1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG môn THỰC vật học

5 2,1K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 28,91 KB

Nội dung

đề cương hướng dẫn chi tiết môn thực vật dược chương 2,3Mục tiêu:oTrình bày được khái niệm và các cách phân loại mô thực vậtoTrình bày cấu tạo, chức năng, hình thái của 6 loại môoTrình bày được vai trò và ứng dụng của mô thực vật trong ngành Dược

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN THỰC VẬT HỌC

CHƯƠNG 2: MÔ THỰC VẬT

 Mục tiêu:

o Trình bày được khái niệm và các cách phân loại mô thực vật

o Trình bày cấu tạo, chức năng, hình thái của 6 loại mô

o Trình bày được vai trò và ứng dụng của mô thực vật trong ngành Dược

Câu 1: Đặc điểm của 5 loại mô ?

1 MÔ PHÂN SINH

- Khái niệm: là mô đc cấu tạo bởi những tb non, màng mỏng = cenllulose, ko chứa chất dự trữ,

ko để hở những khoảng gian bào

- Tích chất: tb phân chia rất nhanh tạo các thứ mô khác

- Phân loại:

+ mô phân sinh ngọn: thường ở đầu ngọn rễ và thân, phân chia rất nhanh, lộn xộn, ko theo quy tắc và tạo thành 1 khối tb

+ mô phân sinh gióng: các tb phân chia giúp cây mọc dài ra ở phía gốc các gióng thân ( họ Lúa )

+ mô phân sinh bên: giúp rễ và thân phát triển theo chiều ngang, phân chia đều đặn xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, tùy theo vị trí chia thành 2 loại:

o Tầng phát sinh bần – lục bì: về phía ngoài, tầng sinh bần tạo ra 1 lớp bần có vai trò che chở cho cây, phía trong, tạo ra mô mềm cấp 2 gọi là vỏ lục

o Tầng phát sinh libe – gỗ: mặt ngoài sinh ra 1 lớp libe cấp 2 để dẫn nhựa luyện, mặt trong sinh ra gỗ cấp 2 để dẫn nhựa nguyên

2 MÔ MỀM

3 MÔ CHE CHỞ

- Khái niệm: là những tb xếp khít nhau, màng biến thành 1 chất ko thấm nước và kk

- Chức năng: che chở và bảo vệ các bộ phận của cây chống lại tác dụng có hại của môi

trường hay sự xâm nhập của các giống kí sinh

- Phân loại:

o Biểu bì: + cấu tạo bởi 1 lớp tb sống, bao bọc phần non của thân cây

+ màng ngoài của tb biểu bì đã hóa cutin tạo thành tầng cutin ko thấm nước và kk + trên biểu bì có lỗ khí và lông, ngoài ra còn có lông tiết

1 Lỗ khí:

- là những lỗ thủng trong biểu bì, dùng để trao đổi khí, có ở cả 2 mặt của lá cây lớp Hành nhưng chỉ có ở mặt dưới của lá cây lớp Ngọc Lan, ở mặt trên của các lá cây nổi trên mặt nước

- mỗi lỗ khí cấu tạo bởi 2 tb hình hạt đậu mang nhiều lạp lục – lỗ khí thì thường đi kèm với 2,3,4 tb bạn có hình dạng khác hẳn tb biểu bì xung quanh

- 1 mm2 mặt lá trung bình mang 300 lỗ khí, có thể mở rộng or khép lại để điều hòa sự trao đổi giữa cây và môi trường

2 Lông:

- là những tb biểu bì mọc dài ra ngoài để tăng cường vai trò bảo vệ or để giảm bớt sự thoát hơi nước

- Lông đơn bào: táo ta, mía,…

- Lông đa bào: mơ tam thể, cối xay,…

- Lông hình thoi (1 tb ): họ Cúc,…

- Lông tỏa tròn ( đầu đa bào ): khổ sâm nam,…

Trang 2

- Lông ngứa – 1 tb: chứa a.focmic và đầu ngọn có chứa silic nên giòn dễ gãy

o Bần: cấu tạo bởi nhiều lớp tb chết, bao bọc phần già của cây

4 MÔ NÂNG ĐỠ

- Khái niệm: còn gọi là mô cơ giới, cấu tạo bởi những tb có màng dày, cứng

- Chức năng: nâng đỡ cho cây, tăng cường thể chất cứng rắn cho cây

- Phân loại: theo bản chất của vách tb phân thành 2 loại:

o Mô dày: tb sống, có màng dày = cellulose

+ thường tập trung ở chỗ lồi của cuống lá or thân cây

+ có 3 loại: mô dày góc, mô dày phiến, mô dày xốp Cây lớp Hành k có mô dày

o Mô cứng: tb chết, mang dày hóa gỗ ít nhiều, có 3 loại:

+ tb mô cứng – các tb có đường kính đều bằng nhau, hình khối nhiều mặt, có vân tăng trưởng đồng tâm: Lê, Na, Mận

+ thể cứng: tb mô cứng đứng riêng rẽ, tương đối lớn: lá Chè, cuống lá Súng

+ sợi mô cứng: tb dài hình thoi, màng dày hóa gỗ ít nhiều: sợi vỏ ( sợi vỏ thật, sợi trục bì, sợi libe ); sợi gỗ ( sợi Gai, Đay, Tra làm chiếu )

5 MÔ DẪN

- Khái niệm: cấu tạo bởi những tb dài, xếp nối với nhau thành từng dãy dọc song song với trục

cơ quan

- Chức năng: dùng để dẫn nhựa

+ nhựa nguyên: gồm nước và muối khoáng

+ nhựa luyện: là dung dịch các chất hữu cơ

- Phân loại: 2 loại mô dẫn

+ gỗ ( xylem ): dẫn nhựa nguyên

+ libe ( phloem): dẫn nhựa luyện

1 Gỗ: là mô phức tạp gồm có 3 phần (bị nhuộm xanh):

- Mạch ngăn và mạch thông:

+TB có vách ngăn ngang,ta gọi đó là mạch ngăn

+ các vách ngăn biến mất tạo thành những ống thông suốt,ta gọi đó là mạch thông (mạch gỗ)

- Sợi gỗ : TB chết hình thoi dài, có màng dày hóa gỗ,có ống nhỏ trao đổi

- Mô mềm gỗ: TB sống làm nhiệm vụ dự trữ,có thể có các tia ruột

(2) Libe: mô phức tập gồm: mạch rây,TB kèm,sợi libe và mô mềm libe

- Mạch rây: TB sống dài,vách ngang có nhiều lỗ thủng như cái rây

- TB kèm: TB song,hình thành các mem giúp mạch rây thực hiện các pư sinh hóa trong mạch

- mô mềm libe: TB sống,chứa chất dự trữ

- sợi libe: TB hình thoi dài có thể hóa gỗ để nâng đỡ

(3) các kiểu bó liber-gỗ:

1 Bó chồng ( Hành:kín,Ngọc lan:kín)

2 Bó chồng kép : Trúc đào,Sim…

3,4 Bó đồng tâm : Thiên môn

5.Bó luân phiên : rễ Thiên môn

6 MÔ TIẾT

- KN : cấu tạo bởi những TB sống có màng mỏng bằng cellulose

- Chức năng: tiết ra những chất mà người ta coi như là chất cặn bã của cây và cây ko dùng đến

nữa như tinh dầu, nhựa, gôm, tannin

- Phân loại :

+ biểu bì tiết : như các biểu bì tiết ra chất thơm ở biểu bì hoa Hồng,hoa Nhài…;các tuyến mật của hoa cũng thuộc loại này

+ lông tiết : mỗi lông tiết có một đầu và một chân có thể là đơn bào hay đa bào

Trang 3

+ tế bào tiết : đó là các TB riêng lẻ rải rác trong mô mềm,đựng những chất do chính TB đó tiết ra

+ túi tiết với ống tiết : đó là các lỗ hổng hình cầu ( túi) hay hình trụ (ống) bao bọc bởi các TB tiết và đựng các chất do các TB đó tiết ra

o Kiểu phân sinh : họ Sim ( Bạch đàn, Tràm Đinh hương…)

o Kiểu dung sinh : họ Cam (Cam ,Quýt ,Bưởi,…)

+ ống nhựa mủ : đó là những ống dài hẹp phân nhánh nhiều,đựng ở trong chất màu trắng màu trắng như sữa gọi là nhựa mủ

o ống nhựa mủ không có đốt : Thầu dầu, Cao sư,, Đa, Mít…

o ống nhựa mủ có đốt : Thuốc phiện, Rau diếp, Đu đủ…

Trang 4

CHƯƠNG 3: CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT

 Mục tiêu:

Trình bày được các phần của rễ, thân, lá

Phân loại rễ, thân ,lá

So sánh đặc điểm cấu tạo giải phẫu của các loại rễ, thân ,lá của các đại diện lớp Ngọc lan và lớp Hành

ứng dụng trong nghành Dược

A RỄ

1 Định nghĩa :

- Là cơ quan sinh trưởng của cây ,thường mọc ở dưới đất ,từ trên xuống

- Chức năng :

+ giữ cho cây đứng vững trong mọi mt sống

+ hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước tích lũy chất dinh dưỡng

- Đặc điểm :

+ ko bao giờ mang lá

+ ko chứa chất diệp lục trừ các cây họ Lan

2 Đặc điểm ,hình thái

a Các phần của rễ :

Rễ cái là cơ quan do rễ phôi phát triển ,hướng thẳng xuống ,từ trên xuống gồm :

- Cổ rễ : là đoạn nối vs thân

- Miền hóa bần (miền phân nhánh) : ở trân rễ cái có 1 vùng sinh ra các rễ con cấp 2, sau 1 tg

các rễ con cấp 2 đó lại phân nhánh ra các rễ con cấp 3 tiếp …

- Miền lông hút : mang nhiều lông hút ,hấp thu nước và muối vô cơ hòa tan

- Miền sinh trưởng : là 1 mô phân sinh gồm các TB có khả năng phân chia rất nhanh , làm cho

các TB đó phát triển dài ra , lớn lên và phân hóa thành các mô khác làm cho rễ ngày càng ăn sâu vào trong đất

- Chóp rễ : gồm các TB có vách hóa nhày để giảm sự va chạm của rễ vào đất và che chở cho

miền sinh trưởng , tồn tại 1 tg rồi rụng đi, rất phát triển ở các cây sống dưới nước

b Các loại rễ :

- Rễ chùm : rễ chính ko phát triển mạnh hoặc chết đi , chỉ còn hệ thống rễ đc tạo thành từ rễ

phát sinh dưới thân , phát triển gần như nhau, đặc trưng ở các cây lớp Hành ( Hành ,Lúa ,Ngô)

- Rễ cọc : rễ chính phát triển mạnh , đâm sâu vào trong đất ,đặc trưng ở nghành Thông ,lớp

Ngọc Lan

- Rễ cà kheo : là 1 loại rễ phụ ,bám chắc xuống đất để tăng sức chống đỡ cho cây ,đặc trưng

cho cây vùng ven biển ( Đước ,Sú ,Vẹt…)

- Rễ phụ : rễ sinh ra từ thân hoặc lá ,hay gặp ở Si, Đa

- Rễ bì sinh : chỉ bám vào vỏ các cây khác ,có khả năng hấp thu nước chảy dọc thân : họ Lan…

- Rễ bám : mọc ra từ các mấu thân  giúp cây bám chặt vào các cây khác or giàn leo : Trầu

không , Lá lốt…

- Rễ mút (kí sinh) :sống nhờ vào chất hữu cơ có sẵn ở cây chủ :Tơ hồng

- Rễ củ :phát triển mạnh chứa nhiều tinh bột : Cà rốt , Bách bộ…

- Rễ hô hấp : rễ ngoi lên khỏi mặt nước ,đặc trưng vùng đầm lầy : Bụt mọc…

c Cấu tạo giải phẫu

Cây lớp Ngọc Lan chỉ có cấu tạo cấp 1 và cấp 2 còn cây lớp Hành chỉ có cấu tạo cấp 1

c.1 cấu tạo cấp 1 :từ ngoài vào trong có cấu tạo 3 phần

- tầng lông hút

Trang 5

- vỏ cấp 1 : ở các cây nghành Thông và lớp Ngọc lan, vỏ c1 chỉ tồn tại cho tới khi có cấu tạo c2 ,còn vs các cây lớp Hành thì vỏ c1 tồn tại suốt đời ,đến 1 tg nào đó trong vỏ sẽ có mô cứng tăng cường nhiệm vụ nâng đỡ :

+ ngoại bì : ở ngay dưới lớp lông hút ,có chức năng như mô che chở

+ mô mềm vỏ :

• Mô mềm vỏ ngoài :nhiều TB sắp xếp lộn xộn ,tạo ra các khoảng gian bào

• Mô mềm vỏ trong :TB xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm

+ nội bì : lớp trong cùng vỏ c1, có nguồn gốc từ tầng sinh vỏ ,gồm 1 hàng TB khá đều đặn ,có đai caspari là phần hóa bần trên hàng TB biểu bì

- Trụ giữa :

+ trụ bì : nằm xen kẽ TB nội bì ,gồm 1 hay nhiều lớp

+ hệ thống dẫ gồm :libe c1 nằm ngay sát trụ bì và gỗ c1

+ ruột và tia ruột : xen kẽ gữi các bó libe và gỗ là các tia ruột ,trong cùng là các mô mềm ruột

c.2 Cấu tạo cấp 2

- Vỏ :

+ bần :vài tầng TB có vách hóa bần ,xếp đều đặn ,có lỗ vỏ

+ tầng phát sinh bần lục bì :là một lớp TB mỏng hcn nằm sát lớp bần ,phái ngoài sinh ra bần ,trong sing ra mô mềm c2-lục bì

+ lục bì : cấu tạo bởi nhiều tầng TB sống có vách mỏng bằng cellulose xếp đều đặn thành các vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm ,thường có hcn

+ mô mềm vỏ c1 :gồm nhiều TB hình đa giác ko đều xếp lộn xộn

+ libe c1 : là những TB bị ép bẹp rất khó nhận ra ,nằm trong mô mềm vỏ

+ nội bì

- Trụ giữa :

+ trụ bì

+ tầng phát sinh libe gỗ :gồm 1 lớp TB có màng mỏng ,tạo ra libe c2 ở phía ngoài và gỗ c2 ở phái trong

+ hệ thống dẫn :

• Libe c2 :cấu tạo bởi các mạch rây kèm theo mô mềm libe ,đôi khi thêm sợi libe để tăng cường nhiệm vụ nâng đỡ

• Gỗ c2 : cấu tạo bởi các mạch gỗ và mô mềm gỗ

+ tia ruột c2 dài mô mềm gồm 1, 2 dãy TB ,đi từ trong ra ngoài xuyên qua vòng libe gỗ c2 ,loe ra thành hình phễu

+ mô mềm ruột cấu tạo bởi những TB mô mềm ko đều ,các góc có khoảng gian bào

Ngày đăng: 25/04/2016, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w