1 ĐỀ CƯƠNGMÔNHỌCKINHTẾ VĨ MÔ Chương trình đào tạo Cao Học (giai đoạn 1) Giảng viên : Tiến sĩ Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Thời lượng : 30 tiết Nội dung mônhọc : Kinhtế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổng thể nền kinhtế quốc dân trong mối tương quan lẫn nhau. Tổng sản phẩm quốc nội (hay Thu nhập quốc gia), tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, tình hình ngân sách, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, . . . đều là những vấn đề mà kinhtế vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Mônhọc sẽ giúp học viên hiểu biết và nắm bắt được một số vấn đề cơ bản của kinhtế vĩ mô như : cách thức vận hành của nền kinhtế và của chính phủ khi thực hiện những chính sách kinh tế, tác động của các chính sách kinhtế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn, vai trò điều tiết của chính phủ trong nền kinhtế hiện đại, ảnh hưởng của các dòng vốn đến nền kinhtế quốc gia, hay khu vực. Đặc biệt, mônhọc sẽ giúp học viên nghiên cứu, phân tích hiệu quả của các chính sách kinh kế vĩ mô trong thực tế theo nhiều quan điểm khác nhau . Mục tiêu của môn học: Mục tiêu chính của mônhọc là giới thiệu những công cụ chính của kinhtếhọc vĩ mô hiện đại nhằm giúp các học viên hiểu biết đầy đủ và chính xác về những vấn đềkinhtế quan trọng và các vấn đề liên quan đến chính sách của chính phủ, để từ đó học viên có thể phân tích, dự báo những hiện tượng kinhtế trong thế giới thực. Điều này sẽ giúp các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp ra những quyết sách kinhtế tốt hơn, làm tăng tính 2 cạnh tranh của nền kinhtế và giúp cho nền kinhtế tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu có nhiều biến động. Tài liệu tham khảo : Các tài liệu tham khảo được liệt kê trong đềcương này phù hợp với nội dung nghiên cứu môn học. Chúng tôi rất mong các học viên chuẩn bị trước khi thảo luận trước lớp. Hầu hết các bài đọc được trích từ các sách và tài liệu sau đây: * Tài liệu tham khảo chính: - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996. - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NXB GD 2004. - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006. * Các tài liệu tham khảo khác: - Paul Krugman và Maurice Obsfeld, Kinhtếhọc quốc tế. - Brian Hiller, Cuộc tranh luận trong kinhtế vĩ mô. - Trần văn Hùng, Trí Hùng, Quang Hùng, Thanh Triều, Văn Thành, Giáo trình Kinhtế Vĩ mô – Đại cương và Nâng cao, NXB GD 1998. 3 - Dương Tấn Diệp, Kinhtếhọc Vĩ mô, NXB Thống kê 1999. - J.D.Gwartney, R.L. Stroup, R.S.Sobel, Economics – Private & Public choice, Ninith Edition, TX: The Dryden Press Harcourt College Publishers,2000. - D.Romer, Advanced Macroeconomics, Second Edition, NY: McGraw – Hill Pubishers, 2001. - Một số bài đọc thêm được dịch từ các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (truy cập mạng, giảng viên sẽ cập nhật và cung cấp). Cách tính điểm : Bài kiểm tra đột xuất : 5% Bài tập cá nhân : 10% Bài tập thảo luận nhóm : 25% Bài thi cuối khoá : 60% Các học viên sẽ có hai bài kiểm tra đột xuất vào đầu giờ học, mỗi bài chiếm trọng số 2,5% trong tổng điểm của môn học, các bài thảo luận nhóm, một bài kiểm tra giữa khoá, và một bài kiểm tra cuối khoá. 4 Đề cươngmônhọc : CHUYÊN ĐỀ 1: THU NHẬP QUỐC GIA VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN Chuyên đề này nghiên cứu cách tính thu nhập quốc gia trong một nền kinhtế mở. Từ đó, liên hệ các chỉ tiêu của SNA với cán cân thanh toán của một quốc gia. Việc nghiên cứu chương này giúp các học viên có thể đọc và hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu thu nhập quốc gia, và nội dung của cán cân thanh toán quốc gia. Từ đó, học viên có thể hiểu và phân tích được một số hiện tượng đang xảy ra trong thế giới thực . Các bài đọc: - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006: Chương 1, chương 2, chương 9 (phần VI). - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 22, 23. - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 1, 2 và 3. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần I, 1 và 2. CHUYÊN ĐỀ 2: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Chuyên đề này giới thiệu hai trong những vấn đề cơ bản để đánh giá một nền kinh tế: Lạm phát và thất nghiệp. Đồng thời , giúp học viên hiểu được những phương thức tiếp cận hiện đại về lạm phát và thất nghiệp, cũng như cách đo lường chúng. Từ đó, học viên ứng dụng vào thực tếđể hiểu rõ hơn về những hiện tượng trong thế giới thực đang xảy ra chung quanh chúng ta. 5 Các bài đọc: - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006: Chương 8. - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 26, 27 , 28 và 33. - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 5 và 6. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần I, 2 ; Phần IV: 11 và 12. CHUYÊN ĐỀ 3: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ – CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ và MÔ HÌNH IS – LM TRONG NỀN KINHTẾ Chuyên đề này giới thiệu hai công cụ quan trọng của kinhtế vĩ mô để điều tiết nền kinhtế , nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của kinhtế vĩ mô. Đồng thời xem xét chúng trong mối quan hệ phối hợp trên mô hình IS – LM. Việc nghiên cứu này sẽ giúp học viên hiểu được nguyên tắc hoạch định chính sách vĩ mô của chính phủ, hiểu được tác động của chính sách trong thực tế. Từ đó, giúp học viên dự báo những thay đổi trong nền kinhtế khi có các chính sách vĩ mô được thực hiện, từ đó, có cơ sở đề xuất chính sách ở địa phương, hoặc doanh nghiệp mình. Các bài đọc: - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006: Chương 4, 5 và 6. 6 - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 24, 25 và 32. - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 8, 9 và 10. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần II, 3. CHUYÊN ĐỀ 4: TỔNG CUNG – TỔNG CẦU VÀ MỨC GIÁ Chuyên đề này giới thiệu cách xác định tổng cung , tổng cầu và mức giá cân bằng chung trên thị trường hàng hoá và dịch vụ, cũng như sự dịch chuyển của đường tổng cung, đường tổng cầu trước những biến động của nền kinh tế. Việc nghiên cứu chương này giúp các học viên hiểu được nguyên nhân của những dao động kinhtế của chu kỳ kinhtế , đồng thời nắm bắt cơ chế tác động thông qua những công cụ kinhtế vĩ mô để điều tiết kinhtế của chính phủ, nhằm hạn chế những dao động kinhtế này. Các bài đọc: - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006: Chương 7. - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 31 và 34. - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 11 và 12. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần III, 8, 9 và 10. 7 CHUYÊN ĐỀ 5: NỀN KINHTẾ MỞ Chuyên đề này xem xét các vấn đề của kinhtế vĩ mô trong nền kinhtế mở . Đó là sản lượng , lãi suất và tỷ giá hối đoái. Việc nghiên cứu chương này nhằm mục tiêu xem xét nền kinhtế trong cơ chế kinhtế mở, các chỉ tiêu vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Chính sách vĩ mô nào có hiệu lực cao qua cách tiếp cận của một số mô hình kinhtế trong nền kinhtế mở. Các bài đọc: - Phan Nữ Thanh Thủy, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, Kinhtế Vĩ mô, NXB ĐHQG 2006: Chương 9. - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 29 và 30 . - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 7 và 13. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần I: 7. CHUYÊN ĐỀ 6: TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ Chuyên đề này giới thiệu khái niệm về tăng trưởng kinh tế, và các mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đi sâu nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinhtế của Solow và những nghịch lý của mô hình Solow. Việc nghiên cứu mô hình Solow sẽ giúp học viên hiểu được bản chất của quá trình tăng trưởng kinhtế ở các nước đang phát triển, làm sao để tăng trưởng bền vững dựa trên những lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Từ đó, có thể hoạch định chính sách tăng trưởng ở địa phương mình, doanh nghiệp mình cho phù hợp. 8 Các bài đọc: - N.Gregory Mankiw, Nguyên lý Kinhtế học, NXB Thống Kê 2003: Chương 34. - N.Gregory Mankiw, Kinhtế vĩ mô, NXB Thống Kê 1996: Chương 4 và 14. - Phạm Chung, Kinhtế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần V, 13 và Phần VI, 14. . NỀN KINH TẾ Chuyên đề này giới thiệu hai công cụ quan trọng của kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế , nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của kinh tế. Phạm Chung, Kinh tế Vĩ Mô Phân tích, NHB GD 2004: Phần III, 8, 9 và 10. 7 CHUYÊN ĐỀ 5: NỀN KINH TẾ MỞ Chuyên đề này xem xét các vấn đề của kinh tế vĩ mô