1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần portserco

26 953 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần portserco

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN –TÀI CHÍNH

Trang 2

I.Giới thiệu công ty

Công ty Cổ phần Portserco (nguyên trước đây là là Xí nghiệp Dịch vụ Tổng hợp

và Xí nghiệp Sửa chữa cơ khí thuộc Cảng Đà Nẵng) thành lập Công ty Cổ phần theo Quyết định số 3086/QĐ-BGTVT ngày 26/9/2002 của Bộ Giao Thông Vận tải với tên gọi: Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Cảng Đà nẵng Ngày 31/10/2008 Hội đồng Quản trị Công ty có quyết định số 81/CTHC về việc đổi tên Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Cảng Đà nẵng thành Công ty Cổ phần Portserco

Lĩnh vực kinh doanh chính:

a) Hoạt động vận tải:

b) Hoạt động kinh doanh thương mại:

- Phân phối dầu nhờn Công nghiệp Castrol cho khu vực Miền trung và Tây nguyên

- Kinh doanh Xăng, dầu và vật tư cho các phương tiện vận tại Thuỷ và Bộ, trong Công ty và khách hàng ngoài Công ty

c) Hoạt động sửa chữa Cơ khí – Công trình:

- Dịch vụ sửa chữa cho các phương tiện cơ giới Bộ: ôtô các loại

- Dịch vụ sửa chữa cho phương tiện cơ giới Thuỷ: Tàu, Xalan các loại

- Sản xuất các loại Ngoặm phục vụ cho nạo vét

- Sửa chữa các Công trình công nghiệp, dân dụng

e) Dịch vụ Kho – Bãi:

Đây là sản phẩm mới của Công ty và đi vào hoạt động năm 2010

- Phục vụ lưu kho hàng Công nghiệp nhẹ, chất lượng cao

- Phục vụ lưu bãi

- Các dịch vụ hỗ trợ khác

II. Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Portserco

1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Chỉ tiêu 2010 2011 +/- %

Tổng tài sản 52,803,575,919 54,136,289,868 1,332,713,949 2.52

TSNH 14,994,972,086 18,184,002,416 3,189,030,330 21.27

Trang 4

Qua bảng phân tích tình hình biến động của các bản phân tích BCTC, có thể nhận thấy:

_Phân tích sự biến động của tài sản

Ta nhận thấy tổng tài sản của công ty cổ phần Portserco năm 2011 tăng 1.332.713.949 tức là tăng 2.52%

+ Tài sản ngắn hạn:

Ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 21.27% so với năm 2010 tương ứng với lượng tiền là 3.189.030.330đ Kết hợp với phân tích dọc thì tài sản ngắn hạn trong năm 2010 chiếm 28.4% trong tổng tài sản, sang năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng và chiếm đến 33.59% Nguyên nhân của việc tăng này chủ yếu là do Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 50.72% tương ứng với lượng tiền là 369.060.661 đồng và hàng tồn kho tăng 56.08% tương đương

số tiền 846.674.232 đồng

 Qua phân tích trên thể hiện trong năm 2011, tài sản ngắn hạn đã tăng lên chủ yếu do hàng tồn kho tăng thể hiện sự ứ đọng của hàng hóa Trong năm công ty có lượng tồn kho tăng, như vậy sẽ làm tồn đọng vốn Mặt khác, tỉ trọng các khoản phải thu năm 2011 có giảm so với năm 2010, từ 78.77% xuống 75.76% chứng tỏ công ty đã thắt chặt hơn các khoản tín dụng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn Việc Công ty nới lỏng các khoản tín dụng cho khách hàng để lôi kéo khách hàng, chính sách này đã thành công khi doanh thu thuần của năm 2011 tăng 14.314.112.403 đồng so với năm 2010 Tuy nhiên việc các khoản phải thu khác hàng chiếm

tỉ trọng quá lớn có thể làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp

+ Tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn năm 2011 giảm 4.91% so với năm 2010, giảm một lượng1.856.316.381 đồng Nguyên nhân của sự biến động này là do tài sản cố định năm 2011 giảm 5.82% tương ứng 1.941.855.530 so với năm 2010, các khoản tài sản dài hạn có tăng nhưng do chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nên tài sản ngắn hạn vẫn giảm

Qua phân tích ta thấy tài sản cố định của công ty , cơ sở vật chất, quy mô

bị thu hẹp đây là dấu hiệu không tốt do có thể doanh nghiệp đã bán bớt tài

Trang 5

sản do thu hẹp quy mô sản xuất, điều này trong dài hạn sẽ làm giảm năng lực sản xuất của công ty.(Tuy nhiên nếu công ty bán bớt tài sản để đổi mới công nghệ thì đó lại là dấu hiệu tốt).

Phân tích sự biến động của nguồn vốn:

+ Nợ phải trả:

Nợ phải trả 2011 tăng so với 2010 là 2.87%, tương ứng với lượng tăng là 767.562.591 đồng, Kết hợp với phân tích dọc thì NPT trong năm 2010 chiếm 50.62% trong tổng nguồn vốn, vì tổng nguồn vốn của năm 2011 tăng lên nên đã làm cho NPT dich chuyển tăng lên và chiếm 50.79%% Nguyên nhân của sự biến động này là do nợ ngắn hạn tăng và nợ dài hạn giảm, trong

đó nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 12.8% so với năm 2010, và nợ dài hạn giảm 22.08%, tỷ trọng của nợ dài hạn

năm 2011 giảm từ 28.47 % xuốn 21.57 % và nợ ngắn hạn tăng lên từ 71.53

% lên 78.43 %

Việc nợ ngắn hạn tăng lên có thể làm tăng rủi ro thanh toán và nợ dài hạn giảm tuy nhiên chi phí sử dụng vốn tăng 60.89% từ 2.196.591.891 đồng lên 3.534.187.316 đồng

_Phân tích doanh thu và chi phí:

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 14.66% trong đó giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 13.53% so với năm 2010., chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10.73%.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 3.21% tương đương 286.829.175 đồng Lợi nhuận sau thuế tăng thêm 1.331.756.623 đồng so với năm trước

2 Phân tích các chỉ số tài chính của công ty

Trang 6

a. Phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 ± %

Tài sản ngắn hạn đ 14,994,972,086 18,184,002,416 3,189,030,330 21.27

Nợ ngắn hạn đ 19,118,002,653 21,565,966,312 2,447,963,659 12.80 Hàng tồn kho đ 1,509,712,126 2,356,386,358 846,674,232 56.08 Tiền và tương đương tiền đ 727,678,500 1,096,739,161 369,060,661 50.72 Lợi nhuận trước thuế đ -57,686,002 1,274,070,621 1,331,756,623 -2308.63 Chi phí lãi vay đ 2,196,591,891 3,534,187,316 1,337,595,425 60.89

Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 0.78 0.84 0.06

Khả năng thanh toán nhanh lần 0.71 0.73 0.03

Hệ số thanh toán của TSNH lần 0.05 0.06 0.01

Chất lượng của TSNH % 10.07 12.96 2.89

Số lần hoàn trả lãi vay lần 0.97 1.36 0.39

_Khả năng thanh toán hiện hành:

2010: =14.994.972.086/19.118.002.653= 0.78

Nhận xét: Cứ 1đ nợ ngắn hạn trong năm 2010 đc đảm bảo bằng 0.78đ tài

sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty khá thấp, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các TSNH là khá thấp

Hệ số này <1 chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không tốt, công ty có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi đến hạn Nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ phá sản vì còn nhiều cách để huy động vốn

Trang 7

Nhận xét: Trong năm 2011 1đ nợ ngắn hạn sẽ đc đảm bảo bằng 0.84đ

TSNH Số liệu thanh toán hiện hành cuối năm tăng so với đầu năm (2011 tăng so vs 2010) là 0.84-0.78=0.06 tức là 6% Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn 21,27% lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn 12,8% Tuy nhiên sự tăng trên là không đáng kể, hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty còn kém, tình hình tài chính không được tốt, có thể dẫn đến phá sản nếu công ty không tìm được ra các nguồn huy động vốn Với số liệu này công ty sẽ khó thuyết phục ngân hàng hay chủ nợ vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh Tuy nhiên phân tích chỉ số này còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vì trong TSNH có gtri HTK, khoản mục này có tính thanh khoản thấp

_Khả năng thanh toán nhanh:

2010:=(14.994.972.086- 1.509.712.126)/19.118.002.653=0.71

Nhận xét: 1đ nợ ngắn hạn đc đảm bảo bằng 0.71đ thanh toán nhanh Như

vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty khá kém

2011: (18.184.002.416- 2.356.386.358)/21.565.966.312=0.73

Nhận xét: 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.73đ thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 có tăng so với năm 2010 là 3% Con

số này rất nhỏ không đáng kể  khả năng thanh toán nhanh còn kém

Việc loại giá trị HTK của công ty ra khỏi khả năng thanh toán bằng TSNH làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm so với tỷ số hiện thời của công ty nhưng nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán nhanh bằng TSNH

Đánh giá: khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng

TSNH là khá kém Mặc dù năm 2011 có tăng so với năm 1010 nhưng con

số tăng là không đáng kể Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán này đứng

về phía cho vay sẽ khó chấp nhận các khoản tín dụng, các đói tác kinh doanh cũng cân nhắc việc ký hợp đồng vì khả năng trả nợ của công ty trong

Trang 8

ngắn hạn kém Vì vậy cơ hội kinh doanh của công ty sẽ bị thu hẹp, nguy cơ phá sản cao nếu công ty không có chiến lược tìm hướng đầu tư.

_Hệ số thanh toán của TSNH:

2010: 727.687.500/14.994.972.086=0.05 (lần)

2011:1.096.739.161/18.184.002.416=0.06 (lần)

Nhận xét: Năm 2010, trong một đồng tài sản ngắn hạn sẽ có 0,05đ tiền và

tương đương tiền Năm 2011, trong một đồng tài sản ngắn hạn sẽ có 0,06đ tiền và tương đương tiền Tỉ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong TSNH tăng lên nhưng không đáng kể (0,01) tuy nhiên đây là một dấu hiệu tốt đối với tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn của công ty

_Chất lượng TSNH:

2010: (1.509.712.126/14.994.972.086)x100=10.07 %

2011: (2.356.386.358/18.184.002.416)x100=12.96 %

Nhận xét:Năm 2010, hàng tồn kho chiếm 10,07% trong tổng tài sản ngắn

hạn Năm 2011, hàng tồn kho chiếm 12,96% trong tổng tài sản ngắn hạn Tỷ trọng hàng tồn kho tăng 2,89% trong khi tình tài chính của công ty không tốt (tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp), thể hiện sự ứ đọng vốn Chất lượng tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm

_Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn:

2010:2.196.591.891+(-57.686.002))/2.196.591.891=0.97(lần)

2011: (3.539.823.292+1.274.070.621)/3.539.823.292=1.36(lần)

Nhận xét: Năm 2010, doanh nghiệp có khả năng hoàn trả lãi vay 0,97 lần

Năm 2011, doanh nghiệp có khả năng hoàn trả lãi vay 1,36 lần Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn tăng 0.39 lần là do tốc độ tăng của EBIT ( 124,8%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí lãi vay (60,89%) Điều này phản ánh dấu hiệu tốt, tăng uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng huy động vốn

Tuy nhiên, chỉ số này chưa phản ánh được sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền ( công ty có thể có khả năng thanh toán mà không có khả năng trả

Trang 9

nợ) Ngoài chi phí lãi vay, định kỳ công ty còn phải trả các chi phí khác như chi phí thuê hoạt động…

b. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 +/- %

Tổng TSNH bình quân đ 16,414,551,540 16,589,487,250 174,935,710 1.07 Doanh thu thuần đ 97,613,455,371 111,927,567,774 14,314,112,403 14.66 Tổng TS bình quân đ 54,545,596,270 53,469,932,890 -1,075,663,380 -1.97

Số vòng quay của tài sản (TAT) vòng 1.79 2.09 0.30

Số vòng quay của TSNH vòng 5.95 6.75 0.80

Kỳ luân chuyển TSNH ngày 61 53 -7

Giá vốn hàng bán đ 92,183,839,675 104,654,887,717 12,471,048,042 13.53 HTK bình quân đ 1,636,483,689 1,933,049,242 296,565,553 18.12

Số vòng quay của HTK vòng 56.33 54.14 -2.19

Số ngày dự trữ HTK ngày 6.39 6.65 0

Các khoản phải thu bình quân NH đ 12,009,997,930 12,794,166,470 784,168,540 6.53

Số vòng quay các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân DOS ngày 44 41 -3

Tăng giảm hàng tồn kho -253543126 846674232

Số dư bình quân các khoản phải trả

NH 18,978,600,480 20,341,984,480 1,363,384,000 7.18

Trang 10

Số vòng luân chuyển các khoản

phải trả NH vòng 4.84 5.19 0.34

Tổng TSDH bình quân đ 38,176,044,730 36,880,445,640 -1,295,599,090 -3.39 Tổng TSCĐ bình quân đ 33,840,566,280 32,413,907,490 -1,426,658,790 -4.22

Sức sản xuất của TSDH lần 2.56 3.03 0.48

Sức sản xuất của TSCĐ lần 2.88 3.45 0.57

Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung:

_Số vòng quay của tài sản TAT

Nhận xét: Trong năm 2010, cứ một đồng đầu tư vào tài sản hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra 1,79 đồng doanh thu thuần Năm 2011 con số này là 2,09, tăng 0,3 vòng so với năm 2010 Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu tăng 14,66% tương ứng với 14,3 tỷ đồng còn tổng tài sản lại giảm nhẹ 0,14% tương ứng với 1,076 tỷ đồng Nhìn chung, đây là một dấu hiệu tốt vì chỉ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả Chỉ số số vòng quay của tài sản tỷ lệ nghịch với suất hao phí của tài sản so với doanh thu nên chỉ số này càng cao thì chỉ số kia càng thấp Tuy nhiên, khi so sánh chỉ số này của công ty với một số công ty lớn cùng ngành, ta nhận thấy chỉ số vòng quay của tài sản của Portserco cao hơn những công ty khác :

Công ty 2010 2011

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM 0,63 0,48

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO 0,64 0,79

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN 0,39 0,35

Như vậy, ta có thể thấy chỉ số này của công ty là khá cao Đây là một doanh nghiệp vận tải biển có đặc điểm là có nhiều tài sản cố định với giá trị lớn vì vậy trong ngắn hạn đây có thể là một dấu hiệu tốt nhưng trong dài hạn, nó

Trang 11

lại thể hiện năng lực cung cấp dịch vụ của công ty khá kém so với các công

ty khác do giá trị tài sản cố định thấp và có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2011

Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 +/- %

Tổng TSNH bình quân đ 16,414,551,540 16,589,487,250 174,935,710 1.07 Doanh thu thuần đ 97,613,455,371 111,927,567,774 14,314,112,403 14.66 Tổng TS bình quân đ 54,545,596,270 53,469,932,890 -1,075,663,380 -1.97

Số vòng quay của tài sản (TAT) vòng 1.79 2.09 0.30

Trang 12

- Số vòng quay năm 2011 = 6.747 vòng : cứ 1 đồng TSNH bình quân trong năm 2011 sẽ tạo ra 6,747 đồng doanh thu => Để TSNH quay được 1 vòng hết 53 ngày

- Số vòng quay của TSNH năm 2011 nhanh hơn 0.8 vòng (hay 13,45%) so với năm 2010 tương ứng kỳ luân chuyển giảm 7 ngày Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu tăng 14,66% tương ứng với 14,3 tỷ đồng còn tổng tài sản ngắn hạn tăng 1,07% tương ứng với 175 triệu đồng

Đây không phải là sự biến động lớn nhưng cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của tài sản ngắn hạn có tăng lên, là một dấu hiệu tốt đối với công ty

Kỳ luân chuyển giảm đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được số tiền là 2,23 tỷ đồng Bên cạnh đó, trong giai đoạn năm 2010- 2011 các công ty lớn trong cùng ngành cũng tăng không đáng kể:

Công ty 2010 2011

+/-CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM 5,85 3,96 (1,89) CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO 4,05 4,93 0.88 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN 1,3 1,07 (0,23)

Chỉ số này của công ty không chênh lệch nhiều so với các công ty cùng ngành

có thể gây ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh về lâu dài của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể tăng thêm lượng dự trữ HTK để đảm bảo việc cung ứng cho khách hàng

Trang 13

Số vòng quay của HTK năm 2011 chậm hơn 2,19 vòng (hay 10,53%) so với năm 2010 tương ứng số ngày dự trữ tăng 0,26 ngày là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (13,53%) chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (18,12%) , cho thấy khả năng quản lý HTK năm 2011 kém hơn năm 2010

_Số vòng quay của khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Nhận xét:

_Số vòng quay của khoản phải thu năm 2010 là 8.13 vòng, tức là trong 8,13

đ doanh thu thuần thì có 1đ là khách hàng đang nợ công ty => DOS= 44 ngày

_Số vòng quay khoản phải thu năm 2011 là 8.75 vòng, tương ứng với 8,75đ doanh thu thuần thì có 1đ khách hàng nợ công ty => DOS=41 ngày

Qua 2 năm 2010-2011 thì chỉ số này biến động không lớn, chỉ tăng 0,62 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân giảm 3 ngày là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (14,66%) nhanh hơn tốc độ tăng của khoản phải thu bình quân (6,53%) nhưng vẫn là một dấu hiệu tốt, giúp cho công ty tăng tốc độ thu hồi nợ, tăng khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất So sánh với các công

ty cùng ngành, ta thấy số vòng quay khoản phải thu của công ty dừng ở mức trung bình, công ty bị chiếm dụng lượng vốn đáng kể nhưng chưa ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính

Công ty 2010 2011

+/-CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM 17,22 14,56 (2,66) CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO 8,77 11,03 2,26 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN 4,1 3,62 (0,48)

_Số vòng luân chuyển và thời gian quay vòng các khoản phải trả

Nhận xét:

Ngày đăng: 28/04/2016, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w