1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

128 5,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Chỉ có nghiên cứu như vậy mới thấy rõ được đặc điểm của các họcthuyết kinh tế trong các giai đoạn phát triển khác nhau hay những khác biệt trong từnggiai đoạn lịch sử và có thể thấy được

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ

CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ 4

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 4 1.1.1 Tư tưởng kinh tế 4

1.1.2 Học thuyết kinh tế 4

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học 4

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của môn học 4

1.3 CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC 5 1.3.1 Chức năng 5

1.3.2 Ý nghĩa môn học 6

2.1 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI 7 2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm kinh tế thời cổ đại 7

2.1.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời cổ đại 7

2.2 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ 19 2.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm kinh tế thời cổ đại 19

2.2.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời trung cổ 20

3.1 HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG 23 3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thương 23

3.1.2 Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương 24

3.1.3 Biểu hiện của chủ nghĩa trọng thương ở một số nước 26

3.1.4 Đánh giá khái quát về chủ nghĩa trọng thương 31

3.2 HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG 33 3.2.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông 33

3.2.2 Các lý thuyết kinh tế 34

3.2.3 Đánh giá khái quát học thuyết trọng nông 36

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH 37 3.3.1 Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh 37

3.3.2 Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683) 38

3.3.3 Học thuyết kinh tế của AdamSmith (1723-1790) 42

3.3.4 Học thuyết kinh tế của David Ricardo (1772-1823) 50

4.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM 53 4.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện 53

4.1.2 Đặc điểm 53

4.2 CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ TIÊU BIỂU 54 4.2.1 Các quan điểm kinh tế của Sismondi (1773 - 1842) 54

4.2.2 Các quan điểm kinh tế của Proudhon (1809 – 1865) 58

CHƯƠNG 5 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG Ở TÂY ÂU THẾ KỶ XIX 61

5.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM 61 5.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện 61

5.1.2 Đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng 62

5.2 CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ TIÊU BIỂU 62 5.2.1 Sanint Simon (1761 – 1825) 63

5.2.2 Charles Fourier (1772 – 1837) 64

5.2.3 Robert Owen (1771 – 1858) 67

CHƯƠNG 6 SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX– LENIN 69

Trang 3

6.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX

71

6.2.1 Giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của KTCT học Marx (1843 -1848) 72

6.2.2 Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị học Marx (1848 – 1867) 73

6.2.3 Giai đoạn hoàn thành kinh tế chính trị Marx (1867 – 1895) 75

6.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA K.MARX VÀ F ENGLS VỀ HỌC THUYẾT KINH TẾ 75 6.4 LENIN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX 77 6.4.1 Tư tưởng của Lê – nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 77

6.4.2 Quan điểm của Lê – nin về xây dựng CNXH 79

CHƯƠNG 7 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ÐIỂN MỚI 81

7.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN 81 7.1.1 Hoàn cảnh ra đời các học thuyết của trường phái cổ điển mới 81

7.1.2 Đặc điểm phương pháp luận 81

7.2 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI THÀNH VIÊN (ÁO) 82 7.2.1 Lý thuyết “ích lợi giới hạn” 82

7.2.2 Lý thuyết giá trị “giới hạn” 84

7.3 THUYẾT “GIỚI HẠN” Ở MỸ 85 7.3.1 Lý thuyết “năng suất giới hạn” 85

7.3.2 Lý thuyết phân phối của Clark 86

7.4 MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA PHÁI LAUSANNE (THỤY SĨ) VÀ PHÁI CAMBRIDGE (ANH) 87 7.4.1 Lý thuyết kinh tế của phái Lausanne (Thụy sĩ) 87

7.4.2 TRƯỜNG PHÁI CAMBRIDGE (ANH) 88 7.4.2.1 Về đối tượng, phương pháp của Kinh tế chính trị học 89

7.4.2.2 Lý thuyết về của cải và nhu cầu 89

7.4.2.3 Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố sản xuất 89

7.4.2.4 Lý thuyết giá cả 90

CHƯƠNG 8 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES 93

CHƯƠNG 9 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI 102 10.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN, ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN 111 10.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện 111

10.1.2 Đặc điểm phương pháp luận 112

10.2 LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP 112 10.2.1 Cơ chế thị trường 112

10.2.2 Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 114

CHƯƠNG 11 CÁC HỌC THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH 117

11.1 LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 117 11.1.1 Lý thuyết cất cánh của nhà kinh tế Mỹ Rostow 117

11.1.2 Lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và “cú huých” từ bên ngoài 119

11.1.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á gió mùa của Harry ToshiMa 120

11.1.4 Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên 122

11.2 LỊCH SỬ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH 124 11.2.1 Tư tưởng của phái trọng thương và trọng nông về trao đổi quốc tế 124

11.2.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối 125

11.2.2 Lý thuyết về lợi thế tương đối 125

Trang 4

CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH

SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.1 Tư tưởng kinh tế

Lịch sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng và học thuyết kinh tếchính trị và kinh tế học từ thời cổ đại đến ngày nay Lịch sử tư tưởng kinh tế gồmnhiều trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau Tư tưởng kinh tế là những quan hệ kinh

tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhậnthức, là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học

Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu sựphát sinh, phát triển và chuyển hóa hay sự biến đổi của các học thuyết kinh tế; nghiêncứu sự kế thừa và đổi mới của các học thuyết kinh tế

Lịch sử các học thuyết kinh tế không nghiên cứu các học thuyết kinh tế mộtcách cố định mà nghiên cứu sự vận động của nó; nghĩa là, không chỉ nghiên cứu nộidung của học thuyết kinh tế như thế nào, mà còn nghiên cứu học thuyết kinh tế đóđược ra đời từ thực tiễn ra sao và được kế thừa, phát triển so với các học thuyết kinh tếtrước thế nào Chỉ có nghiên cứu như vậy mới thấy rõ được đặc điểm của các họcthuyết kinh tế trong các giai đoạn phát triển khác nhau hay những khác biệt trong từnggiai đoạn lịch sử và có thể thấy được sự thống nhất của các học thuyết kinh tế, từ đómới tìm thấy sợi dây xuyên suốt trong lịch sử các học thuyết kinh tế đó chính là cáchọc thuyết kinh tế đại biểu cho sự tiến bộ chung của loài người

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của môn học

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần thiết phải đứng trên thế giới quan

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghĩa là giải thích sự

ra đời, phát sinh, phát triển và biến đổi của học thuyết kinh tế trên cơ sở nguồn gốcthực tiễn và lý luận của học thuyết kinh tế Giải thích sự phát triển của học thuyết kinh

Trang 5

tế trên cơ sở các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử Lịch sử các học thuyết kinh tế thực chất là lịch sử của quá trình nhận thức kinh tế,

do vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế phải tuân theo các quy luật về nhận thức luậnduy vật biện chứng

Mặt khác, hệ thống các quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ

sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định, bởi vậy, sựphân tích khoa học không thể không xác định mối liên hệ lịch sử cơ bản, không thểkhông phân chia thành các giai đoạn của sự phát triển của chúng Điều đó có nghĩa làviệc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế đòi hỏi phải thực hiện một cách triệt

để nguyên tắc lịch sử

Ngoài ra, mọi sự nhận thức về thực chất đều mang tính kế thừa lịch sử, cũng

như bất kỳ hoạt động nào của con người đều dựa trên kinh nghiệm của thế hệ đi trước,

do đó nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học thuyết kinh tế là

nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế.

Nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế phải đánh giá đúng công lao và hạnchế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử Đồng thời, phải phản ánh một cách kháchquan, tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lậptương đối của các học thuyết kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội

1.3 CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC

1.3.1 Chức năng

Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học độc lập, chiếm một vị tríquan trọng trong số các khoa học xã hội Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chứcnăng của mình Đó là chức năng nhận thức, chức năng tư tưởng, chức năng thực tiễn

và chức năng phương pháp luận

Chức năng nhận thức: Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá các

quan điểm của các đại biểu, các trường phái khác nhau theo quan điểm lịch sử cụ thể.Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh, gắn liền với những giai cấp nhất định, phục vụ mục đích, quyền lợi cho các giaicấp đó Không có tư tưởng kinh tế phi giai cấp

Chức năng thực tiễn: Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của

con người Lịch sử các học thuyết kinh tế còn chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức vàphương pháp vận dụng những tư tưởng kinh tế, quan điểm kinh tế, lý thuyết kinh tếvào thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất

Chức năng tư tưởng: Thể hiện tính giai cấp của học thuyết Mỗi học thuyết kinh

tế đều đứng trên một lập trường nhất định bảo vệ lợi ích giai cấp nhất định, phê phán

và biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định

Trang 6

Chức năng phương pháp luận: Cung cấp cơ sở lý luận cho các môn khoa học

kinh tế khác như kinh tế chính tri, kinh tế học, quản lý kinh tế, các môn khoa học kinh

tế ngành, cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách của các nước

1.3.2 Ý nghĩa môn học

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một phần của chính sách kinh tế của các nhà nước hiện nay: Tất cả các chính sách kinh tế của các nhà

nước hiện nay trên thế giới đều là kết tinh của toàn bộ sự phát triển của tư tưởng kinh

tế, các học thuyết, của tri thức kinh tế qua hàng ngàn năm phát triển nhận thức kinh tếcủa nhân loại

Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp cho người học mở rộng vànâng cao những hiểu biết về nền kinh tế thị trường, đặc biệt nó trang bị cho các nhàkhoa học kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh tế những kiến thức cần thiết trong việcnghiên cứu và xây dựng những đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước

và chiến lược kinh doanh trên thương trường đầy rủi ro và cạnh tranh gay gắt

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một phần của khoa học kinh tế hiện đại: Các học thuyết kinh tế đã có trong lịch sử không phải là mới so với

ngày nay nhưng cũng chưa bao giờ cũ, nó cấu thành một bộ phận tri thức của khoa họckinh tế Khoa học kinh tế như ngày nay đã chứa đựng trong đó một bộ phận những trithức kinh tế qua hàng ngàn năm phát triển nhận thức kinh tế của loài người, vì vậy,nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế chính là nghiên cứu một phần của khoa họckinh tế hiện đại Hơn nữa, lịch sử các học thuyết kinh tế là phần cơ sở của khoa họckinh tế, vì vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế là cơ sở để nghiên cứu các môn khoa họckinh tế

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế chính là nghiên cứu kho tàng tri thức kinh tế của nhân loại đã để lại từ khi có loài người cho đến nay: Lịch sử các học

thuyết kinh tế giống như cái kho chứa đựng các tri thức kinh tế của nhân loại Nghiêncứu kho tàng tri thức kinh tế của nhân loại sẽ giúp những người đi sau rút ngắn đượcthời gian nhận thức các quan hệ kinh tế

Ngoài ra, nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết kinh tế hay lịch sử các

học thuyết kinh tế sẽ góp phần hiểu biết đầy đủ hơn, toàn diện hơn các tư tưởng kinh

tế hay các tri thức kinh tế của loài người.

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế còn góp phần nâng cao trình độ tưduy, trình độ phân tích, nghiên cứu độc lập về các hiện tượng và quan hệ kinh tế củanền kinh tế đương đại

Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay nói chung và của nước ta nói riêng,việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế càng cần thiết để hiểu và nắm vững cácchủ trương đường lối của Đảng trong công cuộc đổi mới, trong quá trình xây dựng,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ÐẠI VÀ TRUNG CỔ

2.1 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm kinh tế thời cổ đại

Sự xuất hiện của thời kỳ cổ đại gắn liền với một số các đặc điểm về kinh tế vốn

có của nó Trong giai đoạn này, lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhấtđịnh dẫn tới chăn nuôi được tách khỏi ngành trồng trọt, thủ công tách khỏi nghề nông.Đồng thời trong giai đoạn này con người bắt đầu biết sử dụng các công cụ bằng kimloại trong sản xuất, dẫn tới năng suất lao động được tăng lên, các sản phẩm được sảnxuất ra ngày càng nhiều trong công xã nguyên thủy dần dần tích lũy được sản phẩm dưthừa Điều này đã kích thích sự phát triển của các hoạt động buôn bán giữa các vùng;kéo theo đó cuộc sống của các gia đình dần dần được tách khỏi cộng đồng nguyênthủy, chế độ tư hữu dần xuất hiện, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời

Sự ra đời của chế đô chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đời của nhà nước thốngtrị đầu tiên trong lịch sử Trong chế độ đó, xã hội được phân chia thành 2 giai cấp chủ

nô và nô lệ - đại diện cho 2 tầng lớp: tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị Giữahai giai cấp này luôn tồn tại những mâu thuẫn đối kháng về mặt lợi ích, dẫn đến hàngloạt các cuộc khởi nghĩa của tầng lớp bị thống trị đứng lên tranh giành lợi ích Trướctình hình đó, các tư tưởng kinh tế ngày càng phát triển, trong đó có những tư tưởngkinh tế đe dọa sự tồn tại và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ

2.1.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế cổ đại

Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế cổ đại coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ

là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên

Thứ hai, các tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của ngành nôngnghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại xu thế phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thườngvai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp

Thứ ba, các tư tưởng kinh tế cổ đại còn rất sơ khai Mặc dù trong tư tưởng kinh

tế của nó có một số phạm trù như: phân công lao động, giá trị trao đổi, vai trò tiền tệ,cung cầu… song những phạm trù này còn đơn giản, mang tính chất ước lượng chứkhông biết tính quy luật và các quy luật chi phối chúng

2.1.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời cổ đại

Trang 8

Các tư tưởng kinh tế cổ đại phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đạivới các đại biểu như Xenophon (430 – 345 TCN), Platon (427 – 347 TCN), Aristoteles(384 – 322 TCN), Caton Stansi (234 - 149TCN), Granky Tibery (163 – 132 TCN),Varron (116 – 27TCN), Colymell (100TCN).

2.1.2.1 Các đại biểu kinh tế thời kỳ cổ đại ở Hy Lạp

a Xenophon (430 – 345 TCN)

Xenophon là nhà sử học, học trò Socrate, là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô,người kịch liệt chống lại nền dân chủ Aten Những tư tưởng kinh tế học của ông đượcthể hiện một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm “Phương châm trị gia” Trong tác phẩmnày có thể tìm thấy những quan điểm kinh tế cơ bản của ông trong một chừng mực nào

đó ủng hộ chế độ chiếm hữu nô lệ

Đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của Xenophon: Phản ánh mong muốn

của giai cấp chủ nô sử dụng tốt sự phát triển của các quan hệ hàng - tiền, do đó trong hệthống các tư tưởng kinh tế ông đưa ra đều thể hiện rõ những mong muốn của giai cấpchủ nô Đồng thời, những lời khuyên ông đưa ra đều phục vụ cho mục đích của giai cấpchủ nô Ông là người đầu tiên trong lịch sử chú ý đến phân công lao động xã hội

Các tư tưởng kinh tế của Xenophon

+ Tư tưởng về phân công lao động: Xenophon là người đầu tiên trong lịch sử

chú ý đến phân công lao động xã hội Theo ông, phân công lao động có vai trò thúcđẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng Nhờ phân công lao động mà nâng cao được chấtlượng hoạt động Giữa phân công lao động và quy mô thị trường có mối liên hệ chặtchẽ, ở những nơi trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao động phát triển mạnh

+ Tư tưởng về giá trị: Tư tưởng giá trị của Xenophon tạo mầm mống cho tư

tưởng giá trị - ích lợi Ông coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và conngười biết sử dụng được ích đó Ví dụ, cái sáo có giá trị đối với người biết thổi vàkhông có giá trị đối với người không biết thổi

+ Tư tưởng về tiền tệ: Trong giai đoạn này do việc buôn bán giữa các vùng miền

phát triển, Xenophon đã thấy được vai trò của tiền trong nền kinh tế Theo ông, vàngbạc là tiền có nhu cầu không giới hạn, việc tích trữ nhiều vàng bạc làm cho người tagiàu có, vàng bạc không chỉ có chức năng trao đổi mà còn làm cho chủ của nó giàu có

Từ đó ông khuyên cách sử dụng nô lệ tốt nhất là dùng họ vào việc khai thác vàng bạc

+ Về cung – cầu và giá cả hàng hóa: Xenophon thấy được mối liên hệ giữa giá

cả hàng hóa với cung , cầu về nó Từ đó, ông khuyên chủ nô nên mua nô lệ theo nhữngtoán nhỏ để không làm tăng “cầu nô lệ”, hoặc mở mang doanh nghiệp một cách thậntrọng để không làm tăng cung hàng hóa nhanh

+ Về của cải: Xenophon cho rằng của cải là những tư liệu tiêu dùng cá nhân.

Nó đóng vai trò quan trọng trong việc người ta có được vị thứ trong xã hội Muốn cónhiều của cải thì chủ nô chỉ thỏa mãn nhu cầu của nô lệ ở mức tối thiểu

Kinh tế hàng hoá là mô hình kinh tế trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế

Trang 9

được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, vận động theo

cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước

Và kinh tế hang hóa cũng chính là sản xuất hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng ( baogồm cả quá trình sản xuất và trao đổi)

Từ thời cổ đại, các nhà kinh tế học đã có những quan điểm, nhìn nhận khác nhau vềkinh tế Theo Xenophon ( 430 _ 345 tcn), các hoạy động kinh tế là quá trình tạo ranhững vật phẩm có ích , tạo ra các giá trị sử dụng ông là người đầu tiên trong lịch sửchú ý đến phân công lao động xã hội, hay theo Aristoteles (384- 322) thì tất cả cáchọat động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là họat động kinh tế

Nhưng khái niệm về kinh tế hàng hóa được nêu ra trong chủ nghia Mac Lênin đượcđánh giá là khái niệm đầy đủ và chính xác nhất

b Platon (427 – 347 TCN)

Triết gia Hi Lạp, sở hữu tên Platon do bởi có lần đoạt giải vô địch trong một đạihội điền kinh cấp quốc gia

Ông xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, cháu ngoại của Solon, một trong bảy

vị hiền triết Hi Lạp và là nhà lập pháp, còn bên nội ông lại thuộc dòng dõi của vị vuaAthens cuối cùng là Codrus

Người ta biết rất ít về thời trẻ của ông ngoài việc từ năm 20 tuổi, ông là mộtmôn đệ tận tụy của Socrates Sau khi sư phụ qua đời, Platon du hành tới rất nhiều nơi

Từ Mega, Platon du hành sang Cyrene, Ai Cập và Ý Tại đó, ông đi lại với giáo đoànPythagoras và tiêm nhiễm học thuyết của họ

Năm 388, Platon rời Athens sang sống một thời gian trong triều đình của bạochúa Dionysus Cả ở Syracuse Bị vị vua ấy ngược đãi, đem bán cho nô lệ, may nhờnhà hiền triết Annikeris ở Cyrenaique chuộc với giá 20 đồng mines và giải phóng ông

Tới năm 367, ông thành lập trường Academy, với câu châm ngôn treo trước cửa

‘Kẻ nào không thông suốt hình học thì xin chớ vào đây’ Tại đó, ông dạy toán học vàtriết học cho tới ngày qua đời Việc dạy học của ông có bị gián đoạn hai lần vì đếnthăm Syracuse — vào năm 368 và năm 361 — với vị vua mới và hoài bảo vô vọngthực hiện các lý tưởng chính trị của mình ở đảo quốc Sicily

Tác phẩm của Plato truyền lại cho hậu thế dưới hình thức các văn bản đối thoại

và thư từ Một số đối thoại và nhiều thư từ qui cho ông đã được xác minh là thực, một

số đáng ngờ 35 bài đối thoại ấy, hoặc nhiều hơn, của Plato, thường được chia thành 3nhóm theo 3 thời kỳ của đời ông

Nhóm sớm sủa nhất, được gọi là mang bản sắc Socrates, chủ yếu gồm Apology,ghi lại lời biện hộ của Socrates; Meno, đặt vấn đề có thể hay không thể giảng dạy đứchạnh; và Georgias quan tâm tới bản tính tuyệt đối của ‘phải’ và ‘trái’ Các văn bảnsớm sủa ấy trình bày Socrates bằng những cuộc đối thoại minh họa các ý tưởng chínhcủa ông: tính đồng nhất của đức hạnh và tri thức, của đức hạnh và hạnh phúc Mỗi đối

Trang 10

thoại ứng xử với một vấn đề cá biệt nhưng không nhất thiết giải quyết rốt ráo vấn đềấy.

Plato luôn luôn quan tâm tới một vấn đề nền tảng của triết học, đó là đề ra tỉ mỉ

lý thuyết về nghệ thuật sống và hiểu biết Giống như vị đại sư phụ kính yêu, Plato bắtđầu với niềm xác tín vào cấu trúc hòa điệu một cách tối hậu của vũ trụ, nhưng ông đi

xa hơn trong nỗ lực thiết lập một lược đồ triết học tổng hợp Mục tiêu của Plato làtrình bày mối tương quan hợp lý giữa linh hồn, quốc gia và vũ trụ Ðó là chủ đề baoquát của Republic, Phaedo, Symposium, Theaetus, Phaedrus, Timaeus và Philebus,những đối thoại qui mô được ông viết ra trong tuổi trung niên

Cũng trong những đối thoại ấy, Plato triển khai các học thuyết tích cực củamình Thí dụ tri thức như một hồi tưởng, sự bất tử của linh hồn, sự phân chia linh hồnthành ba thành phần Và trên tất cả là lý thuyết về các ‘hình thái’ (hoặc các ‘ý tưởng’)thường hằng, tương phản với thế giới vật chất nhất thời của các ‘đặc thù’ (các đốitượng đơn thuần của nhận thức giác quan, ý kiến và niềm tin) cùng thế giới bất biến,phi thời gian, của những cái phổ quát hoặc hình thái (các đối tượng chân chính của trithức)

Trong Republic, Plato trình bày làm thế nào thao tác của công bình trong một

cá nhân, qua cách áp dụng phép loại suy, có thể đưa tới sự am hiểu sâu sắc về thao táccủa công bình trong một quốc gia, để từ đó tiến tới theo mô hình quốc gia lý tưởngđược ông thành lập bằng khái niệm và cho nó sinh hoạt trong thế giới ý tưởng của ông.(Kể từ giây phút đó, nó trở thành nguồn cảm hứng cho mọi tưởng quốc Utopia đượchàng chục triết gia và nhà xã hội thiết lập trong tác phẩm của họ rải rác suốt hai ngànnăm sau) Tuy thế, theo Plato, không thể am hiểu đầy đủ về công bình nếu không nhìn

nó trong tương quan với Ý tưởng về cái Thiện, cái là nguyên tắc tối thượng của trật tự

và chân lý

Chính trong đối thoại Republic mà các Ý tưởng nổi tiếng và tiêu biểu cho bảnsắc Plato được ông đem ra trình bày dưới hình thức thảo luận Plato lập luận biện hộcho thực tại độc lập của Ý tưởng, như một bảo đảm duy nhất cho các định chuẩn đạođức và tri thức khoa học khách quan Như đã nói ở trên, trong cuốn ấy và Phaedo, ôngmặc nhiên công nhận lý thuyết của mình về các ‘hình thái’ (forms) Các ý tưởng về

‘hình thái’ là các Tổng kiểu thức (Archtypes) bất di bất dịch của mọi hiện tượng nhấtthời, và chỉ những Ý tưởng mới hoàn toàn thật, còn thế giới vật lý chỉ sở hữu thực tạitương đối Các ‘hình thái’ bảo đảm trật tự và trí huệ trong một thế giới đang trongtrạng thái biến đổi liên tục và không ngớt Chúng cung cấp mẩu thức (pattern) để từ đóthế giới giác quan rút ra ý nghĩa của nó Ý tưởng tối thượng là Ý tưởng về cái Thiện

mà chức năng và địa vị của nó trong thế giới Ý tưởng tương tự chức năng và địa vị củamặt trời trong thế giới vật lý

Plato thấy mình có sứ mệnh hướng dẫn loài người tới việc nhận ra các hình thái

và tới dấu vết của cái thiện tối thượng Con đường chân chính ấy được gợi ra trong ẩn

dụ ‘Cái hang’ nổi tiếng của ông Trong Republic, con người trong trạng thái chưađược dạy bảo, bị xiềng xích trong thế giới của các chiếc bóng Tuy thế, con người có

Trang 11

thể chuyển động hướng tới mặt trời, hoặc cái thiện tối thượng bằng cách học tập cáiđược Plato gọi là biện chứng pháp Biện chứng pháp là khoa học cao nhất, là phươngpháp thẩm tra được tiến hành bằng việc chất vấn các giả định, bằng việc giải thích một

ý tưởng đặc thù trong tương quan với ý tưởng tổng quát hơn, cho tới khi đạt được cơ

sở giải thích tối hậu

Republic, cuốn Utopia đầu tiên trong văn học thế giới, quả quyết ràng triết gia

là kẻ duy nhất có năng lực cai trị quốc gia công chính do Plato mô tả, vì qua học hỏibiện chứng pháp, kẻ ấy am hiểu sự hòa điệu của mọi thành phần trong vũ trụ trongtương quan của chúng với Ý tưởng về cái Thiện Mỗi giai cấp xã hội sung sướng thểhiện chức năng thích hợp với nó: triết gia cai trị, chiến sĩ đánh giặc và người lao độngthưởng thức thành quả lao động của mình

Trong Symposium, bản văn có lẽ thi vị nhất trong các đối thoại, con đường dẫntới cái thiện tối thượng được mô tả như hành động hướng thượng qua những tình nhânchân chính yêu nhau trong tình yêu cái đẹp hằng cửu, được người đời truyền tụng là

‘tình yêu lý tưởng kiểu Plato’ Và trong Phaedo, con đường ấy được Plato nhìn nhưcuộc hành hương của triết gia đi qua cái chết để tới thế giới của chân lý vĩnh cửu.Trong những đối thoại về sau, có nhiều cuộc dành cho các chủ đề kỹ thuật triết học.Trong đó, quan trọng nhất là Parmenides ứng xử với tương quan giữa nhiều cái khácnhau, và Sophist thảo luận về bản tính của phi hữu thể Tác phẩm cuối cùng và dàinhất của Plato là Laws (Luật pháp) thảo luận bằng từ ngữ thiết thực về bản tính củaquốc gia

Những lời giảng của Plato về học thuyết lý tưởng của ông ở trong số những tưtưởng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử văn minh phương Tây Suốt hơn hai ngàn nămqua, trong các đối thoại muôn hình muôn vẻ, ông chạm tới hầu hết các vấn đề chiếmlĩnh tâm trí các triết gia đi sau ông, đặc biệt trong thần học Kitô giáo thiên niên kỷ thứnhất Plato cũng là một nghệ sĩ vĩ đại; các tác phẩm đầy thi vị và tráng lệ của ông là cóchỗ đứng lộng lẫy trong kho tàng văn học thế giới

Bước vào thế kỷ IV TCN, Hy Lạp bị khủng hoảng nặng nề bởi các cuộc chiếntranh diễn ra hết sức gây gắt, Platon đã đề ra cho mình nhiệm vụ củng cố địa vị củatầng lớp chủ nô và thực hiện đầy đủ nhất lợi ích của tầng lớp đó Với mục tiêu này,ông viết cuốn sách “Chính trị hay nhà nước”, trong đó ông mô tả một nhà nước lýtưởng mới với nhiều nét không tưởng

Plton cho rằng việc xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp là một quy luật tựnhiên Ông chia xã hội ra thành 3 tầng lớp:

+ Các nhà triết học quản lý nhà nước;

+ Binh sỹ - bảo vệ tổ quốc;

+ Các điền chủ, thợ thủ công và thương gia, nông dân

Theo ông, hai tầng lớp đầu hình thành nên bộ máy quản lý nhà nước Hai tầng lớpnày không có quyền sỡ hữu bất cứ cái gì, quyền sở hữu thuộc “đám dân đen”, tức là tầnglớp thứ ba Platon không coi nô lệ là công dân và không xếp nô lệ vào tầng lớp dân cư của

Trang 12

xã hội mới Mặc dù vậy, ông cho rằng những người nô lệ cùng với điền chủ, thợ thủ công

và thương gia phải thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của hai tầng lớp đầu

Platon giải thích mối liên hệ giữa phân công lao động, thương mại và tiền tệ vớivai trò nổi bật của các thương gia Mac đánh giá cao ý tưởng này của Platon và gọi đó

là sự nổi bật thiên tài so với thời đại

Tuy nhiên, Platon bảo vệ nền kinh tế chiếm hữu nô lệ Khi nghiên cứu về tiền tệvới hai thuộc tính quy định là thước đo giá trị và ký hiệu giá trị Ngoài ký hiệu giá trịdùng làm phương tiện lưu thông trong nước, tiền còn dùng làm phương tiện trao đổigiữa Hy Lạp với các nước khác

Platon cho rằng, tiền là một trong những nguyên nhân gây ra thù hằn trong xã hội Vìvậy, ông kêu gọi phấn đấu để sao trong nhà nước lý tưởng không cần dùng đến vàng, bạc

Ông yêu cầu hạn chế tối đa lợi nhuận thương mại bằng cách bình ổn giá cả.Đồng thời cấm cho vay nặng lãi để chống lại lợi ích của tầng lớp quý tộc mới

Năm 325, Aristotle quay lại Athens, mở trường Lyceum Ðược Alexander Ðại

đế hỗ trợ, ông lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi Tại hainơi đó, người ta kể rằng thầy lẫn trò trong các buổi học tập đều đi tới đi lui khôngngừng Sau khi Ðại đế Alexander chết sớm (325 TCN), tại Athens nổi lên phong tràobài xích người Macedonia Aristotle bị kết tội không sùng bái thần linh Có lẽ cảmthấy mình sẽ chung số phận với thái sư phụ Socrates, ông bỏ trốn tới Chalcis ở Enbea.Qua năm sau, 62 tuổi, ông tự tử

Công trình của Aristotle mà hậu thế có được, phần nhiều là những bài giảng củaông do môn đệ ghi chép và đích thân ông duyệt lại Tới thế kỷ thứ nhất TCN, chúng lạiđược biên tập thêm lần nữa Trong số đó, chủ yếu là Organum, gồm 6 luận văn về luận

lý học; Physics (vật lý học); Metaphysics (siêu hình học); De Anima (bàn về loài vật);Nichomachean Ethics và Eudemian (đạo đức học); Rhetoric (khoa hùng biện); và mộtchuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học

Trang 13

Trong quan điểm kinh tế của ông, vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ chiếm vị tríchủ yếu Ông ra sức bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và cho rằng bản thân của chế độchiếm hữu nô lệ không mâu thuẫn với sự tự do của dân chúng Hy lạp Trái lại, bóc lột

nô lệ đem lại cho dân chúng nhiều khả năng kinh tế, là điều kiện không thể thiếu đượcđối với nền văn hóa, đối với những phúc lợi kinh tế và hạnh phúc của người dân Ôngquan niệm: nô lệ, xe cộ, súc vật đều là một, điều đó có nghĩa là nô lệ chỉ là một công

cụ có linh hồn Tuy nhiên, tư tưởng kinh tế của ông có nhiều cống hiến quý giá

Theo Aristotele, “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn bộ các giá trị sửdụng Ông cho rằng tất cả các hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là hoạtđộng kinh tế

Ông đã cống hiến trong lịch sử tư tưởng kinh tế khi phân tích lý luận về traođổi, giá trị và hàng hóa Ông thấy được sự ngang bằng khi trao đổi, những hàng hóakhi đem ra trao đổi phải bằng nhau về một phương diện nào đó và sự trao đổi phải bùlại sự tổn thất mà người bán phải chịu khi mất cái vật đã bán đi, nếu không thì sẽkhông có thể trao đổi đều đặn và bản thân xã hội cũng không thể tồn tại được Nhưvậy về cơ bản ông đã thấy được cơ sở của sự ngang giá trong trao đổi nhưng chưa giảithích rõ

Aristotele đã phân tích sự phát triển của các hình thức thương nghiệp Theo ông

có 3 hình thức:

- Thương nghiệp trao đổi : H – H

- Thương nghiệp hàng hóa : H – T – H

- Thương nghiệp tư bản : T – H – T

Ông cho rằng thương nghiệp trao đổi và thương nghiệp hàng hóa là loại hìnhhoạt động “kinh tế”, còn thương nghiệp tư bản là loại hình hoạt động “sản xuất củacải” Từ đó ông chấp nhận các hoạt động “kinh tế” và phê phán các hoạt động “sảnxuất của cải” bởi vì nó phá vỡ trật tự của chế độ chiếm hữu nô lệ

Aristotele chú ý phân tích các vấn đề trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ Ông cốgắng giải thích nguồn gốc tiền tệ, cho rằng tiền tệ xuất hiện do sự thỏa thuận giữangười ta với nhau, vì việc vận chuyển nhiều vật đi những quãng đường xa không thuậnlợi Như vậy, sự xuất hiện của tiền là do có những khó khăn trong trao đổi, do việc traođổi trở nên phức tạp và do các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng Ông đã gắn sựxuất hiện của tiền với sự tự phát của thị trường Ông cũng thấy được chức năng thước

đo giá trị và phương tiện lưu thông của tiền

2.1.2.2 Các đại biểu kinh tế thời kỳ cổ đại ở La Mã

a Carton (234 – 149 TCN)

- Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Nhà nước La Mã ngày càng lớn mạnh.Trong đó, nền kinh tế chiếm hữu nô lệ gắn liền với thị trường đóng vai trò chủ đạo.Carton là tư tưởng bảo vệ cho nền kinh tế chiếm hữu nô lệ đó

Trang 14

- Trong tác phẩm “Nghề trồng trọt” của mình, ông đề nghị “tiêu dùng ít, dànhdụm nhiều” Carton coi lợi nhuận chính là số dư thừa ngoài giá trị mà giá trị được ônghiểu là những chi phí sản xuất Chẳng hạn, trong việc sử dụng công nhân tự do, ôngcho rằng tất cả “các giá trị là các chi phí về vật tư và tiền trả cho công thợ” Vì vậy, để

có được lợi nhuận cao, ông khuyên hãy “yên tâm chờ đợi giá cao”

Tuy nhiên, ông là kẻ thù của việc sử dụng lao động làm thuê Ông mong muốnbảo đảm nguồn thu nhập nhờ các nô lệ, ông chú ý nhiều đến việc tổ chức lao động của

nô lệ Căn cứ vào môi trường làm việc tổ chức lao động của nô lệ, ông đề nghị duy trìnhững cuộc cãi cọ giữa nô lệ với nhau, bắt nô lệ làm việc khổ ải hơn gia súc

K.Marx đã chỉ ra rằng: ngay trong thế giới cổ đại, chức năng kiểm soát nô lệ bắtnguồn từ tính chất đối kháng của xã hội đã xuất hiện cả trong thực tế lẫn trong lýthuyết quản lý lao động Vì vậy, các tác giả cổ đại đã sử dụng lao động quản lý để biệnminh cho chế độ nô lệ Tuy nhiên, lao động của nô lệ trong các ngành trồng trọt khôngđem lại hiệu quả cao và Carton đã bênh vực cho ngành chăn nuôi, sau đó bắt đầu biệnminh cho ngành thương mại buôn bán

b Granky Tibery (163 – 132 TCN) và Gai (153 – 121 TCN)

Ở thế kỷ thứ hai và thứ nhất TCN, tại quốc gia La Mã bắt đầu cuộc khủnghoảng chính trị và kinh tế Người có ý định ngăn chặn cuộc khủng hoảng này là haianh em Granky Tibery và Gai Họ yêu cầu giới hạn ngay việc chiếm hữu đất đai quárộng và ổn định vị trí của các nông dân phân tán Nhưng trong cuộc đấu tranh chốnglại các đại điền chủ, hai anh em Granky đã bị hy sinh

2.1.2.3 Các tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc

a Tư tưởng kinh tế của phái Khổng Tử (551 – 479 TCN)

- Khổng Phu Tử (Khổng Tử) tên Khâu, hiệu là Trọng Ni (551 – 479 TCN),người nước Lỗ

Khổng tử đã chỉ ra lòng “Nhân” là một loại lý tưởng chính trị của xã hội, vàcũng là một loại nguyên tắc về đạo đức luân lý Nội dung của “Nhân” nhấn mạnh đến

sự quan tâm và yêu thương người khác Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, ông đã đềxướng lòng trung thành và tha thứ Tư tưởng “trung-thứ” của Khổng Tử đã hình thànhnhững đức tính đẹp đẽ truyền thống của dân tộc Trung Hoa như tính thành thật, khôngdối trá, nhẫn nại, khoan dung, và dùng Thiện tâm đối với người Nó có ảnh hưởng sâurộng, và vẫn còn mang một ý nghĩa giáo dục rất thâm sâu trong xã hội ngày nay

Khổng Tử ra đời năm 551 trước Tây lịch Ngài là người nước Lỗ nay thuộcvùng Sơn ĐÔng ở phía Bắc nước Trung Hoa Lúc mới lên ba tuổi Khổng Tử đã phảichịu cảnh mồ côi cha Năm 19 tuổi Khổng Tử đã lập gia đình Cuộc đời đi làm việccũng bắt đầu từ đó với chức vụ rất khiêm nhường là “Ủy lại” là chức coi việc thóc lúatrong kho Ít lâu sau Khổng Tử được giữ chức vụ trong coi nuôi bò để dùng trong vấn

đề tế lễ Khổng Tử rất thích nghiên cứu học hỏi, nhất là về những gì liên quan đến lễnghi, đến văn hóa và sử ký nước Tàu Khoảng 29 tuổi Khổng Tử nhờ con của Lỗ Hầugiúp đỡ phương tiện để đi đến Lạc Ấp (kinh sư của nhà Chu) để học hỏi Ở đây có nhà

Trang 15

Minh đường do triều đình lập ra để chứa các luật lệ, thu tập những bảo vật cùng những

di tích của các bậc thánh hiền đời trước (xem như là văn khố và bảo tàng viện củachúng ta bây giờ vậy.) Nhờ đó Khổng có cơ hội để khảo cứu tường tận các nghi thức

tế lễ, các thể chế nơi miếu đường cũng như các nơi giao tế

Học hỏi ở Lạc Ấp được một thời gian Khổng Tử mới trở về nước Lỗ Cuộc đời

đi dạy học của Ngài bắt đầu từ đó, tiếng tăm của Ngài bắt đầu được đồn xa, số học tròtheo học càng ngày càng đông Nhưng đến năm 517 trước Tây Lịch, lúc nầy Khổng Tử

đã được 35 tuổi, nước Lỗ trải qua cơn loạn lạc, Khổng Tử phải sang qua sống ở nước

Tề một thời gian hơn năm năm Mãi đến năm 511 trước Tây lịch Ngài mới trở về nước

Lỗ để san định sách vở Lúc này Ngài đã được 42 tuổi Ngài vẫn tiếp tục dạy học Họctrò của Ngài rất đông Họ đến từ nhiều nơi trên khắp nước Tàu Khổng Tử rất vui vớicuộc đời dạy học và bầu bạn với nhiều người từ phương xa đến, như Ngài đã nói trongquyển Luận Ngữ:

“Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?

Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ?”

Ý nghĩa của câu nầy là: “Học và thường luyện tập chẳng đẹp lắm sao? Có bầubạn từ phương xa tìm đến như vậy chẳng vui lắm sao?”

- Trong tác phẩm “Luận ngữ”, ông bảo vệ luận điểm nói về bổn phận và sựphục tùng Mỗi người phải giữ một vị trí nhất định trong đời sống gia đình, nhà nước

và nhân loại Đó là trật tự cần phải giữ gìn để cho xã hội ổn định

- Khổng tử ca ngợi chế độ công xã, lý tưởng hóa xã hội cổ truyền, cố khôi phụclại những quan hệ công xã gia trưởng Ông tuyên truyền việc thờ cúng tổ tiên

- Khổng Tử không phê phán chế độ nô lệ Đây là mâu thuẫn trong tư tưởng củaông, thể hiện ông sống trong thời kỳ quá độ giữa chế độ công xã nguyên thủy và chế

độ chiếm hữu nô lệ

- Với mục đích ổn định xã hội, Khổng Tử cố gắng giải quyết các mâu thuẫn giaicấp bằng quan điểm trung dung Cở sở của sự trung dung là “Đức” Đức được ông đặtlên hàng đầu

- Trong các tác phẩm “ Lễ thư”, ông chủ trương xây dựng một xã hội hòa bình,mọi người đều đạt được hạnh phúc chung Mọi người đều xóa bỏ tính ích kỷ cá nhân.Trong xã hội đó mọi người lao động không phải vì lợi ích của cá nhân mình

- Khổng tử kêu gọi sự phục tùng số mệnh, kẻ dưới phục tùng người trên, nhẫnnhục thực hiện nhiệm vụ được giao è Khổng Tử vẫn phục vụ cho lợi ích của giai cấpquý tộc chủ nô muốn bóc lột nô lệ

- Khổng Tử thừa nhận sự làm giàu, tích lũy của cải nhưng không gây thiệt hạicho dân chúng và phải tiến hành trong khuôn khổ trật tự xã hội Ông phê phán sự tiêupha bừa bãi, kêu gọi sự tiết kiệm và tiêu dùng vừa phải

Trang 16

- Ông chủ trương phân phối tài sản một cách tương đối đồng đều trong xã hộinhưng không phải là sự phân phối bình quân.

- Khổng Tử là người đưa ra quan điểm xem trọng yếu tố con người trong laođộng sản xuất Ông cho rằng dân số tăng trưởng có ý nghĩa to lớn trong việc làm tăngcủa cải vật chất Theo ông: có dân ắt có ruộng đất và có của cải

è Khổng Tử có những quan đểm mang tính chất xã hội không tưởng và chứađựng sự mâu thuẫn, thể hiện sự đấu tranh giữa xã hội công xã và xã hội nô lệ lúc bấygiờ Những tư tưởng của ông vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay, nó ảnh hưởng rộng đếncác tư tưởng kinh tế, nhất là các tư tưởng quản trị ở các quốc gia phương Đông

b Mạnh Tử (372 – 289 TCN)

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhàChu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông,Trung Quốc Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị(người đàn bà họ Chương) Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu(mẹ của Mạnh Tử) Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môitrường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm mônsinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử Vì vậy, ông chịu ảnhhưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáothời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia,

Du thuyết, Nho gia, Mặc gia (thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà cáctập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liênmiên, dân tình vô cùng khổ sở Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng củaKhổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủtrương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tínhthiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện,

tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác Ôngcho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị" Học thuyết của ônggói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín" Ông đem học thuyết của mình đitruyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng VănCông (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ) nhưng không được áp dụng Vềcuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốnsách quan trọng của Nho giáo Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và đượchậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử)

Mạnh Tử là người kế tục tư tưởng Khổng Tử Thời đại Mạnh Tử gắn liền với sựtan rã của chế độ công xã và sự phát triển của chế độ nô lệ, với sự xung đột gay gắt vềquyền lợi giai cấp Nông dân thì bám vào công xã, còn chủ nô thì cố làm tan rã công

xã và ủng hộ chế độ tư hữu về ruộng đất Trong điều kiện đó, Mạnh Tử có tư tưởngbảo vệ lợi ích của người nông dân

- Mạnh Tử đề nghị phục hồi lại chế độ “tỉnh điền” Theo chế độ này, một số hộnông dân sẽ tụ họp thành công xã Trong công xã, ngoài việc canh tác trên mảnh đấtruộng riêng của mình, các thành viên phải có nghĩa vụ canh tác trên ruộng đất chung

Trang 17

của công xã, thu hoạch trên mảnh đất này sẽ nộp cho nhà nước è Mạnh Tử muốnkhôi phục lại chế độ sở hữu công xã về ruộng đất.

- Ông còn đứng về phía nông dân chống lại sự chuyên quyền của nhà giàu,thậm chí còn ủng hộ quyền khởi nghĩa của nông dân khi bị áp bức quá mức

- Trong trật tự xã hội, ông đặt dân lên hàng đầu, vua chỉ là hàng thứ Mạnh Tửchống các loại thuế khóa nặng dẫn đến sự cùng khổ của dân chúng Theo ông, nhànước không nên can thiệp quá sâu vào đời sống kinh tế, mà phải để các hoạt độngbuôn bán diễn ra một cách tự do

- Ông ủng hộ việc phân công lao động rộng rãi trong xã hội Ông cho rằng phânchia lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay là đúng, trong xã hội phải cómột tầng lớp đặc biệt làm công việc quản lý nhà nước và nghiên cứu khoa học là chínhđáng Nghề thủ công phải tách khỏi nghề nông, hai lĩnh vực này không thể gắn liền vớinhau được

è Nhìn chung, Mạnh Tử muốn bảo vệ công xã, bảo vệ lợi ích của nông nô.Tuy nhiên, ông cũng có những hòa hoãn với chế độ chiếm hữu nô lệ khi cho rằng nênchia ruộng đất cho các đại thần với mức cao hơn Điều này thể hiện tính mâu thuẫntrong tư tưởng của phái Khổng học

c Những tư tưởng kinh tế của phái Pháp gia

Pháp gia là một trường phái tư tưởng có mục đích tiếp cận tới cách phân tíchcác vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bảnpháp luật ứng dụng, ví dụ như một hiến pháp, pháp chế, hay quy tắc dựa theo phongtục tập quán (case law), hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị

Nói theo cách khái quát, Pháp gia duy trì quan niệm rằng cơ cấu vốn có củaquyền lực hành pháp đã chứa đựng một "câu trả lời" duy nhất và đã được quyết địnhthích hợp cho mọi vấn đề pháp luật có thể gặp phải; và rằng nhiệm vụ của người phân

xử là xác định rõ câu trả lời duy nhất và đã được quyết định trước đó thông qua mộtquá trình xử lý cần thiết

+ Chống lại tư tưởng sùng bái công xã là tư tưởng của các trảo lưu bảo vệ lợiích của nhà giàu và chủ nô Một trong những trào lưu tư tưởng này là phái Pháp giavới đại biểu là Thương Ưởng (tể tướng nước Tần thời vua Hiếu Công)

+ Phái Pháp gia bác bỏ chế độ bình quân sử dụng ruộng đất và đòi xác lập chế độ

tư hữu ruộng đất Cuộc cách mạng ruộng đất này được tiến hành vào khoảng năm 350TCN bởi tể tướng Thương Ưởng Theo đó, các hộ nông dân buộc phải tách ra, bởi vìnếu một hộ có hai người đàn ông thì phải đóng thuế gấp đôi Thuế ruộng đất được thayđổi: thuế thập phân (1/10 thu hoạch) được thay bằng thuế đánh theo diện tích cày cấy

+ Những cải cách của Thương Ưởng có tính chất tiến bộ và đẩy nhanh sự pháttriển của sản xuất Nó mở ra một trang sử mới trong lịch sử tư tưởng kinh tế TrungQuốc thời kỳ cổ đại

Trang 18

+ Phái Pháp gia đề cao vai trò của nhà nước Theo họ, nhà nước phải mạnh,phải giàu có Sự giàu có của tư nhân bị phê phán và bị xem là nguy hiểm đối với nhànước, đe dọa sự chiếm đoạt chính quyền Sự tích lũy của cải trong quốc khố được thừanhận và được xem là việc làm chính đáng.

+ Phái Pháp gia ca ngợi nghề nông và nghề binh, họ phê phán các nghề trí óc,nghề thủ công và thương nghiệp Họ cho rằng, thương nghiệp và nghề thủ công sẽ dẫnđến tình trạng nguy hiểm đối với nhà nước

è Những tư tưởng kinh tế của phái Pháp gia phản ánh thời kỳ chế độ chiếmhữu nô lệ bành trướng với sự ca ngợi chế độ tư hữu ruộng đất, sùng bái nhà nước.Đồng thời, cũng thể hiện sự sợ hãi của quý tộc chủ nô trước sự phát triển của thươngnghiệp, sự phá vỡ nền kinh tế tự nhiên - cơ sở kinh tế của chế độ nô lệ Điều đó phảnánh qua cuộc đấu tranh giữa quý tộc chủ nô và thương nhân là hiện tượng thường xảy

ra trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại

d Những tư tưởng kinh tế trong Quản Tử Luận

+ Những tư tưởng kinh tế Trung Quốc cổ đại còn được trình bày trong một tácphẩm độc đáo, đó là “Quản Tử luận” Đây là một trước tác được trình bày dưới dạng đốithoại giữa Quản Trọng (Quản Trọng là một vị trung thần của vua Hoàn Công nước Tề)với nhà vua để khuyên nhủ vị chúa công của mình Trước đây người ta cho tác phẩmnày của Quản Trọng, nhưng ngày nay nó khẳng định là của một tập thể các tác giả vôdanh viết về sau này, phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ IV – III TCN

+ Trong tác phẩm này, các tác giả thừa nhận quy luật chung của xã hội Đây làbước tiến bộ so với các tư tưởng trước đó chỉ thấy vai trò của nhà nước mà thôi

+ Các tác giả cũng thừa nhận vai trò can thiệp rộng rãi của nhà nước vào đờisống kinh tế - xã hội để có thể hạn chế sự tác động tự phát của các hiện tượng tự nhiên.Vai trò của nhà nước thể hiện ở sự hình thành kho dự trữ thóc để bình ổn giá cả khicần thiết, chống bọn đầu cơ và hạn chế sự tập trung của cải vào tay nhà giàu, việc xâydựng hệ thống tưới tiêu…

+ Các tác giả đề cập đến tính qui luật khách quan của thị trường Họ cho rằng:thị trường là nơi điều tiết tất cả hàng hóa Nếu tất cả hàng hóa đều rẻ và không ăn lãiquá đáng thì tất cả mọi ngành nghề đều ổn định, như thế tiêu dùng cũng sẽ vừa phải

+ Theo các tác giả của Quản Tử luận thì: “ai gắn liền với thị trường thì có thểbiết vì sao mà có trật tự và không có trật tự, vì sao hàng hóa nhiều hay ít, tuy bản thân

họ không thể làm cho hàng hóa nhiều hay ít được”

è Đã thấy được sự vận động của quy luật thị trường, sự lên xuống của cungcầu, mặc dù chưa thể phát biểu một cách có hệ thống như trong các học thuyết kinh tếcủa các nhà kinh tế hiện đại

+ Quản Tử luận thừa nhận sự phân công của xã hội một cách rộng rãi, xem đó

là điều kiện để phát triển kinh tế Việc phân công lao động là cơ sở của sự phân chia

xã hội thành các đẳng cấp Có 4 đẳng cấp trong xã hội là: sĩ, nông, công, thương Các

Trang 19

tác giả cho rằng các đẳng cấp này không nên “sống chung” nhau vì sẽ gây ra rối loạntrong ngôn ngữ và hành vi Cụ thể: họ đề nghị phải giành chỗ ở yên tĩnh “để nghĩ ngơi,

ăn uống” cho kẻ sĩ, nhà nông thì ở nơi có ruộng của họ; thợ thủ công ở các cơ quancủa nhà nước và các thương nhân ở những khu buôn bán

è Trong điều kiện của chế độ chiếm hữu nô lệ mới phát sinh, những lập luậnnhư thế rất phù hợp với những yêu cầu xã hội nhất định Nó phản ánh nhận thức về giátrị tư tưởng đẳng cấp đối với việc qui định quan hệ bóc lột

+ Trong Quản Tử luận, các tác giả cũng đề cập các vấn đề tài chính nhà nước

Họ phê phán các thuế trực thu, coi chúng là tai họa cho nền kinh tế: nếu đánh thuế xâydựng thì thủ tiêu việc xây dựng; đánh thuế gia súc thì chăn nuôi kém phát triển, đánhthuế thân thì dân chúng sẽ trốn Họ ca ngợi việc đánh thuế gián tiếp: thuế muối và thuếsắt, bởi vì mọi người đều phải tiêu dùng muối và sắt

è Như vậy, từ rất lâu các nhà tư tưởng kinh tế Trung Quốc đã đề cập vấn đề tàichính, ở Châu Âu vào thế kỷ XVII – XVIII mới tranh luận về ưu, nhược điểm của thuếgián thu và trực thu

2.2 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ

2.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm kinh tế thời cổ đại

2.2.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện

Thời đại phong kiến bắt đầu từ thế kỷ IV khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã vàkết thúc vào thế kỷ XVII khi Chủ nghĩa tư bản xuất hiện Thời kỳ trung cổ được chialàm 3 giai đoạn:

- Sơ kỳ trung cổ: Từ thế kỷ IV đến thế kỷ XI (thời kỳ hình thành xã hội phong kiến)

- Trung kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV (thời kỳ phát triển của xã hộiphong kiến)

- Hậu kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII (thời kỳ tan rã của xã hội phong kiến)

Ở các nước phương Tây, chế độ phong kiến ra đời bằng những con đường khácnhau Ở Ý, Tây Ban Nha,…chế độ phong kiến ra đời dựa trên chế độ lâm nông Còn ởAnh, Đức, Tiệp, Ba Lan, Hungari,…chế độ phong kiến ra đời lại được ra đời dựa trên

sự tan rã của chế độ công xã

Mặc dù con đường xuất hiện có sự khác nhau, song chế độ phong kiến có đặctrưng chung là dựa trên cơ sở nền kinh tế lãnh địa, chế độ đại sở hữu ruộng đất của địachủ với hình thức địa tô hiện vật

Với sự xuất hiện của sở hữu phong kiến, ruộng đất chủ yếu tập trung vào tayquan lại, đại địa chủ Những người nông dân tự do và thợ thủ công có trong tay rất ítruộng đất và tư liệu sản xuất Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa hai hình thức sở hữu làđại sở hữu phong kiến và sở hữu của nông dân tự do, thợ thủ công cá thể Về mặt kinh

tế, nó phản ánh mâu thuẫn giữa kinh tế tự nhiên của đại địa chủ với kinh tế hàng hóagiản đơn Điều đó đe dọa sự tồn tại kinh tế đại sở hữu phong kiến Vì vậy, cần có tư

Trang 20

tưởng kinh tế bảo vệ lợi ích giai cấp địa chủ và quan lại Tư tưởng kinh tế thời Trung

Cổ đáp ứng mục đích đó

2.2.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ

Thứ nhất, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tựnhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như giá trị, tiền tệ Họ coi tiền chỉđơn thuần là đơn vị đo lường, có giá trị danh nghĩa

Thứ hai, các tư tưởng kinh tế thời Trung cổ được trình bày trong các bộ luật,những điều lệ phường hội, pháp chế kinh tế của các thành phố, sắc lệnh và luật lệ củanhà vua nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vua chúa, địa chủ, quý tộc, các tầng lớpgiáo sĩ và thợ thủ công thành thị

Thứ ba, tư tưởng kinh tế Trung cổ chịu ảnh hưởng của thần học, sự kiểm soát

về tư tưởng của nhà thờ Đặc biệt, đạo cơ đốc giáo có quyền lực rất cao và được sửdụng rộng rãi phục vụ giai cấp thống trị

Tư tưởng kinh tế thời kỳ Trung cổ có nhiều điểm giống thời kỳ Cổ đại

Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế thời kỳ phong kiến là họcthuyết “giá cả công bằng”

Tư tường này biểu hiện trong Luật La Mã, trong đó có khái niệm “ giá cả chânlý” phù hợp với giá cả công bằng (ở đầu thời Trung cổ, giá cả công bằng tức là traođổi ngang giá)

Tư tường này bị giới hạn bởi quan niệm giai cấp Bên cạnh đó bắt đầu xuất hiện

tư tưởng không tưởng về xã hội

2.2.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời trung cổ

2.2.2.1 Augustin Siant (354 – 450)

Ông là linh mục người Ý, là một trong những nhà tư tưởng thời kỳ Trung cổ.Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “giá cả công bằng” Ông viết: “Tôi biết có mộtngười khi đưa cho họ một bản thảo thì người bán không biết giá trị của bản thảo,người đó trả cho bản thảo một giá trị công bằng mà người bán không ngờ đến”

Theo ông, trong giá cả công bằng bao gồm hai ý nghĩa:

Thứ nhất, giá cả công bằng phù hợp với giá cả trung bình, do đó phù hợp với

Trang 21

Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Italia Ông là đại biểu nổi tiếng củagiới giáo sĩ theo dòng Dominicanh và chịu ảnh hưởng triết học duy tâm của Platon.Tác phẩm “Khái niệm về thần học” của ông trở thành cuốn từ điển bách khoa của đạoThiên chúa Theo ông, quyền lực của Giáo hoàng là tối cao Vua phải phục tùng cácgiáo sĩ mà trước hết là Giáo hoàng La Mã

Tư tưởng của T.Aquin bênh vực cho lợi ích của đại địa chủ và nhà thờ, bảo vệchế độ chiếm hữu đại địa chủ về ruộng đất

- Quyền tư hữu: Ông ca ngợi chế độ tư hữu tài sản, bênh vực chế độ tư hữu và

nhà thờ Ông coi quyền quản lý tài vật là do tạo hóa giao phó Người có quyền tư hữu,tức người giàu có phải có trách nhiệm phân phối lại tài sản của mình cho người nghèokhổ, thiếu thốn (lời dạy của Chúa)

- Về các hoạt động kinh tế: Thomas d’Aquin phân biết 2 loại:

+ Những nỗ lực trực tiếp tạo ra của cải vật chất để chiếm hữu và hưởng dụng làrất đáng thương và rất đáng kính trọng

+ Những hoạt động trung gian hưởng lợi dựa trên lao động người khác là nhữnghoạt động đáng chê trách và bị trừng phạt

Lao động được xem là một phương tiện cho con người sống ngay thằng, chânchính, đó là “mệnh lệnh của Thượng đế” ban cho loài người Tiền công lao động phảiđược trả sòng phẳng vì “tình huynh đệ nhân loại” và ý thức tôn trọng nhân phẩm

- Về tư bản và lợi nhuận:

Cấm cho vay nặng lãi vì tiền không thể sinh ra được Nếu ai vi phạm sẽ bị trừngphạt đích đáng è tiền lãi vay lên cao vì nhiều người đi vay mà ít người cho vay èvay tiền lén lút

- Về địa tô: Saint Thomas d’Aquin quan niệm địa tô là khoản thu nhập của

ruộng đất, khoản này khác với thu nhập từ tư bản và tiền tệ

+ Ruộng đất mang lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ của tự nhiên (tức Thượng đế),còn thu nhập của tư bản gắn liền với sự lừa dối

+ Ruộng đất làm cho tinh thần và đạo đức con người tốt lên, còn tư bản và tiền

tệ chỉ gây nên những tật xấu, kích thích thói tham lam, ít kỷ

è Thu tô là hợp lý không cần bàn

- Về dân số: Quan điểm thời bấy giờ cho là việc tăng dân số là một điều lợi “vì

an ninh bờ cõi” và sự gia tăng sản xuất nhờ có nhân lực Hơn nữa sự sinh đẻ gia tăng

là phù hợp với lời khuyên của Chúa

Tuy nhiên, Thomas d’Aquin là lo ngại sự gia tăng dân số quá mức và ông chủtrương rằng mặc dù Chúa phán như vậy, nhưng mọi người có quyền sống độc thân màkhông sợ trái ý Chúa

Trang 22

Tóm lại: Tư tưởng kinh tế thời kỳ Trung cổ không có nhiều tiến bộ so với thời

kỳ Cổ đại Tuy nhiên, nó đã phản ánh được nhận thức của con người về các quá trình

và quy luật kinh tế ở trình độ cao hơn

Trang 23

CHƯƠNG 3 HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN

3.1 HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG

3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó

bị suy đồi Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời:

+ Về mặt lịch sử:

Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là thời

kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương

CNTT là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, hình thành và

phát triển ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV và tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15

– 17), chia làm hai giai đoạn:

+ Từ thế kỷ 15 – 16: “Bản cân đối tiền tệ” – xu hướng phát triển

+ Từ thế kỷ 16 – 17 phát triển theo “Bản cân đối thương mại”

Trong thời kỳ này chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu tan rã và là thời kỳ

tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu xuất hiện,

là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực của nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm

vi các nước châu Âu bằng cách ăn cướp và trao đổi không ngang giá với các nướcthuộc địa thông qua con đường ngoại thương

+ Về kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp

có vai trò rất to lớn Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp

+ Vào thời điểm này hàng hóa ở Châu Âu phát triển mạnh Thị trường dân tộctrong nước mở rộng xuất hiện các hoạt động giao thông quốc tế

+ Tiền tệ không chỉ được sử dụng làm phương tiện trung gian trong trao đổihàng hóa mà tiền tệ còn sử dụng làm tư bản để sinh lợi 1 cách phổ biến

+ Về mặt chính trị:

Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tươngđối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến

Trang 24

+ Giai cấp phong kiến bắt đầu suy tàn, phân hóa rõ rệt Trong xã hội vị thế củatầng lớp thương nhân tăng lên và sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc (giai cấp tưsản dần chiếm vị trí thống trị xã hội).

+ Xuất hiện khối liên minh của nhà nước phong kiến trung ương và tư bảnthương nhân dựa vào nhau để tồn tại

+ Về phương diện khoa học tự nhiên:

Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như: Crixtốp Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương…

đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây

Phát triển khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên Đây là thời kỳ khoa học tự

nhiên (cơ học, thiên văn học, địa lý) phát triển Những phát kiến địa lý (thế kỷ XV – XVI) tìm ra châu Mỹ đi vòng qua châu Phi đến châu Á, tạo khả năng mở rộng thị trường

và xâm chiếm các thuộc địa, góp phần thúc đẩy buôn bán, thương mại phát triển Sự phát triển của khoa học đã tạo điều kiện cho việc nhận thức thế giới đầy đủ hơn Đây cũng chính là cơ sở khoa học để dẫn tới sự xuất hiện tư tưởng Trọng thương

+ Về mặt tư tưởng, triết học:

Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ…

+ Xuất hiện phong trào phục hưng (do giai cấp tư sản khởi xướng nhằm chốnglại tư tưởng đen tối của phong kiến thời trung cổ, đề cao tư tưởng tự do nhân quyền,bình đẳng)

+ Chủ nghĩa duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (Sự chuyểnbiến tâm lý và lối sống của người dân Đặc biệt trong tôn giáo đã có sự cải cách đáng kể)

Kết luận: CNTT ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến,

thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, khi nền kinh tế hàng hóa và ngoại thương đãphát triển

3.1.2 Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương

CNTT là một hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tư tưởng của tầng lớpthương nhân Những tư tưởng kinh tế này phản ánh lợi ích của tư bản thương nghiệplớn lúc bấy giờ Nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế của CNTT thể hiện:

- Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải ( của dân tộc cũng như cá

nhân) Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy) Nhữngngười trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền Từ

đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đấtnước mình Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những ngườitrọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêu

Trang 25

dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông nghiệp chỉ là một nghề trunggian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho quốc gia cũng không làmtổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia.

- Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải (của dân tộc cũng như cánhân) Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy) Nhữngngười trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền Từ

đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đấtnước mình Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những ngườitrọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêudùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông nghiệp chỉ là một nghề trunggian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho quốc gia cũng không làmtổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia

- Chỉ có tích lũy tiền tệ thông qua hoạt động thương mại, nhất là ngoại thương.Những người trọng thương cho rằng của cải của quốc gia chỉ có thể tăng lên nhờ conđường ngoại thương Họ đặt ra cho ngoại thương là phải xuất siêu, bởi vì có xuất siêumới đạt được mục đích của hoạt động kinh tế, mới làm tăng thêm khối lượng tiền tệcủa một nước

- Lĩnh vực nghiên cứu là lưu thông Lợi nhuận được sinh ra trong lĩnh vực lưuthông chứ không phải từ sản xuất, là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, mua rẻ,bán đắt Những người trọng thương giải thích rằng, trong hoạt động thương nghiệpkhông có một người nào thu lợi mà không làm thiệt hại đến người khác, không mộtquốc gia nào thu được lợi mà không làm thiệt hại cho quốc gia khác Trao đổi không

có nguyên tắc ngang giá

- Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa trọng thương là không thấy được sự hoạtđộng của các quy luật kinh tế khách quan Họ đề cao chính sách kinh tế của nhà nước,theo họ, đó là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế Nói cách khác, họ rấtxem trọng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế để đảm bảo nền kinh tế xuất siêu

- Đặc biệt coi trọng thị trường dân tộc Trong thực tế, trên cơ sở hình thành và

phát triển của thị trường dân tộc mới dần dần mở ra thị trường quốc tế Chính thịtrường dân tộc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của kinh tế tư bản chủnghĩa Điều đó cho thấy rằng các nước Châu âu chuyển từ phương thức sản xuất phongkiến lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bắt đầu từ con đường chủ yếu làthương mại

Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản(tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủnghĩa tư bản Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụngngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tưsản đang hình thành

Trang 26

+ Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bềngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chấtcủa các hiện tượng kinh tế.

+ Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coitrọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế

+ Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông màchưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất

+ Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau,nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau Ví dụ: ở Phápchủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọngkim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại

Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn Lý luận còn đơngiản thô sơ, nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ sở củachính sách cương lĩnh Mặt khác, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quytắc, cương lĩnh, chính sách Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến bộtrong điều kiện lịch sử lúc đó

3.1.3 Biểu hiện của chủ nghĩa trọng thương ở một số nước

Do đặc điểm kinh tế - xã hội ở các nước khác nhau nên chủ nghĩa trọng thương

ở các nước khác nhau, sự biểu hiện khác nhau Chủ nghĩa trọng thương đã xuất hiệnmột cách độc lập trong các nước khác nhau và đã phản ánh những đặc điểm của sựphát triển kinh tế trong các nước đó

3.1.3.1 CNTT ở Anh (được gọi là CNTT thương mại)

Chủ nghĩa trọng thương ở Anh chia làm 2 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1 diễn ra trong thế kỉ XV-XVI gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ

- Giai đoạn 2 diễn ra trong thế kỉ XVI gọi là giai đoạn học thuyết về bảng cân đốithương mại

Giai đoạn học thuyết tiền tệ

Đại biểu của học thuyết tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương thời kì này làWilliam Stafford (1554-1612)

Quan điểm trọng thương của ông được trình bày trong tác phẩm “ Trình bày tóm tắtmột vài lời kêu ca của đồng bào chúng ta” Trong tác phẩm này ông cho rằng nguyên

nhân của sự đắt đỏ nằm ở vấn đề khối lượng tiền trong nền kinh tế Vì thế, Nhà Nước

cần phải có các biện pháp hành chính tác động vào quá trình lưu thông nhằm giữ khốilượng tiền khỏi bị hao hụt

Nội dung chủ yếu là bảng cân đối tiền tệ: ngăn chặn không cho tiền chạy ra nướcngoài, khuyến khích mang tiền vàng từ nước ngoài về

Trang 27

Biện pháp:

- Quy định tiền của nước Anh là vàng

- Chống lại mọi hành vi đem tiền ra ngoài; các thương gia nước ngoài vào nước Anh

đc khuyến khích mang tiền vào nhưng không đc mang tiền ra khỏi nước Anh mà phảimua hàng hóa mang ra

- Cấm nhập khẩu những sản phẩm không cần thiết

- Xâm chiếm, mở rộng thuộc địa để tìm kiếm thị trường xuất khẩu

Đây chính là giai đoạn tích lũy tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, nhà nước sử dụng nhiềubiện pháp hành chính để tối đa hóa tích lũy tiền tệ

Giai đoạn học thuyết về bảng cân đối thương mại

Đại biểu của học thuyết về bảng cân đối thương mại là Thomas Mun 1641) “Của cải là số sản phẩm dư thừa được sản xuất ra trong nước sau khi thỏa mãnnhu cầu tiêu dùng nội bộ được chuyển thành tiền ở thị trường nước ngoài”

(1571-Nội dung chủ yếu:

- Muốn giàu có phải tung tiền vào lưu thông, không được giữ tiền lại

- Phải biết xuất khẩu tiền nhằm mục đích buôn bán : “ Vàng đẻ ra thương mại,thương mại làm phát triển số tiền lên”

- Phải đẩy mạnh hoạt động thương mại: “ Đó là hòn đá thử vàng đối với sự phồnthịnh của một quốc gia”, “ Không có phép lạ nào khác kiếm tiền ngoài thươngmại”

- Trong thương mại “hàng năm, chúng ta cần giữ một nguyên tắc là bán chongười nước ngoài một số lượng lớn hơn khối lượng hàng hóa mua vào”

- Cần mở rộng cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp bằng ngoại thương (nhập khẩunguyên liệu từ nước ngoài kết hợp với sức lao động trong nước nhằm phát triểnsản xuất trong nước)

- Thu hẹp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng

- Đẩy mạnh cạnh tranh làm giá cả hàng hóa hạ xuống và nâng cao chất lượnghàng hóa nội địa

- Trong ngoại thương, cần mở rộng thị trường bằng việc biết bán hàng với giá cảthấp

Đây là giai đoạn chủ nghĩa trọng thương phát triển nhất, có tính chất thực tiễn, thểhiện rõ ràng khát vọng của giai cấp tư sản Anh trong thời kì tích lũy tư bản

- Học thuyết trọng thương giai đoạn đầu của Anh, với tác giả tiêu biểu là W.

Stafford (1554 – 1612) Ông có tác phẩm: “ Trình bày có phê phán một số điều phànnàn của đồng bào chúng ta” (1581) Ông đề nghị cấm nhập khẩu hàng xa xỉ, thu hẹpviệc tiêu dùng hàng nước ngoài, chống sự tiêu hoang xa xỉ, cấm xuất khẩu nguyên vật

Trang 28

liệu mà sau đó tái chế biến để nhập lại vào nước Anh Ông đề ra một định chế làthương nhân nước ngoài mua hàng Anh, đều phải thanh toán bằng tiền Anh è Ôngchủ trương giải quyết các vấn đề kinh tế bằng các biện pháp hành chính.

- Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn sau ở Anh, được đại biểu bởi T Mun (1571

– 1641) Ông có các tác phẩm lớn như : “Bàn về thương mại giữa Anh và Đông ẤnĐộ” (1621)

- Trong tác phẩm này, ông cho rằng việc tạo thêm của cải (tiền) của Anh quốckhông chỉ bằng cách xuất khẩu chúng, mà còn bằng ngoại thương tích cực: tăng giá trịxuất khẩu so với nhập khẩu chúng Sẵn sàng xuất khẩu tiền, nếu có bảo đảm cho việctăng lên của lợi nhuận thương nghiệp Ông viết: “tăng nhập khẩu hàng hóa bằng tiềncủa chúng ta, cuối cùng sẽ mang về số tiền lớn hơn sau khi xuất khẩu chúng”

- Để đảm bảo thương nghiệp xuất siêu, T.Mun đề ra 2 phương thức tiến hành

thương nghiệp:

1) Xuất khẩu hàng hóa theo công thức : H – T – H’ ( trong đó H >H’)

2) Phát triển rộng rãi thương nghiệp gián tiếp theo công thức: T – H – T’ (trong

đó T<T’)

- Quan điểm của T Mun khác với những người trọng thương giai đoạn đầu khicho rằng hàng hóa nước Anh bán ra nước ngoài cần phải nâng giá lên để thu tiền vềnhiều hơn thì ông cho rằng hàng hóa nước Anh giá quá cao cần phải hạ xuống- giá càng

rẻ thì càng có khả năng tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, do đó sẽ mang tiền về nhiều hơn

- Để giảm giá hàng hóa mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho nhà tư bản thương

nghiệp thì phải giảm chi phí cho họ T Mun quan niệm cần phải giảm thuế xuất khẩuđối với hàng hóa trong nước sản xuất để tăng cường xuất khẩu Ông vẫn ủng hộ chế độthuế quan bảo hộ mậu dịch Ngoài ra, ông vẫn khuyến nghị nên mở rộng các cơ sởcông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa…

- T Mun chủ trương cấm xuất khẩu nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệpAnh quốc, đồng thời ông chống lại tệ cho vay nặng lãi và đề nghị nhà nước hạ lãi suấtcho vay để kích thích các nhà sản xuất tăng cường sản xuất và xuất khẩu

Tóm lại: Bảng thuyết cân đối thương mại của Thomas Mun rất ít tính lý luận,

nhưng lại có nhiều đề nghị chín chắn và được suy nghĩ kỹ, có tính chất thực tiễn Ông

đã thể hiện một cách rõ ràng khát vọng của giai cấp tư sản Anh trong thời kỳ tích lũynguyên thủy của tư bản

3.1.3.2 Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp (được gọi là CNTT công nghiệp)

Các tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa trọng thương của Pháp là: Antoine DeMontchréstien, J.B.Colbert, J Bodin, …

- Antoini De Montchréstien (1575 – 1621) là một học giả nổi tiếng với tác

phâm: “Luận văn về chính trị kinh tế học” (1615), ông là người đầu tiên nêu lên danh

Trang 29

từ “chính trị kinh tế học” Ông là một người trọng thương không triệt để, được thể

hiện như sau:

Quan điểm mang màu sắc tiểu tư sản, thông cảm với quần chúng nhân dân, đặcbiệt là nông dân bị đè nặng dưới ách phong kiến, lên án sự xa hoa của giới quý tộc.Nông dân là chỗ dựa cho Nhà nước và Nhà nước phải quan tâm đến nông dân Ôngkhẳng định “tài sản của đất nước không chỉ là tiền tệ mà còn bao gồm cả dân số đặcbiệt dân số nông nghiệp”

Ông cho rằng thương mại là mục đích chủ yếu của nhiều ngành nghề khácnhau Thương nhân giữ vai trò liên kết người sản xuất với nhau

Lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng vì nó bù đắp sự rủi ro thua thiệt trongviệc giao dịch mua bán

Ông viết “hạnh phúc của người ta là ở sự giàu có mà sự giàu có là ở trong laođộng” ông lên án sự lười biếng, coi đây là nguồn gốc của mọi tội lỗi và cho rằng nếucần thiết sẽ cưỡng chế những người trong độ tuổi phải có việc làm

+ Bên cạnh việc chú trọng đến tiền tệ, ông vẫn cho rằng tài sản đất nước khôngchỉ có tiền mà còn có số dân của đất nước, đặc biệt là số dân trong nông nghiệp

+ Bên cạnh việc đề cao thương nghiệp, ông còn chú ý rất nhiều đến nôngnghiệp Ông gọi nông nghiệp là chỗ dựa của nhà nước và kêu gọi nhà nước quan tâmhơn nữa đến nông dân

+ Ông coi nội thương như ống dẫn còn ngoại thương như máy bơm Ông ủng

hộ việc can thiệp của nhà nước vào kinh tế và đề nghị thành lập các công xưởng để sảnxuất hàng công nghiệp xuất khẩu

Hàng hóa nước ngoài bị đẩy ra khỏi nước Pháp, tăng cường thúc đẩy hoạt độngsản xuất trong nước và ngành thương mại, để nước Pháp có thể tự cung tự cấp Cácnhà sản xuất vải lanh Hà Lan phải kết thúc hoạt động ở Pháp, cấm nhập khẩu sảnphẩm dệt của Anh Thậm chí sách nước ngoài cũng bị cấm để ngăn chúng “đầu độctinh thần chúng tôi”

Cho thành lập rất nhiều công trường thủ công sản xuất các sản phẩm theo mẫucủa nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người dân lang thang thất nghiệp

- J.B Colbert (1619 – 1683), Là bộ trưởng tài chính nước Pháp, ông đã xây

dựng được cho nước Pháp một chính sách kinh tế trong 100 năm Chính sách kinh tếnày phản ánh quan điểm trọng thương của ông trong khuôn khổ thúc đẩy sự phát triểncủa công trường thủ công tư bản nhưng lại không quan tâm đúng mức sự phát triểncủa nông nghiệp Theo ông, ngoại thương có khả năng làm cho thần dân được sung túc

và thỏa mãn được các nhu cầu của vua chúa Sự vĩ đại và hùng cường của một quốcgia là do số lượng tiền tệ quyết định Chủ nghĩa Colbert có thể khái quát như sau:

Trang 30

+ Tích cực ủng hộ nền công nghiệp Pháp Ông đề ra chính sách để kích thíchcho sản xuất công nghiệp phát triển như: nhà nước đứng ra thành lập các hiệp hội côngxưởng, giảm, miễn thuế cho sản xuất công nghiệp; thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài;cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; tổ chức các trường dạy nghề và cung cấp công nhânvới mức lương rẻ, lành nghề cho các chủ xưởng; cho phép các chủ xưởng hưởngnhững đặc quyền ưu đãi và tặng thưởng cho các nhà tư bản công nghiệp…

+ Đề ra và thực hiện một cách chặt chẽ hệ thống kiểm tra công nghiệp, nhằmmục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng công nghiệp Pháp có thể cạnh tranh vớicác hàng hóa của các nước khác

+ Khuyến khích nhập nguyên vật liệu cho việc sản xuất trong nước Cấm bán rangoài các nguyên liệu như: sắt, sợi, lông cừu …

+ Lập hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch

+ Phát triển thương đội thuyền, đẩy mạnh việc buôn bán bằng hàng hải và tăngcường bóc lột các nước thuộc địa

+ Chính sách của Colbert đã làm cho công nghiệp phát triển nhưng đồng thờilàm kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Bởi vì trong chính sách của mình, ông chủtrương hạ giá nông sản phẩm, cấm xuất khẩu hàng nông sản … hậu quả là chủ nghĩatrọng thương của Colbert là làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông ở Pháp

Cũng giống như Antoine de Montchretien, mục tiêu của Jean Baptiste Colbertcũng là xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp cho nước Pháp

+ Ông khuyến khích hoạt động sản xuất thủ công nghiệp trong nước bằng cácbiện pháp trợ cấp và thuế quan, quy định một cách rõ ràng chất lượng và giá cả củasản phẩm sản xuất ra Ông cho thành lập các ngành công nghiệp mới, khuyến khích vàđãi ngộ các nhà khoa học, mời các nhà khoa học hoặc công nhân có tay nghề nướcngoài sang Pháp

+ Đối với thương mại quốc tế, ông coi đây là con đường làm giàu cho đất nước

vì thế đưa ra hàng loạt các đặc quyền cho các chủ xưởng sản xuất hàng xuất khẩu.Dưới sự giám sát của ông, hàng hóa muốn nhập khẩu vào nước Pháp phải chịu rấtnhiều quy định về thuế quan và chất lượng hà khắc

+ Ông cho cải thiện chất lượng đường giao thông và hệ thống kênh mương trênkhắp nước Pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hóa phát triển thươngmại

+ Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp, Colbert đã có nhiều sai lầm làm chonông nghiệp bị sa sút như chính sách hạ giá hàng nông phẩm, bắt bán lúa gạo vs bất kìgiá nào, khi đã mang ra thị trường thì không được chở về nhà

Tóm lại: Mặc dù mạnh về mặt thực tiễn, nhưng trong cương lĩnh của nó, CNTT

Pháp cũng không đưa ra được những luận cứ trưởng thành đầy đủ về mặt lý luận Đếnthế kỷ XVIII, CNTT ở Pháp bị phá sản

Trang 31

3.1.3.3 Chủ nghĩa trọng thương ở các nước khác

- Ở Tây Ban Nha, chủ nghĩa trọng thương đã suất hiện từ thế kỷ XVI, thể hiện

việc nghiêm cấm xuất khẩu tiền vàng, bạc Đại biểu cho tư tưởng đó là Mariana (1573– 1624) Sau đó có nhiều tác giả theo quan điểm của bảng cân đối thương mại, trong

đó nổi tiếng là Bernado Ulloa, ông đã phân biệt thương mại xuất siêu và nhập siêu,nhấn mạnh những ưu việt của thương mại xuất siêu vì nó làm cho vàng dồn về nước.Ông cũng đề ra nhiệm vụ phát triển rộng rãi nền công nghiệp của Tây Ban Nha và đềnghị thành lập những kho dự trữ nguyên liệu cho sản xuất

- Ở nước Ý , các nhà trọng thương đã có những đóng góp nhất định đối với vấn

đề lưu thông tiền tệ và thương mại Davanzatti (1529 – 1606) đã ví tiền tệ như là máutrong cơ thể kinh tế, nhờ có nó nền kinh tế mới có sự sống A Serra đã phát triển tưtưởng về bảng cân đối thương mại, ông chống lại việc cấm xuất khẩu tiền và đề nghịchú ý phát triển công nghiệp

- Ở Hà Lan, chủ nghĩa trọng thương dựa vào lợi thế vị trí địa lý để phát triển

việc buôn bán bằng hàng hải với các nước trên thế giới, nhờ đó mang lại cho Hà Lanmột nguồn tiền tệ rất lớn

- Ở Nga, có tác phẩm : “ về sự giàu và nghèo” của I.T Paxoskop (1652 –

1726), đã đề cập đến nhiều vấn đề của chủ nghĩa trọng thương, trong đó có việc mởrộng thương mại và phát triển công nghiệp

3.1.4 Đánh giá khái quát về chủ nghĩa trọng thương

3.1.4.1 Thành tựu (mặt tích cực)

+ Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trongchính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly vớitruyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lýluận được trích dẫn trong Kinh thánh

+ Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền để lýluận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:

- Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giátrị, là tiền;

- Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;

- Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩaphong kiến sang chủ nghĩa tư bản;

- Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong những tưtưởng tiến bộ

Học thuyết kinh tế Trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên của giai cấp tư sảnnhằm mục đích tạo ra tiền đề cho sự ra đời của CNTB CNTT ra đời là một bước tiến

bộ lớn so với những nguyên lý và chính sách kinh tế của thời Trung cổ

Trang 32

CNTT đã đoạn tuyệt hẳn với nền kinh tế Trọng nông của thời kỳ Trung cổ,đoạn tuyệt hẳn với việc tìm kiếm sự giàu có, công bằng xã hội từ những giáo huấnđược trích dẫn trong các sách Kinh thánh của nhà thờ mà tìm nó ở thực tiễn.

CNTT đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình (hoàn thành giai đoạn tích luỹnguyên thuỷ của CNTB) CNTT đã thực hiện một mũi tên trúng hai đích: bán nhữnghàng hoá ở trong nước ế thừa với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch làm tăng tiền tệtrong nước Giữ tiền tệ trong nước tăng thì cung tiền tăng  lãi suất giảm sản xuất

ra nhiều hàng hoá thúc đẩy xuất khẩu thu nhiều tiền tệ

Mặc dù chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính lý luận nhưng hệthống quan điểm học thuyết kinh tế Trọng thương đã tạo ra những tiền đề lý luận kinh tế

- xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển Điều này thể hiện ở chỗ:

+ Họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền.+ Mục đích của hoạt động kinh tế là lợi nhuận

+ Các chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản như thuế quan bảo hộ có tác dụngrút ngắn quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang CNTB

+ Tư tưởng Nhà nước can thiệp vào kinh tế được kinh tế học tư sản hiện đại vận dụng

+ Nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bảnchất bên trong của các hiện tượng kinh tế

+ Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền tệ(vàng, bạc), đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền sảnxuất TBCN

+ Trong kinh tế đề cao vai trò của nhà nước thì lại không thừa nhận các quyluật kinh tế.Những chính sách, luận điểm kinh tế của CNTT mang nặng tính kinhnghiệm hơn là lý luận khoa học (chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế), chưa nhậnthấy sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế

Những vấn đề kinh tế đã được lý giải một cách đơn giản, chỉ là sự mô tả cáchiện tượng, chưa đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của nó Ví dụ: chỉ thấy vấn đề lưuthông, không thấy được sản xuất là gốc và cũng chưa thấy được mối liên hệ giữa sảnxuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng

Trang 33

Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa trọng thương

Trong thực tế, chủ nghĩa trọng thương có ý nghĩa rất lớn, nhất là đối với việc

vạch ra các chính sách phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay cụ thể:

- Kinh tế nước ta phát triển theo hướng mở cửa hội nhập với các nền kinh tếtrong khu vực và thế giới, đòi hỏi phải có một chính sách bảo hộ đúng mức, hợp lýlàm giảm sức ép cạnh tranh của hàng ngoại nhập trong thời gian đầu, nhưng về lâu dàicần thúc đẩy sản xuất trong nước tăng lên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng sản xuấttrong nước chứ không thể dựa vào hàng rào thuế quan bảo hộ

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước cần áp dụng các chính sách, biện pháp

hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sảnxuất trong nước như: chính sách lãi suất ưu đãi, chính sách thuế xuất khẩu vừa phải,chính sách thuế nhập khẩu thấp đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ chocông nghiệp chế biến hàng xuất khẩu

- Để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhà nước cần có chính sách hạn chế

xuất khẩu hàng hóa dưới dạng nguyên liệu thô Nên tập trung phát triển công nghiệpchế biến bằng nhiều hình thức kêu gọi đầu tư trong nước và ngoài nước Đầu tư theohướng nhập những công cụ, thiết bị, xây dựng những nhà máy chế biến có công nghệhiện đại, tiên tiến… khuyến khích nhập nguyên liệu về chế biến lại rồi xuất khẩu,nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nhân công rẻ của nước ta hiện nay

- Đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực cũng như trên thế giớitheo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau Thựchiện chính sách ngoại thương tích cực, dần dần phát triển ngoại thương nước ta theohướng xuất siêu

- Củng cố vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước và dần dần tự do hóa nền kinh tế,hạn chế sự độc quyền trong nền kinh tế

Tuy còn hạn chế về lý luận song hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng đã tạo

ra những tiền đề kinh tế cho các lý thuyết kinh tế thị trường sau này, đặc biệt là nhữngquan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước

3.2 HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG

3.2.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông

a Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông

- Cũng như CNTT, chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện trong khuôn khổthời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhưng ở giai đoạn phát triểnkinh tế trưởng thành hơn Chủ nghĩa trọng nông chỉ xuất hiện ở Pháp

Giữa thế kỷ XVII nước Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu trong khi ở Anhcuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu Do hậu quả của chính sách trọng thương của

Bộ trưởng tài chính Colbert nên nền nông nghiệp Pháp bị suy sụp nghiêm trọng

Trang 34

- Đời sống của nông dân gặp khó khăn bởi bị bóc lột nặng nề : địa tô phong

kiến chiếm 1/3 nông sản sản xuất ra, thương nhân bóc lột nông dân qua giá cả, nhà thờthu thuế thập phân …

è Nông dân phải lìa bỏ ruộng đồng đi tha phương cầu thực khắp nơi

- Quyền lợi của giai cấp tư sản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng bịchính sách trọng thương của Colbert: nhà nước tăng thuế nông nghiệp để có tiền trợcấp cho các công trường thủ công, thực hiện chính sách cấ, xuất khẩu nông sản phẩm

…để kích thích công nghiệp phát triển

è Để khôi phục nền kinh tế Pháp ( thu nhập chủ yếu của nền kinh tế là nôngnghiệp) cần phải có hệ thống lý luận kinh tế mới thay thế cho chủ nghĩa trọng thương

Do đó chủ nghĩa trọng nông ra đời

Tóm lại: Hoàn cảnh nước Pháp vào giữa thế kỷ XVIII là hoàn cảnh đặc biệt,

buộc phải tìm con đường giải phóng LLSX từ trong nông nghiệp chứ không phải trongcông trường thủ công như ở Anh Do vậy, ở Pháp là cái nôi cho CNTN xuất hiện

b Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông

- Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng nông là đã chuyển đối tượng nghiên cứusang lĩnh vực nông nghiệp Đánh giá cao vai trò của nông nghiệp, coi đó là lĩnh vựcduy nhất tạo ra của cải Chỉ có lao động trong nông nghiệp mới là lao động có ích, tạo

ra sản phẩm thặng dư cho xã hội

- Những người trọng nông bảo vệ tư tưởng tự do kinh tế, họ cho rằng các quiluật khách quan chi phối hoạt động của con người

Năm 1734 nhờ nổi tiếng trong nghề thầy thuốc ông được công tước Villeriamời làm bác sĩ riêng Năm 1749 ông lại được hầu tước phu nhân Pompadur – là ngườidanh giá thời đó ở Pháp – ngỏ lời mời tương tự Và từ năm 1752 ông trở thành bác sĩcủa vua Luidovic thứ 15, được vua sủng ái và trở thành cố vấn thân cận của nhà vua

Trang 35

Khi cuộc sống vật chất trở nên sung túc, ông bắt đầu quan tâm đến những vấn

đề triết học, và sau đó là lý thuyết kinh tế Năm 1752 được phong tước quý tộc Năm

1753 Quenay nghiên cứu kinh tế

+ Ông có các tác phẩm lớn như : Biểu kinh tế (1758), Bàn về thương mại(1760), Những nguyên lý chung của một quốc gia nông nghiệp ( 1768) …

+ Học thuyết của Quesnay có những nội dung chính như sau: Lý luận về “luật

tự nhiên”, Lý luận về “giá trị”, Lý luận về “ sản phẩm thuần túy”, Lý luận tái sản xuấttrong tác phẩm “Biểu kinh tế”

- Anne Robert Jaucques Turgot (1727 – 1781) là một nhà tư tưởng lỗi lạc vànhà hoạt động chính trị lớn của nước Pháp

Trong số các học thuyết kinh tế mà các đại biểu của trường phải trong nông đưa

ra có hai học thuyết đặc biết được chú ý là học thuyết về trật tự tự nhiên và học thuyếtsản phẩm thuần túy

3.2.2.1 Học thuyết về trật tự tự nhiên

Cơ sở lý luận chủ yếu của những người trọng nông chủ nghĩa là học thuyết vềtrật tự tự nhiên (sắp xếp theo những gì vốn có của tự nhiên)

- Theo Quesnay có 2 loại trật tự tự nhiên: quy luật vật lý tác động trong lĩnh

vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế Quy luật luân lý cũngtất yếu như quy luật vật lý vậy

Khi ứng dụng và giải thích thì học thuyết Trọng nông cho rằng: quyền conngười cũng có tính tự nhiên – quyền tự nhiên của con người phải được thừa nhận mộtcách hiển nhiên bằng ánh sáng của trí tuệ, không cần sự cưỡng chế của pháp luật Tính

tự nhiên của con người được dựa trên quy luật tự nhiên của thế giới vật chất và tinhthần Chỉ có như vậy quyền con người mới ít bị sai lệch so với quyền pháp chế đưa lại

Từ đó, họ phê phán chế độ phong kiến đưa ra pháp chế chuyên quyền độc đoán làmphương hại đến quyền con người

- Nội dung cơ bản của học thuyết trật tự tự nhiên của Quesnay:

+ Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi đó là luật tự nhiên của con người

không thể thiếu được Chống lại chế độ phong kiến và xem nó là chế độ không bìnhthường dựa trên sự dốt nát và là một sai lầm của lịch sử

Đây là quan điểm chống lại chế độ phong kiến hà khắc lúc bấy giờ Chủ nghĩa

tư bản sau này rất đề cao và bảo vệ tự do cá nhân Hiên nay, ở các nước tư bản pháttriển ngày từ nhỏ con người đã mang tính tự do cao: tự tắm giặt, tự phục vụ, con gái 18tuổi là có quyền tự do xách vali ra khỏi nhà ở riêng, ít quan tâm đến đời tư của ngườikhác…; hay tại Việt Nam có khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”; “không có gì quýhơn độc lập tự do”

Trang 36

+ Chủ trương thực hiện tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá.

Con người có quyền lựa chọn các hình thức sản xuất kinh doanh Quan điểm này chothấy cơ chế thị trường đã dần dần hiện rõ

+ Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu (cho rằng quyền

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là quyền bất khả xâm phạm)

+ Phủ nhận vai trò của Nhà nước: Cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào

nền kinh tế Nhà nước chỉ như người làm vườn, không nên đụng chạm đến rễ cây màchỉ chăm sóc vườn cây mà thôi

Tóm lại:”Trật tự tự nhiên” được gọi là luật tư sản: đề cao tự do con người, đề cao tự do cá nhân, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế.

3.2.2.2 Học thuyết về “sản phẩm thuần ròng” (sản phẩm thuần túy)

Học thuyết này là điểm trung tâm của hệ thống lý luận Chủ nghĩa tư bản và làbiểu tượng độc đáo nhất của các tư tưởng kinh tế mà họ phát triển

- Những người trọng nông cho rằng, sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong

nông nghiệp Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuất duy nhất, còn công nghiệp thì

“chỉ có tiêu dùng chứ hoàn toàn không có sản xuất”

- Quesnay tuyên bố: “Chỉ có của cải dân cư ở nông thôn mới đẻ ra của cải quốcgia”, “nông dân nghèo thì xứ sở nghèo”

Như vậy, CNTN đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần tuý theo tinh thầncủa chủ nghĩa tự nhiên, tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý Tuynhiên cũng có điều hợp lý trong thuyết của sản phẩm thuần túy là ở chỗ họ đã coi sảnphẩm thuần túy là sản phẩm lao động của người công nhân làm thuê, bộ phận này đãbiến thành nguồn thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ

Phái trọng nông đã giải thích của cải theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, theo truyền

thống thời Trung cổ và đã thụt lùi một bước so với CNTT là phái đã nắm được bản

chất của của cải xã hội và đã xem xét của cải theo quan niệm giá trị Phái trọng nông

đã tầm thường hóa khái niệm của cải, không thấy tính chất hai mặt của nó (hiện vật vàgiá trị) Ai cũng biết rằng việc làm tăng thêm giá trị của vật phẩm thường kèm theoviệc làm giảm khối lượng thực thể chứa đựng trong các vật phẩm đó Giá trị và khốilượng của vật phẩm có thể thay đổi theo chiều hướng hoàn toàn ngược nhau

Sai lầm của CNTN trong học thuyết sản phẩm thuần tuý cũng có lý do lịch sử.Chúng ta biết rằng học thuyết sản phẩm thuần tuý được đề ra trong những năm 50 củathế kỷ XVIII, trước khi có những phát minh khoa học vĩ đại trong lĩnh vực hoá học,sinh học vào cuối thế kỷ XVIII, trước khi Lômônôxốp tìm ra định luật bảo toàn vàchuyển hoá năng lượng

3.2.3 Đánh giá khái quát học thuyết trọng nông

Trang 37

- Tích cực: Chủ nghĩa trọng nông là tư tưởng giải phóng kinh tế nông nghiệp,

giải phóng nông dân khỏi quan hệ phong kiến, là một trong những cơ sở cho cuộc cáchmạng dân chủ tư sản Pháp (1789 )

Lần đầu tiên họ chuyển đối tượng nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từlĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp và do đó đã đặt cơ sở cho việc phântích nền sản xuất TBCN

Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá caovai trò của nông nghiệp Coi nó là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải cho xã hội, chỉ cólao động nông nghiệp mới là lao động có ích và là lao động sinh lời, muốn giàu cóphải phát triển nông nghiệp

+ Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán mộtcách có hiệu quả chủ nghĩa trọng thương về vấn đề này, theo đó lưu thông không tạo

+ CNTN mới dừng việc nghiên cứu ở giới hạn xem xét, mô tả hiện tượng bênngoài mà chưa đi sâu phân tích để phát triển bản chất của các quá trình kinh tế

+ Quan niệm về sản xuất còn hẹp hòi do đó đã đi đến kết luận sai lầm rằng giátrị thặng dư tức là cái mà CNTN gọi là sản phẩm thuần túy là tặng phẩm của tự nhiên

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH

3.3.1 Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh

CNTT và CNTN thoái trào, CNTT đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã ngay

từ thế kỷ XVII, trước hết là Anh, một nước phát triển nhất về mặt kinh tế

Sự phát triển của các công trường thủ công tạo ra hàng hóa và lợi nhuận chogiai cấp tư sản ở Anh Họ đã nhận thức được rằng, muốn làm giàu phải bóc lột laođộng, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận chongười giàu

Sự phát triển của Khoa học: Triết học, toán học, vật lý, xã hội…xuất hiệnnhững tư tưởng tiến bộ

Tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học của cuối thế kỷ XVII đã chứng

tỏ thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu Tính chất phiến diện của học thuyết trọng

Trang 38

thương trở nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận để đáp ứng sự vận động và phát triểncủa sản xuất tư bản chủ nghĩa Trên cơ sở đó, kinh tế chính trị học cổ điển Anh ra đời

Học thuyết kinh tế cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát sinhtrong thời kỳ hình thành phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa Các nhà kinh tế học củatrường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sanglĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt

ra Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thịtrường, như phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, địa tức, các quy luậtgiá trị, cung cầu, lưu thông tiền tệ…Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượnghóa nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy luật vận độngcủa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sựcan thiệp của nhà nước vào kinh tế Tuy vậy, những kết luận của họ còn mang tính philịch sử, lẫn lộn giữa hệ thống khoa học và yếu tố tầm thường

Các đại biểu: William Petty (1623-1687), Adam Smith (1723-1790), DavidRicardo (1772-1823)

Theo K Marx, kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Petty

và kết thúc ở David Ricardo

3.3.2 Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683)

a Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của W Petty

- Tiểu sử:

+ William Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổđiển Anh Ông sinh ra trong một gia đình thợ may nghèo ở một thị trấn yên bình củaHampshire, bên dòng sông Test, miền Nam nước Anh Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vựcnhư: Giải phẫu Y khoa (TS Y Khoa), thống kê, kinh tế

W Petty

+ Năm 1647 phát minh ra máy chữ, năm 1649 nhận học vị tiến sỹ vật lý, năm

1657 là giáo sư giải phẫu và âm nhạc, năm 1658 làm bác sỹ trong quân đội Cromwelltham gia cướp bóc Ireland

- Tác phẩm:

W Petty viết nhiều tác phẩm như:

+ “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, (1662)

+ “Lời nói với những kẻ khôn”, (1664)

+ “Giải phẫu học chính trị ở Ireland”, (1672)

+ “Số học chính trị”, (1676) - đây là tác phẩm lớn nhất

+ “Bàn về tiền tệ”, (1682)

Trang 39

Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương,nhưng trong những tác phẩm cuối cùng của ông không còn dấu vết của chủ nghĩatrọng thương.

- Về phương pháp luận: W Petty đã áp dụng phương pháp mới về nhận thức.Trường phái trọng thương mới chỉ thỏa mãn với việc đơn thuần đưa ra những biệnpháp kinh tế hay chỉ miêu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm CònW.Petty đi xa hơn tìm cách giải quyết các hiện tượng đó Ông đã tiếp cận với quy luậtkhách quan Ông nói: “Trong chính sách kinh tế cũng như trong y học cần phải tínhđến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành động cưỡng bức riêng củamình để chống lại những quá trình đó”

Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn coi các quy luật kinh tế của CNTB cũng như quyluật tự nhiên tồn tại vĩnh viễn

- Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo chủnghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức

- Phương pháp trình bày của ông: xuất phát từ hiện tượng cụ thể, phức tạp, điđến hiện tượng trừu tượng

b Học thuyết kinh tế của W.Petty

- Lý luận về giá trị lao động

Thứ nhất là quan niệm về giá trị lao động của William Petty ( 1623-1687 ) Ông là mộtcon ngời học rộng biết nhiều và sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trình độtiến sĩ vật lý, là ngời phát minh ra máy móc, là đại địa chủ đồng thời là nhà đại côngnghiệp Ông là ngời áp dụng phơng pháp mới trong nghiên cứu khoa học, gọi là khoahọc tự nhiên tức là tôn trọng và thừa nhân các quy luật khách quan, vạch ra mối liên hệphụ thuộc, nhân quả giữa các sự vật hiện tượng Về lý thuyết giá trị lao động, ông cócông nêu ra nguyên lý của giá trị lao động Ông đa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoátrong tác phẩm bàn về thuế khoá và lệ phí Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo vàgiá cả chính trị.Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông viết một người nào đó, trong thời gianlao động khai thác đợc 1ounce bạc và cùng thời gian đó sản suất đợc 1 barrel lúa mỳthì 1 ounce bạc đợc coi là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ Nêu nhờ mỏ quặngphong phú tài nguyên hơn thì với thời gian lao động nói trên, bây giờ khai thác đợc 2ounce bạc thì 2 ounce bạc này là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ

Như vậy, giá cả tự nhiên ( giá trị hàng hoá ) là do lao động hao phí của ngời sản suấttạo ra và vì vậy giá cả tự nhiên quyết định giá trị sản phẩm Nếu giá cả tự nhiên là giátrị của hàng hoá, thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá Ông viết tỷ lệgiữa lúa mỳ và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên Ông chorằng, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu trênthị trờng

Về giá cả chính trị, ngoài yếu tố lao động hao phí nó còn phụ thuộc vào quan điểmchính trị và bối cảnh xã hội vì vậy nó là cơ sở quyết định giá cả thị trường của sảnphẩm Vì vậy, chi phí lao động trong gia cả chính trị cao hơn chi phí lao động trong

Trang 40

giá cả tự nhiên ( giá trị ) bình thờng Ông cũng đặt vấn đề nghiên cứu lao động giảnđơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao độngtrung bình của nhiều năm để ta loại trừ tình trạng ngẫu nhiên Nh vậy, ông là ngời đầutiên thấy được cơ sở của giá cả tự nhiên ( giá trị ) là lao động hao phí, thấy đợc mốiquan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động Có thể nói ông là ngời đầu tiên đặtnền móng cho lý luận giá trị lao động Nhng ông vẫn lẫn lộn hay cha phân biệt đượclao động tạo ra giá trị sử dụng và lao động tạo ra giá trị Mặt khác ông còn ra luậnđiểm là lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải Về phương diện của cải vậtchất, đây là sáng kiến vĩ đại của ông Nhng ông lại xa rời tư tưởng giá trị lao động khikết luận lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm tức là lao động

và đất đai là nguồn gốc của giá trị ( giá cả tự nhiên ) Ông đã lẫn lộn lao động với tưcách là nguồn gốc của giá trị sử dụng với lao động có tư cách là nguồn gốc của giá trị (tức là ông đã đồng nhất lao động cụ thể với lao động trừu tợng Đứng về phơng diệngiá trị thì đây là quan điểm sai lầm Điều này là mầm mống của các lý thuyết nhân tốsản xuất tạo ra giá trị sau này W Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trịlao động Ông đã đưa ra 3 phạm trù về giá cả hàng hóa trong tác phẩm “Bàn về thuếkhóa và lệ phí”, đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị

Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa, nó do lao động của người sản xuất tạo ra.Lượng của giá trị tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc

Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa Theo ông, giá cả nhân tạothay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường

Về giá cả chính trị, W Petty cho rằng, đây là một loại đặc biệt của giá cả tựnhiên Nó cũng chính là chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa nhưng trong điềukiện chính trị không thuận lợi Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thườngcao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường

+ Hạn chế:

Tuy nhiên ông vẫn chưa phân biệt đợc các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi và giá cả.Ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thơng nên ông chỉ giới hạn lao độngtạo ra giá trị trong lao động khai thác vàng và bạc, chính vì vậy mà ông khẳng địnhrằng muốn xác định giá trị của các vật phẩm thì phải đem so sánh lao động hao phílàm ra nó và hao phí làm ra bạc và vàng ( ông là ngời lấy bạc và vàng làm chất liệucho tiền tệ ) Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còngiá trị hàng hoá khác đợc xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc Lý luận giá trị - laođộng của ông chưa phân biệt được các phạm trù: giá trị, giá trị trao đổi với giá cả

Lao động khai thác vàng và bạc tạo ra giá trị; lao động ở ngành khác tạo nêncủa cải

Theo ông, giá trị hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánhsáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy Điều này chính là ảnhhưởng của chủ nghĩa trọng thương

Ngày đăng: 28/04/2016, 13:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w