1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 5

38 2,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Năm học 2014 - 2015, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện phong trào thi đua hai tốt theo đúng định hướng của Đảng ta " Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.” Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện thì việc hướng dẫn học sinh lớp 1 viết chữ đẹp là cần thiết và cấp bách vì “ Nét chữ, nết người” đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình”.

Trang 1

là khoa học tự nhiên hay xã hội đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm nhạc Vìvậy, tiến trình dạy học phải tuân theo những qui luật, những nguyên tắc sư phạmvừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệthuật âm nhạc Song thực tế việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhà trườngTiểu học hiện nay, chưa có sự quan tâm đúng mức với quan niệm dạy cho đủ sốtiết, đủ số giờ theo qui định của chương trình; chưa chú trọng đến chất lượng vàhiệu quả của giờ dạy; chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độtuổi với các dạng hoạt động của từng môn học để giờ dạy phong phú, đạt hiệuquả Để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học,môn Âm nhạc đã được ưu tiên và chú ý hơn về thời gian; chương trình bộ môn

đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn Âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa họcvới mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường

1 Cơ sở lí luận.

Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiệnnhiệm vụ giáo dục Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáodục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi họcsinh Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc,được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như: Nghe nhạc, đọc nhạc,chép nhạc trò chơi âm nhạc Vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổchức và hoạt động của thầy

Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻthơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc hiểu biết nghệ thuật, đó chính lànhững mắt xích đầu tiên quan trọng nhất, để khơi dậy ở trẻ những cảm xúc với

âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời Song quá trình giáodục âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng vớiquá trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ

Trang 2

Căn cứ vào đặc điểm của môn nghệ thuật âm nhạc và trên cơ sở lứa tuổi của trẻ

mà nhiệm vụ giáo dục âm nhạc của trẻ bao gồm:

- Giáo dục âm nhạc bằng phát triển năng lực cảm thụ tai nghe thông quatập hát, tập đọc nhạc, tập ghi chép nhạc để trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung tácphẩm

- Mở rộng âm nhạc gây ấn tượng cho trẻ để trẻ làm quen với những tácphẩm đa dạng, sự lựa chọn nhận xét mỗi tác phẩm theo cảm xúc của mình

- Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn

âm nhạc phải đảm bảo những yêu cầu

- Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động

âm nhạc cho giáo viên dạy chuyên nhạc

- Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn, trong chươngtrình bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động

âm nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo nhữngnguyên tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy nhạccho trẻ phải dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh không chỉ bồi dưỡng và dạy chocác em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về âm nhạc

2 Cơ sở thực tiễn.

Trong qua trình giảng dạy và tìm hiểu phương pháp dạy hát nhạc của rấtnhiều đồng nghiệp, tôi được biết: Một số giáo viên lên lớp với hình thức thầytruyền thụ kiến thức có sẵn trong tài liệu sách giáo khoa với các phương phápdạy học cũ chủ yếu là truyền miệng, hát, đọc nhạc mẫu, học sinh không hiểu màthụ động nghe và bắt chước theo thầy Bên cạnh đó, một số trường vẫn chưa đủgiáo viên dạy riêng cho bộ môn này, do vậy giáo viên chủ nhiệm vẫn phải kiêmnhiệm, dạy bộ môn này Đến giờ học hát giáo viên chủ nhiệm chỉ cho học sinhghi đầu bài và dạy học sinh hát theo cách truyền miệng, vẫn còn hiện tượng họcsinh hát sai nhiều, phần tập đọc chép nhạc bỏ qua coi như không có trongchương trình vì giáo viên không chuyên chỉ biết sơ qua về nốt nhạc chứ khôngdựa vào giai điệu chính có trong bài để dạy học sinh sao cho đúng Một sốtrường có giáo viên chuyên nhạc thì lên lớp không có đồ dùng dạy học, không

sử dụng được nhạc cụ, dạy học sinh theo phương pháp cũ: Thầy hát mẫu, trò háttheo lối bắt chước, một số giáo viên chuyên nhạc vẫn chưa chú trọng vào việcgiảng dạy phân môn này, chỉ có một số rất ít có giáo viên có ý thức nghiên cứubài dạy trước khi lên lớp và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học Nhìn chung cácgiáo viên chuyên chưa đi sâu nghiên cứu để khám phá phương pháp dạy học chophù hợp đạt hiệu quả, hay nói một cách khác là giáo viên dạy hát nhạc chưa biết

2

Trang 3

đổi mới phương pháp dạy học để phát huy khả năng vốn có của học sinh Đó làtrở ngại lớn để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy năng khiếu bẩmsinh của các em Đối với học sinh lớp 5 thì việc học hát, học nhạc có thuận lợihơn vì các em đã lớn, cơ quan phát âm của các em phát triển hơn, có ý thức họctập và tiếp thu bài tốt hơn.

Để nắm bắt tình hình học bộ môn Âm nhạc của học sinh lớp 5, tôi đã theodõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn rất thấp, phần lớn các em vẫnchưa cảm thụ hết môn nghệ thuật này Qua trao đổi với học sinh lớp 5, tôi thấyhầu hết các em rất thích học nhạc, học hát nhưng lại không hiểu thế nào là hátđúng nhạc? hát có truyền cảm… Còn phần đọc, chép nhạc thì các em chỉ biếtđọc theo thầy và chép theo thầy chứ không hiểu theo cách: đọc hiểu, chép hiểu Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy chấtlượng chưa cao qua quá trình giảng dạy và kiểm tra Tình trạng đó khiến bảnthân tôi phải suy nghĩ, trăn trở: cần phải làm gì để nâng cao chất lượng môn Âmnhạc nói chung và đặc biệt là phân môn Âm nhạc ở lớp 5 nói riêng Điều cầnthiết và cấp bách nhất là phải tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp nhất để thuhút học sinh, nhằm đưa chất lượng phân môn Âm nhạc nói riêng và chất lượngmôn học nói chung ngày một đi lên

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 5.

Với mong muốn tìm ra một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy bộ môn Âm nhạc cho nhà trường

3

Trang 4

II MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Tìm ra biện pháp giảng dạy thiết thực hơn và ứng dụng nó một cách khoahọc, gây được hứng thú học tập cho học sinh Từ đó chất lượng học tập mônhát nhạc của các em sẽ đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện, đặc thù vàhình thức tổ chức giáo dục âm nhạc

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 5

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 5

nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụngcác phương pháp sau:

1 Nghiên cứu tài liệu:

- Đọc các tài liệu sách, giáo trình giảng dạy môn âm nhạc lớp 5

- Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học và phương pháp tổ chức cáchoạt động âm nhạc

2 Nghiên cứu thực tế.

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài

V PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

Tôi chủ yếu đưa ra “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy

học môn âm nhac lớp 5” để đạt hiệu quả cao trong một tiết học.

Học sinh lớp 5 Thời gian nghiên cứu, từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4năm 2015

4

Trang 5

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I KHẢO SÁT THỰC TẾ.

Nhận thức của học sinh.

Mặc dù về cơ sở vật chất của trường còn chưa đáp ứng được với yêu cầugiảng dạy của bộ môn Âm nhạc, nhưng trên thực tế cho thấy chất lượng giáodục của trường cũng khá cao, nhưng cũng chưa đồng bộ về chất lượng học sinhtrong các môn học, đặc biệt là môn Âm nhạc Môn Âm nhạc ở đây học sinh cho

là môn học phụ, nên các em chưa chú trọng vào môn học Bên cạnh đó, đối vớihọc sinh lớp 5 thì ngay từ khi lớp 1 các em không chú ý nhiều đến việc học hát

mà chỉ hát theo cảm tính vì các em chưa đọc thông viết thạo, nên chủ yếu là họctruyền khẩu Chính vì vậy, để thuộc giai điệu và lời ca của một bài hát là các emphải mất rất nhiều thời gian.Do vậy mà kết quả học tập môn Âm nhạc chưa cao

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.

Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT về

bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và dự giờ ở một

số trường có giáo viên chuyên nhạc, khảo sát chất lượng đầu năm của học sinhtại trường Từ đó rút ra một số phương pháp áp dụng giảng dạy bộ môn Âmnhạc lớp 5 đạt hiểu quả

1 Kết quả khảo sát.

Ngay từ học kì I, năm 2014 - 2015 tôi đã khảo sát chất lượng môn âm nhạc

ở lớp 5 kết quả như sau:

2 Đánh giá kết quả khảo sát:

Qua kết quả khảo sát trên, xét về mặt bằng tôi nhận thấy kết quả như vậychưa được cao đối với bộ môn Âm nhạc Với nhu cầu xã hội ngày một pháttriển, đòi hỏi mỗi con người cũng cần phải phát triển toàn diện Âm nhạc là bộmôn vô cùng bổ ích, nó giúp cho học sinh nhận ra cái chân - thiện - mỹ qua cácbài hát Điều này đòi hỏi giáo viên phải kịp thời uốn nắn, tìm ra một số phươngpháp dạy phù hợp với phân môn này để giúp các em không còn e ngại, sợ sệtmỗi khi lên biểu diễn trước lớp, bởi đó là một thực trạng rất đáng lo ngại màđáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú và yêu thích của học sinh

Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phụcnhững tồn tại trong việc dạy và học

5

Trang 6

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân lớn vẫn là do giáo viên chưa biết phối kết hợp các phươngpháp sao cho hợp lý để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phảimang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em chưa có năng khiếu xóa

bỏ những mặc cảm tự ti

- Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp

cũ, trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả Nhất là việc sửdụng nhạc cụ, chưa thu hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối vớimôn nghệ thuật này

- Do học sinh không nắm bắt được kiến thức từ lớp dưới, học sinh lênbiểu diễn bài hát còn sợ, ngại ngùng không biểu diễn được và hát còn sai nhiều,thiếu tự tin khi đứng trước tập thể Phần tập đọc nhạc còn lúng túng về cao độ vàtrường độ, chép nhạc vẫn còn bẩn, sai vị trí các nốt trên khuông Học sinh tiếpthu còn thụ động, không tạo cho mình được tính bạo dạn khi đứng trước tập thể

* Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn Âm nhạc ở lớp 5,đồng thời sau khi nắm bắt được những ưu điểm, những hạn chế của phươngpháp dạy học cũ, tôi đã nghiên cứu và đổi mới thêm một số phương pháp dạy

Âm nhạc lớp 5 để giúp các em học tập tốt hơn

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

Từ thực tiễn khảo sát thực trạng dạy môn hát nhạc lớp 5, qua tham khảo ýkiến của các GS - TS âm nhạc - Trường Học viện âm nhạc Quốc gia - Hà Nội vàmột số bạn bè đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp góp phầnnâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 5

1 Về cơ sở vật chất:

Trang bị cho giáo viên đầy đủ và phong phú hơn về tài liệu có liên quanđến môn học nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về phương pháp và hìnhthức giảng dạy

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có cơ hội sưu tầm thêmnhững tài liệu phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Về lâu dài, nhàtrường cần xây dựng cho bộ môn âm nhạc một phòng học chuyên dụng với đầy

đủ trang thiết bị cần thiết để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh vàkhông ảnh hưởng đến các lớp học khác Đồ dùng phục vụ như: Máy chiếu, bộđầu máy thu hình để xem và nghe đĩa, một số mô hình nhạc cụ dân tộc, Đây làđiều kiện hết sức quan trọng để giáo viên có thể tổ chức tốt cho học sinh hoạtđộng, tạo điều kiện để các em được tiếp xúc với thế giới âm nhạc, giúp các emcủng cố thêm các kiến thức cho mình Như vậy, hoạt động học tập mới đúng làquá trình “tái tạo” kiến thức bằng “sáng tạo” của chính các em

2.Về phương pháp giảng dạy

Đối với môn Âm nhạc lớp 5 gồm có ba phần chính là Học hát, phát triển

khả năng âm nhạc và Tập đọc nhạc.Tuy nhiên tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hai

phần chính là Học hát và Tập đọc nhạc.

6

Trang 7

- Học hát: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ca hát thôngthường như tư thế hát, hơi thở, hát rõ lời, phải ngắt câu, lấy hơi Tập cho họcsinh hát tự nhiên, thoải mái, hát đúng âm điệu, biết hát đồng đều trong tập thể,biết bảo vệ giọng hát Hướng dẫn cho các em biết thể hiện sắc thái tình cảm, có

ý thức thể hiện diễn cảm bài hát theo nội dung và tính chất âm nhạc Giáo viênphải sử dụng đàn, đàn thành thạo bài hát và có những động tác phụ họa đơn giảncho bài hát mà mình dạy

- Tập đọc nhạc: Giáo viên luyện cho học sinh đọc đúng cao độ, trường độ vàtiết tấu của bài Với phần này các em phải sử dụng kĩ năng hiểu là chủ yếu, kĩnăng này giúp các em biết ghi các kí hiệu trong âm nhạc và hiểu được các kíhiệu đó

Giáo viên nên sử dụng băng, đĩa, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học Tăngcường các tiết dạy bằng máy chiếu, giáo án điện tử

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số kiến thức nhạc lí trong quátrình dạy hát hay tập đọc nhạc

Ngoài các biện pháp trên, bản thân tôi qua thời gian công tác giảng dạyđúc rút được thêm một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn

âm nhạc lớp 5 như sau:

2.1 Cách thức giảng dạy một bài hát:

- Giới thiệu bài: Mục tiêu để học sinh biết tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ

hoặc nội dung bài hát Lời giới thiệu hay sẽ gợi nên không khí tích cực và hứngthú học hát của học sinh Giáo viên có thể chọn cách giới thiệu sau:

Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh hoạ để giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

7

Trang 8

Ví du:

Tiết 19: Học bài hát: “ Hát mừng”

Dân ca Hrê (Tây Nguyên)

Đặt lời : Lê Toàn Hùng

Rộn ràng-Tha thiết

Giáo viên cho cả lớp hướng lên màn hình có trình chiếu bản đồ Việt Nam và bản

đồ khu vực Tây Nguyên rồi giới thiệu:

8

Trang 9

Bản đồ khu vực Tây Nguyên Bản đồ Việt Nam

Lónh thổ Việt Nam bao gồm nhiều khu vực, trong đú cú khu vực Tõp Nguyờn.Tõy Nguyờn là một vựng đất rộng lớn, bao gồm 5 tỉnh và thành phố như: Komtum, Đắc lăck, Đắc nụng, Lõm Đồng và một số dõn tộc ớt người như: ấđờ, Xơ-đăng, H’rờ…Đồng bào Tõy Nguyờn là những người yờu lao động và rất lạc quanyờu đời

Sau phần giới thiệu về bản đồ Việt Nam thỡ giỏo viờn trỡnh chiếu tranh về lễhội cồng chiờng ở Tõy Nguyờn và giới thiệu:

9

Trang 10

Lễ hội cồng chiêng của người Tây Nguyên

Còn đây là lễ hội cồng chiêng của người Tây Nguyên, qua đây chúng ta

có thể thấy rằng người Tây Nguyên rất yêu âm nhạc Họ đã sáng tác ra nhiều bàidân ca và nhiều nhạc cụ dân tộc như: Cồng chiêng, Đàn T’rưng, Đàn đá, Klong-put,…

10

Trang 11

Nhạc cụ Tây Nguyên

Nhạc cụ cồng chiêng Đàn t’r ng

Đàn đá K Lông - putHỡnh ảnh trỡnh diễn cỏc nhạc cụ dõn tộc Tõy Nguyờn

11

Trang 12

Một số bài hát dân ca nổi tiếng như: Đi cắt lúa và bài Hát mừng mà các con

được học hôm nay

- Cho học sinh nghe hát mẫu: Mục tiêu là để học sinh làm quen với giai điệu

và biết cảm nhận ban đầu về bài hát (tính chất âm nhạc,giai điệu, tiết tấu, màusắc, ca từ, )

Giáo viên hát mẫu hoặc mở đĩa cho học sinh nghe để các em cảm nhận Cóthể coi đây là bước dầu để học sinh tiếp xúc với giai điệu của bài hát Vì vậy, sựhấp dẫn của bài sẽ để lại ấn tượng tốt đối với các em

Giáo viên cần trình bày bài hát một cách thuần thục, đem lại đầy đủ cảm xúc

và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Khi hát mẫu, giáo viên nên vừa hát vừa làmđộng tác minh hoạ sẽ giúp các em thích thú hơn Việc hát mẫu cho học sinhnghe giúp các em cảm thụ được bài hát một cách đầy đủ, trọn vẹn, bởi cách hátcủa giáo viên gần gũi với các em hơn so với đĩa nhạc Học sinh cảm thấy hàohứng khi được nghe thầy cô hát Thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúccủa giáo viên

Dù có đĩa nhạc, học sinh vẫn thích nghe giọng của chính thầy cô thể hiện bàihát Khi hát, giáo viên phải thể hiện được nội dung tình cảm của bài hát, truyềncảm được hồn của tác phẩm tới học sinh Đĩa nhạc không thể thay thế đượctiếng hát của thầy cô, vì bài hát do giáo viên trình bày không chỉ tác động đếncác em bằng giọng hát mà còn bằng cả ánh mắt, điệu bộ, bằng sức cảm hoá trựctiếp của tâm hồn mình

Sau khi nghe hát mẫu,giáo viên nên khuyến khích học sinh nói cảm nhận củariêng mình về bài hát, như: Bài hát có hay không? Có quen thuộc không? Dễhay khó hát? Nhịp điệu của bài hát nhanh hay chậm?

- Đọc lời ca: Đây là bước rất quan trọng, việc đọc lời ca giải quyết 3 nhiệm

vụ: Học sinh biết bài hát có mấy câu, luyện tập cách đọc lời và hiểu ý nghĩa củamột số từ khó (nếu có) Giáo viên nên chỉ định học sinh đọc, hướng dẫn các emvừa đọc lời vừa gõ đệm theo tiét tấu lời ca với những bài có tiết tấu đơn giản,lặp đi lặp lại

- Khởi động giọng: Là bước giúp học sinh chuẩn bị về tư thế, hơi thở, giọng

hát, đồng thời còn luyện tai nghe, luyện cách phát âm và luyện cao độ Khởiđộng giọng còn để học sinh thấy rằng, các em đang được học âm nhạc một cáchbài bản

- Tập hát từng câu : Mục tiêu việc tập hát từng câu là để học sinh hát đúng

giai điệu và lời ca trong từng câu hát; luyện tai nghe và thể hiện đúng những chỗhát khó trong bài

Tập hát từng câu là bước trọng tâm, nó chiếm nhiều thời gian và đòi hỏi họcsinh phải cố gắng nhiều nhất Để học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của từngcâu hát thì phổ biến và hiệu quả nhất là học sinh tập hát thông qua việc nghegiáo viên đàn giai điệu và hát mẫu Đây là hai hoạt động cần phải kết hợp mộtcách hài hoà Đôi khi có thể chỉ định những em hát tốt hát mẫu thay cho giáoviên cũng là việc nên thực hiện, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồngthời làm cho môi trường học tập trở nên gần gũi và thân thiện hơn

12

Trang 13

Khi dạy hát từng câu, giáo viên phải kết hợp sử dụng nhạc cụ và hát mẫu đểhướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của từng câu hát Tuy nhiên, hátmẫu nhiều hay ít, hát mẫu trước hoặc sau khi học sinh tập hát còn phụ thuộc vàonăng lực của học sinh và đặc điểm riêng của bài hát như câu hát dài hay ngắn, dễhay khó, có luyến láy hay không Giáo viên nên vận dụng nhiều cách dạy vớinhững bài hát khác nhau, thậm chí là với những câu hát khác nhau, không nênthực hiện dập khuôn, máy móc Dưới đây là một cách thực hiện:

Trước khi tập hát câu nào thì giáo viên cho học sinh đọc lại lời ca câu hát đó.Sau đó, giáo viên đàn giai điệu khoảng 2 - 3 lần, để tất cả học sinh lắng nghe và

tự hát nhẩm theo, rồi bắt nhịp để các em tập hát vài lần hoà với tiếng đàn Hoạtđộng đó vừa giúp học sinh luyện được tai nghe và phát huy được tính tích cựccủa các em Tiếp đó, giáo viên chỉ định học sinh hát lại câu vừa tập (với cáchình thức như cá nhân, theo nhóm, tổ), giáo viên lắng nghe để phát hiện chỗ sairồi giúp các em sửa lại Lúc sửa sai giáo viên nên đàn chậm, hát chậm, nhấn rõnhững chỗ sai, giúp các em nhận biết được và tập hát cho chính xác Cần hướngdẫn các em sửa sai ngay từ bước tập hát từng câu, không để đến khi hát cả bàimới sửa, vì lúc đó, học sinh mắc nhiều lỗi, sửa được lỗi này có thể lại mắc lỗikhác Giáo viên cũng có thể chỉ định những em hát tốt sửa sai cho bạn

Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh tập câu hát tiếp theo Saukhi tập xong 2 câu, giáo viên cho học sinh hát nối 2 câu với nhau Những bài hát

có 4 câu, nên hát nối câu 1 - 2 rồi câu 3 - 4, không nên hát nối từ câu 1 đến câu

3, tạo nên cảm giác chênh vênh, thiếu cân đối Dạy hát từng câu theo lối mócxích có lợi vì: Học sinh không quên giai điệu và lời ca, nhớ các câu hát thành hệthống, hát câu sau sẽ nhớ câu trước, hát không bị sai nhịp

Nếu trong bài hát có những câu giống nhau về giai điệu, giáo viên nên chỉđịnh học sinh tự nhận biết và tập hát để phát huy tính tích cực, sau đó có thểgiúp các em chỉnh sửa những chỗ cần thiết

- Hát cả bài: Bước này giúp học sinh tiếp tục sửa chỗ hát sai (nếu có), hướng

dẫn các em biết cách lấy hơi, thể hiện đúng chỗ ngân, chỗ nghỉ trong bài và thểhiện sắc thái, tình cảm của bài hát

Khi thực hiện, giáo viên cần đệm đàn để học sinh hát cả bài sau đó chỉ định

cá nhân, nhóm, tổ trình bày bài hát để tiếp tục sửa chỗ còn sai Giáo viên cầnhướng dẫn các em hát đúng nhịp độ, không cuốn nhịp, hướng dẫn cách lấy hơi ởđầu câu hát và thể hiện những chỗ ngân, nghỉ cũng như sắc thái của bài hát.Giáo viên có thể tiếp tục hát mẫu, giúp các em thể hiện cách phát âm tròn tiếng,

rõ lời, biết cách ngân giọng, ngắt giọng chuẩn xác Cần nhắc học sinh không hátbằng một giọng đều đều, khô khan và thiếu cảm xúc, hát như vậy sẽ làm cho các

em dần trở nên vô cảm, thờ ơ với vẻ đẹp của nghệ thuật Cần nhắc học sinh thểhiện đúng cảm xúc của bài hát, sao cho chân thực và tự nhiên, không cườngđiệu, tránh hát quá nhỏ hoặc gào thét trong khi hát

Khi tập, giáo viên cần tránh, không hát cùng với học sinh, chú ý theo dõi đểbiết chỗ nào các em hát còn chưa đúng, khu vực nào có em còn hát sai

13

Trang 14

Sau khi học sinh đã hát chuẩn xác bài hát, giáo viên gợi mở cho học sinh cảmnhận những tình cảm, cảm xúc của bài hát và hướng dẫn học sinh cách xử lý bàihát một cách có hiệu quả.

Cuối cùng giáo viên tiến hành cho học sinh hát hoàn chỉnh bài hát với phầnnhạc đệm của giáo viên

- Hát kết hợp gõ đệm: Mục đích để rèn luyện tiết tấu, nhịp điệu và cảm thụ

âm nhạc Làm nền cho tiếng hát, góp phần thể hiện nội dung, tính chất, sắc tháicủa bài hát Tạo cho học sinh một không khí học tập sôi nổi và phát huy tính tíchcực của học sinh

Trong một bài hát, giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải tập gõ đệmtheo một trình tự nhất định (ví vụ phải gõ đệm theo phách trước, rồi đến nhịp vàtiết tấu lời ca) Tuỳ vào nội dung, tính chất, sắc thái của bài hát mà chọn 1 -2cách gõ đệm thích hợp

Lưu ý những bài dân ca không hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu,

Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với các cách gõ đệm theo bài hát.Chính vì vậy, trước khi cho học sinh thực hành gõ đệm thì giáo viên gọi vài emđứng lên nhắc lại cách gõ đệm theo cách mà giáo viên đang hướng dẫn Sau đó,giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe và quan sát 2 lần Lần thứ nhất, giáo viênđọc lời ca kết hợp gõ đệm một câu hát đầu của bài Lần thứ 2, giáo viện hát kếthợp gõ đệm toàn bài để các em năm được cách hát và gõ đệm bài đó Nếu bàihát được viết ở nhịp lấy đà (nhịp thiếu) thì giáo viên phải hướng dẫn để các em

gõ không bị ngược nhịp

14

Trang 15

Ví dụ:

Tiết 6: Học hát bài: Con chim hay hót.

Nhạc: Phan Huỳnh Điểu Lời: Theo đồng dao

Vui- Hơi nhanh

15

Trang 17

Khi học sinh hát cùng đàn phím điện tử, nếu kết hợp cả gõ đệm có thể làm

âm thanh ồn ào, khó kiểm soát việc học sinh hát đúng, gõ đúng và thường làmcho các em bị hát cuốn nhịp Giáo viên nên phân công nửa lớp gõ đệm và nửalớp hát, sau đó đổi ngược lại Làm như vậy, tiếng gõ đệm vừa thể hiện sự tinh tế,vừa thực hiện đúng vai trò làm nền cho tiếng hát

Bên cạnh những cách gõ do một học sinh thực hiện, thì còn có cách gõ đệmđược kết hợp bởi hai học sinh Ví vụ: Khi gõ đệm cho nhịp hai em quay mặtvào nhau, phách 1 từng em vỗ hai tay mình, phách 2 vỗ cả hai lòng bàn tay vàotay của bạn

- Múa và vận động theo nhạc: Hoạt động này được thực hiện ở tiết ôn tập bài

hát Mục đích giúp học sinh thay đổi trạng thái học tập, thay cho việc ngồi yên

là đứng lên, di chuyển, đung đưa Tạo hứng thú và không khí học tập, góp phầnthể hiện nội dung, tính chất của bài hát Phát huy sự sáng tạo và năng lực riêngbiệt của học sinh

Hát kết hợp vận động theo nhạc, tạo cho học sinh cảm giác thư giãn, không

gò bó, tạo cho các em cảm giác hào hứng và thích thú với bài hát được học Mỗi bài hát ta có thể dựng các động tác múa khác nhau sao cho phù hợp vớilời ca và nhịp điệu của bài hát Khi dạy các động tác múa phụ hoạ, giáo viên cầnlàm mẫu cho học sinh quan sát một lần toàn bài sau đó hướng dẫn học sinh múatừng động tác ứng với từng câu hát Khi dạy các động tác múa, giáo viên nênđứng cùng chiều với học sinh để các em dễ quan sát và thực hiện đúng.Vì nếugiáo viên đứng quay mặt vào học sinh thì các em phải múa động tác ngược vớigiáo viên (cô nghiêng đầu về bên trái thì trò nghiêng về bên phải) nhưng thực tếhọc sinh rất hay nhầm và luôn làm cùng chiều với giáo viên

Bản thân tôi khi hướng dẫn học sinh múa phụ hoạ, tôi thường sử dụng một

số động tác múa đơn giản sau:

TT Mô tả động tác

1 Hai tay đưa lên trước mặt như chim hót, dướn người sang trái rồi sang

phải Tương tự như mô tả tiếng gà gáy hoặc thổi kèn

2 Hai cánh tay vắt chéo trước ngực, nâng lên hạ xuống nhẹ nhàng, hai bàn

tay vỗ nhẹ như cánh chim bay

3 Múa cuộn hai tay, tay trái cao, tay phải thấp Đổi sang bên phải tương tự

4 Vỗ hai tay bên trái rồi đổi sang bên phải

5 Bắt chéo hai tay, lòng bàn tay úp vào ngực, nhún chân nhịp nhàng

6 Hai tay như khoanh trước ngực, nghiêng sang bên trái rồi bên phải

7 Hai tay chống vào thắt lưng, chân nhún nhịp nhàng sang trái rồi sang phải

8 Đưa hai tay ngang vai, gập cánh tay, ngón tay chạm lên vai

9 Hai tay đưa cao quá đầu, vẫy sang trái rồi sang phải

17

24

Trang 18

10 Hai tay đưa cao quá đầu tạo thành hình vòng tròn, lòng bàn tay ngửa, thân

người nghiêng bên trái rồi bên phải

11 Hai tay đưa từ thấp lên cao quá đầu, dang rộng hai tay, vừa lắc cổ tay vừa

hạ dần xuống

12 Tay trái đưa ra trước mặt như mời, tương tự với tay phải

13 Bàn tay trái đặt nhẹ lên ngực, bàn tay phải ngửa, cánh tay đưa chậm từ

trong ra ngoài

14 Tay phải chống thắt lưng, tay trái đưa ngang tai như lắng nghe, thân hình

hơi nghiêng bên trái

15 Tay trái giơ lên giống như đang cầm cồng, tay phải gõ, chân bước sang trái

rồi sang phải

16 Vẫy tay trái như gọi bạn, tay phải chống thắt lựng

18

Trang 19

Ví dụ: Hướng dẫn học sinh múa phụ hoạ bài hát Hát mừng - Dân ca H’rê (Tây

Nguyên) Đặt lời: Lê Toàn Hùng Bài hát được chia làm 4 câu

Câu 1và 2: Múa cuộn hai tay về bên trái, tay trái cao, tay phải thấp, đồng thời

chân trái hơi co lên , mũi chân trái chạm đất, người hơi nhún Đổi sang bên phảithì tay phải cao, tay trái thấp, chân phải hơi co lên , mũi chân phải chạm đất,đồng thời nhún người, Cứ như vậy bên trái múa hai nhịp và bên phải hai nhịp

Câu 3: Hai tay đưa từ thấp lên cao quá đầu rồi dang rộng sang ngang sau đó bắt

chéo tay trước ngực

Câu 4: Tay trái giơ lên giống như đang cầm cồng, tay phải gõ, chân bước sang

trái rồi sang phải nhịp nhàng

2.2 Cách thức giảng dạy một bài Tập đọc nhạc

- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc: Giáo viên treo bài Tập đọc nhạc lên bảng và

giới thiệu ngắn gọn về tên bài và tác giả của bài

Ví dụ: TĐN số 5

Bài TĐN số 5 là một đoạn trích trong bài hát Năm cánh sao vui Nhạc:Hà

Hải, lời: Phong Thu- Hà Hải

Bài TĐN số 5 được viết ở nhịp , giọng Đô trưởng

- Tập nói tên nốt nhạc: ở bước này học sinh chỉ cần nắm vững và nói tên đúng

nốt nhạc Giáo viên chỉ vào từng nốt trong bài để cả lớp đồng thanh nói tên nốthoặc chỉ định một vài học sinh nói tên nốt trong từng khuông nhạc Nói tên nốtkhác với đọc nhạc ở chỗ, học sinh chỉ cần biết tên nốt nhạc là: Đô, Rê, Mi, Pha,Son, La, Si mà không cần thể hiện đúng cao độ của chúng

- Luyện tập cao độ:

+ Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp lên

cao, giáo viên viết lên bảng thành thang âm

1924

Ngày đăng: 27/04/2016, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w