Khái niệm chung Bồi thường, giải phóng mặt bằng là quá trình đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng theo Điều 27 của L
Trang 1HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀO LỐI MỞ NÀ ĐOỎNG, CỬA KHẨU TRÀ LĨNH,
HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 3phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”, đây là phương thức quan trọng giúp các học viên, sinh viên trau dồi kiến thức, củng
cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Trong thời gian thực tập em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho riêng mình
Trước hết, em xin bày tỏ lien biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo
đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của
mỗi sinh viên sau khi ra trường Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Em xin chân thành cảm ơn đến các bác, các cô chú, anh chị tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Cảm ơn gia đình và người thân của em đã luôn động viên em trong suốt thời gian thực tập Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành cùng
em để hoàn thành quyển luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng Dự án Đường vào lối mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế Vì vậy, khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 28 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Hồng Nhung
Trang 4CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Trang 5PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học : 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 4
2.1.1 Khái niệm chung 4
2.1.2 Đặc điểm 5
2.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 5
2.2.1 Các văn bản của Trung ương 5
2.2.2 Các văn bản của tỉnh Cao Bằng 7
2.3 QUY TRÌNH LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 8
2.4 TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 11
2.4.1 Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên thế giới 11
2.4.2 Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 25
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH 25
Trang 63.4.2 Điều tra số liệu thứ cấp 26
3.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 27
4.1.1.Điều kiện tự nhiên 27
4.1.1.1 Vị trí địa lý 27
4.1.1.2 Địa hình địa mạo 28
4.1.1.3 Khí hậu 28
4.1.1.4 Địa chất thủy văn, địa chất công trình 29
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên 29
4.1.1.6 Cơ sở hạ tầng , giao thông, thủy lợi 32
4.1.1.7 Cảnh quan môi trường 34
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 34
4.1.2.1 Tình hình phát triển chung 34
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành 36
4.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm 41
4.1.2.4 Thu nhập và trình độ dân trí 41
4.1.3.Nhận xét về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội 41
4.1.3.1 Những lợi thế 41
4.1.3.2 Những hạn chế 42
4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN “ĐƯỜNG VÀO LỐI MỞ NÀ ĐOỎNG, CỬA KHẨU TRÀ LĨNH, HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG” 42
4.2.2 Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án 43
4.2.2.1 Quy mô giải phóng mặt bằng 43
Trang 74.2.2.5 Công tác bồi thường về đất 46
4.2.2.6 Công tác bồi thường về tài sản, cây cối hoa màu 50
4.2.2.7 Đánh giá công tác hỗ trợ 56
4.2.2.8 Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng 57
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 59
4.3.1 Đánh giá về tình hình công việc của người dân trong độ tuổi lao động sau khi bị thu hồi đất và giải phóng mặt bằng 59
4.3.2 Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân 59
4.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 61
4.4.1 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn 61
4.4.1.1 Những thuận lợi 61
4.4.1.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng 62
4.4.2 Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm 62
4.4.2.1 Đề xuất một số giải pháp 62
4.4.2.2 Một số bài học kinh nghiệm chỉ đạo trong công tác bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 8Bảng 4.2: Đối tượng và điều kiện bồi thường 45
Bảng 4.3: Giá đất nông nghiệp cho khu vực 46
Bảng 4.4:Giá đất ở tại thị trấn áp dụng cho khu vực giải phóng 46
Bảng 4.5: Kết quả bồi thường về diện tích 47
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp 47
Bảng 4.7: Kết quả bồi thường về đất phi nông nghiệp 49
Bảng 4.8: Kết quả bồi thường đất chưa sử dụng Error! Bookmark not defined Bảng 4.9: Kết quả bồi thường về tài sản 51
Bảng 4.10: Kết quả bồi thường về cây cối, hoa màu 54
Bảng 4.11: Kết quả hỗ trợ và thưởng khác 56
Bảng 4.12: Tổng chi phí bồi thường 58
Bảng 4.13: Kết quả điều tra người trong độ tuổi lao động 60
Bảng 4.14: Kết quả điều tra ý kiến của người dân 60
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh 38
Hình 4.2 Tổng diện tích bị thu hồi 47
Hình 4.3: Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ và thưởng khác 58
Trang 9Trong tất cả các cương lĩnh, các văn kiện, các văn bản pháp luật và dưới luật đều chỉ rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý Căn cứ vào nhu cầu của đất đai, căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước mà việc khai thác và sử dụng đất đai phải được thực hiện một cách tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực của đất, nhằm đạt tới lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội cao nhất
Xuất phát từ những quan điểm trên, từ yêu cầu thực tế mà Đảng và Nhà nước cần đề ra những điều bổ sung, sửa đổi quan trọng liên quan đến các chính sách pháp luật về đất đai nhằm góp phần tích cực vào sự lặp lại kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, phấn đấu để đất đai được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong qua trình đổi mới đất nước, nhiều
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đang diễn ra hết sức mạnh mẽ tại tất cả các địa phương, thể hiện đúng tinh thần xây dựng một đất nước giàu mạnh và Đảng và Nhà nước mong muốn
Để phục vụ mục đích này, đòi hỏi phải có một lượng lớn đất đai Công việc này liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng cho nhân dân đang sử dụng đất Đây là điều kiện ban đầu nhưng hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng các công trình dự án Công tác này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Nhà nước và nhân dân Vì vậy, công tác thu hồi đất và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm
Trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong những năm qua đã
tổ chức thực hiện nhiều dự án và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã
Trang 10thu được nhiều kết quả tốt Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ không ít những khó khăn liên quan đến tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội Do vậy, cần nghiên cứu để làm rõ về cơ sở lý luận và tìm ra giải pháp tháo gỡ trong cơ chế tổ chức và thực hiện
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông,
em tiến hành thực hiện chuyên đề :
“Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án Đường vào lối mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án “ Đường
vào lối mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
- Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng
- Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương
- Đề xuất phương án giải quyết có tính khả thi và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác giải phóng mặt bằng
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm chắc Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư, các Văn bản Luật, dưới Luật và những văn bản liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước và của tỉnh Cao Bằng
- Điều tra, thu thập kết quả của việc giải phóng mặt bằng , từ đó phân tích và nhận xét
- Tài liệu, số liệu đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan
- Đề xuất các giải pháp trên cơ sở văn bản pháp quy và những bài học kinh nghiệm đã thu được
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học :
- Giúp em củng cố những kiến thức đã học
- Vận dụng vào thực tế trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trang 11- Biết thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, rút ra được kinh nghiệm, xác định được những hạn chế và thuận lợi trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Từ đó, nêu ra biện pháp thúc đẩy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trang 12PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
2.1.1 Khái niệm chung
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là quá trình đền bù thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công
cộng (theo Điều 27 của Luật Đất đai năm 2003).[14]
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền
sử dụng đất hoặc thu lại đất đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị
trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 (theo khoản 5, Điều 4,
Luật Đất đai năm 2003) [14]
Bồi thường là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất đối với diện tích đất bị thu hồi và tài sản có trên diện tích đất đó cho người bị thu hồi đất Tài sản trên diện tích đất gồm công trình xây dựng trên
đất, cây cối, hoa màu trên diện tích đất bị thu hồi (theo khoản 6, Điều 4, Luật
Đất đai năm 2003) [14]
Hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo
nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới (theo
khoản 7, Điều 4, Luật Đất đai năm 2003).[14]
Tái định cư là việc Nhà nước bố trí chỗ ở cho các hộ gia đình, cá nhân
bị Nhà nước thu hồi đất đang ở để giao cho người khác sử dụng Hiện nay có hai hình thức tái định cư: Tái định cư phân tán và tái định cư tập trung
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một số hình thức như sau:
- Bồi thường bằng nhà ở
- Bồi thường bằng giao đất ở mới
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở mới
Trang 13Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng
2.1.2 Đặc điểm
Giải phóng mặt bằng được thể hiện khác nhau đối với mỗi dự án, đều có liên quan tới lợi ích các bên tham gia cũng như lợi ích của xã hội Đặc điểm
của giải phóng mặt bằng là có tính đa dạng và phức tạp
-Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa không hoàn toàn giống nhau
và thậm trí mang những đặc thù riêng biệt.Vì vậy, trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thực tế cũng có những đặc trưng nhất định đối với từng vùng Đất và tài sản trên đất cũng có tính đa dạng về mục đích sử dụng
và về hình thức sở hữu nên khi định giá về công tác bồi thường đó cũng có tính đa dạng cao
-Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội đối với mọi người dân Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn nên tâm lý của người dân là giữ đất để sản xuất và an cư Do đất hầu hết là được khai phá từ đời ông cha để lại nên người dân không muốn di chuyển đi nơi khác
2.2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
2.2.1 Các văn bản của Trung ương
• Luật :
1 Luật Đất đai 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/07/2004, thay thế Luật Đất đai 1993 và
các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993
2 Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
• Nghị định:
1 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
Trang 142 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
3 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
4 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại
5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc bổ sung sửa đổi một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai
6 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
7 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
8 Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
• Thông tư:
1 Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
2 Thông tư số 69/2006/ TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
3 Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính- Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
4 Thông tư số 14/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi, giao đất, cho thuê đất
Trang 155 Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/
2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính, hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2.2.2 Các văn bản của tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
- Quyết định số 638/2011/QĐ-UBND ngày 09/04/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định3336/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 891/2011/QĐ-UBND ngày 20/05/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc ban hành bảng giá bồi thường cây cối, hoa màu và thủy sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 2768/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành bảng giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 229/2012/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành bảng giá nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 2088/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành bảng giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 21/05/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành bảng giá nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 26/04/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án xây dựng công trình : Đường vào lối
mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng
Trang 16- Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình : Đường vào lối mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng
- Quyết định 2123/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh về việc phê duyệt giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xây dựng công trình: Đường vào lối mở Nà Đoỏng khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ( lần 1)
- Quyết định 1350/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh về việc phê duyệt bổ sung giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư xây dựng công trình: Đường vào lối mở Nà Đoỏng khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng (lần 2)
2.3 QUY TRÌNH LẬP PHƯƠNG ÁN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Quy trình để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định theo điều 29,30,31 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ
Bước 1: Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất (Điều 29)
1 Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự
án đầu tư để xem xét giới thiệu địa điểm theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét giới thiệu địa điểm
2 Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và công bố
3 Cho phép khảo sát lập dự án đầu tư:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chủ đầu tư tiến hành khảo sát, đo đạc lập bản đồ khu vực dự án ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư để phục vụ việc lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng,
Trang 17thu hồi đất và lập phương án bồi thường tổng thể, hỗ trợ, tái định cư và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện các công việc tại điểm b, điểm c khoản này
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp Đối với các địa phương đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu
tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực
dự án và yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát,đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư
5 Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông báo thu hồi đất; thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ
6 Sau khi đã được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai Nội dung dự án đầu tư phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bước 2 : Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Điều 30)
1 Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2 Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ
sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến b) Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện
Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi
Trang 18c) Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết
3 Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;
b Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định
4 Cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất
Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất (Điều 31)
1 Ủy ban nhân dân các cấp ra quyết định thu hồi đất
2 Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:
Bước 4: Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất (Điều 31)
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân
cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí
Trang 19nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bước 5: Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất (Điều 31)
1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư
Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án
2 Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất
mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.[8]
2.4 TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.4.1 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên thế giới
Trên thế giới, đối với các nước tư bản phát triển, đất đai thuộc sở hữu
tư nhân, thị trường đất đai phát triển theo quy luật của thị trường hàng hóa và được mua bán tự do Ở phương Tây giá đất biến động theo lô đất, còn ở những nước tư bản phát triển chế độ sở hữu tư nhân về đất đai được xác lập
ổn định, quá trình tích lũy về đất đai lên tới đỉnh cao, thị trường về đất đai mang tính độc quyền và các quốc gia thường áp dụng Luật thuế đối với việc mua bán đất đai, không áp đặt giới hạn hành chính đối với thị trường đất đai Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì đất đai được mua bán tự do
và cho thuê một cách rộng rãi Việc chuyển nhượng và cho thuê ruộng đất được cho là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bởi vì đất đai khi thuộc sở hữu của các chủ sử dụng là tư nhân thì mới có khả năng sinh lợi cao hơn so với chủ sử dụng đất cũ Nên việc giải phóng mặt bằng thực chất là việc mua và bán đất đai theo giá thỏa thuận giữa người mua và người bán Cho nên việc giải phóng mặt bằng chỉ mang tính chất thủ tục vì đất đai thuộc
Trang 20sở hữu tư nhân do đó họ có quyền đem ra trao đổi hay mua bán là tùy ý Ngoài ra đất đai còn tham gia vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán như một nguồn đầu tư ngoại tệ
• Trung Quốc:
Pháp luật Trung Quốc quy định cụ thế về các trường hợp thu hồi đất, về bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi, quản lý nhà nước đối với đất sau khi bị thu hồi Đặc biệt là các quy định về tiền hỗ trợ việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, cách thức quản lý và sử dụng khoản tiền hỗ trợ này, chính sách quản lý đối với đất nhàn rỗi là những kinh nghiệm hay mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng để hoàn thiện mảng quy định cả pháp luật về lĩnh vực này
Trung Quốc thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi đất dựa trên
cơ sở lắng nghe nguyện vọng của người dân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ đất nông nghiệp, tránh việc sử dụng lãng phí quỹ đất này thông qua việc xác lập các quy định về xử lý đất nhàn rỗi
Quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh
mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại lực lượng lao động Phần lớn đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp kéo theo hàng loạt các vấn đề mà chính phủ Trung Quốc phải giải quyết như: ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, công ăn việc làm cho người nông dân bị mất đất Đây cũng chính là những vấn đề mà Việt Nam đã
và đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Chính vì vậy, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nói trên của Trung Quốc là những bài học các giá trị để Việt Nam tham khảo, tìm ra được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết bài toán đất đai cho nhu cầu phát triển đảm bảo quyền lợi cho người dân bị mất đất sản xuất
Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc đạt được kết quả đáng kể, nguyên nhân là do xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều lĩnh vực khác, mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc
Trang 21diện bồi thường, tái định cư Đối với các dự án phải bồi thường để giải phóng mặt bằng tái định cư chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khôi phục cho từng địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng
Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc bồi thường và tái định cư là do hệ thống Pháp luật đồng bộ, Pháp luật Đất đai và Chính sách Đất đai đầy đủ, phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rất năng động, khoa học Cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân
có ý thức pháp luật nghiêm minh, nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
• Australia
Australia là một nước tư bản, từ khi người dân Châu Âu đến định cư tại
Úc, Nữ hoàng nắm giữ toàn bộ đất đai Quyền sở hữu đất phụ thuộc vào sự ban phát của Nữ hoàng cho những người nắm giữ và người sử dụng Trong khi ban phát Nữ hoàng thường quy định một điều khoản dành riêng, quyền lấy lại một phần đất cho các mục đích công cộng Mọi sự thu hồi đất của tư nhân cho Nữ hoàng và những cơ quan chức trách tiến hành đều phải căn cứ vào quyền hạn theo luật định
Quốc hội của Bang và vùng lãnh thổ có quyền ban hành luật nhằm sung công bất động sản
Theo Hiến pháp Úc, chính quyền Liên bang (Chính phủ) “có quyền ban hành các Luật từ việc thu hồi bất động sản theo những điều khoản chính đáng
từ bất kỳ Bang hoặc cá nhân nào mà Quốc hội có quyền ban hành Luật”
Cơ quan chức trách có thể thu hồi lại đất đai bằng hai cách: Thoả thuận
tự nguyện và cưỡng bức (bắt buộc)
Về bồi thường, luật quy định chủ sở hữu sẽ được bồi thường thiệt hại
do việc thu hồi đất
- Nguyên tắc bồi thường bao gồm:
1 Giá thị trường mảnh đất của chủ sở hữu
2 Giá trị đặc biệt dành cho chủ sở hữu cao hơn hoặc trên giá trị thị trường của mảnh đất
Trang 223 Những thiệt hại gây ra khi thu hồi đất
4 Thiệt hại về việc gây phiền hà
5 Các khoản chi phí về luật pháp và thẩm định giá
6 Bất cứ người nào có quyền lợi trên mảnh đất đó đều có thể khiếu nại
4 Các khoản chi phí về chuyên môn hoặc pháp lý hợp lý
5 Người đi thuê, có thể khiếu nại mức bồi thường cho bất cứ tài sản nào bị ảnh hưởng mà ban quản lý theo hợp đồng cho thuê
6 Tiền bồi thường về mặt tinh thần
Thanh toán khoản bồi thường gồm thanh toán ứng trước và thanh toán cuối cùng
+ Thanh toán ứng trước: Chính phủ sẽ thanh toán cho chủ nhân toàn bộ khoản bồi thường một khi đơn khiếu nại đó được xem xét Nếu Chính phủ không chấp thuận toàn bộ các khoản mục trong đơn khiếu nại thì Chính phủ
sẽ thanh toán trước ít nhất là 90% số tiền đó được định ra
+ Thanh toán cuối cùng: Chính phủ sẽ thanh toán đầy đủ số tiền bồi thường ngay sau khi tổng số tiền cuối cùng đó được chấp thuận, khoản thanh toán cuối cùng này sẽ tính toán cả những khoản thanh toán ứng trước mà chủ
sở hữu đó nhận hoặc bất cứ khoản thuế hoặc khoản phải trả khác mà Chính phủ đó thanh toán Tiền lợi tức sẽ được tính gộp vào khoản thanh toán này và
sẽ được tính từ ngày thu hồi đất đến ngày trả tiền đền bù Lãi suất này là mức lãi suất áp dụng cho trái phiếu ngân khố thời hạn năm (05) năm, tính lãi gộp theo kỳ hạn ba (03) tháng Bất kể khoản thanh toán cao hơn nào cũng phải trả lại cho Chính phủ
* Nhận xét, đánh giá
Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần đất Do đất đai không phải lúc nào cũng có sẵn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
Trang 23hội, Quốc phòng - an ninh của mỗi nước Vì thế, mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu đất của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác Nếu việc thu hồi, trưng thu đó phù hợp với quy định của Pháp luật mà người
sở hữu hoặc người sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định Tuy nhiên, các chính sách đó đều có các nội dung chủ yếu sau:
- Đối tượng được bồi thường về đất: Tất cả những người đang sử dụng
đất mà bị Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu, kể cả những người thiếu chứng chỉ hợp pháp về đất đai, chiếm đất bất hợp pháp trước ngày Nhà nước thực hiện thu hồi đất hoặc trưng thu đất mà đó tồn tại không có tranh chấp hoặc khiếu nại đều được bồi thường Hay nói cách khác là tất cả những người có đất bị ảnh hưởng bởi dự án đều có quyền được bồi thường
- Phương thức bồi thường đất: Việc bồi thường được thực hiện theo hai phương thức là bồi thường bằng hiện vật (đất, nhà, lương thực, vật liệu xây dựng, ) hoặc bồi thường bằng tiền cho đất đai bị thiệt hại Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì cũng đều phải xác định giá trị đất bị thu hồi để làm cơ sở thực hiện việc bồi thường
- Giá trị đất bị thu hồi, trưng thu: Giá trị đất bị thu hồi hoặc trưng thu
được tính trên cơ sở giá trị thực của đất Nguyên tắc chung là giá bồi thường, giá trưng thu phải là giá thị trường hoặc giá thay thế
- Chính sách hỗ trợ khi bị thu hồi đất, trưng thu đất: Ngoài việc bồi thường cho người bị thu, trưng thu, trưng mua hoặc thu hồi đất, các quốc gia cũng quy định việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất hoặc bị trưng thu đất Đó
là các khoản hỗ trợ bổ sung ngoài bồi thường nhằm tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất hoặc bị trưng thu đất ổn định và cải thiện đời sống, sản xuất, thu nhập, chuyển đổi nghề nghiệp
Qua nghiên cứu cho thấy chính sách bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng của một số nước, Việt Nam chúng ta cần học hỏi một số kinh
Trang 24nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng ở một số điểm sau:
- Hoàn thiện các quy định về giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng nói riêng
- Bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi khôi phục thu nhập, ổn định cuộc sống, đặc biệt là đối với lao động trên
35 tuổi
2.4.2 Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam
Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa trên cả nước Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, các hình thức chuyển đổi chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phát triển đô thị Trong các năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam đã và đang đạt những hiệu quả nhất định Việc thu hồi đất để thực hiện và góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội nhưng lại là vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản
lý đất đai hiện nay Nếu tính đúng, tính đủ thì mức đền bù vào đất đai hiện nay chiếm tỷ lệ lớn trong kinh phí đầu tư Song vẫn chưa thỏa mãn được nguyện vọng của người dân vì giá đất bồi thương thấp hơn giá đất thị trường Tình hình đó dẫn đến việc số dự án càng tăng nhiều thì lại kéo theo số lượng đơn thư khiếu nại của người dân càng nhiều bấy nhiêu Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chính sách bồi thường,hỗ trợ, tái định cư thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung nhưng lại thiếu đồng bộ Điểm mấu chốt của những khó khăn trong công tác bồi thường vẫn là chưa giải quyết được sự chênh lệch giữa các phương án bồi thường trong một dự án
Gần đây, các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ những vướng mắc ngày càng uyển chuyển hơn Trong đó, có thêm cơ chế “tự nguyện” đối với những dự án kinh doanh Các nhà đầu tư được phép thương lượng, thỏa thuận với người dân về giá đền bù và những lợi ích liên quan Các
dự án được nhà nước quyết định thì được tính theo khung giá thị trường và mỗi năm Ủy ban nhân dân tỉnh được đưa ra khung giá đất riêng cho tỉnh mình.Điều này tạo điều kiện mở rộng hơn cho công tác bồi thường được thông thoáng, uyển chuyển và bám sát vào đời sống người dân hơn đồng thời
Trang 25tình trạng kiến nghị, khiếu nại của người dân cũng giảm bớt do khung giá được điều chỉnh phù hợp với điều kiện đời sống có lợi cho người dân
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày
01 tháng 07 năm 2004 để hướng dẫn việc thu hồi đất, bồi thường theo quy định tại các điều 38,39,40,41,42,43,44,45 góp phần định hướng và hướng dẫn công tác giải phóng mặt bằng trên phạm vi cả nước Sau đó, các nghị định, thông tư bổ sung được ban hành :Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/20007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2004/NĐ-
CP, Thông tư 14/2009/TT-BTNMT Góp phần bổ sung, hướng dẫn và điều chỉnh các quy định về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được linh hoạt và thông thoáng hơn
Nhìn chung, về cơ bản chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa ưu điểm chính sách trong thời kì trước Đồng thời, có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng hiện nay Bên cạnh những các đã làm được, còn tồn tại một số sơ xuất, sai phạm từ cấp Ủy, Đảng và Nhà nước cho tới các cấp chính quyền địa phương và người dân Cũng như không có
sự nhiệt tình của một số thành viên trong ban ngành làm giảm đi sự hăng hái trong công tác và làm mất lòng tin của người dân vào chính sách của Đảng và Nhà nước, cho rằng các chính sách đó không phục vụ cho lợi ích công đồng mà chỉ phục vụ cho lợi ích của người lãnh đạo, Chính vì nguyên nhân này người dân không sẵn sàng hợp tác với các ban tuyên truyền và ban bồi thường giải phóng mặt bằng Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước và thời gian thi công dự án, giảm tiến độ phát triển của địa phương cũng như cả nước, kìm hãm sự phát triển kinh
tế khu vực, làm giảm tiềm năng đầu tư cả các nhà đầu tư
• Tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn kém phát triển Trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân tỉnh đang tích cực triển khai công tác công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì vấn
đề thu hút đầu tư các dự án vào các địa phương nhằm phát triển công nghiệp,
Trang 26kinh tế cửa khẩu, du lịch, Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trở thành nhiệm vụ hàng đầu của cấp Đảng ủy, chính quyền các địa phương Hiện nay,để vấn đề triển khai dự án được tiến hành nhanh chóng hiệu quả thì cần chú trọng nhất đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh , khuyến khích chính sách đầu tư vào địa bàn tỉnh Trong những năm gần đây,công tác giải phóng mặt bằng mới được đưa vào thực hiện theo các dự án nên còn khó khăn do vấn đề đất đai trong tỉnh đã được sử dụng có mục đích từ lâu đời, người dân sử dụng vào mục đích nông nghiệp là chính
Ủy ban nhân dân Tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách liên quan đến công tác, giải phóng mặt bằng cũng như tổ chức hướng dẫn, đào tạo cán bộ chuyên ngành và lập ra ban bồi thường giải phóng mặt bằng các cấp hoạt động riêng biệt,độc lập giúp đưa công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh được thực hiện nhanh chóng
Ủy ban nhân dân Tỉnh Cao Bằng ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh căn cứ theo Luật đất đai 2003, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, Nghị định số 84/20007/NĐ-CP, Nghị định số 69/2004/NĐ-CP, Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ra Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng
12 năm 2009
Ủy ban nhân dân Tỉnh Cao Bằng tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND tại các điều 34,35.36,37,38,39,40,41,42
Điều 34 Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1 Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: a) Tổ chức phát triển quỹ đất do cấp có thẩm quyền thành lập và giao nhiệm vụ;
b) Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị do Uỷ ban nhân dân huyện, thị thành lập
2 Trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
a) Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền thẩm định
Trang 27phê duyệt theo quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn
đề liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 35 Trách nhiệm của hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị do lãnh đạo Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch, các thành viên do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phù hợp tính chất của từng dự án
1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Uỷ ban nhân dân huyện, thị lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
2 Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chỉ đạo chung và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để lập, trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và
tổ chức thực hiện;
b) Chủ đầu tư: Có trách nhiệm giúp Chủ tịch hội đồng lập phương án tổng thế, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất chấp hành các quy định và thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ;
d) Các thành viên khác: Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành
3 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Điều 36 Nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành
Trang 281 Sở Tài chính
a) Xây dựng giá bồi thường, hỗ trợ đối với hoa màu và cây cối, vật nuôi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi;
b) Xây dựng định mức chi phí phục vụ công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những khoản chi Nhà nước chưa có tiêu chuẩn định mức trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và ban hành hướng dẫn việc lập dự toán kinh phí phục vụ giải phóng mặt bằng cho các tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện;
c) Kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh;
d) Tham gia Hội đồng thẩm định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh
2 Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Kiểm tra, giám sát việc áp dụng quy định về giá các loại đất khi bồi thường, hỗ trợ; chủ trì cùng các Sở, Ban, ngành liên quan xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Hướng dẫn xác định diện tích đất, loại đất và điều kiện được bồi thường, đất không được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất;
c) Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và
hỗ trợ cho từng đối tượng;
d) Là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định phương án bồi thường,
Trang 29b) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm
cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
d) Tham gia Hội đồng thẩm định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh
4 Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư; b) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối và điều chỉnh nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao
5 Cục thuế tỉnh: Hướng dẫn các chi cục Thuế huyện, thị xác nhận mức thu nhập sau thuế của các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh
6 Các Sở: Giao thông vận tải, Lao động thương binh xã hội, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Sở, Ban, Ngành có liên quan theo chức năng phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng
Điều 37 Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
1 Điều hành toàn diện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường,
hỗ trợ tái định cư trên địa bàn; Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức chuyên trách bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện, thị
2 Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự
án theo phân cấp
3 Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền
4 Căn cứ quy trình tổ chức thực hiện tại quy định này, ban hành trình
tự giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của các phòng, ban, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cán bộ công chức trong việc tổ chức thực hiện
Điều 38 Tổ chức chuyên trách bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, thị
1 Tuỳ theo tình hình, khối lượng các dự án tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị quyết định thành lập tổ chức chuyên trách bồi thường
Trang 30giải phóng mặt bằng (Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, thị hoặc bộ phận chuyên trách bồi thường giải phóng mặt bằng) sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản Uỷ ban nhân dân tỉnh, để thực hiện chức năng là cơ quan Thường trực của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, thị, tham mưu giúp việc cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị, trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án đầu tư xây dựng tại địa bàn
Tổ chức chuyên trách bồi thường giải phóng mặt bằng huyện, thị được
sử dụng nguồn kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án để chi trả lương, phụ cấp và các chi phí phục vụ khác khi thực hiện nhiệm vụ chức năng được giao
2 Nhiệm vụ cụ thể của tổ chức chuyên trách bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện, thị do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị quyết định
Điều 39 Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1 Tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỉ đạo các bộ phận, tổ chức đoàn thể trực thuộc trong quá trình giải phóng mặt bằng dự án trên địa bàn
2 Kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp về nhà, đất, tài sản, các vật kiến trúc (về nguồn gốc, thời gian, tình trạng sử dụng nhà, đất) của tổ chức, cá nhân nằm trong phạm vi thu hồi đất theo thẩm quyền để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3 Tổ chức thực hiện các biện pháp hành chính để đo đạc, kê khai hoặc xác nhận theo hồ sơ đang quản lý về đất đai, tài sản làm căn cứ cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp không tự giác kê khai, xác nhận biên bản kiểm kê
4 Giải quyết các việc khác có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Điều 40 Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1 Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án theo hướng dẫn tại Điều 24 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định có liên quan như sau:
Trang 31a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành; b) Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập
dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương
2 Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện, hỗ trợ và tái định cư bằng 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, dự
án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế và thực hiện trích chuyển theo tỷ lệ như sau:
- Dành tối đa 95% cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng
- Dành 5% cho cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định phương án tổng thể, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng huyện khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhiều dự án trên địa bàn, thì được điều hoà mức kinh phí được trích giữa các dự án để sử dụng cho việc
tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với khối lượng công việc thực tế phải thực hiện đối với từng dự án; nhưng phải đảm bảo tổng số kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các
dự án được giao thực hiện, không vượt quá tổng số kinh phí được trích theo quy định của các dự án đó
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật
3 Trường hợp trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng mà mức kinh phí chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực tế vượt dự toán của dự án đầu tư thì chủ đầu tư lập dự toán bổ sung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trang 324 Hàng năm các đơn vị được hưởng nguồn trích kinh phí phục vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổng nguồn thu hoặc lập riêng từng dự án từ kinh phí phục vụ giải phóng mặt bằng và sử dụng, quyết toán theo quy định của nhà nước
Điều 41 Khen thưởng và xử lý kỷ luật
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật
Người nào có hành vi vi phạm quy định về công tác giải phóng mặt bằng và các quy định khác cuả pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp hành vi vi phạm quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại
Điều 42 Điều khoản thi hành
1 Căn cứ vào Nghị định số 197; Nghị định số 17; Nghị định số 84, Nghị định số 69 và bản quy định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành chức năng của tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, thực hiện
2 Các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo chính sách đã được phê duyệt
3 Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc cần phải sửa đổi bổ sung quy định, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung quy định cho phù hợp.[15]
Trang 33PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm 69 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức là những đối tượng sự dụng đất trong khu vực giải phóng mặt bằng của công trình xây dựng Dự án: “Đường vào lối mở Nà Đoỏng cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng toàn bộ khu vực giải phóng mặt bằng của công trình xây dựng Dự án: “Đường vào lối mở Nà Đoỏng, cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian: Từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 đến 30 tháng 04 năm 2014
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cửa khẩu Trà Lĩnh
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trước khi giải phóng mặt bằng
• Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án
- Đánh giá công tác hỗ trợ, tái định cư
• Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân khu vực giải phóng mặt bằng
- Đánh giá ảnh hưởng đến đời sống
- Đánh giá ảnh hưởng đến việc làm
• Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng
mặt bằng và đề xuất phương án giải quyết
- Những thuận lợi, khó khăn
- Những giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm
- Đề xuất phương án giải quyết
Trang 343.4 PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án: Đường vào lối mở Nà Đoỏng, Cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu Luật, các Nghị định, Thông tư,Quyết định của Tỉnh Cao Bằng, công văn hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường của dự án
3.4.2 Điều tra số liệu sơ cấp
- Đối tượng điều tra: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá
nhân thuộc diện bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án
- Phỏng vấn điều tra theo mẫu chung( có mẫu điều tra kèm theo): bao
gồm 30 phiếu/69 hộ dân bị thu hồi đất và tài sản trên đất
3.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết về từng loại (cả diện tích
và tiền bồi thường
- Phương pháp so sánh: Từ số liệu về tổng diện tích và tổng số tiền bồi thường đã thống kê và điều tra trong phạm vi của dự án so với giá thị trường, với Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, với khung giá của Chính phủ và Quyết định bảng giá của tỉnh Cao Bằng
Trang 35PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Ranh giới nghiên cứu được xác định trong phạm vi hành chính Thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng Thị trấn Hùng Quốc có tổng diện tích tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 là 1.540,03 ha, nằm
ở trung tâm của huyện Trà Lĩnh có vị trí:
- Phía Bắc giáp: Cửa khẩu Long Bang, tỉnh Quảng Tây, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- Phía Nam giáp: xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh
- Phía Tây giáp: xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh
- Phía Đông giáp: xã Xuân Nội, huyện Trà Lĩnh
Thị trấn Hùng Quốc thuộc huyện Trà Lĩnh nằm ở phía Đông Bắc Tỉnh Cao Bằng, có đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (Quảng Tây) dài 32,7 Km, cách thị xã Cao Bằng khoảng 35Km về phía Tây Bắc
Bên cạnh đó thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh còn nằm bên cạnh các hành lang kinh tế như:
+ Hành Lang Đông Tây dọc tuyến biên giới Quốc lộ 4A, 4B: Trung Quốc-Cao Bằng-Lạng Sơn-Hải Phòng-Quảng Ninh-Trung Quốc
+ Hành lang Đông Tây dọc Quốc lộ 279: Biện Biên – Lào Cai – Yên Bái – Tuyên Quang – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Bắc Giang – Quảng Ninh
Có vị thế giao lưu thương mại, dịch vụ của cả khối ASEAN với Trung Quốc
Với những thuận lợi về giao thông và việc quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt – Trung đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh
tế, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu
Đặc biệt là giữa Cao Bằng và các địa phương thuộc Quảng Tây như Bách Sắc, Trịnh Tây, Sùng Tả, Long Châu Với tình hữu nghị, đoàn kết và
Trang 36với những tiềm năng, lợi thế của mỗi bên có thể bổ khuyết cho nhau, quan hệ hợp tác phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên và sự phát triển chung, đưa Cao Bằng - Quảng Tây trở thành điểm nối giao lưu phát triển kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần tô thắm thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa Đảng, Chính phủ và Nhân dân hai nước.[22]
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh là thị trấn vùng cao đồi núi đá nên địa hình
có độ dốc lớn ở góc phía Tây Bắc và Đông Bắc Còn ở dọc hai bên sông Trà Lĩnh và ven đường tỉnh lộ có độ bằng phẳng hơn Có độ cao trung bình từ 600-800m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 25-40o( phần lớn là 30-
45o) Hình thể ở đây là các dãy núi thấp đan chéo vào các dải đồi cao không theo hướng nhất định Giữa các vùng đồi núi tạo nên các thung lũng thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp và kết hợp nông- lâm kết hợp.Khu cửa khẩu cũng có địa hình tương đối bằng phẳng nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng đất thấp hiện nay dân cư đang trồng lúa và hoa màu Địa hình khu vực này
còn bị chia cắt, phân tán bởi các ngọn đồi, núi cao.[22][23]
4.1.1.3 Khí hậu
Do vị trí địa lí và cấu trúc địa hình đã thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh có sương muối, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều
- Nhiệt độ trung bình năm 20oC
+ Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất : 29,8oC
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 36,3oC
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất: -3oC
+ Biên độ ngày: 7-8oC
- Lượng mưa được xếp vào một trong những khu vực ít mưa ở nước ta,
lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô (80%)
+Lượng mưa trung bình năm: 1.572mm
+ Lượng mưa tháng lớn nhất: 313mm ( tháng 7)
- Độ ẩm không khí khá cao, mùa mưa do ảnh hưởng gió mùa mưa
nhiều nên độ ẩm cao, mùa khô độ ẩm thấp, cây trồng thường thiếu nước vào
vụ đông
+ Độ ẩm trung bình năm : 81%
Trang 37+ Độ ẩm tối cao tuyệt đối : 94%
+ Độ ẩm tối thấp tuyệt đối : 72%
- Hướng gió: Có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam
+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau
+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm khí hậu mát mẻ kèm mưa nhiều.[23]
4.1.1.4 Địa chất thủy văn, địa chất công trình
a) Địa chất thủy văn
Các con suối đều bắt nguồn từ Trung Quốc chảy về,tuân theo hướng chủ đạo của nền địa hình là từ Bắc xuống Nam.Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh có hai con suối nhỏ chảy qua : suối Phai Can và Khuổi Luông chảy xuôi về phía Nam của thị trấn Ngoài ra còn một vài con suối, khe nhỏ nằm rải rác đủ điều kiện cho việc tưới tiêu cũng như việc sinh hoạt của nhân dân trong thị trấn Tuy chưa có trạm đo và số liệu nhưng qua điều tra và kinh nghiệm tại địa phương thì hai con suối này không ảnh hưởng đến khu vực quy hoạch xây dựng, chỉ ngập lụt một số ruộng trũng sát bờ suối.[22][23]
b) Địa chất công trình
Chưa có số liệu khảo sát tổng thể về địa chất, nhưng tại thị trấn đã xây dựng nhiều công trình kiên cố từ 2-3 tầng Qua đó, có thể đánh giá sơ bộ về địa chất tại thị trấn là ổn định Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng vẫn phải khảo sát cục bộ theo từng công trình.[22]
4.1.1.5 Nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất:
Khu cửa khẩu Trà Lĩnh có các loại đất chủ yếu là đồi núi và đất ruộng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.Chủ yếu có các loại đất như sau:
- Đất phù sa trung tính ít chua bị ảnh hưởng Cacbonat: Được hình thành
do quá trình hội tụ của các con sông, trong quá trình phát triển có sự ảnh hưởng của cacbonat bị rửa trôi từ núi đá vôi và nước ngầm Đất thường có độ
pH trung tính, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá, mùn đất mặt giàu, tuy nhiên càng xuống sâu càng giảm Đây là loại đất thích hợp nhất cho việc canh tác các loại cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, đậu các loại Tuy nhiên, ảnh
Trang 38hưởng chính lại là chế độ nước, do đất thường ở địa hình vùng núi cao, việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, nên khả năng canh tác lúa nước bị hạn chế
- Đất xám feralit phát triển trên đá phiến thạch nhiễm sét và đá biến chất: Là loại đất phát triển trên đá phiến thạch nhiễm sét và đá biến chất, đất hơi chua đến chua, hàm lượng Ca,Mg trung bình, CEC trung bình, mùn tầng mặt giàu, các tầng dưới giảm, lân dễ tiêu và tổng số nghèo, kali nghèo Đây là loại đất có diện tích lớn, thích hợp cho loại cây dài ngày như quế, hồi, lát và những loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, khoai
- Đất feralit trên đá cát: Được hình thành do quá trình phân hóa đá cát, đất thường được phân bố ở địa hình đồi thấp có độ dốc không lớn, đất chua, thành phần cơ giới nhẹ,nghèo chất dinh dưỡng, tầng đá thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ tập trung ở tầng mặt,CEC trung bình Đây là loại đất có độ phì thấp nên khi trồng trọt cần bón nhiều bón nhiều phân hữu cơ, tưới tiêu giữ
ẩm, nên sử dụng theo hướng nông lâm kết hợp
- Đất mới biến đổi trung tính ít chua: Sự hình thành do một thời gian canh tác, trồng lúa nước đã làm cho đất vàng, có những biến đổi như mất kết cấu ở tầng canh tác, có tầng đế cày Loại đất này có đặc điểm chung với nhóm đất đỏ vàng, tuy nhiên khi trồng lúa nước được một thời gian dài, hình thái phẫu diện đã được thay đổi nhiều.Ca,Mg trao đổi từ 6-8me/100g đất, hàm lượng chất hữu cơ nghèo đi, các chất dễ tiêu và tổng số nghèo đến rất nghèo Đối với loại đất này trong quá trình sử dụng cần lưu ý chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa, thâm canh tăng năng suất, bón thêm phân hữu cơ và phân hóa học.Những nơi không chủ động được nước có thể chuyển sang trồng màu
- Đất nâu vàng trên đá vôi: Sự hình thành đất này do quá trình phá hủy
đá vôi ở địa hình bằng phẳng xa chân núi Đất ở địa hình thấp, có nhiều đá vôi
lộ đầu, đất thường chua, hàm lượng đất hữu cơ thấp, chất hữu cơ và tổng số nghèo Sử dụng cho việc trồng lúa, cần bón thêm phân hữu cơ và phân khoáng, chống xói mòn ở những nơi không chủ động được nước.[23]
b) Tài nguyên nước:
- Nước mặt: là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng Nguồn nước khá phong phú, đặc biệt quan trọng là hệ thống nước chảy từ phía khe núi thuộc huyện Hà Quảng, hệ thống suối trên
Trang 39địa bàn huyện và Hồ Thang Hen Sông có bề rộng từ 10-12m, độ sâu mùa cạn
là 1,2m và mùa lũ là 2,5m Dòng sông có sự ổn định qua nhiều năm Qua xét nghiệm cho kết luận về chất lượng là nước sạch, không bị ô nhiễm Đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho khu vực thị trấn Hùng Quốc và một
số xã Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện không chỉ cấp nguồn nước mà còn có ý nghĩa với chế độ thủy văn và sinh thái Song, do địa hình dốc, chia cắt, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên khả năng giữ nước hạn chế Mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ, nhiều khu vực đã bị thiếu nước, đặc biệt là vào mùa khô trên các xóm núi cao
- Nước ngầm: qua thăm dò khảo sát địa, vật lý cho thấy ngay tại những
vị trí khả quan nhất chỉ cho lưu lượng nước 1 lít/s ở độ sâu 100m Do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm rất tốn kém.[23]
d) Tài nguyên khoáng sản:
Trà Lĩnh là huyện có vị trí khoáng sản đặc biệt nằm trong vùng sinh thái Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh thái Thái Bình Dương đặc trung bởi khoáng chất Mangan Kết quả điều tra, tìm kiếm, thăm dò của các nhà địa chất đã phát hiện ra mỏ Mangan lớn tập trung ở xã Quang Trung và xã Tri Phương.[23]
e) Tài nguyên nhân văn:
Trang 40Lịch sử hình thành, phát triển vùng đất và con người tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Trà Lĩnh nói riêng gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam Trà Lĩnh có truyền thống lịch sử lâu đời, vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm Tày, Nùng, Mông, Kinh mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa truyền thống, hòa nhập làm phong phú và đa dạng bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Có nghề truyền thống với nhiều loại hoa văn độc đáo, các lễ hội dân tộc như Chợ tình, lễ hội Tung còn, kéo co, múa lân và các làn điệu dân ca như hát ru con, hát then, đàn tính, sáo
Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, nhân dân các dân tộc cần cù sáng tạo , ý thức, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn Kế thừa và phát huy kinh nghiệm, thành quả đã đạt được trong sản xuất, huyện Trà Lĩnh
sẽ có điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế- xã hội trong thời gian tới.[23]
4.1.1.6 Cơ sở hạ tầng , giao thông, thủy lợi
a) Cơ sở hạ tầng và giao thông
Các cơ quan quản lý, kiểm soát Cửa khẩu đã được xây dựng từ năm
1990 Đó là Trạm kiểm soát liên hợp, Hải quan, Trạm kiểm dịch quốc tế, Bưu điện, Trung tâm thương mại, Trạm kiểm dịch động thực vật, bãi đỗ xe và một số cơ quan tại khu cửa khẩu Tất cả các công trình được xây dựng theo các quy hoạch trước đây nên chưa đáp ứng được nhu cầu của một cửa khẩu quốc gia
• Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ: Hệ thống tỉnh lộ kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh và thị trấn Hùng Quốc với địa phương khác trong tỉnh bao gồm các tuyến quốc lộ 34 kéo dài, tỉnh lộ 210 và tỉnh lộ 211
+ Quốc lộ 34 kéo dài: Là tuyến đường chạy dọc theo thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, đoạn qua khu vực có chiều dài 7km, mặt đường bê tông nhựa với bề rộng nền đường 10m.Hiện nay chất lượng đường tốt, đảm bảo giao thông thông suốt cả mùa mưa và mùa khô
+ Tỉnh lộ 210: Bắt đầu từ trung tâm thị trấn Hùng Quốc chạy sang phía Tây kết nối với Thị trấn Hòa Quảng Đoạn trong địa bàn thị trấn có chiều dài+ Tỉnh lộ 211: Bắt đầu từ trung tâm của thị trấn chạy sang phía Đông,