Hồ Chí Minh” nhằm phân tích các nhân tố tác động đến thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá nhập khẩu cảng biển trong hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất một số giải pháp để giảm
Trang 1Trang 2
TÓM TẮT
Luận văn “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thông quan/giải
phóng hàng hoá nh ập khẩu cảng biển tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh” nhằm
phân tích các nhân tố tác động đến thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá nhập
khẩu cảng biển trong hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đề xuất một số giải pháp để
giảm thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu
quả quản lý của cơ quan Hải quan, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nhanh chóng
hội nhập với các quốc gia trong khu vực và thế giới
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính Kỹ thuật lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Lấy
số liệu Đo thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá nhập khẩu thuộc tờ khai phải
kiểm tra thực tế hàng hoá; thực hiện phương pháp chọn mẫu hệ thống với kích thước
mẫu hợp lệ là 254 mẫu; dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 12 biến độc lập trong mô hình có 8 biến có ý
nghĩa và có tác động tới thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá, trong đó, 03 biến tác động ngược chiều (-), làm giảm thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá là các
biến: Doanh nghiệp ưu tiên, Khai báo trước/sau khi hàng về đến cảng, Người thực hiện khai báo hải quan; có 5 biến tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc, làm tăng thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá là các biến:Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa trong
lô hàng, Kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, Số lượng hàng hóa trong lô hàng, Số
kiện hàng hoá trong lô hàng, Số lượng mặt hàng trong lô hàng
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế nhất định Khó khăn lớn nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài là tính đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này Mặt khác, do chưa đủ điều kiện về thời gian, tài chính, khả năng thu thập dữ liệu nên vẫn còn một số vấn đề chưa thể đề cập hết như: Phạm vi nghiên
cứu chỉ gói gọn trong một cửa khẩu cảng biển; số mẫu nghiên cứu chưa nhiều; thời
Trang 3điểm nghiên cứu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn; các yếu tố tác động của các doanh nghiệp cảng trong quá trình xếp dỡ hàng, của cơ quan Biên phòng khi làm thủ
tục nhập cảnh cho tàu biển; khả năng vận hành của Hệ thống công nghệ thông tin quản
lý của cơ quan hải quan
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này dựa trên cơ sở những hoạt động thực tế, có tham khảo nghiêm túc một số lý thuyết ứng dụng, nhất là lý thuyết về Đo thời thông quan/giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) Số
liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập trên hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan và được tính toán trên phần mềm thống kê ứng dụng tiên tiến của thế
giới Do đó, đây là tài liệu tham khảo có thể giúp ích ít nhiều cho những cá nhân và tổ
chức đang quan tâm, nghiên cứu hoặc đang làm những công việc liên quan đến lĩnh
vực hải quan
Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước khác về những giải pháp cụ thể nhằm giảm thời gian thông quan/giải phóng hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Hy vọng rằng
những vấn đề nghiên cứu trong Luận văn này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp ứng
dụng để giảm chi phí kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động
xuất nhập khẩu; giúp cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước khác đưa ra
những chính sách phù hợp, vửa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh mục bảng ix
Danh mục hình x
Danh mục từ viết tắt xi
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4
1.4.1 Ph ạm vi nghiên cứu 4
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu luận văn 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Các khái niệm 7
2.1.1 H ải quan 7
2.1.2 Người khai hải quan 7
2.1.3 Th ủ tục hải quan 7
2.1.4 Ki ểm tra hải quan 8
2.1.5 Thông quan 8
2.1.6 Gi ải phóng hàng và đưa hàng về bảo quản 8
Trang 52.1.7 Th ời gian thông quan hàng hóa 10
2.1.8 Đại lý Hải quan 10
2.2 Qui trình thủ tục HQ đối với hàng hóa NK theo hợp đồng thương mại 10 2.3 Lý thuyết về năng suất 14
2.3.1 Khái ni ệm ……… 14
2.3.2 Đặc điểm năng suất 14
2.3.3 M ục tiêu đo lường năng suất 15
2.3.4 Nh ững cách chính đo lường năng suất 17
2.4 Lý thuyết về hiệu quả 20
2.4.1 Khái ni ệm 20
2.4.2 Đo lường sự hiệu quả 21
2.4.3 Hi ệu quả trong sản xuất kinh doanh 21
2.4.4 Hi ệu quả trong thương mại quốc tế 22
2.5 Lý thuy ết về tiến độ thực hiện công việc 23
2.6 Những nghiên cứu liên quan đến đo thời gian thông quan hàng hóa 24
2.6.1 Các nghiên c ứu trong nước 24
2.6.2 Các nghiên c ứu ngoài nước 26
2.7 Xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thời gian thông quan 29 2.7.1 Nhóm y ếu tố liên quan đến qui định, chính sách 29
2.7.2 Nhóm y ếu tố liên quan đến năng lực của các bên tham gia 30
2.7.2.1 Cơ quan hải quan 30
2.7.2.2 Doanh nghi ệp nhập khẩu hàng hóa 31
2.7.2.3 Các cơ quan quản lý chuyên ngành 35
2.7.3 Nhóm y ếu tố liên quan đến hàng hoá nhập khẩu 36
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH 38
3.1 Chức năng nhiệm vụ là lịch sử hình thành 38
3.2 Quá trình phát triển và những kết quả đạt được 40
Trang 63.2.1 V ề Giám sát quản lý hải quan 40
3.2.2 V ề thu ngân sách Nhà nước 45
3.2.3 V ề đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại 46
3.2.4 V ề cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan 47
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
4.1 Phương pháp nghiên cứu 49
4.2 Giai đoạn nghiên cứu 49
4.2.1 Nghiên cứu định tính 50
4.2.2 Mô hình n ghiên cứu đề nghị 52
4.2.2 Nghiên cứu định lượng 52
4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức 53
4.4 Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu 54
4.4.1 Bi ến phụ thuộc 54
4.4.2 Bi ến độc lập 54
4.4.3 Tóm t ắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu 60
4.5 Dữ liệu nghiên cứu 62
4.5.1 Cách th ức thu thập dữ liệu nghiên cứu 62
4.5.1.1 Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu 62
4.5.1.2 Nội dung thu thập dữ liệu 62
4.5.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 63
4.5.2 Mẫu nghiên cứu 63
4.5.3 Cách th ức phân tích dữ liệu 64
Chương 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
5.1 Thống kê Mô tả mẫu nghiên cứu 67
5.1.1.Th ống kê mô tả các biến định lượng………67
5.1.1.Th ống kê mô tả các biến định tính……… 68
5.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 69
Trang 75.3 Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu 69
5.3.1 K ết quả hồi qui 69
5.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 70
5.3.3 Kiểm định phương sai phần dư không đổi 71
5.3.4 Ki ểm định hệ số hồi qui và phân tích kết quả 71
5.3.4.1 Các bi ến có ý nghĩa thống kê 71
5.3.4.2 Các bi ến không có ý nghĩa thống kê 75
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH……… 78
6.1 Kết luận 78
6.2 Hàm ý chính sách 79
6.2.1 Đối với cơ quan Hải quan……… 79
6.2.2 Đối vớ doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá 82
6.2.3 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan 82
6.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 85
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 87
PH Ụ LỤC LUẬN VĂN 90
Phụ lục 01: Quy trình tiếp nhận hàng nhập khẩu đường biển 90
Phụ lục 02: Sơ đồ Qui trình nghiên cứu của đề tài 92
Phụ lục 03: Phiếu đánh giá của chuyên gia 93
Phụ lục 04: Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia 94
Phụ lục 05: Kết quả hồi qui 96
Phụ lục 06: Ma trận hệ số tương quan Pearson 97
Phụ lục 07: Kết quả hồi qui phụ 99
Phụ lục 08: Bảng tra phân phối Chi-square 100
Trang 8DANH M ỤC BẢNG
Trang
B ảng 2.1: Tổng quan các cách chính để đo lường năng suất 17
B ảng 4.1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia………50
B ảng 4.2: Tóm tắt các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu 59
B ảng 5.1: Thống kê mô tả các biến định lượng 67
B ảng 5.2: Thống kê mô tả các biến định tính 68
B ảng 5.3: Kết quả hồi quy 69
Trang 9(2005 – 2014)……… 45 Hình 3.9: Bi ểu đồ Trị giá hàng hoá vi phạm do Cục HQ TPHCM bắt giữ 47
(2005 – 2014)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị 52
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
CO Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of Origin)
CBCC Cán bộ công chức
CCHQ Công chức hải quan
Cont Container
FCL Lô hàng của một chủ hàng vận chuyển trong container
(Full container load)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HQTP Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh
HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
(Harmonized Commodity Description and Coding System)
LCL Nhiều hàng hóa của chủ hàng khác nhau vận chuyển trong một container
(Less than container)
MFN Qui chế tối huệ quốc (Most favourite nation)
MFP Đo lường năng suất đa nhân tố
Trang 11TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCHQ Tổng cục Hải quan
TQ/GPH Thông quan/giải phóng hàng
TRS Nghiên cứu thời gian giải phóng hàng (Time Release Study)
WTO Tổ chức thương mại thế giới
WCO Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization)
XNK Xuất nhập khẩu
Trang 12CHƯƠNG 1
N ội dung chương mở đầu sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên c ứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên c ứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) của các doanh nghiệp,
việc nhanh chóng xếp hàng lên phương tiện vận tại đối với hàng hóa xuất khẩu (XK) và kịp thời nhận được hàng đối với hàng hóa nhập khẩu (NK) có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Điều này giúp cho doanh nghiệp bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh của mình về tiêu thụ hàng hóa,
bảo đảm được “chữ tín” với khách hàng, bảo đảm được vai trò, vị trí của mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước
… Qua đó, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ thu được nhiều các khoản thu cho ngân sách quốc gia thông qua các khoản thuế và lệ phí Do đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động ngoại thương là trách nhiệm, là nghĩa vụ của cơ quan Hải quan (HQ) cũng như của các cơ quan quản lý khác có liên quan đối với Nhà nước và sự phát triển của đất nước
Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan (HQ), trong
những năm qua, Ngành hải quan đã nhanh chóng tiếp cận với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế; thực hiện đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu
kiểm; thủ tục hải quan cơ bản được thực hiện đơn giản hơn, hài hòa hơn dựa trên phương pháp quản lý rủi ro và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại Từ năm 2010,
một số đơn vị đã triển khai thực hiện thí điểm Thủ tục hải quan điện tử và thực hiện đại trà hình thức tiên tiến này ở tất cả các đơn vị thuộc ngành hải quan từ ngày 01
Trang 13tháng 01 năm 2013 Từ tháng 9 năm 2014, HQ Việt Nam áp dụng Hệ thống thông quan tự động VNACC/VCISS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ
Mục tiêu cuối cùng của quá trình cải cách, hiện đại hóa HQ Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại qua việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hải quan, qua việc giảm tỷ lệ kiểm tra đối với hàng hóa XNK qua cửa khẩu Việt Nam
và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của cơ quan HQ (Vũ Ngọc Anh, 2012)
Thực hiện được mục tiêu này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, hàng hóa XNK được thông quan
hoặc giải phóng nhanh chóng hơn, chi phí lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa … ít hơn so với trước đây , từ đó cải thiện và nâng hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
Với vai trò, vị trí là một đơn vị lớn nhất so với các cục hải quan tỉnh, thành
phố khác trong cả nước về qui mô hoạt động, về số lượng cán bộ công chức, về kim
ngạch XNK và số thu nộp ngân sách hàng năm, Cục HQ Tp Hồ Chí Minh luôn
xứng đáng là lá cờ đầu của Ngành Hải quan Việt Nam trong nhiều năm qua Riêng trong năm 2014, cán bộ công chức của Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: tổng kim ngạch xuất NK đạt 74,044 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2013; làm thủ tục HQ cho 76.231 phương tiện vận tải và 8.753.514 lượt khách xuất
nhập cảnh; tính đến hết ngày 31/12/2014, số thu nộp ngân sách toàn Cục HQ TP
Hồ Chí Minh là 89.100,291 tỷ đồng, đạt 119,11% chỉ tiêu được giao, chiếm 35% so
với tổng thu ngân sách của toàn ngành HQ (Cục HQ Thành phố Hồ Chí Minh ,
2013, 2014)
Những kết quả trên đây là niềm tự hào của cán bộ công chức Cục HQ Tp Hồ Chí Minh nhưng điều đó vẫn còn rất khiêm tốn và chỉ đáp ứng phần nào so với sự mong đợi của doanh nghiệp, của xã hội và của chính mỗi cán bộ công chức Cục HQ
Tp Hồ Chí Minh Làm sao để giảm thiểu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực HQ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những cá nhân, tổ chức khi XK, NK hàng hóa, trong đó có việc rút ngắn đến mức tối đa thời gian thực hiện thủ tục HQ đối với hàng hóa XNK ? Làm sao để doanh nghiệp tự giác chấp hành những qui định của
cơ quan quản lý, hạn chế đến mức tối đa tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại,
Trang 14giúp cơ quan HQ thu đúng, thu đủ các khoản thuế và lệ phí cho ngân sách Nhà nước luôn là những câu hỏi thường trực đối với mỗi cán bộ lãnh đạo và công chức Cục
HQ Tp Hồ Chí Minh
Trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Tổng cục Hải quan (TCHQ) ngày
tâm xây dựng HQ Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp có trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK Ngày 25-7-2014, Văn phòng Chính phủ đã ban hành ý kiến chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 289/TB-VPCP về quản lý và cải cách
thủ tục hành chính trong lĩnh vực HQ, theo đó, “Phấn đấu đến cuối năm 2014 giảm 50% thời gian thực hiện thông quan hàng hóa XNK so với hiện nay và giảm số lượng giấy tờ đối với hàng hóa xuất NK; công khai các chỉ số thông quan” Gần đây
nhất, Tổng cục HQ đã ban hành Quyết định số 2544/QĐ-TCHQ ngày 25/8/2014 về
“Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lí và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực HQ”
Như vậy, giảm thời gian thông quan/giải phóng hàng (TQ/GPH) là một trong
những yêu cầu bức thiết mà cơ quan HQ Việt Nam phải tập trung thực hiện trong năm 2014 và những năm tiếp theo Đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bằng những cơ sở khoa họ c cụ thể, chính xác, thuyết phục Qua
đó, có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của những tác nhân trực tiếp và gián
tiếp đến thời gian thực hiện thủ tục HQ hàng hóa XNK, trong đó, NK hàng hóa là đối tượng nghiên cứu được ưu tiên trước tiên vì mức độ cần thiết của nó trong hoạt động kinh tế của một quốc gia
Vì những lý do nêu trên, luận văn tốt nghiệp với Đề tài: “ Phân tích những yếu
t ố ảnh hưởng đến thời gian thông quan/giải phóng hàng hóa NK cảng biển tại Cục
HQ Tp H ồ Chí Minh ” được thực hiện để từ đó có những đề xuất, khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan hữu quan, của cơ quan HQ nói chung và của
Cục HQ Tp Hồ Chí Minh nói riêng
Trang 151.2 M ục tiêu nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu này thực hiện các mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Phân tích thời gian thực hiện thủ tục HQ đối với hàng hóa NK tại Cục HQ
Tp Hồ Chí Minh
- Tìm ra được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian TQ/GPH NK
cảng biển tại Cục HQ Tp Hồ Chí Minh
- Đề xuất những khuyến nghị đối với Cục HQ Tp Hồ Chí Minh, doanh nghiệp
xuất NK, doanh nghiệp cảng biển, các cơ quan hữu quan có liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa và những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung những chính sách còn bất cập nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục HQ
đối với hàng hóa NK
1.3 Câu h ỏi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện thủ tục HQ hàng hóa NK?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thời gian thực hiện thủ tục HQ đối
với hàng hóa NK như thế nào?
(3) Các doanh nghiệp và Cục HQ Tp Hồ Chí Minh cần làm gì đ ể rút ngắn
thời gian thực hiện thủ tục HQ đối với hàng hóa NK?
1.4 Ph ạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trang 16- Thời gian lấy dữ liệu nghiên cứu là sau khi có kết quả cuộc Đo thời gian của
cơ quan HQ (Tháng 9/2013)
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng thứ nhất: Là các doanh nghiệp, cụ thể là những nội dung kê khai
của doanh nghiệp trên tờ khai hàng hóa NK khi làm thủ tục NK hàng hóa qua cửa
khẩu cảng biển;
- Đối tượng thứ hai: Là cơ quan HQ, cụ thể là những nội dung công việc mà
cơ quan HQ phải thực hiện trong qui trình thủ tục NK hàng hóa thương mại
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Phương pháp nghiên cứu định tính khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, thông qua nghiên cứu một số lý thuyết ứng dụng trong quản lý kinh tế và tiến hành tham
khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị làm cơ sở thực
hiện phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng khi nghiên cứu chính
thức Đề tài sẽ dựa trên cơ sở những phân tích định lượng để xác định được các yếu
tố ảnh hưởng đến thời gian TQ/GPH nhập khẩu cảng biển Nguồn số liệu để đánh giá, phân tích chủ yếu dựa trên dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở dữ liệu của
cơ quan HQ Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê, kinh tế lượng là Phần mềm SPSS và áp dụng phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là
thời gian TQ/GPH
1.6 Ý ngh ĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cơ quan HQ và các cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan có cơ sở khoa học xây dựng những giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý trong hoạt động XNK Điều đó còn giúp cho doanh nghiệp tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh v ực thương
mại quốc tế
Trang 171.7 K ết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 6 chương, bao gồm cả chương mở đầu
và chương kết luận, kiến nghị Cụ thể như sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do nghiên cứu; câu
hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa thực tiễn của đề tài; quy trình nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất, về tiến độ hoàn thành công việc, lý thuyết về lĩnh vực ngoại thương và lĩnh v ực Hải quan trong đó có lý thuyết về Đo thời gian thông quan/giải phóng hàng Từ đó, xác định các nhân tố có khả năng tác động, ảnh hưởng đến quá trình thông quan/giải phóng hàng nhập khẩu tại cảng biển để đưa vào mô hình nghiên cứu
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH
Chương này sẽ trình bày tổng quan về lịch sử, chức năng nhiệm vụ, quá trình phát triển của Cục HQ TP Hồ Chí Minh
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết và những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, chương này
sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình nghiên cứu
Chương 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả
của mô hình kinh tế lượng, xác định các nhân tố tác động đến thời gian TQ/GPH
NK tại cảng biển
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương này sẽ trình bày những kết luận tổng quát của đề tài và đưa ra những
kiến nghị về chính sách, thủ tục, qui trình nghiệp vụ về quản lý HQ… nhằm giảm
thời gian TQ/GPH NK tại cảng biển nói chung Đồng thời, cũng nêu ra những đóng góp cũng như hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 18CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày nh ững cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất, về tiến độ hoàn thành công vi ệc, lý thuyết về lĩnh vực ngoại thương và lĩnh v ực Hải quan trong đó có lý thuyết về Đo thời gian thông quan/giải phóng hàng Từ đó, xác định các nhân t ố có khả năng tác động, ảnh hưởng đến quá trình thông quan/giải phóng hàng nh ập khẩu tại cảng biển để đưa vào mô hình nghiên cứu
2.1 Các khái ni ệm
2.1.1 H ải quan
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tổ chức HQ Mặc dù ở mỗi quốc gia,
mô hình cũng như cơ cấu, tên gọi của tổ chức HQ có thể khác nhau nhưng chức năng và nhiệm vụ của HQ các nước đều có điểm chung là thực hiện chức năng quản
lý nhà nư ớc đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
Đối với HQ Việt Nam, Luật HQ số 29/2001-QH ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HQ số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 không đưa
ra định nghĩa hay khái niệm về HQ Tuy nhiên, căn cứ vào nhiệm vụ của HQ được quy định tại điều 11 Luật HQ và khoản 6 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật HQ thì HQ là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính có chức
năng, nhiệm vụ như sau: “Kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng,
ch ống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp lu ật về thuế đối với hàng hoá XK, NK; thống kê hàng hoá XK, NK; kiến nghị
ch ủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về HQ đối với hoạt động XK, NK, xuất
c ảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XK, NK.”
2.1.2 Người khai hải quan
Bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền
2.1.3 Thủ tục hải quan
Trang 19Theo Luật HQ (2005) thì Thủ tục HQ là nội dung các công việc mà người làm
thủ tục HQ và nhân viên HQ phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục HQ khi XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh Bao gồm các công việc:
+ Khai và nộp tờ khai HQ; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ HQ;
+ Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật
2.1.4 Ki ểm tra hải quan
Là việc kiểm tra hồ sơ HQ, các chứng từ liên quan v à kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan HQ thực hiện (Luật HQ, 2005)
2.1.5 Thông quan
Luật HQ (2005) cho rằng Thông quan là việc cơ quan HQ quyết định hàng hóa được XK, NK, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh Cụ thể:
+ Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục HQ
+ Hàng hóa chưa làm xong thủ tục HQ có thể được thông quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ HQ nhưng được cơ quan HQ đồng ý cho
chậm nộp có thời hạn;
b) Hàng hóa XK, NK được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật
về thuế hoặc hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi nhận hàng mà chưa nộp,
nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định nhưng được tổ chức tín
dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
2.1.6 Gi ải phóng hàng và đưa hàng về bảo quản
Trang 20Theo Thông tư số: 196/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính giải thích thuật ngữ Giải phóng hàng và đưa hàng về bảo quản như sau:
Gi ải phóng hàng là hình thức thông quan có điều kiện, theo đó cơ quan HQ
cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền định đoạt của người khai HQ Đây là hàng hóa được phép XK, NK nhưng
phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp thì được giải phóng hàng khi đáp ứng một trong trong các điều kiện sau:
a) Chủ hàng đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở kết quả xác định thuế
của cơ quan HQ, hoặc;
b) Hàng hóa XK, NK được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật
về thuế, hoặc;
c) Chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp theo kết quả xác định thuế của
cơ quan HQ trong thời hạn quy định mà được tổ chức tín dụng hay tổ chức khác
hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp
Đưa hàng về bảo quản là việc cơ quan HQ cho phép hàng hóa đang trong quá
trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực giám sát HQ khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát HQ do Tổng cục HQ quy định hoặc giao cho người khai
HQ tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan Các trường hợp hàng hóa được đưa về bảo quản:
a) Hàng hóa XK, NK phải giám định để xác định có được XK, NK hay không
mà chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì cơ quan HQ chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát HQ;
b) Hàng hóa phải thực hiện kiểm dịch theo quy định của pháp luật mà địa điểm
kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch, nhà máy xí nghiệp, kho bảo quản, địa điểm
kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu hoặc hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra
an toàn thực phẩm trước khi thông quan thì cơ quan HQ chỉ chấp nhận cho phép
Trang 21đưa hàng hóa về bảo quản khi người khai HQ đã thực hiện các quy định của pháp
luật hiện hành về kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm hàng hóa
Trong thời hạn quy định của pháp luật, người khai HQ phải nộp bổ sung vào
hồ sơ HQ giấy thông báo kết quả về việc kiểm tra, kiểm dịch của cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền
2.1.7 Th ời gian thông quan hàng hóa
Khái niệm này cần được xem xét trên 02 phương diện: thông quan hàng NK và thông quan hàng XK Ở đây chỉ nêu khái niệm thông quan đối với hàng NK
Thời gian thông quan hàng NK là quá trình từ khi hàng đến cho đến khi hàng được giải phóng khỏi sự kiểm soát của cơ quan HQ (Tanzania Customs, 2005) Nếu xét toàn bộ quá trình thì “hàng đến” là thời điểm hàng hóa NK trên phương tiện vận
tải khi làm thủ tục nhập cảnh vào một quốc gia; nếu chỉ xét khi hàng hóa bắt đầu
chịu sự giám sát của cơ quan HQ thì “hàng đ ến” là thời điểm hàng hóa NK đến
cảng đích (Destination port) để bắt đầu quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa
2.1.8 Đại lý hải quan
Loại hình dịch vụ đại lý HQ chính thức được Nhà nước cho phép hoạt động theo Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 và Nghị định số 14/2011/NĐ -
CP ngày 16/2/2011 Theo đó, đại lý HQ sẽ đứng ra thay mặt cho các doanh nghiệp (DN) XNK làm thủ tục với cơ quan HQ Vì vậy, khi hệ thống đại lý làm thủ tục HQ
hoạt động tốt, việc khai HQ trở nên chuyên môn hóa thì DN kinh doanh XNK cũng như cơ quan HQ đều có lợi là tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực, tạo thêm nguồn thu cho DN Với sự bảo lãnh này, cơ quan HQ sẽ rút ngắn thời gian trong
việc tìm hiểu thông tin của từng lô hàng Đồng thời, hạn chế được sai sót trong khai báo về trị giá HQ theo GATT
2.2 Qui trình TT HQ đối với hàng hóa NK theo hợp đồng thương mại
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
Trang 22Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ (sau đây gọi tắt là Hệ thống) tự động tiếp
nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai HQ điện tử
a) Trường hợp thông tin khai của người khai HQ gửi đến chưa phù hợp (chuẩn
dữ liệu, tỷ giá tính thuế .), Hệ thống sẽ tự động phản hồi cho người khai HQ
“Thông báo từ chối tờ khai HQ điện tử” trong đó hướng dẫn người khai HQ những
nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp thông tin khai của người khai HQ phù hợp, Hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục ải quan điện tử” cho người khai
HQ trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phân luồng tờ khai theo
một trong các mức dưới đây:
b1) Chấp nhận hoặc chấp nhận có điều kiện thông tin khai của người khai HQ,
Hệ thống sẽ xác định cụ thể các nội dung sau (nếu có):
b1.1) Hàng hóa được chấp nhận thông quan ngay;
b1.2) Hàng hóa được chấp thông quan với điều kiện phải xuất trình và/hoặc
nộp các chứng từ, tài liệu cụ thể;
b1.3) Hàng hóa thuộc diện được giải phóng hàng và các điều kiện cụ thể kèm theo;
b1.4) Hàng hóa được đưa về bảo quản và các điều kiện cụ thể kèm theo;
b1.5) Hàng hóa thuộc diện phải lấy mẫu;
b1.6) Hàng hóa thuộc diện được chuyển cửa khẩu
b2) Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQ điện tử: Hệ thống cảnh báo và hướng dẫn các
nội dung cần thiết kiểm tra đối với hồ sơ HQ điện tử;
b3) Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQ điện tử và kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc lấy
mẫu hàng hóa XK, NK: Hệ thống cảnh báo và hướng dẫn các nội dung cần tập trung kiểm tra đối với hồ sơ HQ điện tử; Hệ thống chỉ định cụ thể mức độ kiểm tra
thực tế hàng hóa; Hệ thống chỉ định cụ thể phương thức thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa
Trang 23c) Đối với trường hợp nêu tại điểm b1.1, Hệ thống chuyển tờ khai HQ điện tử sang bước 5 của Quy trình, trường hợp nêu tại điểm b1.2, điểm b1.3, điểm b1.4, điểm b1 6, Hệ thống chuyển tờ khai HQ điện tử sang Bước 4 của Quy trình; trường
hợp nêu tại điểm b1.5, Hệ thống chuyển tờ khai HQ điện tử sang Bước 3 của Quy trình;
d) Đối với các trường hợp nêu tại điểm b2, điểm b3, Hệ thống chuyển tờ khai
HQ điện tử sang Bước 2 của Quy trình
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ HQ
a) Việc kiểm tra hồ sơ HQ do công chức HQ thực hiện đối với toàn bộ bộ hồ
sơ HQ điện tử Hình thức, và nội dung kiểm tra hồ sơ HQ thực hiện theo khoản 1, khoản 3 Điều 13 Thông tư số 196/2012/TT-BTC Khi ghi nhận kết quả kiểm tra hồ
sơ HQ trên Hệ thống, công chức được phân công kiểm tra hồ sơ HQ phải xác định
rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hồ sơ so với các quy định của pháp
luật, đặc biệt là với những nội dung mà Hệ thống đã đưa ra các chỉ dẫn, đồng thời
phải có kết luận (chính xác/chưa chính xác) đối với những cảnh báo do Hệ thống đưa ra Trong trường hợp Hệ thống có đưa ra các tiêu chí nhằm mã hóa kết quả
kiểm tra, công chức kiểm tra hồ sơ phải xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống;
b) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức
kiểm tra hồ sơ thực hiện các quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 196/2012/TT-BTC;
c) Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ HQ và thông tin khai, khai không đầy đủ các thông tin chi tiết về đặc trưng của hàng hóa và cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai HQ sửa đổi bổ sung Trường hợp có nghi vấn, công chức đề xuất Chi
cục trưởng quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra;
d) Đối với những lô hàng phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm khác địa điểm đăng ký tờ khai mà địa điểm đó chưa kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu
Trang 24điện tử HQ, công chức kiểm tra hồ sơ in 02 (hai) “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” lưu cùng bộ hồ sơ chuyển cho công chức kiểm tra thực tế hàng hóa
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
a) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức HQ thực hiện Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Thông tư 196/2012/TT-BTC Hình thức, mức độ kiểm tra do Hệ thống xác định và thể hiện tại ô số 28 Tờ khai HQ điện tử XK hoặc ô số 34 Tờ khai HQ điện tử NK Trong trường hợp thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra, quyết định hình thức mức độ kiểm tra của chi cục trưởng được ghi tại ô số 9 Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
Kết quả kiểm tra hàng hóa phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù
hợp của hàng hóa thực tế XK, NK so với các quy định của pháp luật, đồng thời phải xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế Trong trường hợp
Hệ thống có đưa ra các tiêu chí nhằm mã hóa kết quả kiểm tra, công chức kiểm tra
thực tế hàng hóa phải xác nhận kết quả kiểm tra theo các tiêu chí này và cập nhật đầy đủ vào Hệ thống
Trường hợp chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai HQ điện tử phải thực hiện kiểm tra hàng hóa tại địa điểm thuộc địa bàn quản lý của Chi cục nhưng khác địa điểm đăng ký tờ khai mà địa điểm đó chưa có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
HQ, công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào
mẫu “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” sau đó cập nhật kết quả kiểm tra hàng hóa vào Hệ thống
b) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp với các quy định của pháp luật thì công chức
kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện các quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 13 Thông
Trang 25lại thuế thì công chức kiểm tra thực tế hàng hóa ghi nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển toàn bộ hồ sơ về Bước 2 để kiểm tra trị giá tính thuế, tính lại thuế,
thực hiện việc xác nhận “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo
quản” theo quy định;
Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận đã thông quan; giải phóng hàng;
đưa hàng hóa về bảo quản; hàng chuyển cửa khẩu, trao đổi thông tin với chi cục HQ
cửa khẩu
a) Thu thuế và lệ phí HQ theo quy định;
b) Xác nhận một trong các quyết định “Thông quan”, “Giải phóng hàng”,
“Đưa hàng hóa về bảo quản”, “Hàng chuyển cửa khẩu”,
dụng Đầu vào bao gồm lao động và vốn, trong khi đầu ra thường được đo bằng
doanh thu và các thành phần khác như GDP hoặc hàng tồn kho của doanh nghiệp Khái quát nhất, năng suất thường được định nghĩa là tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào (OECD, 2001)
2.3.2 Đặc điểm của năng suất
Theo OECD (2001), Năng suất là mối quan hệ giữa các kết quả của đầu ra với chi phí của đầu vào, thể hiện mức Giá trị gia tăng cao và tốc độ tăng Giá trị gia tăng cao Năng suất được biểu hiện qua các đặc trưng:
- Nhanh - Thời gian thực hiện và phân phối sản phẩm (Delivery timing);
Trang 26- Nhi ều - Năng lực sản xuất (Production capacity);
- T ốt - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hệ thống (Quality);
- R ẻ - Giá thành sản phẩm (Cost);
- An toàn - Cho con người, môi trường, nhân loại (Safety);
- Đạo đức - Trong sản xuất, kinh doanh (Morale)
Năng suất hướng theo các kết quả của đầu ra, có định hướng khách hàng và
thị trường Đó là thước đo của phương thức sản xuất, là kim chỉ nam cho đầu tư phát triển
Để cải tiến năng suất cần khởi đầu từ nâng cao năng suất chất lượng của sản
phẩm, các yếu tố, quá trình và toàn bộ hệ thống quản lý Như vậy, tăng năng suất không nhất thiết phải tăng vốn hay lao động Kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu biết sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn bằng cách phối hợp sử dụng tốt
nhất các yếu tố đầu vào kết hợp cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động Nhờ tác động tổng
hợp các yếu tố nêu trên sẽ tạo ra Giá trị gia tăng mới cao hơn Như vậy ngoài phần đóng góp của từng nhân tố đầu vào, chúng ta còn thấy một phần Giá trị mới do nhân
tố vô hình tạo ra Bộ phận này được thể hiện thông qua Năng suất các yếu tố tổng
hợp (TFP – Total Factor Productivity) (OECD, 2001)
2.3.3 Mục tiêu đo lường năng suất
Theo OECD (2001), các mục tiêu đo lường năng suất bao gồm:
Công ngh ệ: Một mục tiêu thường xuyên khi nói về đo lường tăng trưởng năng
suất là để theo dõi sự thay đổi kỹ thuật Công nghệ đã được mô tả như là “những cách hiện đang được biết để chuyển đổi các nguồn lực thành các đầu ra mong muốn
của nền kinh tế” (Griliches, 1987) và xuất hiện dưới dạng như bản thiết kế mới, kết
quả khoa học, kỹ thuật tổ chức mới hoặc thể hiện trong sản phẩm mới (tiến bộ trong
việc thiết kế và chất lượng mới của hàng hoá vốn và đầu vào trung gian) Mặc dù có
Trang 27sự liên kết rõ ràng hoặc không rõ ràng giữa đo lường năng suất với sự thay đổi kỹ thuật, tuy nhiên mối liên kết là không đơn giản
Hi ệu quả: Các nhiệm vụ cho việc xác định những thay đổi trong hiệu quả là
khái niệm khác nhau từ việc xác định sự thay đổi kỹ thuật Diewert và Lawrence (1999) cho rằng hiệu quả hoàn toàn theo nghĩa kỹ thuật có nghĩa là một quá trình
sản xuất đã đạt được số lượng tối đa của sản lượng có thể đạt được với công nghệ
hiện tại, và đưa ra một số lượng cố định nguyên liệu đầu vào (OECD, 2001) Tăng
hiệu quả kỹ thuật là như vậy, một phong trào hướng tới “thực hành tốt nhất”, hoặc
việc loại bỏ không hiệu quả kỹ thuật và tổ chức Một lưu ý rằng khi đo lường năng
suất liên quan đến cấp ngành công nghiệp, hiệu quả tăng có thể là do việc cải tiến
hiệu quả trong các cơ sở , cá nhân tạo nên các ngành công nghiệp hay một sự thay đổi của các cơ sở sản xuất theo hướng hiệu quả hơn
Ti ết kiệm chi phí: Một cách thực dụng để mô tả bản chất của sự thay đổi đo
lường năng suất Mặc dù nó là khái niệm có thể tách được các loại khác nhau của các thay đổi hiệu quả, thay đổi kỹ thuật và kinh tế theo quy mô, điều này vẫn còn là
một nhiệm vụ khó khăn trong thực tế Năng suất thường được tính dư và phần dư này chụp không chỉ các yếu tố nêu trên mà còn thay đổi trong sử dụng năng lực, học thông qua hành và sai số của các loại đo lường Harberger (1998) lại nêu quan điểm
rằng có vô số các nguồn đằng sau sự tăng trưởng năng suất và gọi nó là tiết kiệm chi phí thực tế (OECD, 2001) Trong ý nghĩa này, đo lường năng suất trong thực tế
có thể được xem như là một nhiệm vụ để xác định tiết kiệm chi phí thực tế trong
sản xuất
Các quy trình s ản xuất chuẩn Trong lĩnh vực kinh tế kinh doanh, so sánh các
biện pháp hiệu quả cho quá trình sản xuất cụ thể có thể giúp xác định sự thiếu hiệu
quả Thông thường, các biện pháp năng suất có liên quan được thể hiện trong đơn vị
vật lý (ví dụ như chiếc xe mỗi ngày, hành khách/dặm bay mỗi người) và rất cụ thể Điều này thực hiện các mục đích của sự so sánh từ nhà máy đến nhà máy, nhưng có nhược điểm là biện pháp hiệu quả là rất khó để kết hợp hoặc tổng hợp (OECD, 2001)
Trang 28Cu ộc sống tiêu chuẩn Đo lường năng suất là một yếu tố quan trọng hướng tới
việc đánh giá tiêu chuẩn của cuộc sống Một ví dụ đơn giản là thu nhập bình quân đầu người, có lẽ là biện pháp phổ biến nhất của đời sống: Thu nhập mỗi người trong
một nền kinh tế thay đổi trực tiếp với một thước đo của năng suất lao động, giá trị gia tăng cho mỗi giờ làm việc Trong ý nghĩa này, đo lường năng suất lao động sẽ giúp hiểu rõ hơn về sự phát triển của các tiêu chuẩn sống Một ví dụ khác là xu hướng dài hạn về năng suất đa hệ (MFP) Chỉ số này rất hữu ích trong việc đánh giá năng lực sản xuất cơ bản của nền kinh tế (sản lượng tiềm năng), chính nó là một
biện pháp quan trọng của khả năng tăng trưởng của nền kinh tế và áp lực lạm phát
2.3.4 Nh ững cách chính đo lường năng suất
Theo OECD (2001), có rất nhiều cách đo lường năng suất khác nhau Sự lựa
chọn giữa chúng phụ thuộc vào mục đích của đo lường năng suất, và trong nhiều trường hợp là sự sẵn có của dữ liệu Nói rộng ra, các cách đo lường năng suất có thể được phân loại như đo lường năng suất nhân tố duy nhất (đo lường một yếu tố duy
nhất) hoặc đo lường năng suất đa hệ (đo lường cho một gói các yếu tố đầu vào)
Một cách phân biệt, liên quan đặc biệt ở các ngành hoặc cấp độ doanh nghiệp là
giữa các cách đo lường năng suất có liên quan một số cách đo lường tổng đầu ra cho một hoặc một số yếu tố đầu vào và sử dụng một khái niệm giá trị gia tăng để
nắm bắt chuyển động của đầu ra
B ảng 2.1: Tổng quan các cách chính để đo lường năng suất
Loại đo lường
đầu ra
Loại đo lường đầu vào
và đầu vào trung gian
(năng lượng, vật liệu, dịch vụ)
Giá tr ị sản xuất
(Gross output)
Năng suất lao động (dựa trên giá
Năng suất
vốn (dựa trên giá trị
Năng suất đa nhân
tố lao động-vốn (dựa trên giá trị
Năng suất đa nhân tố KLEMS
Trang 29trị sản xuất) sản xuất) sản xuất)
Giá tr ị gia tăng
(Value added)
Năng suất lao động (dựa trên giá
trị gia tăng)
Năng suất
vốn (dựa trên giá trị gia tăng)
Năng suất đa nhân
tố lao động-vốn (dựa trên giá trị gia
B ảng 2.1 giới hạn các cách đo lường năng suất sử dụng thường xuyên nhất
Đây là những cách đo lường năng suất của lao động và vốn, và đo lường năng suất
đa nhân tố (MFP), hoặc trong các hình thức MFP vốn - lao động dựa trên khái niệm giá trị gia tăng đầu ra, hoặc trong các hình thức MFP vốn - lao - năng lượng - vật
liệu (KLEMS MFP), dựa trên khái niệm tổng sản lượng đầu ra
Trong số các cách đo lường, năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là số
liệu thống kê năng suất thường xuyên tính nhất, tiếp theo là MFP vốn - lao động và KLEMS MFP
Những cách đo lường này không độc lập với nhau Ví dụ, nó có thể xác định các lực lượng ảnh hưởng khác đằng sau sự tăng trưởng năng suất lao động , một trong số đó là tỷ lệ của MFP thay đổi Điều này và các liên kết khác giữa các cách
đo lường năng suất có thể được thành lập với sự hỗ trợ của các lý thuyết kinh tế về
sản xuất
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào Điều này
là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn Đối với doanh nghiệp thì có khả năng
mở rộng tái sản xuất Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường
quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao năng suất lao động xã hội
Trang 30Theo Mai Quốc Chánh (2014), Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả: “Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong m ột đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong m ột đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm”
Công thức tính như sau: W = Q/T hoặc t = T/Q
Trong đó :
+ W : Năng suất lao động
+ Q : Sản lượng sản xuất ra trong đơn vị thời gian T, có thể biểu hiện bằng số lượng sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu, lợi nhuận…
+ T : Lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (đơn vị : người, ngày công, giờ công…)
+ t : lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (đơn vị : người, ngày công, giờ công…)
Như vậy, nếu xem kết quả TQ/GPH là sản lượng sản xuất (Q) có được trong
thời gian thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa (T) thì năng suất của quá trình này theo thời gian (t) chính là hao phí lao động tính bằng đơn vị t hời gian của các
yếu tố tham gia vào quá trình TQ/GPH Với mục tiêu đạt năng suất cao nhất trong quá trình TQ/GPH, những thành phần có liên quan tham gia vào quá trình này phải đảm bảo sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, trong đó, phải tiết kiệm chi phí, cụ
thể ở đây là làm cho tổng thời gian thực hiện quá trình một cách ngắn nhất trên cơ
sở thực hiện đầy đủ, chính xác các qui trình, thủ tục HQ đã được qui định
Quá trình TQ/GPH được thực hiện qua nhiều công việc, nhiều giai đoạn, do
đó, đo lường năng suất của quá trình này phải được tổng hợp từ nhiều yếu tố đầu vào (Đo lường năng suất đa nhân tố - MFP), trong đó:
- Nhóm yếu tố liên quan đến Lao động, là những công việc có liên quan trực
tiếp đến khả năng lao động của con người nhằm rút ngắn thời gian của quá trình;
Trang 31- Nhóm yếu tố liên quan đến Vốn, được xem là những yếu tố liên quan đến hàng hóa trong lô hàng, chịu sự tác động trực tiếp của con người trong suốt quá trình thực hiện qui trình;
- Nhóm yếu tố liên quan đến đầu vào trung gian, ở đây có thể kể đến những qui định, qui trình nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi, những yêu cầu, điều kiện trong quá trình TQ/GPH Những yếu tố đầu vào này đảm bảo lô hàng vừa được thông quan nhanh chóng, vừa bảo đảm thực hiện những chính sách của nhà nước
2.4 Lý thuyết về Hiệu quả
2.4.1 Khái ni ệm
Theo Heyne (2008), Hiệu quả (Efficiency) mô tả mức độ mà thời gian, công
sức hay chi phí được sử dụng tốt cho công việc dự định hay là mục đích
Samuelson và Nordhaus (2011) cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản
xuất của nó” Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việc phân bổ và sử dụng các nguồn
lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu
quả cao Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế
của một số hiện tượng (hoặc một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định Đây là khái
niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
Trang 32phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
2.4.2 Đo lường hiệu quả
Nếu ký hiệu: K là kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh, C là chi phí bỏ ra
để thực hiện hoạt động kinh doanh và E là hiệu quả hoạt động kinh doanh được tính công thức:
E = K – C (1) và
Với (1) là hiệu quả tuyệt đối và (2) là hiệu quả tương đối Kết quả K mà chủ
thể kinh doanh nhận được theo hướng mục tiêu trong kinh doanh càng lớn hơn chi phí C bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hay quốc gia và là cơ sở để lựa
chọn các phương án tối ưu nhất
2.4.3 Hi ệu quả trong sản xuất kinh doanh
Samuelson và Nordhaus (2011) đưa ra khái niệm: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt
sản lượng hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng
sản xuất của nó” Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việc phân bổ và sử dụng các nguồn
lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu
quả cao
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ hữu hiệu để các nhà quản
trị DN thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động
sản xuất kinh doanh nào thì các DN đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực
mà DN có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà DN đề ra Ở mỗi giai đoạn phát triển của DN thì DN đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của DN là tối đa hoá
lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của DN Để thực hiện mục tiêu
Trang 33tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà DN phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều
chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Với tư cách là một công cụ
quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong
phạm vi toàn DN mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng
yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn DN cũng như ở từng bộ phận cấu thành của DN
Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của DN đã đề ra (Lê Thanh Tùng, 2013)
Trong hoạt động kinh doanh XNK, rút ngắn thời gian TQ/GPH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các DN Tiết kiệm được thời gian đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế…
2.4.4 Hi ệu quả trong thương mại quốc tế
Trong môi trường tự do hóa thương mại thì một trong những yêu cầu quan
trọng là các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa XK, NK Matsumoto và Lee (2007) cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế quốc
tế, môi trường kinh doanh trên thế giới hiện tại đòi hỏi phải có sự chính xác về thời gian sản xuất và giao hàng Cùng với sự phát triển của thương mại trong nội bộ DN,
Trang 34việc tạo thuận lợi cho những thủ tục tại cửa khẩu biên giới đồng thời đảm bảo kiểm soát hiệu quả đường biên của cơ quan HQ và các cơ quan nhà nước khác có liên quan đã trở nên vô cùng quan trọng Các cơ quan HQ hiện nay nhận thấy đơn giản hóa và hài hòa thủ tục thông quan hàng hóa sẽ mang lại ích lợi cho các nhà NK, XK
và nền kinh tế quốc gia thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nhà sản
xuất và thương mại cũng cần tới sự quản lý hiệu quả và có thể đoán định trước của
HQ Điều này đã trở nên quan trọng cực kỳ đối với các nhà NK vì các nhà NK luôn luôn đề cập đến sự trì hoãn trong thông quan hàng hóa bởi vì nó gia tăng chi phí đối
với việc kinh doanh của họ Việc trì hoãn giải phóng hàng được cho là do các yêu
cầu về thủ tục rườm rà và không minh bạch, các yêu cầu về chứng từ, sự dàn xếp chuyển tiền qua ngân hàng và chi phí cao của quá trình cung cấp thông tin dẫn đến
hiệu quả của DN giảm
2.5 Lý thuyết về tiến độ thực hiện công việc
Trong quá trình thực hiện dự án, việc quản lý hiệu quả quá trình thực hiện các công việc đề ra là một yêu cầu hàng đầu Đảm bảo tiến độ thực hiện các bước, các giai đoạn, đảm bảo thực hiện các tiêu chí, các mối quan hệ, những tác động bên trong, bên ngoài của dự án là câu trả lời cho sự thành công hay thất bại của một dự
án Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn thống nhất để xác định một dự án thành công và các tiêu chí quyết định sự thành công của dự án, điều này tùy thuộc vào đặc trưng của từng dự án Westerveld (2002) đã đ ề xuất mô hình linh hoạt hơn để xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố quyết định sự thành công dự án đến các
yếu tố của một dự án thành công Nó bao gồm cả mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố
và ảnh hưởng của đặc trưng dự án lên các mối quan hệ
Đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới
sự thành công dự án là năng lực nhà quản lý dự án, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án
là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án (Cao Hào Thi, 2006) Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án bao gồm năng lực bên thực
hi ện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát, kinh tế, chính sách
Trang 35và t ự nhiên (Nguyễn Thị Minh Tâm và Cao Hào Thi, 2009) Ngoài ra, có một số
nhóm nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án:
Nhóm y ếu tố về môi trường bên ngoài, nhóm yếu tố về hệ thống thông tin quản lý, nhóm y ếu tố về chính sách, nhóm yếu tố về phân cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư, nhóm y ếu tố về nguồn vốn, nhóm yếu tố về năng lực của các bên tham gia dự án,
y ếu tố về năng lực chủ đầu tư (Châu Ngô Anh Nhân, 2011)
2.6 Nh ững nghiên cứu liên quan đến việc đo thời gian thông quan hàng hoá
Quá trình tìm hiểu, tham khảo thông tin từ nhiều cơ quan HQ trong nước, từ
một số cơ sở khoa học, từ mạng công nghệ thông tin, từ những phương tiện thông tin đại chúng…, hiện nay, chưa có tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu một cách cụ thể
về việc phân tích những yếu tố tác động đến quá trình TQ/GPH XNK Đây là một khó khăn và thách thức lớn khi thực h iện nghiên cứu Đề tài Tuy nhiên, qua tham
khảo ý kiến một số chuyên gia thì trong nhiều năm qua, HQ thế giới và HQ Việt Nam đã có những nghiên cứu về thời gian TQ/GPH Những nghiên cứu này là
những hướng gợi mở rất cần thiết và là cơ sở quan trọng để nghiên cứu Đề tài
2.6.1 Nghiên cứu trong nước
Trên cơ sở những khuyến nghị của Tổ chức HQ thế giới, HQ Việt Nam đã tổ
chức 02 lần đo thời gian giải phóng hàng Kết quả bước đầu giúp cho cơ quan HQ
nắm bắt được thời gian trung bình của các khâu nghiệp vụ khi thực hiện qui trình
thủ tục đối với từng loại hình XNK; đánh giá được phần nào mức độ ảnh hưởng của
một số yếu tố bên trong (HQ), bên ngoài (Biên phòng, DN và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan) và công tác phối kết hợp giữa những cơ quan này; đưa ra
một số kiến nghị cho những lần nghiên cứu tiếp theo …
Hải quan Việt Nam (2011), lần đầu tiên TCHQ thực hiện việc đo thời gian giải phóng hàng theo Quyết định số 2063/QĐ-TCHQ ngày 10/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục HQ về việc ban hành hướng dẫn thực hiện cuộc đo giải phóng hàng đối với hàng hóa XK, NK Lần đo thời gian này chủ yếu được thực hiện trong
Trang 36nội bộ ngành HQ Cơ quan HQ tiến hành đo và phân tích, đánh giá thời gian trung bình thực hiện các bước trong qui trình thủ tục HQ
Hải quan Việt Nam (2013), Tổng cục HQ Việt Nam tiếp tục giao cho Ban cải cách, hiện đại hóa của Ngành nghiên cứu việc Đo thời gian giải phóng hàng năm
2013 Theo đó, lần Đo này được thực hiện không chỉ trong nội bộ ngành HQ mà còn mở rộng ra các cơ quan quản lý Nhà nước c ó liên quan, các DN cảng, DN XNK Theo Hoàng Việt Cường (Hội thảo quốc tế về nghiên cứu thời gian giải phóng hàng do Tổng cục HQ và Ngân hàng phát triển Châu Á tại VN (ADB) tổ
chức tại Hà Nội, Tháng 2/2013) thì việc thực hiện Đ o thời gian giải phóng hàng
năm 2013 không chỉ giúp cho cơ quan HQ kiểm soát được thời gian xử lý công việc thuộc trách nhiệm của HQ trong quá trình làm thủ tục, mà bên cạnh đó còn đánh giá
hiệu quả của các quy trình thủ tục nghiệp vụ HQ, để từ đó cơ quan HQ sẽ đề xuất
cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo để HQ phối hợp với các cơ quan khác nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK
Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên triển khai mở rộng đến nhiều cơ quan khác có liên quan nên kết quả thực hiện từ những cơ quan, DN ngoài ngành HQ còn nhiều
vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ, đó là:
(1) Thông tin 02 nguồn dữ liệu do DN cung cấp và do các cơ quan ngoài ngành HQ cung cấp có sự không tương đồng về dữ liệu
(2) DN không thực hiện ghi chép đầy đủ dữ liệu về thời gian tác nghiệp của
cơ quan, dữ liệu ghi chép rời rạc, thiếu tiêu chí;
(3) Các cơ quan ngoài Ngành thực hiện kiểm tra không chủ động liên hệ, cung
cấp và đối chiếu thông tin với cơ quan HQ,
Như vậy, vì thông tin chưa đầy đủ, việc liên kết và phân tích thông tin từ cơ quan HQ và các cơ quan liên quan khác về thời gian làm thủ tục đối với một lô hàng
NK từ khi hàng đến cho đến khi hàng rời khỏi khu vực giám sát HQ theo một quy trình xuyên suốt và logic sẽ thiếu chính xác Kết quả tương đối chính xác và đầy đủ
ch ỉ được ghi nhận từ cơ quan HQ
Trang 37Ngoài ra, nếu chỉ xem xét các số liệu tổng hợp được từ cuộc Đo nêu trên thì
vẫn chưa thể đánh giá hết được những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thời gian thông quan (hoặc giải phóng hàng) NK
Ví d ụ, một lô hàng có cùng chủng loại sẽ có thời gian đóng gói, xếp dỡ, xin
giấy phép (nếu có), đăng ký thủ tục HQ, kiểm tra thực tế hàng hóa… nhanh hơn
những lô hàng có nhiều mặt hàng với những kích cỡ khác nhau, tính chất mặt hàng khác nhau Như thế, bản thân tính chất hàng hóa trong một lô hàng NK (đồng nhất
hoặc không đồng nhất) cũng đã có những ảnh hưởng nhất định về thời gian trong quá trình NK lô hàng
Do đó, việc nghiên cứu Đề tài sẽ được thực hiện từ khi DN tiến hành đăng ký
thủ tục HQ cho đến khi hàng được cơ quan HQ quyết định cho thông quan/giải phóng hàng Số liệu có được từ cơ quan HQ và những dữ liệu mà cơ quan HQ có được từ phía DN NK khai báo như: Số lượng hàng, chủng loại hàng , người khai báo… sẽ là cơ sở để nghiên cứu và thực hiện Đề tài
Mô hình Quy trình hàng hóa NK đường biển đối với một lô hàng NK như sau:
(Xem chi ti ết Phụ lục 01)
2.6.2 Nghiên c ứu ngoài nước
Tổ chức Hải quan thế giới (1994, 2011) đã thông qua một nghiên về thời gian
cần thiết cho việc giải phóng hàng hoá dựa trên các sáng kiến tương tự về đo thời gian do cơ quan Hải quan Nhật Bản và Hải quan Mỹ thực hiện Trên cơ sở tài liệu
“Hướng dẫn đo thời gian cần thiết để giải phóng hàng hóa” (Phiên bản V 1.0) và
Tài liệu về “Nghiên cứu đo thời gian giải phóng đối với hàng NK và hàng XK”
(Phiên b ản V 2.0-2011), WCO cũng đã khuyến nghị và đã được HQ nhiều nước trên
thế giới triển khai việc nghiên cứu về thời gian giải phóng hàng tại nước mình
Những kết quả nghiên cứu đã xác định được các bước trở ngại trong quy trình thủ
t ục hiện tại ở mỗi nước, từ đó, có những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của
việc quản lý HQ, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại
Hải quan Nhật Bản (1991,1992,1993,1994,1995,1996,1997,1998,1999) đã tiến hành các nghiên cứu về thời gian TQ/GPH hoá đầu tiên vào tháng 2 năm 1991 cùng lúc với Hải quan Mỹ ((hiện nay là Lực lượng bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP)) nhằm
Trang 38xác định thời gian cần thiết để thực hiện thủ tục thông quan của cơ quan HQ cũng
như các bên liên quan khác như đại lý thủ tục HQ và các cơ quan thuộc Chính phủ
Hải quan Nhật đã sử dụng kết quả nghiên cứu về đo thời gian giải phóng hàng làm các chỉ số đánh giá công việc của HQ, nâng cao tính có thể dự đoán về thời gian thông quan cho các DN, giúp các thương nhân có thể ước lượng tổng thời gian TQ/GPH Ngoài ra, kết quả này còn giúp cơ q uan Hải quan Nhật đưa ra nhiều kế
hoạch, thủ tục, quy trình hiện đại hóa như kế hoạch thông quan trước (tháng 4 năm 1991), cấp phép ngay khi hàng tới (tháng 10 năm 1999) đồng nghĩa với việc cần thiết khai báo với cơ quan HQ và các cơ quan quản lý Nhà nước khác trước khi hàng v ề đến cảng; hay những thủ tục đơn giản hóa cho người được ủy quyền (tháng
3 năm 2001) đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa hoạt động khai báo HQ thông qua các đại lý HQ
Hải quan Hàn Quốc (2006) nghiên cứu, thực nghiệm tự động ở tất cả các quy trình và phạm vi căn cứ vào thời gian thực tế của quy trình thông thường, độ lệch chuẩn, hoạt động của các đơn vị logistics riêng lẻ và thông tin chia sẻ giữa các đối tác HQ Hàn Quốc xem đây là những thông tin Logistics hướng tới khách hàng, cho
phép tạo hiệu quả định tính về mặt chất lượng của hoạt động đổi mới dịch vụ HQ
cũng như hiệu quả định lượng như giảm chi phí logistics nội địa ở mức thấp nhất
Hải quan Trung Quốc (1997, 2006) tiến hành nghiên cứu, xác định thời gian
giải phóng hàng thực tế và những trở ngại của hoạt động giải phóng hàng NK Từ
kết quả của cuộc khảo sát đã cho th ấy rõ những trở ngại của quy trình thông quan
hiện tại, từ đó có thể đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao tính hiệu quả của
hoạt động giải phóng hàng
Hải quan Úc (2007, 2008) tiến hành nghiên cứu, xác định thời gian của các bước trong quy trình NK, qua đó, có thể đo được khoảng thời gian từ khi hàng hóa
đến và thời gian hàng hóa được giải phóng vào nội địa theo quy trình chuẩn Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm năm 2007 đã đánh giá là cơ hội để cơ quan HQ và Bảo
vệ biên giới Úc nâng cao việc tạo thuận lợi thương mại bằng cách điều chỉnh và bổ sung vào quy trình thủ tục hiện tại Nghiên cứu năm 2008 cho thấy hàng hóa (chủng
Trang 39loại, trọng lượng, số lượng) có ảnh hưởng tới quá trình thông quan và thời gian giải phóng hàng hoá
Hải quan Tanzania (2005) hướng tới sự cải tiến nhằm tạo thuận lợi thương mại
và việc tuân thủ pháp luật Nghiên cứu đã xác định thời gian cần thiết để giải phóng
hàng được đánh giá cho luồng xanh, vàng và đỏ (kiểm tra thực tế), xác định các vấn
đề tồn tại trong thủ tục thông quan và những biện pháp điều chỉnh có thể cũng như các khuyến nghị để sửa chữa các vấn đề đó
Như vậy, ngoài một số yếu tố bên ngoài cơ quan HQ, những nghiên cứu nêu trên đều nhấn mạnh đến những yếu tố bên trong đó là quá trình thực hiện qui trình nghiệp vụ để TQ/GPH và những yếu tố nội sinh về hàng hóa trong một lô hàng XNK Đó là việc khai báo trước hoặc sau với cơ quan HQ, là chủ hàng hay đại lý
HQ đến làm việc với cơ quan HQ, là chủng loại, trọng lượng, số lượng hàng hóa trong lô hàng XNK … Những yếu tố này sẽ có mức độ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình TQ/GPH
Như vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian TQ/GPH và những nghiên cứu về Đo thời gian giải phóng hàng có điểm giống nhau là cùng sử dụng
kết quả Đo thời gian của từng tờ khai XNK hàng hóa Kết quả này cho ta cái nhìn
tổng thể về mức độ hao phí thời gian trung bình của từng loại hình XK, NK bằng đường biển, hàng không, đường bộ; thời gian trung bình của từng khâu trong qui trình thực hiện thủ tục TQ/GPH như kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành Tuy nhiên, để đánh giá chi tiết mức
độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố nội tại trong một lô hàng XNK tác động như thế nào vào chuỗi quá trình thực hiện các thủ tục TQ/GPH thì nghiên cứu về Đo thời gian
giải phóng hàng không thể giải thích được Để giải quyết hạn chế này, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian TQ/GPH với việc thực hiện nghiên cứu chủ yếu
bằng phương pháp định lượng, dữ liệu về các yếu tố sẽ được phân tích bằng phần
mềm thống kê hiện đại, kết quả thu được sẽ giải thích mức độ tác động, ảnh hưởng
của từng yếu tố đến thời gian TQ/GPH trong một lô hàng XNK
2.7 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thông quan
Trang 40Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án (Châu Ngô Anh Nhân, 2011) ta thấy rằng:
Căn cứ vào phạm vi thực hiện đề tài và nội dung công việc TQ/GPH thì có
những nhóm yếu tố không ảnh hưởng đến quá trình này như: Nhó m yếu tố về môi trường bên ngoài; Nhóm yếu tố về phân cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư Một số yếu
tố chỉ mang tính thông tin hỗ trợ mà DN cung cấp cho cơ quan HQ trong quá trình khai báo Thủ tục HQ và không ảnh hưởng đến thời gian TQ/GPH như Người gửi hàng, cảng gửi hàng, cảng đến, cảng đích, tỉ giá …
Quá trình triển khai, thực hiện các công việc để hàng hóa được XNK là một chuỗi các yếu tố tác động đến tiến độ thực hiện việc quyết định cho TQ/GPH(dự án)
của cơ quan HQ Quá trình này có những nhóm yếu tố sau có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện công việc này:
2.7.1 Nhóm yếu tố liên quan đến qui định, chính sách
Có rất nhiều chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh XNK Tùy vào yêu cầu của nền kinh tế tại một thời điểm nhất định mà Nhà nước đưa ra chính sách
quản lý những mặt hàng cụ thể như hàng cấm XK, cấm NK, hàng XNK phải kiểm tra chất lượng, hàng XNK bình thường… Một số chính sách như hàng được hưởng Qui chế tối huệ quốc (MFN), hàng hóa XNK theo các hiệp định song phương, đa phương của Nhà nước Việt Nam, hàng miễn thuế phục vụ quốc phòng… ảnh hưởng đến việc xác định giá, thuế các mặt hàng trong lô hàng NK Những chính sách này xác định hàng hoá NK có được phép NK hay không? Các loại thuế liên quan đến lô hàng được xác định như thế nào?, còn mức độ ảnh hưởng đến thời gian TQ/GPH thì
gần như không ảnh hưởng
Hiện nay có một số rất ít DN đảm bảo những yêu cầu về vốn, về qui mô hoạt động, về kim ngạch XNK hàng năm, về số thuế nộp ngân sách nhà nước như INTEL, SAMSUNG … sẽ được công nhận là “DN ưu tiên” được hưởng chính sách
ưu tiên về thủ tục HQ Nhưng DN này hiện nay chưa nhiều nhưng trong xu thế chuyển dần phương thức từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nâng cao trách nhiệm của DN khi NK hàng hoá thì số lượng “DN ưu tiên” sẽ càng ngày càng nhiều và sẽ được