1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ MẶT BẰNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1200 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ KHÉP KÍN KHU VỰC TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

45 2,8K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Không những thế, việc nghiên cứu và đo vẽcòn dúp cho người kỹ sư Quản lý đất đai hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt độngcủa các loại máy đo vẽ nhằm khắc phục những lỗi cơ bản của máy kh

Trang 1

CHƯƠNG I: CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, khảo sát thiết kế - thi công các côngtrình, đo vẽ địa hình cũng như đo vẽ hiện trạng sử dụng đất Việc thiết kế lướikhống chế trắc địa là rất quan trọng và tất yếu Lưới khống chế trắc địa bản đồnhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt toạ độ cho các điểmkhống chế Ngày nay, với việc những công nghệ đo vẽ đã rất phát triển nên lướitrắc địa có thể được xây dựng nhờ các công nghệ kỹ thuật hiện đại như các máykinh vĩ, máy thủy tĩnh và máy nivô

Ngoài ra việc đo vẽ và tính toán sẽ giúp cho khả năng đo đạc ngoài trời đượcnâng cao sau khi học môn Trắc địa và hiểu biết sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý đogóc bằng, đo góc đứng và đo cao trên máy kinh vĩ và máy nivô Hơn hết cho chúng

ta khả năng và kinh nghiệm của khi đứng máy để đo Tạo dụng được những kinhnghiệm cho công việc đo đạc thành lập lưới khống chế trắc địa và khả năng đo vẽbản đồ sau này khi ra trường đi làm Không những thế, việc nghiên cứu và đo vẽcòn dúp cho người kỹ sư Quản lý đất đai hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt độngcủa các loại máy đo vẽ nhằm khắc phục những lỗi cơ bản của máy khi đo, thànhthạo trong các kĩ thuật xử lý đối với các thiết bị máy móc hiện đại và bát kịp vớicông nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện nay

Chính vì vậy mà tôi thực hiện đề tài: “ THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO

VẼ MẶT BẰNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1/200 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ KHÉP KÍN KHU VỰC TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ”, bằng hệ tọa độ giả

định

2 Đối tượng nghiên cứu:

Đo vẽ lưới khống chế mặt bằng khu vực “ KHU VỰC TRUNG TÂM KIỂMĐỊNH CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ”, đồng thời nghiên cứu tính

Trang 2

toán bình sai sau khi đo để thành lập lưới khống chế khép kín theo yêu cầu của bàitoán bình sai.

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu là thành lập được lưới khống chế đồng thời trình bày rõ

về kinh nghiệm, cách đo vẽ thành lập lưới Cùng với đó là thể hiện được quá trình

đo và số liệu xử lý về bình sai đường chuyền kinh vĩ khép kín

Đồng thời thực nghiệm bài học thông qua quá trình đo đạc, kiểm chúng quátrình đo và xây dựng kinh nghiệm đo thực tế để sau này có thể đo đạc thành lậpbản đồ địa chính một cách tốt hơn và chính xác

4 Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

Việc nghiên cứu và đo vẽ lưới khống chế mặt bằng là công việc cơ bản củacông tác thành lập bản đồ địa chính đồng thời là cơ sở để thực hiện các nghiên cứukhoa học khác có liên quan đến bản đồ học Ngoài những lợi ích đó ra việc đo vẽcòn giúp cho người đọc và nghiên cứu vị trí tương quan giữa các sự vật trên bản đồ

và thực địa một cách cụ thể và chính xác hơn

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu Phương pháp đo đạc, khảo sát thực địa: nhằm đo đạc và lấy số liệu thực tế mộtcách chính xác, làm cơ sở để thành lập lưới khống chế trắc địa và là nền tảng chothành lập bản đồ địa chính

sau: Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: nhằm phân tích, tổng hợp, đánh giá và

xử lý các số liệu, các tài liệu thu thập được để tính toán và thể hiện trên bản đồ

5 Phạm vi nghiên cứu:

Đo vẽ về lưới khống chế của khu vực: “TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH CHẤTLƯỢNG – ĐẠI HỌC VINH” đồng thời phân tích, tìm hiểu về công tác đo đạc củamáy kinh vĩ, ngoài ra còn xử lý số liệu sau khi tính toán bình sai sau đo

Trang 3

6 Nội dung Bài tập lớn:

Chương I: Chương mở đầu.

Chương II: Cơ sở lý thuyết.

Chương III: Tính toán thực nghiệm

Chương IV: Kết luận, kiến nghị.

Trang 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lưới khống chế trắc địa phải đảm bảo độ chính xác toạ độ và độ cao các tuyêntheo yêu cầu đã đề ra trong quy phạm của nhà nước Mạng lưới khống chế trắc địaphải đủ mật độ điểm theo quy định, đủ độ vững vàng về đồ hình trong thiết kế vàtrình tự phát triển l ưới Do vậy lưới khống chế mặt bằng cơ sở phải được xây dựngbao trùm lên toàn bộ khu đo vẽ, trên cơ sở mạng lưới này, người ta sẽ chêm dàymạng lưới để đảm bảo đủ mật độ điểm cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.Mật độ điểm của lưới khống chế mặt bằng phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình côngtrình tỷ lệ lớn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, mức độ phức tạp của địa hình và các yêucầu nhiệm vụ khác trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và sử dụng côngtrình Mật độ điểm phải đủ và phân bố đều Ở những nơi đo vẽ tỷ lệ lớn cần có mật

độ điểm khống chế dày hơn Đối với khu vực xây dựng, mật độ điểm của lưới nhànước không nhỏ hơn 1điểm /5km, sau khi tăng dày phải đạt 4điểm/km, với khu vựcchưa xây dựng phải đạt 1điểm/km Vị trí các điểm phải thuận lợi cho việc đo nối,phát triển các cấp khống chế tiếp theo cũng như việc đo vẽ chi tiết sau này

Lưới khống chế trắc địa dùng cho mục đích đo vẽ bản đồ địa hình được phát triểntheo nguyên tắc thông thường từ hạng cao đến hạng thấp, từ toàn diện đến cục bộ,

từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp Lưới tam giác nhà nước được phânthành các cấp hạng I, II, III, IV Lưới khống chế mặt bằng được tăng dày bằng lướiđường chuyền cấp 1, cấp 2, lưới giải tích cấp 1, cấp 2 hoặc lưới tam giác Trong

Trang 5

thiết kế lưới cần chú ý đến khả năng sử dụng tối đa các điểm của lưới khống chếnhà nước cho công tác đo vẽ.

Lưới khống chế mặt bằng phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn khu vựcxây dựng công trình được thiết kế theo hướng:

- Tối ưu hoá về độ chính xác: Lưới có độ chính xác cao nhất với chi phí lao động

và thời gian cho trước

- Tối ưu hoá về giá thành: Lưới có độ chính xác cho trước với giá thành nhỏ nhất.Lưới khống chế trắc địa mặt bằng phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớnphải đảm bảo độ chính xác yêu cầu đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất

1.1 Phân loại lưới khống chế trắc địa mặt bằng theo quy mô và độ chính xác: 1.1.1 Lưới khống chế trắc địa nhà nước:

Lưới khống chế trắc địa nhà nước: của Việt Nam cả mặt phẳng và độ cao đều

được xây dựng theo 4 hạng tuần tự là hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV Lưới hạng

I phủ toàn bộ quốc gia, lưới hạng II được chêm dày vào lưới hạng I, sau đó chêmdày thêm bằng lưới hạng III và hạng IV

Lưới trắc địa mặt bằng bảo đảm mật độ điểm trung bình: 500km2 có một điểmhạng I, 120 điểm hạng II, 50km2 có điểm hạng III và 10km2 có một điểm hạng IV.Khu vực quan trong có thể tăng mật độ điểm gấp 2 lần mật độ điển trung bình Về

độ chính xác, lưới trắc địa mặt bằng của Việt Nam đảm bảo sai số tương hỗ vị trícác điểm lân cận cùng hạng là 5 – 6 cm, tương ứng với sai số trung phương tươngđối cạnh hạng I là 1:400000, cạnh hạng IV là 1:70000

1.1.2 Lưới khống chế trắc địa khu vực:

Lưới tọa độ mặt bằng khu vực được xây dựng 2 cấp: 1 và 2 Lưới khống chế

tọa độ khu vực thường là dạng lưới chêm dày vào giữa các điểm lưới tọa độ nhànước mật độ điểm lưới tọa độ từ cấp 2 trở lên cần đảm bảo 4điểm/1km2 đối vớikhu vực xây dựng và 1điểm/1km2 đối với khu vực chưa xây dựng Sai số trungphương vị trí điểm khống chế khu vực so với điểm khống chế nhà nước phải đảm

Trang 6

bảo không vượt quá 0.1mm tính theo tỉ lệ bản đồ cần thiết (Theo:Trắc Địa Cơ Sở,Tập 1-NXB GTVT)

1.1.3 Lưới khống chế đo vẽ:

Lưới khống chế đo vẽ: là lưới trắc địa chêm dày vào mạng lưới trắc địa nhà

nước và lưới trắc địa khu vực để đảm bảo đủ mật độ điểm phục vụ đo vẽ bản đồđịa hình Tỉ lệ bản đồ cần đo vẽ càng lớn thì mật độ điểm khống chế đo vẽ càngcao

Lưới khống chế đo vẽ là cấp lưới khống chế cuối cùng về tọa độ và độ cao phục

vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bản đồ địa hình

Lưới khống chế mặt bằng đo vẽ được thành lập theo phương pháp như: lưới tamgiác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, đường chuyền toàn đạc hoặc giao hội góc, giaohội cạnh…Việc lựa chọn phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ được dựatrên đặc điểm địa hình, địa vật của khu đo, tỉ lệ bản đồ cần đo vẽ và phương pháp

đo vẽ thành lập bản đồ địa hình

Lưới khống chế độ cao được thành lập theo phương pháp đo cao hình họchoặc đo cao lượng giác Điểm khống chế đo vẽ cần có cả tọa độ mặt bằng và độcao nên khi dùng phương pháp đo cao lượng giác có thể kết hợp đo cao đồng thờivới đo khống chế mặt bằng

Độ chính xác lưới khống chế đo vẽ phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ bản đồ địa hìnhcần đo vẽ người ta xây dựng lưới khống chế đo vẽ sao cho sai số tọa độ và độ caocủa các điểm khống chế ảnh hưởng không đáng kể đến độ chính xác bản đồ Trongquy phạm đo vẽ bản đồ địa hình thường quy định:

- Sai số giới hạn vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ sau bình sai so với điểmkhống chế trắc địa cấp cao gần nhất không vượt quá 0.2mm tính theo tỉ lệ bản đồđối với vùng quang đãng và 0.3mm đối với vùng rừng núi

- Sai số giới hạn về độ cao của điểm khống chế khống chế đo vẽ so với mốc thủychuẩn gần nhất không vượt quá 1/5 khoảng cao đều đường đồng mức với vùngđồng bằng và 1/3 khoảng cao đều đường đồng mức đối với vùng núi

Trang 7

Căn cứ vào yêu cầu độ chính xác kể trên, người ta thết kế sơ đồ lưới khống chế

đo vẽ và lựa chọn phương pháp đo, quy định độ chính xác đo đạc cho phù hợpnhằm đảm bảo chất lượng thành quả cuối cùng

1.2 Phân loại lưới khống chế trắc địa theo phương pháp xây dựng lưới:

Lưới khống chế trắc địa mặt bằng phục vụ cho thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn

có thể được thành lập theo các phương pháp như tam giác, đa giác, giao hội vàphương pháp có ứng dụng công nghệ GPS

1.2.1 Phương pháp lưới tam giác

a Lưới tam giác đo góc

Hình 2.1: lưới tam giác đo góc

Các điểm 1, 2, 3, …, i trên mặt đất hợp thành một chuỗi tam giác(hình 2.1) Tiếnhành đo tất cả các góc trong mạng lưới tam giác và từ toạ độ điểm gốc, đo chiềudài cạnh gốc, phương vị gốc ta tính ra được toạ độ các điểm trong mạng lưới

- Ưu điểm: Lưới có kết cấu đồ hình chặt chẽ khống chế toàn bộ khu đo, tronglưới có nhiều trị đo thừa nên có nhiều điều kiện để kiểm tra kết quả đo

- Nhược điểm: Công tác chọn điểm rất khó khăn vì các điểm được chọn đòi hỏiphải thông hướng nhiều nên việc bố trí mạng lưới khó khăn ở nơi có địa hình phứctạp

Trang 8

b Lưới tam giác đo cạnh

Trong lưới tam giác đo cạnh, tất cả các cạnh của tam giác được đo (hình 2.) Lướitam giác đo cạnh thường có ít trị đo thừa hơn lưới tam giác đo góc, độ chính xáctính chuyền phương vị trong lưới tam giác đo cạnh kém hơn so với lưới tam giác đogóc vì các góc trong lưới được xác định gián tiếp qua các cạnh đo, do vậy lưới tamgiác đo cạnh có độ tin cậy không cao Trong điềukiện kỹ thuật như nhau thì lướitam giác đo góc vẫn có tính ưu việt hơn lưới tam giác đo cạnh

Hình 2.2: lưới tam giác đo cạnh

- Ưu điểm: Độ chính xác các yếu tố trong lưới tam giác đo cạnh ít phụ thuộc vào

đồ hình hơn lưới tam giác đo góc Với sự phát triển của các máy đo xa điện tử thìphương pháp xây dựng lưới mặt bằng theo phương pháp lưới tam giác đo cạnh sẽmang lại hiệu quả kinh tế cao

- Nhược điểm: Lưới có ít trị đo thừa nên không có điều kiện để kiểm tra chấtlượng đo trong lưới Để có trị đo thừa và nâng cao độ chính xác của lưới tam giác

đo cạnh người ta thường chọn lưới có đồ hình bao gồm các đa giác trung tâm hay tứgiác trắc địa hoặc lưới tam giác dày đặc với đồ hình phức tạp

Như vậy thì sự thông hướng gặp rất nhiều khó khăn

c Lưới tam giác đo góc cạnh

Trong phương pháp này cần đo tất cả các góc và tất cả các cạnh hoặc đo tất cảcác góc và một số cạnh nào đó trong lưới

Trang 9

- Ưu điểm: Phương pháp đo góc cạnh kết hợp có kết cấu đồ hình chặt chẽ, cónhiều trị đo thừa do vậy lưới cho độ chính xác cao hơn các phương pháp đã xéttrên.

- Nhược điểm: Công tác bố trí lưới gặp nhiều khó khăn do phải thông hướngnhiều, cùng một lúc phải xác định cả hai đại lượng là trị đo góc và trị đo cạnh nêncông tác ngoại nghiệp cũng như tính toán bình sai gặp nhiều khó khăn, phức tạp,thời gian thi công bị kéo dài, kinh phí tốn kém

1.2.2 Phương pháp lưới đa giác

Lưới đa giác (hay còn gọi là lưới đường chuyền) có dạng như (hình 2.3) Tronglưới đo tất cả các góc ngoặt và các cạnh S

Hình 2.3: lưới đường chuyền

- Ưu điểm: Khi khu đo là các thành phố, thị xã, làng mạc, vùng đông dân cư,vùng đồi núi có địa hình, địa vật phức tạp, tầm thông hướng kém thì việc xây dựng

cơ sở khống chế mặt bằng dưới dạng lưới đường chuyền là phương án hợp lýnhất ví tại một điểm chỉ phải thông hướng đến hai điểm liền kề khác Hiện nay, với

sự phát triển của máy đo dài điện tử cho phép xác định chiều dài một cách thuậntiện và nhanh chóng với độ chính xác cao, nên phương pháp đa giác đang đượcứng dụng rộng rãi trong thực tế sản suất

- Nhược điểm: Lưới có ít trị đo thừa nên ít có điều kiện kiểm tra ngoài thực địa,kết cấu đồ hình yếu hơn lưới tam giác

Trang 10

1.2.3 Phương pháp giao hội góc thuận

Giả sử ta có 2 điểm A và B đã biết toạ độ (hình 2.4), để xác định điểm P bằngphương pháp giao hội góc thuận, ta đặt máy ở A và B tiến hành đo góc α,β

Toạ độ điểm P được xác định trực tiếp từ (X, Y), (X, Y) và α, β theo công thứcIUNG:

YA YB g

XB g

XA

XP

cot cot

) (

cot cot

XA XB g

YB g YA

YP

cot cot

) (

cot cot

- Ưu điểm:ở những nơi địa hình, địa vật ít bị che khuất thông hướng dễ dàng thì

ta áp dụng được phương pháp giao hội là rất thuận tiện cho việc phát triển lưới

- Nhược điểm: Phương pháp giao hội có độ chính xác không cao nên chỉ dùngtrong trường hợp thành lập lưới đo vẽ

Trang 11

1.2.4 Phương pháp xây dựng lưới trắc địa có ứng dụng công nghệ GPS

Lưới GPS là lưới trắc địa không gian trong hệ toạ độ WGS- 84 (World GeodeticSystem – 84)

Lưới GPS nói chung không khác nhiều so với mạng lưới trắc địa truyền thống.Lưới gồm các điểm được chôn trên mặt đất nơi ổn định hoặc bố trí trên các côngtrình vững chắc, kiên cố Các điểm của lưới GPS được liên kết với nhau bởi cáccạnh đo độc lập Nhờ các cạnh đo này, toạ độ, độ cao của các điểm GPS sẽ đượctính Các cạnh được đo trong các đoạn đo (gọi là các session), với thời gian thu tínhiệu quy định đủ để đảm bảo độ chính xác cạnh đo theo yêu cầu độ chính xác củamạng lưới GPS

Độ chính xác lưới GPS không phụ thuộc vào đồ hình của lưới, do vậy việc chọnđiểm GPS đơn giản hơn chọn điểm trong lưới trắc địa truyền thống Tuy nhiên dođặc điểm đo GPS nên khi bố trí điểm đặt máy GPS có một số yêu cầu khác so vớiphương pháp truyền thống Cụ thể là:

- Vị trí điểm được chọn phải cách xa các khu vực phát sóng như trạm điện, trạmphát thanh, truyền hình… để giảm các nguồn gây nhiễu tín hiệu

- Cần lưu ý đến điều kiện thông thoáng lên bầu trời thuận tiện cho việc thu tínhiệu vệ tinh Không đặt máy thu GPS dưới các dặng cây, các tán cây, dưới chân cáctoà nhà cao tầng … tránh tình trạng tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn ảnh hưởng đến kếtquả đo GPS Tốt nhất nên bố trí điểm đo sao cho góc mở lên bầu trời không nhỏhơn 1500 hoặc 1400

Vị trí đặt máy thu GPS cũng không quá gần các bề mặt phản xạ như các cấu kiệnkim loại, các hàng rào, mặt nước… để tránh hiện tượng đa đường dẫn

Nếu đảm bảo được các yêu cầu nêu trên thì ngoài các nguồn sai số cơ bản ảnhhưởng đến chất lượng đo GPS sẽ được giảm thiểu

Các điểm GPS không cần thông hướng với nhau, yêu cầu thông hướng giữa mộtcặp điểm trong lưới GPS được đặt ra khi phát triển lưới cấp thấp hơn Các cặp điểmthông hướng này được sử dụng để đo nối phương vị

Trang 12

- Ưu điểm: Lưới được xây dựng bằng phương pháp GPS có ưu điểm là không đòihỏi phải xây dựng tiêu mốc cao, ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, các công tác

đo ngắm và tính toán có thể tự động hoá, thời gian thi công nhanh và lưới đạt độchính xác cao

Ở nước ta đã sử dụng công nghệ GPS để thành lập hệ thống toạ độ cơ bản nhànước phủ trùm toàn bộ lãnh thổ và lãnh hải Ngoài ra công nghệ GPS còn được ápdụng để thành lập lưới phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế thành lập bản đồ côngtrình xây dựng ở khu vực có địa hình phức tạp như công trình thuỷ lợi, thuỷ điện …

- Nhược điểm: Thiết bị thu tín hiệu vệ tinh GPS khá đắt tiền nên hiệu quả kinh tếmang lại chưa cao

2 Lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín

2.1.Khái niệm đường chuyền kinh vĩ :

Tập hợp các điểm được liên kết với nhau bởi các đoạn thẳng kẹp giữa là các gócphẳng tạo thành đường gẫy khúc hoặc duỗi thẳng Các góc phẳng đo bằng máykinh vĩ với sai số trung phương đo góc mβ = ± 30’’, các cạnh đo bằng thước théphoặc các máy đo xa quang điện với sai số trung phương tương đối 1/T = 1/2000,tập hợp các điểm này gọi là đường chuyền kinh vĩ

2.2.Phạm vi ứng dụng:

Đường chuyền kinh vĩ là một dạng của lưới khống chế đo vẽ, được áp dụng phổbiến ở những nơi rậm rạp, tầm nhìn khó khăn, được đặt theo hướng của các côngtrình dạng thẳng phục vụ trực tiếp cho đo vẽ bản đồ

Hình 2.5 : Đồ hình cơ bản của đường chuyền kinh vĩ:

Trang 13

Đường chuyền khép kín Đường chuyền phù hợp

Đa giác trung tâm Chuỗi tam giác

Tứ giác trắc địa

Trang 14

BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ

Khu vực chưa xâydựng

2.3 Các bước xây dựng lưới khống chế:

● Bước 1: Thiết kế kĩ thuật :

Căn cứ vào mục đích thành lập bản đồ tiến hành khào sát các loại tư liệu ,tàiliệu trắc địa đồng thời đánh giá khả năng từng loại tài liệu làm cơ sở phương phápxây dựng lưới khống chế và thiết kế sơ bộ hệ thống lưới khống chế, đồng thời xácđịnh khối lượng thực hiện dựa vào quy mô, diện tích của khu vực đo vẽ tỷ lệ bản

đồ cần thành lập ,quy chuẩn kĩ thuật ( quy phạm thành lập) Trên cơ sở khối lượngxác định và kết quả khảo sát thực tế tiến hành lựa chọn phương pháp xây dựng lướikhống chế đồng thời ước tính về thời gian ,con người ,phương tiện thiết bị và kinhphí thực hiện nếu như được phê duyệt thì ta sẽ tiến hành khảo sát chọn điểm chônmốc

Dựa vào tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ và yêu cầu độ chính xác vị trí điểm đườngchuyền mà người ta xác định một số tiêu chí cơ bản của đường chuyền kinh vĩ Cácđường chuyền được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong quyphạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn:

Trang 15

- Chiều dài cạnh trung bình 150m – 250m.

- Cạnh dài nhất không vượt quá 350m

- Cạnh ngắn nhất không ngắn hơn 20m

- Sai số trung phương đo góc 30’’

- Sai số khép tương đối giới hạn 1:2000 hoặc 1:1000

Tổng chiều dài cạnh của đường chuyền kinh vĩ khép kín dạng phù hợp khôngvượt quá quy định của bảng sau:

BẢNG 2.2: YÊU CẦU CHIỀU DÀI ĐƯỜNG CHUYỀN KINH VĨ

Tỷ lệ bản đồ Khu vực quang đãng Khu vực rừng núi

Tại các điểm đường chuyền phải chọn mốc để đánh dấu vị trí điểm tùy theo yêucầu của công việc mà có thể sử dụng loại mốc tạm thời bằng cọc gỗ hoặc loại mốc

sử dụng lâu dài bằng bê tông Cọc gỗ có đường kính 5 – 8cm, dài 40 – 60cm, trênđầu cọc có đóng đinh sắt nhỏ làm tâm mốc Mốc bê tông có dạng là trên đỉnh cógắn lõi thép hoặc dấu sứ có dấu thập làm dấu tâm mốc

● B3: Đo lưới khống chế bằng hai phương pháp GPS và đường chuyền

Trang 16

Đo đạc bằng GPS :Việc xây dựng lưới khống chế bằng công nghệ GPS đòi hỏiphải đo nối ít nhất 2 điểm hạng cao không quá 10km ,thời gian đo tối thiểu 60' với

số lượng vệ tinh khỏe ≥4 ,ngưỡng góc cao của vệ tinh >150 Trình tự các bước phảiđược thự hiện các thao tác :

Dọi tâm cân bằng máy

+ Đo chiều cao angten ở vào thời điểm đầu và cuối của ca đo

+ Nhập số liệu điểm trạm đo

+ Kiểm tra nhiệt độ ,Áp suất váo thời điểm đầu và cuối của ca đo

+ Thu tín hiệu

+ Lưu tín hiệu và kết thúc ca đo

Đo đạc bằng phương pháp đường chuyền :

+ Đo ngắm phải khách quan, tỉ mỉ và chính xác Thực hiện đúng các quy định vềtrình tự thao tác, ghi sổ rõ ràng, sạch sẽ Không được sửa chữa các số liệu đo đạc,các phương tiện thiết bị phải được kiểm nghiệm trước khi đo đạc

+ Kết quả công tác đo đạc chỉ được đưa vào tính toán bình sai khi đã được kiểm tranghiệm thu đầy đủ

+ Đã được kiểm tra lại các kĩ thuật cơ bản

+ Tính số cải chính các số hiệu chỉnh theo từng phương tiện thiết bị đo Tọa độcác điểm khởi tính phải được tính chuyển về múi chiếu 30 phù hợp với kinh tuyếntrục theo quy định cho từng tỉnh

● Bước 4: Tính Toán Bình Sai : Bình sai đường chuyền kinh vĩ khép kín

● bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu

2.4 Các bước tính bình sai đường chuyền kinh vĩ khép kín:

B 1 Tính sai số khép góc:

f β= ∑βđo - 180 0(n-2)

Trong đó n là số góc đo hoặc số cạnh đo

Nếu f β < ± 60 n thì tiếp tục bình sai

Ngược lại phải kiểm tra lại số liệu hoặc tiến hành đo lại

B 2 số hiểu chỉnh góc bằng:

Trang 17

B 3 Tính giá trị góc bằng sau hiểu chỉnh :

Βihc= βi đo + Vβ

B 5 Tính số gia tọa độ của các cạnh :

∆x12 = d12.cosα12 ∆y12= d12.sinα12

∆x23 = d23.cosα23 ∆y23 = d23.sinα23

∆x34 = d34.cosα34 ∆y34 = d34.sinα34

∆x41 = d41.cosα41 ∆y41 = d41.sinα41

B 6 Tính sai số khép chiều dài :

fs= 2 2

x y

ff

fβx=∑Δx ; fβy=∑Δy

Nếu fβs/d ≤ 1/2000 đối với vùng đồng bằng

Và ≤ 1/1000 đối với vùng đồi núi

Thì tiếp tục bình sai, nếu giá trị lơn hơn mức cho phép tiến hành kiểm tra hoặc

Trang 18

B 8 Tính số gia tọa độ sau bình sai:

3.1 Công tác dựng máy kinh vĩ:

3.1.1 Các thao tác khi sử dụng máy kinh vĩ (Định tâm, cân máy, ngắm) :

- Định tâm:

+ Đặt giá 3 chân tạo thành 1 tam giác đều, tâm là điểm gốc

+ Đặt máy lên giá 3 chân, xê dịch máy cho trục đứng của máy vào đúng tâmđiểm gốc

- Cân máy:

+ Cân máy theo ống thủy tròn

Vặn hai ốc cân 1 và 2 ngược chiều nhau sao cho bọt thủy tròn vào giữa đườngtrung trực của đoạn 12 Vặn ốc thứ 3 sao cho bọt thủy tròn chạy vào điểm không

Trang 19

Hình 2.6 Ống thủy tròn

+ Cân máy theo ống thủy dài

• Đặt ống thủy dài // với đường thẳng nối hai ốc cân máy Vặn 2 ốc ngược chiềunhau để bọt thủy dài vào giữa

• Xoay ổng thủy dài một góc 90° Chỉ vặn ốc cân thứ ba để bọt thủy dài vào giữa

Hình 2.7 cân bọt thủy dài

- Thao tác ngắm:

+ Quay máy hướng về mục tiêu, sử dụng khe ngắm sơ bộ để bắt mục tiêu + Khóa chặt chuyển động ngang và chuyển động đứng

Trang 20

+ Quay máy 90°, vặn ốc cân thứ 3 đưa bọt thủy vào giữa

+ Quay máy 180°, nếu bọt thủy vẫn ở giữa thì đường chuẩn ống thủy dài đãvuông góc với trục đứng của máy Nếu bọt thủy dài chưa vào giữa thì vặn ốc thứ 3đưa bọt thủy về ½ khoảng sai

+ Dùng tăm chỉnh để nâng hay hạ một đầu của ống thủy để đưa bọt thủy vào

Trang 21

Hình 2.9 Điều chỉnh bọt ống thủy dài

3.1.3 Trục ngắm ống kính vuông góc với trục quay ống kính (2c) :

Ngắm điểm M cách máy khoảng 30m, ngắm ở vị trí thuận kính được T,ngắm ở vị trí đảo kính được P

Nếu T và P chênh đúng 180° thì thỏa mãn Nếu không thì ta làm như sau: Tính: 2C = Tr – Ph ± 180°

Nếu 2C ≤ 2t thì thỏa mãn, nếu 2C ≥ 2t thì điều chỉnh như sau:

(với 2t: là độ chính xác bộ phận đọc số trên vành độ ngang

2c: là sai số ngắm hướng)

Xác định góc đúng β = (T+P):2

Để máy ở vị trí thuận kính, dùng ốc di động của du xích đưa vạch chuẩn vềtrị số β Điểm M sẽ lệch khỏi tâm chữ thập, ta nới lỏng 4 ốc của kính chữ thập rồixoay kính chữ thập sao cho tâm chữ thập trùng với điểm A

Trang 22

Hình 2.10 Vị trí thuận kính và đảo kính

3.1.4 Trục quay của ống kính vuông góc với trục đứng của máy (2i) :

Đặt máy cách tường 30m, ngắm điểm M tương đối cao, khóa chuyển độngngang, đưa ống kính về vị trí nằm ngang, đánh dấu được điểm A

Đảo ống kính, làm như trên đánh dấu được điểm B

Nếu A và B trùng nhau thì thỏa mãn, nếu không thì làm như sau:

Đánh dấu điểm M’ là điểm giữa của A và B

Đưa trục ngắm về điểm M’

Sau đó đưa ống kính ngắm lên điểm M thấy điểm M lệch ra ngoài tâm chữthập Dùng ốc điều chỉnh trên giá đỡ để đưa ống kính ngắm đúng điểm M

Ngày đăng: 30/04/2016, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trắc địa đại cương. Nguyễn Tấn Lộc – Trần Tấn Lộc – Lê Hoàn Sơn – Đào Xuân Lộc.NXB.Đại Học Bách Khoa T.P HCM năm 1996 Khác
2. Trắc Địa. Nguyễn Quang Tác. NXB Xây Dụng – Hà Nội năm 1998 Khác
3. Sổ Tay Trắc Địa Công Trình. Phạm Văn Chuyên – Lê Văn Hưng – Phạn Khác
4. Đo Đạc Công Trình. Đinh Thanh Tịnh – Bùi Đức Tuyến. NXB Khoa Học Kỹ Thuật – Hà Nội năm 1979 Khác
5. Trắc Địa Đai Cương. Nguyễn Văn Chuyên – NXB Xây Dựng năm 2003 Khác
6. Hướng Dẫn Thực hành Trắc Địa Đại Cương. Phạm Văn Chuyên. NXB GTVT 2005 Khác
7. Trắc Địa Cơ Sở. Nguyễn Trọng San – NXB Xây Dựng 2002 Khác
8. Đo Đạc Công Trình. Đinh Thanh Tịnh – Bùi Đức Tiến. NXB Khoa Học Kỹ Thuật – Hà Nội năn 1979.MỘT SỐ ĐƯỜNG LINK TÀI LIỆU TRẮC ĐỊA Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w