UGE LL BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI MAI XUAN MIEN
Xe ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHAN CUA HOC SINH
SS TRONG GIG HOC TAC PHAM VAN CHUONG
Ở TRUGNG TRUNG HOC PHO THONG
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy vân học
Mã số: 5.07.02
TOM TAT LUAN AN TIEN Si GIAO DUC HOC
Trang 2Công trình được hoàn thònh tai
Bộ môn Phương phớp dọy học Ngữ Văn, Khoa Ngữ Văn, Trường Đợi học Sư phạm Hỗ Nội
Người hướng dẫn khoa học:
GS Phan Trọng Luận
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phần biện 1: PGS.TSKH Cao Đức Tiên Viện Khoa học Giáo dục
Phản biên 2 PGS.TS Vũ Nho
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phản biện 3: — PGS.TS Trần Thế Phiệt
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
vào hồi BIỜ ngày tháng nam 2000
Có thể Tìm hiểu luôn Gn tai Thu vién Quéc gia,
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Trang 3MỞ ĐẦU
¡- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1- Đề tài nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của cuộc đổi mới phương
pháp giảng văn hiện đang diễn ra sôi động ở trường trung học phổ thông
(THPT), vì định hướng (ĐH) tiếp nhận là một con đường cần thiết chăng những không mâu thuẫn với chiến lược giảng văn mới mà còn có tác dung nâng cao hiệu quả g giờ giảng văn theo hướng giai phóng v và à phát huy tiềm năng sáng tạo để học sinh (HS) tự lực phát triển
1.2- DH tiếp nhân nhằm cân đối hài hoà các hướng tiếp cận tac
phẩm (TP), cũng như hồn thiện hố, cân đối hoá lại cơ chế vận hành TP trong giờ giảng văn Do đó, ĐH tiếp nhận của HS là một vấn đề then chốt của phương pháp luận giảng văn và là sự vận dụng cụ thể lý
luận về mối quan hệ tương tác ba chiều trong cơ chế dạy học văn mới 1.3- ĐH tiếp nhận còn nhằm khác phục khuynh hướng giảng van
chỉ chú trọng văn bản trong quan hệ với giáo viên (GV) mà bỏ qua nhu
cầu, phản ứng của HS, hoặc tuyệt đối hoá đáp ứng của HS dẫn đến coi nhẹ yêu cầu giáo dục của giờ học Về mặt này, ĐH kết hợp hài hoà giữa cảm thụ cá nhân HS với ĐH sư phạm cua GV
2- LICH SUVAN DE
Van đề ĐH tiếp nhận của HS chưa thực sự có được vị trí xứng đáng trong phương pháp luận giảng văn “truyền thống” Những công trình chuyên ngành cuối những năm 70 trở về trước chủ yếu hướng nghiên cứu vào ban thé TP Từ thập niên 80 đến đầu những năm 90, vấn đề mới dần được xác định, cùng với nhân thức về vai trò năng động sáng tạo của HS và việc xác lập lại cơ chế giảng văn hợp lý Đến cuối những năm 90, vấn đề mới thực sự được đặt ra như một vấn đề then chốt, có
vị trí xứng đáng trong phương pháp luận giảng văn Một số tiền đề lý luận và luận điểm khoa học của ĐH tiếp nhận của HS đã được đề cập
đến trong các công trình của các tác giả Phan Trọng Luận, Nguyên
_ Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương là những gợi ý bổ ích và mở
ra hướng phát triển cho đề tài luận án
| Bên canh những công trình chuyên ngành, một số thành tựu khoa học hên ngành về lý luận văn học, lý thuyết trếp nhận, tâm lý học hoạt động
có liên quan ít nhiều đến đề tài sẽ được tiếp cận và vận dung một cách
Trang 43- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận ấn hướng vào quá trình GV tổ chức, hướng dân, định hướng HS tiếp nhận TP trong giờ giảng văn ở THPT; tập trung nghiên cứu các biện pháp ĐH tiếp nhận của HS cho phủ hợp bản chất, đặc trưng nghệ thuật của TP, guy luật cảm thụ và mục đích giáo dục của giờ học
4- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
4.1- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của vấn đề ĐH tiếp nhận
của HS; Tìm kiếm, để xuất một số nguyên tắc, biện pháp ĐH cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả giờ giảng văn trong sự cân đối, hài hoà giữa cảm thụ cá nhân HS và tập thể lớp học với ĐH sư phạm của GV
4.2- Góp phần hạn chế lối giảng văn truyền thụ, áp đặt một chiều
cách cảm hiểu chủ quan của GV, cũng như khấc phục khuynh hướng tuyệt đối hoá nhu cầu và đáp ứng của HS
4.3- Góp phần tìm tòi những giải pháp sư phạm có hiệu lực cho việc đổi mới giờ dạy học TP theo nguyên lý và hệ hình mới hiện đang trở thành vêu cầu chung của sự phát triển phương pháp dạy học vàn ở THPT
5 GIÁ THUYẾT KHOA HỌC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tiếp nhận của HS trong giờ học TP, nếu xây dựng được các nguyên tắc và biện pháp hữu hiệu nhằm ĐH HS tiếp nhận TP thì giờ giảng văn ở THPT sẽ đạt được hiệu
quả cân đối, hài hoà giữa cảm thụ văn học của HS với vẽu cầu ĐH của GV, góp phần khác phục được khuvnh hướng giảng văn áp đặt một chiều theo lối cảm hiểu chủ quan của GV hay tuyệt đối hoá đáp ứng của HS
6- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1- Xác định và luận giải cơ sở lý luận ĐH tiếp nhận của HS từ mục đích giáo dục văn học, từ đặc trưng, bản chất TP và quy luật cảm thụ của HS, từ lý luận về quan hệ ba chiều của cơ chế giảng văn mới
6.2- Khảo sát thực trạng tiếp nhận để nắm bắt những biểu hiện non
yếu trong cảm thụ chủ quan của HS; phát hiện, lý giải nguyên nhân để tầm biện pháp khác phục xử lý
6.3- Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp ĐH tiếp nhận của HS trong giờ học TP ở THPT
6.4 Thực nghiệm các biện pháp ĐH vào giờ học TP cụ thể ở THPT đề kiểm chứng, đánh giá tính khả thi và hiệu quả thực tiễn của nó
Trang 57- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp tổng hợp và vận dụng lý luận Điều tra, Khảo sát và phân tích dựa trên số liệu thống kê Thực nghiệm tự nhiên một tiết dạy trên lớp
8- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
8.1- J£ Ởý (ấn: Luận án lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở khoa học của vấn đề ĐH tiếp nhận của HS; Xác lập một số nguyên tắc ĐH tiếp nhận trong giờ học TP ở THPT; Góp phần khẳng định phương pháp luận tiếp cận đồng bộ TP trong khoa giảng văn, cũng như góp thêm cơ sở lý luận nhằm cân đối hố, hồn thiện hố cơ chế giảng văn mới
§.2- £ thực tiến: Đề xuất một số biện pháp ĐH tiếp nhận nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quá giáo dục và phát triển văn học cho HS trong giờ giảng ván Luận ấn cũng hy vọng đóng góp mô hình thiết kế bài học TP văn chương theo hướng đa dạng hoá phương án tiếp nhận của HS, gdp phan đổi mới hình thức giáo án và mô hình giảng văn truyền thống
8.3- Y nghĩa xã hội: Đặt vấn đề ĐH tiếp nhân của HS, luận án góp phần hình thành và phát triển văn hoá đọc cho HS, một vấn để thời sự đang trở thành mối quan tâm chưng của nhà trường và xã hội
9- BO CUC CUA LUAN AN
Negoai Phu luc va Tai liéu tham khdo, \uan 4n g6m 188 trang: Mo đầu (17 trang); Nội dụng chính có 3 chương: Chương / (69 trang),
Chương 2 (53 trang), Chương 3 (45 trang) và Kết luận (4 trang) Luan
án có (2 bảng biểu và Ï đồ thị
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐỊNH HƯỚNG
TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG
I.1- VỀ KHÁI NIỆM ĐỊNH HƯỚNG TRONG DẠY HỌC TÁC PHAM
VĂN CHƯNG © THPT
ĐH trong dạy học TP văn chương được hiểu là một quá trình sư
phạm, trong đó GV dẫn dắt, định hướng, điều chỉnh tiếp nhận của HS hướng vào giá trị, ý nghĩa khách quan của TP, vào mục dích giáo dục văn học nhằm cân đối hài hoà giữa cảm rhụ cá nhân HS và tập thể lớp
học với yêu cầu ĐH giáo dục của giờ học Đây hồn tồn khơng phải ¬
Trang 6là sự truyền đạt những cảm thụ, hiểu biết theo ĐH sẵn có từ phía GV nà là quá trình GV hướng dẫn, định hướng HS đi từ năng động chủ
quan, cảm thụ cá nhân để tiếp cận, chiếm lĩnh những giá trị cơ bản và
chiều sâu ý nghĩa của hình tượng nội dưng TP, qua đó tự nhận thức,
tự phat triển về van hoc va nhân cách
1.2- MỘT SỐ TIẾN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT
1.2.1- ĐH tiếp nhận của học sinh là mội yêu cầu thiết yếu nhằm dat được mục đích giáo dục trong dạy học TP văn chương ở THPT
1.2.1.1- Giáo dục văn học cho HS mang tính có chi dich và có định hướng
Giáo dục văn học cho HS mang tính chủ đích và có định hướng 1õ
rệt Dạy học văn trong nhà trường nhất thiết phải hướng vào và thực
hiện mục tiêu đa chức năng vốn có nhiều yêu câu phong phú, phức tạp đối với việc giáo dục và phát triển HS Quá trình phân tích, giảng dạy
một TP ở THPT, vì vậy bao giờ cũng là một quá trình sư phạm có ĐH nhằm thực hiện tốt mục đích giáo dục văn học cho HS
1.2.1.2- Giờ dạy học TP văn chương tạo ra những cơ sở quan trọng để thực hiện tốt mục đích giáo dục văn học cho HS
Kiểu giờ dạy học TP giữ vị trí chủ đạo trong chương trình văn ở THPT,
là cơ sở rất quan trọng và có ưu thế đặc biệt trong việc truyền đạt, mỡ rộng tri thức, kinh nghiệm về đời sống xã hội, văn hoá, nhân văn và thẩm rĩ cho HS Giờ dạy học TP nếu đạt được hiệu quả vững chác, đồng bộ, sẽ
giúp HS phát triển cân đối hài hoà giữa nhận thức hiểu biết thế giới bên
ngoài và tự ý thức về cái “tôi” cá nhân, giữa năng lực trí tuệ và trực giác, trải nghiệm, đồng cảm cũng như phát huy hoạt động sáng tạo nang cao ý thức tiếp nhận sáng tạo cho HS
1.2.13- ĐH của GV nhằm thực hiện tối mục đích giáo dục văn học cho Hồ trong giờ dạy học TP văn chương
Do đặc thù bộ môn, mục đích giáo dục của giờ văn thường khó lượng hoá, khách quan hoá, khiến cho HS khé xác định và ý thức được một cách rõ ràng ĐH của GV là phương thức cần thiết nhằm đặt mục đích và hướng đích đối với hoạt động tiếp nhận của HS cũng như bảo đảm tính toàn diện, cân đối và đồng bộ giữa các mặt giáo dục, giáo
Trang 7dưỡng và phát triển của giờ học ĐH của GV nhằm xác định rõ mối liên hệ mật thiết giữa mục đích giờ học với hoạt động tiếp nhận của HS phát hiện, thiết kế các hành động, việc làm tương ứng, đồng thời
tổ chức, định hướng HS thực hiện để đạt mục đích đề ra
1.2.2- TP văn chương là một đại lượng nghệ thuát da nghĩa,
chứa dựng nhiều khả năng cất nghĩa, đánh giá khác nhau, đem lại hiệu quả tiếp nhận nhiều chiéu ¢ HS, cén có định hướng của ŒV
1.2.2.1- TP văn chương- nhất là những TP lớn - luôn là một đại lượng nghệ thuật đa nghĩa
Tính đa nghĩa đã được khẳng định như một thuộc tính và phẩm chất
của TP nghệ thuật đùủ vẫn còn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của nó Tính đa nghĩa của TP đôi khi chỉ được lý giải từ phía người sáng tạo, hoặc từ văn bản TP hoặc từ người đọc (NĐ) Dĩ nhiên, nó cũng không phải là con số cộng giản đơn các nghĩa vốn nằm trong các "trung tâm” vừa nêu, mà nảy sinh do sự tương tác giữa các
yếu tố: Nhà văn -TP - NÐ Tính da nghĩa là một biểu hiện đặc trưng
của TP "đang vận động", của sự "đồng sáng tạo" trong tiếp nhận Nhưng mức độ tính đa nghĩa của các TP là khác nhau và không phải là vô giới hạn Sự tương tác giữa các yếu tố và cấu trúc của TP, sự tương quan giữa TP với thực tại đời sống cho phép NÐ khám phá, diễn dịch ý nghĩa của nó theo nhiều cách khác nhau, nhưng đồng thời hạn chế sự tự do, tuỳ tiện trong hoạt động cất nghĩa, tiếp nhận của NÐ
1.2.2.2- Tính da nghĩa của TP văn chương tạo ra những khả năng cất nghĩa, lý giải khác nhau, dem lại hiệu quả tiếp nhận đa trị, nhiều chiêu ở HS, cân có định hướng của GV,
Đo thuộc tính và phẩm chất đa nghĩa nên TP có khả năng tạo ra những cảm thụ, nhận thức khác nhau, đem lại hiệu quả đa trị, đa chiều trong tiếp nhận của NĐ (kể cả HS) Điều này xác nhận TP không chỉ có một khả năng giải thích và cũng không có ý kiến duy nhất đúng về TP Tuy nhiên, không phải mọi kết quả cắt nghĩa, đánh giá TP đều
đúng đắn, xác đắng Mặt khác, những cách hiểu được coi là đúng đắn,
có cơ sở khách quan trong văn bản cũng không thể đồng nhất về giá trị và đem lại hiệu quả tấc động ở một mức độ giống nhau Tầm xa tác
động, độ sâu ảnh hưởng của TP đối với NÐ (kế cả HS) phụ thuộc vào sự cảm thụ, tiếp nhận được xây dựng từ những phát hiện, lý giải đúng dan,
Trang 8chính xác hình tượng, ý nghĩa khách quan của TP: hơn nữa phụ thuộc vào sự khám phá, nhận thức sâu sắc giá trị cơ bản cũng như chiều sâu khái quát ý nghĩa mang tinh chất nhiều mặt của nó Thế nhưng, đó là những điều HS khó phát hiện, nắm bắt, do vậy cần có ĐH của GV
1.2.2.3- Định hướng của QVnhằm giúp HS phán tích, chiếm lĩnh giá Trị cơ bản cũng như chiêu sáu Ý nghĩa nhiều mặt của TP văn chương
ĐH của GV với ur cách là NÐ có kinh nghiệm nhằm giúp HS khám phá, chiếm Ĩnh giá trị cơ bản của TP, tư tưởng, ý định sâu kín của tác gia, đi sâu phát hiện, phân tích nhiều bình điện nội dung ý nghĩa phong phú
vốn tiểm tàng như một “tiếm năng sáng tạo” trong TP (ý nghĩa xã hội - lịch sử, ý nghĩa nhân loại và ý nghĩa biểu thị sự thụ cẩm thế giới hay cái nhìn thế giới của tác giả ) ĐH của GV giúp HS biết đào sâu ý nghĩa xã
hội, giá trị nhân văn của TP theo cảm quan và tầm nhìn hiện đại, cũng như theo nhãn quan và nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ có tính chất riêng tư của
HS, đem lại những ảnh hưởng cụ thể, tích cực đối với sự nhận thức và phát triển của họ Đó cũng là cách để phát huy hiệu quả tác động đa trị, nhiều chiêu của TP trong tiếp nhận của HS
1.2.3- Bạn đọc - HS do những đặc điểm, điều kiện cá nhân luôn tiếp nhận TP văn chương với "tâm đón" riêng mang màu sắc chủ
quan, cần được ŒV định hướng
1.2.3.1- Tính chủ quan trong tiếp nhận văn học là một hiện tượng phổ biển có tính quy luật
Tính chủ quan là thuộc tính và phẩm chất của tiếp nhận văn học nây sinh không chỉ do tính đa nghĩa của TP mà do cơ sở tâm lý, ý thức cua ND, hơn nữa là do sự tương tác năng động giữa chúng với nhau Về phía NÐ, tính chủ quan trong tiếp nhận là do vốn sống, trình độ không đồng đều, do tầm đón luôn thay đổi cũng như do nhu cầu, lối nhìn, tâm thế và thời điểm tiếp nhận khác nhau Về mức độ, tính chủ quan của NÐ là khóng như nhau trong tiếp nhận những TP khác nhau
Nây sinh từ sự tương tác của phía sáng tạo và tiếp nhận, tính chủ quan trong tiếp nhận không phải là tinh trạng tâm lý bên trong của chủ thể (NÐ), đối lập với khách thể (TP), mà là cái phái sinh của hoạt động chủ thể tiếp nhận nội dung khách quan của TP Trong quan hệ thấm mỹ với TP NÐ giữ vai trò chủ thể năng động sáng tạo nhưng không hoạt động tiếp nhận một cách tuỳ tiện, chủ quan chủ nghĩa TP
Trang 9tự nó cũng mang tính tích cực, kích gợi mạnh mẽ đến tâm lý cảm thụ nhưng cũng quy định chiều hướng tiếp nhận và không biến đổi ý nghĩa một cách vô căn cứ với cảm quan của NÐ Do vậy, thừa nhận tính chủ quan như một quy luật nhảm phát huy nâng động sáng tạo trong tiếp nhận là đúng đắn nhưng tuyệt đối hoá hoặc gạt bỏ hay xem nhẹ nó đều
là sai lầm
12.3.2- Tính chủ quan tạo ra “khoảng cách”, màu sắc cá nhân trong tiếp nhận của HS, cần duoc GV dinh huténg
Do điều kiện cá nhân, do tính chủ quan nên trong cảm thụ, nhận thức văn học của HS dễ nảy sinh những hiện tượng “thị sai”, suy diễn tuỳ tiên, phi văn bản, tao ra “khoảng cách tiếp nhận”, làm phương hại đến hiệu quả giáo dục của giờ giảng văn Mặt khác, do quy luật chủ quan hố nên khơng thể san bằng mọi cảm thụ vốn mang màu sắc cá nhân của HS Hơn nữa, cảm thụ cá nhân HS cần phải được nâng lên tầm rộng lớn của cảm thụ chung lớp học Do vậy, trong dạy học TP, cần có ĐH của GV nhằm hạn chế những cảm thụ tuỳ tiên, sai lệch cũng như khuyến khích, phát huy những kinh nghiệm, ý hướng chủ quan sâu sắc của cá nhân HS, đồng thời bảo đảm yêu cầu chung của
cam thu tap thể lớp học
1.2.3.3- Định hướng của GV nhằm hạn chế những cảm thụ chủ quan tuỳ tiện, sai lệch đông thời phát huy màu sắc cá nhân trong tiếp nhận cua HS
ĐH của GV là một phương thức cần thiết nhằm giúp HS tự định hướng tiếp nhận vào hình tượng, nội dung khách quan TP, vào quan
điểm, ý đồ tác giả, tự điều chỉnh, uốn nắn những cảm thụ tuỳ tiện, sai lệch để tiếp cận, chiếm lĩnh giá trị, chân lý khách quan của TP ĐH
của GV cũng đồng thời tạo ra một phạm vi rộng rãi cho hoạt động tìm tồi sáng tạo, thúc đẩy năng động chủ quan để HS đi từ kinh nghiệm, cảm thụ cá nhân, phát hiện, lý giải, đánh giá TP theo lối nhìn, cách
cảm nghĩ riêng gắn với đặc điểm nhân cách, nhu cẩu trải nghiệm, tự biểu hiện, nự nhận thức của bản thân Nhờ đó có thể giải phóng tiểm năng sáng tạo, phát huy quan điểm chủ thể, màu sắc cá nhân cũng như
Trang 101.2.4- Định hướng của ŒV là một phương thức và là điều kiên để thực hiện tư tưởng "HS là bạn dọc sáng tao" và bảo dam cơ chế van hành tốt ưu của TP văn chương trong giờ giảng văn
1.244.1- Quan điển mới về đối tượng HS và cơ chế dạy học TP văn
chương đòi hỏi GV giữ vai trò tổ chức định hướng trong giờ giảng van
Quan điểm đặt HS vào vị trí trung tâm của quá trình đạy học cũng như sự đổi mới cơ chế dạy học giảng văn đời hỏi GV phải xác lập và
thúc đầy quan hệ tương tác giữa GV - HS - TP diễn ra một cách tương
ứng, phù hợp Do vậy, thay vì truyền đại những hiểu biết TP có sắn,
khúc xạ qua lăng kính cá nhân cho HS, hoặc hình thành, tổ chức những điều kiện, hình thức tác động bên ngoài, GV nhất thiết phải
dam nhiệm vai trò, chức năng tổ chức, dắt dẫn, định hướng HS tư mình tiếp cận, chiếm Tĩnh TP đề tự nhận thức, nự phát triển
1.2.4.2- Định hướng của GV nhằm thực hiện tốt quan điểm "HS là bạn đọc sáng tạo" trong giờ giảng văn
Giờ dạy học TP triển thì theo tư tưởng “HS là bạn đọc sáns tạo” phải
thực sự là một tiến trình hoạt động một giờ "đồng sáng tạo”, một giờ giao
tiếp, đối thoại có hiệu quả giữa HS, GV với tác giả (TP) ĐH của GV
nhằm kích thích, thúc đẩy HS hoạt động tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi để HS giao tiếp, đối thoại hứng thú, tích cực với tác giả, hình tượng, tự bộc
lộ quan điểm, thái độ chủ kiến riêng, đo đó phát huy được vai trò bạn đọc sáng tạo của HS trong giờ giảng văn
1.24.3- Đình hướng của GÍ nhằm bảo đảm sự vốn hành thích hợp và tới của TP văn chương trong cơ chế giảng văn mới
TP trong nhà trường vận hành theo một cơ chế đặc biệt, thông qua "môi giới đặc thù" là GV Muốn cơ chế hành chức của TP diễn ra phù hợp, cân đối và tối ưu, cần phải thiết lập được mối liên hệ cơ bản HS - TP mà phương thức biểu hiện đặc thù của nó là hoạt động chiếm lĩnh
thẩm mỹ trực tiếp TP của chủ thể HS ĐH của GV nhằm thiết lập, thúc
day va duy trì quan hệ giao tiếp, "đối thoại bình đẳng" giữa các chủ
thể văn học trong giờ giảng văn (nhà văn hình tượng, HS và GV), do
Trang 111.3- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN ĐỂ NẮM BÁT HIỆN TUONG “THI SAI", "DO CHENH" TRONG CÁM THU CHỦ QUAN CUA HOC SINH
1.3.1- Mục dích khảo sát:
Nắm bát thực trạng tiếp nhận của HS để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài và làm căn cứ để xuất các biện pháp ĐH cụ thể
1.3.2- Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát:
HS thuộc 3 khối 10, 11, 12, ở 4 tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi, thời gian: 3 - 4/1997
1.3.3- Nội dung và phương pháp khảo sát:
Tìm hiểu những biểu hiện "thị sai", "độ chẽnh"” trong cảm thụ tiếp
nhan cha HS vẻ một'số TP đã được học thông qua phiếu điều tra bằng câu hỏi tự luận
1.3.4- Kết quả khảo sát:
Kết quả khảo sát (gồm 9 bảng) được đúc kết, tổng hợp thành bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp chưng về kết quả tiếp nhân của HS
Kết quả tiếp nhận | Không | Không | Tổng
Trang 12- Tiếp nhân của HS ít nhiều đã có định hướng và đạt được "sự nhất
trí" trong cảm thụ, nhận thức và đánh giá về TP
- HS đã có chiều hướng cảm thụ cắt nghĩa, khái quát và đánh giá khá phong phú, đa dạng đạt tới sự phù hợp với hình tượng, nội dung khách quan của TP
- Một số HS đã mạnh dạn bộc lộ những cảm thụ mang màu sắc chủ quan, lý giải, đánh giá theo cách riêng của mình, cố gắng trao đổi, đối
thoại với những ý kiến, quan điểm của người khác
1.3.5.2- Mội số biểu hiện non vếu và lệch lạc trong tiếp nhận TP văn chương của HS cán định hướng điều chỉnh
- Tiếp nhận của HS chưa đạt được mức độ tương đối đồng đều và tập trung theo yêu cầu sư phạm của giờ học
- Khả năng đánh giá tư nhận thức, tự bộc lộ rung động cảm xúc, phản ứng tĩnh cảm trong tiếp nhận của số đông HS cồn quá thấp và nơn yếu
- Tiếp nhận của HS còn phổ biến hiện tượng sai lệch, suy điển chủ quan tuỳ tiện, tản mạn thoát ly nội dung khách quan của TP và quan
điểm, tình cảm tác giả
- Một số HS nhất là HS đầu cấp THPT - vẫn còn những biểu hiện chưa thoát ra khỏi phạm vị của quan hệ "hiện thực ngây thơ" đối với van hoc
1.3.6- Một số nguyên nhán dân đến khó khăn và hạn chế về tiếp nhán của HS trong dạy học TP văn chương ở THPT
1.3.6.1- Do TP là một cấu trúc mơ hồ đa nghĩa tạo ra hiệu quả tiếp nhận đa trị, nhiều chiều dẫn đến những cảm thụ, nhận thức khác nhau, những "th sai", "độ chênh" bất hợp lÝ trong tiến nhận của HS
1.3.6.2- Tiến nhận của HS còn gặp khó khăn và hạn chế, môi phần lớn do tấm đón, năng lực văn chưa được mở rộng phái triển Nhận thức của HS vê TP còn giản đơn, phiến diện, thám chí sai lệch Xu hướng tiếp thu thụ động thu nhận kiến thức đơn thuần còn phổ biến ở một phân sớ HS
1.3.6.3- Lối dạy học thông tin tiếp thụ mội chiều từ phía GV vẫn duv tri Xu hướng áp đặt cách cảm hiểu chủ quan của người lên lớp chưa được khác phục tiệt để Vai trò ĐH của GV chưa thực sự xác
lập Những hình thức thúc đẩy hoại động tiến nhận sáng tạo của HS
chưa phong phú, đa dạng
Trang 13Chương 2
MỘT SỐ NGUYÊN TÁC VÀ BIÊN PHÁP ĐỊNH HƯỚNG
TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM
VẦN CHƯƠNG Ở TRUNG HỌC PHO THONG
2.1- NHUNG KHUYNH HUGNG CUC DOAN TRONG ĐỊNH
HUONG TIEP NHAN CUA HOC SINH CAN DUOC NGAN NGUA 3.1.1- Khuynh hướng áp dặt mọt chiêu cách cẩm, cách hiểu chủ quan của giáo viên
Chú ý ĐH không có nghĩa là GV áp đặt cách cảm, hiểu chủ quan đã bị khúc xạ qua lăng kính cá nhân cho HS Trước một hiện tượng đời sống được miêu tả trong TP, nhà vấn GV và cả HS đều có thể có cách vảm, hiểu, có quan điểm, thái độ đánh giá nêng của mình, đạt tới sự thống nhất về cơ bản hay giao thoa ít nhiều, thâm chí trái ngược Cho nên, DH của GV phải tạo mọi điều kiện, tình huống để HS tự bộc lộ vác ý kiến, cảm nghĩ riêng, đưa chúng vào trong quan hệ đối thoại dé
cdc kiến giải được cọ xát, phản biện lẫn nhau, tự điều chỉnh, bổ sung,
dung hợp và làm giầu có thêm Nhờ đó phát triển náng động chủ quan, tiềm năng sáng tạo của HS cũng như phát huy được hiệu quả tác động đa trị, nhiều chiều của TP
2.1.2- Khuynh hướng gò ép cảm thụ của HS vào một kết quả giải thích văn bản, vào cách nhìn, thái dộ đánh giá riêng của nhà văn
TP là một "tiểm năng sáng tạo" hàm chứa nhiều tầng nghĩa và đẩy ngụ ý Nội dung ý nghĩa của TP là một hệ thống mở luôn vận động,
triển khai đối với những phương thức tiếp nhận đa dang và những khả
năng giải thích khác nhau Do vậy, ĐH nhàm giúp HS phát hiện, lý giải các vấn để dêng biệt, độc dáo gắn với các hiện tượng đa dạng của cuộc sống được miêu tả, với chiều sâu khái quất của hình tượng, tạo điều kiện thuận lợi dể HS dưa vào tiếp nhận, kiến giải của mình những ý hướng chủ quan, kinh nghiệm, cách nhìn riêng mang màu sắc cá tính của họ, chứ không nên gò ép HS vào một kết quả diễn dịch văn bản,
vào quan điểm, thái độ, thiên kiến chủ quan của tác giả
Trang 142.1.3- Khuyrnh: hướng đề cao đến mức cực doan đáp ứng của HS Mọi sự tiếp nhận có ý thức và có sáne tạo đều đòi hỏi phải vận dụng
phương thức cá tính hoá, nự phát huy, tự biểu hiện ý hướng chủ quan, kinh
nghiệm riêng của cá nhân NÐ Nhưng điều đó không có nghĩa là NÐ tự thực hiện kinh nghiệm cá nhân, tr phát huy cá tính một cách tự do, tỳ tiện,vô hạn định Bỏ qua văn bản, xa rời hình tượng, nội dung khách quan
TP để kích phát, thích ứng những phản ứng và sở thích cá nhân của HS rất dé dân tới hạ thấp mĩ cảm xuống rnức đổi lấy những thích thú truy âm
thấp kém, đánh đồng giá trị, chân lý khách quan TP với "hiệu quả thực dụng", với kinh nghiệm tâm lý, ý thức chủ quan của HS Do vậy, chủ
trương ĐH nhưng phải ngăn ngừa KH chạy theo đáp ứng của HS, để cho
HS thả sức suy tưởng, tưởng tượng tự phát huy, tự biểu hiện mình một cách tư do, ngâu hứng và tuỳ tiện trên TP
2.2- MỘT SỐ NGUYÊN TÁC ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HOC TAC PHAM VAN CHUONG O THPT
2.2.1- Định hướng trén cơ sở báo đâm su hài hoà, cán đối quan hệ tương tác nhiều chiều: GV - HS - TP
ĐH tất yếu đòi hỏi phá vỡ quan hệ tác động một chiều từ phía GV ĐH phải dựa trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà cân đối quan hệ tương tác 3 chiều: GV- HS - TP Muốn vậy cần bảo đâm các điều kiện sau:
- GV chủ vếu giữ vai trò, chức nàng cố vấn, trọng tài, "bà đỡ tinh thần", xoá bỏ tư cách "vị quan roà”" quyền uy và độc đoán
- Xác lập và tôn trọng vai trò chủ thể, nr cách "bạn đọc sáng tạo" của HS - Tổ chức được một hình thức giờ học hoạt động với sự phân công hiệp tác chặt chẽ, nhịp nhàng để mọi HS cùng tham gia khám phá,
chiếm lĩnh TP
- Điều khiến cuộc đối thoại sao cho không phá vỡ, phương hại đến bầu không khí tự do, dân chủ của giờ học, phát hiện nhạy bén kịp thời những vướng mắc máu thuận, tình huống bất ngờ và xử lý theo con đường, phương án thích hợp
Trang 152.2.2- Định hướng cđn phái huy tiếp nhận nhiều chiéu mang mau
sắc chủ quan của HS vừa tăng cường hiệu quả tác động đa trí của TP
DH là giới hạn cảm thụ chủ quan của HS trone khuôn khổ của TP
nhưng không hướng lái, gò ép vào một đáp số chung duy nhất nào đó
Trai lại, cần phải khơi gợi mở ra nhiêu chiều hướng, phương án tiếp nhận để HS Khám phá, hiểu biết, sáng tạo, phát huy màu sắc cá tính
gắn với đặc điểm nhân cách, suy nghĩ, tình cảm, thị hiếu và nhu cầu riêng của họ Nhờ đó TP với tư cách là một cấu trúc vừa ổn định vừa
biến đổi của những đại lượng có ý nghĩa thẩm mỹ, cũng phát huy được
hiệu quả tác động xã hội, mỹ học đa trị, nhiều chiều trong cảm thụ nhận thức của HS
2.2.3- Ván dụng nhiều biện pháp, hình thức hoạt động da dang,
phong phú và linh hoạt trong quá trình định hướng
Quá trình ĐH đồi hỏi GV không chỉ sử dụng các biện pháp bằng lời mà tìm kiếm, vận dụng các biện pháp, hình thức hoạt động từ phía HS càng phong phú, đa dạng về hình thức lân mục đích, chức nàng càng tốt Đây là yêu cầu khách quan từ phía hoạt động tiếp nhận vốn phức tạp, đa dạng về đặc điểm, tính chất và trình độ của HS cũng như
do tổ chức nghệ thuật đặc thù, độc đáo, không lặp lại của TP
23- CÁC BIỆN PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH
TRONG GIO HOC TAC PHAM VAN CHUONG 6 THPT
2.3.1- Thăm dò, dự đoán những ''độ chênh", "thị sai"' trong tiếp nhận của HS qua điều tra, khảo sát bài soạn và nghiên cứu văn bản TP trước khi lên lớp
2.3.1.1- Tác dụng của biện pháp: Giúp thiết lập đường dây liên hệ giữa cấu trúc bài giảng văn với cấu trúc cảm thụ của HS; phát hiện, dự báo những "khoáng cách”, "vênh lệch" có thể xuất hiện để điều chỉnh, quv tụ “hướng” tiếp nhận của HS vào đúng "trường khả năng tác động” của TP
2.3.1.2- Nội dung yêu câu: GV cần tìm hiểu, nắm bắt kỹ lưỡng, sâu sát đặc điểm trình độ tiếp nhận của từng lớp, từng nhóm, thậm chí từng HS
cá biệt thể hiện qua phản ứng cảm xúc thái độ tình cảm riêng, qua biếu tượng và ý niệm về hình tượng, những cắt nghĩa đánh giá theo ý hướng cá nhân, những suy tư, thể nghiệm đạo đức và thâm mỹ của HS
Trang 16Khảo sát, tìm hiểu TP bảng lối nhìn, vách cảm nghĩ của HS để dự
đoán các yếu tố, tình huống dễ gây "ngộ nhận”, "vênh lệch”; dự báo giả định các cách diễn dịch, đánh giá khác nhau: tìm mối quan hệ liên tưởng và quan niệm cua H§ với hình tượng, ý định tác giả: dự tính, lựa chọn các phương án xử lý thích hợp
3.3.1.3- Các hình thức thực hiện
- Đọc các bài soạn ở nhà, nắm bắt mặt mạnh, mật yếu trong cảm thụ, nhận thức bước đầu của HS về TP để điều chỉnh, hoàn thiện giáo án lên
lớp Hoặc ngược lại, dựa vào bài soạn đã chuẩn bị sản để hướng dẫn HS soạn bài theo một hệ thống câu hỏi thích hợp với dối tượng cụ thể
- Khảo sát ti mi TP dé dự đoán các "tín hiệu nghệ thuật" có khả náng làm nảy sinh "độ chênh”, "thị sai” trong cảm thụ của HS, tập trung vào các cấp độ: văn bản ngôn từ, thế giới hình tượng, nội dung tư tưởng TP
- Dự báo các cách hiểu, đánh giá khác nhau về TP thông qua tìm hiểu
các ý kiến trao đổi, tranh luận trong nghiên cứu, phè bình văn học
~ Thông qua hình thức tạo tình huống, đặt vấn đề, thúc dẩy tranh luận, đối thoại trực tiếp trên lớp để nắm bất và điều chỉnh chiều hướng cảm thụ, phản ứng tình cảm của HS vẻ TP tac gia
2.3.2- Xác lập biểu tương và ý niêm ban dầu về hình tượng, nói dung TP cho HS qua hoạt động đọc và tái hiện thế giới nghệ thuạt
4.3.2./- Tác dụng của biện pháp: Bước đầu định hình trong ý thức HS thế giới nghệ thuật TP một cách tổng hợp, hoàn chỉnh và sinh động, tạo tiền đề phân tích, đúc kết các "nhận định giá trị", "khái quát ý nghĩa" Ở "giai đoạn suy ngẫm”, tránh "tìm cách phổ biến nó thành ý
tưởng và khái niệm phổ biến"
2.3.2.2- Nội dung yêu cdu: Lam xuất hiện và chuyển được hình tượng nghệ thuật vào thế giới tỉnh thần của HS; hình thành ở HS biểu
tượng mang sắc thái cá nhân, chủ quan, vừa có tính khách quan "đồng hình" với hình tượng xuất phát; uốn nắn, xoá bỏ được tối đa những phóng tưởng tự do, vơ giới hạn, thốt ly văn bản; hạn chế những hình dung sơ lược hay quá cá biệt; "hướng" liên tưởng của HS vào "trường liên tưởng” của tác giả; kích gợi HS "đồng thể nghiệm” và bước đầu phát hiện, ÿ thức được cái nhìn, thái độ tình cảm cua nha van
Trang 172.3.2.3- Các hình thức thực hiện
- Hướng dân HS tri giác ngôn ngữ nghệ thuật TP: phát hiện các "tín
hiệu” then chốt, trọng điểm thẩm mỹ: "hướng” HS chú ý vào các phương điện tạo hình và biểu hiện hiểu được các bình diện ngữ nghĩa:
dân dắt HS thao tác lựa chọn, đối chiếu duy trì được sự "ăn khớp”
giữa cái tiếp xúc được và cái hiểu được
- Hướng dân HS phát hiện giọng điệu và thể hiện giọng đọc tương ứng
~ Kích thích, thúc đây tưởng tượng tái hiện, "đồng sáng tạo" của HS
- Khơi gợi ĐH liên nrởng của HS vào trung tâm TP, trọng điềm cảm thụ
- Cho HS bộc lộ những ấn tượng cảm xúc những cảm nghĩ, ý mệm ban đầu về hình tượng, nội dung TP
2.3.3- Hướng dán HS lựa chọn phương án tối ưu trong phán tích,
khái quát và so sớnh, dối chiếu các kết quả giải thích khác nhau về nội dung ý nghĩa TP
2.3-3.1- Tác dụng của biện pháp: Một mặt nhằm quy tụ cảm thụ, nhận thức của HS vào quỹ đạo tư tưởng cơ bản của TP, hạn chế những “khoảng
cách" "thị sai” và giải quyết những mâu thuẫn có thể có giữa quan điểm,
thái độ nêng của HS với tư tưởng TP và khuynh hướng, tình cám tác giả Mật khác giúp HS phát hiện chủ đề tư tưởng TP trong toàn bộ tính chất đa dang va nhiéu mat của nó, từ đó lựa chọn, trải nghiệm những vấn đề gắn với tân tư, tình cảm, nguyện vọng riêng của rnình
2.3.3.2- Nói dụng véu cau: GV khong áp đặt một kết quả giải thích duy nhất nào đó về tư tưởng TP mà cần thiết gợi mở phân tích, khái quát các vấn đề riêng biệt khác vốn muôn mầu rnuôn vẻ, ẩn chứa trone nhiều tầng bậc của TP; đồng thời nêu ra các cách điễn dịch khác nhau đề HS lựa
chọn phương án tối ưu bằng sự phân tích, phê phán đúng đắn và hợp lý
nhờ đó tiếp cận chiếm lĩnh chân lý nghệ thuật thêm sâu sắc, phong phú 2 3.3- Các hình thức thuc hién
- Cho HS tìm tồi phát hiện những vếu tố nghệ thuật mấu chốt tập
trung thể hiện tư tưởng, chủ để TP: những từ - chìa khoá các chỉ tiết
sự kiện tình huống trọng điểm những đoạn miều tả, mẩu độc thoại hay đối thoại
- ĐH, quy tụ việc phân tích, khái quát các yếu tố và chính thể văn bản của HS vào quỹ đạo tư tưởng chủ đẻ TP
Trang 18- Kích gợi HS phát biểu những cảm nhận, lý giải riêng của mình về chủ đề và các vấn đề tư tưởng khác của TP
- Nêu những cách hiểu cách lý giải khác nhau về chủ đề và tư tưởng TP,
đồng thời hướng dẫn HS so sánh, đối chiếu đề lựa chọn cách hiểu phù hợp 2.3.4- Tạo tình huống có vấn dê, tổ chức tranh luận, đối thoại dé HS bộc lộ những nhân thức, dãnh giá về TP, qua đồ ŒV điều chỉnh
theo phương án tốt tru
2.3.4.1- Tác dụng của biện pháp: TỔ chức tranh luận đối thoại là
phương thức tiếp nhận phù hợp với đặc trưng bản chất TP như là một phát ngôn mang “nhiều tiếng nói”, vừa phù hợp với quy luật cảm thụ, vì nó có khả năng tích hợp, dung hoá những yếu tố và quan hệ đặc trmg của cấu trúc tiếp nhân Phương thức đối thoại là con đường để
thiết lập và thúc đẩy quan hệ giữa các chủ thể: Nhà văn - TP - HS, là phương thức tích cực để HS hiểu tác giả, TP đồng thời là con đường để
khắc phục sự "ngộ nhận”, áp đặt độc đoán hay giáo điều vì ở đó các ý kiến được đặt trong sự va chạm, cọ xát, phản biện lẫn nhau, nhờ vậy
mà tự điều chỉnh, bổ sung và làm giàu có cho nhau
2.3.4.2- Nội dung yêu cầu: Xác lập được mối quan hệ giao tiếp, đối thoại thật sự giữa nhà văn (TP) - HS - GV; tạo được “không khí” tự nhiên, hoà đồng, tu do, dân chủ và bình đẳng, không có một tiếng nói nào được phép lấn át, áp đặt độc đoán; giúp HS tự "phá vỡ” những cách nghĩ quen thuộc, hạn chế bộc lộ giản đơn những giới hạn đã định hình hoặc có tính chất giáo điểu sách vở; tạo điểu kiên cho HS trực
tiếp tham gia vào các tình huống, hành động văn học để tái lý giải, thể
nghiệm lại và nếm trải theo cách nhìn, thái độ tình cảm riêng, qua đó tự nhận thức, tự thanh lọc cũng như hình thành quan điềm cá nhân tích cực về văn học và đời sống Điều quan trọng là tổ chức cuộc đối thoại sao cho không rơi vào bế tắc mà đạt tới kết quả theo những cơn đường
hợp lý nhất, vừa khơng thốt Iy TP, vừa phù hợp với trình độ của HŠ
và không mất quá nhiều thời gian cho phép 3 4.3- Các hình thức thực hiện:
- Phát hiện, dự báo các tình huống có vấn đề (THCVĐ) dựa vào những mâu thuẫn, nghịch iý trong tổ chức nghệ thuật đặc thù của chỉnh thé TP Đó là: xung đột xã hội thể hiện qua quan hệ đối lập giữa các tính cách; mâu thuẫn trong đời sống nội tâm, tính cách, giữa hành vi và tư tưởng, đạo
Trang 19đức nhân vật: nghịch lý giữa giọng điệu trần thuật, phương thức miêu tá kết cấu logic với nội dưng sự việc, với tư tưởng, tình cảm tác giả
- Phát hiện, dự báo các THCVĐ từ tầm đón của HS như mâu thuần giữa trực giác và nhận thức lý tính, giữa cảm thụ chủ quan với nội dung * nghĩa khách quan TP, giữa quan điểm, thái độ tình cảm riêng với cái nhìn, khuynh hướng tác giả
- Tìm hiểu, phát hiện các THCVĐ dựa vào những mâu thuẫn, trấi ngược
trong các cách hiểu, cách lý giải TP của ý thức tiếp nhận đồng đại và lịch đại - Thông qua hình thức câu hỏi nêu vấn để chuyển hoá những máu
thuẫn, nghịch lý được- phát hiện thành THCVĐ, tổ chức, thúc đẩy HS
tham gia tranh luận, đối thoại
- Điều khiến, ĐH để HS tham gia vào cuộc đàm luận, đối thoại với
_ một không khí cởi mở, tự do, có trật tự và không rơi vào bế tắc
- Hướng Hồ vào những vấn đề cốt lõi của TP và lựa chọn phương ấn tiếp nhận tối tru
{1 2.3.5- Củng cố kết quả định hướng trên lớp, gợi mở góc nhìn
mới về chiêu sáu ý nghĩa TP thông qua hệ thống câu hỏi - bai tap s ng tạo sau giờ học
3.3.5.1- Tác dụng của biện pháp: Giúp HS đạt tới cái nhìn bao quất 'và thâu tóm được những cảm thụ, nhận thức về TP được đúc kết trong
gĩờ học, gợi mở cho HS những góc nhìn mới, tạo cảm giấc về chiều sâu và tính bất tạn của nội dung ý nghĩa TP, từ đó HS có nhu cảu "nhìn trỡ lại” TP lần nữa, nghiền ngẫm và thể nghiệm thêm nữa
2.3.5.2 - Nội dung yéu câu: Hệ thống câu hỏi - bài tập ĐH tiếp nhận của HS sau giờ học không chỉ yêu cầu củng cố tính vững chắc của kết quả ĐH trên lớp, thử thách khả năng vận dụng, "chế biến” kiến thức, mà còn kích gợi HS nhu cầu đi sâu tìm tồi khám phá, suv ngâm
dưới một sự rợi sáng mới để ngày càng tiệm cận chân lý, phát hiện thêm những điều bí ẩn trong chiều sâu chưa thể biết hết của TP Hệ
thống câu hỏi - bài tập yếu cầu phản ánh được tính đa dạng, phong phú và nhiều cấp độ của hoạt động tiếp nhận của HS, có thé di từ nhỏ đến lớn từ đơn giản đến phức tạp, từ củng cố tri thức đến “chế biến”, vận dụng sáng tạo tri thức, từ yêu cầu phát hiện lại đến phát hiện mới
Trang 20
3.3.5.3 - Các linh thức thực hiện:
- Loại câu hỏi - bài tập củng cố, khắc sâu kết quả ĐH trên lớp, như bài tập "phối am", đọc diễn cảm, học thuộc lòng; viết thu hoạch ngắn; trao đổi, phản biện trực tiếp theo nhóm hay viết bài để bảo vệ chủ kiến, quan điểm riêng; viết thư cho tác giả bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình
- Loại câu hỏi - bài tập mở rộng và phát triển cảm thụ, nhận thức,
gợi HS nhìn TP theo góc độ mới, như đặt lại tên TP, viết lại bay viết tiếp đoạn kết; nhận xét hiệu quả nghệ thuật về những trường hợp tác giả thay đổi dự đồ sáng tạo; nhận định, bình luận các kiến giải khác nhau về TP; so sánh, đối chiếu các TP có cùng đề tài, chủ để; sợi mở
nhiều điểm nhìn khác nhau về TP
Chương 3
THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MỘT TÁC PHẨM CỤ THỂ
Ở TRUNG HỌC PHỔ THONG
3.1 - MUC DICH THUC NGHIEM (TN)
- Kiểm chứng những luận điểm khoa học trong nghiên cứu lý thuyết - Kiểm nghiệm tính khả thi và bước đầu đánh giá hiệu quả thực tế
của các biện pháp ĐH do luận án đề xuất
3.2 - DOI TUONG, DIA BAN, THOI GIAN THUC NGHIEM
3.2.1 - Đối tượng TN: HS thuộc 2 khối lớp 11 và 12
3.2.2 - Dia ban TN: g6m 3 trường thuộc thành phố và nông thôn 3.2.3 - Thời gian TN: năm học 1998 - 1999
3.3 - CHỌN MẪU VÀ NOL DUNG THUC NGHIEM
3.3.1 - Chọn mẫu TN: HS thuộc các lớp học bình thường Văn bản: Đáy thôn Vĩ Dạ và Vợ nhất; GV dạy TN là các GV THPT có đủ khả năng đấp ứng yêu cầu TN
3.3.2 - Nội dung TN: Khao sat kết quả tiếp nhận của HS qua giờ
dạy TN các biên pháp ĐH
3.4- QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM
Quy trình TN gồm 3 bước: /) Xâ4v dựng kế hoạch TN; 2) TỔ chức day TN; 3) Thu thap va danh gid két qua TN
Trang 213.5- CHUAN ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT
QUÁ GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
3.5.1- Chuẩn đánh giá giờ dạy TN:
Luận án xác định: 7) Chuẩn đánh giá mô hình thiết kế: 2) Chuẩn đánh
giá giờ lên lớp; 3) Chuẩn đánh giá kết quả giờ dm'TN
- Đánh giá kết quả giờ dạy TN chủ yếu dựa vào sự thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy khi xem xét chất
lượng sản phẩm của HS, gồm: những kiến thức HŠ đã linh hội được
qua giờ dạy; những biểu tượng HS đâ tri giác, tấi tạo: những phản ứng tình cảm, ấn tượng cảm xúc, nhận thức, đánh giá của HS về TP, tác giả Ngoài ra, còn đánh giá về thái độ, hứng thú học tập, khả năng hoạt động và "không khí văn chương” của lớp học
3.5.2- Phương pháp xử lý kết quả TN:
- Các phiếu kiểm tra kết quả học tập của HS được chấm theo thang
điểm 10 và đúc kết số liệu theo phương pháp thống kê toán học trong
Khoa học giáo dục
- Các tham số đặc trưng của số liệu được dùng là: ứrưng bình cộng
(X), phương sai (S”) và độ lệch chuẩn (S)
- Tiến hành phép toán kiềm định giả thiết để rút ra kết luận có tính
khái quất về hiệu quả giờ dạy TN so với giờ đối chứng (ĐC)
3.6 - MÔ HÌNH THIẾT KẾ BÀI HỌC THỰC NGHIỆM
Luận án giới thiệu 2 thiết kế TN: Đáy thón Vĩ Dạ (lớp 11) và
Vợ nhất (lớp 12)
3.7 - ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ THỰC NGHIỆM
3.7.1- Kết quả TN: Kết quả TN và ĐC được thu gon vào các bang sau:
Trang 22Bang 3: Tong hợp kết quả kiểm tra TB cong Phuong sai Độ lệch chuẩn X ° § Kết quả TN 6,04 ‘ 3,16 1,78 Kết quả ĐC 5,12 3,80 1,95
3.7.2 - Đánh giá kết quả TN: Qua các bằng trên, có thể sơ bộ đánh
giá kết quả giờ dạy TN và ĐC như sau:
+ Số HS lớp TN đạt kết quả từ trung bình trở xuống có tỷ lệ % thấp
hơn so với HS lớp ĐC Cụ thể: 13,#% (Yếu), 2,6% (TE)
+ Số HS lớp TN đạt kết quả rừ khá trở lên có tỷ lệ % cao hơn so với
HS lớp ĐC Cụ thể: 70,9% (Kha), 5,1% (Giỏi)
+ Kết quả học tập của HS lớp TN có điểm trung bình cộng (X) cao
hơn so với kết quả của HS lớp ĐC Cụ thể: 6,04 - 5,12 = 0,92
+ Mức độ phân tấn của kết quả học tập xung quanh điểm trung bình
cộng của HS lớp TN có hệ số biến thiên thấp hơn lớp ĐC Cụ thể:
1,78 {95
x109< 1 x 100 =29,5% < 38,1%
6,04 512
~ Có thể theo đối và so sánh kết quả học tập của HS lớp TN và lớp
ĐC qua đồ thị biểu diễn đường tuỹ tích (xem Hình 1)
+ /đình 1 cho thấy đường luỹ tích ứng với kết quả học tập của lớp TN nam
bên phải và phía dưới của đường luỹ tích lớp ĐC Theo đó kết luận được: Kếƒ quả học tập của HS cic lop TN cao hon kết quả của HỘ các lớp ĐC
+ Để chứng tỏ thêm độ tin cậy cho kết luận trên, chúng tôi thực
hiện bài toán kiểm định:
- Giá trị ¿ [tìm được] = 3,28
- $o sánh giá trị / với giá trị /¡,„;› (œ) [theo bảng phân phối Student] được: 3,78 > 1,96 ( trường hợp œ = 0,05) hoặc 3,78 > 2,58 (trường hợp a = 0,01)
Với kết quả này có thể rút ra kết luận chung: Các biện pháp SP do luận án đề xuất là có khả năng thực thi và đem lại hiệu quả thực tế Ở
một chừng mực tương đối đáng kể
Trang 23100 4 1n 97 805 769 605 573 574 407 37 389
Hình 1: Đường Luỹ tích ứng với kế quả TN và ĐC (trục ngang cñủ điển số trục dọc chỉ tè lệ % số HS có điểm tương ứng trở xuống, nét đậm là đường luŠ tích của lớp TN, nội nhạt của lớp ĐC)
+ Ngoài ra dựa trên quan điểm tổng thể và những ti thức phương
pháp luận DH văn, chúng tôi sơ bộ nhận định:
- Giờ dạy TN đã chú trọng phát huy, thúc đẩy vai trò tích cực, năng
động sáng tạo của chủ thể HS; tạo được “bầu khóng khí văn chương”,
cởi mở dân chủ của lớp học: hạn chế lối truyền thụ áp đạt kiến thức một chiều từ phía GV
- Trong giờ lén lớp TN, GV đã cố gắng dát dân, định hướng HS
từng bước thâm nhập, cảm thụ, phân tích, khái quát và đánh giá TP
Trang 24thông qua đàm thoại phát kiến và hệ thống câu hỏi vừa nêu vừa gợi vấn đề phù hợp với lôgic hình tượng, TP và trình độ HS, nhờ đó HS được rèn luyện kỹ năng cảm thụ, nhận thức, chiếm lĩnh TP, từng bước hình thành năng lực đọc, cách đọc cho HS
KẾT LUẬN
1 Luận án đặt vấn đề định hướng tiếp nhân của học sinh trong
giờ học tác phẩm văn chương ở THPT nhằm đáp ứng đời hỏi cấp thiết của cuộc đổi mới phương phấp giảng văn theo nguyên lý mới
hiện nay đang được đặc biệt coi trọng ở trường phố thông Xử lý đúng đắn vấn đề ĐH tiếp nhận của HS như một vấn đề then chốt của phương pháp luận giảng dạy văn học là góp phần hoàn thiện giờ dạy học giảng văn theo lý thuyết tiếp cận và tiếp nhận TP, nhằm nâng cao hiệu quả giờ văn theo hướng giải phóng và phát huy tiểm năng sáng tạo để HS
tự lực phát triển
3 ĐH trong giờ dạy học TP văn chương là một quá trình GV hướng dẫn, ĐH, điều chính tiếp nhận của HS nhằm tạo được một sự kết hợp hài hoà giữa cảm thụ cá nhân HS với yêu cầu giáo dục và đào tạo có chủ định của GV Đây là một trong những phương thức cần thiết chẳng những không máu thuẫn với quy luật chủ quan hoá mà còn kích thích, khêu gợi HS đi từ cảm thụ chủ quan, kinh nghiệm cá nhân, tiếp nhận hình tượng, nội dung khách quan của TP để tự nhận thức, tự phát triển theo mục đích yêu cầu sư phạm của giờ học
3 Quá trình phân tích giảng dạy một TP văn chương trong nhà trường bao giờ cũng là một quá trình sư phạm có mục đích và ĐH rõ rệt Gid day hoc TP van chương nhất thiết phải hướng vào và thực hiện mục tiêu đa chức năng về giáo dục và đào tạo con người HS Tuy nhiên, về bản chất, tiếp nhận văn học (kể cả tiếp nhận của HS) luôn mang tính chủ quan gắn với tầm đón, động cơ, nhu cầu nhận thức thẩm mĩ có tính chất cá nhân Cho nên, trong nhà trường phải luôn kết hợp hài hoà giữa sự cảm thụ cá nhân HS với ĐH của GV nhằm đạt được mục đích giáo dục của giờ giảng văn
4 TP văn chương - nhất là những TP lớn - vốn là một để án tiếp nhận chứa đựng những đại lượng có ý nghĩa thấm mĩ, luôn tạo ra
Trang 25những khả năng cất nghĩa, lý giải đánh giá khác nhau đem lại hiệu quả đa trị đa chiều trong cảm thụ của NÐ (kế cả HS) Vì vậy, trong
dạy học giảng văn GV cân ĐH để HS phát hiện, chiếm lĩnh được giá
trị cơ bản của TP, tư tưởng, ý định sáu kín của tác giả, cũng như Hm
tòi, khám phá những bình điện ý nghĩa phong phú vốn tiểm tàng trong
chiều sâu khái quát ý nghĩa tư tưởng mang tính chất nhiều mặt của nó, nhờ đó mở rộng phạm vi cũng như tảng cường khả năng tác động của
TP đối với nhận thức và phát triển của HS
ã Tiếp nhận văn học của NÐ (kể cả HS) vốn mang tính chủ quan,
màu sắc cá tính, do đặc điểm nhân cách, trình độ, kinh nghiệm, như
cầu và thị hiếu thẩm mỹ riêng cũng như do những “mã tiếp nhận” và
tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Tính chủ quan trong tiếp nhận của HS dễ tạo ra những cảm thụ, nhận thức đúng sai, nông sau
thuận nghịch trước một hình tượng, một TP Do đó, giúp HS khác phục những cảm thụ chủ quan tuỳ tiện, ngoài văn bản để chiếm lĩnh
nội dung Ý nghĩa khách quan của TP, nâng cao tiếp nhận mang màu
sắc cá tính lén tâm rộng lớn của cảm thụ lớp học là yêu cầu khong thé
thiếu đối với ĐH của GV Hơn nữa, ĐH cũng nhằm gợi mở những hướng cắt nghĩa, đánh giá TP vốn đa dạng, phong phú từ cách nhìn, lối nghĩ và nhu cầu cá nhân HS, nhờ đó giải phóng và phát huy tiểm nàng
sáng tạo của chủ thể HS trong quá trình giảng văn
6 Quan điểm coi HS là bạn đọc, là chủ thể sáng tạo cũng như sự
xác lập mới cơ chế giảng văn dẫn đến sự thay đổi cơ bản về vị trí, chức năng của GV trong quá trình lên lớp mội TP ĐH như là một hoạt động chức năng của GV trong giờ học TP có tác dụng thúc đây hoạt động chiếm lĩnh thẩm mĩ trực tiếp TP của chủ thể HS, nhờ vậy thiết
lập và duy trì được mối liên hệ tương tác ba chiều GV - HŠ - TP trong
cơ chế giảng văn mới ĐH của GV, do đó là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm sự vận hành tối ưu của TP trong cơ chế giảng văn cũng như để thực hiện tốt tư tưởng “HS là bạn đọc sáng tạo” trong quá trình
dạy học văn ở nhà trường phổ thông
7 Đặt vấn dé ĐH tiếp nhận của HS trong giờ dạy học TP van chương hồn tồn khơng có nghĩa áp đặt một chiều cách cảm, hiểu chủ quan của người lén lớp, hay gò ép cảm thụ của HŠ vào một kết quả giải thích văn bản, vào cách nhàn, thái độ đánh giá riêng của nhà
Trang 26van Trái lại, cần tạo mọi điều kiện, tình huống để HS tự bộc lộ các ý kiến, cảm nghĩ riêng, đưa vào tiếp nhận, kiến giải những ý hướng chủ quan, kinh nghiệm lý giải và đánh giá mang mầu sắc cá tính của bản thân Đương nhiên, cần tránh khuynh hướng đề cao đến mức cực đoan phản ứng và đáp ứng của HS
Quá trình ĐH tiếp nhận của HS trong giờ giảng văn đồi hỏi bảo
đảm sự hài hoà, cân đối quan hệ tương tác ba chiều: GV - HŠ - TP;
phát huy được hiệu quả tiếp nhận nhiều chiều, mang màu sắc chủ quan của HS Trong quá trình ĐH cẩn vận dụng nhiều biện pháp, hình thức hoạt động đa dạng, phong phú và mẻm dẻo, lĩnh hoạt
$8 Mọi nhận thức lý luận về ĐH tiếp nhận cuối cùng cốt di đến
những giải pháp sư phạm nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra
từ thực tiễn dạy học TP ở THPT Về mặt này, luận án đã cố gắng tìm tòi và thực nghiệm một số biện pháp ĐH tiếp nhận của HS nhằm tạo ra hiệu quả một giờ giảng vấn vừa tôn trọng cảm thụ chủ quan, giải phóng tiểm năng sáng tạo của chủ thể HS, vừa phát huy được khả năng tác động xã hội và mĩ học đa trị, nhiều chiều của TP, đồng thời đảm bảo yêu cầu ĐH giáo dục của GV Tất nhiên, trong quá trình dạy học một TP văn chương, các biện pháp ĐH tiếp nhận cần được vận dụng trong thế phối hợp đồng bộ và linh hoạt với các phương pháp, biện pháp khác cũng như phát huy thế mạnh riêng của nó, nhằm đem lại hiệu quả tối ưu của một giờ giảng ván
Các biện pháp ĐH tiếp nhận của HS do luận án đề xuất đã duge TN vào một số giờ học TP cụ thể ở THPT Kết quả TN bước đầu cho thấy các biện pháp có tính khả thi và đem lại kết quả tương đối đáng kể
Hướng tìm kiếm các giải pháp SP của luận án chứng tỏ có hiệu lực và nhiều triển vọng, góp phần làm phong phú, đa dạng hoá các phương
pháp, biện pháp siảng văn theo hướng phát triển chủ thể người học, giải phóng tiềm năng sáng tạo để HS tận lực phát triển mà hiện nay
đang trở thành một đồi hỏi cấp thiết và được đặc biệt coi trọng trong
Trang 27CAC CONG TRINH CUA TAC GIA DA CONG BO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Mai Xuân Miền Máy nhận xẻ! về câu hỏi hưởng dân học tập những bài giảng văn (phan VHVN) trong SGK Van hoc, CCGD, Ky yéu HTKH: Nhan xét chuong trinh, SGK Van học - Lam văn
Hué, 8/1993, tr 68-75
Mai Xuân Miên, Định hướng hoại động tiếp nhận cua học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Kỷ yếu HTKH: Đổi mới phương pháp dạy học văn ở THPT, H 11/1995, tr 38-45 , Mai Xuân Miên, Cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn chương, ĐH & GDCN, 1/1996, tr 12-13, 19 Mai Xuân Miên, Đối thoại trong giờ giảng văn, ĐH & GDCN, 8/1996, tr 9-10
Mai Xuân Miên, Biện pháp định hướng tiếp nhận của học sinh
trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, Thông báo KH, ĐHSP-ĐHQG Hà Nội, 3/1998 tr 11-15
Mai Xuân Miên, Định hướng tiếp nhận của học sinh - con đường xử lý những máu thuần trong giờ giảng văn, NCGD,
5/1998, tr 15-16 ‘
Mai Xuan Miên, Tính đặc thà của phân tích tác phẩm trong nha truéng DH&GDCN, 7/1998, tr 12-13, 22
Mai Xuan Mién, Vé khdi niém định hướng trong dạy học tác phẩm văn chướng ở trường phổ thông NCGD, 3/1999
tr 15-16