảnh những gia đình tan nát những đứa trẻ mới sinh đã không nhìn thấy tương lai đâu".
Theo nghiên cứu của UBVCSTE thành phố có 4309/4558 em chiếm 94,5% khẳng định bản thân không thể nhiễm HIV bởi nhiều em còn thiếu kiến thức về HIV.
So sánh hiểu biết chung theo trình độ học vấn cho thấy có sự khác nhau giữa hai nhóm trình độ. Số trẻ ở nhóm một (cấp 1, cấp 2) tiếp cận với các kiến thức chung ít hơn trẻ ở trình độ cấp 3.
Bảng 9: Hiểu biết chung
TT Em có nghe nói về: Có (%) Chƣa (%) 1. Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em 58,5 41,5
2. Luật BVCSTE 50,5 49,5
3. Luật lao động 50,8 49,2
* Nhận thức về công việc hiện tại:
Đa số các em coi công việc hiện đang làm là bấp bênh, tạm thời. Khi đƣợc hỏi em có dự kiến gì về công việc trong thời gian tới? 72% trả lời là có dự kiến trong đó 64,8% em muốn tìm công việc ổn định, 20,9% muốn tiếp tục học văn hoá và nghề, 11,4% mong tìm công việc khác có thu nhập cao hơn.
Thực tế, trẻ thƣờng làm các công việc tƣơng đối nặng nhọc và độc hại so với lứa tuổi nhƣ đánh giầy, bán hàng rong, thu nhặt phế liệu… , thời gian làm việc hàng ngày tới 9- 10 tiếng, một ngày các em đi bộ tới hàng chục cây số mà theo trẻ thu nhập không đƣợc là bao. Em N quê Hƣng Yên tâm sự: "Em có dự kiến tìm công việc khác vì cuộc sống của em hiện nay rất vất vả và không hề chắc chắn. Bây giờ các bạn ra Hà Nội đông nên bọn em khó kiếm tiền, có hôm chỉ đủ tiền ăn. Em mong thời gian tới em sẽ có công việc ổn định hơn".
Hàng ngày các em phải chứng kiến những mặt trái của xã hội nhƣ trấn lột, bức hiếp lẫn nhau thậm chí đôi khi chính trẻ là nạn nhân của những hiện tƣợng đó. Mặt khác công việc lao động xa nhà khiến các em luôn thấy thiếu thốn tình cảm vì vậy mà có ý định tìm công việc khác ổn định hơn.
Ngoài ra có 25,2% trẻ không có dự kiến gì về công việc trong thời gian tới trong đó 87,5% em không biết làm gì vẫn phải chấp nhận công việc bấp bênh nhƣ hiện tại: “Biết làm gì bây giờ hả chị? khối người học đại học còn không có việc làm huống chi mình không có chữ. Bây giờ nhiều trẻ đánh giầy nên em phải đi bộ qua nhiều phố để tìm khách cho mình”, (tâm sự của một em nam đánh giầy). Trẻ lao động trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm, gia đình khó khăn nên các em
chỉ có thể làm những công việc lao động chân tay không cần có nhiều vốn nhƣ đánh giầy, nhặt rác…. bởi vậy trẻ không biết phải làm gì để thay đổi đƣợc công việc hiện tại.
Tóm lại đa số trẻ cho rằng công việc hiện tại là không ổn định, mang tính chất tạm thời nên các em có dự tính là tiếp tục học văn hoá để có cơ hội tìm công việc khác ổn định và có thu nhập cao hơn vì vậy 96,3% trẻ khẳng định đi học để có nghề nghiệp tốt trong tƣơng lai (xem bảng 7).