Tình cảm của trẻ lao động trên đƣờng phố:

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 67)

* Tình cảm đối với gia đình

Bảng 11: Tình cảm đối với gia đình

TT Nội dung Có (%) Không (%) Không rõ (%) 1. Em có thƣờng xuyên liên lạc với gia đình

không?

2. Theo em bố mẹ có quan tâm lo lắng đến em khi em kiếm sống ở Hà Nội không?

73 24 3,0

3. Sống ở Hà Nội em có thƣờng nghĩ tới bố mẹ anh chị mình không?

85,5 13,5 1,0

Trẻ lao động trên đƣờng phố sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ nhƣng các em vẫn nhớ về cha mẹ và lo lắng đến cuộc sống của gia đình. Đối với một số trẻ thì đây là lý do chính khiến chúng ở lại thành phố và làm việc hết sức mình để có tiền gửi về gia đình. Kết quả điều tra 200 trẻ lao động cho thấy 85,5% em thƣờng xuyên nghĩ tới bố mẹ, anh chị mình, 73% trẻ thƣờng xuyên liên lạc với gia đình, 84, 5% trẻ cho rằng bố mẹ các em vẫn lo lắng cho chúng.

Trẻ bình thƣờng hàng ngày sống gần cha mẹ, nhận đƣợc tình yêu thƣơng chăm sóc của gia đình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nên các em không có tâm trạng lo lắng cho gia đình. Trẻ lao động ở độ tuổi 12-18 là tuổi của sự chuyển tiếp với rất nhiều mâu thuẫn nội tâm, hơn lúc nào hết các em rất cần sự gần gũi chia sẻ của bố mẹ và ngƣời thân song vì mƣu sinh, vì tƣơng lai của bản thân, các em chấp nhận cuộc sống “thân cô, thế cô” nơi thành phố với bao ngƣời xa lạ, chấp nhận hy sinh những tình cảm riêng tƣ và cá nhân của chính mình mà lẽ ra các em có quyền đƣợc hƣởng: đƣợc sống gần cha mẹ, đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng… nhƣ quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em hay Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam. Song trong thực tế, các em phải xa vòng tay chăm sóc của cha mẹ, thiếu tình cảm ấm cúng của gia đình do đó trẻ thƣờng hƣớng những tình cảm thƣơng nhớ về cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình. Bên cạnh đó cũng có một số em dƣờng nhƣ trơ lỳ với tình cảm của thƣơng nhớ, thiếu tình cảm thân mật, lãnh cảm với ngừời thân. Trƣờng hợp này thƣờng rơi vào trẻ sống trong “môi trƣờng gia đình thù nghịch”, nơi trẻ không cảm nhận đƣợc sự yêu thƣơng.

Thiếu niên vƣơn mạnh tới giao tiếp với các bạn cùng tuổi. Trong nhóm bạn các em có điều kiện hơn để hành động độc lập, để tâm sự, tìm thấy sự hiểu biết lẫn nhau về những vấn đề của các em.

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu chính đáng của tuổi thiếu niên. Các em mong muốn có một tình bạn riêng, có những ngƣời bạn thân thiết để "gửi gắm" tâm tình. Các em cũng cần trao đổi với các bạn cùng tuổi, bạn trong nhóm, nhất là bạn thân để qua đó có đƣợc những hiểu biết đầy đủ, chính xác hơn về bản thân cũng nhƣ về các sự kiện, hiện tƣợng phức tạp của xã hội. Sự giao tiếp với bạn bè vƣợt ra ngoài giới hạn của học tập, ngoài phạm vi nhà trƣờng giao.

Trẻ lao động sống trong điều kiện khắc nghiệt, xa gia đình nên các em thƣờng "dựa vào nhau để sống". Sự đoàn kết, nƣơng tựa trong nhóm là điều kiện nổi bật ở các em. Tình bạn thắm thiết thể hiện ở sự sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn và cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống và công việc. Điều này thể hiện rõ khi chúng tôi hỏi các em có thƣờng giúp nhau không? 97,5% em trả lời thƣờng xuyên giúp đỡ bạn và thƣờng giúp nhau khi ốm đau, bị ngƣời khác bắt nạt, có chuyện buồn, khi không có tiền ăn, tiền ngủ. Trong quan hệ giao tiếp với bạn, trò chuyện giữ một vai trò có ý nghĩa, các em thƣờng kể cho nhau về mọi mặt sinh hoạt, đời sống và suy nghĩ của mình. Các em có thể nói cho nhau cả những chuyện "bí mật" mà những chuyện này nhiều khi các em không kể với ai, kể cả những ngƣời thân trong gia đình vì thế khi đƣợc hỏi các em thƣờng tâm sự với ai? 157 trẻ (78,5%) nói thƣờng tâm sự với bạn. Điều này có thể do trong quan hệ với bạn cùng tuổi trẻ đƣợc bình đẳng với nhau về nguyên tắc và trong nhóm bạn các em có sự hiểu biết lẫn nhau. Hơn nữa trẻ lao động sống nơi đất khách quê ngƣời nên bạn cùng trọ và bạn cùng làm là những ngƣời mà các em có thể tin tƣởng và gửi gắm những suy nghĩ của bản thân.

TT Phẩm chất Số trẻ Thứ bậc 1. Sống tốt 61 1 2. Thƣờng giúp đỡ bạn 47 2 3. Thật thà 35 3 4. Trung thực thẳng thắn 34 4 5. Hiểu và thông cảm 19 5

Những phẩm chất ở bạn đƣợc các em đánh giá cao là: sống tốt đƣợc coi là phẩm chất quan trọng nhất (61em), hai là hay giúp đỡ bạn(47 em), ba là thật thà(35 em), bốn là trung thực thẳng thắn (34 em), năm là hiểu và thông cảm (19 em). Trẻ lao động sống ở thành phố một mình, phải tự lo mọi việc, chủ yếu sống cùng bạn nên các em rất cần những ngƣời bạn tốt (có những phẩm chất kể trên) để có thể hiểu, thông cảm và cùng giúp nhau trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn. Những phẩm chất nói trên đáp ứng đƣợc yêu cầu của trẻ lao động đối với bạn bè.

Tóm lại, trẻ lao động cũng có những tình cảm quan tâm tới bạn nhƣ trẻ em bình thƣờng khác nhƣng biểu hiện của tình cảm đó khác nhau. Trẻ trong trƣờng học quan tâm chăm sóc nhau thể hiện ở việc thƣờng tâm sự chuyện riêng hay giúp nhau học tập còn ở trẻ lao động do điều kiện sống đặc thù (phải lao động kiếm sống trên đƣờng phố) nên các em thƣờng giúp nhau về kinh tế nhƣ giúp bạn khi không có tiền ăn, tiền trọ. Những khác biệt này là do tính chất công việc lao động kiếm sống trên đƣờng phố của trẻ lao động. Sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm của ngƣời thân nên khi khó khăn các em thƣờng dựa vào bạn bè. Theo trẻ để có thể tồn tại ở thành phố cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau vƣợt qua những lúc khó khăn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm tâm lý của trẻ lao động trên đường phố Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)