MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những thập kỷ gần đây, tác phẩm văn học Mỹ được dịch ở Việt Nam với một khối lượng đáng kể so với văn học các nước khác. Một trong số những tác giả nước ngoài được bạn đọc biết đến nhiều nhất là E. Hemingway. Ông đã trở thành biểu tượng văn hóa của nhân loại. Ông già và biển cả là một tiểu thuyết rất ngắn nhưng nó được xem là kiệt tác của E. Hemingway. Bên cạnh đó, môn Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng ở nhà trường phổ thông, việc dạy và học môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần cung cấp, trang bị cho học sinh kiến thức về văn học mà bên cạnh đó cần bổ sung cho các em các kiến thức liên ngành khác trong đó có kiến thức về văn hoá để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Các tri thức về văn hoá mà học sinh thu lượm được trong văn học sẽ góp phần giúp cho các em bồi dưỡng, giữ gìn, phát huy sáng tạo bản sắc văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Trang 1TÓM TẮT
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, tác phẩm văn học Mỹ được dịch ở Việt Nam với một khối lượng đáng kể so với văn học các nước khác Một trong số những tác giả nước ngoài được bạn đọc biết đến nhiều nhất là E Hemingway
Ông đã trở thành biểu tượng văn hóa của nhân loại Ông già và biển cả là một
tiểu thuyết rất ngắn nhưng nó được xem là kiệt tác của E Hemingway Bên cạnh đó, môn Ngữ văn là một trong những môn học có vai trò quan trọng ở nhà trường phổ thông, việc dạy và học môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần cung cấp, trang bị cho học sinh kiến thức về văn học mà bên cạnh đó cần bổ sung cho các em các kiến thức liên ngành khác trong đó có kiến thức về văn hoá để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn Các tri thức về văn hoá mà học sinh thu lượm được trong văn học sẽ góp phần giúp cho các em bồi dưỡng, giữ gìn, phát huy sáng tạo bản sắc văn hoá của dân tộc và nhân loại
Lựa chọn đề tài Dạy học đoạn trích “Ông già và biển cả” theo hướng tiếp cận cổ mẫu, chúng tôi muốn mở rộng và khai thác sâu hơn sự hiểu biết
về tác giả E Hemingway và đoạn trích Ông già và biển cả, đem đến cho học
sinh Trung học Phổ thông (THPT) một cái nhìn mới xuất phát từ lợi ích thực tiễn của nhà trường Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Ông già và biển cả đã được xuất hiện trong các công trình
nghiên cứu sau:
– Lê Huy Bắc, E Hemingway – Núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục,
HN,1999
– Lê Huy Bắc (Tuyển chọn), E Hemingway – Những phương trời nghệ
Trang 2thuật, NXB Giáo dục, HN, 2001
– Lê Huy Bắc, Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, NXB Đại học sư phạm, HN,
2011
– Lê Đình Cúc, Tiểu thuyết của Hemingway, NXB Khoa học Xã hội,
HN, 1999
– Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
NXB Giáo dục, HN, 1999
– …
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ông già và biển cả
khá phong phú, đa dạng Tuy nhiên, tiếp cận tác phẩm (cụ thể đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng cổ mẫu chưa được quan tâm đúng mực
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là đề ra phương hướng tiếp cận cổ mẫu khi đọc hiểu đoạn trích “Ông già và biển cả” để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
4.2 Các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của E Hemingway Tiểu thuyết “Ông già và biển cả”
4.3 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập đoạn trích “Ông già và biển cả” trong nhà trường phổ thông
4.4 Tìm ra biểu hiện của tri thức cổ mẫu trong tác phẩm, cụ thể ở đoạn trích “Ông già và biển cả”
4.5 Tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng tri thức cổ mẫu vào hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Ông già và biển cả”
4.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm cho đoạn trích “Ông già và biển cả”, trong đó vận dụng những phương pháp, biện pháp cách thức của tri thức cổ mẫu
Trang 35 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong tiểu thuyết “Ông già và biển
cả” của E Hemingway, đặc biệt là đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn
12 – tập 2 – Ban cơ bản)
6 Mẫu khảo sát
– Khối lớp 12 trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
– Khối lớp 12 trường THPT Thăng Long, thành phố Hà Nội
7 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
7.1 Khách thể nghiên cứu
Lí thuyết phê bình cổ mẫu và quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT Việt Nam
7.2 Đối tượng nghiên cứu
– Các công trình nghiên cứu về lí thuyết phê bình cổ mẫu; cuộc đời và sự nghiệp của E Hemingway
– Tiểu thuyết “Ông già và biển cả”, đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ
văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản
– Thực trạng dạy và học đoạn trích “Ông già và biển cả” trong nhà trường phổ thông
8 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận cổ mẫu trong dạy học tiểu thuyết “Ông già và biển cả” (đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) thì sẽ giúp học sinh dễ dàng liên kết các kiến thức văn học và văn hóa Đồng thời, việc dạy học Ngữ văn được gắn với thực tiễn cuộc sống hơn
9 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp tiếp cận văn hoá, cổ mẫu
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm
– Phương pháp so sánh loại hình
Trang 4– Các thao tác phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin
10 Dự kiến đóng góp mới của đề tài
– Tổng quan một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phê bình cổ mẫu và cách tiếp cận cổ mẫu trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả”
– Thiết kế giáo án dạy học tiểu thuyết “Ông già và biển cả” qua đoạn
trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng tiếp
cận cổ mẫu
– Đề xuất cách sử dụng dạy học đoạn trích “Ông già và biển cả” trong (sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng tiếp cận cổ mẫu trong dạy học Ngữ văn lớp 12
11 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tri thức về cổ mẫu
Chương 2: Biểu hiện của tính cổ mẫu trong tác phẩm (đoạn trích “Ông già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản)
Chương 3: Thiết kế bài giảng theo hướng cổ mẫu
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU
1.1 Vài nét về cổ mẫu
Trang 51.1.1 Khái niệm cổ mẫu
“Từ điển văn học” nói: cổ mẫu là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân”
Chúng ta có thể hiểu về khái niệm nay qua một số cổ mẫu quen thuộc: – Trời, Đất: Trời và Đất tương ứng chỉ tới Cha và Mẹ, Dương và Âm – Nước: tượng trưng cho sự vẻ đẹp vừa thánh thiện, nguyên sơ lại mạnh
mẽ của con người Cùng với tính năng thanh tẩy, nước còn mang trong nó sức mạnh tái sinh, sức mạnh của sự bất tử
– Núi non, hang vực, gò, đống, rừng, vườn, biển, sông, ngòi, hồ, đầm, suối, mưa, sương…: Những cổ mẫu con này là những cổ mẫu con sinh ra từ
ba cỗ mẫu lớn ở trên Nó vừa dung chứa những nét chung của cổ mẫu mẹ đất,
mẹ nước, cha trời – đặc biệt là tính cố định, luân chuyển và tính sinh sôi – vừa hình thành những nét riêng
– Lửa: lửa vừa là sự tái sinh, vừa là sự hủy diệt, là hy vọng lẫn tuyệt vọng, là lửa yêu thương lẫn thù hận Với người Việt, lửa là biểu tượng của sự sung túc
– Giấc mơ: Giấc mơ là những kí hiệu của ham muốn, chúng là “biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén Bởi vậy giải thích mộng mị là con đường vương giả để đạt đến hiểu biết lòng người”
1.1.2 Đặc trưng cổ mẫu
Đầu tiên cỗ mẫu mang tính định hướng rõ rệt
Thứ hai, mỗi một cổ mẫu có sự liên hệ đến kinh nghiệm của tập thể Thứ ba, là sự tham dự một cách tập trung và đậm đặc yếu tố cảm xúc, định kiến
Thứ tư, cổ mẫu có sự lan tỏa cảm xúc tạo cho cổ mẫu tính chất chuyển hóa
Thứ năm, cổ mẫu mang tính chất siêu thời gian và không gian
Trang 61.1.3 Chức năng của cổ mẫu
Chức năng đầu tiên của cổ mẫu là góp phần nối liền và góp phần xóa mờ ranh giới giữa văn học với nhân học, tâm lý, văn hóa
Chức năng thứ hai của cổ mẫu là tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một dân tộc, đất nước
Chức năng thứ ba là góp phần nối kết quá khứ và hiện tại
1.2 Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
1.2.1 Nhìn chung về mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
Cổ mẫu là cảm hứng, chất liệu không bao giờ tàn úa của văn học đồng thời nó còn là cơ sở để lí giải tác phẩm Ở chiều ngược lại, văn học lại làm cổ mẫu đậm chất nhân văn và bất tử
1.2.2 Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học qua một số cổ mẫu thường gặp
1.2.2.1 Cổ mẫu đất
Trong các tác phẩm nước thần thoại Hi Lạp, đất được coi là mẹ sản sinh
ra các vị thần Trong văn học hiện đại Việt Nam, đất gắn liền với hình ảnh quê hương, vùng miền làm toát lên tình yêu bản quán sâu sắc
1.2.2.2 Cổ mẫu nước
Bên cạnh đất, nước cũng xuất hiện nhiều trong văn học Trong các tác phẩm thần thoại Hi Lạp, ta thấy sự xuất hiện của các vị thần dưới nước thường trực và có ảnh hưởng lớn tới vạn vật, con người Hay trong các tác
phẩm Việt Nam, nước trội lên, gây ám ảnh Sử thi Mường có tên “Đẻ đất đẻ
nước” đã xây dựng cổ mẫu nước để giải thích về nguồn gốc sự sống của loài
người Nước còn biểu trưng cho tình yêu, cho hạnh phúc lứa đôi của con
người Trong “Chử Đồng Tử”, nhờ nước Chử Đồng Tử và Tiên Dung nên đôi
trong mối duyên kì lạ Tuy nhiên, có lúc cỗ mẫu nước còn nhằm nói tới những sức mạnh kinh khủng của thiên tai, bão táp mà con người phải thay phiên
nhau tìm cách chế ngự bao đời nay, như trong thần thoại “Sơn Tinh Thủy
Tinh” Có lúc nước lại là nơi ghi dấu và thứ tha cho những oan khuất, thương
Trang 7đau, như trong truyện “Mị Châu – Trọng Thủy”, “Trương Chi” Nước cũng
được thể hiện qua hình ảnh mưa Mưa cũng là biểu tượng cho ân sủng của trời, là nguồn ân ái chan chan giữa người và vũ trụ, cho nên mới có những khái niệm “ơn mưa móc”, “cuộc mây mưa”…Nước còn xuất hiện trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp gây nên sự ám ảnh thú vị, về giấc mơ vượt thoát khỏi không gian tù đọng để tìm đến một cái gì toàn vẹn và mới mẻ
1.2.2.3 Cổ mẫu lửa
Trong sử thi “Ramayana” của dân tộc Ấn Độ, ta thấy người Ấn Độ tôn
thờ ngọn lửa và tin vào sự công minh của vị thần này Trong văn học Việt, lửa
có lúc là biểu tượng của lòng tham và tội ác, sự xuất hiện của lửa đôi khi hé
mở những điều bất thường, hoặc cũng có khi, lửa cảnh báo về sự trừng phạt
khủng khiếp đang chờ con người ở phía trước, ví dụ: lửa trong truyện “Con
thú lớn nhất” của Nguyễn Huy Thiệp Nó còn là biểu tượng của sự sung túc,
của niềm tin vào sự công minh
1.2.2.4 Cổ mẫu giấc mơ
Văn chương thế giới đã lưu giữ biết bao những tấu khúc biến ảo khác
nhau về mộng: “Yogavasistha” (55 truyện kể về mộng), rồi “Hồng Lâu mộng”
của Trung Hoa Ở thơ văn Việt Nam, trong văn học dân gian và văn học cổ, giấc mơ thường mang chức năng điềm báo, hoặc màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng… thì đến văn học hiện lại, giấc mơ trở thành một phần đời sống tâm linh con người, nó hé lộ “trạng huống hiện sinh”, phản chiếu ảo ảnh của chính
con người, ví dụ: “Con gái thủy thần”, “Giọt máu”;…của Nguyễn Huy Thiệp
1.3 Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu
Với những tác phẩm có nhiều cổ mẫu, chúng ta nên tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu Nó gồm các lưu ý sau:
1.3.1 Đọc và phát hiện cổ mẫu
Với tác phẩm có xuất hiện cổ mẫu, ta nên đọc nhiều lần Chú ý xem cả phong cách tác giả cùng một số tác phẩm khác cùng đề tài Chú ý những hình
Trang 8tượng lặp đi lặp lại Những người am hiểu về văn học có thể tra thêm các từ điển biểu tượng văn học hoặc các tư liệu nói về biểu tượng đó để hiểu thêm về tác phẩm
1.3.2 Tìm hiểu ý nghĩa của cổ mẫu trong tác phẩm và dùng cổ mẫu để
lí giải tác phẩm
Người tiếp nhận cổ mẫu cần phải cần tìm hiểu cổ mẫu về ý nghĩa: Muốn hiểu ý nghĩa, ta nên tính đến ý nghĩa tượng trưng của những biểu tượng văn học, như là một sản phẩm của ý thức Lí giải được biểu tượng, ta sẽ kết nối nó với ý nghĩa tư tưởng chung của cả tác phẩm để giải đáp chính xác về tư tưởng
và nghệ thuật của tác phẩm
Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CỔ MẪU TRONG ĐOẠN TRÍCH “ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
2.1 Từ đặc điểm văn chương của E Hemingway
E.Hemingway được suy tôn làm người khai sinh ra trường phái Chủ
Trang 9nghĩa tối giản Một trong những biểu hiện của trường phái tối giản trong sáng tác của Hemingway chính là phương pháp Tảng băng trôi Phương pháp sáng tác này yêu cầu sự cô đọng trong phản ánh hiện thực Mục đích của nhà văn là
“viêt một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” Hầu hết các truyện cũng kiệm lời song ý tưởng lại vô cùng lớn lao
2.2 Đoạn trích “Ông già và biển cả”
“Ông già và biển cả” của nhà văn Hemingway tiểu biểu cho lối viết
“tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả
tạo ra nhiều Đoạn trích “Ông già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn
12 là phần cuối của truyện Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của
ông lão Santiago Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: Suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo một giấc mơ kỳ vĩ Và sự thật ông đã chứng minh một chân lí: “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị khuất phục”
2.3 Những cổ mẫu được biểu hiện trong đoạn trích
2.3.1 Cổ mẫu Biển
Với cổ mẫu Biển, tác giả đã đưa chúng ta về lại cội nguồn, nơi cuộc sống
tự nhiên và bản chất thuần khiết của con người được lưu giữ Có thể nói, với
“Ông già và biển cả”, cổ mẫu Biển đã thực sự tái sinh Ở đó có lúc biển rỡ
ràng trong một một sớm bình minh, lại có lúc cuộn sóng như độ chiều về, để rồi tất cả lại trở nên thẳm sâu, huyền hoặc khi màn đêm buông xuống… Nhưng dù là gì đi nữa thì tình yêu đối với biển dường như không lúc nào thôi nồng nàn, da diết
Với cổ mẫu Biển, ta còn cảm thấy ước mơ lớn lao của con người về cuộc sống, về chinh phục tự nhiên Biển đánh thức trong suy nghĩ của một ông lão đánh cá đã đến tuổi nghỉ ngơi một ước mơ mãnh liệt Thông thường, bất cứ một người đánh cá nào cũng mong đánh được nhiều cá để đảm bảo đủ cuộc
Trang 10sống Ông già đánh cá thì không chỉ mong vậy, ông ước mơ đánh được một con cá to nhất từ trước tới nay
Với cổ mẫu Biển, tác giả còn xây dựng chân dung người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống Chân dung ấy thể hiện trong ánh mắt ngỡ ngàng và xao xuyến và tràn đầy lòng biết ơn của những người đánh cá với biển cả Biển cho họ cá, cho họ sự sống Chính ông lão đánh cá đã từng mừng
rỡ khi suy tính về việc con cá kiếm ông đánh được sẽ cung cấp đủ thức ăn cho một mùa đông dài Khung cảnh thiên nhiên tưởng rất bình thường nhưng thực
tế hàm chứa sự động viên của biển Ví như hình ảnh mặt trời mọc trên biển,
đó không chỉ là vòng tuần hoàn của tự nhiên mà còn là sự đánh thức niềm tin cho người đánh cá đang vật lộn với con cá trong cả đêm dài khó nhọc Hay hình ảnh những đám mây tơ và mây tích cuối văn bản cũng làm ta khơi dậy trong lòng cảm giác yên bình
Song trái ngược, biển cũng là lại kẻ thù, đối địch với con người Trong cuộc tiếp xúc này, biển in lại trong tâm thức con người một khuôn mặt kép: vừa là kẻ mang tới sự sống, vừa là kẻ hủy diệt Ông lão đã phải lang thang 84 ngày trên biển mà không bắt được cá Khi thấy con cá kiếm, ông dường như kiệt sức Hơn nữa, con cá quá to nên đã kéo con thuyền của ông đi xa khỏi vị trí đánh cá thông thường, tới một nơi ông chưa bao giờ dong thuyền tới Vì vậy, biển từ người bạn đồng hành quen thuộc chợt trở thành một không gian đầy thử thách xa lạ với con người Nó thử thách lòng kiên trì, bản lĩnh, kinh nghiệm của con người Ông lão nghiễm nhiên bị đặt vào tình thế: hoặc chiến thắng con cá hoặc chết, hoặc tìm thấy đường về hoặc chết đói trên biển
2.3.2 Cổ mẫu cá
Đầu tiên, cổ mẫu cá ở đoạn trích “Ông già và biển cả” chỉ đến hình ảnh
thiên nhiên, tiêu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên Tác giả đã dùng nhiều câu từ miêu tả sự khôn ngoan và đẹp đẽ của con cá kiếm
mà ông già câu được để nói tới vẻ đẹp của tự nhiên Tác giả muốn cá kiếm phải là đối thủ ngang tài của ông lão, xứng đáng là con cá mà ông lão đánh cá