TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN LỊCH Tên đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX, SARCOPTES, NẤM DA TRÊN CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ” KHÓA L
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN LỊCH
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH NGOÀI DA DO DEMODEX,
SARCOPTES, NẤM DA TRÊN CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y
Khóa học : 2009 - 2013
Giảng viên hướng dẫn: T.S Phan Thị Hồng Phúc
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
THÁI NGUYÊN - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của trạm thú y Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Tôi đã thực
hiện đề tài: "Tình hình nhiễm bệnh ngoài da do Demodex, Sarcoptes, nấm
da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên và kết quả điều trị”
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trạm thú y Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Tôi xin gửi tới toàn thể các thầy, cô giáo trong trường, khoa và cô chú làm tại trạm lời cảm ơn chân thành nhất Đặc biệt tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Phan Thị Hồng Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này
Qua đây, tôi xin trân thành cảm ơn các cô các chú tại trạm thú y Thành Phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được những kiến thức
và tài liệu cần thiết cho đề tài
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
là chỗ dựa đã giúp tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học Một lần nữa, tôi xin kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y sức khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt Chúc cô chú tại trạm thú y Thành phố sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như công việc
Sinh viên
Nguyễn Văn Lịch
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13
Bảng 2.1 Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên tổng số chó điều tra 34
Bảng 2.2 Tỷ lệ mắc bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da 35
trên chó mắc bệnh ngoài da 35
Bảng 2.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da theo giống 37 Bảng 2.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da theo
tính biệt 38
Bảng 2.5 Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da theo tuổi 40
Bảng 2.6 Kết quả điều trị bệnh do Demodex gây ra ở chó 41
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở chó 35 Hình 2.2 Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da trên chó
mắc bệnh ngoài da 36
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1 Vị trí địa lý 1
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình đất đai 1
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn 2
1.1.1.4 Giao thông vận tải 2
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộị 3
1.1.2.1 Điều kiện xã hội 3
1.1.2.2 Điều kiện kinh tế 4
1.1.3 Tình hình chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên 5
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên 5
1.1.3.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp 6
1.1.4 Đánh giá chung 8
1.1.4.1 Thuận lợi 8
1.1.4.2 Khó khăn 9
1.2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 9
1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất 9
1.2.2 Biện pháp thực hiện 9
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất 10
1.2.3.1 Công tác thú y 10
1.2.3.2 Công tác khác 13 1.3 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 14
1.3.1 Kết luận 14
1.3.2 Tồn tại 14
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 16
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 16
2.1.1 Mục đích của đề tài 17
2.1.2 Ý nghĩa của đề tài 17
Trang 62.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17
2.2.1 Cơ sở khoa học 17
2.2.1.1 Cấu tạo da 17
2.2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da 18
2.2.2 Những hiểu biết về bệnh Demodex, Sarcoptes và nấm da trên chó 21
2.2.2.1 Demodex 21
2.2.2.2 Sarcoptes 23
2.2.2.3 Nấm da 26
2.2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29
2.2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 29
2.2.3.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 30
2.3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
2.3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30
2.3.2 Vật liệu nghiên cứu 30 2.3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.3.3.1.Địa điểm nghiên cứu 31
2.3.3.1 Thời gian nghiên cứu 31
2.3.3 Nội dung nghiên cứu 31
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.3.1 Phương pháp đánh giá tỷ lệ nhiễm 31
2.3.3.2 Phương pháp lấy mẫu 31
2.3.3.3 Phương pháp xét nghiệm mẫu 32
2.3.3.4 Qui định độ tuổi và giống chó 32
2.3.4 Phương pháp xác định hiệu quả của thuốc điều trị 32
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
2.4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 33
2.4.1 Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên tổng số chó điều tra 33
2.4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh demodex, sarcoptes, nấm da trên chó mắc bệnh ngoài da 35
2.4.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh do demodex, sarcoptes, nấm da theo giống 37
2.4.4 Tỷ lệ mắc bệnh do demodex, sarcoptes, nấm da theo tính biệt 38
Trang 72.4.5 Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da do demodex, sarcoptes, nấm da theo tuổi 39
2.4.6 Kết quả điều trị bệnh do demodex , sarcoptes , nấm da gây ra ở chó 41
2.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
2.5.1 Kết luận 42
2.5.2 Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 44
II TÀI LIỆU TIẾNG ANH 46
Trang 8PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có giới hạn từ 20020’ đến 22003’ vĩ tuyến Bắc và từ 105028’đến 1060
14’ kinh tuyến Đông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc Có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang
Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế, xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình đất đai
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều
là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc
Trang 9Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác với tổng diện tích là: 354.110 ha diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng và sông suối đá: 78.535 ha
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Thái Nguyên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.250mm Địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, nằm gọn trong vành đai nhiệt đới, có sự khác biệt về hai mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh là 23,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất
Trang 10Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
* Đường sắt
Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện
Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội
Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản
Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội
- Quán Triều, tuyến đường sắt này nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh và
ra Quảng Ninh
Hệ thống đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước
* Đường Thủy
Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài
161 km Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộị
1.1.2.1 Điều kiện xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 9 huyện thành, gồm: thành phố Thái Nguyên, thị
xã Sông Công và các huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương
Tổng số 180 xã, phường, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du
* Dân số - Dân tộc
Tỉnh Thái Nguyên có 1.149.000 người Trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm 53% tổng dân số toàn tỉnh Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị
và đồng bằng dân cư lại dày đặc, trung bình 325 người/km2
Trang 11Toàn tỉnh có trên 30 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh (75%), Tày (11%), Nùng (5,1%), còn lại là dân tộc khác
* Trình độ dân trí
Tính đến hết năm 2012, tỉnh Thái Nguyên đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 9 huyện, thị xã, thành phố với 180 xã, phường thị trấn trên địa bàn Tỷ lệ người biết chữ chiếm 94,1%
* Về Y Tế
Thái Nguyên hiện có 2199 cán bộ y tế, trong đó có 802 bác sĩ Bình quân số bác sĩ cho 1000 dân là 0,77 cao hơn mức trung bình của cả nước Trên địa bàn tỉnh có 17 bệnh viện ( trong đó có 3 bệnh viện do Trung ương quản lý), 17 phòng khám đa khoa, 1 viện điều dưỡng, 1 trại phong, 176 trạm y
tế xã phường Tổng số giường bệnh đạt tiêu chuẩn là 3559 giường, bình quân
1000 dân có 3,2 giường bệnh (riêng ở thành phố Thái Nguyên là 7,7 giường)
* Về mạng lưới điện
Có 143 xã, phường, thị trấn có lưới điện quốc gia, nâng tỷ lệ xã có điện đạt 98,86%: số hộ sử dụng điện chiếm 89,95%
* Về hệ thống cấp nước sinh hoạt
Chủ yếu là ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công có công suất cung cấp nước hiện nay là 43,500 m3/ngày đêm
1.1.2.2 Điều kiện kinh tế
Thái Nguyên thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và còn chậm phát triển nhất tại Việt Nam Nền kinh tế Thái Nguyên nhìn chung vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp Thái Nguyên có
tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép Khu công nghiệp đầu tiên của Thái Nguyên là Khu công nghiệp (KCN) Sông Công và hiện đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha); KCN Nam Phổ Yên (200 ha); KCN Tây Phổ Yên (200ha); KCN Điềm Thuỵ (350ha); KCN Quyết Thắng (200ha), đều
tập trung ở khu vực trung - nam của tỉnh
Trang 12Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt 9% GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng (khoảng 750 Đô la Mỹ) tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008 Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.317 tỷ đồng, và tăng 18,8% so với năm trước Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 70 triệu USD
1.1.3 Tình hình chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên
Trạm thú y 9 huyện, thành, thị
Chi cục trưởng
Chi cục phó Chi cục phó
Phòng
Dịch tễ
Phòng Chẩn đoán
Phòng Hành chính
Phòng Thanh tra pháp chế
Trạm Kiểm dịch
động vật nội địa
Phòng kiểm dịch động vật
BỘ MÁY CƠ CẤU TỔ CHỨC CCTY THÁI NGUYÊN
180 Tổ trưởng mạng lưới thú
y xã, phường, thị trấn
Trang 131.1.3.2 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp
* Tập quán sản xuất
Với tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 94,563 ha; nên ngành nông nghiệp giữ 1 vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Sản xuất nông nghiệp theo phương pháp cổ truyền đã giảm dần, thay bằng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, do vậy năng xuất vật nuôi, cây trồng tăng lên đáng kể
* Tình hình phát triển trồng trọt
Do ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, năng suất lúa của tỉnh đạt trung bình 176 - 210 kg/sào Ngoài sản xuất lúa và hoa màu, để đảm bảo lương thực và thực phẩm tỉnh còn có thế mạnh về đặc sản chè Toàn tỉnh có trên 15.000 ha trồng chè Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến chề xuất khẩu trong và ngoài nước
Ngoài ra các cây ngắn ngày càng được chú trọng phát triển Toàn tỉnh hiện nay có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 8.000 ha được cho thu hoạch
* Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt thì chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở Thái Nguyên Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm Trên địa bàn chủ yếu chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình Thức ăn một phần là tận dụng các sản phẩm của gia đình còn một phần là thức
ăn hỗn hợp Với vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu và điều kiện hạ tầng cơ sở khá thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển chăn nuôi Thái Nguyên đang đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, sản xuất hàng hóa, phát triển vật nuôi có lợi thế, giá trị kinh tế cao
- Chăn nuôi trâu, bò:
Chăn nuôi trâu, bò có tầm quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nó cung cấp sức kéo, phân bón cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, đồng thời còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành
Trang 14công nghiệp chế biến Chính vì vậy trong những năm gần đây, tỉnh đã có phương hướng phát triển mạnh đàn trâu, bò để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, tuy nhiên chăn nuôi trâu, bò vẫn chủ yếu mang tính quảng canh, lẻ tẻ
có sự quan tâm chặt chẽ, Tỉnh đã có trung tâm giống gia súc để cung cấp các giống lợn có năng suất, chất lượng cao, có tỷ lệ nạc cao đáp ứng nhu cầu của thị trường Hiện nay trên địa bàn một số huyện đã hình thành nên hợp tác xã chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, như tại Sông Công, Đồng Hỷ, Phú Lương đã có một số trang trại chăn nuôi với quy mô hàng ngàn lợn thịt, vài chục lợn nái…
- Chăn nuôi gia cầm:
Trong một vài năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ Trên địa bàn Tỉnh đã không còn cơ sở chăn nuôi do nhà nước quản lý ngoại trừ trại giống gia cầm Thịnh Đán của công ty giống và vật tư thú y Thái Nguyên
Trên địa bàn Tỉnh chủ yếu nuôi theo hình thức công nghiệp, và bán chăn thả, và chăn thả tự do Thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp và một phần phế phẩm của gia đình Các giống gia cầm hiện được nuôi phổ biến như: Lương Phượng, Isa, Kabir,… Tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm vẫn xảy ra thường xuyên nhất là bệnh cầu trùng, và một số bệnh kí sinh trùng khác, bệnh cúm gia cầm vẫn xảy ra và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
* Công tác thú y
Trong những năm gần đây công tác thú y trên địa bàn Tỉnh đã được quan tâm hơn Công tác chẩn đoán, phòng, trị bệnh cho vật nuôi được chú
Trang 15trọng Hàng năm vẫn tổ chức tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi 2 lần/năm một số loại vaccine sau: tụ huyết trùng ở trâu, bò; tụ dấu và dịch tả ở lợn; cúm gia cầm trên gia cầm… Kết quả thu được hàng năm đạt trên 90% Được sự quan tâm và chỉ đạo sát xao của Chi cục thú y, Trạm thú y thành phố
và các Trạm Thú y ở các huyện nên dịch bệnh đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời giảm được hậu quả đến mức thấp nhất Chi cục thú y Tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, tập huấn kĩ thuật và thường xuyên bám sát địa bàn, hướng dẫn cho người dân cách phòng trừ dịch bệnh
Tuy nhiên, do khí hậu thường xuyên diễn biến phức tạp, mưa nhiều, nóng, ẩm rất thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh cho vật nuôi Trong vài năm gần đây, trên địa bàn Tỉnh đã xảy ra một số dịch bệnh sau: cúm gia cầm; tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn; tai xanh trên lợn… làm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi
1.1.4 Đánh giá chung
Qua điều tra cơ bản chúng tôi thấy tỉnh Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau:
1.1.4.1 Thuận lợi
- Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền
núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, có đường sắt, đường bộ, có dân số tập trung đông, từ đó mở ra thị trường tiêu thụ rất lớn, thúc đẩy được chăn nuôi
và sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho người dân
- Nhân dân tỉnh có trình độ văn hóa tương đối cao nên ý thức được vai trò của công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm Từ đó công tác thú y cũng như chăn nuôi được triển khai thuận lợi
- Có hệ thống mương máng tưới tiêu kiên cố dẫn nước tới tận đồng ruộng, đó chính là điều kiện thuận lợi cho ngành trồng trọt
- Có trạm Khuyến nông, trạm Vật tư và Trung tâm giống vật nuôi là điều kiện thuận lợi cung cấp tinh dịch con giống, thức ăn cho phát triển
ngành chăn nuôi
Trang 16- Do địa bàn phân bố dân cư rộng nên công tác kiểm dịch gặp nhiều khó khăn
- Giá cả thị trường bất ổn định nên thu nhập của ngành chăn nuôi và trồng trọt cũng không được ổn định làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành
1.2 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.2.1 Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra cơ bản với tình hình thực tế của cơ sở, áp dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế sản xuất, kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước Em đã đề ra một số nội dung công việc như sau:
Trang 17- Tuân thủ nội quy của khoa, trường, của trạm Thú y và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
- Bám sát địa bàn trong thời gian thực tập, tìm hiểu và nắm rõ tình hình chăn nuôi, thú y tại cơ sở
- Lên kế hoạch thực hiện theo các nội dung trên phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương
- Tích cực tham gia học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở
- Thường xuyên liên hệ và xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn
- Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước, không ngại khó, vất vả, khắc phục mọi khó khăn về trang thiết bị kĩ thuật để hoàn thành công việc tốt
- Mạnh dạn xông xáo, khiêm tốn học hỏi, cẩn thận chắc chắn trong từng công việc để nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề
- Tham khảo tài liệu chuyên môn để thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất
- Tiến hành chuyên đề nghiên cứu theo đề cương đã xây dựng
1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1 Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng
Trong chăn nuôi thì phòng bệnh cho vật nuôi luôn giữ vai trò quan
trọng với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” Đồng thời góp phần
bảo vệ sức khỏe cho con người, nên hàng năm phòng Nông nghiệp, Chi cục thú y, Trạm thú y thành phố đều tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn theo đúng kế hoạch Hàng năm tiêm phòng 2 lần:
- Đợt I: Trước mùa mưa (tháng 3 - 4)
- Đợt II: Trước mùa khô (tháng 9 - 10)
Kết quả tiêm phòng như sau:
- Trâu bò tiêm: Vắc xin Tụ huyết trùng, liều 2ml/con Vắc xin lở mồm long móng, liều 2ml/con
Trang 18- Lợn tiêm: Vắc xin nhược độc Tụ - Dấu, liều: Lợn < 25kg TT - 2ml/con Lợn > 25kg TT - 3ml/con Vắc xin lở mồm long móng, liều 2ml/con Vắc xin dịch tả lợn, liều 1ml/con
- Chó tiêm: Vắc xin dại, liều 1ml/con
- Gia cầm tiêm: Vắc xin cúm gia cầm, liều 0,5ml/con
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị cho đàn gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp thời
và chính xác giúp ta đưa ra được những phác đồ điều trị, dùng thuốc có hiệu quả sẽ làm giảm được tỷ lệ tử vong, giảm thời gian sử dụng thuốc, giảm thiệt hại về kinh tế Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, trong suốt thời gian thực tập, bằng những kiến thức đã học, với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ thú y,
em tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở gia súc như sau:
* Bệnh phân trắng lợn con
Đây là bệnh do vi khuẩn E coli gây ra, là một loại bệnh truyền nhiễm
cấp tính, đặc trưng là tiêu chảy, nhiễm trùng và nhiễm độc huyết, lợn con từ 1
- 45 ngày tuổi mắc nhiều
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường ruột E coli có hại thuộc họ vi
khuẩn đường ruột Enterro bacteriaceae gây nên, chúng gồm những chủng có độc tính kháng nguyên khác nhau Ngoài ra, những yếu tố bất lợi về thời tiết, điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, hay do gia súc mẹ lúc mang thai không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên ít sữa đầu dẫn đến sức đề kháng của lợn con còn kém
- Triệu chứng: bệnh xảy ra ở thể cấp tính, quá cấp tính và mãn tính Lợn con chậm chạp, bú ít, nằm một chỗ, da nhăn nheo, lông xù, mắt trũng, đi lại siêu vẹo, ỉa chảy nhiều lần trong ngày, phân trắng, mùi hôi tanh, khó chịu Nếu không kịp thời điều trị sẽ chết sau 3-5 ngày
- Điều trị:
+ Thuốc uống: Colivet là thuốc bột, hòa tan trong nước uống 2 lần/ngày, liều lượng 5 gr/con/ngày
Trang 19+ Thuốc tiêm: Enroflox - T tiêm 2 lần/ngày, liều lượng 1 ml/5 kgTT/lần, kết hợp vitamin B1 2ml/lần/ngày
+ Liều trình điều trị 5 ngày
Chúng em tiến hành điều trị 40 con, khỏi 35 con, chiếm 87,5%
* Bệnh tụ huyết trùng
- Triệu chứng: con vật mệt lả, không cử động, ăn ít thân nhiệt tăng Niêm mạc mắt, mũi, tím bầm con vật thở nhanh, mạnh có khi ho khan từng cơn Nước mũi chảy ra lẫn mủ và máu Sờ tay vào hạch lâm ba thấy hạch hầu
và hạch trước vai sưng to
- Nguyên nhân: Do bò ăn quá nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi như:
Cỏ non, cây họ đậu Khi thức ăn vào dạ cỏ gây nên hiện tượng chướng hơi
- Triệu chứng: Vùng bụng trâu căng to, vươn cao hơn cột sống, thở khó khăn, sờ nắn vào dạ cỏ có cảm giác như ấn vào quả bóng căng hơi Gõ vùng dạ cỏ có âm bùng hơi mở rộng
- Điều trị:
Hộ lý: Dùng rơm trà mạnh vào vùng dạ cỏ, dùng tay nắm lưỡi gia súc kéo ra, kéo vào theo nhịp thở
Dùng thuốc:
+ Nhuận tràng: MgSO4: 300g hòa với 1 lít nước cho uống
+ Ức chế lên men sinh hơi: Rượu 120C: 0,5 lít, Tỏi: 300g Tỏi giã nhỏ, hòa với rượu chắt lấy nước cho uống
+ Kích thích ợ hơi: Coca: 4 lon (1 lít) cho uống
+ Trợ sức: - Tiêm Cafein natri benzoate : 10ml/con
- VTM B1 : 5ml/con
Trang 20Kết quả điều trị: 2 con, khỏi 2 con, tỷ lệ khỏi 100%
1.2.3.2 Công tác khác
Ngoài các công việc trên trong suốt thời gian thực tập em còn tham gia
vào một số công việc khác như:
- Tuyên truyền và hướng dẫn bà con nên tiêm sắt cho lợn con vào lúc 3
và 10 ngày tuổi để phòng tránh tiêu chảy
- Thiến lợn đực: lúc 7 ngày tuổi
- Tẩy giun sán cho trâu, bò
- Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được trình bày qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất
(con)
Kết quả
Số lượng (con)
Tỷ lệ (%)
Trang 211.3 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1 Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trạm Thú y thành phố Thái Nguyên, được sự
giúp đỡ của các cô chú cán bộ trạm thú y cùng các cán bộ thú y cơ sở và sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của cô giáo, em đã có nhiều điều kiện tiếp xúc thực tiễn, củng cố và nâng cao kiến thức đã được học trong trường, từ đó nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện cho mình tác phong đúng đắn, qua đó giúp em càng trở lên yêu nghề hơn
Qua đợt thực tập này, em thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, rút
ra được nhiều bài học kinh nghiệm về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất như:
- Nắm bắt được công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm
- Biết cách sử dụng vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm
- Tay nghề được nâng cao rõ rệt, mạnh dạn, tự tin vào khả năng của mình trong công việc
- Phần nào chuyển giao được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất
- Hiểu biết sâu hơn về cách sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có chất lượng tốt trong việc điều trị bệnh
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh ở gia súc, gia cầm và phương pháp điều trị ở thực tiễn
- Học hỏi được những phương pháp nghiên cứu khoa học, trau rồi kiến thức mới, kinh nghiệm và khả năng công tác của những người đi trước
- Từ đó xây dựng cho bản thân một tác phong làm việc khoa học và kỷ luật Hiểu biết về ngành nghề của mình từ đó vững tin cho việc làm của mình sau này ra trường
Trang 22- Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít, mô hình nhỏ nên việc thực hiện tiêm phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm còn nhiều khó nhăn
Trang 23PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Tình hình nhiễm bệnh ngoài da do Demodex, Sarcoptes,
nấm da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên và kết quả điều trị”
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu chó đã trở thành con vật gần gũi với đời sống con người Khác hẳn với các loài vật nuôi khác, chó có các giác quan rất phát triển, đặc biệt là khả năng thị giác, thính giác cao hơn rất nhiều so với con người, do đó từ xưa con người đã biết thuần hóa, huấn luyện, nuôi chó với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà, làm bạn, làm chó nghiệp vụ, săn thú…
Chó được nuôi ở tất cả các nước trên thế giới Tại các nước phát triển, chó được nuôi, chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận và có cả những quy định bảo vệ chó Ở nước ta, những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi chó để làm cảnh, làm bạn thân thiết của con người và phục vụ những mục đích kinh tế khác nhau
Chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó cũng ngày càng nhiều hơn Bệnh dịch không những gây thiệt hại cho chó mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ngoài những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại cho chó như các bệnh dại, Carê, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus…bệnh
do ký sinh trùng cũng gây nhiều thiệt hại cho chó, đặc biệt là đặc điểm khí hậu nóng ẩm ở nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển
Bệnh do Demodex, Sarcoptes, nấm da là một trong những bệnh thường xảy ra trên chó, chó khi mắc bệnh thường ngứa ngáy, khó chịu, viêm nhiễm kế phát kèm theo
Trong những năm gần đây, chó được nuôi ở thành phố Thái Nguyên khá nhiều Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh ngoài da cho chó còn ít được chú ý Xuất phát từ nhu cầu của thực tế nuôi chó ở thành
Trang 24phố Thái Nguyên, chúng em thực hiện đề tài: "Tình hình nhiễm bệnh ngoài
da do Demodex, Sarcoptes, nấm da trên chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên và kết quả điều trị”
2.1.1 Mục đích của đề tài
- Điều tra tình hình nhiễm Demodex, Sarcoptes, nấm da trên chó nuôi tại các hộ gia đình thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả
2.1.2 Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên ngành Chăn nuôi thú y các khóa tiếp theo
- Đánh giá được tình hình nhiễm Demodex, Sarcoptes, nấm da trên chó nuôi tại các hộ gia đình thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị bệnh có hiệu quả
2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
.Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa
.Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tia bức xạ Biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì
- Chân bì
Chân bì là mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và thần kinh Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì Chân bì được phân ra 3 lớp:
Trang 25+ Lớp nhú: ngay sát biểu bì Mỗi nhú là một khối mô liên kết thưa không có hướng nhất định, ở đó ngoài thành phần mô liên kết còn chứa tương bào và một số bạch cầu Đôi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lông
+ Lớp bình diện: là phần mô liên kết nằm song song với bề mặt da, lớp này chứa nhiều sợi keo và sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và đầu thần kinh như tiểu thể Meissner, tiểu thể Golgi Mazzoni
+ Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết với nhiều sợi chạy song song bề mặt da và nén chặt nhau Ở đây chỉ có mạch máu chạy xuyên qua chứ không phân nhánh cũng có những đầu thần kinh có bao
- Hạ bì
Hạ bì là mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi tạo keo Trong hạ bì chứa những động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch bạch huyết, dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể Ruffini
2.2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
* Mạch máu
Những động mạch hay tĩnh mạch của da nối với nhau thành lưới mạch máu chạy song song với bề mặt da Chính nhờ cấu trúc này mà da đảm nhận được nhiều chức năng Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành 2 lưới mạch: lưới nông và lưới sâu
* Lưới mạch máu sâu
Những mạch máu từ lớp dưới da tiến vào hạ bì rồi lên đến lớp dưới chân bì và phân nhánh tạo ra dưới dạng động mạch sâu, cũng là một hệ thống tĩnh mạch ngược lại
* Lưới mạch máu nông
Từ lưới động mạch sâu sẽ phân nhánh tạo ra những động mạch nhỏ xuyên qua lớp dạng gân của chân bì lên tới lớp dưới nhú và tạo thành lưới mao mạch nông Lớp này lại phân nhánh để tạo ra những mao mạch hình quai
để tiếp xúc với tĩnh mạch của nhú
* Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín đầu nằm trong nhú chân bì sau đó
đổ vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo
Trang 26thành lưới bạch huyết trong chân bì, nằm giữa hai lưới mạch máu nông và sâu Từ lưới này lại đỗ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da
- Đám rối thần kinh không có myelin: gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da
+ Tiểu cầu mồ hôi
Đoạn ống này cong nằm trong hạ bì, đó là phần chế tiết ra mồ hôi, đường kính lớn hơn ống bài xuất, cao 20-25 µm Vách ống cấu tạo bởi hai hàng tế bào:
Tế bào tuyến: nằm bên trong, tùy giai đoạn hoạt động mà tế bào có hình khối hay trụ đơn Nhân tế bào to, bào tương chứa nhiều bào quan và các chất vùi glycogen, lipid, hạt sắc tố Có hai loại tế bào tuyến loại sẫm màu có hạt ưa base và loại sáng màu có hạt ưa acid, kích thước hạt nhỏ hơn
Tế bào cơ, biểu mô nằm ngoài: những tế bào này có khả năng co bóp để đẩy chất tiết ra khỏi tiểu cầu Những tuyến nhỏ không có tế bào cơ biểu mô
+ Ống bài xuất
Đoạn này chạy xuyên qua chân bì đến lớp mầm của biểu bì Vách của ống được cấu tạo bởi hai hàng tế bào nằm trong màng đáy Cả hai loại đều là khối đơn
Tế bào ở hàng ngoài sẫm màu
Trang 27Tế bào ở trong có tính bắt màu acid mạnh, đỉnh tế bào có ngấm một chất mỡ có tác dụng bảo vệ
Loại này có lòng ống rộng, đổ ra bẹ lông và phân bố trên toàn bộ mặt da
+ Tuyến sữa
Tuyến sữa là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo
ra sữa Tuyến này chỉ phát triển mạnh ở thú cái Tuyến sữa là một khối tròn dẹt nằm trong hạ bì, đẩy da phồng lên Tùy loại thú mà vị trí và số lượng tuyến thay đổi
* Lông
Là sự biến dạng của lớp biểu bì Biểu bì chạy lồng vào lớp bì và các tế bào của nó bị hóa sừng Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da và gồm có phần: thân lông và chân lông
+ Thân lông
Trồi lên trên mặt da, cấu tạo gồm có:
Tủy lông: ở chính giữa trục lông, chứa những tế bào chưa hóa sừng, còn nhân, nếu ở gia súc lông lớn và có màu sắc thì tế bào có chứa những hạt sắc tố Giữa các tế bào có khoang chứa không khí, nhờ vậy lông có tính không dẫn nhiệt
Màng vỏ lông: cấu tạo bởi những tế bào dẹp xếp thành lớp đã hóa sừng, không có nhân, không có sắc tố Hình thái và cách sắp xếp của vảy này tùy loại gia súc
+ Chân lông
Nằm sâu trong da, đó là vùng dinh dưỡng sinh trưởng của lông Thân lông không cắm chéo đối với bề mặt da Phần tận cùng của chân lông phình to gọi là củ lông Cắt dọc theo chân lông có 2 phần:
Ngoài cùng là bao sợi liên kết
Trang 28Trong là bẹ lông, là phần kéo dài của biểu bì da
* Chức năng sinh lý của da
Da bao bọc cơ thể và có 2 lớp chính (biểu bì và bì) Chức năng của da gồm:
- Bảo vệ cơ thể không bị tổn thương bởi các tác nhân cơ học và hoá học
- Ngăn ngừa mất nước của cơ thể
- Ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập
- Điều hoà thân nhiệt
- Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc
- Truyền các tín hiệu hoá học ra xung quanh
Phan Lục (2006) [15] cho biết: Demodex nhỏ, cơ thể hơi dài, kích
thước 0,1 - 0,39mm, không có lông Bốn đôi chân rất ngắn tiêu giảm giống như hình mấu Đầu ngắn hình móng ngựa, gồm một đôi xúc biện (palp), kìm (chelicerta) và một tấm dưới biện (hypostome) Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có