Rối nhiễu hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 75)

Qua điều tra 200 trẻ lao động trên đƣờng phố chúng tôi nhận thấy một số em có hiện tựơng rối nhiễu hành vi đạo đức. Đây là vấn đề thƣờng gặp ở trẻ này bởi phần lớn trẻ em lang thang xuất thân từ những gia đình nghèo, bố mẹ không quan tâm chăm sóc, dạy dỗ. Trẻ sớm bỏ học, bị áp lực lớn phải tự kiếm tiền nuôi mình và gia đình, xa rời môi trƣờng giáo dƣỡng, kiểm soát của gia đình cùng với trình độ nhận thức chung của các em về đạo đức, pháp luật bị "lệch lạc.". Đây là mảnh đất thuận lợi phát triển một “nhân cách ứng xử thích nghi lệch chuẩn”.

Bảng 14: Một số biểu hiện rối nhiễu hành vi ở trẻ

TT

Nội dung Không đúng (%) Thỉnh thoảng đúng (%) Thƣờn g xuyên đúng (%) Hoàn toàn đúng (%) Điểm TB Thứ bậc 1. Tôi thƣờng tìm cách bẻ cong pháp luật(lợi dụng pháp luật hoặc diễn giải pháp luật có lợi cho mình

81,5 8,0 4,5 6,0 0,35 3

2. Tôi hay gặp chuyện rắc rối với công an 74,0 16,5 3,0 6,5 0,42 1 3. Tôi hay vi phạm những quy định của

pháp luật

79,0 13,0 2,0 6,0 0,35 3

4. Tôi thích làm ngƣời khác phải đau lòng 88,5 7,0 1,5 3,0 0,19 9 5. Tôi cảm thấy có cái gì thúc giục tôi làm

điều xấu

80,5 12,0 3,5 4,0 0,31 6

6. Tôi hay phá hỏng đồ dùng hoặc tài sản của ngƣời khác

79,4 13,1 3,0 4,5 0,33 5

7. Tôi thích tham gia những trò nguy hiểm 79,5 14,5 2,0 4,0 0,31 7 8. Tôi hay lấy những đồ vật không phải

của mình

84,4 8,0 3,5 4,0 0,27 8

9. Tôi uống nhiều những uống đồ có cồn 79,4 14,1 1,0 5,5 0,33 5

10. Tôi sử dụng các chất kích thích (ma tuý) 92,5 3,0 1,0 3,5 0,16 10

Trẻ lao động đặc biệt là trẻ nam thƣờng có nhu cầu khẳng định bản thân quá trớn, luôn muốn phô bầy sự dũng cảm, bƣớng bỉnh mặt khác trình độ nhận thức chung về đạo đức, pháp luật và nếp sống thấp, lệch lạc nên hình thành lối sống tự do nhƣ phá hỏng đồ dùng của ngƣời khác, sử dụng chất kích thích, uống rƣợu…. Bảng trên cho thấy 15,5% thƣờng uống đồ có cồn, 62% thƣờng xuyên và thỉnh thoảng gặp chuyện rắc rối, 19,5% thƣờng xuyên và thỉnh thoảng luôn cảm thấy có cái gì thúc giục em làm điều xấu, 15,6% thƣờng xuyên và thỉnh thoảng hay phá hỏng hoặc lấy những đồ vật không phải của mình, 7,5% thƣờng sử dụng chất kích

thích. Điểm nổi bật nhất trong rối nhiễu hành vi ở trẻ là hay phá hỏng đồ dùng của ngƣời khác và uống nhiều đồ có cồn. Vì thói quen sống tự do không bị quản lý cùng với nhu cầu khẳng định bản thân quá trớn và cũng để thích ứng với cuộc sống trên đƣờng phố nên các em có những hành vi lệch chuẩn.

Môi trƣờng sống trên đƣờng phố không biết đến sự công bằng, bình đẳng, nhân ái, cạm bẫy, lừa lọc trẻ chỉ còn cách thích ứng theo nó để tồn tại lâu dần thành thói quen, thành phẩm chất, thành tính cách. Khi mới sống ở đƣờng phố, trẻ có thể vẫn ứng xử dựa trên các giá trị nhân ái, tình thƣơng, đạo lý…mà trẻ đã đƣợc hình thành trứơc đó nhƣng sau đó trẻ hiểu rằng cần phải học cách sống đầu gấu, băng đảng để thích ứng với cuộc sống nơi đƣờng phố. Thói quen trung thực, những hành vi thiếu văn hoá nhƣ nói tục chửi thề, ăn cắp đánh nhau đƣợc trẻ coi nhƣ là minh chứng cho sự từng trải mang lại lợi ích và đƣợc chấp nhận. Vì vậy các em dƣòng nhƣ thờ ơ với các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức trong khi đó lại nhanh chóng phát triển một nhân cách thích ứng đầy sai lệch.

Báo cáo phân tích tình hình trẻ em lang thang ở Hà Nội của UBBVCSTE thành phố cho thấy: trẻ lao động hút thuốc uống bia, rƣợu chiếm tỷ lệ lớn với 22,8% trẻ nhận đã hút thuốc lá, tiếp theo là 0,9% trẻ tự nhận uống rƣợu thƣờng xuyên. Số trẻ tự nhận đã hút thuốc phiện là 1,3% và chích ma tuý là 1,6% , hít hê- rô-in là 3,7%.

Rối nhiễu hành vi kể trên ít gặp ở trẻ bình thƣờng có chăng chỉ là những biểu hiện của sƣ hiếu động hay sự “khẳng định bản thân quá trớn” của tuổi dậy thì nhƣ trốn học, hút thuốc lá… Trẻ bình thƣờng môi trƣờng sống khác trẻ lao động, đƣợc cha mẹ, thầy cô dạy dỗ và giám sát. Hơn nữa việc học tập là hoạt động chủ đạo của trẻ nên các em thƣờng hình thành những hành vi thích ứng với môi trƣờng học đƣờng. Trong nhà trƣờng không cho phép học sinh có những hành vi lệch chuẩn nhƣ uống rƣợu, sử dụng chất kích thích hay phá hỏng đồ đạc của ngừời khác... Hành vi rối nhiễu gây cho trẻ nhiều khó khăn là thƣờng vi phạm quy định của pháp luật và thƣờng gặp chuyện rắc rối với công an. Điều này cũng dễ hiểu bởi

môi trƣờng sống độc hại lại thiếu hiểu biết về pháp luật nên các em dễ làm trái quy định của pháp luật.

Để so sánh rối nhiễu hành vi đạo đức của nam và nữ chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống kê Independent Sampes Test và thu đƣợc p = 0,31. Nhƣ vậy p > 0.05 do đó không có sự khác biệt đáng kể về các hành vi rối nhiễu giữa nam và nữ.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)