Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa..
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ( Cơ sở khách quan)
a Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh thời đại
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa
- Thắng lợi cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu Á” Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa
- Tháng 3 năm 1919 Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3) ra đời, chủ trương đoàn kết phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây và phong trào giải phóng thuộc địa phương Đông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa
đế quốc
Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối Tk XIX đầu Tk XX
- Năm 1858, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp
- Cho đến cuối thế kỷ XIX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra và lan rộng khắp cả nước Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ
tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử
- Sang đầu thế kỷ XX, dưới chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ Do ảnh hưởng của “Tân thư” ở Trung Quốc và trào lưu cải cách ở Nhật Bản, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản Đại biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, với phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân… nhưng tất cả đều bị dập tắt do chưa có hướng đi đúng Hệ tư tưởng tư sản cũng không lãnh đạo được phong trào chống Pháp
Trang 2- Trước sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối, sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc Việt Nam là phải tìm con đường cứu nước đúng đắn Phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường mới
b Những tiền đề tư tưởng – lí luận
Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất; tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng; ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử
thách; trí thông minh, tài sáng tạo quý trọng hiền tài, khiêm tốn… là tiền đề tư tưởng,
Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng hồ chí minh Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng cao quý nhất, trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước có trong mỗi con người Việt Nam, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam và là chuẩn mực đạo đức cơ bản của cả dân tộc Hồ Chí Minh đúc kết chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; đó là ước vọng về một
xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng; là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học
- Văn hóa phương Tây: Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây; những giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp và các giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập Mỹ
- Hồ Chí Minh còn tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, nếp sống có đạo đức, bình đẳng, dân chủ, đề cao lao động, chống lười biếng… của Phật giáo Ngoài ra, Người còn tiếp thu tư tưởng của Lão Tử, Mạc Tử, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc, xuất phát từ lòng yêu nước, Nguyễn Tất Thành quyết định rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước Thực tiễn trong gần 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, nhất là sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất
Trang 3những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin (7/1920) Nguyễn Ái Quốc đã: “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng,…vui mừng đến phát khóc…” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc Như vậy, chính Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng
- Hồ Chí Minh coi việc tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết phải nắm vững phương pháp biện chứng; phải vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan, phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước Đó là con đường cách mạng vô sản
Trang 4Câu 2: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
a Bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước của ông cha ta trước khi
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Tất cả các phong trào cứu nước của ông cha ta, mặc dù diễn ra vô cùng anh dũng, sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX
- Mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường mới
b Cách mạng tư sản không triệt để.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới như cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mĩ … Và nhận thấy rằng: “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Do đó, Người không theo con đường cách mạng tư sản
c Con đường giải phóng dân tộc.
- Hồ Chí Minh viết: “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”
- Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, HCM đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản Người khẳng định: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Trang 5Câu 3: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa), nền kinh
tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
- Từ đó Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó”
- Nhận ra được điều này, Hồ Chí Minh kêu gọi: “ Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”
- Trong khi yêu cầu Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, HCM vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải phóng
- Tháng 8- 1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Kháng chiến trường kì gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh Trông vào sức minh… cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác.Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”
- Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”
- Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của HCM vào kho tang lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dt trên toàn thế giới trong gần thế kỉ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn
Trang 6Câu 4: Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân
- Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ luôn là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lập trường tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân chủ”
- Dân chủ là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Dân chủ ở nước ta là dân chủ gián tiếp theo hình thức đại diện
1 Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong
xã hội đều thuộc thuộc về nhân dân.Quan điểm trên được thể hiện qua hai bản Hiến pháp
mà Người đã lãnh đạo soạn thảo trong 24 năm làm Chủ tịch nước là Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959
- Nhân dân làm chủ Nhà nước tức là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước Nhân dân
có bầu ra các đại biểu, uỷ quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đồng thời, nhân dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
- Người cũng nêu lên quan điểm Dân là chủ và dân làm chủ Dân là chủ có nghĩa là xác
định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân Do
đó, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước
Trong nhà nước của dân, người dân được hưỏng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất
cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là công bộc của dân
2 Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra, do dân ủng hộ, đóng thuế để hoạt động Do đó khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó Tuy nhiên, quyền lợi, quyền hạn của nhân dân bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân
Trang 7- Hồ Chí Minh quan niệm phải xây dựng Nhà nước Việt Nam mới hợp hiến, hợp pháp Nhà nước do nhân dân tạo ra và quản lý ở chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ + Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân
3 Nhà nước vì dân
- Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác Đồng thời, cán bộ nhà nước là công bộc của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền và cũng là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân
- Nhà nước đó là một nhà nước trong sạch, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành Cán bộ nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh
- Cán bộ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính , là người lãnh đạo thì phải
có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài Cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là làm quan phát tài
\\\
Trang 8Câu 5: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN
1 Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (giống câu 1)
- Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược
và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa
- Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc
- Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
2 Bối cảnh trong nước
* Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.
- Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính
quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam
Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư
vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
* Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
- Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn
nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất Sự cấu kết giữa giai cấp địa chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức khác nhau
- Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm khoảng
90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề
- Giai cấp công nhân Việt Nam: giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và
vùng mỏ Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm tiếp
Trang 9thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành một lực lượng tự giác, thống nhất
- Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản
nông nghiệp Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ Thế lực kinh tế và địa
vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt
- Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên chức và
những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào
Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội Tính chất của xã hội Việt Nam
là thuộc địa, nửa phong kiến Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu) và mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến
* Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX.
- Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả
+Phong trào Cần Vương
+Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám +Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc
+Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại
- Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước
2 Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh
Trang 10niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới
- Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp
- Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam
- Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn
Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam
=> Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi
b Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng
2 năm 1930