Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
206 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Từ khi con người xuất hiện trên trái đât cho đến nay đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là : cộng sản nguyên thủy,chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.Qua mỗi thời kì thì nhận thức của con người cũng khong dừng lại một chỗ,mà theo thời gian tư duy của con người ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.Chính sự thay đổi về tư duy và nhận thức đó đã dẫn đên những sự thay đổi về sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng như cơ sở sản xuất.Từ khi sản xuất chủ yếu bằng hái lượm,săn bắt với những kĩ thuật lạc hậu thì nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển vượt bậc trình độ sản xuất,không ít các nhà khoa học,nhà nghiên cướ đã đổ sức,bỏ công cho vấn đề này,cụ thể là nhận thức của con người,trong đó có 3 trường phái triết học trong lịch sử đó là chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm và trường phái nhị nguyên luận.Nhưng họ đều thống nhất rằng thựn chất của triết học là sự thống nhất biện chững giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển. Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khối kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát triển của nước ta cũng như trên thế giới; hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này. NỘI DUNG I. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất Quy luật kinh tế khách quan, xác định mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thể hiện trong tất cả cỏc hỡnh thỏi kinh tế - xa hội. Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của phương thức sản xuất, là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sản xuất; cũn quan hệ sản xuất lại là hình thức xã hội của phương thức sản xuất, là yếu tố tương đối ổn định so với lực lượng sản xuất. Song, trên mọi quá trỡnh lịch sử của sản xuất xa hội, mọi kiểu quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ sản xuất chủ đạo, cuối cùng vẫn phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, vỡ sự phu hợp giữa hai mặt của phương thức sản xuất bao giờ cũng tạo điều kiện và địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển, và cho quan hệ sản xuất được ổn định và phát huy tác dụng của nó đối với lực lượng sản xuất. Khuynh hướng vận động của nền sản xuất xó hội là lực lượng sản xuất luôn biến đổi, và một khi lực lượng sản xuất đó phỏt triển đến một trỡnh độ nhất định (hoặc đó cú sự thay đổi về chất), quan hệ sản xuất cũ không phù sản xuất nữa, do đó sẽ phát sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất đó lỗi thời, dẫn tới xung đột kinh tế - xã hội, và cuối cùng mâu thuẫn ấy sẽ phải được giải quyết thông qua cách mạng xã hội. Quan hệ sản xuất mới phự hợp với tinh chất và trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, có tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trái lại, nếu quan hệ sản xuất cũ vẫn tồn tại, nó trở nên lỗi thời, trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, không phải chỉ trong trường hợp khi toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất cũ lỗi thời mới kỡm hóm sự phỏt triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển không đồng bộ của quan hệ sản xuất, khi có những yếu tố vượt quá xa hoặc vẫn ở trỡnh độ quá lạc hậu so với trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, cũng là nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. 1. Lực lượng sản xuất Định nghĩa: lực lượng sản xuất và một kết cấu vật chất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là thước do trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xét đến cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội. 2. Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là mối quan hê giữa người với người trong quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ về tổ chức quản lý; quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Ba mặt nói trên của Quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Bản chất của bất kỳ Quan hẹ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào việc những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai. Có hai hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. 3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực lượng sản xuất, đồng thời Quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì phân công lao động càng tỉ mỉ. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất phát triển nhanh, còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát triển len một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt bằng của phươg thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu sẽ dẫn đến việc xóa bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất, đến phát triển và ứng dụng công nghệ… do đó tác động đến phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, hoặc tiên tiến một cách giả tạo với trình độ phát triển lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sớm hay muộn nó cũng bị thay thế. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và cộng sản tương lai. II. Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản (CNTB) Phương thức sản xuất xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Ra đời thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, xã hội chia thành hai giai cấp cơ bản đối kháng: giai cấp tư sản (người sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải đi làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản, chịu sự bóc lột của nhà tư bản). Quy luật kinh tế cơ bản của PTSXTBCN là quy luật giá trị thặng dư. PTSXTBCN thể hiện sự hơn hẳn của nó so với các phương thức sản xuất trước ở chỗ: lực lượng sản xuất và khoa học - kĩ thuật phát triển mạnh, sản xuất và lao động được xã hội hoá cao trên quy mô lớn, năng suất lao động cao, vv. Mâu thuẫn cơ bản của PTSXTBCN là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sản phẩm. Mâu thuẫn ấy trở nên đặc biệt gay gắt khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển cao nhất và cũng là giai đoạn tột cùng, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giai cấp đó kết hợp với mâu thuẫn mới giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc bị áp bức dẫn đến sự thay thế bằng phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn như một yếu tố khách quan - phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước “là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội” (Lênin). Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, PTSXTBCN đã bị thủ tiêu ở nước Nga do thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (1917), và sau đó ở một số nước khác do kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 1.P hương thức sản xuất công xã nguyên thủy Trong phương thức công xã nguyên thủy, công cụ được cải tiến thúc đẩy nghề nông và nghề chăn nuôi phát triển dẫn đến sự phân công lao động lần đầu tiên: nghề chăn nuôi tách ra khỏi nghề nông nghiệp nhờ phát minh ra công cụ bằng kim khí, các nghề thủ công cũng phát triển rất mạnh như nghề dệt, rèn, đồ gốm… đến lượt nghề thủ công tách ra khỏi nghề nông. Đó là phân công lao động lần thứ hai. Phân công lao động lần thứ hai làm cho sản xuất hàng hoá, tức là nền sản xuất nhằm mục đích trao đổi, ra đời. Phân công lao động xã hội làm cho năng suất lao động nâng cao, do đó, người ta sản xuất ra không những đủ ăn mà còn thừa ra ít nhiều. Các tù trưởng đứng ra trao đổi sản phẩm của bộ lạc mình với các bộ lạc khác, rồi sau đó họ sử dụng sản phẩm ấy như là tài sản của riêng. Sự giao lưu kinh tế giữa các bộ lạc đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, hàng hoá trao đổi ngày càng nhiều, khu vực càng mở rộng. Đẻ ra sự cần thiết phải có môi giới giữa người mua và người bán: giai cấp thương nhân xuất hiện. Đó là sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ ba. Đồng thời nó cũng kéo theo những cuộc xâm chiếm giữa các bộ lạc. Trước đây, sản phẩm làm ra chỉ đủ ăn, nên tù binh bị giết đi vì chẳng làm gì. Nay đã khác, công việc sản xuất lúc bấy giờ đang mở rộng và đòi hỏi thêm nhiều nhân lực, vì vậy tù binh đã được sử dụng vào trong sản xuất và họ trở thành nô lệ. Và chiến tranh trong lịch sử, xã hội loài người chia thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Sự thay đổi lớn trong xã hội loài người, lúc đó, đã làm thay đổi mối quan hệ giữa người với người trong một xã hội. Công cụ được cải tiến cho năng suất cao, mỗi gia đình có thể tự cầy riêng một mảnh đất mà vẫn đảm bảo cuộc sống của họ. Lao động chung không còn cần thiết, vì khi lao động chung, người làm tốt, người thì làm không tốt nhưng cả hai lại được nhận phần bằng nhau, lại không chuyên môn hoá nên không khuyến khích được người lao động. Tất nhiên, nền kinh tế riêng của từng gia đình sẽ thay thế nó. Thế là chế độ sở hữu tư nhân về tư liẹu sản xuất thay thế cho chế độ sở hữu công xã. Kéo theo sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo, bên cạn sự phân biệt giữa dân tự do và dân nô lệ 2. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ Phương thức sản xuất xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người dựa trên sự đối kháng của các giai cấp và quan hệ người bóc lột người. Trên cơ sở chế độ sở hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất và những người lao động mà chủ yếu là người nô lệ, PTSXCHNL ra đời trong quá trình tan rã của phương thức sản xuất công xã nguyên thủy, khi mà lực lượng sản xuất đã phát triển một bước, phân công và hợp tác lao động đã bắt đầu được mở rộng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu vẫn mang tính chất tự nhiên, khép kín. Sản xuất sản phẩm thặng dư cho chủ nô bằng cách bóc lột trực tiếp và tàn nhẫn những người nô lệ thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của chủ nô là quy luật kinh tế cơ bản của PTSXCHNL. PTSXCHNL là một bước tiến bộ trong sự phát triển của xã hội loài người so với phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ. PTSXCHNL đạt đến mức phát triển cao nhất của nó ở Hi Lạp cổ đại (thế kỉ 5 - thế kỉ 4 tCn.) và La Mã cổ đại (thế kỉ 3 - thế kỉ 2 tCn.). Lúc này, loài người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất, biết luyện sắt và chế tạo công cụ bằng sắt, biết dùng súc vật kéo nên năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, không những đủ ăn mà còn có nhiều sản phẩm dư thừa. Các yếu tố đó cho thấy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã bước lên một tầng cao mới. Quan hệ sản xuất cũ đã trở thành chiếc áo chật chội đối với lực lượng sản xuất. Tất yếu, lực lượng sản xuất cần một quan hệ sản xuất mới giúp nó phát triển nhanh hơn nữa. Đó là phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. . Đặc điểm nổi bật nhất của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất mà còn chiếm hữu cả những người sản xuất, là nô lệ. Nô lệ là tài sản riêng của chủ nô, chủ nô có quyền đánh, giết, bắn họ. Nô lệ không có quyền làm người, họ chỉ là những công cụ biết nói, mọi sản phẩm làm ra đều thuộc chủ nô. Do chủ nô và nhà nước của chủ nô tập trung trong tay nhiều nô lệ, cho nên sản xuất tiến hành trên quy mô lớn. Xuất hiện những xưởng thủ công có hàng chục nô lệ, những trang trại có hàng trăm nô lệ tạo ra năng suất lao động cao hơn so với sản xuất nhỏ. Nô lệ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ trong khi cưỡng bức số đông người làm lao động chân tay giản đơn đã cho phép số ít người có đặc quyền làm lãnh đạo quản lý nhà nước, nghệ thuật… được phát triển. Nên trong thời kỳ này, nhiều công trình vĩ đại ra đời: Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Kim tự tháp ở Ai Cập… Chính là trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ mà loài người bước vào thời đại văn minh rực rõ: Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, ấn Độ, Trung Quốc… So với chế độ công xã nguyên thuỷ thì chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo khả năng lớn hơn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Vì nô lệ không bị giết đi mà được sử dụng trong sản xuất, công cụ phát triển hơn, quy mô sản xuất mở rộng, năng suất cao, nhiều ngành mới ra đời. Thêm một chứng minh nữa cho thấy tầm quan trọng của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất. 3. Phương thức sản xuất phong kiến Phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ yếu là ruộng đất và sự lệ thuộc về thân thể của người nông dân vào chúa phong kiến. Nông dân canh tác trên ruộng đất của chúa phong kiến với công cụ thủ công, trình độ kĩ thuật rất thấp, quy mô sản xuất nhỏ. PTSXPK ra đời do sự tan rã của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, ở một số nước do sự tan rã của phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ. Quy luật kinh tế cơ bản của PTSXPK là sản xuất ra sản phẩm thặng dư cho chúa phong kiến bằng cách bóc lột người nông nô dưới hình thức địa tô, chủ yếu là địa tô hiện vật. Tính độc lập tương đối của nông dân làm cho sản xuất đạt được tiến bộ nhất định. Lực lượng sản xuất phát triển, nông dân quan tâm hơn đến sản xuất, mức độ bóc lột của địa chủ có hạn chế hơn và tiến bộ hơn so với mức độ bóc lột dưới chế độ nông nô. Phân công lao động xã hội cũng được phát triển hơn. Ở phương Tây, PTSXPK ra đời vào khoảng thế kỉ 5, tồn tại đến thế kỉ 17 - 18 cho đến khi cách mạng tư sản thắng lợi. Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179 tCn. - 938), một số trang trại phong kiến đã ra đời dưới sự tác động trực tiếp của nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc. PTSXPK Việt Nam tồn tại từ thế kỉ 10 đến 19 qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành và xác lập (thế kỉ 10 - 15); giai đoạn phát triển (thế kỉ 15 - đầu 18); giai đoạn suy yếu (đầu thế kỉ 18 - giữa 19). Thời kì thực dân Pháp đô hộ Việt Nam (1858 - 1945), nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì và tồn tại một cách phổ biến. Cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi chấm dứt PTSXPK ở Việt Nam. Chế độ chiếm hữu nô lệ càng mở rộng thì lao động càng bị coi là hèn hạ, chỉ dành riêng cho nô lệ không xứng với công việc của dân tự do. Nô lệ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ lại bị khinh rẻ và bạc đãi nên nô lệ không còn quan tâm tới sản xuất, họ còn phá hoại sản xuất, nổi dậy chống lại chủ nô. Còn dân tự do đi lính thì quá mệt mỏi với những cuộc chiến tranh liên miên. Thợ thủ công bị các thương nhân và bọn cho vay nặng lãi bóc lột không cạnh tranh nổi với sản xuất lớn của bọn chủ nô, thuế khoá nặng nề nên họ bị phá sản. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho nền kinh tế nhà nước chiếm hữu nô lệ bị suy yếu, sản xuất bị đình đốn, nhưng quan trọng hơn lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ đã lỗi thời, nó kìm hãm sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thay thế nó. Trước tình hình đó, một cách tự phát, bọn chủ nô đem chia đất đai của họ cho nô lệ cầy, đổi lại nô lệ phải đóng địa tô cho chủ nô. Chế độ nô lệ được xoá bỏ, nô lệ được giải phóng. Sự thay đổi dẫn đến những thay đổi lớn trong xã hội. Nô lệ biến thành nông nô, nông dân tự do bị đẩy xuống địa vị ấy. Xã hội chia ra làm hai giai cấp lớn: địa chủ và nông dân thay cho chủ nô và nô lệ; chiếm hữu phong kiến thay thế cho chiếm hữu nô lệ. Thiết lập quan hẹ sản xuất phong kiến trong đó toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc về chúa phong kiến và giao những tư liệu đó cho những người nông dân cày cấy rồi [...]... những quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế không phải lúc nào cũng có được sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó phải tùy theo tình hình thực tế mà chọn giải pháp phù hợp. Hiện tại mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn có nhiều bất cập trong việc nghiên cứu sử dụng và phát. .. trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin 2.Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh 3.Trang web : socbay.com, tailieu.vn , dantri.net 4.C.Mác và Ph.Ăngghen : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,2004 MỤC LỤC Lời mở đầu Nội dung I Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất 1) Lực lượng sản xuất 2) Quan hệ sản xuất 3) Quy luật về sự phù. .. năng suất lao động xã hội được nâng cao, đó là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất KẾT LUẬN Có thể nói giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ không thể tách rời trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quan trọng quy t định, nó là nội dung còn quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức của phương thức sản xuất. Vì thế chúng ta cần phải hiểu và vận dụng... Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất II Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản (CNTB) 1).P hương thức sản xuất công xã nguyên thủy 2) Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ 3) Phương thức sản xuất phong kiến Kết luận Tài liệu tham khảo II Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản (CNTB) 1).P hương thức sản xuất công xã nguyên... nghệ tiến bộ vào sản xuất song song với việc đào tạo nâng cao tay nghề lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất +Bình thường hóa các mối quan hệ sản xuất, có cách nhìn đúng đắn giữa người làm thuê(người lao động) và chủ Đây là yếu tố quan trọng tác động vào năng suất và chất lượng sản phẩm.Một mối quan hệ tốt sẽ là động lực để người lao động cố gắng làm việc hơn +Chú ý hơn đến lợi ích của người lao động... động trong nội bộ nông nghiệp mở rộng hơn, các nghề thủ công cũng chuyên môn hoá hơn, cải tiến cách nấu gang, chế biến sắt dẫn tới cải tiến hơn nữa công cụ, nhiều phát minh ra đời: khung cửi, cối xay gió, thuốc nổ, máy in, đồng hồ… năng suất lao động xã hội tăng lên rõ rệt tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển hơn Quan hệ sản xuất phong kiến phù hợp với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng. .. nghiên cứu sử dụng và phát triển các phương thức sản xuất. Nếu chúng ta sử dụng các quy luật trên kết hợp với điều hòa mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với tình hình đất nước thì chắc chắn nước ta sẽ vững bước trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa mà Đảng và Nhà Nước ta đã chon -Một số kiến nghị Theo phân tích trên kết hợp với tình hình thực tế của đất nước em xin mạnh... và tính chất của lực lượng sản xuất nên đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hơn nữa Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện rõ qua mối quan hệ giữa nông dân và chúa phong kiến bằng các hình thức địa tô Trong thời kỳ đầu, địa tô lao dịch được áp dụng phổ biến Người nông dân phải bỏ một số thời gian do chúa phong kiến quy t định sang làm việc trên ruộng đất của chúa phong kiến Thời gian... xỉ, công nghệ Lúc này, nông dan phải bán sản phẩm của mình, để lấy tiền nộp tô Bấy giờ quan hệ giữa nông dân và chúa phong kiến chỉ còn thuần tuý là quan hệ giữa người thuê ruộng và người cho thuê ruộng Từ địa tô lao dịch đến địa tô tiền tệ thì người nông dân càng được độc lập nhiều hơn trong sử dụng lao động và thời giờ của mình, do đó, càng hứng thú lao động và càng quan tâm phát triển sản xuất, mặc... chúng Sau khi nộp địa tô, số sản phẩm còn lại sẽ thuộc về người nông dân Đây là điểm tiến bộ hơn so với quan hệ chiếm hữu nô lệ Điểm này đã thúc đẩy nông dân chăm chỉ lao động, tìm mọi cách tăng năng suất lao động, đồng nghĩa với việc họ có nhiều sản phẩm thuộc về họ hơn sau khi nộp địa tô Lao động sản xuất được coi trọng nên các hoạt động sản xuất trở lại bình thường và phát triển Cầy sắt được truyền . I. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất 1). Lực lượng sản xuất 2). Quan hệ sản xuất 3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ. thay thế. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội. Sự tác động của quy luật này. tư nhân và sở hữu xã hội. 3) Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương