1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình kỹ thuật máy chụp x quang số

36 1.6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

KỸ THUẬT MÁY CHỤP X-QUANG SỐ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN PHÚ ĐĂNG SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Mai Chi Phạm Thị Ngọc Nguyễn Hồng Lam Lê Thùy Trang Nội dung báo cáo I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.1 Khái niệm 1.2 Phân loại 1.3 Chức năng máy chụp X-Quang số II- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy X-Quang số 2.1 Máy X-Quang kỹ thuật số gián tiếp CR (computed radiography) 2.1.1 Cấu tạo 2.1.2 Nguyên lý hoạt động – quá trình thu nhận ảnh của CR 2.1.3 Ưu, nhược điểm của CR 2.2 Máy X-Quang kỹ thuật số trực tiếp DR (Directly Radiography) 2.2.1 Cấu tạo 2.2.2 Nguyên lý hoạt động – quá trình thu nhận ảnh của DR III- So sánh máy X-Quang số CR và DR IV- Vấn đề an toàn khi chụp X-Quang I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.1 Khái niệm  Khái quát chụp X-quang số: - Tia X: được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào năm 1895 Tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt nhân, khi quỹ đạo của tia X thay đổi, một phần động năng của electron sẽ bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện tử, phát ra tia X - Bản chất của tia X là 1 dạng của sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 0,01 đến 10nm (~ f= 30 Petaherzt ÷ 30 Exaherzt)và năng lượng 120 eV đến 120 KeV λ tia tử ngoại > λ tia X> λ gamma - Tính chất tia X: - Tính truyền thẳng và đâm xuyên - Tính bị hấp thụ  Nguyên lí chụp X-Quang: chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm do bị hấp thụ bởi các cấu trúc Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua Cuối cùng, chùm tia tác dụng với bộ phận thu nhận và xử lí ảnh để ra kết quả, bộ phận thu nhận và xử lí ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các kỹ thuật máy chụp X-Quang I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.1 Khái niệm  Máy chụp X-Quang: là một thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp tạo ra ảnh là sử dụng tia X (tia Roentgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể để cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh  X-Quang kỹ thuật số là sự phát triển hiện đại của X-Quang thường ở thời đại hiện nay X-Quang số cũng là hệ thống thu nhận và xử lý ảnh, điểm hiện đại hơn ở X-Quang thường là dưới dạng kĩ thuật số, hình ảnh X-Quang số rất dễ được xử lí, hiển thị, quản lí thông tin, lưu trữ, in ấn, thậm chí là truyền tải qua mạng nội bộ hoặc internet, bởi hệ thống máy tính, thiết bị phụ trợ, cổng giao tiếp và các phần mềm tiện ích (PACs - Picture Archiving & Communications systems) I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.1 Khái niệm  Sự khác nhau của X-Quang thường và X-Quang số Đặc điểm X-Quang thường X-Quang số Cấu trúc Sử dụng phim để thu ảnh Phải có quá trình rửa phim Đảm bảo về phòng rửa phim và phim không bị nhiễm sáng Có khoảng phô xạ hẹp nên hình ảnh dễ bị sáng quá hay tối quá Gặp hạn chế trong việc lưu trữ và bảo quản Chỉ hội chuẩn tại chỗ Sử dụng tấm tạo ảnh phosphor lưu trữ (đối với CR) hoặc bảng cảm ứng (đối với DR) Hình ảnh được xây dựng trên phần mềm Khoảng phô xạ rộng, có thể hiệu chỉnh được hình ảnh sau khi chụp Lưu trữ dễ dàng trên CD, DVD hay truyền thông trên mạng internet Có khả năng hội chuẩn qua mạng Cần nhiều thời gian cho công đoạn rửa phim trong phòng tối Nhanh hơn vì chỉ cần in phim bằng máy in phim khô An toàn khi rửa phim, cũng như chất thải sau khi rửa phim Hạn chế các chất thải Rẻ hơn Đắt hơn Đặc điểm Thời gian An toàn Giá thành I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.2 Phân loại X-Quang số hiện nay có 2 kỹ thuật phổ biến:  X-Quang bán số: máy phát tia X-Quang bình thường và phim/bìa tăng quang được thay bằng tấm tạo ảnh (Imaging plate) có tráng lớp Phosphor lưu trữ (storage) và kích thích phát sáng (photostimulable luminescence) Tấm tạo ảnh khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiền ảnh (latent image), sau đó tấm tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia laser trong máy Kỹ thuật số hóa (digitizer), ánh sáng này được bắt lấy (capture) và cho ra hình kỹ thuật số tức là có sự chuyển đổi từ hình analog ra digital Hình này sẽ được chuyển qua máy chủ để xử lý Tấm ảnh sẽ đc xóa bởi nguồn ánh sáng trắng và tái sử dụng  X-Quang số (DR): Kỹ thuật náy giống máy chụp ảnh kỹ thuật số,vì cũng dùng nguyên tắc tương tự là bảng cảm ứng và cho hình ngày sau khi chụp Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng cảm ứng (sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transister (TFT) với silicon vô định hình (amorphous silicon) Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ điển, sau khi được phổ xạ, sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình máy sau 5s Và có thể chụp tiếp ngay sau không cần xóa I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số 1.3 Chức năng máy X-Quang số:  Máy X-Quang số là thiết bị xây dựng và tái tạo lại hình ảnh cấu trúc, thành phần bên trong của 1 bộ phận hoặc toàn bộ cá thể nào đó để cung cấp thông tin về bộ phận hoặc cá thể đó  Được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là lĩnh vực y học trong chẩn đoán và điều trị bệnh II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số Hệ thống phát chùm tia X Tấm photpho thu nhận ảnh Máy quét ảnh Xử lý hình ảnh 2.1 Máy X-Quang kĩ thuật số gián tiếp CR (computed radiography) 2.1.1 Cấu tạo Nguồn Hình ảnh X-Quang Máy in phim khô II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số 2.1 Máy X-Quang kĩ thuật số gián tiếp CR (computed radiography) 2.1.1 Cấu tạo Hình 1 Sơ đồ khối máy X-Quang kỹ thuật số gián tiếp CR II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số 2.1 Máy X-Quang kĩ thuật số gián tiếp CR (computed radiography) 2.1.2 Nguyên lý hoạt động – quá trình thu nhận ảnh của CR a, Phim  Cấu tạo: - Bên ngoài tấm thu nhận ảnh của CR có dạng như một casette thường - Bên trong có 1 tấm photpho trắng gồm 1 lớp chống trầy xước trên cùng, tiếp đến là lớp photpho dày khoảng 10 µm, phía dưới là lớp phản xạ, lớp cuối cùng là lớp nâng đỡ dày khoảng 200 µm - Thành phần tấm photpho: 85% BaFBr và 15% BaFI, pha với 1 lượng nhỏ Eu (Europium) Hình 2 Cấu tạo phim trong máy CR II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số 2.2.2 Nguyên lí hoạt động – quá trình thu nhận ảnh của DR a, Cấu tạo cảm biến phẳng: (FPD – Flat Panel Detector)  Mảng TFT thường được ghép vào một chất nên thủy tinh trong nhiều lớp, với thiết bị điện tử hiển thị ở mức thấp nhất, và các mảng bộ góp điện tích có mức cao hơn  Tùy thuộc vào từng loại detector được sản xuất, điện cực bộ góp điện tích hoặc các thành phần cảm biến ánh sáng xuất hiện ở lớp trên của “điện tử nhiều lớp”  Ưu điểm của thiết kế này là kết cấu nhỏ gọn và truy cập trực tiếp đến hình ảnh kỹ thuật số Đặc tính của hệ thống DR ưu thế hơn hoàn toàn so với hệ thống CR, là hiệu suất chuyển đổi từ 20-30% và của hệ thống phim-màn hình buồng chụp X-Quang, có hiệu suất lý thuyết là 25%  Hệ thống cảm biến phẳng DR không dây trở nên phổ biến vào năm 2009 Hệ thống DR không dây không được tích hợp các detector có thể được sử dụng tương tự như hệ thống CR Với detector DR không dây là bắt buộc trong sử dụng mạng LAN cho thông tin liên lạc giữa detector DR và trạm điều khiển Đây là cách mỗi X-Quang thực hiện được truyền đi trong hầu hết thời gian thực từ cassette DR đến trạm điều khiển Cassette DR bao gồm 1 pin liền làm nguồn cung cấp và cho phép các các detector tự chủ là điều cần thiết để có được hình ảnh chụp X-Quang và chuyển hình chụp thu được vào hệ thống dành cho người đọc ở nơi khác II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số 2.2.2 Nguyên lí hoạt động – quá trình thu nhận ảnh của DR b, Khối thu nhận và tạo ảnh Máy X-Quang kĩ thuật số DR hoạt động theo 2 phương pháp tạo ảnh X-Quang trên mặt phẳng:  Phương pháp trực tiếp : chuyển trực tiếp năng lượng tia X thành tín hiệu điện  Phương pháp gián tiếp: chuyển năng lượng tia X thành ánh sáng sau đó chuyển  ánh sáng thành tín hiệu điện II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp:  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp diện rộng sử dụng a-Se như là vật liệu bán dẫn bởi tính hấp thụ tia X của nó và độ phân giải nội không gian cực cao  Trước khi tấm cảm biến phẳng tiếp xúc với tia X một trường điện từ xuất hiện trên lớp Se tạo ra một cấu trúc có chức năng như 1 tụ điện, trong đó các electron được tạo ra trong suốt quá trình chiếu tia được thu nhận bởi một điện áp phân cực( hình 10) Hình 10 Mặt cắt ngang của mảng đầu dò a-Se II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp:  Sự tiếp xúc tạo nên các electron và lỗ trống trong lớp a-Se: các photon tia X được hấp thụ được chuyển thành điện tích điện tử và được đưa trực tiếp đến các điện cực bộ góp điện tích do điện trường Những điện tích đó tỉ lệ thuận với chùm tia X ngẫu nhiên – được tạo ra và di chuyển theo chiều dọc khắp bề mặt của lớp Se, mà không có nhiều sự khuếch tán.Ở giữa lớp a-Se, các điện tích được đưa ra đến bộ góp điện tích TFT, nơi mà chúng được lưu trữ trước khi hiển thị Điện tích thu được tại mỗi tụ điện được khuếch đại và định lượng một giá trị số hóa cho điểm ảnh tương ứng Trong khi hiển thị, các điện tích ở các tụ điện tại các hàng được tiến hành khuếch đại bởi các transistor II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp:  Sự thu nhận và lấy tích phân được thực hiện trong vùng điện cực thu nhận điện tích hình vuông có kích thước 129 µm dặt trên dãy TFT Kích thước điểm ảnh là 139 µm, như vậy tỉ số phủ hình học là 86% (hình 11) Đây là thông số quan trọng, nó giúp đạt được hiệu suất thu nhận điện tích cao, và vì vậy tỉ số tín hiệu/nhiễu cao Tỉ số tín hiệu/nhiễu càng cao thì chất lượng ảnh càng tốt  Bên cạnh hiệu suất thu nhận điện tích cao, là khả năng ngăn ngừa tác động xấu đến thiết bị khi mức liều chiếu cao Khi chiếu tia, sự thu nhận điện tích sẽ làm giảm điện thế phân cực Hiệu suất thu nhận chịu ảnh hưởng của điện thế phân cực, có nghĩa là sự tạo cặp electron - lỗ trống và hiệu suất tách sẽ giảm xuống Điều này ngăn cản sự tích điện quá mức của các tụ điện lưu trữ tín hiệu, và do đó ngăn cản các tác hại xấu đến cấu trúc khi chiếu tia ở cường độ cao Hình 11 Cấu trúc chi tiết của mỗi pixel II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp:  Sự tạo ảnh và đọc ảnh: - Khi detector được chiếu bức xạ ion hoá, cặp electron - lỗ trống được tạo ra trong lớp a-Se Điện áp phân cực tạo ra một từ trường khoảng 10 V/µm qua lớp Se để tách các điện tích về hai phía ngược nhau: Lỗ trống được truyền đến điện cực thu nhận điện tích, còn electron được thu nhận ở lớp điện cực trên cùng Điện trường áp đặt còn ngăn ngừa đáng kể sự phân kì theo phương ngang của điện tích tạo ra trong quá trình chiếu tia Phân tích lý thuyết và thực tế của lớp a-Se dưới một trường từ cho thấy rằng cấu trúc có thể đạt tới độ phân giải không gian nội tại cực cao Không giống như hệ thống CR có độ phân giải không gian phụ thuộc vào lớp photpho, độ phân giải trong trường hợp này phụ thuộc vào cấu tạo hình học của pixel, không phụ thuộc vào a-Se II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi trực tiếp:  Sự tạo ảnh và đọc ảnh: - Khi chiếu tia, TFT ở chế độ tắt trong khi điện tích được tích trong các tụ Tại lúc dùng dừng chiếu tia, một xung dương được áp vào cực cổng G của TFT đầu tiên, G1 Đường dữ liệu D1 nối đến nguồn TFT thu nhận điện tích từ đường dẫn (hình 12) Điện tích tín hiệu được chuyển đến bộ khuyếch đại điện tích nối với đường dữ liệu Tín hiệu từ hàng được trộn và chuyển đến bộ biến đổi AD và lưu trữ trong bộ nhớ máy tính Quá trình đọc dữ liệu cứ thực hiện từng hàng cho đến khi hết toàn bộ các điểm ảnh - Lúc kết thúc chu trình đọc, chu trình xoá điện tích được bắt đầu để chuẩn bị cho lần chiếu tiếp theo Quá trình xoá sẽ loại bỏ bất kì điện tích dư nào từ các lớp mặt và bất kì các điện tích bị giữ trong các trạng thái của a-Se, vì vậy ngăn cản sự tạo bóng của ảnh (ghost image) giữa các lần chụp Hình 12 Thiết bị nhìn từ trên xuống II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số  b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi gián tiếp:  Phương pháp chuyển đổi gián tiếp sử dụng CsI hoặc như là detector tia X Chất nhấp nháy và photpho được sử dụng trong các detector chuyển đổi gián tiếp có thể là có cấu trúc hoặc không có cấu trúc (hình 13) Các detector này biến năng lượng tia X thành ánh sáng  Các chất nhấp nháy phi cấu trúc tán xạ lượng lớn của ánh sáng và điều này làm giảm độ phân giải không gian  Các chất nhấp nháy cấu trúc bao gồm chất photpho trong cấu trúc hình kim (kim vuông góc với bề mặt màn hình) Sự tăng về số lượng photon tia X tương tác và làm giảm sự tán xạ bên cạnh của photon ánh sáng Hình 13: Sơ đồ chất nhấp nháy phi (trái) và chất nhấp nháy cấu trúc(phải) II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số  b, Khối thu nhận và tạo ảnh  Phương pháp chuyển đổi gián tiếp:  Khi lớp chất nhấp nháy tiếp xúc với tia X chùm tia sẽ hấp thụ và chuyển đổi thành ánh sáng huỳnh quang Trong tầng thứ 2 ánh sáng được chuyển hóa thành các điện tích điện tử bởi lớp a-Si bán dẫn dò sáng Các detector chuyển hóa gián tiếp được xây dựng bởi sự bổ sung của 1 mạch a-Si bán dẫn dò sóng và chất nhấp nháy ở lớp đầu của TFT nhiều lớp Các lớp thay thế lớp tia X bán dẫn được dùng trong thiết bị chuyển hóa trực tiếp Khu vực hoạt động của detector được chia thành các lớp tích hợp của các phần tử hỉnh ảnh- điểm ảnh- và mỗi phần tử bao gồm 1 bán dẫn dò quang và công tắc có sẵn TFT cho xử lí hiển thị  Sự phát triển gần đây cho điểm ảnh mới – cấu trúc màn hình nhấp nháy với tinh thể nano : kích thước hạt Eu cho độ phân giải không gian cao hình ảnh detector tia X được thực hiện cho bộ cảm biến hình ảnh X-Quang gián tiếp với độ nhạy cao và độ phân giải cao Hình 14 Hệ thống DR giảm sự tán xạ ánh sáng III- So sánh máy X-Quang số CR và DR Tiêu chí CR DR Quy trình vận hành Giống như X-quang cổ điển, CR cũng sử dụng cassette và phim khô, sau đó chuyển sang thiết bị quét phim lấy hình ảnh và xóa bề mặt phim đã chụp để tái sử dụng Muốn thực hiện phép chụp tiếp theo, cassette và phim cần được đưa trở lại máy X-quang Quy trình vận hành DR hết sức đơn giản bởi DR sử dụng tấm cảm biến số để ghi nhận hình ảnh dưới dạng tín hiệu số để gửi đến máy vi tính, có thể chụp liên tiếp mà không phải thay hay tác động đến cảm biến Tính linh hoạt Tấm CR dễ dàng mang đi lại, có thể đặt ở những vị trí khó mà DR có dây không thao tác được, nhất là công việc NDT Tuy nhiên, thiết bị quét phim lại rất công kềnh và đòi hỏi nguồn điện lớn Tấm DR cũng rất gọn nhẹ và sẽ linh hoạt hơn CR nếu áp dụng công nghệ không dây DR có thể kết nối với máy tính xách tay, đôi khi chỉ cần nguồn điện lưu trữ nhỏ Độ phân giải thấp, tương phản kém Độ phân giải cao, tương phản tốt Chất lượng hình ảnh III- So sánh máy X-Quang số CR và DR Tiêu chí Liều chụp CR Tương đương chụp X-quang cổ điển DR Thấp hơn 30 - 50% so với CR Tốc độ Chi phí Từ 2-10 phút /ảnh Đầu tư ban đầu: cassette, phim khô, máy quét / xóa phim khô Vật tư tiêu hao: cassette & phim khô Tiêu thụ điện năng: máy quét / xóa phim khô Từ 5-20 giây /ảnh Đầu tư ban đầu: tấm cảm biến số Vật tư tiêu hao: không có Tiêu thụ điện năng: tấm cảm biến số, công suất nhỏ hơn nhiều máy quét / xóa phim khô Ưu điểm khác CR có thể dử dụng để ghi nhận tia X và nhiều nguồn phóng xạ khác Hình ảnh DR không có thị sai DR có thể truyền hình thời gian thực và dễ dàng hơn để chụp cắt lớp IV- Vấn đề an toàn khi chụp X-Quang  Nguy cơ phơi nhiễm bức xạ  Các tổn thương do tia X có thể chia thành 2 loại: - Hiệu ứng cấp: tính theo giờ, phụ thuộc liều ,các hiện tượng: đục thủy tinh thể, vô sinh, tổn thương da(ban đỏ, bỏng, loét…), rụng tóc - Hiệu ứng muộn: tính theo năm, không phụ thuộc liều bức xạ mà tích tụ theo thời gian: ung thư liên quan đến bức xạ (ung thư máu, ung thư xương,…), rối loạn di truyền Hình 15: Khả năng xuyên thấu của các loại bức xạ Tia X dùng trong y học bên cạnh những ích lợi cũng gây ra một số tác hại đáng lưu ý IV- Vấn đề an toàn khi chụp X-Quang  Các biện pháp an toàn bức xạ: Các hiệu ứng muộn chúng ta hầu như không ngăn ngừa được Tuy vậy, đối với hiệu ứng cấp, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ bức xạ hữu hiệu Có hai cách kiểm soát đó là kiểm soát kỹ thuật và kiểm soát hành chính - Biện pháp kĩ thuật: thời gian, khoảng cách, che chắn • Thời gian: giảm thời gian tiếp xúc tia xạ, liều nhận được có thể giảm thiểu -> Phương pháp quan trọng nhất • Khoảng cách: khoảng cách đến nguồn bức xạ càng gần thì sự chiếu xạ tổng cộng càng lớn -> Đứng xa nguồn bức xạ nhất có thể hoặc sử dụng các dụng cụ thao tác dài (mức độ khuyến cáo A) • Che chắn: Áo khoắc chì, choàng cổ chì: dày hơn 0,25mm giảm hiệu quả phơi nhiễm bức xạ Bình phong chì Sự phơi nhiễm bức xạ giảm hơn 90% nếu có màng chắn giữa nguồn bức xạ/ bệnh nhân và kỹ thuật viên -> Vì vậy phòng chụp X-Quang ít gây phơi nhiễm bức xạ vì có hệ thống màng chắn IV- Vấn đề an toàn khi chụp X-Quang  Cửa phòng thực hiện chụp chiếu cũng phải được lót chì  Cần kiểm tra tất cả các dụng cụ che chắn hàng năm Hình 16: Hệ thống màng chắn giữa kĩ thuật viên và nguồn phát xạ IV- Vấn đề an toàn khi chụp X-Quang - Biện pháp kiểm soát hành chính cơ bản: • Phân loại vùng làm việc • Sử dụng dấu hiệu cảnh báo rõ ràng đối với mỗi vùng được phân loại (đèn báo hiệu khi chụp, trước cửa phòng chụp chiếu có dán bảng báo,…) • Các qui chế tại nơi chụp chiếu • Đặc biệt máy X-Quang gây ảnh hưởng không tốt đối với phụ nữ có thai và thai nhi Vì vậy khi cần điều trị cho phụ nữ có thai cần chú ý độ an toàn Hiện nay đối với phụ nữ có thai người ta sử dụng chủ yếu máy cộng hưởng từ (MRI) để chụp chiếu Tuy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng phương pháp chụp chiếu X-Quang hiện nay đang là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất trong y học chẩn đoán Việc áp dụng chặt chẽ các nguyên tắc an toàn bức xạ và hiểu rõ mối nguy hiểm bức xạ sẽ giúp giảm thiểu phần lớn các ảnh hưởng của tia X đến sức khỏe con người Hiện nay với sự phát triển kĩ thuật không ngừng và nguyên tắc an toàn cao giúp cho các bác sĩ và bệnh nhân cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn vào hệ thống X-Quang

Ngày đăng: 29/04/2016, 19:01

Xem thêm: Bài thuyết trình kỹ thuật máy chụp x quang số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Nội dung báo cáo

    I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số

    I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số

    I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số

    I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số

    I- Khái niệm, phân loại và chức năng của máy chụp X-Quang số

    II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số

    II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số

    II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số

    II- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy X-Quang số

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w