ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn PHÂN TÍCH KINH tế y tế

10 685 0
ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn PHÂN TÍCH KINH tế y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÂN TÍCH KINH TẾ Y TẾ 1. Trình bày khái niệm, vai trò và phân tích đối tượng của phân tích kinh tế?  Khái niệm: Phân tích kinh tế tại các doanh nghiệp và các cơ sở y tế là việc xem xét đánh giá toàn bộ diễn biến và kết quả hoạt động của các đơn vị, qua đó làm rõ chất lượng hoat động, các nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị từ đó có những biện pháp phương án nhằm cải thiện các hoạt động của đơn vị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị  Vai trò: phân tích kinh tế của doanh nghiệp giống như việc bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho con người…  Đối tượng: các yếu tố tác động tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp - Khách quan: +) tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước +) chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ +) yếu tố tự nhiên +) uy tín thương hiệu +) thu nhập, thị hiếu, nhu cầu thị trường - Chủ quan: +) cơ sở vật chất của doanh nghiệp +) con người +) tài chính +) uy tín, chất lượng +) thương hiệu Đối tượng của phân tích kinh tế trong cơ sở y tế và cssk là diễn biến và kết quả của quá trình hoạt động với các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến diễn biến và kết quả của quá trình đó 2. Trình bày phương pháp so sánh? Cho ví dụ minh họa  Khái niệm: So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác Mục đích của việc so sánh là để được sự giống và khác giữa các sự vật hiện tượng, thấy được mức độ phát triển và xu thế phát triển của các chỉ tiêu  Các nội dung so sánh - So sánh giữa số thực hiện với kế hoạch để biết được mức độ hoàn thành - So sánh giữa số liệu kỳ này với các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm trước, …để thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu kinh tế - So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị tiên tiến, so sánh các chỉ tiêu bình quân , so sánh các chỉ tiêu tối ưu ,…để thấy được mức độ và khả năng phấn đấu của đơn vị mình - So sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên một chỉ tiêu mới - So sánh giữa bộ phận với tổng thể để thấy được vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó - Để áp dụng được phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải thỏa mãn các điều kiện sau: +) thống nhất về nội dung phản ánh +) thống nhất về phương pháp tính toán +) số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng trong khoảng thời gian +) Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đơn vị đo lường - Các trị số chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch kỳ trước hoặc cùng kỳ các năm trước, gọi chung là trì số kỳ gốc, thời kỳ để chọn làm mốc so sánh gọi là kỳ gốc. Thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích  Các hình thức so sánh - So sánh chuyển đổi: +) so sánh trực tiếp: Chênh lệch tuyệt đối = số phân tích – số gốc VD: có số liệu về tình hình chi phí của 2 đơn vị: Các đơn vị Kế hoạch Thực hiện A 400 420 +20 B 300 280 -20 Trong 2 đơn vị đơn vị nào quản lý tình hình chi phí kinh doanh tốt hơn?  Đơn vị B +) so sánh có tính đến hệ số điều chỉnh Chênh lệch tuyệt đối = số phân tích – số gốc * hệ số điều chỉnh VD: giả sử kế hoạch doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của đơn vị A hoàn thành 120%, đơn vị B hoàn thành 80%  Hệ số điều chỉnh của A: 1,2  Hệ số điều chỉnh của B: 0,8  Chênh lệch tuyệt đối có điều chỉnh của A = 420 -400 *1,2 Chênh lệch tuyệt đối có điều chỉnh của B = 280 – 300 *0,8 - So sánh tương đối +) tỷ lệ phần trăm hoàn thành = (số phân tích/số gốc ) * 100% +) tỷ lệ phần trăm tăng và giảm = (chênh lệch tuyệt đối/số gốc) *100% +) tỷ lệ phần trăm hoàn thành có điều chỉnh: = * 100% +) tỷ trọng (số tương đối kết cấu) = (bộ phận/tổng thể) * 100% - So sánh động thái: +) tỷ lệ phát triển định gốc (T oi ) 0 *100% i Y Y +) tỷ lệ phát triển liên hoàn (T i ) 1 *100% i i Y Y − +) tỷ lệ bình quân : 1 ích các T n i T t − = 3. Trình bày phương pháp thay thế liên hoàn? Cho ví dụ minh họa  Tác dụng của phương pháp: Được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với chỉ tiêu phân tích được tồn tại bằng phương thức dạng tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số. Hay nói cách khác là giữa chúng có mối quan hệ hàm số  Các bước thực hiện Bước 1: viết công thức phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu kiênh tế và các nhân tố ảnh hưởng Lưu ý: khi viết công thức phải sắp xếp các nhân tố theo thứ tự, nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau M= q*p P = M.p’ Bước 2: thay thế nhằm xác định ảnh hưởng của từng nhân tố. Ở bước này, ta căn cứ vào công thức đã được xác định tiến hành thay thế từ trái qua phải bằng cách cho nhân tố đang nghiên cứu biến động từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Đồng thời, cố định nhân tố đứng sau đó ở kỳ gốc. Khi thay thế xong, ta tính ra ngay giá trị của lần thay thế của nhân tố đó – giá trị lần thay thế trước hoặc giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc (nếu là lần thay thế đầu tiên) Bước 3: Cộng ảnh hưởng của các nhân tố đối chiếu với số chênh lệch chung của chỉ tiêu và đưa ra nhận xét - Mức chênh lệch chung của chỉ tiêu - Mức ảnh hưởng của từng nhân tố: – 4. Trình bày phương pháp so sánh số chênh lệch? Cho ví dụ minh họa? Là dạng khác của phương pháp thay thế liên hoàn  Tác dụng của phương pháp: Được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với chỉ tiêu phân tích được tồn tại bằng phương thức dạng tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số. Hay nói cách khác là giữa chúng có mối quan hệ hàm số  Các bước thực hiện Bước 1: viết công thức phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu kiênh tế và các nhân tố ảnh hưởng Lưu ý: khi viết công thức phải sắp xếp các nhân tố theo thứ tự, nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau Bước 2: Khi cần tính ảnh hưởng của nhân tố nào đó, ta lấy số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó nhân với số liệu kỳ gốc của nhân tố đứng sau và số liệu kỳ phân tích của nhân tố đứng trước 5. Trình bày phương pháp cân đối? cho ví dụ minh họa  Tác dụng: Được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố tới chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với chỉ tiêu phân tích. Được tồn tại bằng công thức có dạng tổng (cộng trừ) hay nói cách khác là giữa chúng có mối quan hệ cân đối.  Các bước thực hiện: Bước 1: viết công thức phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng Bước 2: xác định ảnh hưởng của từng nhân tố Để xác định ảnh hưởng của các nhân tố, ta tính số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó. Số chênh lệch này chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố tới chỉ tiêu phân tích. Còn về chiều hướng ảnh hưởng thì tùy thuộc vào dấu của nhân tố ở trong công thức: nhân tố mang dấu (+) ảnh hưởng cùng chiều, nhân tố mang dấu (-) ảnh hưởng ngược chiều tới chỉ tiêu phân tích X= a+b-c 6. Trình bày phương pháp tỷ suất hệ số? Cho ví dụ minh họa? - Phương pháp tính hệ số: hệ số cũng là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động, phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ: hệ số nợ phản ánh mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu Nợ phải trả với Nguồn vốn kinh doanh; hệ số đầu tư tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa tổng giá trị của tài sản cố định trên tổng tài sản doanh nghiệp… - Tỷ lệ phần trăm (%): là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tăng giảm so với kỳ trước. Công thức: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (%) = (số thực hiện *100)/số kế hoạch - Tỷ trọng: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ (%) của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể. Công thức: ỷ trọng (%) = (số cá biệt *100)/số tổng thể - Tỷ suất là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau trong đó chỉ tiêu cần được so sánh có ý nghĩa quyết định đến mức độ, quy mô của chỉ tiêu trên đem so sánh 7. Trình bày mục đích, nội dung phương pháp phân tích các yếu tố của quá trình kinh doanh? Các yếu tố của quá trình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết quả của các hoạt động đồng thời các yếu tố này phản ánh năng lực của cơ sở. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh trong các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa rất quan trọng và cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Đánh giá 1 cách chính xác, khách quan tình hình và hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả để làm gia tăng số lượng và chất lượng, kết quả cung cấp dịch vụ - Tìm ra giải pháp tối ưu nhằm khai thác năng lực kinh doanh nói chung và từng bộ phận nói riêng để từ đó có những chính sách đầu tư tối ưu cho các bộ phận hợp thành năng lực kinh doanh của cơ sở - Tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm các yếu tố chi phí cơ bản -> tăng lợi nhuận  Nội dung các phương pháp phân tích các yếu tố của quá trình kinh doanh: a) Phân tích tình hình sử dụng lao động và trả công lao động - Phân tích tình hình sử dụng lao động: +) phân tích cơ cấu và sự biến động của lao động L = L 1 – L 0 L 1 – L 0 * I M (hệ số điều chỉnh) +) Phân tích chất lượng lao động Để phân tích chất lượng lao động, tính tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và so sánh giữa 2 kỳ. Nếu như lao động có trình độ chuyên môn cao, chiếm tỷ lệ lớn và tăng lên => chất lượng lao động của cơ sở y tế tăng và ngược lại. Ngoài ra, để đánh giá chất lượng lao động, có thể sử dụng chỉ tiêu sau đây: Chỉ tiêu thâm niên bình quân: i i i T L TN L = ∑ ∑ Trong đó: TN ngang là thâm niên bình quân T i là thâm niên công tác thứ i L i là số lượng lao động có thâm niên công tác thứ i +) Phân tích năng suất lao động: W L = M/L Năng suất lao động trên ngày: W N = M/ ngày làm việc Năng suất lao động trên giờ: W G = M/ giờ làm việc +) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lao động tới chỉ tiêu kết quả M =L * W L  Doanh thu = số lượng lao động * năng suất lao động  Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch - Phân tích tình hình sử dụng quỹ: Chi phí trả công lao động là 1 trong những yếu tố chi phí chủ yếu trong cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe, sử dụng tốt khoản chi phí này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho đơn vị đồng thời làm tăng chất lượng và hiệu quả công việc Sử dụng quỹ lương hợp lý là vừa phải đảm bảo lợi ích của đơn vị đồng thời đảm bảo lợi ích của người lao động tức là phải đảm bảo các điều kiện sau đây: +) Tổng quỹ lương có thể tăng lên nhưng phải dựa trên cơ sở tăng kết quả công việc tức là tăng doanh số dịch vụ và tỷ lệ tăng doanh số phải lớn hơn tỷ lệ tăng của quỹ lương +) Mức lương bình quân tăng lên nhưng phải trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tỷ lệ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tỷ lệ tăng của mức bình quân Các chỉ tiêu: +) Mức lương bình quân: QL X L = +) Năng suất lao động bình quân; L M W L = +) Tỷ suất chi phí tiền lương: ' *100% TL TL F F M = (F TL = Q L ) +) Hiệu suất tiền lương: H TL = M/F TL +) Mức độ tăng giảm của chi phí tiền lương 0 1 ' ' ' TL TL TL F F F∆ = − +) Mức tiết kiệm, lãng phí chi phí tiền lương 0 ' * TL F TL U F M = ∆ (âm là tốt) b) Phân tích tình hình sử dùng tài sản cố định - Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản cố định Mục đích sử dụng: tài sản cố định sử dụng cho sản xuất và TSCĐ sử dụng cho mục đích ngoài sản xuất - Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định +) nhà cửa, thiết bị +) phương tiện vận tải  So sánh kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào (tổng giá trị tài sản cố định) c) Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu - Phân tích tình hình biến động nguyên vật liệu ∆ NVL = NL 1 – NL 0 Tỷ lệ % = ( ∆ NVL/NL 0 ) * 100%  Biết được giá trị nguyên vật liệu tăng hay giảm so với kỳ gốc ∆ NVL = NL 1 – NL 0 * I M => biết được doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý hay ko Tỷ lệ % = (NL 1 /( NL 0 * I M )) * 100% - Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu H TL = M/NL - Phân tích hiệu suất hao phí nguyên vật liệu HP NL = NL/DT  Để có 1 đồng doanh thu, phải hao phí hết bao nhiêu đồng nguyên vật liệu (càng nhỏ càng tốt) 8. Trình bày khái niệm tài chính doanh nghiệp, nhiệm vụ, nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp?  Khái niệm: tài chính doanh nghiệp là tất cả các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.  Nhiệm vụ: - Đánh giá tình hình tính chất của doanh nghiệp trên các mặt, huy động phân phối và sử dụng các nguồn vốn - Đánh giá tình hình công nợ phải trả phải thu, tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phát hiện khả năng tiềm tàng đề ra những biện pháp khai thác nhằm ko ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn  Nguồn tài liệu: - Báo cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh 9. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn?  Khái niệm: - Hiệu quả kinh doanh nói chung là những lợi ích kinh tế, xã hội do hoạt động kinh doanh đem lại - Hiệu quả kinh tế là kết quả doanh thu, lợi nhuận. hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp sử dụng trong đó có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xác định bằng 2 chỉ tiêu: +) hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh H M vốn kinh doanh = M/ VKD Trong đó: H M vốn kinh doanh : hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh M: doanh thu bán hàng trong kỳ VKD : vốn kinh doanh bình quân +) hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: VKD P P VKD = Trong đó: P: lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ 2 DK CK VKD VKD VKD + = VKD DK,CK : vốn kinh doanh đầu kỳ, cuối kỳ - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: được xác định bằng 2 chỉ tiêu +) Hệ số doanh thu trên vốn lưu động. Công thức: VLD M H VLD = +) Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động. Công thức: P VLĐ = Trong đó: H VLĐ : hệ số doanh thu trên vốn lưu động P VLĐ : hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động VLĐ b/q: vốn lưu động bình quân - Hiệu quả sử dụng vốn cố định +) hệ số doanh thu trên vốn cố định. Công thức: VCD M H VCD = +) hệ số lợi nhuận trên vốn cố định. Công thức: VCD P P VCD = Trong đó: H VCĐ : hệ số doanh thu trên vốn cố định P VCĐ : hệ số lợi nhuận trên vốn cố định VCĐ b/q: vốn cố định bình quân - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư tài chính dài hạn +) hệ số doanh thu trên vốn đầu tư. Công thức: H VĐT = M/ VĐT Trong đó: H VĐT : hệ số doanh thu trên vốn đầu tư M: doanh thu bán hàng (năm) VĐT: vốn đầu tư +) Hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư. Công thức: P VĐT = P/ VĐT Trong đó: P VĐT : hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư P: lợi nhuận kinh doanh (năm) +) thời gian hoàn vốn đầu tư (năm). Công thức: VDT VDT VDT T P KH = + Trong đó: T VĐT : thời gian hoàn vốn đầu tư (năm) VDT KH : Khấu hao bình quân của vốn đầu tư (năm) . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÂN TÍCH KINH TẾ Y TẾ 1. Trình b y khái niệm, vai trò và phân tích đối tượng của phân tích kinh tế?  Khái niệm: Phân tích kinh tế tại các doanh nghiệp và các cơ sở y tế. các y u tố chi phí cơ bản -> tăng lợi nhuận  Nội dung các phương pháp phân tích các y u tố của quá trình kinh doanh: a) Phân tích tình hình sử dụng lao động và trả công lao động - Phân tích. nghĩa quyết định đến mức độ, quy mô của chỉ tiêu trên đem so sánh 7. Trình b y mục đích, nội dung phương pháp phân tích các y u tố của quá trình kinh doanh? Các y u tố của quá trình kinh doanh

Ngày đăng: 29/04/2015, 19:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan