Khái niệm của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một dạng của ý thức xã hội, bao gồm tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư tưởng, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp lu
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể nói trong quản lý xã hội, việc pháp luật được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội Như vậy, với đời sống xã hội như hiện nay thì ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng
Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Để hiểu thêm về vấn đề này, nhóm em xin phân
tích chi tiết thông qua đề tài:" Phân tích khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp quyền"
Trang 2NỘI DUNG
1 Khái niệm của ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một dạng của ý thức xã hội, bao gồm tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư tưởng, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật, về những hành vi của con người và hoạt động của cơ quan tố chức trong xã hội trong việc thực hiện pháp luật
Từ khái niệm này, ta có thể thấy:
- Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ thực tiễn đời sống xã hội và phản ánh tồn tại xã hội từ góc nhìn pháp luật;
- Con đường hình thành và phát triển của ý thức pháp luật tuân theo quy luật
chung của quá trình nhận thức: xuất phát từ nhận thức cảm tính (tình cảm, tâm trạng, thái độ của con người đối với pháp luật và các sự kiện pháp lý), tiếp theo
là giai đoạn nhận thức lý tính (hình thành nên các khái niệm, quan điểm, học thuyết về các vấn đề pháp luật);
- Ý thức pháp luật là toàn bộ những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật
Ý thức pháp luật có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối trong quan hệ tồn tại
với xã hội Điều này thể hiện ở việc ý thức pháp luật có thể lạc hậu hơn tồn tại xã hội Thực tế đã chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng những tàn dư của quá khú được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn ý thức nói chung, điều này khiến cho nhiều người có thái độ ngoan cố, coi thường pháp luật "phép vua thua lệ làng" Mặt khác, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội Nhà làm luật xây dựng những VBPL có tính dự trù, tiên liệu, nó vượt trước tồn tại xã hội, nhất là bộ phận tư
Trang 3tưởng pháp luật Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội Nó có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các sự vật hiện tượng
Thứ hai, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp: thế giới quan
pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật, nhưng tồn tại một số hình thái ý thức pháp luật: Có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, ý thức pháp luật của giai cấp bị trị và ý thức pháp luật của các tầng lớp trung gian Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh vào trong pháp luật và ý thức pháp luật của giai cấp bị trị sẽ mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội.Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân, nông dân
và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Trang 42 Cấu trúc của ý thức pháp luật:
2.1 Căn cứ theo cấp độ và giới hạn nhận thức
Căn cứ theo cấp độ và giới hạn nhận thức, ý thức pháp luật được chia thành:
ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật mang tính lý luận và ý thức pháp luật nghề nghiệp
- Ý thức pháp luật thông thường là kinh nghiệm của chủ thể về pháp luật, chỉ phản ánh được các mối liên hệ bên ngoài của pháp luật mà chưa phản ánh được bản chất của pháp luật.Ý thức pháp luật thông thường biểu hiện ở khả năng phản ánh các hiện tượng pháp lí, khả năng nhận thức pháp luật còn có những hạn định, bên ngoài, phiến diện và riêng rẽ Cấp độ ý thức pháp luật này mang tính phổ thông trong xã hội nên nó chưa có tính hệ thống, tính hợp lý và khoa học như ý thức lí luận Nó có tính ổn định không cao như ý thức pháp luật mang tính lí luận nhưng có tính sống động, linh hoạt hơn vì nó sát thực và gẫn gũi với đời sống hiện thực xã hội
- Ý thức pháp luật mang tính lí luận là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về pháp luật, phản ánh được mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật.Ý thức pháp luật mang tính lí luận thể hiện sự nhận thức về pháp luật và các hiện tượng pháp lí một cách sâu sắc, toàn diện cả về bản chất, nội dung và hình thức Cấp độ ý thức pháp luật này thường đi liền với ý thức và hoạt động khoa học, do đó về mặt chủ thể nó tồn tại các nhà khoa học, luật gia, luật sư hoặc là các giáo viên giảng dạy pháp luật, cá nhận trong cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật Ý thức pháp luật mang tính lí luận có tính ổn định cao hơn ý thức pháp luật thông thường bởi nó đã trải qua quá trình kiểm chứng về mặt thực tiễn và tìm kiếm sự phù hợp với tri thức xã hội nói chung
- Ý thức pháp luật nghề nghiệp là dạng ý thức được nhận diện theo từng lĩnh vực nghề nghiệp… So với ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật mang tính lý luận, ý thức pháp luật nghề nghiệp mang tính đặc trưng bởi sự kết
Trang 5hợp hài hòa giữa yếu tố tư tưởng và yếu tố tâm lý Bởi ý thức pháp luật nghề nghiệp không chỉ mang những đặc trưng của ý thức pháp luật nói chung vừa mang những đặc thù riêng biệt của từng lĩnh vực chuyện ngành cụ thể Ví dụ như
ý thức pháp luật trong lĩnh vực giao thông có những nội dung, yêu cầu các thức thể hiện, cấp độ tồn tại khác biệt nhất định so với ý thức pháp luật trong lĩnh vực kinh tế Chính vì lẽ đó mà nhận thức về các quy định pháp luật chuyên ngành cũng như thái độ pháp lí của các cá nhân tổ chức ở từng lĩnh vực cụ thể có những đặc điểm riêng biệt Ý thức pháp luật nghề nghiệp thể hiện mức độ chuyên sâu
về sự hiểu biết am hiểu trong các lĩnh vực chuyên ngành cụ thể mà còn đặc trúng bởi khả năng thực tế cao do thường xuyên áp dụng pháp luật trong thực tiễn công việc cuộc sống
Trang 62.2 Căn cứ theo nội dung, tính chất
Căn cứ theo nội dung, tính chất, ý thức pháp luật được cấu thành từ hai bộ phận: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật
- Hệ tư tưởng pháp luật:Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm,
tư tưởng, học thuyết, trường phái lí luận về pháp luật Hệ tư tưởng pháp luật có thể có những nhân tố mang tính khoa học hoặc phản khoa học Nếu là một hệ tư tưởng pháp lí khoa học thì nó phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất và quy luật phát triển khách quan của xã hội Ngược lại hệ tư tưởng pháp lí phản khoa học cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng đó lại là sự phản ánh sai lầm, xuyên tạc và thiếu tính khách quan Hệ tư tưởng pháp luật không đơn thuần là sản phẩm mang ý chí của giai cấp cầm quyền mà nó còn hàm chứa các giá trị khoa học được đúc kết, kế thừa từ thực tế của nền văn minh nhân loại
Trang 7- Tâm lý pháp luật:Tâm lý pháp luật được thể hiện qua thái độ, tình cảm, tâm
trạng, xúc cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, được hình thành một cách tự phát thông qua giao tiếp và dưới tác động của các hiện tượng pháp lý, là phản ứng trực tiếp và ở cấp độ đầu tiên, phản ứng một cách tự nhiên của con người đối với các hiện tượng đó Tâm lý pháp luật được biểu hiện ở sự đồng tình, ủng hộ, sự phản đối lên án, sự coi trọng hay coi thường pháp luật
Tư những phân tích trên , có thể nhận thấy mối quan hệ biện chứng giữa hệ
tư tưởng pháp luật với tâm lý xã hội Chúng có cùng nguồn gốc là tồn tại xã hội
và cùng phản ánh tồn tại xã hội, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau , tác động lẫn nhau và đều là tiền đề, điều kiện của nhau Tri thức, sự hiểu biết pháp luật là cơ
sở để hình thành thái độ, tình cảm pháp luât Đồng thời, thái độ tình cảm pháp luật là động lực thúc đêỷ sự tìm tòi, hiểu biết và tư tưởng trong tư tưởng về pháp luật
Ví dụ: Trong một xã hội đã hình thành nhà nước thì hệ tư tưởng của giai cấp thống trị được thể hiện trong nội dung, hình thức, trong quá trình thực hiện pháp luật hiện hành; thể hiện tư tưởng quan điểm cách thức cai trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội; còn tâm lý pháp luật của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác chủ yếu được thể hiện thông qua thái độ, quan điểm, hành vi của họ đối với pháp luật hiện hành và phản ứng của họ trước việc duy trì quản lý xã hội của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của mình
2 Căn cứ theo chủ thể mang ý thức pháp luật.
Bên cạnh việc phận chia pháp luật theo cấp độ nhận thức, hay theo nội dung tính chất, ý thức pháp luật còn được phân loại theo chủ thể mang ý thức pháp luật Từ sự nhìn nhận của các chủ thể ở những góc độ khác nhau, ý thức pháp luật sẽ được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn, từ đó góp phần xây dựng lý thuyết hoàn chỉnh về ý thức pháp luật phục vụ xây dựng Nhà nước pháp
Trang 8quyền Căn cứ theo chủ thể thể mang ý thức pháp luật, ý thức pháp luật được phận chia như sau:
- Ý thức pháp luật cá nhân: Ý thức pháp luật của cá nhận được hình thành do
sự tác động bởi tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thái độ của mỗi người đối với pháp luật Điều này được thể hiện qua hành vi ứng xử của họ đối với các quy định của pháp luật Ví dụ: tại ngã tư có tin hiệu đèn đỏ, ý thức pháp luật cá nhận được thể hiện ở việc người tham gia giao thông dừng xe lại hay vượt đèn đỏ Người dừng
xe lại là người có ý thức chấp hành pháp luật Việc chấp hành ý thức pháp luật của người này có thể bắt nguồn từ nhiều lí do: người đó là một người văn minh lịch sự, người đó muốn an toàn tính mạng hoặc do tâm lý sợ công an bắt và xử phạt Ngoài ra, ý thức pháp luật cá nhân còn được hình thành và phát triển do
sự do sự tác động của các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và đặc biệt là dư luận xã hội Một mặt, dư luận xã hội có tác động trực tiếp phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, biểu dương khích lệ những hành
vi phù hợp với lợi ích chung Mặt khác, dư luận xã hội có ảnh hưởng lâu dài đến việc xây dựng tới nhân cách, ý thức pháp luật của cá nhân Điều này được thể hiện qua những bình luận của mọi người trên mạng xã hội ngày này đối với một
sự kiện pháp lý Nó không chỉ thể hiện hiện nhận thức của mỗi người đối với sự việc mà nó còn tác động trở lại tới ý thức pháp luật của từng cá nhân thông qua đọc những lời nhận xét của dư luận
-Ý thức pháp luật của nhóm xã hội: nhóm xã hội là những người có những
nét tương đồng về điều kiện sống, lao động, sinh hoạt, nhu cầu, lợi ích cơ bản và
có chung quan điểm, thái độ, lập trường, tình cảm đối với pháp luật Do đó, các thành viên trong nhóm xã hội có nhận thức, thái độ tương đối giống nhau về pháp luật, làm hình thành nên ý thức pháp luật chung của nhóm xã hội
Dư luận xã hội có vai trò, tác động quan trọng đối với ý thức pháp luật của nhóm xã hội Dưới tác động của luồng thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp
Trang 9luật các thành viên trong nhóm xã hội sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày
tỏ sự quan tâm của mình thông qua quá trình trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến của mình với những người xung quanh Thông qua sự bàn bạc qua lại giữa các thành viên trong nhóm xã hội, nhóm đi đến một sự phán xét, đánh giá chung thể hiện quan điểm của số đông người trong nhóm xã hội Từ những phán xét đó, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống, nêu lên những kiến nghị của họ trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội
- Ý thức pháp luật xã hội:Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiến
bộ đại diện cho xã hội chứa đựng các quan điểm, tư tưởng khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật
Ý thức pháp luật xã hội thường được chính thức hóa trong xã hội Tuy nhiên, không phải ý thức pháp luật xã hội chính là ý thức của giai cấp cầm quyền Do
đó, không phải lúc nào nó cũng có tính thống trị trong xã hội Rất nhiều trường hợp giai cấp thống trị đã lỗi thời, lạc hậu nhưng nó vẫn áp đặt, duy trì ý thức pháp luật của nó đối với toàn xã hội Chẳng hạn như trong xã hội tư bản, ý thức pháp luật xã hội là ý thức pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
vì nó tiến bộ, tích cực và thuộc về số đông nhưng chưa bao giờ là ý thức chính thống đối với xã hội vì chính quyền chưa thuộc về họ Mặt khác, ý thức pháp luật xã hội không có nghĩa là ý thức chung của toàn xã hội mà nó tồn tại không
có sự đồng nhất giữa ý thức của các giai cấp, lực lượng xã hội Ý thức pháp luật
xã hội vận động theo xu hướng phù hợp với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và những khuynh hướng chính trị phổ biến trong xã hội Đương nhiên, những nguyên lý của pháp luật, các giá trị nhân bản và những lợi ích thiết yếu của con người đòi hỏi phải được nhận thức, thể hiện trong hệ thống pháp luật Do đó, ý thức pháp luật xã hội là đối tượng luôn tại nên sự quan tâm của các đối tượng xã hội từ những giá trị cụ thể được hiện thực hóa bởi nhà nước và các thiết chế xã hội khác
Trang 10Khác với ý thức pháp luật của cá nhân và ý thức pháp luật của nhóm xã hội, ý thức pháp luật xã hội mang tính khái quát ở trình độ cao và tính hệ thống chặt chẽ Hệ thống quan điểm, tư tưởng của ý thức pháp luật xã hội giữ vai trò đính hướng và quyết định đối với nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội
về các vấn đề pháp luật Đến lượt mình, dư luận xã hội cũng có tác động nhất định đối với ý thức pháp luật xã hội
Trong xã hội có các giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau lại có những ý thức khác nhau về pháp luật, phản ánh lợi ích của giai cấp mình Do đó, các giai cấp khác nhau thì ý thức về pháp quyền của các giai cấp là khác nhau Điều đó
có nghĩa là không có ý thức pháp luật chung cho mọi giai cấp Ý thức pháp quyền của giai cấp nào thì phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội làm nảy sinh, duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển hoặc dẫn đến sự diệt vong của giai cấp đó Do đó, hiệu lực của pháp luật không những phụ thuộc vào sức mạnh cưỡng chế của nhà nước mà còn phụ thuộc và trình độ hiểu biết pháp luật của xã hội
Đối với giai cấp thống trị, việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay, luôn tìm cách áp đặt ý thức pháp quyền của nó lên giai cấp khác cho thấy ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị có ảnh hưởng lớn tới ý thức pháp quyền của giai cấp
bị trị “Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì nó cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng của người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối”1 Như vậy, có thể thấy về mặt xã hội, ý thức pháp quyền luôn mang tính giai cấp
Ở Việt Nam hiện nay, ý thức pháp quyền của xã hội ta là ý thức pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã tạo nên hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành
Trang 11Việc thể hiện ý chí của giai cấp công nhân cũng đồng thời phản ánh và thể hiện lợi ích dân tộc trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân
KẾT BÀI
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của ý thức pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính