1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các trình độ phát triển của nhận thức khoa học

10 543 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Phát triển trong khuôn khổ “trực quan sinh động - tư duy trừu tượng - thực tiễn, nhận thức”, khoa học vạch ra những thuộc tính và mối liên hệ mới của hiện thực, ghi nhận chúng dưới dạng

Trang 1

I MỞ ĐẦU

Nhận thức khoa học là hình thức nhận thức phát triển cao của con người Phát triển trong khuôn khổ “trực quan sinh động - tư duy trừu tượng - thực tiễn, nhận thức”, khoa học vạch ra những thuộc tính và mối liên hệ mới của hiện thực, ghi nhận chúng dưới dạng các dữ kiện khoa học Để nhận thức khoa học, chủ thể sử dụng phương pháp nhận thức khoa học khác nhau Các phương pháp này cũng chính là các trình độ phát triển của nhận thức khoa học Chủ thể sử dụng chúng không tùy tiện, mà phụ thuộc vào đặc điểm của hiện thực được phản ánh, vào giai đoạn phát triển của nhận thức, vào tính chất của nhiệm vụ được giải quyết

Trong phạm vi bài tập này, nhóm 7 sẽ tìm hiểu và “phân tích các trình độ phát triển của nhận thức khoa học”

II NỘI DUNG

1 Khái niệm nhận thức và nhận thức khoa học

1.1 Khái niệm nhận thức

Trong lịch sử triết học, có nhiều quan điểm triết học khác nhau về khái niệm nhận thức

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người; chủ nghĩa duy tâm khách quan lại coi nhận thức là sự

"hồi tưởng lại" của linh hồn bất tử về "thế giới các ý niệm" mà nó đã từng chiêm ngưỡng được nhưng đã bị lãng quên, hoặc cho rằng nhận thức là sự "tự ý thức

về mình của ý niệm tuyệt đối".Những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức

là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức

Đối lập với những quan niệm đó, chủ nghĩa duy vật thừa nhận khả năng

nhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức

là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của sự vật Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1

Trang 2

Như vậy có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức

dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người;

- Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người

- Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác

và sáng tạo;

- Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng

định: “Về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn”.

1.2 Khái niệm nhận thức khoa học

Nhận thức khoa học là một cấp độ của quá trình nhận thức, được phân biệt với nhận thức thông thường trên cơ sở tính chất tự phát hay tự giác của quá trình nhận thức

Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và

gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu Sự phản ánh này diễn ra dưới dạng trừu tượng lôgic là các khái niệm, các quy luật khoa học Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực Nó vận dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng trong nghiên cứu

2 Các trình độ phát triển của nhận thức khoa học

2 1 Quan sát - thực nghiệm

Trang 3

a Quan sát

Quan sát là sự tri giác các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu nhằm một

mục đích nhất định Bất kỳ quan sát nào cũng có một khách thể được quan sát

và chủ thể tiến hành hoạt động quan sát

Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó Khi quan sát có chủ định trước, có chương trình nghiêm ngặt thì quan sát là để thu thập các thông tin khoa học chính xác Đây chính là đặc điểm khác biệt với quan sát thông thường

Trong quan sát, các giác quan giữ vai trò quan trọng hàng đầu nhưng khả năng các giác quan con người tri giác đối tượng là khá hạn chế Vì thế, trong quan sát phải sử dụng rộng rãi các dụng cụ có khả năng tăng cường hiệu quả quan sát, mở rộng lớp đối tượng có thể quan sát được, nâng cao độ chính xác và tính khách quan của các kết quả thu nhận được Tuy giúp mở rộng khả năng nhận thức của các giác quan nhưng việc dùng dụng cụ trong nhiều trường hợp cũng mang những biến đổi nhất định vào đối tượng nghiên cứu Nhưng tình hình

đó hoàn toàn không là trở ngại để nhận thức các thuộc tính khách quan của đối tượng mà đặt ra đòi hỏi là chủ thể quan sát phải tính đến tính chất dụng cụ và những hiệu ứng phụ do nó gây ra và các tính quy luật tương tác của chúng với đối tượng nghiên cứu

Như vậy, quan sát là phương pháp nghiên cứu quan trọng, thông qua đó xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiện tượng riêng lẻ của thế giới xung quanh xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó, tức là cung cấp các thông tin

cơ sở để chủ thể nghiên cứu tiến hành thực nghiệm, phục vụ thu thập các dữ kiện khoa học

b Thực nghiệm

Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng bằng cách

sử dụng các phương tiện vật chất để can thiệp vào trạng thái tự nhiên của đối tượng nhằm làm cho đối tượng bộc lộ các thuộc tính, các mối quan hệ của nó để nhận thức

Như vậy, nếu như trong quan sát, chủ thể không can thiệp vào trạng thái tự nhiên của khách thể thì trong thực nghiệm chủ thể chủ động tác động lên đối

3

Trang 4

tượng, thay đổi những điều kiện tồn tại tự nhiên của đối tượng, buộc đối tượng phải bộc lộ thuộc tính của mình cho chủ thể nhận thức Trong thực nghiệm, chủ thể vẫn tiến hành quan sát nhưng ở mức độ cao hơn Nhờ có thực nghiệm, người

ta khám phá ra những thuộc tính của hiện tượng mà trong những điều kiện tự nhiên không thể khám phá được Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm trực tiếp tức là thực nghiệm trên bản thân đối tượng và đối tượng cùng loại và thực nghiệm gián tiếp tức là thực nghiệm trên hệ quả suy ra từ đối tượng

Thực nghiệm bao giờ cũng được tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của một

ý tưởng khoa học và trên cơ sở một lý thuyết khoa học nhất định, từ khâu lựa chọn thí nghiệm, lập kế hoạch, tiến hành thí nghiệm cho đến giải thích kế quả thực nghiệm Thực nghiệm không chỉ nhằm thu thập các dữ kiện khoa học để tạo cơ sở cho sự khái quát lý luận mà còn nhằm bác bỏ hoặc chứng minh (kiểm chứng) một giả thuyết nào đó Trong nhận thức khoa học, giả thuyết giữ một vài trò quan trọng Có thể nói giả thuyết là một hình thức phát triển của khoa học Nhờ thực nghiệm người ta chính xác hóa, chỉnh lý các giả thuyết và lý thuyết khoa học Ngày nay, thực nghiệm đã được sử dụng rộng rãi trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và cả trong khoa học xã hội Thực nghiệm như một dạng cơ bản của thực tiễn, giữ vai trò là cơ sở nhận thức khoa học và là tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý của nhận thức khoa học

2.2 Dữ kiện và trừu tượng khoa học

a Dữ kiện

Dữ kiện là những điều kiện đã biết, đã được thừa nhận dựa vào đó để

nghiên cứu

Để có dữ kiện, công việc đầu tiên của nhận thức khoa học về đối tượng là thu nhận, xác định các dữ kiện có thể cung cấp thông tin nhất định về thuộc tính

và các mối liên hệ của nó Tính chân thực kiểm tra được bằng kinh nghiệm là đặc điểm quan trọng nhất của dữ kiện khoa học Các dữ kiện tạo thành nền tảng thực nghiệm của khoa học Dựa vào các dữ kiện, nhà khoa học thâm nhập vào bản chất của đối tượng, vạch ra những thuộc tính và mối liên hệ tất yếu vốn có ở

nó, các quy luật vận hành và phát triển của nó Để thu được các dữ kiện khoa học, chủ thể nghiên cứu thường sử dụng các kỹ thuật như quan sát, thực nghiệm,

mô hình hóa

Trang 5

b Trừu tượng khoa học

Cái trừu tượng là kết quả sự trừu tượng hóa một mặt, một mối liên hệ nào

đó trong tổng thể phong phú của sự vật Do đó, cái trừu tượng là một bộ phận của cái cụ thể, biểu hiện một mặt nào đó của cái cụ thể, là bậc thang của sự xem xét cái cụ thể từ nhiều cái trừu tượng, tổng hợp thành cái cụ thể trong tư duy Từ nhiều cái trừu tượng, tư duy tổng hợp lại thành cái cụ thể trong tư duy

So với cái cụ thể, cái trừu tượng là cái nghèo nàn hơn về tính quy định và quan hệ Tuy nhiên, ranh giới giữa cái trừu tượng và cái cụ thể cũng chỉ là tương đối, tùy thuộc vào mối quan hệ xác định

Nhận thức là sự thống nhất của hai quá trình đối lập: Từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể Theo quá trình thứ nhất, nhận thức xuất phát

từ những tài liệu cảm tính, qua phân tích rút ra những khai niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật Trong quá trình này, toàn bộ biểu tượng đã biến hành một sự quy định trừu tượng Quá trình từ cụ thể đến trừu tượng tạo tiền đề cho quá trình thứ hai - quá trình từ trừu tượng đến cụ thể Trong quá trình thứ hai này nhận thức phải từ những định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng chứ không phải với

tư cách là điểm xuất phát trong hiện thực Trong quá trình này, những sự quy định trừu tượng lại dẫn tới sự mô tả lại cái cụ thể bằng con đường tư duy C.Mác coi đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng Phương pháp này được C.Mác xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật, có vai trò đặc biệ trong việc xây dựng lý thuyết khoa học, nó cho phép thâm nhập vào bản chất của đối tượng nghiên cứu, hình dung được tất cả các mặt và quan hệ tất yếu của đối tượng trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng Theo phương pháp này, việc nghiên cứu phải bắt đầu từ cái trừu tượng, từ các khái niệm phản ánh những mối liên hệ phổ biến, đơn giản của khách thể nhận thức Tuy nhiên, không phải lấy bất kỳ cái trừu tượng nào làm khâu xuất phát, mà cái trừu tượng xuất phát phải là cái phản ánh những mối liên hệ phổ biến nhất, đơn giản nhất nhưng có vai trò quyết định trong cái cụ thể cần nghiên cứu Từ cái trừu tượng xuất phát đó, tư duy theo dõi những vòng khâu, những trạng thái quá độ trong sự phát triển của sự vật được thể hiện bằng các khái niệm ngày càng cụ thể hơn

5

Trang 6

Bằng cách đó, tư duy tái hiện quá trình hình thành và phát triển của khách thể nghiên cứu với toàn bộ các mặt và các quan hệ tất yếu, bản chất, những quy luật vận động, phát triển của nó

2.3 Mô tả và giải thích

a Mô tả

Mô tả là sự ghi chép các kết quả quan sát, thông tin về đối tượng thu nhận

được nhờ quan sát Việc mô tả sử dụng các phương tiện diễn đạt cả tự nhiên lẫn nhân tạo: các khái niệm khoa học, dấu, sơ đồ, biểu đồ… Tính chính xác, tính chặt chẽ logic và tính giản đơn là những đòi hỏi quan trọng nhất đối với mô tả khoa học Trong giai đoạn khoa học xã hội phát triển như ngày nay, các đòi hỏi

đó được hiện thực hóa bằng cách sử dụng rộng rãi ngôn ngữ nhân tạo trong quá trình quan sát chủ thể nắm bắt và ghi nhận các đặc trưng chất và lượng của đối tượng, do vậy sự mô tả cũng theo hai dạng là chất và lượng Mô tả chất đòi hỏi phải ghi nhận các thuộc tính xác nhận đối tượng là gì, những đặc trưng của nó như thế nào Mô tả lượng đòi hỏi phải diễn đạt chính xác mặt lượng của đối tượng, các độ đo của nó Như vậy mô tả lượng thể hiện bằng các thông số đo đạc

Đo đạc là thao tác nhận thức đảm bảo sự diễn đạt số của các đại lượng

được đo Nó được thực hiện thông qua mối tương quan, sự so sánh thuộc tính hoặc mặt được đo của đối tượng với chuẩn đơn vị đo được chọn Vì thế, nó cho phép ghi nhận không chỉ các thuộc tính, mà cả những quan hệ xác định của đối tượng Chủ thể thực hiện đo đạc cả trực tiếp lẫn gián tiếp, do vậy, đo đạc cũng

có hai dạng: trực tiếp và gián tiếp Đo trực tiếp là sự so sánh ngay đối tượng, thuộc tính được đo đạc với chuẩn tương ứng; gián tiếp là sự xác định đại lượng

đo đạc trên cơ sở tính đến sự phụ thuộc vafod đại lượng khác Đo đạc gián tiếp giúp xác định đại lượng đo khi sự đo trực tiếp là quá phức tạp hay không thể Như vậy mô tả là bắt buộc để có thể tái hiện những gì đã quan sát được thành những dữ liệu, số liệu cụ thể, phục vụ cho việc làm rõ bản chất sự vật, hiện tượng

b Giải thích

Trang 7

Giải thích là sự lí giải nhằm làm sáng tỏ để người khác có thể hiểu được rõ

về sự vật, sự việc Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ việc quan sát, thực nghiệm, đến các dữ kiện và mô tả, chủ thể nghiên cứu thực hiện việc giải thích

về sự vật, hiện tượng, các đối tượng đang nghiên cứu Việc giải thích là đầy đủ, chính xác nếu như các thông tin sử dụng để giải thích có căn cứ là chính xác, khoa học, khách quan Ngược lại, nếu các thông tin sử dụng để giải thích thiếu

cơ sở, thiếu khách quan, chưa đầy đủ thì dẫn đến việc giải thích sai bản chất của

sự vật, sự việc Lập luận được sử dụng để giải thích cũng vô cùng quan trọng, làm sao để người khác hiểu được những gì chủ thể nghiên cứu muốn truyền tải Việc giải thích đóng vai trò quan trọng để từ việc làm rõ bản chất của sự vật, sự việc, chủ thể nghiên cứu khiến người khác hiểu và tin tưởng vào những kết luận của mình, từ đó tiếp tục xây dựng những giả thuyết

2.4 Giả thuyết và lí thuyết

a Giả thuyết

Giả thuyết là phán đoán về nguyên nhân, bản chất của đối tượng Tuy

nhiên, không phải mọi phán đoán về nguyên nhân hay bản chất của đối tượng đều là giả thuyết

Giả thuyết khoa học cần thỏa mãn các yêu cầu sau: 1) phải dựa trên mọi dữ kiện liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; 2) phải tính đến mọi luận điểm do khoa học xác lập và đã được kiểm chứng bởi thực tiễn; 3)giải thích được các dữ kiện

đã biết; 4) có khả năng dự báo được các dữ kiện mới; 5) có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm

Khi nêu giả thuyết về liên hệ nhân quả, khoa học sử dụng rộng rãi các phương thức nghiên cứu quy nạp như loại suy, đồng nhất, khác biệt, phần dư và biến đổi kèm theo Trong khi được định hình với tư cách là phán đoán về nguyên nhân, về mối liên hệ tất yếu của các đối tượng, giả thuyết còn đòi hỏi phải suy ra được các hệ quả, mà phần nào trong số chúng giải thích được các hiện tượng đã biết, phần khác dự báo được hiện tượng còn chưa biết

Việc kiểm tra giả thuyết bằng cách giải thích các dữ kiện khoa học đã thu nhận giữ vai trò quan trọng trong việc biến nó thành tri thức chân thực, tuy

7

Trang 8

nhiên điều đó còn chưa đủ để có kết luận cuối cùng, bởi lẽ có thể giải thích cũng những hiện tượng đó bằng cách khác, từ các cơ sở khác Vì thế, để có lời giải thích cuối cùng cho vấn đề tính chân thực của giả thuyết thì cần phải dựa trên nó

mà dự báo được những hiện tượng mới (chưa biết) và gây ra chúng khi tạo lập những điều kiện tương ứng

Để luận chứng cho giả thuyết, biến nó thành tri thức chân thực, khoa học thường sử dụng thực nghiệm tư tưởng, mà thực chất là tạo ra các tổ hợp những

mô hình tư tưởng cho phép tách ra quá trình dưới dạng thuần túy và giải thích bản chất của đối tượng Tình huống được tạo ra nhờ thực nghiệm tư tưởng đúng

là không thực hiện được trên thực tế, tuy nhiên nó phản ánh (dưới dạng lí tưởng) những thuộc tính và mối liên hệ của đối tượng

uy nhiên, trong số các phương pháp kiểm tra giả thuyết, các phương thức biến nó thành tri thức chân thực, thì thực tiễn, sự thực hiện thực tiễn những hệ quả rút ra từ nó là chủ yếu nhất

b Lí thuyết

Khi tri thức được tích lũy nhiều hơn thì cũng xuất hiện nhu cầu kết hợp chúng thành một hệ thống logic chặt chẽ Nhiệm vụ đó được giải quyết bằng việc xây dựng lí thuyết

Lí thuyết là hệ thống các mô hình tư tưởng phản ánh tổng thể các thuộc tính và mối liên hệ tất yếu của đối tượng trong quan hệ lẫn nhau của chúng

Trong lí thuyết mỗi luận điểm đều giữ một vị trí xác định và liên hệ một cách tất yếu với các luận điểm khác Những đặc trưng quan trọng nhất của lí thuyết là sự bao quát đầy đủ các mặt và các mối liên hệ của lĩnh vực hiện thực được phản ánh, tính kiểm tra được, sự giải thích các thuộc tính và các mối liên hệ đang có của đối tượng và dự báo sự thay đổi của chúng trong tương lai, sự xuất hiện của thuộc tính và các mối liên hệ, các hiện tượng, các trạng thái chất mới

Trong xây dựng lí thuyết, khoa học thường sử dụng rộng rãi phương pháp tiên đề - là phương pháp xác lập một bộ các luận điểm xuất phát (tiên đề, định đề), sau đó theo những quy tắc suy diễn để rút ra những luận điểm khác, rồi từ chúng lại rút ra những luận điểm lớp thứ ba, thứ tư… cho đến khi xây dựng

Trang 9

được hệ thống tri thức chỉnh thể, gắn kết logic với nhau (ví dụ như hệ hình học Euclid được xây dựng trên năm tiên đề…)

Ở những giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, phương pháp tiên đề

đã từng mang tính nội dung, nó làm việc với các khái niệm và luận điểm là sự khái quát kinh nghiệm thực tế được tích lũy Nhưng về sau theo đà lớn mạnh của toán học và logic học thì mặt nội dung của phương pháp tiên đề dần bị thay thế bởi những kết cấu thuần túy hình thức Giờ đây, các tiên đề được rút ra như là những mô tả hệ thống trừu tượng các quan hệ không có sự gắn bó chặt chẽ với lĩnh vực hiện thực nào nữa Các mệnh đề thu được nhờ suy diễn từ các tiên đề

đó là những mắt khâu của lí thuyết thống nhất Sau khi xây dựng lí thuyết mới

đó lại nảy sinh vấn đề luận giải – áp nó vào lĩnh vực đối tượng cụ thể Sự luận giải một lí luận hình thức đòi hỏi làm rõ các quy tắc cho phép gắn kết các thuật ngữ tham gia vào các tiên đề khởi điểm, với các đặc trưng của lĩnh vực hiện thực, còn bản thân các tiên đề với các quan hệ giữa các đặc trưng đó Khác với các lí thuyết nội dung vốn giải thích lĩnh vực hiện thực xác định, lí thuyết hình thức có thể được dùng giải thích cho một số lĩnh vực hiện thực khác nhau, nếu

bổ sung thêm vài định nghĩa cho phù hợp với sự luận giải này hay khác

Việc xây dựng lí thuyết khoa học thường được thực hiện bằng phương pháp diễn dịch – giả thuyết, mà thực chất là tạo ra hệ thống các giả thuyết logic gắn bó với nhau, từ chúng rút ra dưới dạng các hệ quả có thể kiểm tra bằng thực

nghiệm Có 2 kiểu phương pháp diễn dịch – giả thuyết Thứ nhất là xây dựng và đưa các các giả thuyết nội dung vào mối liên hệ logic tương ứng Thứ hai là xây

dựng hệ thống hình thức đòi hỏi sự luận giải tương ứng Kiểu thứ nhất yêu cầu đưa vào những khái niệm nội dung xuất phát mà sau này có thể mô tả toán học được, kiểu thứ hai – tạo ra bộ máy toán học, để rồi sau đó trong quá trình xây dựng lí thuyết sẽ được luận giải

Trong xây dựng lí thuyết, khoa học còn hay sử dụng những phương pháp nghiên cứu như mô hình hóa tư tưởng và dấu hiệu, tách quá trình nghiên cứu về dạng thuần túy, đưa thêm các khách thể lí tưởng… Tất cả các thủ thuật nhận thức đó đều giúp tách cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên, và cho phép thể hiên

9

Trang 10

trong hệ thống các mô hình tư tưởng những thuộc tính và mối liên hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu

Như vậy, việc xây dựng lí thuyết vô cùng quan trọng và cần thiết Giả thuyết khoa học khi được chứng minh sẽ trở thành lí thuyết khoa học Lí thuyết

có tính khái quát cao, mang lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất hoặc tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan

III KẾT LUẬN

Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu Vì thế, nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại hiện nay Các trình độ phát triển của nhận thức khoa học là các phương pháp nhận thức khác nhau Các trình độ phát triển của nhận thức khoa học bao gồm:quan sát – thực nghiệm; dữ kiện và trừu tượng khoa học; mô tả và giải thích; giả thuyết và

lý thuyết

Trong quá trình nhận thức khoa học, chủ thể nhận thức phải tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để vận dụng các phương pháp này một cách linh hoạt, hợp lý, không nên quá coi trọng một phương pháp nào mà xem nhẹ các phương pháp còn lại./

Ngày đăng: 27/04/2016, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w