Là một tác giả nổi tiếng trên cả lí thuyết và sáng tác hấp dẫn, phong phú về văn hoá, lịch sử, triết học, tôn giáo, với một sự nghiệp phong phú như vừa nêu chính là những lí do khiến chú
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÃ THỊ MINH NGUYỆT
YẾU TỐ GIẢ TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT
TÊN CỦA ĐÓA HỒNG (UMBERTO ECO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGHÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÃ THỊ MINH NGUYỆT
YẾU TỐ GIẢ TRINH THÁM TRONG TIỂU THUYẾT
TÊN CỦA ĐÓA HỒNG (UMBERTO ECO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên nghành : văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: ĐÀO DUY HIỆP
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 7
2.1 Về truyện trinh thám và giả trinh thám 7
2.2 Về Tên của đóa hồng 9
3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Bố cục của luận văn 11
6 Đóng góp của luận văn 11
CHƯƠNG 1 CỐT TRUYỆN GIẢ TRINH THÁM TÊN CỦA ĐÓA HỒNG 12
1.1 Cốt truyện mê lộ trong Tên của đóa hồng 12
1.2 Một số biểu tượng trong Tên của đóa hồng 20
1.3 Hành trình phá án 28
Bảng thống kê các vụ án mạng 29
1.4 Tình yêu trong Tên của đóa hồng 32
Tiểu kết 35
CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT GIẢ TRINH THÁM 36
2.1 Nhân vật William 38
2.2 Nhân vật Adso de Melk 44
2.3 Nhân vật Jorge de Burgos 51
2.4 Các nhân vật khác 56
Tiểu kết 58
CHƯƠNG 3 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG 59
TÊN CỦA ĐOÁ HỒNG 59
3.1 Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết trinh thám 59
Trang 43.2 Người kể chuyện “uyên bác” trong Tên của đóa hồng 60
3.3 Sự dịch chuyển điểm nhìn trong Tên của đóa hồng 71
3.4 Người kể chuyện – nhân vật – độc giả 79
Tiểu kết 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Umberto Eco (1932) là một triết gia, một nhà văn, nhà phê bình văn học
và nhà kí hiệu học lừng danh – người từng là biên tập viên các chương trình văn hóa của Đài truyền hình quốc gia Ý (RAI), là người viết bình luận của tờ báo lớn nhất nước Ý (L‟Espresso), là giáo sư kí hiệu học của Đại học Bologne, dạy mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milan, Florenci,
Turin, tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài Tờ Los Angeles
Times đánh giá “ông là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất
trong thời đại của chúng ta” Umberto Eco sở hữu một sự nghiệp đồ sộ: gần
40 tác phẩm lí thuyết về kí hiệu học, cấu trúc, lịch sử, văn học; trên 10 tiểu thuyết kể cả viết cho thiếu nhi Trong số đó đã có một vài tác phẩm được dịch
sang tiếng Việt : Đi tìm sự thật biết cười, Vũ Ngọc Thăng dịch, Nxb Hội nhà văn & Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, 2004; Luận văn Umberto
Eco (Dành cho sinh viên ngành Khoa học xã hội), Phạm Nữ Vân Anh dịch,
Nxb Lao Động và Công ty CP Sách Bách Việt, 2010; Nghĩa địa Praha, Lê
Thúy Hiền dịch, Nxb Văn học và Công ty CP Văn hóa Truyền thông Nhã
Nam, 2014 Riêng tiểu thuyết Tên của đóa hồng đã có hai người dịch là Đặng
Thu Hương, in tại Tp.HCM, Nxb Trẻ, 1989 và Lê Chu Cầu in tại Nxb Văn học và Công ty CP Văn hóa Truyền thông Nhã Nam, 2013 Luận văn sẽ sử dụng bản dịch của Lê Chu Cầu vì việc bổ khuyết những chỗ thiếu (được đặt trong ngoặc vuông []), đối chiếu và kiểm chứng kĩ lưỡng qua bản tiếng Đức lẫn nguyên tác tiếng Ý khiến cho chúng tôi tin tưởng về độ chính xác của bản dịch hơn
Nguyên tác tiếng Italia II Nome Della Rosa (1980), liên tiếp nhận được
các giải thưởng: giải Premio Strega năm 1981, giải Medico năm 1982, giải
Trang 6Cesar năm 1987… và trở thành cuốn sách bán chạy nhất châu Âu vào năm
1987 và được dịch sang tiếng Việt: Tên của đóa hồng, in năm 1989 Tiểu
thuyết đầu tay của triết học gia mỹ học hàn lâm, nhà bác học, nhà lý luận lừng danh thế giới Umberto Eco đã trở thành “cú sốc của tiểu thuyết đương đại”, một “siêu tiểu thuyết” được cả độc giả của văn chương bình dân lẫn bác học đón nhận nồng nhiệt khắp năm châu
Lồng trong một cốt truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng khiếp đầy ám ảnh diễn ra trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể chuyện siêu việt, là một cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ, đầy tính biểu tượng, chứa đựng những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo
sâu rộng Tên của đóa hồng mở ra một mê cung vừa tráng lệ huy hoàng vừa
uy nghiêm tăm tối của thời Trung Cổ xa xăm, nơi các tu sĩ học thức sống theo thời gian nghiêm ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu kinh trên nền âm nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh thiện, đồng thời bị cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy mâu thuẫn giữa đức tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật
và lầm lạc
Dựa trên những nguyên tắc của truyện trinh thám, Tên của đóa hồng đã
đi ngược lại lý thuyết vẫn thường được thừa nhận bấy lâu nay Trong tiểu
thuyết Tên của đóa hồng, Umberto Eco đã đan cài vào đó nhiều chủ đề như: lí
thuyết kí hiệu học, các vấn đề tôn giáo thời Trung cổ,… tạo nên một cuốn tiểu thuyết giả trinh thám
Là một tác giả nổi tiếng trên cả lí thuyết và sáng tác hấp dẫn, phong phú
về văn hoá, lịch sử, triết học, tôn giáo, với một sự nghiệp phong phú như vừa nêu chính là những lí do khiến chúng tôi quyết định chọn tác giả Umberto
Eco và tác phẩm có tiếng vang rộng rãi của ông làm đề tài luận văn: “Yếu tố
giả trinh thám trong tiểu thuyết Tên của đóa hồng của Umberto Eco”
Trang 72 Lịch sử vấn đề
2.1 Về truyện trinh thám và giả trinh thám
Khái niệm tiểu thuyết trinh thám, được dùng để chỉ thể loại (genre) văn xuôi hư cấu được khai sinh bởi Edgar Allan Poe (1809 – 1849), nhà văn Mỹ
với bộ ba tác phẩm Vụ án đường Morgue, Lá thư bị mất và Bí mật của Marie
Roget… Edgar Poe quan niệm tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học
duy lý, một trò chơi trí tuệ Trinh thám của Edgar Poe khuôn định trong những cốt truyện điều tra, nhân vật chính là thám tử (Charles Dupin); mỗi cốt truyện được khởi đầu bằng một vụ án mà sự thật của nó treo lơ lửng như một câu đố nan giải, có đủ mọi tình nghi, nhưng thám tử, bằng đầu óc xét đoán, bằng phương pháp suy luận khoa học, đã đi đến chỗ giải được câu đố hóc hiểm, làm sáng tỏ bí mật: Ai là kẻ giết người (ai là thủ phạm) ?
Từ khi ra đời đến nay, truyện trinh thám phát triển với sự song hành và nối tiếp của nhiều hình thái Todorov tổng kết quá trình phát triển này ở ba hình thức: tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen và tiểu thuyết phân vân hồi hộp Các quy tắc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển được định hình trong thế kỉ XIX Những yêu cầu đặt ra với thể loại này là: có một tội ác, một đầu mối, có một nhà thám tử với khả năng quan sát nhạy bén và suy luận sắc sảo về mối quan hệ nhân quả giữa các manh mối để giải mã điều bí ẩn Các tác giả trinh thám cổ điển xây dựng tình huống như những câu đố, ở đó, mỗi điều bí ẩn được đưa ra đều tiềm tàng một điểm nút để tháo gỡ Đến hồi kết, ở sự dồn tụ mang tính chất quyết định của những mối nghi ngờ, điều bí ẩn tưởng như thách đố quy luật thông thường của tư duy logic sẽ được phơi bày ra ánh sáng
Sang thế kỉ XX, truyện trinh thám cổ điển vẫn tiếp tục với những đặc trưng truyền thống của nó nhưng trong những năm 1920 và 1930, truyện trinh
Trang 8thám phủ định lí trí, tạo ra tác phẩm vừa dữ dội vừa bạo lực, vừa có sự pha trộn độc đáo giữa chủ nghĩa hoài nghi với chủ nghĩa lãng mạn
Sang kỉ nguyên hậu hiện đại, không ít nhà văn có tên tuổi đã sử dụng những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám như một phần không thể thiếu trong tác phẩm của họ Hành trình truy tìm manh mối song song với việc độc giả đi tìm ý nghĩa của văn bản, nhân vật đi tìm bản ngã, nhà văn giải mã văn hóa… Sự hỗn độn của cuộc sống được thể hiện bằng chính sự mù mịt của các
mê cung mà thám tử tham gia vào cuộc truy tìm Sự phỏng nhại về hình thức
và nguyên tắc của truyện trinh thám truyền thống đã sáng tạo nên loại truyện giả trinh thám Truyện trinh thám trở thành một phần không thể thiếu của văn học hậu hiện đại
William Spanos là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “phản trinh thám”
Năm 1972, trong bài viết Thám tử và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn
chương hậu hiện đại, Spanos cho rằng câu chuyện phản trinh thám là một
dạng mẫu gốc của hư cấu văn chương hậu hiện đại Phản trinh thám trong quan niệm của Spanos cũng là đi ngược lại chủ nghĩa Aristote – kiểu xây dựng tác phẩm theo quan hệ nhân quả với cấu trúc ba phần: mở đầu, trung tâm và kết thúc – mà thực tế sáng tác đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ
XX (trong Vụ án của Kafka) và tiếp tục phát triển ở giữa thế kỉ này (Nathalie Sarraute với Chân dung một người xa lạ, Robbe – Grillet với Những cục
tẩy…) Từ đó đến nay nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tiếp tục sử dụng
thuật ngữ phản trinh thám để bàn về một xu hướng phát triển của tiểu thuyết trinh thám Trên cơ sở những đặc trưng của thể loại trinh thám, tiểu thuyết phản trinh thám là sự phá vỡ tất cả những vấn đề thuộc về nền tảng thể loại Chẳng hạn, kiểu con người suy lí không những bị phủ nhận mà còn thường xuyên bị đem ra giễu nhại Thám tử trong tiểu thuyết trinh thám cổ điển và
Trang 9tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại kiếm tìm những câu trả lời khác nhau của cái thời đại đã sản sinh ra họ: một đằng tập trung loại trừ trạng thái nhất thời của thế giới trật tự, một đằng nhấn vào những cái tạm thời ngẫu hứng không với mục đích giải thích điều bí ẩn mà ngược lại, để thích ứng với nó Cũng có thể nói, trong truyền thống truyện trinh thám, thám tử là kẻ bất khả chiến bại trên hành trình giải mã điều bí ẩn còn ở tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại, hành trình điều tra của anh ta chỉ còn là một mã biểu đạt Độc giả ít quan tâm đến việc tay thám tử sẽ thành công hay thất bại mà dõi theo hành trình ấy để tìm ra những cái được biểu đạt khác nhau
2.2 Về Tên của đóa hồng
Trên trang mạng có bài giới thiệu lướt qua của Hà Phương về cốt truyện đồng thời ca ngợi tài năng kể chuyện của nhà văn trong tác phẩm này : http://news.zing.vn/Ten-cua-doa-hong Cu-soc-cua-tieu-thuyet-duong-dai-post314438.html; trên trang http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/ra-mat-ban-dich-ten-cua-doa-hong-2741873.html vào ngày 03/05/2013 Song Ngư đã giới thiệu ngắn “Ra mắt bản dịch „Tên của đoá hồng‟ ”; trên báo Quân đội nhân dân ra ngày 15/5/2013 có bài viết của Trần Hoàng Hoàng :
“Tên của đóa hồng - tiểu thuyết khoa học độc đáo” chỉ ra Umberto Eco không
chỉ là nhà lí thuyết mà còn là nhà văn được biết tới nhiều từ sau khi xuất bản
tác phẩm này; trên báo Tuổi trẻ cuối tuần ngày 08/06/2013, có bài của Lâm
Vũ Thao về tên sách và ý nghĩa của nó với tựa đề “Một bông hồng cho tri thức”; tại http://tapchithoitrangtre.com.vn/2013/05/06/ten-c%E1%BB%A7a-doa-h%E1%BB%93ng/ có bài của N.A giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm, đồng thời so sánh 2 bản dịch của Đặng Thu Hương và Lê Chu Cầu: “Trước đây cuốn tiểu thuyết này đã từng có bản dịch tiếng Việt, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế như bị lược đi khá nhiều những trang mang tính hàn lâm triết
Trang 10học, cũng như những phân tích lịch sử xã hội, tôn giáo” Đây cũng là lí do luận văn chọn bản dịch sau
Tóm lại, các bài viết trên chủ yếu là giới thiệu sự ra mắt của một tác phẩm được dịch, có kể qua về nội dung và ca ngợi tài năng kể chuyện của tác giả
Hiện tại ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tiểu thuyết Tên
của đóa hồng và vấn đề giả trinh thám trong tác phẩm này
3 Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là yếu tố giả trinh thám trong Tên của đóa hồng, qua
đó làm nổi rõ sự đi ngược những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám, làm mới thể loại này theo hướng hậu hiện đại
Đối tượng khảo sát tác phẩm là bản dịch của Lê Chu Cầu như đã trình bày lí do bên trên
Mục đích là chỉ ra tài năng nghệ thuật của Umberto Eco trong thể loại tiểu thuyết giả trinh thám, qua đó làm nổi rõ sự đi ngược những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám, cũng là quá trình làm mới thể loại này theo hướng hậu hiện đại
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp tự sự học: từ những khái niệm công cụ của tự sự học, đi vào phân loại, miêu tả, phân tích những phương diện cơ bản của tự sự phản
trinh thám trong tác phẩm Tên của đóa hồng
– Phương pháp thi pháp học: đánh giá tác phẩm như một chỉnh thể của thế giới nghệ thuật
Trang 11– Phương pháp liên ngành: đặt Tên của đóa hồng trong bối cảnh lịch sử,
xã hội, văn hóa của thời đại đó để chỉ ra nghệ thuật tiểu thuyết phản trinh
thám của Umberto Eco
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ các thao tác khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp… để các kết luận trong luận trong luận văn tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Cốt truyện giả trinh thám trong Tên của đóa hồng
Chương 2: Nhân vật giả trinh thám trong Tên của đóa hồng
Chương 3: Người kể chuyện trong Tên của đóa hồng
6 Đóng góp của luận văn
Ứng dụng lí thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu Tên của đóa hồng, chúng tôi
muốn làm sáng tỏ những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết, từ đó soi chiếu vào nội dung, thấy được lịch sử, kiến trúc, văn hóa của Italia thời Trung cổ Ngoài ra, chúng tôi hy vọng công trình sẽ có đóng góp phần nào vào việc nhận diện dấu ấn của một tác giả văn học đương đại có tầm vóc quốc tế
Trang 12CHƯƠNG 1 CỐT TRUYỆN GIẢ TRINH THÁM TÊN CỦA ĐÓA HỒNG
1.1 Cốt truyện mê lộ trong Tên của đóa hồng
Cốt truyện (sujet) thường được chúng ta hiểu như những cái “lõi”, “bộ xương”, cái “sườn” của truyện kể có thể kể (tóm tắt) lại được mà chưa phải là truyện kể mang tính nghệ thuật Nó là các lớp biến cố của truyện kể Trong
150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân sưu tầm cho biết cái dệt nên cốt
truyện là hành động của các nhân vật (cử chỉ, nét mặt, lời nói) Có kiểu hành
động bên ngoài và kiểu hành động bên trong Văn xuôi truyền thống từ thế kỉ
XIX trở về trước, nhất là trong các truyện kể phiêu lưu nhân vật với kiểu hành
động bên ngoài luôn đóng vai trò quan trọng Sang thế kỉ XX, bên những tác
phẩm thể hiện nhân vật có hành động bên ngoài, còn loại hành động bên trong cũng đóng một vai trò rất quan trọng “Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột” [4; 114] Người
ta đã phân biệt ra các kiểu cốt truyện: “biên niên” (các mối liên hệ thời gian
giữa các sự kiện rõ rệt và theo tuyến tính : Gargantua và Pantagruel của Rabelais, Don Kihote của Cervates); “đồng tâm”, còn gọi là “hướng tâm” (cốt
truyện có sự thống nhất của hành động, các sự kiện chiếm ưu thế về liên hệ
nhân quả : Nàng Héloise mới của Rousseau, Tội ác và trừng phạt của Dostoievski, Đỏ và Đen của Stendhal); “đa tuyến” (nhiều mối quan hệ đan
xen nhau, khai thác nhiều mặt khác nhau của đời sống, các nhà văn thường sử dụng hình thức kết cấu theo tuyến nhân vật); “đơn tuyến” (hệ thống sự kiện thường đơn giản hơn về số lượng, tập trung thể hiện một vài tính cách nhân vật, cũng có thể chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính) Cốt truyện là một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố, nó tái hiện những diễn biến cuộc sống, xung đột xã hội, qua đó sự hình thành các nhân vật, các tính
Trang 13cách trong những mối quan hệ qua lại làm sáng tỏ nên chủ đề và tư tưởng tác phẩm Trong đó các sự kiện không nhất thiết phải tuân theo một trình tự thời gian bắt buộc, mà các sự kiện có thể đảo lộn nhằm gây lên ấn tượng với độc giả và nhấn mạnh cho sự kiện sắp xảy đến
Trong tiểu thuyết trinh thám cổ điển, cốt truyện dù phức tạp đến đâu nhưng cũng trở nên sáng rõ về cuối, khiến người ta có thể vẽ nên được sơ đồ các mối quan hệ, các diễn tiến của hành động, động cơ Các chi tiết, hành động trong một cốt truyện trinh thám tuân thủ theo một hành động chặt chẽ, tất yếu, cái này là nguyên do, sản sinh cái kia, luôn luôn chúng quy định lẫn nhau chứ không hề có cái gì gọi là ngẫu nhiên tuyệt đối Quy tắc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển: chính là mở đầu, thắt nút, mở nút, với những cuộc điều tra và khám phá tìm ra cái ác
Ở tiểu thuyết trinh thám cổ điển, hai câu chuyện về tội ác và cuộc điều tra cùng hiện diện Câu chuyện thực xảy ra (chuyện về tội ác) là cơ sở để hình thành cốt truyện được quan tâm nhất – câu chuyện điều tra Mục đích của truyện này là hành trình truy tìm, chứ không phải tội ác mà ai cũng biết ngay
từ đầu truyện Do đó, cốt truyện về cuộc điều tra trở thành trung tâm Sang kỉ nguyên hậu hiện đại, truyện trinh thám vẫn yêu cầu phải tìm được manh mối, điểm mấu chốt của vấn đề cũng như lời giải đáp cho bí mật Họ giữ nguyên mục đích truy tìm vốn là bản chất của truyện trinh thám nhưng lại thay đổi mục đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện Mục đích là tái hiện sự hỗn độn của cuộc sống, sự mù mịt không có lối thoát khi thám tử tham gia vào cuộc truy tìm và trong đa số trường hợp, trinh thám hậu hiện đại đặt mục tiêu là trinh thám ngay chính cái tôi bản thể con người [10,39] Đối với sự hấp dẫn của tiểu thuyết trinh thám, điều đầu tiên cần nhắc đến đó chính là diễn biến cốt truyện Cốt truyện của các tiểu
Trang 14thuyết trinh thám phải là hệ thống những sự kiện, chúng có mối liên kết một cách chặt chẽ, logic nhưng chứa nhiều tình tiết gay cấn, tạo nên những yếu tố bất ngờ Cốt truyện của một tiểu thuyết trinh thám có thể bắt đầu bằng những
sự kiện bình thường trong cuộc sống đời, có thể hư cấu, nhưng cốt truyện phải
là một chuỗi của hành trình thám tử khám phá ra sự thật, tìm ra tội ác của kẻ tội phạm Như vậy, nạn nhân, thám tử và kẻ phạm tội ác là một sơ đồ cấu trúc đấy đủ về mặt nhân vật trong một truyện trinh thám kinh điển
Cốt truyện của trinh thám hậu hiện đại cũng đầy đủ lệ bộ như thế “bởi sự tương đồng của quá trình đi tìm sự thật của truyện trinh thám cũng chính là quá trình xâm nhập cõi vô thức đi tìm bản ngã của chính mình, xâm nhập vào bản chất ngôn ngữ của nhà văn trong tái tạo hiện thực Mục đích của nó là giải phóng tối đa năng lực cá nhân” [11, 90]
Lê Huy Bắc cho rằng các nhà văn hậu hiện đại đang nỗ lực chống lại nguy
cơ đại tự sự của những trạng thái tĩnh, vì vậy, họ “thường đặt nhân vật của mình trên hành trình Đối với con người hậu hiện đại, mục đích của hành trình không bao giờ quan trọng bằng chính hành trình Hành trình là tiêu chí tối thượng trong hành động nhân vật Nếu dừng lại, con người sẽ thỏa mãn và như thế ứng với mỗi chặng dừng trên hành trình, rất có thể một đại tự sự được thiết lập Do vậy, “đi” đồng nghĩa với tạo lập những tiểu tự sự trên đời” [11, 89-90] Trong khi đó, “Truyện trinh thám đặt nền tảng trên “hành trình”, trên một tình huống một sự việc li kì, bí ẩn nào đó, thường liên quan đến một vụ án” [11, 90] Khi nhà văn hậu hiện đại sáng tạo bằng con đường giả trinh thám, “thực chất họ „giả cốt truyện‟ hoặc „giả nhân vật trinh thám‟ Họ giữ nguyên mục đích truy tìm vốn là bản chất của truyện trinh thám, nhưng lại thay đổi mục đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện Mục đích là tái hiện sự hỗn độn của cuộc sống, sự mù mịt không có lối thoát
Trang 15khi thám tử tham gia vào cuộc truy tìm, và trong đa số trường hợp, trinh thám hậu hiện đại đặt mục tiêu là trinh thám ngay chính cái tôi bản thể con người” [11, 90]
Từ một số ý kiến mang tính lí thuyết bên trên về cốt truyện trong các Từ
điển, soi vào Tên của đóa hồng, ta nhận thấy có một sự hòa trộn nhiều kiểu
cốt truyện : 1 cốt truyện “biên niên” Có thể coi đây là kiểu cốt truyện trinh thám truyền thống Các mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện rõ rệt và theo tuyến tính trong quá trình tìm ra tội phạm Thầy trò William lần theo các dấu vết trong hành trình điều tra trong 7 ngày, mỗi ngày đó đều được “ghi chép” lại cẩn thận theo các buổi lễ “Kinh sớm”, “Kinh trưa”, “Kinh chiều” 2 Cốt
truyện “đồng tâm”, còn gọi là “hướng tâm” Kiểu cốt truyện này trong Tên
của đóa hồng có sự thống nhất của hành động, các sự kiện chiếm ưu thế về
liên hệ nhân quả, nhưng lại “phản trinh thám” ở những chỗ rẽ, những đoạn ngoại đề 3 Cốt truyện “đa tuyến” ở đây cũng vậy, có nhiều tuyến nhân vật đan xen nhau, khai thác nhiều mặt khác nhau về văn hóa, tôn giáo, kiến trúc
Lê Huy Bắc cho biết : “Những tác phẩm nổi tiếng thuộc khuynh
hướng giả trinh thám thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến là Tên
của đóa hồng (Umberto Eco), Thành phố thủy tinh (Paul Auster)” [11,
90]
“Giả cốt truyện trinh thám” chính là sự song hành quá trình truy tìm hung thủ với quá trình giải mã bí ẩn của bản thể, của văn hóa Lồng trong một cốt truyện trinh thám hấp dẫn về những tội ác khủng khiếp đầy ám ảnh diễn ra trong bóng tối nhà thờ, được dẫn dắt bằng tài kể chuyện siêu việt, trên nền cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, đồ sộ và đầy tính biểu tượng, chứa đựng
những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo sâu rộng, Tên của
đóa hồng mở ra một mê cung vừa tráng lệ huy hoàng vừa uy nghiêm tăm tối
Trang 16của thời Trung Cổ xa xăm, nơi các tu sĩ học thức sống theo thời gian nghiêm ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu kinh trên nền âm nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh thiện, đồng thời bị cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy mâu thuẫn giữa đức tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật và lầm lạc
Tên của đóa hồng cùng lúc trình bày những bí ẩn thời trung cổ, mô
phỏng lại thể loại thám tử, vừa trình bày triết học thời trung cổ và những suy
tư về đạo đức Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết này còn là cuộc chiến của một người đàn ông chống lại sự ngu muội, tối tăm, một lời kêu gọi cho tự do và tri thức Tác giả còn cho bổ sung thêm một loạt các suy tư về phương pháp điều tra, biểu tượng lãng mạn của cuộc tìm kiếm sự thật Đồng thời, tác giả đã mang tới nhiều suy tư về thời đại, về vai trò của tôn giáo, hội họa, khách quan, khoa học chống lại chủ quan của đức tin tôn giáo Umberto Eco đã được biết đến như một chuyên gia về văn học trung cổ và ông đã sử dụng những tài liệu
nghiên cứu cho cuốn tiểu thuyết của mình Tên của đóa hồng cũng chỉ ra một
số ám dụ về kí hiệu học, chuyên môn của Umberto Eco, người đặt vấn đề giải phóng dần dần, các biểu tượng từ các dấu hiệu, các biểu tượng, đến lượt mình, lại được diễn giải thông qua xã hội và cấu trúc Cuốn tiểu thuyết này có nhiều chỉ dẫn để người đọc giải mã, nhưng khi ta đi sâu vào những tầng ý nghĩa sâu sắc hơn, sự bí ẩn của chúng trở thành thứ yếu
Bắt đầu vào tác phẩm, Umberto Eco nói đến “nguồn gốc” sự ra đời của
cuốn tiểu thuyết tương lai với tựa đề Một cảo bản, dĩ nhiên ! : “Ngày 16 tháng Tám năm 1968, có người trao cho tôi quyển Le manuscrit de Dom Adson de
Melk, traduit en français d’après l’édition de Dom J Mabillon (Aux Presse
de l‟Abbaye de la Source, Paris, 1842) – Cảo bản của giáo sĩ Adson xứ Melk,
dịch sang tiếng Pháp theo ấn bản của giáo sĩ J.Mabillon (Ấn quán Tu viện de
Trang 17la Source, Paris, 1842) do linh mục Valet nào đó viết” [23; 10]
Tác giả đã kể về trạng thái hưng phấn trí tuệ, về việc say mê đọc câu chuyện khủng khiếp của Adso xứ Melk, và sau đó đã hoàn thành bản dịch Rồi ông đã đến địa phận xứ Melk, nơi Tu viện nguy nga Stift tọa lạc trên một khúc rẽ của dòng sông, nhưng trong Thư viện của Tu viện này, ông đã không thể tìm thấy một dấu vết nào về bản thảo của Adso Tiếp đó là người bạn đồng hành đột nhiên biến mất, mang theo quyển sách của Abbé Vallet Vài tháng sau, tại Paris, “tôi quyết định hoàn tất đến cùng công trình nghiên cứu của mình Trong số vài mẫu tư liệu tôi đã trích từ tác phẩm bằng tiếng Pháp,
tôi vẫn còn giữ được tên gốc của bản thảo, Vetera Analecta, Những điều cũ kỹ
thâu lượm được” ! Tìm được quyển sách mang tên Vetera Analecta đó tại Thư
viện Thánh Geneviève, nhưng lại chẳng khớp với bản thảo nào của Adso hay
Adson xứ Melk cả; ngược lại, nó chỉ là tuyển tập các bài viết ngắn hoặc trung
bình, trong khi câu chuyện do Vallet viết lại kéo dài đến mấy trăm trang ! Qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi liên tiếp, cuối cùng : “Bây giờ, tôi chẳng thể thu hồi bản thảo gốc của Vallet được nữa, hoặc ít nhất tôi cũng chẳng dám đòi người đã mang nó đi phải đem trả lại Tôi chỉ còn lại các ghi chú của mình và tôi đâm nghi ngờ chúng” ! Nghĩa là, sau rất nhiều những lời phi lộ, những giải thích có vẻ khoa học về các chứng cứ, các địa điểm, những con người tiếp xúc, rồi lại bác bỏ tất cả những điều đó để câu chuyện của Adso xứ Melk chẳng bao giờ có thực, không làm gì có Adso xứ Melk, có người bạn đã đảm bảo với tác giả rằng “dòng Tên chẳng bao giờ nhắc đến Adso xứ Melk cả” ! Một “mê lộ” về những tìm kiếm kiểu truyện kể trinh thám được tung ra ngay
từ đầu tác phẩm Tác giả, sau những tìm kiếm, đã đi đến kết luận rằng, “Hồi
ký của Adso và những sự kiện ông kể lại cũng mang tính chất giống nhau: chúng được bao phủ bởi vô vàn bí ẩn mờ ảo, bắt đầu bằng tung tích của tác giả, và chấm dứt bằng vị trí của tu viện mà Adso đã thận trọng nhất quyết
Trang 18không tiết lộ Chúng ta có thể mường tượng ra một vùng nào đó giữa Pomposa và Conques, và suy đoán giả định rằng tu viện tọa lạc đâu đó dọc theo vùng đồi núi trung tâm Appenines, giữa Piedmont, Liguria và Pháp Còn
về thời khắc xảy ra các biến cố ông miêu tả trong Hồi ký, chúng ta biết là vào khoảng cuối tháng 11 năm 1327; mặt khác, thời điểm tác giả viết Hồi ký thì ta không chắc chắn lắm Xét theo việc ông mô tả mình là tu sinh năm 1327, và việc ông bảo mình đã kề cái chết khi viết Hồi ký, chúng ta có thể phỏng tính
là bản thảo này được viết vào khoảng thập niên cuối hay gần cuối thế kỷ XIV Tóm lại, trong tôi chất chứa nhiều nỗi nghi ngờ Tình thực, tôi chẳng biết tại
sao tôi lại quyết định gom góp can đảm, giới thiệu bản thảo của Adso xứ
Melk, như thể nó có thực Hãy cho rằng đó là một hành động yêu thương
Hay, nếu như bạn thích, đó là một cách để tôi tự giải thoát khỏi vô số nỗi ám ảnh dai dẳng”
Tính chất “mê lộ” của truyện kể Tên của đóa hồng được tác giả rào đón,
báo trước rất cẩn thận, có vẻ rất “trung thực” : tình cờ tìm thấy văn bản cổ, nghi ngờ có phải bản gốc không, rồi phát hiện ra tên tác giả văn bản đó không tồn tại, mà một cái tên tác giả khác, cũng kể một câu chuyện tương tự, các sự kiện, con người thì đã lùi xa tít tắp mãi vào quá khứ rồi ! Giờ đây, thôi không tiếp tục “truy tìm” tài liệu gốc nữa, tác giả “viết lại câu chuyện này, chẳng quan hoài đến việc nó có hợp thời hay không Vào những năm khi tôi phát hiện quyển sách của linh mục Vallet, nhiều người vẫn tin rằng con người chỉ nên viết về những gì thuộc về hiện tại, nhằm mục đích thay đổi thế gian này (…) giờ tôi có thể tha hồ kể chuyện của Adso xứ Melk, thuần túy chỉ vì niềm vui được kể lại chuyện ấy Tôi rất khoan khoái thấy rằng câu chuyện đã lùi về một quá khứ xa xăm – những con quái vật được sinh ra trong giấc ngủ thời ấy
đã bị thời đại duy lý ngày nay xua đi tất cả - tách hẳn những ràng buộc của thế
kỷ chúng ta, về thời gian tính cách xa những niềm hy vọng và sự khẳng định
Trang 19của chúng ta”
Ngay đầu tác phẩm, Umberto Eco đã trình bày một tấm bản đồ “cổ” về địa điểm đã xảy ra những tội ác trong quá khứ với những chỉ dẫn rất cẩn thận
: Bệnh xá, Nhà tắm, Nhà thờ, Khu hát kinh, Khu hành lang, Chính tòa,… cùng
những “Ghi chú” về các giờ đọc Kinh lễ trong một ngày trong truyện kể có thời gian cốt truyện là 7 ngày đêm
Như vậy, vừa mù mờ, “mê lộ”, vừa “rõ ràng”, cụ thể, sự mở đầu dài dòng của Umberto Eco có tính chất như thông báo những sự kiện, con người sẽ diễn ra trong cuốn tiểu thuyết này vừa là có “thực”, lại vừa là hư cấu Chỉ ra
sự thiếu chắc chắn của các bằng chứng, hé lộ đây là truyện kể được “viết lại”, tức là chỉ vào mặt nạ mình đang đeo rằng tôi đang đeo mặt nạ đấy cũng cách làm quen thuộc của các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại Chỉ ra công việc sẽ truy tìm lại tội ác bằng những chứng cứ không chắc chắn,
mù mờ, đã lùi vào quá khứ rất xa rồi, lại là cách làm “giả” trinh thám để kèm vào đó là những suy tư về thời hiện đại có lẽ là cốt lõi của cuốn tiểu thuyết này Cuối cùng, thật nhẹ nhõm, kiểu “mua vui cũng được một vài trống canh”, tác giả dường như xoa tay vì đã tìm thấy sự yên bình :
“Vì đây chỉ là một câu chuyện nói về sách, chứ không phải về những lo toan đời thường, đọc xong ta thường thốt lên như nhà thuyết giảng vĩ đại xứ Kempis : "In omnibus requiem quasivi, et nusquam inveni nisi in angulo cum libro - Tôi đã đi cùng khắp, kiếm sự an bình, rốt cuộc chỉ tìm thấy nó khi ngồi
ở một góc phòng với một quyển sách mà thôi” (Ngày 5 tháng Giêng, năm 1980) [23,16]
Trang 201.2 Một số biểu tƣợng trong Tên của đóa hồng
1.2.1 Hoa hồng
Tiểu thuyết Tên của đóa hồng gây ấn tượng với bạn đọc ngay từ tên nhan
đề của cuốn truyện bởi xuyên suốt theo toàn bộ tác phẩm, người đọc không hề bắt gặp bất kì một cánh hoa hồng nào Nó báo hiệu tính đa nghĩa của biểu
tượng Theo dịch giả Lê Chu Cầu, mới đầu cuốn tiểu thuyết mang tên Tu viện
của tội ác nhưng vì nó hướng sự chú ý của người đọc thuần vào hành động tội
phạm nên Umberto Eco không muốn độc giả mua sách vì ham hồi hộp gay
cấn mà dễ dẫn đến thất vọng Sau đó, ông muốn đặt tên là Adso ở xứ Melk
nghe rất vô thưởng, vô phạt nhưng các nhà xuất bản không muốn lấy tên nhân vật đặt tên cho sách Tên của đóa hồng tình cờ nảy ra trong đầu ông vì hoa hồng là một biểu tượng nhiều tầng ý nghĩa: hồng bí nhiệm, cuộc chiến hoa hồng… Nó có quá nhiều ý nghĩa đến độ nó không còn có thể mang một ý nghĩa gì rõ ràng nữa Với một nhan đề chung chung như vậy, người đọc sẽ hoang mang và khó có thể có một tiên kiến nào trước khi đọc cuốn sách của ông Tên của đóa hồng cũng chính là một nhan đề ẩn dụ “Chính điều này đã
đưa Tên của đóa hồng vượt qua khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyết trinh
thám, để hướng đến những ẩn dụ tuyệt vời về một hệ thống các kí hiệu và biểu tượng: từ các vụ án, các bản thánh ca, nhà thờ… nhằm đưa người đọc vào một mê cung của xã hội Trung cổ và đồng thời là hình bóng của mê cung hậu hiện đại, nơi lóe sáng những đường dẫn đến chân lí Cái chân lí không nằm trong thuyết giáo định sẵn , mà nằm ngay trong chính bản thân nó, bản thân người truy tìm” [10,39]
Umberto Eco quả thật tài tình khi sử dụng cấu trúc “truyện trong truyện”
để dẫn dắt người đọc đến những kho tàng kiến thức vô cùng độc đáo Độc giả tạm gác sự căng thẳng của những vụ án ghê rợn để cùng khám phá thêm
Trang 21những điều mới lạ mà cuốn tiểu thuyết mang lại: các biểu tượng, kí hiệu học, kiến thức về y học…
Lấy bối cảnh một tu viện Ý thế kỉ 14, giữa những trận đụng độ giữa Giáo hoàng và Triều đình, giữa Giáo hội và các tập đoàn dị giáo: “khi Hoàng đế Ludwig ngự giá xuống nước Ý để phục hồi phẩm giá của Thánh Đế chế La
Mã, ứng với ý của Đấng Toàn Năng, khiến tên soán ngôi ác độc, buôn thần bán thánh, đầu sỏ tà giáo đóng đô ở Avigon, làm nhơ nhuốc tên tuổi thiêng liêng của các tông đồ xiết đỗi hoang mang” [23, 21] Cả nước bất mãn vì không có một quyền lực trung ương: Giáo hoàng thì dời về Avignon bên bờ sông Rhône nước Pháp, còn Hoàng đế thì bận đối phó với nước Đức Tu viện giàu có của dòng Benedict – nơi gặp gỡ giữa các phái đoàn đại diện cho
Hoàng đế và Giáo hoàng – chao đảo trong những biến cố Tên của đóa
hồng phần nào có dáng dấp một tiểu thuyết điều tra mang hơi hướng Conan
Doyle với Sherlock Holmes là thầy tu William, và cậu chủng sinh Adso là bác
sĩ Watson Trong bảy ngày William và Adso lưu lại, liên tiếp những án mạng mới xảy ra theo một trình tự huyền bí Bằng trí tuệ và tư duy đặc biệt, mang tính khoa học, vượt ra ngoài lối tư duy mê tín, giáo điều của thời Trung Cổ, William đã lần theo và gỡ được từng manh mối, cuối cùng phanh phui toàn bộ
âm mưu đen tối xoay quanh một cuốn sách bí ẩn, mà thực chất là một cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc để làm chủ Thư viện bên trong tu viện
Trong biểu tượng văn hóa thế giới, với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng hay được dùng nhất ở phương Tây Nó tương ứng trong tổng thể với hình tượng hoa sen ở châu Á, cả hai đều gần gũi
với biểu tượng bánh xe Trong Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới
[tr.428-429]: Ý nghĩa chung nhất của biểu tượng hoa này là ý nghĩa về sự hiển lộ : sinh ra từ trong nước nguyên thủy, bông hoa vươn lên và nở trên mặt nước
Trang 22Trong văn hóa Ấn Độ, bông hồng vũ trụ Triparasundari được dùng làm vật đối chiếu với vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn và không có thiếu sót Hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một mandala và coi nó như một trung tâm thần bí
Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa
Hình hoa hồng gôtích và hoa hồng hướng gió (hình hoa hồng 32 cánh ứng với 32 hướng gió) đánh dấu bước chuyển của xu hướng biểu trưng của hoa hồng sang xu hướng biểu trưng bánh xe
Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh thần bí F.Portal quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh
do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh rosa (hoa hồng) với ros (mưa,
sương) Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphrodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá
Theo Bède, ở thế kỷ VII mộ của Chúa Giêxu được sơn một màu pha lẫn trắng và đỏ Hai yếu tố tạo thành màu của hoa hồng này, màu trắng và màu
đỏ, với giá trị biểu trưng truyền thống của chúng phản ánh các bình diện từ trần tục đến thiêng liêng, trong sự khác nhau ứng với sự dâng tặng những bông hồng trắng hay đỏ
Trang 23Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng (còn trinh), tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp
Dù là màu trắng hay màu đỏ, hoa hồng cũng đều được các nhà luyện đan
ưa chuộng hơn cả, mà những chuyên luận của họ thường mang những tiêu đề như "Những cây hồng của các nhà triết học" Trong khi đó, hoa hồng màu lam lại biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới
Từ các ý nghĩa của biểu tượng “hoa hồng”, ta có thể thấy, việc đặt tên
cho cuốn tiểu thuyết Tên của hoa hồng của Umberto Eco là không vô lí Tập
trung vào mấy ý nghĩa :
- Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa
- Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh thần bí
- Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ
Là một nhà kí hiệu học hàng đầu thế giới, Umberto Eco không thể không biết đến những ý nghĩa này Cuốn tiểu thuyết của ông lại viết về nhà thờ,
trong đó có máu đổ, sự phục sinh thần bí, sự tái sinh Tiêu đề Tên của hoa
hồng cũng còn tham chiếu đến thành công lớn của văn học thời Trung Cổ
mang tính bí truyền và châm biếm, có tên thể loại là tiểu thuyết hoa hồng Tên
của hoa hồng cũng đồng thời trình bày sự bí ẩn trung cổ, mô phỏng thể loại
trinh thám, trình bày triết học thời trung cổ và phản ánh đạo đức Ngoài ra,
Tên của hoa hồng còn là cuộc chiến của một người đàn ông chống lại sự ngu
Trang 24muội, một lời kêu gọi cho tự do và tri thức Tác giả còn cho biết thêm những suy tư về các phương pháp trong một cuộc điều tra, biểu tượng lãng mạn của cuộc tìm kiếm sự thật Song song đó, tác giả đã đưa ra những suy tưởng về thời đại, về vai trò của các nhà thờ và tình huynh đệ, hội họa và nghệ thuật nói chung, tính khách quan khoa học chống lại chủ quan của đức tin tôn giáo
1.2.2 Sách cổ
Trong Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới [tr.791-792] ta có thể bắt gặp
những ý nghĩa sau đây đã được Umberto Eco sử dụng như một cái “mã” (code) để tìm về quá khứ, sáng tạo ra một câu chuyện kì bí, hấp dẫn về các vụ án:
- Sách chủ yếu là biểu tượng của vũ trụ “Vũ trụ là một cuốn sách mênh
mông” Cuốn Sách Đời trong sách Khải huyền, thì ở trung tâm Thiên đường,
nó được đồng nhất với Cây Đời : lá trên cây, cũng như chữ trong sách, biểu hiện toàn bộ các sinh linh, nhưng cũng là toàn bộ các thánh chỉ
Nhà văn đã bắt đầu truyện kể Tên của đóa hồng của mình bằng câu
chuyện của sách : bản thảo và những cuộc tìm kiếm sự thật về bản thảo Một
“vũ trụ” của bóng tối, của những kiến thức khoa học, nghệ thuật, kiến trúc, triết học,… mênh mông về mọi mặt sẽ dần hiện lên qua những trang tiểu thuyết của ông
- Người La mã tham khảo các Sách Sấm truyền : họ nghĩ sẽ tìm được
trong đó những lời giải đáp của các thần cho các nỗi lo âu của họ Ở Ai Cập,
Sách những người Chết là tập hợp các lời khấn thiêng được chôn theo người
chết để đến được ánh sáng của Mặt trời vĩnh hằng : Lời khấn để đi ra ánh
sáng
Quá trình tìm sách và sáng tạo ra sách (quyển tiểu thuyết) là một quá
Trang 25trình “đi ra ánh sáng”, vừa tìm “lời giải đáp của các thần cho các nỗi lo âu”, vừa vừa dần đưa ra ánh sáng các “vụ án”
- Nếu vũ trụ là một cuốn sách, thì là vì sách là Thần khải, là Hiển lộ Hiển lộ phát sinh từ Bản nguyên của nó là Trí tuệ Vũ trụ; từ trong tâm, là Trí
tuệ cá nhân Sự tích Đi tìm bình Graal, sách được đồng nhất với cái bình ấy
Ý nghĩa của biểu tượng rất rõ : đi tìm bình Graal là đi tìm Lời đã mất, tìm
Đức hiền minh Tối cao
Trí tuệ trong tác phẩm Tên của đóa hồng nằm ở cả hai bình diện trên và đúng là đi tìm Lời đã mất, đi tìm chân lí, sự thật
Tên của đóa hồng bao quanh một quyển sách bí ẩn được cất giấu trong
Thư viện, mà chỉ một thiểu số người có thẩm quyền mới được vào Bên ngoài Thư viện này, và bên kia bức tường Tu viện, là một thế giới của những kẻ phàm tục, những người bị loại bỏ, chỉ trông cậy vào lực lượng dị giáo để kết hợp thành mối đe dọa cho giai cấp Tăng lữ Các tu sĩ trên khắp thế giới đến tu viện để nghiên cứu, có người ở đấy đến khi chết vì chỉ ở trong tu viện này họ mới tìm được "những tác phẩm soi sáng việc nghiên cứu của họ" Tuy nhiên, chỉ thủ thư mới có quyền đi lại trong thư viện của tu viện, chỉ thủ thư mới có quyền quyết định cho một tu sĩ mượn một cuốn sách nhất định hay không Thêm vào đó, bản thân thư viện đã được xây dựng như một mê cung, sẵn sàng cản bước, vây hãm những kẻ đột nhập, khước từ họ tiếp cận tri thức: “Thư viện có bảy bức tường, song chỉ bốn bức có cửa thông, là một lối đi trổ giữa hai cây cột nhỏ xây ẩn trong tường; cửa này khá rọng, uốn hình vòm phía trên đầu Những chiếc tủ khổng lồ, đầy sách xếp ngăn nắp, kê sát những bức tường không cửa sổ Mỗi tủ đính một bảng hình cuộn có đánh số và trên mõi ngăn tủ cũng thế; hiển nhiên là cùng những số chúng chúng tôi đã thấy trong thư
mục” [23, 193] Trong Tên của đóa hồng, mọi vụ án đều xuất phát từ thư viện
Trang 26cho thấy tội ác sinh ra từ chỗ khát khao tri thức đối đầu với độc quyền tri thức Cho dù kẻ thủ ác nhân danh điều gì chăng nữa thì không phải vì thế mà tội - ác - tri - thức sẽ kém kinh tởm hơn so với tội - ác - phi - tri - thức
Cuốn sách chính là một kí ức lớn, lịch sử ngàn năm của thời Trung cổ chỉ đọng lại trong 7 ngày Nơi các tu sĩ học thức sống theo thời gian nghiêm ngặt của giáo luật nhà thờ, trong nhịp điệu của những chầu kinh trên nền âm nhạc Thánh ca, theo đuổi những đam mê cao quý, thánh thiện, đồng thời bị cuốn vào những mưu đồ quỷ dữ trong một thế giới đầy rẫy mâu thuẫn giữa đức tin chính thống và dị giáo, công lý và lạm quyền, sự thật và lầm lạc
Đọc Tên của đóa hồng có thể thấy thầy William như một cuốn từ điển
sống với sự hiểu biết uyên thâm về thần học, ký hiệu học, ngôn ngữ học và các ngành nghệ thuật để sử dụng trong các cuộc điều tra của mình Độc giả hoàn toàn bái phục trước tài tư duy logic của thầy khi nói về chú ngựa Brunellus: “Ta hơi ngượng khi phải nhắc cho con những điều lẽ ra con phải biết rồi: tại ngã rẽ ấy in rành rành trên tuyết trắng tinh khôi dấu chân ngựa chạy về phía đường nhánh bên tay trái chúng ta Dấu chân đầy đặn và cách đều cho thấy móng nó nhỏ và tròn, nó phi nước kiệu đều đặn khiến ta suy ra được tính nết con ngựa và nó không phóng cuồng như một con thú điên Chỗ rặng thông tạo thành cái mái vòm tự nhiên có vài cành con ở độ cao năm bộ vừa mới gãy Chỗ bụi dâu tằm, nơi con vật ngoặt vào đường nhánh bên phải
nó, nó vừa chạy vừa vung cái đuôi tuyệt hảo, còn vướng vài sợi lông đen tuyền giữa những bụi gai… cuối cùng, hẳn con không định bảo rằng con không biết đường nhánh đó dẫn tới ụ phân, vì ngay từ khi đi qua khúc quanh dưới kia chúng ta đã trông thấy rác tràn xuống vách đá dốc dưới ngọn tháp phía Đông làm bẩn bãi tuyết Theo vị trí ngã rẽ thì con đường mòn nọ chỉ có thể dẫn đến hướng đó thôi.” [23, 35] Hay khả năng ngôn ngữ đáng kinh ngạc
Trang 27khi thầy có thể đọc rất nhiều thứ tiếng: Hy Lạp, Ai Cập…
Nếu một phần của Tên của đóa hồng là điều tra án mạng thì phần kia là
các cuộc tranh luận thần học miên man cùng những trình diễn kiến thức lịch
sử, kiến trúc với những trang viết dài và tỉ mỉ về tôn gáo hay các cuộc tranh luận thần học đầy kịch tính Độc giả không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kiến trúc của tu viện qua lời miêu tả của Aldso “Hai trụ cột thẳng băng, không trạm trổ sừng sững hai bên cổng Thoạt trông nó như thể một vòm cung duy nhất khổng lồ, nhưng từ những cột này lại mở ra hai ô cửa, trên đó chồng chồng lớp lớp những vòng cung nhiều hình dáng, cuốn hút mắt ta nhìn vào cổng chính, như nhìn vào một hang hốc sâu thẳm Trên đỉnh lối vào chính là một ô trán vĩ đại, mỗi bên ô tựa lên hai trụ vòm, chính giữa tựa trên một cột trụ đẽo từ đá khối, cột trụ này chia cổng chính thành hai cửa nhỏ có cánh bằng
gỗ sồi gia cố kim loại…” [23, 54] Độc giả cũng có thể dễ dàng nhìn thấy những cuộc tranh luận giữa các phe phái ủng hộ Đức Giáo Hoàng và những người ủng hộ hoàng đế, sự cạnh tranh giữa các nhóm nhà sư khác nhau để quyết định quốc tịch của chủ trì thư viện mới, sau khi Malachi đã bị giết, hay cuộc tranh luận thần học giữa Jorge và thầy William về chúa Giêsu cũng mang đến cho độc giả những khám phá mới lạ Jorge cho rằng: “Hài kịch do bọn ngoại đạo viết khiến người xem cười, thế là sai quấy Chúa Giêsu của chúng ta không bao giờ kể chuyện cười hay ngụ ngôn, Người toàn nói những chuyện ẩn dụ, rõ ràng răn dậy chúng ta làm thế nào để lên nước thiên đường
và chỉ có thế” Trong khi đó, William lại cho rằng: “sao huynh lại chống đối ý tưởng chúa Giêsu có thể đã từng cười Tôi cho rằng cười là liều thuốc bổ, giống như tắm táp, để chữa trị thể dịch và những bệnh tật khác của cơ thể, nhất là bệnh u uất” [23, 152]
Tiểu thuyết Tên của đóa hồng vừa như một tiểu thuyết trinh thám vừa
Trang 28như một tiểu thuyết lịch sử uyên thâm, tái hiện không khí huy hoàng của một thời Trung Cổ, với những trang suy ngẫm triết lý, những phân tích sâu sắc về
tôn giáo, nghệ thuật, về khoa học… Tên của đóa hồng là một tiểu thuyết càng
nhiều người đọc thì càng gia tăng giá trị, nó vừa là cuốn sách dành cho đại chúng, vừa là một tác phẩm văn chương giá trị đứng vào hàng kinh điển, dành cho những độc giả tìm kiếm vẻ đẹp đích thực của thứ văn chương đầy trí tuệ
Có thể nói, để có thể viết ra được cuốn tiểu thuyết đầy tinh tế Tên của
đóa hồng, hẳn Umberto Eco phải có tầm hiểu biết văn hóa, lịch sử, xã hội hết
sức sâu rộng Các biểu tượng, kí hiệu trong Tên của đóa hồng chiếm một dung lượng khá lớn, gần bốn phần năm tác phẩm cho thấy mối quan tâm lớn nhất của tác phẩm mang danh tiểu thuyết trinh thám này lại không nằm ở tội
ác và tìm ra kẻ gây tội Umberto muốn thông qua một kì án để độc giả nhìn rõ hơn về câu chuyện xã hội Trung cổ với những kiến thức tôn giáo, thần học, xã hội…
1.3 Hành trình phá án
Trung tâm trong cốt truyện trinh thám là một vụ án bí hiểm Từ cái cớ bí hiểm đó, các nhà trinh thám phát triển câu chuyện dựa trên sự điều tra Theo từng trang truyện, người đọc xâm nhập vào hành trình soi sáng sự thật Laurence Devillairs, tiến sĩ triết học người Pháp cho rằng “Trung tâm của một cốt truyện trinh thám không phải là tội ác mà là cuộc điều tra Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết không xuất hiện như là một sự phi lí, quá đáng, không thể tưởng tượng nổi, mà nó như một phương trình, một ẩn số thích hợp
để cấp cho nó một giá trị” Tên của đóa hồng mang đầy đủ những yếu tố cần
thiết của một cốt truyện trinh thám: có án mạng, kẻ sát nhân với những dấu vết để lại Tuy nhiên, quyển sách chấm dứt bằng cách đưa ra cho độc giả hai lựa chọn: sự yên lặng của Adso, người tìm thấy bình an trong tâm hồn nhờ
Trang 29suy ngẫm về cõi hư vô; và sự tìm kiếm của William, người không rõ mục đích của chính mình, nhưng trong tiến trình tìm kiếm đó, người đã xây dựng nên
xã hội Trung cổ đầy khiếm khuyết và bấp bênh Chúng ta có thể thống kê các
vụ án mạng như sau:
Bảng thống kê các vụ án mạng
T
T
1 Canh khuya (trước khi
thầy William và Adso
đến tu viện)
Dưới chân sườn núi dốc đứng
Adelmo xứ Otranto (tu sĩ trẻ)
2 Ngày thứ hai (Kinh sớm) Sau lễ điện, trong
thùng đựng tiết heo
Venantiu xứ Salvamec (học giả tiếng Hy Lạp)
3 Ngày thứ ba (Đêm) Bồn tắm Berengar
4 Ngày thứ năm (Kinh
trưa)
Phòng thí nghiệm của Severinus
Severinus (nhà dược thảo)
5 Ngày thứ sáu (Kinh
sớm)
Giáo đường Malachi (thủ thư)
Câu chuyện mở đầu bằng cái chết bí ẩn của tu sĩ trẻ Adelmo xứ Otranto
“Một sáng nọ một người chăn dê phát hiện xác huynh nằm dưới chân vách đá, bên dưới Chính tòa Vì những tu sĩ khác còn trông thấy huynh ấy trong khu hát kinh tại buổi Kinh tối, qua Kinh sớm không thấy nữa, nên hẳn huynh đã ngã xuống vực vào lúc canh khuya tăm tối Đêm ấy giông bão to, bông tuyết
Trang 30sắc tựa như dao, không khác gì mưa đá, thốc lên cuồng loạn trong làn gió từ hướng Nam thổi tới Người ta tìm thấy xác kẻ bất hạnh dưới chân sườn núi dốc đứng, nát ngướu vì va đập vào những mỏm đá khi rơi xuống, mới đầu cái xác đẫm tuyết, sau đó tuyết tan chảy rồi đông cứng thành từng mảng băng Một cái chết khốn khổ và bi đát.” [23, 44] Trước cái chết đầy bí ẩn đó, tu viện trưởng bày tỏ sự lo lắng sâu sắc của mình; mong muốn thầy William sẽ tìm ra
sự thật nhanh chóng nhất và trao cho thầy quyền được tự do đi lại trong thư viện
Trong quá trình truy tìm tội phạm, một loạt các án mạng khác đã xảy ra theo trình tự bảy hồi kèn trong sách Khải huyền Venantius xứ Salvamec được phát hiện ở phía sau lễ điện “ trước các chuồng gia súc, nơi hôm qua có cái thùng lớn đựng tiết heo, một vật thể kì lạ, trong như cây thập giá, ló khỏi miệng thùng, không khác hai cái cọc phủ giẻ cắm xuống đất để xua đuổi chim choc” [23, 123] Berenga được phát hiện trong một cái bồn tắm che màn đầy nước “bên cạnh có một đống áo quần… Mặt trương phềnh Thân thể trắng bệu, nhẵn nhụi như của một người đàn bà trừ hạ bộ mềm nhũn trông thật khiếm nhã” [23, 286] Severinus được phát hiện tại phòng thí nghiệm của chính ông “nằm giữa một vũng máu, đầu dập nát Chung quanh dãy kệ như thể vừa bị một trận bão tàn phá: khắp nơi ngổn ngang bình vỡ, chai bể, sách
vở, tài liệu tả tơi Cạnh xác là một lông cầu” [23, 394] Còn Malachi được phát hiện tại giáo đường “đôi mắt sâu hoắm, thái dương hõm xuống, hai tai nhăn nheo, trắng bệch, dái tai vểnh, da mặt cứng đờ, căng và khô, hai má vàng bủng đầy những đốm đen” [23, 451] Tất cả các vụ án nguyên nhân được cho là bị đầu độc và có liên quan đến thư viện mà tu viện sở hữu Sau hơn 500 trang sách, người đọc biết được linh mục mù từng làm thủ thư là Jorge là người gián tiếp gây ra cái chết cho các huynh đệ Jorge xứ Burgos là một người ngoan đạo, ông quyết liệt bảo vệ sự thiêng liêng của Thiên Chúa giáo
Trang 31Là một thủ thư, ông biết trong thư viện có nhiều cuốn sách bị cho là sách của bọn dị giáo; trong đó, nguy hiểm nhất là bản sao duy nhất trên đời cuốn “Hài kịch” của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristote (384-322 TCN) Jorge xứ Burgos cho rằng, cái hài, tiếng cười, sự châm biếm được chứng minh qua ngòi bút của một triết gia siêu việt như Aristote sẽ khiến dân chúng không còn tin vào
sự thiêng liêng và tôn nghiêm của Thiên Chúa giáo nữa; do vậy, Jorge xứ Burgos đã tìm cách cất giữ cuốn sách và đề phòng những kẻ xem trộm bằng cách tẩm thuốc độc lên trên các trang giấy
William và Aldso đã trải qua 7 ngày truy tìm hung thủ khó khăn và phức tạp với những trải nghiệm đầy biến cố Những cuộc khám phá trong mê cung thư viện, những ảo giác kì lạ trước tấm gương trong thư viện hay nỗi sợ hãi khi đối mặt với những xác chết… chính là những chi tiết hấp dẫn li kì lôi cuốn độc giả Tuy nhiên, không phải lúc nào người đọc trinh thám cũng được thỏa mãn Với lối kể chuyện không liền mạch, người đọc phải ráp những mảnh ghép với nhau Xen vào giữa cao trào vụ án, độc giả được chứng kiến nhiều câu chuyện ngoài lề với những khám phá thú vị như cuộc tái ngộ giữa William và Ubertino xứ Casale, cuộc mạn đàm uyên bác giữa William và sư huynh dược thảo Severinus, Benno kể chuyện kì quặc khiến thầy trò Adso biết được những việc trái luân thường đạo lý trong đời sống tu viện…
Câu chuyện của thầy - trò William về việc truy tìm thủ phạm, gắn với quyển sách bí ẩn của Aristote, đã gợi ra một ý nghĩa sâu xa trong sự nỗ lực kiếm tìm chân lý của loài người: thần học kinh viện không thể đày đọa, giam giữ con người trong những lề luật thiêng liêng của giáo hội Chính sức mạnh của lý trí đã hướng con người đến với chân lý, hoài nghi cả Thánh kinh, phủ nhận sứ mệnh thiêng liêng của Mặc Khải, sấm ngôn của Chúa (Cuối tác phẩm: thư viện rơi vào một cuộc đại hỏa hoạn, nhân vật thủ thư Jorge de
Trang 32Burgo - một tín đồ tôn giáo ngu muội, bảo thủ, tàn ác, kẻ gây ra những cái chết thảm khốc, đã hủy hoại cuốn Nghệ thuật thi ca của Aristote và tự thiêu chính mình)
Tên của đóa hồng là một thái độ phê phán mạnh mẽ tư tưởng ngu dân
chủ nghĩa, một sự biện hộ sâu sắc cho tinh thần tự do và tri thức hiểu biết của con người
Cốt truyện trinh thám đã thực hiện trọn nhiệm vụ của mình khi khám phá
ra bí mật vụ án Nhưng vấn đề trinh thám lại không là điểm nhấn chính trong
Tên của đóa hồng mà đúng hơn nó đóng vai trò đánh lạc hướng người đọc,
đưa người đọc vào mê lộ những sự kiện, vấn đề phức tạp Để sau khi đi hết hành trình trinh thám, người đọc bỗng nhận ra có rất nhiều vấn đề người viết
ra chỉ cốt để đối thoại, gợi mở nơi người đọc những hướng cắt nghĩa, hướng khai thác hình tượng Văn chương trinh thám hậu hiện đại biến quá trình truy tìm thủ phạm thành quá trình tìm kiếm giá trị văn hóa cộng đồng Cách cấu trúc văn bản mở của trinh thám hậu hiện đại đã tạo nên một mê lộ cho những
sự xâm nhập vào cắt nghĩa hành động, tội ác và chân lí của con người
1.4 Tình yêu trong Tên của đóa hồng
Trong cuốn Thi pháp văn xuôi [35; 17], Todorov đã khái quát những
nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám truyền thống: 1 Cuốn tiểu thuyết phải
có nhiều nhất là một thám và một thủ phạm, và ít nhất là một nạn nhân 2 Thủ phạm không được là một tội phạm chuyên nghiệp, không được là thám
tử, giết người phải vì có lí do cá nhân 3 Thủ phạm phải có một tầm quan trọng nào đó, là một trong những nhân vật chính trong truyện 4 Mọi sự đều phải được giải thích một cách duy lí, cái kì ảo không được chấp nhận ở đây
5 Không có chỗ cho miêu tả cũng như phân tích tâm lí 6 Với các thông tin
về truyện, cần phải tuân thủ sự đối xứng: “tác giả: độc giả = tội phạm: thám
Trang 33tử”; 7 Cần tránh các tình thế và các giải pháp tầm thường tẻ nhạt
Trong tiểu thuyết trinh thám truyền thống, “Không có chỗ cho miêu tả cũng như phân tích tâm lí”, theo đó, không có chỗ cho chuyện tình cảm, yêu đương ở đây Tiểu thuyết “phản trinh thám” đã “phản” lại quy tắc này Chủ đề
về tình yêu và phụ nữ trong Tên của đóa hồng cũng là một trong những vấn
đề mà Umberto quan tâm
Trong thời Trung cổ, người phụ nữ bị cho là ô uế và không được tôn trọng, nhưng Adso đã vướng mắc vào vòng luẩn quẩn tình yêu cùng với một
cô gái mà anh gặp trong khi anh đột nhập vào thư viện “Người con gái này đột nhiên hiện ra với tôi như người trinh nữ đen đúa nhưng quyến rũ trong sách Diễm ca Nàng mặc một chiếc áo vải thô ngắn đã sờn, hơi quá hở ngực,
cổ đeo một chuỗi hạt đá nhỏ màu mè, rất rẻ tiền, tôi nghĩ thế Nhưng đầu nàng kiêu hãnh vươn thẳng trên cần cổ trắng như ngà, mắt nàng trong như những
hồ nước Heshbon, mũi nàng tựa ngọn tháp xứ Liban, tóc nàng màu tía vương giả Phải, tôi thấy mái tóc nàng như một đàn dê nằm dọc sườn núi, răng nàng như một đàn cừu mới tắm về, sóng đôi nhau đều tăm tắp” [23, 274] Vẻ đẹp của người con gái đó đã mê đắm Adso khiến anh không thể thoát khỏi nhục dục của bản thân Adso chìm đắm trong mê lộ của tình yêu “Rồi nàng hôn lên môi tôi, nỗi đam mê của nàng ngọt ngon hơn rượu, mùi kem trên thân thể nàng thơm ngào ngạt, cổ nàng tuyệt vời trong sâu ngọc quý, đôi má nàng tuyệt vời giữa bông tai…” [23, 275] “Lạy Chúa, khi tâm hồn mê mẩn, thì phẩm hạnh duy nhất là yêu thứ ta thấy (không phải thế ư?), hạnh phúc tuyệt đỉnh là có được thứ ta có, rồi uống tràn cuộc đời đầy ơn phước ngay tại suối nguồn của nó (chẳng phải người ta đã nói vậy sao?) rồi tận hưởng cuộc sống đích thực mà kiếp sau phù sinh này ta sẽ sống vĩnh viễn ở giữa các thiên thần” [23, 276] Adso đã trải qua những phút giây tuyệt vời bên cạnh người con gái
Trang 34ấy “Tôi sẽ không ngần ngại gọi kẻ nào được sống qua cảm giác tương tự trên cõi dời này là một người hạnh phúc, dẫu chỉ đôi lần hiếm hoi và qua đi trong chớp mắt” [23, 279] Thế nhưng, sau giây phút hạnh phúc ngắn ngủi Adso cảm thấy lòng dạ trở nên rối bời, mặc dù đã thú tội với thầy William nhưng những ảo giác về tình yêu vẫn không ngừng giày vò anh “Xác thịt tôi đã quên cảm giác cực kì khoái lạc, tội lỗi và phù du (một việc đáng xấu hổ) mà cuộc
du hoan với nàng đã đem đến cho tôi, nhưng lòng tôi không quên được gương mặt nàng và không thể nào cảm thấy nỗi nhớ nhung này là sa đọa Ngược lại
nó rộn ràng như thể gương mặt ấy ngời sáng mọi ân sủng của Hóa Công” [23, 370] Trong lòng Asdo tồn tại những mâu thuẫn khó có thể giải thích “Tôi hoang mang cảm thấy – và gần như muốn phủ nhận sự thật mình cảm thấy ấy – rằng người con gái khốn khổ, bẩn thỉu, trơ trẽn kia dã bán mình (ai biết thường xuyên và trâng tráo đến mức nào) cho những kẻ tội lỗi khác rằng người con gái ấy của bà Eve, yếu đuối như mọi chị em nàng, dã quá thường đem thân xác mình ra đổi chác, nhưng vẫn là điều gì đó tuyệt vời và kì diệu!
Lý trí của tôi biết nàng là duyên có gây ra tội lỗi, nhưng tâm hồn nhạy cảm của tôi lại thấy nàng là hiện thân của mọi ân sủng” [23, 370]
Trong câu chuyện tình yêu của Adso người đọc còn nhận thấy sự mê tín
tồn tại trong xã hội Trung cổ Salvatore đã tiết lộ cho Adso một thứ bùa yêu
có thể khiến mọi đàn bà, con gái chết mê chết mệt “Phải giết một con mèo mun, móc mắt nó, rồi nhét vào hai quả trứng gà ác, mắt này vào một quả trứng, mắt nọ vào quả trứng kia Rồi nhét trứng vào một đống phân ngựa cho rữa ra Từ mỗi quả trứng sẽ sinh ra một tên tiểu yêu, phục tùng ta, đem cho ta mọi lạc thú trên cõi đời này Nhưng than ôi, y bảo để bùa chú kia công hiệu, người phụ nữ ta muốn được yêu phải nhổ nước bọt lên hai quả trứng trước khi vùi vào đống phân” [23, 340] Và cô gái thực hiện bùa yêu cùng với Salvatore chính là người giày xéo tâm can Adso mấy ngày hôm nay Chính
Trang 35trong lúc thực hiện thứ bùa yêu đó, Salvatore dã bị Bernard phát hiện và cô gái kia đã bị khép tội phù thủy
Những trang viết về tình yêu chớp nhoáng giữa Adso và người con gái không nhiều nhưng Umberto Eco bằng ngòi bút nghệ thuật của mình đã cho độc giả thấy những cung bậc cảm xúc tinh tế từ đắm say hạnh phúc cho đến
sự giằng xé tâm can, những mâu thuẫn nội tâm của Adso và niềm khao khát tình yêu mãnh liệt trong anh Tình cảm đã khiến Adso “li tâm” trong quá trình cũng thầy đi phá án Chúng ta thấy ở đây thấp thoáng sự “giễu nhại” (parody),
thủ pháp tâm đắc của văn học hậu hiện đại đã có từ tiểu thuyết Vụ án của
Kafka Trong tiểu thuyết của mình, Kafka đã để nạn nhân vừa đi “phá án”, vừa làm những “việc khác” không liên quan gì đến vụ án của anh ta đồng thời với những tự vấn, băn khoăn rất “siêu hình” Một khí quyển bi hài, theo lối
“hài hước đen” tràn ngập tác phẩm !
Tiểu kết
Mặc dù Tên của đóa hồng mang hình thức của thể loại tiểu thuyết trinh
thám nhưng đã đan cài nhiều tuyến cốt truyện với nhau Ba tuyến hành trình truy tìm hung thủ, tình yêu với các biểu tượng, mã hóa văn hóa khiến cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn bao giờ hết Tính chất kép cốt truyện này
đã tạo nên hiện tượng phi trung tâm cho tác phẩm
Trò chơi trinh thám không phải dành riêng cho thám tử mà còn dành cho chính người đọc Trong mê lộ của vô vàn những bỏ ngỏ, những chỉ dẫn thậm chí cả việc bị đánh lạc hướng, người đọc vẫn hứng thú tìm ra sự thật Và quan trọng hơn truyện trinh thám hình thành ở người đọc thói quen tra vấn đề những điều bí ẩn Bí ẩn không chỉ nằm trong cuộc chạy trốn và truy tìm của
kẻ phạm tội và thám tử Bí ẩn nằm ngay trong những vấn đề gần gũi của cuộc sống: tình yêu, hạnh phúc và những giá trị văn hóa ngàn đời
Trang 36CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT GIẢ TRINH THÁM
Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung đều có một vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm Hạt nhân của sự sáng tạo, trọng điểm để nhà văn lí giải các vấn đề của cuộc sống đều nằm trong nhân vật Nhân vật có thể thể hiện bởi nội tâm, cũng có khi chỉ được thể hiện bởi hành động… Đã là văn học thì không thể thiếu nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết có sự phát triển
đa dạng và phong phú, có tính cách thống nhất, lối tư duy sắc bén và được bộc lộ qua hoàn cảnh cụ thể Nói đến nhân vật trong truyện trinh thám là nói đến kiểu nhân vật cặp đôi Mô hình này đã được xây dựng từ những sáng tác của Edgar Poe, trong đó, cặp đôi thám tử - tội phạm là hệ thống nhân vật cơ bản làm nên cái khung của câu chuyện Một bên là sự truy đuổi Một bên là sự trốn chạy Diễn biến truyện trinh thám trở thành hành trình đuổi bắt của nhà thám tử với kẻ phạm tội để tìm ra điều bí ẩn Từ mối quan hệ này, nhiều mối quan hệ cặp đôi khác nảy sinh trong quá trình phá án như đã trình bày ở trên Vậy nên, hình tượng thám tử là linh hồn, là cơ sở định danh cho một tác phẩm trinh thám Đó là mô hình của nhân vật trinh thám truyền thống, Hoàng Ngọc Tuấn trong bài “Viết: từ hiện đại đến hậu hiện đại”, sau khi phân tích khá xa
và rộng về hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, ông cho rằng : “Triết gia Mikhail Epstein nhận định rằng tất cả những cuộc cách mạng của chủ nghĩa hiện đại đều đã đến mức độ "hyper"; và để đến mức ấy, các cuộc cách mạng đã trải qua hai chặng: đầu tiên là chặng "super" (siêu), chặng này giúp con người vượt thắng và làm chủ "hiện thực"; rồi đến chặng
"pseudo" (giả), chặng này xô con người đến trước một thứ "hiện thực thậm phồn", ở đó mọi thứ đều trở nên giả tạo” Ta có thể hiểu thêm : từ việc bàn
Trang 37đến chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học từ “hiện thực”, chân thực như cuộc sống, đến "pseudo" (giả), cả trong thể loại lẫn trong việc xây dựng nhân vật văn học Ông viết tiếp : “Đối diện trực tiếp với cái "hiện thực thậm phồn" trên mọi lĩnh vực, và biết rằng cái "hiện thực thậm phồn" này là kết quả (hay hậu quả) của những hệ thống sức mạnh đã tạo nên các cuộc cách mạng của chủ nghĩa hiện đại, con người hậu hiện đại tất nhiên phải hoài nghi về giá trị của các cuộc cách mạng Con người hậu hiện đại thấy rằng không có một mẫu hình thế giới lý tưởng và trường cửu để hướng đến, mà có vô số mẫu hình thế giới tạm thời để chọn lựa; không có một hiện thực cố định để tiếp cận, mà có
vô số hiện thực bất định để cấp kỳ ứng phó Con người hậu hiện đại không còn thực sự tin vào một thứ quy luật nào to lớn bao trùm, mà tin vào những thí nghiệm và ứng dụng ở quy mô nhỏ, đoản kỳ và thiết thực” Chính điều đó dẫn đến những tiếng nói của họ không còn là những “đại tự sự”, nhưng cũng không ca ngợi cái “tiểu tự sự”, họ xem tác phẩm chỉ là một văn bản chứa đựng vô số những khả năng có thể diễn dịch và không cố gắng đem một chủ
đề tư tưởng nhất định nào vào đó “Họ từ bỏ công tác đào xới chiều sâu nội tâm của nhân vật, và thay vào đó là việc mô tả tính chất cụ thể và phức tạp của những hành động và những ý nghĩ thoáng qua” Không điều khiển nhân vật ngôi thứ ba, cũng “không làm rõ tiếng nói của nhân vật ngôi thứ nhất, mà đưa ra nhiều tiếng nói đồng thời, và mỗi tiếng nói có thể xuất phát từ một quan điểm hoàn toàn dị biệt, hoặc hoàn toàn đối lập nhau, và có giá trị ngang nhau (mỗi tiếng nói này có thể là một cái “tiểu tự sự” (“petit récit”), cũng có thể là một cái “đại tự sự” (“grand récit”) bị kéo xuống ngang tầm với những
"petits récits" chung quanh nó) Đôi khi, họ cũng đưa ra nhân vật ngôi thứ hai như một giả sử về sự tham gia của độc giả vào trò chơi của tác phẩm Văn chương hậu hiện đại, do đó, giống văn chương hiện đại ở chỗ nó là một tập hợp của những mảnh vụn; nhưng nhà văn hiện đại cố gắng đặt những mảnh
Trang 38vụn vào một cấu trúc chặt chẽ nào đó, nghĩa là ban cho những mảnh vụn ấy một tâm điểm (và tâm điểm này là chiếc chìa khoá mở cửa ý tưởng chủ đạo của tác phẩm), còn nhà văn hậu hiện đại lại để cho mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó, mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm Có thể nói đa tâm điểm là một trong những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật hậu hiện đại” Những luận điểm về văn học hậu hiện đại này đã gợi ý nhiều cho người viết tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong tác phẩm của Umberto Eco
Trong Tên của đóa hồng, Umberto Eco đã xây dựng kiểu nhân vật cặp
đôi, tuy nhiên trái với cách tiếp cận của các tiểu thuyết trinh thám cổ điển, nhà văn đã thay đổi vị trí, quyền lực, thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa thám tử và tội phạm Hành trình theo dõi đối tượng hóa ra lại chính là con đường để thám
tử khám phá chính bản thân mình Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 nhân vật William, Adso và Jorge để làm nổi bật tính cách nhân vật giả trinh thám trong
tiểu thuyết Tên của đóa hồng Lí do luận văn chủ yếu chỉ chọn 3 nhân vật này
bởi tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của cốt truyện : thầy trò William - Adso là cặp đôi “thám tử” và Jorge là “tội phạm”
Các nhân vật ở trong tác phẩm đều không “hành nghề” theo đúng nghĩa
của nó và phần nào mâu thuẫn với chính chức năng, số phận của chúng Tên
của đóa hồng còn có những ám chỉ đến kí hiệu học (nghề nghiệp của Eco) từ
các biểu tượng, các dấu hiệu, được giải thích bởi xã hội học và cấu trúc Dưới đây là lai lịch, tính cách và chân dung các nhân vật đó trong tác phẩm
2.1 Nhân vật William là một tu sĩ dòng Francisco phụ trách sứ mệnh
ngoại giao, nhưng có vai trò trong cốt truyện sẽ bị điều tra về các tội ác ở tu viện Vốn là một thanh tra, nhưng cuối cùng ông ta phải trở lại công việc tạm thời, chính điều đó đã cho thấy điểm yếu của ông khi ông không còn có thể hoạt động trong logic hợp lí duy nhất được nữa Nhân vật William gợi nhớ
Trang 39đến Roger Bacon (1214-1294), triết gia người Anh theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thầy tu dòng Francisco người được coi là cha đẻ của phương pháp khoa học hiện đại Umberto Eco là một chuyên gia văn học trung cổ và ông
đã sử dụng những tài liệu nghiên cứu vào cuốn tiểu thuyết của mình Trong
Tên của đóa hồng, Umberto Eco đã để cho chính nhân vật William khi được
hỏi : “Nhưng sao những người nắm được kiến thức này lại không truyền đạt
nó đến mọi dân Chúa nhỉ?” phát biểu về Roger Bacon : “Và cuối cùng, như thầy Roger Bacon vĩ đại đã cảnh giác, bí mật của khoa học không phải lúc nào cũng được phép lọt vào tay tất cả mọi người, vì có những kẻ có thể dùng chúng vào những mục đích xấu xa Học giả thường phải viết một số tác phẩm như thể có ma thuật, dù chẳng hề có ma thuật – chúng chỉ là khoa học mà – để che mắt kẻ vô ý” [23, 107-108]
Chính Umberto Eco cũng thừa nhận trong nhân vật William còn thấp thoáng hình ảnh của Guillaume d‟Ockham (nhà triết học dòng Francisco thế
kỉ XIV theo chủ nghĩa duy lí và duy danh) Ta còn được biết đến cách gọi khác như nguyên lí của tính giản yếu, tiết kiệm và cẩn trọng của nhà triết học này với câu khẩu hiệu : “Không nên nhân bộn lên những lời giải thích cùng những nguyên nhân nếu không phải thực sự cần thiết” Hình ảnh nhân vật William còn được Umberto Eco phú cho đặc điểm, tính cách của Sherlock Holmes, trinh thám hiện đại của nhà tiểu thuyết Conan Doyle Ngay từ những trang đầu của tiểu thuyết, Umberto Eco đã không ngừng để cho trò Adso của William liên tục thán phục tài phán đoán của thầy qua những dấu hiệu, quang cảnh, những tính cách, thái độ của các nhân vật khác Trong tiểu thuyết trinh thám, hình mẫu đầu tiên là những câu chuyện điều tra tội phạm mà nhân vật trung tâm chính là người thám tử Mỗi ý nghĩ mỗi hành vi của anh ta đều gây chú ý cho người đọc Tiến trình câu chuyện, từ khi có sự tham dự của anh ta,
sẽ là một cuộc phối trí mà mức độ hấp dẫn và căng thẳng sẽ phụ thuộc vào
Trang 40tiến trình điều tra của anh ta, vào mức độ mà anh ta và tội phạm gài bẫy lẫn nhau Nó đúng là một cuộc chơi, cả hai bên cùng chạy đua, cả hai bên cùng vượt qua vô số lắt léo, nhưng chiến thắng cuối cùng cũng sẽ thuộc về người thám tử, người có sức mạnh vượt trội hơn về trí tuệ, đặc biệt có sức mạnh chính nghĩa Về cơ bản, nhân vật thám tử có vai trò hết sức quan trọng trong tiểu thuyết trinh thám Anh ta có thể là thám tử tư, thanh tra cảnh sát, luật sư, phóng viên… nhưng anh ta luôn chỉ là một, dù có thật nhiều vụ giết người Trong cốt truyện, có thể có nhiều người tham gia điều tra, tuy vậy bao giờ cũng chỉ có một thám tử, những phát hiện và hành xử của anh ta mới thực sự
có tính quyết định và làm chuyển hướng tiến trình điều tra
Umberto Eco đặt nhân vật vào các tình huống truy đuổi kiếm tìm, nhưng trái với cách tiếp cận của tiểu thuyết trinh thám cổ điển, nhà văn đã thay đổi
vị trí và quyền lực, thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa thám tử và tội phạm Hành trình dõi theo đối tượng hóa ra lại chính là con đường để nhà thám tử khám phá chính bản thân mình Vẫn là lời của Adso :
“Bấy giờ tôi không biết sư huynh William đang tìm kiếm gì, và nói thật, đến ngày nay tôi vẫn không rõ Tôi đoán chính thầy cũng không biết nốt, mặc
dù thầy chỉ bị kích thích bởi lòng khát khao chân lý và niềm hoài nghi – mà tôi luôn thấy thầy ấp ủ - rằng chân lý không phải chính là điều đang xuất hiện trước mắt thầy vào thời điểm bất kì nào đó” [23; 24] Như vậy, chân lí, được xác định ở đây, là quá trình kiếm tìm và hầu như chưa được rõ mục đích William chính là người anh hùng (hero) thực sự theo nghĩa thể chất trong
cuốn tiểu thuyết Tên của đóa hồng Qua lời kể của Adso, độc giả phần nào
hình dung được dáng vẻ của ông “Thầy cao vượt hẳn những người bình thường và rất gầy nên trông càng cao nghệu Mắt sắc nhìn suốt được tâm tư người khác, mũi nhỏ và hơi khoằm khiến thày có vẻ mặt của người đầy cảnh