1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư xây DỰNG NAM sơn

79 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là mộtphần trong công tác tổ chức, công tác kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Việc quản lý tốt tiền lương trong c

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

GTGT Giá trị gia tăng

Trang 2

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Phần mở đầu 4

1 Lý do chọn đề tài 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN 5

TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG 5

CHƯƠNG 2 : 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN 10

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG 10

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 10

2.1 Bản chất và vai trò của tiền lương 10

2.1.1.Khái niệm về tiền lương 10

2.1.2 Bản chất của tiền lương 10

2.1.3 Vai trò và chức năng của tiền lương 10

2.2 Phân loại tiền lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 12

2.2.1 Phân loại tiền lương 12

2.2.2 Các hình thức trả lương 12

2.2.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian: 12

2.2.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm: 13

2.2.2.3 Hình thức trả lương khoán theo công việc 15

2.3 Nội dung của quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 16

2.3.1 Quỹ tiền lương 16

2.3.2 Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ 16

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của doanh nghiệp 18

2.5.Yêu cầu và nhiệm vụ hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 19

2.6 Hạch toán lao động, tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả 20

2.6.1 Hạch toán lao động 20

2.6.2 Tính tiền lương và trợ cấp BHXH 21

-2.6 Kế toán tổng hợp tiền lương, bảo hểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn 22

2.6.1.Chứng từ và tài khoản kế toán 22

2.6.2 Phân bổ tiền lương,và các khoản trích theo lương 25

-2.6.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trich theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất 27

CHƯƠNG 3 32

Trang 3

-THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM SƠN 32

3.1 Khái quát chung về công ty 32

3.1.1 Quá trình h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty: 32

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 34

3.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty 34

3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : 34

3.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 35

-3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần ®Çu t x©y dùng Nam S¬n 36

3.1.5 Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư x©y dùng Nam S¬n: 39

3.1.6 Tổ chức hệ thống kế toán của công ty cổ phần đầu tư x©y dùng Nam S¬n: 41

3.1.8 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 44

-3.2.Nội dung công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam sơn 45

-3.2.1 Tình hình chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam sơn 45

-3.2.2 Quá trình hạch toán tiền lương và thanh toán với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam sơn 47

-3.2.2 Quá trình hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn 52

CHƯƠNG 4 55

-GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM SƠN 55 -4.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn 55

4.1.1 Những mặt tích cực 55

4.1.2 Những mặt hạn chế 56

-4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà Nội 57

4.2.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ 57

4.2.2 Hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ 57

4.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 58

4.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 58

4.3 Một số kiến nghị 59

KẾT LUẬN 60

Trang 4

-DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 hạch toỏn cỏc khoản phải trả cụng nhõn viờn 23

Sơ đồ 2.2 hạch toỏn cỏc khoản trớch theo lương 25 Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn - 36 - Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn - 37 - Sơ đồ số 3.3: Bộ máy kế toán của công ty - 41 -

Sơ đồ 3.4: Hỡnh thức nhật ký chung đối với bộ phận kế toỏn cụng ty 45

Trang 5

Để thực hiện và đạt được, đòi hỏi các đơn vị phải quan tâm đến tất cả cáckhâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra đến khi thu vốn về, đảm bảo thunhập cho đơn vị Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện tái sảnxuất mở rộng Muốn vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện một cáchtổng hoà nhiều biện pháp kinh tế.

Trong đó, biện pháp trước tiên là thực hiện quản lý kinh tế có hiệu quảnhất, phản ánh khách quan và giám sát có hiệu quả quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của đơn vị

Trong những lĩnh vực quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp thì

kế toán đóng một vai trò quan trọng

Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là mộtphần trong công tác tổ chức, công tác kế toán doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Việc quản lý tốt tiền lương trong các doanh nghiệp góp phần tăng tích luỹ xãhội, giảm chi phí trong giá thành sản phẩm khuyến khích tinh thần tự giác tronglao động của công nhân viên và làm cho họ quan tâm hơn đến kết quả sản xuất,thúc đẩy họ phát huy khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,tăng năng suất lao động, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanhnghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung

Tiền lương trong doanh nghiệp một mặt là chi phí cấu thành trong giá thành sảnphẩm, mặt khác tiền lương còn là khoản thu nhập cho người lao động sinh sống,

Trang 6

tái sản xuất và phát triển về vật chất, tinh thần Một mức lương thỏa đáng sẽ làđộng lực kích thích năng lực sáng tạo của người lao động, tăng năng suất, tănglợi nhuận và tạo nên sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động Do

đó, đối với doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống lương thưởng hợp lý, kíchthích người lao động nhiệt tình với công việc, kích thích kinh doanh phát triển làmột trong những công tác đặt lên hàng đầu nhằm ổn định, phát triển nhân lựcphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâudài của người lao động, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.Vì thế chi phí lương có vai trò rấtquan trọng, vì nó không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp màcòn tăng thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệpđứng vững trên thị trường

Nhận thức được vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo tiền lương trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo , ban lãnh đạo và phòng kếtoán công ty, trong phạm vi của bài viết này em đã tiến hành nghiên cứu đề tài

“Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cổphần đầu tư xây dựng Nam Sơn

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Với đề tài : “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn” em sẽ tập trung nghiên cứu cácmục tiêu sau:

- Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

ở Doanh nghiệp

-Tìm hiểu về thực trạng về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn

- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn

Trang 7

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Những số liệu trong luận văn này được thu thập từ phòng tổ chức hànhchính và phòng kế toán tài vụ của công ty

Ngoài “Phần mở đầu” và “ Kết luận” thì chuyên đề còn có bốn chương cơbản sau:

Chương 1 : Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương Chương 2 : Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích

theo tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Chương 3 : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương ở công ty cổ phần xây dựng Nam Sơn

Chương 4 : Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần đầu tư xây

dựng Nam Sơn

Mặc dù trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để hoàn thànhchuyên đề này em đã được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Hoàng ĐìnhHương và các anh chị phòng kế toán Do nhận thức và trình độ còn hạn chế nênkhóa luận của em còn nhiều thiếu sót.Vì vậy,em rất mong nhận được sự bổ sung,đóng góp ý kiến của thầy cô,các bạn,các anh chị trong phòng kế toán Công ty đểchuyên đề của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !.

Trang 8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG

Công tác hạch toán luôn là cần thiết và là công cụ hữu hiệu để phục vụ quản

lý doanh nghiệp, với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh, theo dõi chi tiết cácmối quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền Hạch toán tiền lương vốn có vai tròquan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động – nhân tố quan trọngnhất của sản xuất Tính đúng, tính đủ, đảm bảo công bằng trong làm việc, hoànthiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là rấtcần thiết Do vây, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đã đượcnhiều tác giả nghiên cứu nghiên cứu trong những năm gần đây Dưới đây là một

số nghiên cứu của các tác giả

1.Khoá luận“Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại Công ty TNHH Tuất Tám Vĩnh Phúc” năm 2012 của sinh viênNguyễn Thành Luân, Học viện Ngân Hàng đã hệ thống những vấn đề cơ bản về

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời đã đánh giá giáđược thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạicông ty TNHH Tuấn Tám Vĩnh Phúc, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đềxuất nhằm hoàn thiện công tác TNHH Hưng Nguyên như:Công ty nên tríchtrước tiền lương nghỉ phép của người lao động thì sẽ không bị ảnh hưởng tớiviệc tính giá thành của các công trình xây dựng Về thanh toán tiền lương chongười lao động, Công ty nên thanh toán tiền lương vào tài khoản cá nhân củamỗi người lao động nhằm giảm bớt công việc của kế toán, giảm bớt việc sửdụng tiền mặt trong Công ty

2 Khoá luận “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Lưu” năm 2008 của sinhviên Nguyễn Thị Minh Huệ Học viện Tài chính đã hệ thống những vấn đề cơbản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đãđánh giá giá được thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Lưu, từ đó tác giả đã

có những nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại TNHH Thương mại và Xây dựng Thanh Lưu như:

Về hạch toán lao động Công ty nên tổ chức thành lập thêm bộ phận kế toán ở

Trang 9

đội sản xuất Về hạch toán tiền lương, ngoài việc áp dụng hình thức trả lươngtheo sản phẩm công ty nên đưa thêm hình thức thưởng lương theo sản phẩmtăng của nhân viên có như vậy nhân viên sẽ tích cực hơn, năng suất lao động sẽtốt hơn.

3 Kháo luận “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công

ty Cổ phần Việt Hưng”năm 2010 của sinh viên Trần Trọng Kim, Đại học Kinh

tế Quốc Dân cũng đã hệ thống những vấn đề cơ bản về Kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đã đánh giá giá được thực trạngcông tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phầnViệt Hưng, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện côngtác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần ViệtHưng như: Hình thức trả lương: Công ty nên áp dụng hình thức làm thêm giờ

đối với những nhân viên có ngày công và giờ làm thêm theo hệ số tăng thêm.

Đối với các khoản phụ cấp: Áp dụng các khoản phụ cấp xăng xe với những nhânviên thường xuyên phải đi lại Khoản phụ cấp được chia ra làm nhiều hệ số tuỳthuộc vào mức độ làm việc của mỗi công nhân Về hạch toán các khoản tríchtheo lương: Đối với BHYT và KPCĐ ngoài "Bảng thanh toán tiền lương" thìCông ty vẫn có thêm chứng từ phản ánh sự chi trả của BHYT và số BHYT màngười lao động nhận được Có như vậy việc hạch toán các khoản trích theo

lương mới đảm bảo sự chính xác và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng dễ

theo dõi và kiểm tra

4 Khoá luận“Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại Công ty TNHH Hưng Nguyên” năm 2010 của tác giả Phạm MinhÁnh, Học viện Tài chính, tác giả đã hệ thống những vấn đề cơ bản về Kế toántiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đã đánh giá giá đượcthực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công tyTNHH Hưng Nguyên, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuất nhằm hoànthiện công tác TNHH Hưng Nguyên như: Về lao động, tổ chức quản lý laođộng, công ty cần bổ sung thêm nhân viên kế toán để thuận tiện hơn trong việcđối chiếu kiểm tra và không gây áp lực nhân viên; Về công tác tiền lương và cáckhoản trích theo lương, nên chọn hình thức trả lương cho từng bộ phần cho phùhợp như lương theo sản phẩm, lương theo thời gian và có theo phần lươngthưởng

Trang 10

5 Khoá luận “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty Cổ phần Long Nhật” năm 2012 của sinh viên Chu KhánhToàn, Đại học Kinh tế Quốc Dân cũng đã hệ thống những vấn đề cơ bản về kếtoán tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đã đánh giá giáđược thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty Cổ phần Long Nhật, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuấtnhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty Cổ phần Long Nhật như: Công ty nên sử dụng hình thức nhật ký chung,đây là hình thức phổ biến và phù hợp với việp áp dụng phần mềm kế toán, dễ sửdụng, dễ đối chiếu khi cần thiết; Công ty nên trích trước tiền nghỉ phép của côngnhân sẽ tránh được sai lệch chi phí và làm cho việc hạch toán tiền lương cũng sẽ

dễ dàng hơn; Công ty nên mở thêm các tài khoản 334, 338, 622 cho từng phânxưởng để tiện thao dõi cho từng phân xưởng giúp cho công tác kế toán đượcchính xác hơn

6 Khoá luận “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương tại Công ty TNHH công nghệ viễn thông và điện tử tin học Hà Nội”Năm 2010 của tác giả Nguyễn thị Phương, Học viện Ngân Hàng, tác giả đã hệthống những vấn đề cơ bản về Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,đồng thời tác giả đã đánh giá giá được thực trạng công tác kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại công ty TNHH công nghệ viễn thông và điện tửtin học Hà Nội Công ty , từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuất nhằmhoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công tyTNHH công nghệ viễn thông và điện tử tin học Hà Nội như:Công ty nên có kếtoán chuyên trách quả lý hạch toán số liệu kế toán các công trình , dự án ởxa.Công ty nên áp dụng đầy đủ các loại chứng từ đúng mẫu và sử dụng chođúng đối tượng theo hệ thống chứng từ và chế độ kế toán hiện hành Công tynên xây dựng một mẫu bảng bình chọn xếp loại nhân viên để thưởng định kỳ

7 Khoá luận “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty Cổ phần Tấn Phát” năm 2011,của sinh viên Nguyễn Thị DiệuLinh, Đại học Thương Mại cũng đã hệ thống những vấn đề cơ bản về kế toántiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đã đánh giá giá đượcthực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

Cổ phần Tấn Phát, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuất nhằm hoàn

Trang 11

thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổphần Tấn Phát như: Cần có chính sách cụ thể, đồng bộ để nâng cao trình độ họcvấn , tay nghề và phẩm chát đạo đức của công nhân viên trong công ty Đượcđào tạo theo yêu cầu của công nghệ , kỹ thuật đáp ứng những đòi hỏi hiện nay

và sắp tới của công ty; Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thứccủa toàn nhân viên trong công ty về vai trò, vị trí của việc đào tạo nghề đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội , tạo nên phong trào học nghề trong công nhân đặcbiệt là trong lớp trẻ , cùng với việc đào tạo công nhân, việc chuẩn bị đội ngũ cán

bộ khoa học kỹ thuật nhất là số cán bộ đầu nghành đang rât cần thiết; Cầnnghiên cứu cải cách, sửa đổi chính sách tiền lương phù hợp tính chất về đặc thùcủa công ty tiền lương phải đảm bảo đủ cho người lao động tái sản xuất và táisản xuất mở rộng số lao động; Cần có chế độ thưởng , phạt phù hợp giúp chongời lao động hăng say làm việc

8 Khoá luận “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Công ty TNHH Tân Phát” Năm 2012 của sinh viên Lưu Thúy Quỳnh,Học viện Tài chính, tác giả đã hệ thống những vấn đề cơ bản về Kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương, đồng thời tác giả đã đánh giá giá được thựctrạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công tyTNHH Tân Phát, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác TNHH Tân Phát như: Về thủ tục và các chứng từ khi tiến hành tínhlương: Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ tới đội ngũ lao động giántiếp hưởng lương theo ngày công, nếu rõ trường hợp đi muộn về sớm thậm chílàm việc nữa ngày để đảm bảo sự công bằng cho những ngươì thực hiện nghiêmchỉnh giờ hành chính tại cơ quan; Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất như cácxưởng thiết kế, các phòng ban khác mặc dù áp dụng chế độ lương khoán theotừng công trình, từng dự án song cũng phải có bảng chấm công để kế toán tiềnlương còn có cơ sở xác định chính xác số tiền được hưởng khi nghỉ hưởng lươnghoặc được hưởng chế độ BHXH, BHYT,… Mỗi bảng ứng lương công trình đốivới bộ phận trực tiếp sản xuất cần ghi rõ công trình, dự án tránh trường hợpnhầm lẫn đã xảy ra khi ứng lương mà ghi nhầm vào công trình Mặt khác cáccông trình có tên gần sát hoặc trùng nhau, chỉ khác tên chủ đầu tư nên khi kếtoán lương đối chiếu với kế toán công nợ hoặc kế toán chi tiết tiền mặt mới thấyđược sự nhầm lẫn đó Về tài khoản kế toán: Công ty nên áp dụng tài khoản 136 -

Trang 12

Phải thu nội bộ, trong đó coi các xưởng thiết kế, các phòng ban như một đơn vịnội bộ cần xác định công; Công ty nên áp dụng các tài khoản chi tiết lương ví dụnhư: 334.1- Lương cơ bản; TK334.2 - Lương sản lượng; TK334.3 - Lương chicộng tác viên Về vấn đề công nghệ, nhân lực: Công ty nên đưa cán bộ đi đàotạo, nhất là đội ngũ kế toán trực tiếp, áp dụng phần mềm kế toán, nhằm làmgiảm tối thiểu giừo công, tăng năng suất lao động, tăng cường trang thiết bị nhưmáy tính, máy in cho phòng kế toán; Công ty cần chú trọng vào việc đào tạonhân lực thông qua các quỹ đầu tư phát triển, đặc biệt là việc đào tạo, đào tạolại, chuyên tu đội ngũ các nhà làm tài chính thống kê, cụ thể là bộ phận Kế toán.

Trong các công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, các tác giả đã hệthống những nội dung cơ bản về Kế toán tiền lương và các khoản trích theolương; đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theolương của doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; đồng thờicác tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp áp dụng kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu củacác đề tài Mặc dù vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương đã công bố theo tác giả được biết đều chưa nghiêncứu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Hoàn thiện kế toántiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt

Trang 13

CHƯƠNG 2 :

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1 Bản chất và vai trò của tiền lương

2.1.1.Khái niệm về tiền lương

Tiền lương( tiền công): Là biểu hiện bằng tiền của phần thù lao lao động màdoanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chấtlượng công việc của họ đã cống hiến cho doanh nghiệp Tiền lương( tiền công)chính là một phần chi phí nhân công mà doanh nghiệp trả cho người lao động

2.1.2 Bản chất của tiền lương

Tiền lương còn là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động,kích thích tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.Tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động

2.1.3 Vai trò và chức năng của tiền lương

- Chức năng tái sản xuất sức lao động.

Cùng với quá trình sản xuất của cải vật chất, sức lao động cũng cần được tái tạo Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương

Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người lao động có một

số lượng sinh hoạt nhất định để họ có thể

+ Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình

+ Sản xuất ra sức lao động mới

+ Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động,tăng cường chất lượng lao động

- Chức năng là đòn bẩy kinh tế.

Trang 14

Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng xuất lao động Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say

mê, tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của mình với lợi ích củadoanh nghiệp Do vậy, tiền lương là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực sự

có hiệu quả cao

- Chức năng điều tiết lao động.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành,nghề ở các vùng thì Nhà nước thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độphụ cấp cho từng ngành nghề từng vũng để làm công cụ điều tiết lao động

- Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội.

Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động

mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chínhxác hao phí lao động của cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thểngười lao động Điều này giúp Nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnhmức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế

- Chức năng công cụ quản lý nhà nước.

Sự ra đời của Bộ luật lao động trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệquyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, tạo điều kiện chomối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định góp phần phát huy sức sáng tạo

và tài năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong laođộng

Với chức năng trên ta có thể thấy tiền lương đóng vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy sản xuất phát triển, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người laođộng và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiền lương có vai trò rất to lớn, nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao động Vìtiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, lao động đi làm cốt là

để chi doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tốithiểu cử họ Đồng thời đó cũng là khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra trả cho

Trang 15

người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp Tiền lương có vaitrò như một nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động với người lao động Nếutiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao độngkhông đảm bảo ngày công và kỷ luật lao động cũng như chất lượng lao động.Lúc đó Doanh nghiệp sẽ không đạt được mức tiết kiệm chi phí lao động cũngnhư lợi nhuận cần có, để doanh nghiệp tồn tại lúc này cả 2 bên đều không có lợi.

Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để

cả 2 bên cùng có lợi, đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say laođộng

2.2 Phân loại tiền lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

2.2.1 Phân loại tiền lương

Về phương diện kế toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thànhhai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ

- Tiền lương chính là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thờigian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ tết,nghỉ lễ, hội họp và nghỉ vì ngừng sản xuất … được hưởng lương theo chếđộ

- Trong công tác hạch toán kế toán, tiền lương chính của công nhân sảnxuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm Tiềnlương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chiphí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan theo tiêu thức phân bổ

2.2.2 Các hình thức trả lương

2.2.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian:

Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc thực tế, bậc kỹ thuật vàtháng lương trả cho người lao động như sau :

Tiền lương thời gian Thời gian làm Đơn giá

phải trả cho người lao động việc thực tế= x tiền lương thời gian

Trang 16

Trong đó: Đơn giá tiền lương thời gian được tính riêng cho từng bậclương.Đây là hình thức tiền lương thời gian giản đơn Tiền lương thời gian giảnđơn kết hợp với tiền thưởng tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.

Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởngKhoản tiền thưởng được cộng thêm vào này được tính toán dựa trên cácyếu tố như: đảm bảo ngày công, giờ công, chất lượng hiệu quả lao động để tínhđược tiền lương thời gian phải trả cho người lao động thì phải theo dõi ghi chépđược đầy đủ thời gian làm việc và phải có đơn giá tiền lương cụ thể

Hình thức tiền lương thời gian được áp dụng cho những doanh nghiệp mà ở

đó có những công việc chưa xây dựng được mức lao động, chưa có đơn giá tiềnlương sản phẩm Ngoài ra tuỳ theo hình thức và phương thức tổ chức sản xuất ởcác doanh nghiệp sản xuất mà người ta phải phân loại và sử dụng các hình thứctiền lương thời gian sao cho phù hợp nhất đối với thực tế sản xuất nhằm đảmbảo được cho ngưòi lao động thật sự tự giác, lao động có kỷ luật, có kĩ thuật vànăng suất cao

2.2.2.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm:

Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương tính theo khối lượngsản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật (chất lượng sảnphẩm) đã quy định và đơn giá tính cho một đơn vị sản phẩm:

Tiền lương sản phẩm phải Khối lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương

trả cho người lao động công việc hoàn thành sản phẩm

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở tài liệu hạch toán kếtquả lao động và đơn giá tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loạisản phẩm, công việc Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trựctiếp sản xuất hoặc có thể áp dụng đối với lao động gián tiếp sản xuất

Trang 17

a Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp:

Với hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trựctiếp Theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giátiền lương trên một đơn vị sản phẩm đã quy định

Tiền lương sản phẩm Đơn giá tiền lương Số lượng công việctrực tiếp trả cho người LĐ sản phẩm sản phẩm hoàn thànhCách trả lương này áp dụng rộng rãi với những công nhân trực tiếp sản xuấttrong điều kiện quy trình lao động của người công nhân mang tính độc lập tương đối,

có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt

Ưu điểm nổi bật của cách trả lương này là quan hệ giữa tiền lương của côngnhân và kết quả lao động thể hiện rõ ràng do đó mà kích thích người lao động cốgắng nâng cao trình độ tay nghề, tăng năng suất lao động nhằm tăng thu nhập

Cách tính lương này đơn giản, công nhân dễ dàng tính được số tiền lương

họ nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ Tuy nhiên, chế độ tiền lương này làmcho công nhân ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, việc tiết kiệm nguyên vậtliệu, không chú ý đến sự phối hợp làm việc tập thể, đồng thời chưa phản ánhđược thời gian lao động trong và ngoài chế độ phạm vi cho phép để tính lươngcho người lao động

b Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp:

Cách trả lương này áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ

có ảnh hưởng nhiều đến hiêụ quả lao động của công nhân chính hưởng lươngtheo sản phẩm Trong công việc mà người công nhân chính hoặc người côngnhân phụ gắn chặt với nhau nhưng không trực tiếp tính lương sản phẩm chocông nhân phụ Tiền lương của công nhân phụ, phụ thuộc vào tiền lương củacông nhân chính

Cách trả lương này đã khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn chocông nhân chính tạo điều kiện cho công nhân chính tăng năng suất lao động.Nhưng vì phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính, do đó việc trả lương cho

Trang 18

công nhân phụ chưa thật chính xác, chưa thật sự đảm bảo đúng hao phí lao động

mà người công nhân phụ bỏ ra

c Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng:

Cách trả lương này thực chất là trả lương theo sản phẩm kết hợp với hìnhthức tiền lương tiền thưởng Khi áp dụng cách trả lương này toàn bộ sản phẩmđược tính theo đơn giá cố định, còn tiền lương sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành

và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của các chế độtiền lương quy định

Ưu điểm của cách trả lương này là khuyến khích công nhân tăng năng suấtlao động, phấn đấu vượt mức được giao Nhưng còn hạn chế đó là làm cho côngnhân ít quan tâm đến máy móc, có thể dẫn đến sự quá tải của máy móc và khôngchú ý đến tiết kiệm vật tư nguyên liệu

d Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.

Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứvào việc hoàn thành định mức để tính thêm cho một số tiền lương tính theo tỷ lệluỹ tiến, tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều

Nó được áp dụng theo công thức sau:

Trả lương theo hình thức này có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ việcđăng ký năng suất lao động phấn đấu vượt định mức giao Song nó cũng cónhững hạn chế như hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng

2.2.2.3 Hình thức trả lương khoán theo công việc

Hình thức này áp dụng cho những công việc được giao từng chi tiết, từng

bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ công việc cho công nhân hoànthành trong một thời gian nhất định Trong cách trả lương này thì tuỳ theo công

x

SP hoàn thành

Đơn giá lương SPx

Số lượng

SP vượt định mức

Tỷ lệ thưởng luỹ tiến

Trang 19

việc cụ thể mà đưa ra đơn giá khoán thích hợp với yêu cầu là phải tính toán mộtcách tỷ mỷ, chặt chẽ đến từng yếu tố như: Máy móc, nguyên vật liệu, thời giansản xuất để có đơn giá lương khoán Cách trả lương khoán có tác dụng khuyếnkhích người lao động nhanh chóng hoàn thành khối lượng công việc, đảm bảochất lượng thông qua hợp đồng khoán Tuy nhiên việc xác định đơn giá khoánkhó đảm bảo được chính xác trong việc phân chia lương cho từng công nhânviên.

2.3 Nội dung của quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.1 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệptrả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng

Thành phần quỹ tiền lương:

-Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (lươngthời gian, lương sản phẩm)

-Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, ngừng việchoặc đi học, đi công tác

-Các loại tiền thưởng trong sản xuất: tăng năng suất lao động, tiết kiệmnguyên vật liệu chất lượng sản phẩm

-Các khoản phụ cấp thường xuyên: khu vực, trách nhiệm, cấp bậc chức vụ

Quỹ tiền lương lại được chia thành: tiền lương chính, tiền lương phụ

+Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động thực tế có đi làmtại doanh nghiệp

+Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thựchiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của người lao động VD: tiền lươngnghỉ phép, nghỉ ngừng việc sản xuất được hưởng theo chế độ

2.3.2 Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ.

Trang 20

a Quỹ BHXH: Được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khoản chi phí bảo hiểm xã hội theo qui địnhcủa nhà nước Hàng tháng, doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ bảo hiểm xã hộitheo tỉ lệ quy định là 26% trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viêntrong tháng và phân bổ cho các đối tượng liên quan đến việc sử dụng lao động.Trong đó, một phần do doanh nghiệp gánh chịu được trích theo tỉ lệ 18% tínhtrừ vào chí phí sản xuất kinh doanh, một phần do người lao động gánh chịu tínhtrừ vào lương công nhân viên theo tỉ lệ là 8%

Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho côngnhân viên trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉhưu tuỳ theo cơ chế tài chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹbảo hiểm xã hội có thể ở tại doanh nghiệp hay ở cơ quan chuyên trách

b Bảo hiểm y tế: Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, quỹ bảo

hiểm y tế được hình thành do viêc trích lập theo tỉ lệ 4,5% trên tổng số tiềnlương cơ bản của công nhân viên Trong đó, một phần do doanh nghiệp gánhchịu được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỉ lệ quy định là 3%, mộtphần do người lao động gánh chịu được tính trừ vào lương công nhân viên theo

tỉ lệ là 1,5% BHYT để phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhânviên như khám bệnh, chữa bệnh

c Kinh phí công đoàn: Là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trêntổng quỹ lương thực tế, trả cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệpnhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời duytrì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp Kinh phi công đoàn được hìnhthành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định 2% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công

và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấpphục vụ quốc phòng, an ninh ) thực tế phải trả cho người lao động (kể cả laođộng hợp đồng) tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nguồn

Trang 21

kinh phí dùng để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn từ Trung ươngđến cơ sở

d Bảo hiểm thất nghiệp: Là khoản tiền được trích trước để trợ cấp chongười lao động bị mất việc làm Theo điều 81 luật BHXH, người thất nghiệpđược hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

-Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 thángtrước khi thất nghiệp

-Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH

-Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp

Quỹ BHTN được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng

số tiền lương (tiền công) tháng của công nhân viên chức lao động tham giaBHTN Tỷ lệ trích vào quỹ BHTN là 2%, trong đó 1% do người lao động đónggóp và trừ vào thu nhập của người lao động, 1% do đơn vị hoặc chủ sử dụng laođộng đóng góp, tính vào chi phí kinh doanh và nộp cùng 1 lúc vào quỹ BHTNcho cơ quan quản lý quỹ Quỹ BHTN còn được hỗ trợ từ Ngân sách nhà nướchàng năm bằng 1% quỹ tiền lương của người lao động tham gia BHTN Quỹ nàyđược dùng để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi

họ bị thất nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cũng như tìm việc làm mới thích hợp

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tiền lương của doanh nghiệp

Quy định của nhà nước về tiền lương và bảo hiểm hiện hành:

*Tiền lương tối thiểu

Từ ngày 20/01/2013

- Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ởdoanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổchức có thuê mướn lao động

Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo luật doanhnghiệp ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)

Trang 22

-Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân

và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nướcngoaì tại Việt Nam có thuê mướn lao động( trừ trường hợp điều ước quốc tế màcộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quyđịnh của nghị định này)

Mức lương tối thiểu vùng

-Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:Mức 2.350.000đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địabàn thuộc vùng I

*Mức trích nộp bảo hiểm

Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích quỹ BHXH là 26% trong đó 18% do đơn

vị hoặc chủ sử dụng lao động đóng góp được tính vào chi phí kinh doanh, 8%còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng

2.5.Yêu cầu và nhiệm vụ hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Trang 23

Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương có hiệu quả, kếtoán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:

-Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số lượng, chấtlượng, thời gian và kết quả lao động Tính đúng và thanh toán kịp thời, đầy đủtiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp.Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế

độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương

-Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ,đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương Mở sổ thẻ kế toán vàhạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp

-Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, cáckhoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sửdụng lao động

-Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiềnlương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanhnghiệp

2.6 Hạch toán lao động, tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả 2.6.1 Hạch toán lao động.

Trong quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp cần thiết phải tổ chứchạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động Nội dung của hạch toán lao động làhạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động

Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại laođộng theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề của công nhân viên Việchạch toán về số lượng lao động thường được thể hiện trên sổ sách lao động của

tổ doanh nghiệp và được theo dõi ỏ phòng lao động

Hạch toán thời gian lao động là việc ghi chép phản ánh số ngày công, giờcông làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất hoặc nghỉ việc của người lao độngtrong từng đơn vị sản xuất hay từng phòng ban

Trang 24

Chứng từ là bảng chấm công: Trong bảng này ghi rõ những ngày đi làm,những ngày nghỉ, lý do cụ thể Mỗi đơn vị sử dụng một bảng, trường hợp nghỉviệc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản phải có các chứng từ nghỉ việc do các

cơ quan có thẩm quyền cấp và được ghi bảng chấm công theo ký hiệu quy định

Hạch toán kết quả lao động là theo dõi, ghi chép kết quả lao động củacông nhân viên biểu hiện bằng số lượng, khối lượng sản phẩm công việc đãhoàn thành của từng người, từng tổ nhóm lao động Hạch toán kết quả lao độngthường được thực hiện trên các chứng từ thích hợp như: “phiếu xác nhận sảnphẩm và công việc hoàn thành”, “Hợp đồng giao khoán” hạch toán kết quả laođộng là cơ sở để tính lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm

2.6.2 Tính tiền lương và trợ cấp BHXH.

Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ, tài liệu hạch toán về lao động và chínhsách xã hội về lao động-tiền lươngvà bảo hiểm xã hội mà Nhà nước ban hànhđang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán tiến hành tính lương và trợ cấp bảo hiểm

xã hội phải trả cho công nhân viên

* Chứng từ và sổ

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng các chứng từ và

sổ như sau:

- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 –LĐTL )

- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội (mẫu số 04 –LĐTL )

- Sổ lương cá nhân (hoặc phiếu trả lương cá nhân )

- Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 05- LĐTL )

- Các chứng từ khác.

*Trình tự ghi sổ.

Căn cứ vào “Bảng thanh toán lương” đã lập chi tiết cho từng tổ đội, bộphận sản xuất, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho phân xưởng,toàn doanh nghiệp Số liệu trên bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn bộdoanh nghiệp là căn cứ để tính và phân bổ chi phí tiền lương, bảo hiểm và chiphí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sử dụng lao động

Trang 25

- Căn cứ vào bảng thanh toán lương của tổ, đơn vị kế toán ghi vào sổ lươnghoặc phiếu trả lương cá nhân.

- Việc trả lương được thực hiện thành hai kì trong tháng, kỳ I được tạm ứng60-70% lương, kỳ II thanh toán hết lương và các khoản trợ cấp cuối cùng

- Việc thanh toán lương phải được thực hiện đến từng người lao động mộtcách trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc

- Người lao động có quyền biết lý do mọi khoản trích, khấu trừ vào tiềnlương của mình và việc khấu trừ không được quá 30% tiền lương hàng tháng

*Trích trước tiền lương nghỉ phép.

Tiền lương nghỉ phép chính là tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho cán

bộ công nhân viên trong những ngày nghỉ đi phép theo quy định ( một cán bộcông nhân viên được nghỉ 10 - 12 ngày trong một năm )

Xuất phát từ việc nghỉ phép của công nhân viên không đều đặn, thường gầnvào dịp tết do đó không những gây khó khăn cho việc bố trí kế hoạch sản xuất

mà còn làm biến động về số lượng chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm

Để hạn chế sự biến động chi phí tiền lương trong quá trình khi công nhân nghỉphép không đều đặn trong năm doanh nghiệp có thể thực hiện trích trước nghỉphép đối với công nhân sản xuất

Căn cứ vào quỹ lương, cấp bậc số ngày nghỉ quy định để dự tính số lương

sẽ phải chi cho thời gian công nhân nghỉ phép, trên cơ sở đó xác định mức lươngtrích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân

Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính thực tế Tỷ lệnghỉ phép của công nhân = phải trả công nhân trực x trích

trực tiếp sản xuất theo kế hoạch tiếp trong tháng trước

Trang 26

Cuối năm, kế toán phải so sánh giữa số chi lương thực tế nghỉ phép của côngnhân viên với mức đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân Khi có sốchênh lệch kế toán phải điều chỉnh tăng (giảm) vào chi phí sản xuất tháng 12.

2.6 Kế toán tổng hợp tiền lương, bảo hểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

2.6.1.Chứng từ và tài khoản kế toán

Các chứng từ liên quan gồm:

-Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL )

-Bảng thanh tóan bảo hiểm xã hội ( mẫu số 04 - LĐTL )

-Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05- LĐTL )

-Các phiếu chi khác

Qúa trình tính toán, thanh toán và các khoản trích theo lương sau khi đượcphản ánh trên các chứng từ kế toán sẽ được phản ánh trực tiếp ở các tài khoảncấp I, cấp II về tiền lương, bảo hiểm và các khoản liên quan Để tiến hành hạchtoán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản kếtoán như sau:

* Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhânviên của doanh nghiệp về tiền lương ( tiền công ) phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiềnthưởng về các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên

Kết cấu tài khoản 334

Trang 27

Dư nợ ( nếu có ): Phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên về tiềnlương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác (đây là trường hợp cábiệt rất ít khi xảy ra ).

* Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản bao gồm bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được thực hiện trên tài khoản cấp hai thuộctài khoản 338 như:

TK 338.2 : Kinh phí công đoàn

TK338.3 : Bảo hiểm xã hội

TK 338.4 : Bảo hiểm y tế

Trang 28

Kết cấu tài khoản 338.

- Bên nợ:

+ Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ

+ Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

+ Xử lý giá trị tài sản thừa

+ Các khoản đã trả đã nộp khác

Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa hoặc chi thừa chưa được thanh toán

- Bên có:

+ Các khoản phải nộp, phải trả khác

+ Giá trị tài sản thừa chờ xử lý

+ Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù

Dư có: Số còn phải trả phải nộp

Giá trị tài sản thừa chưa được giải quyết

Sơ đồ 2.2 hạch toán các khoản trích theo lương

TK334 TK338 TK622,627,641,642

Số BHXH phải trả rích KPCĐ, BHXH, BHYT

trực tiếp cho CNVC theo tỷ lệ quy định tính vào

chi phí kinh doanh (19% )

Trang 29

Ngoài các TK 334, TK338 kế toán tiền lương và các khoản trích theolương còn sử dụng một số tài khoản khác như:

TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp

TK627: Chi phí sản xuất chung

TK641: Chi phí bán hàng

TK642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

TK335: Chi phí trả trước

TK111, TK112: Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

2.6.2 Phân bổ tiền lương,và các khoản trích theo lương.

Hàng tháng, kế toán tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sửdụng và tính toán trích lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí côngđoàn theo tỷ lệ quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỉ lệ tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được thực hiện trên

“Bảng phân bổ tiền lương và trích bảo hiểm xã hội” ( Mẫu số 01- BPB )

Ngoài tiền lương và các khoản trích theo lương trên bảng phân bổ số 1 cònphản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả như : Chi phí trích trước tiềnlương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Thủ tục lập bảng: Hàng ngày trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiềnlương trong tháng, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương phải trảtheo từng đối tượng sử dụng lao động (quản lý chung của doanh nghiệp, quản lý

và phục vụ sản xuất từng phân xưởng, trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm ởtừng phân xưởng ) Trong đó phân biệt các khoản tiền lương, các khoản phụcấp và các khoản khác để ghi vào các cột thuộc phần ghi có TK334 ở các dòngphù hợp

Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và tỷ lệ quy định về các khoản tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn để tính trích và ghi vàocác cột phần ghi có TK338 ( 338.2; 338.3; 338.4 ) ở các dòng phù hợp

Trang 30

Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tổng Cộng

Lươn g chính

Lương phụ Khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ 338.2 BHXH 338.3 BHYT 338.4

Cộng

có TK 338

Trang 31

Số liệu về tổng hợp phân bổ tiền lương trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

và kinh phí công đoàn và trích trước các khoản được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi sổ kế toán cho các đối tượng liên quan

2.6.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trich theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất.

Trình tự kế toán các nghiệp vụ chính như sau:

(1) Hàng tháng tính lương cho người lao động và phân bổ cho các đốitượng sử dụng lao động

Nợ TK 622: Tiền lương và các khoản của công nhân sản xuất trực tiếp

Nợ TK 627: Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất

Nợ TK 642: Tiền lương trả cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 641: Tiền lương trả cán bộ nhân viên bán hàng

Nợ TK 241: Bộ phận xây dựng dở dang

Có TK 334: Tổng tiền lương phải trả

(2) Tiền ăn trưa, ăn ca tính cho người lao động

Nợ TK 622, 627, 641, 642,241

Có TK 334

(3) Tính ra tiền thưởng phải trả cho người lao động

- Tiền thưởng trong quỹ lương (trong sản xuất )

Nợ TK 338(338.3)

Có TK 334Nếu doanh nghiệp nộp toàn bộ BHXH cho cơ quan cấp trên

Nợ TK 338( 338.8)

Trang 32

Có TK 334 (5) Các khoản giữ hộ công nhân viên đi vắng chưa lĩnh.

Nợ TK 334

Có TK 338(338.8)(6) Các khoản khấu trừ vào tiền lương

Nợ TK 334: Các khoản đã khấu trừ vào lương

Có TK 138(138.8): Tiền nhà, điện khoản bồi thường đã trừ vào lương

Có TK 141: Số tiền tạm ứng trừ vào lương

Có TK 333(333.8): Thuế thu nhập cá nhân đã trừ vào lương

(7) Thanh toán các khoản với công nhân viên

Nợ TK 334

Có TK 111, 112(8) Khi tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ chế độ quy định

Nợ TK 622: 19% x Lương cấp bậc, phụ cấp của CNTT sản xuất

Nợ TK 338 (338.2)

Có TK 111,112(11) Phần BHXH để lại doanh nghiệp chi không hết phải nộp lại Khi nộp lại:

Nợ TK 338 (338.3)

Có TK 111,112

Trang 33

(12) Trường hợp doanh nghiệp không bố trí công nhân sản xuất trực tiếpnghỉ phép đều ra các kỳ thì hàng tháng (kỳ) phải trích trước tiền lương nghỉphép vào chi phí.

a/ Trích trước tiền lương nghỉ phép

Nợ TK 622: Tiền lương trích trước theo kế hoạch

Có TK 335

b/ Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

Nợ TK 335

Có TK 334Tuỳ theo hình thức sổ kế toán áp dụng ở doanh nghiệp mà việc hạch toántiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được thựchiện trên sổ kế toán khác nhau sao cho phù hợp Nhưng quá trình hạch toán baogiờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng các báo cáo kế toán thôngqua việc ghi chép, theo dõi, tính toán xử lý số liệu trên các sổ sách kế toán

Việc quy định phải mở những loại sổ, trình tự, phương pháp ghi sổ mối liên

hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toánđược gọi là hình thức kế toán Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn mộttrong các hình thức sổ kế toán sau:

- Hình thức Nhật kí chung: gồm có các sổ:

+ Nhật ký chung

Trang 34

+ Sổ cái+Sổ nhật ký đặc biệt (thu, chi tiền, mua, bán)+ Các sổ chi tiết

- Hình thức Nhật ký sổ cái: gồm các sổ:

+ Sổ Nhật ký số cái + Các sổ chi tiết

- Hình thức Nhật ký – chứng từ: gồm các sổ:

+ Sổ Nhật ký chứng từ+ Bảng kê

+ Sổ cái+ Các sổ chi tiết

- Hình thức chứng từ ghi sổ: gồm các sổ:

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ+ Sổ cái

+ Các sổ chi tiết

* Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian Sổ này vừa dùng để đăng kýcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa quản lý chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra đốichiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh

* Sổ cái: Được mở riêng cho từng tài khoản sử dụng, mỗi tài khoản được

mở một trang hoặc một số trang tuỳ theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản

* Sổ chi tiết: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi cào các sổ

kế toán chi tiết liên quan ở các cột phù hợp

Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ kế toán chitiết Sau đó căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết

* Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ, các chứng từ đem ghi sổ chi tiết Căn cứ vào “ chứng từ ghi sổ” đã lập,

Trang 35

ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái các tài khoản

Cuối kỳ phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phátsinh trong tháng trên sổ “ Đăng ký chứng từ ghi sổ” tính ra tổng số phát sinh nợ,

có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đốiphát sinh Sau khi đối chiếu số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đượcdùng để lập và các báo cáo tài

Trang 36

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CễNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CễNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

.NAM SƠN

3.1 Khỏi quỏt chung về cụng ty

3.1.1 Quỏ trỡnh hình thành và phát triển của Công ty:

Cụng ty cổ phần đầu tư xõy dựng Nam Sơn có trụ sở chính đặt tại số

10-Tổ 2- Thị trấn Sóc Sơn-Huyện Sóc Sơn-H Nà N ội

Số điện thoại: 043852543

Số fax: 043852445

Mã số thuế: 5200204557

Tài khoản ngân hàng: 371.10.000023545.3

Tại ngân hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam

Giấy phép kinh doanh số: 1603000020 do Sở kế hoạch và đầu t th nh phà N ố

H Nà N ội cấp

Cụng ty cổ phần đầu tư xõy dựng Nam Sơn đến nay đã hơn 10 năm pháttriển và trởng thành Quá trình đó là sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán

bộ công nhân viên trong suốt những năm qua

Cụng ty cổ phần đầu tư xõy dựng Nam Sơn đợc thành lập ngày22/04/2002 theo quyết định số 652 QĐ-TC của UBND th nh phà N ố H Nà N ội vớitên gọi là Công ty Xây dựng Đến ngày 22/06/2007 UBND th nh phà N ố có quyết

định số 244/QĐ-TC đổi tên Cụng ty cổ phần đầu tư xõy dựng Nam Sơn

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trong suốt 10 năm qua,Công ty đã không ngừng phát triển và có vị thế trên thị trờng xây dựng cơ bản tại

địa phơng cũng nh các tỉnh bạn Công ty luôn kinh doanh rất hiệu quả, thực hiệntốt nghĩa vụ với Nhà nớc, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng đợc cảithiện, quyền lợi của các cổ đông luôn đảm bảo và vợt so với kế hoạch đề ra

Trang 37

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty:

3.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của cụng ty

- Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng trong và ngoài Th nh phà N ố vớicác ngành nghề đăng ký kinh doanh nh sau:

+ Xây dựng các công trình: công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.+ Xây lắp đờng dây và trạm biến áp có điện áp đến 35 KV

+ Xây dựng công trình đờng ống cấp thoát nớc

+ Trang trí nội, ngoại thất các công trình xây dựng

+ Sản xuất gia công cấu kiện kim loại, khung nhà tiền chế

+ San tạo quỹ đất, xây dựng nhà ở bán cho dân

+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

+ T vấn thiết kế các công trình: công nghiệp và dân dụng

+ T vấn giám sát các công trình: dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹthuật, giao thông vận tải, thủy lợi

+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng

3.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty :

- Hình thức SXKD chủ yếu mà Công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu

và chỉ định thầu

- Quản lý quỹ đất và nhà ở tập thể các cơ quan trong địa bàn Thành phố

H Nà N ội

* Ngành nghề, quy mô kinh doanh: với sự phát triển không ngừng về quy

mô, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực hoạt động của Công tyngày càng mở rộng Hiện nay, Công ty đang hoạt động trên lĩnh vực chính là:xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Địa bàn hoạt động của Công

ty là tất cả các huyện thị trong Tỉnh và một số Tỉnh lân cận

* Về thị trờng kinh doanh: Hiện nay Công ty cổ phần đầu tư xõy dựng

Nam Sơn không chỉ nhận thầu các công trình trong phạm vi thành phố H Nà N ội,

mà còn đấu thầu những công trình ở các huyện, xã xa xôi Bất kể thực hiện côngtrình ở đâu, Công ty cũng luôn đảm bảo cho chủ đầu t về chất lợng công trình và

an toàn thi công để giữ vững uy tín của mình

3.1.3 Đặc điểm quy trỡnh cụng nghệ sản xuất sản phẩm của Cụng ty.

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng mà công ty đang thựchiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu

Trang 38

Sau khi hợp đồng kinh tế đợc ký kết với chủ đầu t, phòng kế hoạch-kỹthuật xây dựng kế hoạch về quản lý công trình, thoả thuận giá cả công trình,thành lập Ban chỉ huy công trình để cùng đội thi công lập kế hoạch cụ thể về kỹthuật công trình, tiến độ thi công, cung ứng vật t, máy móc thiết bị, chất lợngcông trình và đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Về vật t: Công ty chủ yếu giao cho các đội xây lắp tự mua ngoài theo yêucầu thi công, sau đó quyết toán với Công ty, Công ty chỉ cung cấp cho các độicác nguyên vật liệu chính nh : Xi măng, sắt, thép, gạch chỉ, gạch ốp lát, đá, cát,sỏi

Về máy thi công: Công ty giao cho đội thi công bảo quản, sử dụng Công

ty đã đầu t đợc khá nhiều máy móc thiết bị tiên tiến nh: máy trộn bê tông, máyvận thăng, máy xúc, máy ủi Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn phải thuê máy thicông ở bên ngoài

Về nhân công: Công ty chủ yếu sử dụng nhân công của công ty, chỉ thuê

ngoài trong trờng hợp công trình gấp rút, hoặc nhân công của Công ty không

đảm đơng đợc

Về chất lợng công trình: Đội trởng là ngời đại diện chịu trách nhiệm về

chất lợng công trình, trờng hợp bên A muốn thay đổi thiết kế đối với phần côngtrình đã tiến hành thi công thì bên A phải chịu chi phí phá dỡ Trờng hợp bên B

có sai phạm kỹ thuật thì chi phí sửa chữa, phá dỡ đợc tính trực tiếp vào chi phísản xuất xây dựng

Trong quá trình thi công, phòng kế hoạch kỹ thuật có trách nhiệm giámsát chất lợng thi công để đảm bảo không xảy ra những sai sót đáng tiếc

Khi công trình thi công đợc hoàn thành, phòng kế hoạch - kỹ thuật tổ chứcnghiệm thu chất lợng công trình, bàn giao công trình và thực hiện các thủ tục kếtthúc hợp đồng kinh tế với chủ đầu t

Trang 39

Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của công

ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Sơn

Nhỡn sơ đồ 3.1 ta thấy một công trình từ khi đợc đặt hàng đến khi hoànthành và nghiệm thu đợc quản lý, giám sát hết sức chặt chẽ, đảm bảo cho chất l-ợng công trình thực hiện đợc đúng theo yêu cầu của bên chủ đầu t, làm tăng uytín của Công ty

3.1.4 Tổ chức bộ mỏy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của cụng ty cổ phần đầu t xây dựng Nam Sơn

Sơ đồ bộ mỏy tổ chức của Cụng ty Cổ Phần đầu t xây dựng Nam Sơn

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành

Ban kiểm soát

Nghiệm thu, bàn giao công trình

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w