1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích nội dung của quy luật về quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

22 742 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Phân tích nội dung của quy luật về quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội để giải thích quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội nước ta qua các thời kỳ Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay được xây dựng trên cơ sở nào

Trang 1

MỤC LỤC

1 Phân tích nội dung của quy luật về quan hệ sản xuất

với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất … ……… Trang 5

2 Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội để giải thích

quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội nước ta

qua các thời kỳ ……… ……… Trang 12

3 Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay được

xây dựng trên cơ sở nào ……… Trang 16

KẾT LUẬN……….……… Trang 23

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử đểchỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sảnxuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sảnxuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan

Quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất lànhững quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả những quan hệ xã hội khác.Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với sự pháttriển của lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phânbiệt xã hội này với xã hội khác Những quan hệ sản xuất tạo thành “bộ xương” củahình thái kinh tế xã hội, nó hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội

Trên nền tảng của các quan hệ sản xuất hình thành các quan điểm về chínhtrị, pháp quyền, đạo đức, triết học,…cùng các thiết chế tương ứng hợp thành kiếntrúc thượng tầng xã hội với chức năng bảo vệ duy trì, phát triển cơ sở hạ tầng đãsinh ra nó Trong khái niệm hình thái kinh tế xã hội, các bộ phận luôn có quan hệbiện chứng với nhau: trong đó quan hệ sản xuất là cái cơ bản quyết định tất cả cácquan hệ xã hội khác, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, Mác đã làmnổi bật riêng lĩnh vực kinh tế, làm nổi bật quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, banđầu và quyết định tất cả Điều này chỉ rõ phương pháp nhận thức xã hội của Mác làgán toàn bộ sự phong phú của các quan hệ xã hội vào quan hệ sản xuất, đồng thờixem xét những quan hệ sản xuất để giải thích sự vận động của các hình thái kinh tế

xã hội – hai mặt này hợp thành phương thức sản xuất nền tảng vật chất của mọihình thái kinh tế xã hội Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng làmối quan hệ cơ bản để xác định diện mạo của hình thái kinh tế xã hội

Trang 3

Hình thái kinh tế - xã hội khác với xã hội loài người nói chung nhưng cóquan hệ biện chứng với nhau: hình thái kinh tế xã hội là một giai đoạn phát triểnnhất định của xã hội loài người Tương ứng với một giai đoạn phát triển của xã hộiloài người có một hình thái kinh tế xã hội tương ứng Đó là mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng

Ngoài các mặt cơ bản của xã hội đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hộicòn có các quan hệ khác như gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác Cácquan hệ đó gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi dưới sự tác động của cácquan hệ sản xuất

Trang 4

1. Phân tích nội dung của quy luật về quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất :

Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người, do vậy xãhội muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có những con người tồn tại, phát triển

- tức là phải có những con người sống và hoạt động

Con người muốn sống phải có ăn, mặc, ở, đi lại… Những vật phẩm để đápứng nhu cầu đó lại không có sẵn trong thế giới Muốn có con người phải lao độngsản xuất vật chất Trên cơ sở ấy con người sáng tạo ra những điều kiện sinh hoạtcho bản thân mình và cho xã hội Đó là việc làm thường xuyên liên tục và tất yếucủa con người

Mặt khác, trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không thoả mãnvới những gì đã có sẵn trong tự nhiên Trong quá trình tác động vào tự nhiên, conngười luôn tiến hành sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt để đáp ứngvới nhu cầu luôn phát triển của mình Bằng“việc sản xuất ra những tư liệu sinhhoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chấtcủa mình”

Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, con người đồng thờisáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội Vì để hoạt động sản xuất vật chấtđạt hiệu quả cao, ngoài mối quan hệ với tự nhiên con người còn sáng tạo, xây dựngcác mối quan hệ với nhau, các quan hệ đó dựa trên trình độ sản xuất vật chất

Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôngiáo… đều hình thành, biến đổi trên nền tảng sản xuất xã hội Lịch sử phát triểncủa nhân loại đã được Các Mác khái quát: “việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạtvật chất trực tiếp và chính tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thểchế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quanniệm tôn giáo của con người ta”

Thông qua quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi

tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình Sản xuất vậtchất dù xét dưới góc độ nào trong lịch sử vẫn là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tạo và

Trang 5

phát triển của xã hội Vì lẽ đó, khi tìm hiểu các hiện tượng xã hội phải tìm hiểu cơ

sở sâu xa của nó là nền sản xuất vật chất của xã hội

* Phương thức sản xuất :

Sản xuất vật chất là một hình thái hoạt động thực tiễn quan trọng, diễn ra ởmột phạm vi rộng lớn trong suốt chiều dài lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử luôn cónhững “kiểu” những “cách thức” sản xuất vật chất khác nhau, Mác gọi đó làphương thức sản xuất

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ởnhững giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người

Với một cách thức sản xuất nhất định của sản xuất xã hội, trong đời sống xãhội sẽ xuất hiện những tính chất, kết cấu đặc điểm tương ứng về mặt xã hội Đốivới sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động của một xã hội cụthể, thay đổi về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cáchmạng Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử mà người

ta biết được thời đại kinh tế đó thuộc về hình thái kinh tế - xã hội nào

Trong quá trình sản xuất, con người có quan hệ “song trùng”: quan hệ củacon người với tự nhiên (gọi là lực lượng sản xuất), quan hệ của con người với conngười (gọi là quan hệ sản xuất) Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữalực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng

* Lực lượng sản xuất :

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.Nghĩa là, trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội con người chinh phục tựnhiên bằng sức mạnh tổng hợp của mình Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực

tế của con người

Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và

tự liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động Trong quá trình sản xuất, lao độngcủa con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ sản xuất kết hợp với nhauthành lực lượng sản xuất Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất người lao độnggiữ vị trí quyết định nhất “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại làcông nhân, là người lao động”

Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất Với sức mạnh và

kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao

Trang 6

động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng vớiquá trình lao động, sức mạnh và kỹ năng của con người ngày càng được tăng lên,đặc biệt là trí tuệ con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao độngngày càng cao

Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản củalực lượng sản xuất Công cụ lao động, là “sức mạnh tri thức đã được vật thể hoá”,

có tác dụng “nối dài bàn tay” và “nhân” sức mạnh của con người trong quá trìnhlao động sản xuất Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhấtcủa lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, con người luônphát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ sản xuất luôn được cải tiến và hoàn thiện.Chính sự biến đổi thường xuyên của công cụ sản xuất đã làm thay đổi toàn bộ tưliệu sản xuất Suy đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội.Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiêncủa con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau Trình độcủa lực lượng sản xuất luôn có sự tương ứng giữa người lao động và công cụ laođộng:

Nếu công cụ sản xuất thô sơ thì nó phù hợp với trình độ sử dụng của mộtngười lao động Khi đó nó phản ánh trình độ thủ công của lực lượng sản xuất

Nếu công cụ sản xuất bằng máy móc hiện đại nó phù hợp với trình độ củatập thể người lao động Khi đó, nó phản ánh trình độ cơ khí hiện đại của lực lượngsản xuất

Việc chuyển trình độ của lực lượng sản xuất từ thủ công lên cơ khí hiện đại

là bước tiến vĩ đại của lực lượng sản xuất trong quá trình chinh phục tự nhiên củacon người Nó chỉ rõ sự tương ứng giữa trình độ mọi mặt của người lao động luôntương ứng với trình độ của công cụ sản xuất

Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự tiến triển của sản xuất,khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất Khoa học đã phát triển tớimức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất vàtrong đời sống, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Cách thức mà khoa học xâmnhập và thể hiện trong thực tiễn khác nhiều so với vài thập kỷ trước đây, làm cholực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ

Trang 7

Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất, nóhoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

* Quan hệ sản xuất :

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất(sản xuất và tái sản xuất xã hội)

Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: Các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, các quan

hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm laođộng

Quan hệ sản xuất phản ánh quan hệ giữa người với người, nó được hìnhthành khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quancủa con người Các Mác chỉ rõ: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với tựnhiên Người ta không thể tự sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo mộtcách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuấtđược, người ta phải có mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và quan hệ của

họ với tự nhiên, tức là việc sản xuất”

Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất Với sức mạnh và

kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ laođộng, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng vớiquá trình lao động, sức mạnh và kỹ năng của con người ngày càng được tăng lên,đặc biệt là trí tuệ con người không ngừng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao độngngày càng cao

Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản củalực lượng sản xuất Công cụ lao động, là “sức mạnh tri thức đã được vật thể hoá”,

có tác dụng “nối dài bàn tay” và “nhân” sức mạnh của con người trong quá trìnhlao động sản xuất Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhấtcủa lực lượng sản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, con người luônphát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ sản xuất luôn được cải tiến và hoàn thiện.Chính sự biến đổi thường xuyên của công cụ sản xuất đã làm thay đổi toàn bộ tưliệu sản xuất Suy đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội.Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiêncủa con người, là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau Trình độcủa lực lượng sản xuất luôn có sự tương ứng giữa người lao động và công cụ laođộng:

Trang 8

Nếu công cụ sản xuất thô sơ thì nó phù hợp với trình độ sử dụng của mộtngười lao động Khi đó nó phản ánh trình độ thủ công của lực lượng sản xuất

Nếu công cụ sản xuất bằng máy móc hiện đại nó phù hợp với trình độ củatập thể người lao động Khi đó, nó phản ánh trình độ cơ khí hiện đại của lực lượngsản xuất

Việc chuyển trình độ của lực lượng sản xuất từ thủ công lên cơ khí hiện đại

là bước tiến vĩ đại của lực lượng sản xuất trong quá trình chinh phục tự nhiên củacon người Nó chỉ rõ sự tương ứng giữa trình độ mọi mặt của người lao động luôntương ứng với trình độ của công cụ sản xuất

Trải qua các cuộc cách mạng khoa học, cùng với sự tiến triển của sản xuất,khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất Khoa học đã phát triển tớimức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất vàtrong đời sống, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Cách thức mà khoa học xâmnhập và thể hiện trong thực tiễn khác nhiều so với vài thập kỷ trước đây, làm cholực lượng sản xuất có bước nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ

Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất, nóhoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

* Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất :

Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội được Mác khái quát dưới dạng mộtphạm trù của triết học Mác về lịch sử Quan điểm duy vật được thống nhất vớiphép biện chứng là cơ sở lý luận khoa học của quá trình xây dựng lý luận về hìnhthái kinh tế- xã hội Đứng trên quan điểm duy vật Mác đã phân tích những mặt chủyếu của hình thái kinh tế- xã hội bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng trong đó lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật củamột xã hội được biểu hiện một cách cụ thể ở trong từng giai đoạn lịch sử Lịch sửphát triển của xã hội loài người xét cho đến cùng và trước hết là lịch sử của sự pháttriển của nền sản xuất vật chất Nội dung của mọi nền sản xuất vật chất được biểuhiện ở khả năng của con người trong quá trình tạo ra tư liệu sản xuất với tư liệu sảnxuất và công cụ sản xuất Những yếu tố nói trên vừa hợp thành lực lượng sản xuấtđồng thời là khả năng tạo ra của cải vật chất trong quá trình tác động vào thế giới

tự nhiên

Trang 9

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện nội dung của phươngthức sản xuất và đến lượt nó, mỗi một nội dung nhất định của phương thức sảnxuất đòi hỏi phải có những kiểu nhất định của quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuấtvới tư cách là hình thức của phương thức sản xuất Nó được hình thành và pháttriển dưới ảnh hưởng trực tiếp của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất như thếnào thì quan hệ sản xuất sẽ được xây dựng tương ứng với nó Mác chỉ rõ, thôngthường trong mỗi một giai đoạn nhất định của nền sản xuất xã hội đều có nhữngkiểu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Những kiểu quan hệ sản xuất ấy phản ánh trực tiếp những hình thức sản xuất, tưliệu sản xuất khác nhau được thể hiện cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử Vì vậynhững quan hệ sản xuất của xã hội đã hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ở trongtừng giai đoạn lịch sử cụ thế Các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế xã hộichính là cơ sở hạ tầng của xã hội trên cơ sở của cơ sở hạ tầng xã hội cụ thể người

ta sẽ xây dựng những kiểu kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó

Kiến trúc thượng tầng của xã hội là toàn bộ những thiết chế của xã hội,những thiết chế tương ứng và mối quan hệ nội tại phù hợp với kiến trúc thượngtầng được xây dựng trên cơ sở của những quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng

xã hội nhất định

Lênin định nghĩa: “Nhà nước là sản phẩm của những mâu thuẩn giai cấpkhông thể điều hòa ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào Những mâu thuẩn xét về mặtkhách quan những mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được thì xuất hiện nhànước và sự tồn tại nhà nước chứng tỏ những mâu thuẩn đó không thể điều hòađược”

Angghen: “Nhà nước xét về mặt bản chất là bộ máy thống trị của giai cấpbốc lột đối lập với toàn xã hội.Và vì vậy, không có nhà nước ngoài xã hội Chừngnào còn nhà nước thì không còn công bằng tuyệt đối, dân chủ tuyệt đối”

Như vậy cấu trúc của hình thái kinh tế- xã hội được biểu hiện dưới dạng một

hệ thống trong đó các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế- xã hội không ngừng tácđộng qua lại, quy định và ràng buộc lẫn nhau, chúng chịu sự chi phối của nhữngmối quan hệ cơ bản như: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng của

xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội Những quan hệ duy vật nói trênđược Mác nghiên cứu và xem xét trên cơ sở của sự thống nhất giữa thế giới quanduy vật và phép biện chứng Từ đó Mác đã vạch ra những quy luật nội tại thúc đẩy

Trang 10

sự phát triển của xã hội loài người từ thấp lên cao thông qua sự vận động, pháttriển và thay thế lẫn nhau từ thấp lên cao của các hình thái kinh tế- xã hội.

Biểu hiện tập trung của tư tưởng biện chứng về sự vận động và phát triểncủa xã hội được Mác chứng minh trong tư tưởng của phép biện chứng giữa lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất, 2 yếu tố hợp thành phương thức sản xuất Nộidung của phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được Mácchứng minh như sau:

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt không tách rời của mộtquá trình sản xuất, chúng kết hợp với nhau tạo thành những phương thức sản xuất

cụ thể ở trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Lực lượng sản xuất là nội dung củaphương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức của phương thức sản xuất

Sự thống nhất giữa chúng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập nội dung – hìnhthức Lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên vận động và biến đổi, quan hệ sảnxuất lại là yếu tố có xu hướng ổn định tương đối Khi quan hệ sản xuất phù hợp vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nó trở thành động lực thúc đẩy sự pháttriển của lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuất vận động phát triển đến mộtgiai đoạn nào đó thì quan hệ sản xuất không còn phù hợp với sự phát triển của lựclượng sản xuất Hai mặt nói trên của phương thức sản xuất xung đột lẫn nhau, quan

hệ sản xuất trở thành nhân tố lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Mâu thuẩn nói trên mang tính khách quan đồng thời tạo ra nhu cầu khách quan của

sự giải phóng lực lượng sản xuất Bằng cách xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời.Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh khi quan hệ sản xuất cũ lỗi thời đã xóa

bỏ, quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển được thiếtlập, đồng thời phương thức sản xuất cũ bị xóa bỏ và phương thức sản xuất mới rađời Cùng với quá trình nói trên là hình thái kinh tế- xã hội cũ bị xóa bỏ và hìnhthái kinh tế- xã hội mới ra đời phát triển ở trình độ cao hơn, mọi mặt của đời sống

xã hội cũng được phát triển lên một trình độ cao hơn

Lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới trong phương thức sản xuấtmới lại tiếp tục tác động biện chứng lẫn nhau Đến một giai đoạn nào đó lại dẫnđến sự xung đột nội dung, mâu thuẩn tiếp tục được giải quyết, phương thức sảnxuất cũ lại bị xóa bỏ và phương thức sản xuất mới ra đời làm cho các hình tháikinh tế- xã hội không ngừng thay thế lẫn nhau Mác chỉ rõ: “Tôi coi sự thay thế lẫnnhau của các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” (trích tácphẩm Hệ tư tưởng Đức -1848) Với sự chứng minh nói trên Mác đưa ra niềm tin về

Trang 11

sự ra đời của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa mà hình thái cao nhất của nó

là phương thức sản xuất của chế độ cộng sản văn minh

2. Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội để giải thích quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội nước ta qua các thời kỳ :

Hình thái kinh tế - Xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sửdùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuấtđặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượngsản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan

hệ sản xuất ấy

Là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử, học thuyết hình tháikinh tế- xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tốcấu trúc thành bộ mặt của thời đại: Chính trị , kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học,

kỹ thuật … Do đó, nó chỉ ra bản chất của quá trình phát triển của xã hội loàingười Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội theo trật tự từ thấp đếncao đó là: Hình thái kinh tế cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tưbản chủ nghĩa và ngài nay đang quá độ lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa

Hình thái kinh tế - xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời phát triển vàdiệt vong Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi , chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế

Đó là khi phương thức sản cũ đã nên lỗi thời, hoặc khủng hoảng do mâu thuẫn củaquan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thìphương thức sản xuất này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một phương thức sản xuấtmới hoàn thiện hơn, có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất Như vậybản chất của sự thay thế trên là phụ thuộc vào mối quan hệ biện chứng giữa quan

hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

* Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa :

Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng takhẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau Đó là quyluật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách

Ngày đăng: 14/10/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w